Chín lời thưa của một nhà
văn gửi những người nông dân từ
các tỉnh về TP Hồ Chí Minh khiếu kiện.
Nguồn
Bài viết "Chín lời thưa của một nhà văn", theo
tôi, thua đa số những thư độc giả của BBC, liên quan đến cuộc biểu
tình, bởi giọng thành thật, bởi cách sử dụng từ ngữ, cách hành văn. Khi
sử dụng những từ, thí dụ "vồ", "mất toi cái máy phản động"....
người nông dân sẽ nghĩ, họ bị đem ra làm trò hề.
Và càng không phải là một dịp để đập một người viết khác.Thiếu gì dịp.
Ngay cả chuyện lôi các bà má cách mạng ngày nào ra, cũng không nên.
Mình cứ lo phần mình, chia sẻ được chút nào hay chút đó, vậy là được
rồi.
Càng không phải hơn nữa, để quảng cáo, ở đây là khoe khoang, đúng hơn,
tác phẩm của mình.
Nguyễn Quốc Trụ
*
Tôi cảm thấy xấu hổ vì
không
giúp gì được cho các bác, như tiếp tế nước uống và đồ ăn để các bác đủ
sức khỏe
đi tìm “pháp lý” thêm 10 năm nữa (nếu vẫn còn khỏe thì cứ tìm tiếp).
Bởi vì tôi
biết rằng nếu tôi làm thế, tôi sẽ bị vồ ngay tức khắc. Tôi cũng không
thể đứng
lại bên cạnh các bác để chia sẻ vài lời cảm thông, vì tôi biết chắc nếu
hành
động như thế, tôi sẽ bị (nhẹ nhất là) đuổi đi. Tôi cũng không thể đưa
máy ảnh
chụp vài tấm hình làm kỷ niệm với các bác vì chắc chắn tôi sẽ mất toi
cái máy
ảnh phản động.
Ðến gần các bác, thế nào
tôi cũng bị rắc rối và đón nhận nhiều nguy cơ hơn các
bác như bị đuổi việc, bị điều tra, thậm chí có thể bị bỏ tù để làm rõ
“động cơ”.
....
Thứ chín, việc làm của các bác đặt cho tôi một câu
hỏi: đứng
trước sự đau khổ của con người, nhà văn có thể làm gì?
Nguồn
Câu hỏi thứ chín của tác giả, Gấu có thể mượn chính lá "thư chín điểm"
của tác giả, để trả lời:
Tôi cảm thấy xẩu hổ vì không giúp được gì, ngay cả cái việc, tuy cũng
gặp tí rắc rối, nhưng chắc là không đến nỗi mất mạng, là tiếp tế nước
uống và đồ ăn, để các bác có được đôi chút an ủi, nhà văn như tôi đây,
không có thể làm được!
*
Như thế, đứng trước sự đau khổ của con người, nhà văn chỉ có thể cảm
thấy xấu hổ, ngoài ra, không có thể làm gì được.
*
Nhưng Sartre, thì lôi ngay chính tác phẩm của ông ra để chửi, không
phải để quảng cáo, khoe khoang: Đứng trước một đứa trẻ chết đói, cuốn
Buồn Nôn chẳng đáng cục kít!
Thứ sáu, khi nào vở kịch Ðất thánh của tôi (đã đăng trên
damau.org và trong spectrum talawas chủ nhật) có cơ hội công diễn, mong
các bác
cộng tác lên sân khấu diễn đúng vai của mình, cát-sê bảo đảm sòng
phẳng, và
theo đúng tinh thần vở kịch, các bác sẽ được diễn tới muôn đời sau.
Nguồn đã dẫn
Buồn nôn
chẳng đáng cục kít thì
Đất Thánh
làm sao có... cơ hội?
*
Sau khi nhún mình, cảm thấy xấu hổ ... ông tác giả nhà văn quay
qua chửi người khác, nào là
các bà má Bàn Cờ, các anh tranh đấu... đâu rồi, nào là cái ông phê bình
gia ngứa mắt tao đâu rồi...
Thế rồi ông ta còn chọc quê người nông dân biểu tình, chúc các bác sức
khoẻ để tiếp tục đì tìm pháp lý thêm nhiều năm nữa!
*
Brodsky để mỹ học trên đạo đức, là vậy. Cái tâm khốn nạn, thì
viết ra bất cứ thứ gì, cũng khốn nạn!
Mượn ngay cả nỗi đau khổ của người nông dân để mà khoe khoang cục kít
của mình, thì hết thuốc chữa rồi! NQT
*
John Banville đọc Amis:
Có thể nói, ông nhà văn Hồng Mao này và nước Nga của Stalin, có hẹn mí
nhau để cùng xuất hiện, để mà xứng đôi vừa lứa mí nhau.
[It might be said that Martin Amis and Stalin's Russia were two things
that were waiting to happen to each other].
Nếu như thế, thì cuộc biểu tình đau khổ của người nông dân Miền Nam sẽ
đời đời được nhớ mãi, vì bên cạnh nỗi đau đó, có lá
thư 9 nút của
ông nhà văn nọ! [Lôi về Tin Văn cho chắc ăn!]
[Thuốc đắng giã tật. Lần này chơi một liều cực mạnh coi có "ép phê" gì
không. NQT]
*
Câu hỏi thứ chín của ông nhà văn trên, thực sự, đã có một thời làm nhức
đầu rất nhiều nhà văn, đó là thời cực thịnh của dòng văn chương hiện
thực, và hiện thực xã hội chủ nghĩa. Và tất nhiên, của chủ nghĩa Cộng
Sản.
Trong đó, có nhà văn Llosa.
Llosa đọc Sartre thời mới lớn. Và cảm thấy mắc nợ rất nhiều Sartre. Thế
rồi, ông cho biết: Tôi hết còn bị Sartre hớp hồn [My desillusionment
with Sartre], là vào mùa hè năm 1964, khi tôi đọc một bài ông trả lời
tờ Le Monde, trong đó, có vẻ như ông chửi bố tất cả những gì ông đã
từng tin tưởng, và làm cho chúng tôi tin tưởng, về đề tài văn chương.
Ông nói, so với một đứa trẻ chết đói,
Buồn Nôn vô dụng, chẳng có giá
trị gì [compared with a child dying of hunger,
Nausea was useless,
wothless.
The Mandarin]
Liệu như thế có nghĩa, viết tiểu thuyết, làm
thơ, là vô dụng, vô ích, useless, hay tệ hơn nữa, vô đạo đức, khi những
sự bất công trong xã hội bầy ra trước mắt?
Có vẻ ông ta tin như vậy,
vì cùng trong bài viết đó, ông khuyên những nhà văn Phi châu
nên ngưng viết, vào thời gian đó, và, thay vì viết, thì nên chú tâm tới
việc dậy dỗ, hay những việc làm khác quan trọng hơn, để xây dựng xứ sở,
nơi mà văn chương chỉ có thể, ở một thời gian nào, sau đó.
Tôi [Llosa] nhớ là, đọc bài viết, tôi cảm thấy như bị phản bội.
Mượn ngay cả nỗi đau khổ của người nông dân để mà khoe khoang cục kít
của mình, thì hết thuốc chữa rồi! NQT
*
John Banville đọc Amis:
Có thể nói, ông nhà văn Hồng Mao này và nước Nga của Stalin, có hẹn mí
nhau để cùng xuất hiện, để mà xứng đôi vừa lứa mí nhau.
[It might be said that Martin Amis and Stalin's Russia were two things
that were waiting to happen to each other].
Nếu như thế, thì cuộc biểu tình đau khổ của người nông dân Miền Nam sẽ
đời đời được nhớ mãi, vì bên cạnh nỗi đau đó, có lá
thư 9 nút của
ông nhà văn nọ! [Lôi về Tin Văn cho chắc ăn!]
[Thuốc đắng giã tật. Lần này chơi một liều cực mạnh coi có "ép phê" gì
không. NQT]
*
So sánh cặp, Martin Amis/nước Nga của Stalin, với cặp, cuộc biểu tình
của
nông dân Miền Nam /bài văn 9 nút của ông nhà văn nhà thơ đóng đinh thập
tự, là "không đúng", một độc giả Tin Văn gửi thư góp ý.
Ông độc giả này rất rành Mác xít. Ông cho biết, cuộc biểu tình của nông
dân Miền Nam, và lá thư 9 nút, nằm trong cương lĩnh của Đảng Cộng Sản.
Lênin, chôm Marx, chẳng đã từng
phán: "Không có lý thuyết cách mạng, là không
có chuyển động cách mạng". ["Sans théorie révolutionaire, pas de
mouvement révolutionaire"].
Nếu như thế, thì, lá thư 9 nút là "théorie", và cuộc biểu
tình,"mouvement".
Không có lá thư 9 nút, là không có cuộc biểu tình! Lá thư 9 nút, xuất
hiện sau cuộc biểu tình, nhưng dzậy mà không phải dzậy!
Đa tạ bạn độc giả Tin Văn, đã "sửa sai" giùm Gấu.
Mượn ngay cả nỗi đau khổ của người nông dân để mà khoe khoang cục kít
(1) của mình, thì hết thuốc chữa rồi!
(1):
Kít: Phát âm tiếng Việt,
của từ
kitsch, của Kundera,
trong
Bức Màn. Theo ông, từ
này sinh ra tại Munich vào giữa thế kỷ 19, để chỉ cái cặn bã não nuột
của thế kỷ lãng mạn lớn, le déchet sirupeux du grand siècle romantique.
Nhưng Kundera cho rằng, Hermann Broch mới là người đưa ra định nghĩa
đúng nhất về từ này:
cái xấu mỹ học
tối thượng, le mal esthétique suprême.
Tiếng Việt, để dịch từ
kitsche, có lẽ phải dùng một hình
ảnh thật là sống động: chưa chi đã vãi linh hồn ra!
*
Cứ như Edmund Wilson viết, trong
Tới
ga Phần Lan, chương
Marx: Thi
sĩ của những tiện dụng, Poet of commodities, thì, Marx đã tiên
tri ra được thứ văn chương kiểu
thư 9 nút của
ông nhà văn nọ!
Wilson viết, Marx là nhà văn châm biếm thuộc loại tổ sư, one of the
greatest masters of satire. Và, khởi từ "modest proposal" [đề
nghị khiêm tốn], của một đại biếm gia khác, Swift - ông này đề xuất, để
chữa hết sự khốn khổ, nghèo đói, của xứ Ireland, cách tốt nhất, là, cho
những kẻ đang đói khổ đó, ăn thịt, chính những đứa trẻ thừa thãi của họ
- Marx lý luận: Tội ác, đối với những tên tội phạm, thì cũng giống như
tư tưởng đối với triết gia, thơ đối với thi sĩ... và thực tập nó
[sản xuất ra tội ác, tư tưởng, thơ ca, bài văn, trong có thư 9 nút...]
thì thật hữu ích cho xã hội, bởi vì vừa giải quyết được nạn nhân mãn,
vừa đem việc làm đến cho những công dân bảnh, có giá, thí dụ như ông
nhà văn nọ!
*
Bữa trước Gấu này có phán... đại, mượn lời một ông bạn văn, cũng Bắc Kỳ
di cư, cuộc chiến Việt Nam không phải cuộc nội chiến Nam Bắc, mà là
giữa đủ thứ, đủ loại Yankees mũi tẹt với nhau. Nào là Yankee "di dân"
từ đời thưở nào, có thể trước cả thời Trịnh Nguyễn phân tranh, tới
những hậu duệ mãi sau này. Đủ thứ, hầm bà làng, Bùi Chu, Phát Diệm, Hố
Nai, Ấn Quang, Việt Nam Quốc Tự, Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Duy
Dân, Đệ Tam, Đệ Tứ... toàn Yankee mũi tẹt!
Một độc giả thắc mắc, chém giết lẫn nhau như thế, vì lý do gì?
Gấu này ngớ người ra.
May sao, đọc Arthur Koestler, cuốn
The
Heel of Achilles, mới ngộ ra là, sở dĩ đánh giết lẫn nhau, là vì
tranh giành nghĩa cả, great cause: Đánh cho Mẽo cút Ngụy nhào, và sau
đó, giải phóng [ăn cướp, từ đám cút đám nhào đó] Miền Nam.
Koestler còn đi xa hơn, khi chứng mình, đây là một trong những tính
chất làm nên con người, từ thoạt kỳ thủy, chứ không như Solzhenitsyn
tin tưởng, rằng chỉ có từ thế kỷ 20.
Thành quả của Cái Ác, qua sức
mạnh và trí tưởng tượng của những Đại Ác Nhân của Shakespeare cùng lắm
thì cũng chỉ đếm được trên chục xác chết. Bởi vì đám khốn kiếp này
không có ý thức hệ, như là một "nghĩa cả" để mà phục vụ... Nhờ có "ý
thức hệ", thế kỷ 20 đã có được cái số phận khốn nạn của nó: kinh qua
Cái Ác ở mức độ hàng triệu triệu tử thi."
Solzhenitsyn
["The imagination and inner strength of Shakespeare’s vilains stopped
short at a dozen cadavers. Because they had no idology... Thanks to
"ideology" the 20th century was fated to experience evil calculated on
a scale of millions."].
*
Koestler, trong
The Heel of Achilles,
[Gót chân Achilles], ngay chương đầu,
The Urge to Self-destruction, Đòi hỏi tự
làm thịt mình, cho rằng, con số những trường hợp làm thịt đồng
loại, vì lý do cá nhân, không nhiều, so với tự làm thịt mình, tức hy
sinh, vì nghĩa cả, ngay
từ khi có cái gọi là giống người [
homo
sapiens]. Ông viết:
Giống người, khốn khổ, không phải bởi một sự quá liều luợng, của sự
hung hăng đòi hỏi, mày có biết tao là ai không, mà là sự thái quá, của
lòng ham muốn, dâng hiến thân mình cho nghĩa cả.
Đường ra trận mùa lào
cũng đẹp nắm!
[that the trouble with our species is not an over-dose of
self-asserting
aggression,
but an excess of self-transcending
devotion].
Nói rõ hơn, bất cứ một ông Yankee mũi tẹt nào cũng đều muốn trích máu
tay, viết huyết thư, dâng Đảng, tình nguyện vào chiến trường Miền Nam,
để hy sinh thân mình cho nghĩa cả.
Chỉ tới khi, họ thấy, họ bị phản bội, nghĩa cả kia chỉ là một khải
huyền dối trá, thì lập tức, cái lòng ham muốn hy sinh bản thân mất theo
luôn, và lúc đó, họ nhận ra, không có gì quí hơn, là chính họ, chính
cuộc sống của họ.
*
Hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khủng
khiếp vô cùng, đối với Việt
Nam, chứ không phải đối với Mẽo.
Mẽo cút rồi, thế là yên thân Mẽo.
Chỉ tội đám Mít. Thắng trận giặc Mẽo rồi, làm sao thắng trận giặc Mít
đây:
Làm sao tiêu diệt đám bọ thèm đô la Mẽo?