*

Tạp Ghi
1 2 3 4 5



















Phê

Ông có nói nhiều đến từ dấn thân, xin ông nói thêm đôi chút cho độc giả về con đường đến với văn chương?
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Có người coi việc dấn thân trong văn học là những người biết uống rượu, hiểu biết trai gái, rồi những thứ nọ kia...
Nguồn

Dấn thân, engager, như được hiểu trong văn học, là một trong những từ chìa khóa của trào lưu văn học hiện sinh ở Pháp, mà một trong những thủ lãnh của nó là Sartre. Dấn thân, nhập cuộc, chúng ta đã xuống thuyền... là thái độ của nhà văn nhập thế, đặt nặng trách nhiệm của nhà văn, của ngòi bút của mình...
Sau đây là một số câu của Sartre nói về "dấn thân":
"Phải viết cho thời đại của mình, như những nhà văn lớn đã làm. Nhưng điều này không có nghĩa, phải chết cứng ở trong nó. Viết cho thời đại không có nghĩa, phản ảnh nó một cách thụ động, mà là, mong muốn nắm bắt, hay thay đổi nó, và như vậy có nghĩa, vượt qua nó, về tương lai, và chính sự cố gắng muốn thay đổi thời đại đã làm cho chúng ta ngự trị sâu thẳm ở trong nó; bởi vì thời đại sẽ không còn giản lược về một tập hợp chết, của những đồ dùng hay tập quán, mà là chuyển động nó tự vượt nó, hoài hoài, hoà nhập trong nó là một hiện tại cụ thể và một tương lai sống động, của tất cả những con người làm nên nó."
Trước một đứa trẻ chết đói, cuốn "Buồn Nôn" chẳng là gì cả.
'Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình, khi đối mặt tha nhân, tình yêu, và cái chết"
[A chaque époque, l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour, de de la mort]
*
Có thể, do cái sự xuống cấp, của ngôn từ, của xã hội, của con người, mà dấn thân bây giờ lại có nghĩa như NHT nói chăng?
Marx, qua Henri Lefebvre, phán, ý thức, ngay từ thoạt kỳ thuỷ, là một sản phẩm xã hội, và nó cứ là như thế.
[La conscience est donc dès le début, un produit social; et elle le reste. Henri Lefebvre: Chủ nghĩa duy vật biện chứng].
Sự xuống cấp của tầng lớp trí thức trong nước, càng ngày càng lộ rõ, là phản ứng tất yếu, của một xã hội không có đường thoát, do bị quyền lực ngăn chặn.
Những nhận xét của NHT về thế hệ đàn em, khi ông chê họ không có trí tưởng tượng, rồi so sánh với thời của ông, cho thấy rõ điều đó.
NHT trở thành nhà văn, vì khi đó, xã hội thời đổi mới của ông, cho con người hy vọng, ước mơ, y chang như những nhà văn viết dưới ánh sáng của Đảng thời chiến tranh: Họ như nhìn thấy hy vọng, ước mơ, nếu chiến tranh chấm dứt. Thắng trận giặc này....
Viết là viết dưới ánh sáng của hy vọng, của đổi đời.
Bây giờ những nhà văn thế hệ trẻ bị tước đoạt mọi hy vọng, mọi ước mơ hướng thượng, chứ không phải họ không có trí tưởng tượng!
Bị tước đoạt giấc mộng "lành", họ chạy trốn vào những giấc mộng dữ, những vũ điệu thân gầy, những ác mộng lắc...
Nhà văn trẻ trong nước không dám tưởng tượng, không dám hy vọng, một phần, vì sợ bị lường gạt, như những thế hệ đàn anh, và một phần, vì hèn nhát, sợ bị bỏ tù, bắt đội đủ thứ mũ nón.
Những nhà văn thuộc loại phản kháng, ly khai, đa số đều do bị tước đoạt quyền lực, hoặc đã già rồi, nên người ta tha cho. Y hệt trường hợp những ông cựu quyền lực, già khú đế, kêu gọi dân chủ.
Ngay cả những nhà văn thực sự phản kháng chế độ, cũng hỏng, ấy là bởi vì, chính họ cũng không nhìn ra được một hy vọng gì cho văn chương. Phản kháng để mà phản kháng, "dzui thôi mà", nói theo Đặng Tiến.
Giọng, hoặc hằn học, hoặc thô tục, hoặc du đãng..  ở những cây viết phản kháng không thể nào đẻ ra hy vọng cho văn chương. NQT

Liệu chúng ta, kẻ ngoại cuộc, thấu hiểu được, cơn hấp hối riêng tư, của những con người trong Nhân Văn, hay ngoài Nhân Văn, thí dụ, một NĐT?
Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ

"Tình hình đã đẩy những người dân oan này xuống đường biểu tình. Đó là thảm kịch của Việt Nam, chỉ sau thảm kịch thuyền nhân sau 1975."
Nguyễn Khắc Toàn
Càng thấy đúng, càng thấy đau.
Có tí an ủi, là câu nói được thốt lên từ Hà Nội.
*
Half a century ago, Hannah Arendt wrote that both the Nazi and the Bolshevik regimes created "objective opponents" or "objective enemies," whose "identity changes according to the prevailing circumstances - so that, as soon as one category is liquidated, war may be declared on another." By the same token, she added, "the task of the totalitarian police is not to discover crimes, but to be on hand when the government decides to arrest a certain category of the population."
Again: people were arrested not for what they had done, but for who they were.
Cách đây nửa thế kỷ, Hannah Arendt viết, cả hai chế độ Nazi và Bolshevik tạo ra "địch thủ khách quan" và "kẻ thù khách quan", và, tùy theo hoàn cảnh, mà đội mũ nón cho chúng, sao cho thích hợp. Khi làm thịt xong địch thủ, thì tới kẻ thù, đại khái như thế. Và cũng đại khái như thế, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành của mấy ông công an chế độ ta, không phải, khám phá tội ác, nhưng luôn trong tư thế sẵn sàng còng tay loại người nào vừa được nhà nước ban cho nón mũ mới.
Lại nữa: nhân dân bị bắt không phải vì đã làm gì, mà đã là thứ gì?
Gulag, một lịch sử
*
Những người nông dân xuống đường biểu tình, hiện đang được "thử nón": bị phản động hải ngoại xúi giục, hoặc lãnh lương Xịa, hoặc, âm mưu diễn tiến hoà bình...
 *
"Trước đây té ra mình làm vua mà không biết!”
Nguồn
Bài của Trần Hữu Thuần, đọc thú thật.
Lại nhớ, lại thèm, đói, như hồi đi tù VC.
Tác giả, khi đổ tội cho "cái tôi", "chỉ vì mày mà mất Miền Nam", "hết còn được làm vua", là, mới chỉ có một nửa... cái no.
Ý Gấu muốn nói, cái thằng đã được làm vua, lại muốn làm Đại Đế, làm Vua của Vua.
Chính cái giấc mơ làm Vua của Vua, tức giấc mơ của Bác, thắng trận giặc này, ta sẽ xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn hơn, đàng hoàng hơn, ai cũng được làm vua, đã làm hại toàn thể dân Mít, chưa kể cái thù ghét Mẽo, bởi vì chẳng nào cha nào ưa Mẽo cả, cái dân Mít Miền Nam, tâm lý của chúng nó là như vậy!
Chẳng bù với bây giờ, cả nước bèn mê Mẽo!
*
Sao Gấu không viết về cái đói, một độc giả, đọc Trần Hữu Thuần, làm cái link, rồi mail, rồi hỏi Gấu, rồi order Tin Văn, như vậy.
Ui chao, thèm sống lại những trận đói mê tơi, những ngày tù VC!
Thế mới thảm! Thế mới thú!
Thú đau thương!
*
Một trong những kỷ niệm đau thương nhất, thú nhất, cảm động nhất, về "Đói" [trong những từ bắt đầu bằng vần "đê", vần "đù", "đê" này ẹ nhất!], là cái lần ở Đỗ Hải, nhớ nhà quá, trốn trại, bị bắt lại, bị đưa vô tổ trừng giới, cơm ít muối nhiều, bèn phù thũng, đúng thời gian đó, Gấu Cái lên thăm, vừa nhìn Gấu, thấy mập thu lu, ánh mắt có vẻ mừng, nhưng hiểu ra liền, bèn bật khóc.
*
Ông đang trên đường về phương nam tìm vợ, Olga, và con, Andrzej. Họ đều bị bắt, và đã 18 tháng trời, ông không biết số phận họ. Trong một trại tập trung tại Kazakh, vợ con ông cố gắng để đừng bị chết đói, ngoài những giờ lao động khổ sai, bán quần áo vật dụng của họ, hoặc ăn cắp chút bột mì. Vào tháng Hai, 1942, Olga gặp chồng ở Alma-Alta.
Bà kể lại:
"Một ông lão ngồi trên chiếc ghế đẩu... hướng cái đầu về phía phải, và Aleksander đang đứng ở giữa một căn phòng khác, lúi húi viết. Anh cũng không nghe thấy tôi bước vô. Lần chót chúng tôi nhìn nhau, đó là khi anh bị bắt. Lúc đó, anh 40, khoẻ mạnh, tóc đen nhánh, cặp mắt sáng. Đây là một người đàn ông già khằn, ốm nhom, cùng kiệt".
Ông nhớ lại:
"Andrzej trông như một đứa trẻ từ một ghetto Warsaw. Nó bắt đầu có triệu chứng ho lao. Olga bao nhiêu rồi nhỉ? Cô ta mới 30 mà sao trông như một bà già 60."
*
"Đằng sau sự bệnh hoạn của tôi, là con quỷ CS chủ nghĩa", Wat đã từng tuyên bố với Milosz. Nhà phê bình Stanislaw Baranczak nhìn ở ông như sự nhập thân hiện đại của Job, "không phải bởi vì ông đau khổ hơn hàng triệu nạn nhân khác, nhưng bởi vì ông khăng khăng tìm cho ra nguồn cơn nỗi đau của mình".
Như nhận ra, bằng tính cách tiên tri, chức năng thi ca của ông, trong "Thế kỷ của tôi", Wat giải thích, "làm một thi sĩ không có nghĩa là viết nên những câu thơ, mà là một cách thế đặc thù "kinh nghiệm toàn-kinh nghiệm", trong đó bao gồm những việc làm của lịch sử...
"Chính trị", ông than thở, "là số mệnh của chúng ta. Trong cơn bão tố chính trị, chúng ta trú ẩn ở mắt bão, trên chiếc thuyền mỏng manh là thi ca...".
Thi sĩ và nghi lễ trừ tà của thế kỷ
*
"Human knowledge," once wrote Pierre Rigoulot, the French historian of communism, "doesn't accumulate like the bricks of a wall, which grows regularly, according to the work of the mason. Its development, but also its stagnation or retreat, depends on the social, cultural and political framework."
Tri thức nhân loại không tích tụ theo kiểu thợ nề xây tường. Sự phát triển, cũng vậy, sự trì trệ, đóng váng của nó, tùy thuộc bộ khung xã hội, văn hoá và chính trị.
The reputation of the German philosopher Martin Heidegger has been deeply damaged by his brief, overt support of Nazism, an enthusiasm which developed before Hitler had committed his major atrocities. On the other hand, the reputation of the French philosopher Jean-Paul Sartre has not suffered in the least from his aggressive support of Stalinism throughout the postwar years, when plentiful evidence of Stalin's atrocities was available to anyone interested. "As we were not members of the Party," he once wrote, "it was not our duty to write about Soviet labor camps; we were free to remain aloof from the quarrels over the nature of the system, provided no events of sociological significance occurred.". On another occasion, he told Albert Camus - Like you, I find these camps intolerable, but I find equally intolerable the use made of them every day in the bourgeois press."
Danh tiếng của Heidegger bị tổn thương trầm trọng, vì phò Nazi, trong khi Sartre phò Cộng điên cuồng, lại chẳng hề hấn gì. Người phán, tớ đâu có phải là Đảng viên?
Người còn 'xạc' Camus: Thì tao cũng nghĩ như mày, trại tù VC thì đếch chịu được thật, nhưng mấy thằng mũi lõ làm quá, cứ mang ra chửi ra rả, làm sao tao chịu thấu?
Gulag, một lịch sử
*
Cũng độc giả trên, cũng trong mail, khen Gấu, có trí nhớ, hơn "ông này" [ Ân hận độc nhất của tôi !].
Tuy nhiên, đọc, phát giác ra, "ông này" và Gấu y hệt nhau, về cái trí nhớ tồi tệ.
Gấu đã từng bị chửi y chang ông này, toàn bạn thân chửi, "thằng khốn, tao mà mày không nhớ, hở, hở?..."
Thảm nhất là, trong một số lần quên đó, đều có lợi cho Gấu cả, và nói quên, bạn đếch chịu tin.
"Mày đã khốn nạn như thế, mà còn giả đò quên, là khốn nạn của khốn nạn!"
Gấu sẽ viết về, cái lỗ hổng to tổ bố của trí nhớ của Gấu, khi nào rảnh...
[Tks. Take care. NQT]

*
Tôi xin nhắc lại và diễn giải một ý của anh Thanh Thảo: thơ không phải dành cho đám đông, mà dành cho một số nhỏ người đọc. Thơ không đọc ở quảng trường mà dành cho sự sâu thẳm của tâm hồn và như thế chỉ có những người đọc tinh hoa mới hiểu được thơ mà thôi.
Nguồn
Trong một, trong rất nhiều vụ thăm dò ý kiến bạn đọc, năm 1999, của Folio Society, một câu lạc bộ sách của Anh, về câu hỏi, hãy kể ra 'năm bài thơ của thế kỷ', bốn bài được nêu ra, là của những nhà thơ tiếng Anh, [cũng chẳng có gì đáng kinh ngạc]: Yeats, Eliot, Auden, Plath. Nhưng bài thơ thứ năm, là của một nhà thơ tiếng Đức, Rainer Maria Rilke. Và là một bài thơ khó nhai: Duino Elegies.
Coetzee, nêu sự kiện này, trong bài viết về Rilke, và giải thích, cho dù cái thứ tiếng Đức khó nhá đó, cho dù cái bài thơ khó nhai đó, thế mà vưỡn lọt vào danh sách "top five", điều này chứng tỏ, thơ, cho đến khi nào mà nó còn, tự nói lên, bằng thứ tiếng nói của đam mê, và của sự khẩn thiết, về những vấn đề lớn của hiện hữu con người, thì nó vẫn là của đám đông chứ không phải của thiểu số.....

"Không dành cho đám đông", quả đúng là phần số hiện nay của văn chương ở trong nước.
*
Sự thất bại của văn chương "trẻ" trong nước, không phải do thiếu trí tưởng tượng, mà do vờ những vấn đề khẩn thiết, thứ văn chương đó không phải thứ tiếng nói của đam mê, của sự khẩn thiết, về những vấn đề lớn của hiện hữu con người.
Chừng nào văn chương còn tránh né nhìn thẳng vào bóng đen, thì chừng đó, nó vẫn không phải là văn chương, cho dù có rồi rào tưởng tượng cách mấy.
*
Chính trị mới là đỉnh cao của văn chương, chính trị như là "mỹ tín mà cuộc sống đạo đức của dân chúng được xây dựng trên nền tảng đó". [Brodsky]
Đừng bao giờ nghĩ, nói đến bóng tối là "bẻ queo qua chính trị", là "đâm sầm vào chính trị".
Tôi tin rằng, chính trị mới là đỉnh cao của văn chương, nhất là ở những nước thiếu tự do dân chủ.
Khi cho rằng, "trình độ dân Mít không bằng thế giới, cho dân Mít được tự do dân chủ là loạn liền", là làm nhục dân Mít!
Bịt miệng người dân là làm nhục tới "quốc thể", tới "nhân phẩm của toàn thể dân Mít", chứ không phải "làm như thế là không đúng"!
Bởi vì bất cứ một tên Mít nào, khi nhìn thấy bức hình bịt miệng đó, là đều [phải] cảm thấy, chính tên Mít đó, bị xúc phạm!
Bởi vì bức hình đó được toàn thể thế giới nhân loại nhìn thấy trên màn hình TV.
*
Theo nghĩa đó, Steiner phán, chính những phương tiện truyền thông hiện đại, khi cho khán giả tận mắt chứng kiến những tội ác "người làm thịt người", là, một cách nào đó, biến khán giả thành chứng nhân, kẻ đồng phạm, kẻ đồng lõa.

Brodsky cho rằng, một khi bạn bắt đầu 'biên tập' đạo hạnh của bạn, liệu cái này được hay không được, chiếu theo hoàn cảnh, thế là bạn đang tán tỉnh thảm họa [When you start 'editing' your ethics, your morality - according to what is or isn't allowed today - then you're already courting disaster].
Ông nhắc tới Susan Sontag. Một lần bà nhà văn Mỹ này nói, phản ứng đầu tiên của một con người, khi đứng trước thảm họa là hỏi, tôi có làm điều chi lẫm lỗi, và bây giờ tôi phải làm gì để sửa chữa, cho nó đừng xẩy ra nữa.. Tuy nhiên, bà nói, còn một cách nữa, cứ để cho thảm họa cầy nát bấy bạn ra, và nếu, bạn lại đứng lên được, thì lúc đó, bạn sẽ trở thành một con người khác.
Đó là nguyên lý phượng hoàng, the phoenix principle. Và, ông rất tâm đắc với nó.
Theo truyền thuyết, phượng hoàng tái sinh, từ tro than của nó.