*

Tạp Ghi


















Điệp viên tuyệt hảo

Cái tít
Điệp Viên Tuyệt Hảo, Perfect Spy, của một cuốn sách mới ra lò, ở Mẽo, về PXA, là từ A Perfect Spy của John Le Carré.
Độc giả nào đã đọc qua cuốn trên, thì chắc là hiểu ra cái ý nghĩa xỏ lá của nó. Tay điệp viên tuyệt hảo của Le Carré, suốt đời thù ông bố của mình, [là Anh Quốc, chúng ta có thể hiểu ngầm], vì ông này đã đẩy con vô cái nghề khốn nạn đó [ngoài đời, ông bố Le Carré còn là một tên lừa đảo, có lần mượn cả tên con để lường gạt người quen. Trên tờ Người Nữu Ước, Le Carré có viết về chuyện này, nếu Gấu nhớ không lầm].
Gấu sợ rằng, tay tác giả cuốn sách mới ra lò về PXA, cũng muốn nói thay cho nhân vật của mình, cái ý nghĩ thầm kín đó chăng?
Chắc chắn, ông này phải đọc Le Carré, và phải biết đến cái tít Một Điệp Viên Tuyệt Hảo.
*
Trang đầu cuốn A Perfect Spy của Le Carré, là câu đề từ:
Một người đàn ông có hai người đàn bà thì mất linh hồn.
Nhưng một người đàn ông có hai cái nhà thì mất mẹ cái đầu của anh ta.
A man who has two women loses his soul.
But a man who has two houses loses hid head.
Proverb
*
He has been a perfect spy, but at the cost of his soul.

Anh ta là điệp viên tuyệt hảo, nhưng phải trả giá bằng linh hồn của  mình.
Wikipedia
*
Nên nhớ PXA cũng là một thứ Bắc Kỳ di cư như Gấu, từ mấy đời, và biết đâu, ông cũng đau nỗi đau Yankee mũi tẹt thèm thuồng thiên đàng Miền Nam, như Gấu?
Nên nhớ, [lại nên nhớ], những giây phút sắp lìa đời của bạn hiền Cao Bồi, của Gấu.
*
Bà [PXA] quay sang nói với tôi - vẫn đứng đây từ nãy giờ bất động: Ông ấy khổ suốt cả một giai đoạn dài căng thẳng. Bây giờ đã đau thể xác thế này mà tâm hồn cũng không được thanh thản.
Tin Văn và Gấu thành thực mong được chia sẻ nỗi đau buồn cùng gia đình, và cầu chúc linh hồn bạn Cao Bồi sớm siêu thoát. NQT
*

Sự khác biệt giữa hai từ oanh kích và pháo kích còn là đề tài trọng tâm, của nhà văn Đức W.G. Sebald, trong cuốn “Về lịch sử tự nhiên của huỷ diệt”, xb sau khi ông mất vì tai nạn xe hơi, khi ông tự hỏi, tại sao văn chương Đức lại vờ đi một đề tài quan trọng như thế: Những cuộc "oanh kích” của quân đội Đồng Minh huỷ diệt những thành phố Đức?
Và ông tự trả lời, người Đức vốn có thói quen không phô ra những vết thương, những tủi nhục có tính cách riêng tư, trong gia đình.
Nếu như thế, người Việt chúng ta, nhất là người dân Miền Nam, cũng có thói quen không phô ra những tủi nhục, khi họ bị người anh em Miền Bắc cho ăn “pháo kích”, như một cách nhắc nhở, chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc: Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Sinh Nhật Bác…
Nếu có chăng, thì là chút lòng ưu tư của "Tướng Givral", khi ông mủi lòng trước những cái chết của thường dân, và có thể, run sợ về một cái chết của chính ông ta, bởi vì những trái rốc kết vốn vô tình, và mù loà, cho nên ông bèn ra lệnh cho ngưng pháo kích.
Đêm nay ngưng pháo kích!
Ôi chao Gấu lại nhớ đến Bác, và nỗi lòng của nhân dân Mít, khi biết Bác không ngủ, lo lắng cho Bác, và dặn dò Bác, ngày mai nhớ ngủ bù nghe Bác, nếu không, không ngủ mãi, là trở thành điên, thành khùng!
Đêm nay Bác không ngủ
Ngài mai Bác ngủ bù!
Hậu quả của những vụ pháo kích, nếu có chăng, chỉ là chứng đái dầm của một cô gái, [cô gái lớn của Gấu], ngay khi còn là một thai nhi nằm trong bụng mẹ đã phân biệt ra được tiếng réo của những trái pháo khi bay qua, và sau này, ngay cả khi đã thành lập gia đình, vẫn còn mắc chứng đái dầm.
Oanh kích vs Pháo kích
*
Lại nói về lừa đảo.
Le Carré suốt đời tởm ông già, vì ông này, là một tên lừa đảo. Và nếu coi ông già là 'father land', thì cũng vưỡn đúng, đối với ông!
Cái tay chuyên viết chuyện gián điệp chiến tranh lạnh này, khi được Liên Xô cấp visa, và khi tới Moscow, được đề nghị gặp Philby, tay điệp viên Hồng Mao phản thùng, đã bực rọc thốt lên: Hôm qua, các ông đón tiếp tôi như là người đại diện nữ hoàng Anh, vậy mà bữa nay, các ông đề nghị tôi đi gặp tên khốn kiếp đó, kẻ thù của nữ hoàng?
Sự thực, Le Carré luôn tỏ ra ưu ái với những người Cộng Sản, thế mới lạ. Mấu chốt, cái mầm đẻ ra Gián điệp từ miền lạnh, là từ niềm tin của ông vào những người CS thứ thiệt này.
*
John le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh, sinh năm 1931, làm Bộ Ngoại giao (công tác gián điệp), do vậy, không được dùng tên thực. Cuốn The Spy Who Came in From The Cold là cuốn đưa ông lên đài danh vọng. Đã được quay thành phim, với tài tử Richard Burton. Đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng thú vị nhất, đã được nhà văn chuyên viết truyện trinh thám nổi tiếng, Người Thứ Tám, phóng tác, với nhân vật "thần sầu quỉ khốc" Tống Văn Bình, bí số Z.28. Nội ngoại công thâm hậu; võ Hồng Mao, Thiếu Lâm vào hàng thượng thừa, Văn Bình được Ông Hoàng, thủ lãnh điệp viên Miền Nam phái ra Bắc (Hà Nội), để cứu một điệp viên Miền Nam nằm vùng, một cán bộ cao cấp CS. Anh được cung cấp đầy đủ tài liệu: nào là sổ băng của tên "ngụy đội lốt cách mạng" ở một ngân hàng Thụy Sĩ; ngày giờ, địa điểm những lần nhận tiền…
Trong nguyên tác của Le Carré, câu chuyện xẩy ra tại nước Đức, bên này và bên kia Bức Tường (Bá Linh). Muốn cho chắc ăn, ông đã để cho nhân vật chính của mình bị cơ quan phản gián cho về vườn, sau khi thất bại trong một điệp vụ, thân tàn ma dại, đói, bịnh, rồi được một cô gái thương tình cưu mang, săn sóc cho hết bịnh, và sau đó được móc nối với "cách mạng" (Đông Đức).
Mọi việc diễn tiến êm ru bà rù. Muốn chắc ăn, Phản Gián Anh vờ đi, cho gián điệp Đông Đức bắt cóc cô gái, người yêu của anh chàng điệp viên bị thất sủng quay đầu về với cách mạng.
Bí mật bật mí: tất cả những tài liệu tố cáo đều là dởm. Người mà anh điệp viên tin là phe ta, lại là kẻ địch. Và kẻ địch này là một tay Cộng Sản thứ thiệt, theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"! Còn cái người mà anh điệp viên "tởm" nhất, và tin rằng là kẻ địch, lại chính là phe ta!
Phản gián Anh, qua nhân viên nhị trùng, tổ chức cho anh điệp viên vượt bức tường Bá Linh, cùng với cô bồ, nhưng lính gác đã được lệnh: bắn chết cô bồ. Phải có một kẻ "hi sinh" chứ!
Cuối cùng anh điệp viên nhất định không bỏ người yêu, vả lại cũng quá chán sự tàn nhẫn của nghề điệp viên, quá chán "đế quốc Anh", anh cùng chịu chết với bồ:
Anh nghe một giọng nói tiếng Anh, từ phía Tây bức tường:
-Nhẩy đi, Alec! Nhảy!
Anh nghe tiếng Smiley, thật gần:
-Cô gái, cô gái đâu?
Đưa mắt nhìn xuống chân tường, sau cùng anh nhìn thấy cô gái, nằm bất động. Trong một thoáng, anh lưỡng lự, rồi chầm chậm bò xuống… cho tới khi đứng bên cô gái. Cô đã chết; khuôn mặt quay đi, mớ tóc đen phủ trên má, như để che những giọt mưa cho cô.
Họ hình như ngần ngừ, trước khi nổ súng tiếp; một người nào đó ra lệnh, nhưng vẫn chưa có ai nổ súng. Sau cùng, họ bắn anh, hai hoặc ba phát. Anh đứng trơ, ngơ ngác, như một con bò mù giữa đấu trường. Rồi anh ngã xuống, trong khi ngã, anh nhìn thấy một chiếc xe nhỏ… và những đứa trẻ trong xe giơ tay vẫy vẫy anh, qua cửa xe.
Giữa hai thế giới