Tuy nhiên, tưởng dzậy mà
không phải dzậy.
Với một ông, Cioran, là giấc đại mộng, không tưởng, của văn chương.
*
Giấc đại mộng của Cioran làm nhớ tới của Walter Benjamin: Làm sao viết
một cuốn sách, chỉ gồm toàn những đồ đi chôm, dưới dạng những trích
dẫn. Phần đóng góp của người trích dẫn, thì giống như những dàn, giáo.
Một khi toà lâu đài, chỉ gồm toàn những trích dẫn, xây dựng xong, thì
bèn rút ra phần 'back up', tức những dàn giáo.
*
Tôi nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 75, ngồi bên radio nghe Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi rằng (thì
là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng thống
có vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha
tôi nhìn tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến
giờ phút lụi tàn bao giờ cũng có những biểu hiện như thế.
*
Thế còn chế độ đương thời thì sao? Những ông như tân bộ trưởng thông
tin & truyền thông, tuyên bố, phải cắm ở mỗi tờ báo một tên mật vụ,
như ngài chủ tịch nước, nhận xét, làm nhục người dân, bằng cách bịt
miệng, là "không đúng", tình cảnh thê thảm của người nông dân
biểu tình, ngay tại trung tâm thành phố mang tên Bác, trừ một thiểu số
đồng bào đi ngang qua, và một số độc giả gửi thư cho BBC, ngoài ra, cả
một nước, cả một chế độ, cả một lực lượng báo chí, nhà văn, đều mù,
không nhìn thấy, thì là những biểu hiện gì, giờ phút gì?
*
Liệu, đây, [thư thi sĩ], là một trong những biểu hiện lụi tàn, của một
diễn đàn? NQT
*
TTT, khi còn ở trong nước, có gửi ra hải ngoại một số bài thơ làm trong
tù, ký tên là Trần Kha. Gấu ra sau ông, nhưng nhờ đọc một phê bình gia
mới biết sự kiện này, ông ta phán, tại sao ông này hồi còn ở trong nước
thì gửi thơ ra hải ngoại, bây giờ, ra ngoài này rồi, không chịu làm thơ
nữa, để cho ông ta... xoa đầu, tiếp?
Bởi vậy, Steiner rất tởm mấy anh phê bình gia không biết viết văn, đám
hoạn quan sống bám vào thiên tài, không biết cơn hung hãn, "Em đã biết
tay anh chưa?", tức, dục vọng cương cứng mong được trường tồn, Le Dur
Désir De Durer [toàn vần Đ.. thôi à], tức, hành động "hùng hục
sáng tạo".
Tuy nhiên, Steiner, do không phải là độc giả của Kim Dung, nên không
biết "phép lạ" của Đông Phương. Với những nhà văn nhà thơ tầm phào, chỉ
có mỗi một cách để trở thành giang hồ đệ nhất nhân, là, vung dao tự
thiến!
*
30 Tháng Tư 1975, bao nhiêu nước chẩy qua cầu, vậy mà còn giữ được một
kỷ niệm quí giá như thế, về một chi tiết quí giá như thế, đáng phục
thật.
Thảo nào Steiner coi chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương.
Nhưng ông nói thêm, nếu không phải Thượng Đế, thì chắc chắn, là Quỉ.
Tôi đặc biệt chú ý đến đoạn
nói về cách sống và phong độ của giới trí thức Nga, cũng như đoạn về
nhà văn Solzhenitsyn. Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không
phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là
đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền
Nam và
ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết
bao nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner?
*
Cái gọi là "Vì họ lớn quá" của văn học Nga, mà
"ở ta" biết được đó, theo Gấu, chỉ "lớn quá có một nửa",
một nửa ở đây, được hiểu theo nghĩa, một nửa ổ bánh mì thì là một nửa ổ
bánh
mì, còn một nửa văn học Nga, thì chỉ có cái khúc "Đường ra trận mùa này
đẹp lắm" y chang Mít ta.
Thành thử những gì gì, họ lớn quá, sang trọng quá, là cũng nói theo
kiểu
"thổi ống đu đủ", từ hải ngoại gân cổ thổi về trong nước mà thôi.
Faulkner, thì chỉ có Tin Văn cứ nhắc tới, cứ đọc hoài.
Còn Frost? Hình như những "nhà văn gốc Miền Nam và ở hải ngoại" cũng vờ
ông này, ngoài Tin Văn, có nhắc
tới, qua bài thơ nổi tiếng của ông.
Gấu này, làm trang Tin Văn,
là do Frost "order", theo nghĩa: Trước khi lăn ra ngủ.
Gấu làm quen Frost, khi ở trại cấm Thái Lan, Gấu đã lèm bèm vài ba lần
về chuyện này rồi.
Sau được đọc bài Brodsky viết về ông. Chỉ có vậy. Thành thử không có
chuyện, cứ đọc hoài.
*
Con đường
độc nhất là văn chương và kinh nghiệm riêng tư về đọc sách. Và Brodsky
nổi loạn chống lại chế độ bạo chúa bằng cách trầm mình vào ngôn ngữ,
vào Pushkin, và Baratynsky, Mandelstam và Tsvetayeva, Pasternak và
Akhmatova.
Ông học tiếng Ba-lan và đặc biệt, tiếng Anh. Thật khó mà có những cuốn
sách tiếng Anh. Sau cùng ông có được hai tuyển tập thi ca do Oscar
Williams, và Louis Untermeyer tuyển chọn; thật là quí giá, trong đó có
hình đen trắng những người hùng của ông, trên tất cả, có Auden, Frost,
và Hardy. Qua những bức hình nhỏ xíu đó, ông tưởng tượng ra họ, tiếng
nói, nhân cách của họ.
Tôi hết còn tin vào nơi chốn đó.
Hai Lúa, khi vớ được cuốn "Những lời hứa phải giữ,
Promises
To Keep"
cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Anh ở trong trại tị nạn, tình trạng chẳng
khác Brodsky, khi mầy mò học tiếng Anh ở trong trại tù là quê hương của
ông, và vớ được hai tập thơ. Nhờ nó, ông sau này viết văn làm thơ bằng
tiếng Anh, được Nobel.
*
Trong "Những lời hứa phải giữ", là những kinh nghiệm về cái đói, về cá
rô cây, về nước mắm lá chuối.... và chúng đều qui về một điều, chính
cái giả mới cứu chuộc thế giới, chứ không phải cái đẹp!
*
Trong một kỳ trước, HL có kể về một số, gọi kỷ niệm cũng được, kinh
nghiệm cũng được, của Hai Lúa. Kinh nghiệm lần đầu được ăn một củ khoai
lang, đào trộm ngoài đồng, khi còn là một đứa con nít, ở một cái làng ở
ven đê sông Hồng, nơi người lớn đun nước muối sôi rồi bỏ vào đó ít lá
chuối khô cho nó ra mầu giả làm nước mắm. Lần đầu dùng vợt tóm được một
con ốc nhồi, nằm dưới một cánh bèo trên ao, lôi lên bờ, nổi lửa lên
thằng mắt lác, và, khi nghe con ốc xèo xèo, mùi thơm bốc lên, chẳng cần
biết còn sống hay "còn" chín, bỏ ngay vô miệng!
Cái ao đó, vẫn là cái ao sau này, cô Hồng Con của Hai Lúa đã gục chết ở
ngay bờ ao, chắc cũng đúng chỗ thằng bé bé tí mà đã biết mê gái ngày
nào vớt lên được một con ốc nhồi!
*
Em còn nhớ Cô Hồng Con không?.... Bà chị hỏi thằng em sau hơn nửa thế
kỷ xa cách.
Nhớ chứ. Sao không nhớ... Thế chị có còn nhớ, cái lần em đào trộm
khoai, ăn ốc sống, lần câu được con cá chuối bị thằng lớn hơn cướp
mất....
Ôi chao, bà chị nhớ hết, nhưng do chẳng hề được đọc "Những lời hứa phải
giữ", có thể như vậy, cho nên, cái nhớ của bà chị và thằng em khác hẳn
nhau.
*
Bà chị giải thích về cái chết của Cô Hồng Con.
-Lúc đó làng mình còn mê phong trào!
Phong trào tức là Cộng Sản? Mê phong trào là ăn phải bả Cộng Sản? Bà
chị tính nói với thằng em như vậy?
Chắc thế!
Như ăn phải bả CS, như ông sau đây, mới ghê, mà vẫn tự giải độc được.
Thế mới lại càng ghê!
*
Trong bài Tởm, Milosz nói về
nỗi tởm lợm khi phải sống dưới chế độ cộng sản.
Trớ trêu thay,
chủ nghĩa cộng sản chính là giấc mơ hoành tráng nhất, giấc đại mộng của
nhân loại, về một con người hoàn toàn, về một thế giới hoàn toàn, không
còn một chút tởm lợm.
Trong bài viết "George Steiner and the errata of history", [G. Steiner
và sự lổi lầm, sai sót của lịch sử], nhà văn Mỹ, Cynthia Ozick nhắc tới
một nhà văn nổi tiếng của Ý là Ignazio Silone. Ông này ngay từ khi còn
trẻ tuổi đã ăn phải bùa mê cách mạng.
Chuyện xảy ra
trong một cuộc động đất. Bà mẹ của ông bị chôn sống, chỉ ló có một cánh
tay ra ngoài. Ông chú của ông, một người mà trước đó, luôn luôn là một
mẫu mực đạo đức trong gia đình, đã cuỗm sạch của cải tiền bạc mà bà mẹ
ông dành dụm được. Chứng kiến sự tởm lợm đó, ông gia nhập Đảng Cộng
Sản, và suốt đời nhìn thấy tiền bạc là muốn mửa.
*
Chủ
nghĩa Cộng Sản, như ước mơ của những người đã từng một lòng một dạ với
nó, là làm sao cho Lịch Sử nhân loại không bao giờ còn, dù chỉ một
"errata".
*
Nhưng,
rốt cuộc, Silone đã thực hiện một cú ngoạn mục là rời Đảng [famously
left the Party], và nói về nó: "Cái chuyện vờ mục đích cho phương tiện,
chấp nhận hy sinh vì đảng, do cần thiết của lịch sử, ba trò này, theo
tôi, là một thảm họa. Và con đường đi ra của tôi [My "way out"] đã dẫn
tôi tới trại tập trung cải tạo."
Cá Rô Cây
*
Sự kiện mấy đấng nhà văn nhà thơ, trí thức hải ngoại hoặc đem
những đứa con tinh thần về trong nước năn nỉ VC sờ mó, "edit", thì cứ
nói mẹ nó ra, để xin được kiểm duyệt, hoặc
thực hiện những chuyến đi tours văn học, giao lưu hòa giải, những tiểu
hội nghị Diên Hồng về thơ, về thi sĩ... Aron chỉ ra từ hồi “Diễm
Xưa”,
và ông
coi đây là những "biểu hiện" về "Perversions intellectuelles",
[Sự đồi bại trí thức]. (1)
Tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số tháng Bẩy &
Tám 2007, đặc biệt về "La Bêtise" [Điều tầm bậy, sự ngu đần..], có
trích
đoạn một số nhận xét của ông về "Nghịch lý của chủ nghĩa Cộng
Sản", về "Thuốc phiện của trí thức":
"Coi như là một giai đoạn giải phóng con người, một chế độ tạo
ra những trại tập trung cải tạo, những tờ hộ khẩu, chứng minh nhân dân,
tức những
tờ thông hành chỉ để đi lại trong chính quê hương của họ, một hệ thống
cảnh sát
trị còn khốn kiếp hơn cả dưới thời đại vua chúa, như vậy là vượt quá
giới hạn của
sự ngu đần, tầm bậy, vậy mà về lâu về dài, mấy đấng trí thức cũng đành
chấp nhận.”
Bởi thế, càng về lâu về dài, càng có thêm mấy ông thổi ống đu
đủ. Thà chấp nhận sai lầm với Sartre còn hơn có lý với Aron. Thà chấp
nhận VC,
còn hơn chẳng có ai biết mình là thi sĩ! (1)
[Aron met en avant les « contradictions du communisme » : «
Considérer comme une étape de la libération humaine un régime qui
instaure les
camps de concentration, les passeports intérieurs, une police politique
de loin
supérieure à celle des stars, c'est dépasser les limites de la sottise
à la
longue acceptable même pour un intellectuel. » Ce que condamne en
réalité Aron,
c'est moins l'adhésion consciente à une idéologie que la « perversion
intellectuelle
» qui conduit à maquiller la réalité et à tordre la rationalité qui est
celle
de la démarche
d'observateur de l'historien. C'est donc moins l'aliénation de la
raison dans
une philosophie de l'histoire qui se trouve stigmatisée que la décision
délibérée d'affranchir le raisonnement des conditions de la réalité et
de se
soumettre par là même au régime d'une philosophie qui se contente de
refléter
l'enchaînement nécessaire de la causalité historique. L'attaque est au
centre
de l’Opium des intellectuels, paru en 1955, qui valut à notre vie
intellectuelle l'un de ses slogans les plus stupides affirmant qu'il
valait
mieux « avoir tort avec Sartre que raison avec Aron ».]
(1) Gấu "đặc biệt chú ý và nhấn mạnh", ở đây, những cuộc gặp gỡ giữa
văn
nghệ sĩ, trí thức, trong và ngoài nước, là rất cần thiết, nhưng phải
xuất phát từ thiện ý, từ lương tri, không phải từ sự đồi bại.
*
Gấu đã từngkể, trường hợp một ông tị nạn, đi thanh lọc, và trình ra cả
một
đống thơ con cóc, mà ông gọi là thơ dân tộc, thơ về nguồn. Anh sinh
viên người Thái, thẩm tra viên Cao Uỷ Tị Nạn về thanh lọc, kêu thông
ngôn dịch, nghe đọc vài câu, ngạc nhiên quá, hỏi, thơ "thơ ngây" như
thế
này, đâu có Chống Cộng điên cuồng? Ông ta bèn dõng dạc phán, VC rất
sợ thơ về nguồn, chúng đâu có nguồn? Anh sinh viên người Thái thấy chí
lý quá, cho đậu thanh lọc!
Thảm một nỗi, sau đó, ông ta đi đâu cũng vỗ ngực xưng tên, tớ là thi
sĩ, có ai hỏi, ông trả lời, thì Cao Uỷ Tị Nạn chẳng đã xác nhận chuyện
đó sao?
*
Gấu sợ rằng, mấy ông mang củi về rừng, là cũng nghĩa đó!
Nghĩa là, chỉ mong được VC sờ khúc củi một phát, rồi phán, còn tốt
chán, nhưng đường bắn hơi lệch, để nắn lại một tí, cho đúng luồng, cho
có tí sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là OK, là đóng dấu, (1) chứng nhận, mi là
nhà văn "hai con dấu", một hải ngoại, một trong nước!
Con dấu hải ngoại thì như "bạn ta" phán, cứ bỏ tiền túi ra in sách, rồi
ra mắt sách, rồi biếu sách, rồi tự đóng dấu cho mình là nhà văn lưu
vong! (2)
Trong nước mới khó. Nghe nói, muốn vô Hội Nhà Văn, là phải có hai bố
già đỡ đầu.
Đâu có dễ.
(1) Không hiểu có giống như đóng dấu bò trong những phim cao bồi Mẽo?
(2) Tôi không bao giờ là một nhà văn lưu vong. Tôi là một nhà văn VN
sinh sống tại Mỹ do hoàn cảnh riêng của gia đình. Tôi biết rằng có một
vài người tại Mỹ tự bỏ tiền ra in tác phẩm của mình rồi tự xưng là nhà
văn lưu vong... Nhưng tôi đã và vẫn sẽ là một người VN.
Nguồn
*
Cái tay thi sĩ, tác giả "thư thi sĩ" trên talawas, là một người, có một
thời, rất thân quen với Gấu, ở ngoài đời. Gấu gặp ông lần thứ nhất, khi
mới từ trại tị nạn qua, còn ông thì từ một bang khác chuyển về, trong
bữa tiệc tất niên, có sự hiện diện của ông nhà văn họ Nguyễn, sau kiêm
thêm nghề MC, cũng dân Sơn Tây như Gấu.
Ông giới thiệu cả hai, tuy không ngồi chung bàn, với cộng đồng. Sau đó,
có một đêm, thi sĩ ghé building Gấu ở, trong một căn hộ tít trên thượng
tầng, ngó ra ngoài trời đầy sao, là cả một vùng trời sáng rực của thành
phố, ngủ lại, và cả hai uống rượu, nói về thơ, suốt đêm, tới sáng.
Đó là thời gian Gấu tính bye bye văn chương, chuyên làm một anh bán bảo
hiểm. Và đêm hôm đó, là đêm từ giã những con chữ. Cảm khái lắm. Đau
thương lắm.
Hoá ra là đêm đó, có tới hai thằng từ giã thơ!
Không hiểu, sau khi đọc những gì mới đây Gấu viết, ông còn tí thiện cảm
nào dành cho Gấu không.
Nhưng, như Gấu đã từng viết, về câu cách ngôn Tầu mà Brodsky rất khoái,
bệ lên đầu một bài essay của ông: Cứ kiên trì ngồi bên bờ sông, là có
ngày nhìn thấy xác kẻ thù trôi qua.
Tất cả chỉ là cơ duyên. Hết duyên thì tới nợ. Vậy thôi.
Câu cách ngôn Tầu này rất làm phiền Gấu, trong nhiều năm, cả thời gian
chưa từng biết đến nó, và làm Gấu nhớ đến một câu chuyện hồi học tiểu
học, về một chàng bị một anh nhà giầu, quyền thế chọi cho một cục gạch
chảy máu đầu, tức quá, nhưng không dám chọi lại, bèn cất cục gạch, nhủ
thầm, tao cất đây, thể nào cũng có ngày chọi lại được. Khi có cơ hội
chọi thì mới ngộ ra rằng thì là, bi giờ, kẻ thù đã xuống chó, mà còn
chọi nó, thì khốn nạn quá, hèn quá. Thế là bèn quăng cục gạch đi, và
cảm thấy cái sẹo ngày nào ở trên đầu cũng lành lặn hẳn!
*
Gấu nghĩ, hình ảnh thấy xác kẻ thù trôi qua, là phải hiểu theo nghĩa,
thấy cái sẹo ngày nào lành lặn hẳn. Không còn hơi bị được "dễ tổn
thương"," nhậy cảm". (1)
(1) "Tôi quên mất tâm lý dễ bị tổn thương ở một vài người." [
Nguồn
talawas].
Trường hợp ông này, phải nói là, "dễ bị trọng thương" thì mới đúng cách
văn phạm! NQT
*
Tuy nhiên, chỉ đến khi gặp được "cơ duyên", tắm sông Chín Con Rồng,
chẩy qua xứ Phật, mà phải tắm ở dưới chân ngôi chùa Long Vân ở Parksé,
trên còn đường chạy trốn quê hương, thì Gấu mới ngộ ra rằng thì là, xác
kẻ thù trôi qua kia, chính là xác của mình, và đây là cái cảnh tương tự
như Tam Tạng thỉnh kinh, té đánh ùm xuống dòng sông cuối cùng, [trong
ba dòng sông, có dòng sông Hồng ngày nào, Gấu đã từng tắm ngay tại khúc
Ngã Ba Việt Trì, nơi ông bố bị một đấng học trò làm thịt, đá cái xác
xuống sông kèm cục đá], lóp ngóp bò lên được cái bè, và nhìn thấy xác
của chính mình, đang bye bye mình, và tà tà trôi về miền hư vô, vĩnh
cửu!
Đây không phải Gấu phịa ra, nhưng chính ông cậu, Cậu Toàn, em bà cụ
Gấu, phán, khi cậu cháu gặp lại, ở Hà Nội, sau hơn nửa thế kỷ xa cách.
Ông gật gù, cháu may lắm, nhờ qua được đất Phật mà được đổi kiếp!
*
Chính thời gian từ bỏ văn chương, "bằng lòng làm" một tay bán bảo hiểm
nhân thọ, mà Gấu có được kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của mình,
thế mới thực là thú vị, thực là đẹp, mới thực là ly kỳ.
[Xin xem tiếp bên
Gấu,
nhà văn. Kỷ niệm đẹp như thế này, mà post ở đây, sợ "xấu" đi chăng]
.... Mà mê là đúng, vì họ
lớn quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ
các nhà
văn gốc miền Nam
và ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết
bao
nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner?
*
...Tôi quên mất tâm lý dễ bị
tổn thương ở một vài người. Đối với các vị này, tôi xin lỗi và rút lại
“lời khuyên” của mình. Thực chất đó chỉ là một lời khen được viết khác
đi, dành cho Likhachev và La Thành, trong lúc cao hứng. Còn nếu là một
lời khuyên thật sự, thì nó chỉ dành cho một người mà thôi. Đó chính là
tôi, vốn không biết gì về văn học Nga nên rất sợ nó.
Nguồn talawas.
*
Hỗn như Gấu, mà chưa hề dám đưa ra một "lời khuyên" bất cứ ai, đừng
nói, cả một nền văn học của Miền Nam trước đây, và hải ngoại hiện nay.
Tâm lý dễ bị tổn thương?
Ông phán ẩu, khiến Gấu, và người khác sau đó [ông/bà Lâm Vũ, chẳng hạn]
phải lên tiếng. Ông lại phản pháo kiểu này, thì nhảm thật.
Ai là người tâm lý dễ bị tổn thương ở đây? Không lẽ Gấu, và ông/ bà Lâm
Vũ?
Ông phán chắc nịch về văn học Nga [... mà mê là đúng, vì họ lớn quá.
Sang trọng], sau đó, ông khuyên cả một lũ nhà văn gốc Miền Nam và ở hải
ngoại... , ông còn hài tội họ, "Tại sao cứ đọc hoài...", vậy mà sau đó,
ông lại thú nhận là chẳng biết gì về văn học Nga, nên rất sợ nó?
Viết lách như thế, mà dám đem chuông hải ngoại về đấm "xứ mình", thì
đúng là gan cùng mình.
*
Trong thư đầu, trên talawas, phản ứng bài viết của ông thi sĩ, Lâm Vũ
đã nói ra, cái sự mê văn học Nga của Miền Nam không có mắc mớ gì đến
chính trị. Đúng như thế, và còn hơn thế nữa, theo tôi. Miền Nam mê văn
học Nga, không phải cái kiểu mê văn học của bất cứ nước nào trên thế
giới, mà còn coi đây như là một cơ may để thay đổi hẳn nội dung lẫn
hình thức văn chương Việt Nam.
Điều này thật hiển nhiên, trong những cuộc họp bàn tròn văn học của
nhóm Sáng Tạo, trong những nhận xét của Thanh Tâm Tuyền về những nhân
vật của Dostoevsky, thí dụ. Sau Sáng Tạo, tới nhóm "tiểu thuyết mới"
tại Miền Nam, thì cứ gọi đại như vậy. Nhóm này học được từ tiểu thuyết
mới Pháp, điều quan trọng này: Tách hẳn văn chương ra khỏi ý thức
hệ. Coi nó như là một hệ thống ngôn ngữ. (1) Tiểu thuyết mới của Pháp,
qua
"phát ngôn viên" của nó,
Roland
Barthes, như nhiều người biết, ảnh hưởng chủ thuyết hình thức,
Formalism của Nga, một trong những
ông thầy của nó là
Roman Jakobson.
(1) C'est à ce moment même que la Littérature (le mot est né peu de
temps avant) a été consacrée définitivement comme un objet. L'art
classique ne pouvait se sentir comme un langage, il
était langage, c'est-à-dire
transparence, circulation sans dépôt, concours idéal d'un Esprit
universel et d'un signe décoratif sans épaisseur et sans
responsabilité; la clôture de ce langage était sociale et non de
nature. On sait que vers la fin du XVIIIe siècle, cette transparence
vient à se troubler; la forme littéraire développe un pouvoir second,
indépendant de son économie et de son euphémie; elle fascine, elle
dépayse, elle enchante, elle a un poids; on ne sent plus la Littérature
comme un mode de circulation socialement privilégié, mais comme un
langage consistant, profond, plein de secrets, donné à la fois comme
rêve et comme menace.
[Chính lúc đó, Văn học (từ này mới được sinh ra trước đấy ít lâu)
thực sự được công nhận là một khách thể. Nghệ thuật cổ điển không thể
tự nhận ra mình là một hành ngôn, nó
đã là hành ngôn
rồi, nghĩa là trong suốt, trôi tuột, thích ứng lý tưởng giữa một tinh
thần toàn thể với một ký hiệu trang trí không có chiều dày và phi trách
nhiệm; giới vi của hành ngôn đó mang tính xã hội chứ không phải có tính
nguyên lai. Ta biết rằng đến cuối thế kỷ mười tám, sự trong suốt đó trở
nên vẩn đục; hình thức văn học khai triển một quyền năng khác, độc lập
đối với cấu trúc của nó và với lối uyển ngữ của nó, nó quyến rũ, nó mê
hoặc, nó khích động, nó mang một trọng lượng; người ta không còn cảm
nhận Văn học như một phương tiện truyền lưu ưu việt về mặt xã hội, mà
như một hành ngôn đặc dính, sâu thẳm, đầy bí ẩn, được ban phú cho ta
vừa như một giấc mơ vừa như một đe dọa.]
Roland Barthes:
Không độ của cách
viết. Nguyên Ngọc dịch
Nguồn
on ne sent plus la Littérature comme un mode de circulation socialement
privilégié, mais comme un langage consistant, profond, plein de
secrets, donné à la fois comme rêve et comme menace: người ta không còn
cảm nhận Văn học, như là một cách thức lưu thông trong xã hội được ưu
tiên, có đặc quyền so với cách thức, phương tiện lưu thông khác, nhưng
mà là một ngôn ngữ đậm đặc, sâu thẳm, đầy bí ẩn, nó, ngôn ngữ đó, đến
với con người, vừa như một giấc mơ, vừa như một đe dọa.
*
LE CHOIX
DES MOTS DE MINUIT par Philippe Lefait
« Un an loin des parents et l'expérience de la vie
grandit d'un empan. Quand elle atteint la taille d'un arbre qui pousse
sur les cimes des montagnes, alors on peut dire qu'on connaît la vie. » Itinéraire d'enfance, le dernier
livre traduit en français de Duong Thu Huong est un roman
de formation dans le Vietnam
de 1985, marqué par la résistance contre le colon français et englué
dans des pesanteurs idéologiques et partisanes qui font exclure de sa
classe une gamine qui ignore encore que vérité et « autocritique » sont
antagonistes. Rebelle, celle-ci décide, avec son amie Loan Graine
-de-jacquier, de partir retrouver son père, garde-frontière depuis des
années aux confins de la Chine. Itinéraire d'enfance décrit ce
voyage sans le sou, les rencontres et l'apprentissage qu'il permet,
l'évidence d'une filiation. C'est aussi un documentaire ethnologique où
l'on apprend, par exemple, les secrets de fabrication de la gélatine de
tigre
ou l'art d'accommoder le cochon.
La
simplicité du style fait sa fluidité. C'est une écriture qui prend par
la main. Il y a les odeurs, les paysages, presque
un conte sur le désir que la réalité fracasse. Duong Thu Huong a
poétisé la révolution, adhéré au parti communiste avant de préférer les
droits de l'homme. « Si je veux cracher sur le pouvoir,
je n'ai pas le droit de craindre », dit celle qui a dénoncé la dérive,
été exclue en 1990 de l'Union des écrivains vietnamiens, a connu la
prison et une résidence surveillée. Ses livres ont été interdits. Elle
est désormais publiée en France, où elle vit depuis
la publication l'an dernier chez Sabine Wespieser du puissant Terre des oublis. À 60 ans, elle
voit sa destinée comme celle
d'un animal douloureux condamné à souffrir. « La nostalgie de mon pays
me ronge, mais j'ai la liberté. “.
* Itinéraire
d'enfance
Duong Thu Huong
Trad. du vietnamien par Phuong
Dang Tran
Éd. Sabine Wespieser, 380 p., 24
€.
Tờ Văn Học Pháp, tháng Bẩy
& Tám 2007 giới thiệu Hành Trình
Ngày Thời Thơ Ấu, bản tiếng Pháp, của Dương Thu Hương.
*
"Một năm xa bố mẹ và kinh nghiệm cuộc đời làm lớn lên một cô bé chỉ
bằng một gang tay. Tới khi trở thành một cái cây ở đỉnh núi, thì cô có
thể nói, cô hiểu cuộc đời"...
Tới 60, thì nhìn ra phần số của mình, con vật bi thương bị kết án phải
đau khổ.
"Nỗi nhớ quê hương gậm nhấm tôi, nhưng tôi có tự do." Bà nói.
*
Aux couleurs de la liberté
Le récit d'une rébellion
par la Vietnamienne DuongThu Huong : une leçon de liberté et de
résistance.
Parce qu'elle se bat farouchement pour la démocratie et
qu'elle écrit des romans qui mordent, Duong Thu Huong est la bête noire
des autorités vietnamiennes. Et pourtant cette mère Courage a largement
payé son tribut de patriotisme : mobilisée à 20 ans dans la résistance
antiaméricaine, elle a organisé pour les soldats des spectacles
itinérants sous les bombes ennemies, avant d'entrer au Parti
communiste, de s'en faire exclure « pour indiscipline » et de prendre
les chemins de la dissidence en exhortant les intellectuels à ne pas
courber l'échiné. Un combat qui lui a coûté cher : emprisonnée pendant
huit mois en 1991, elle fut ensuite condamnée à un long exil intérieur
dans un pays qu'elle a fini par quitter pour se réfugier en France, en
janvier 2006.
Des
Paradis aveugles à
Terre des oublis, l'oeuvre de Duong
Thu Huong éclaire la dimension tragique de la condition vietnamienne,
sur fond de servitude politique. Avec
Itinéraire d'enfance, nous découvrons un des premiers livres de
la
tigresse de Hanoi : écrit en 1985, ce récit semble tristement
prémonitoire, car c'est l'histoire d'une rébellion. Bê, l'héroïne,
est une écolière-modèle qui ne supporte pas les harcèlements
sournois de son professeur de gymnastique. Et, parce
qu'elle ose se révolter, elle est renvoyée du lycée avant de
prendre le large avec sa copine Loan. C'est leur fugue à travers le
Vietnam des années 1960 que retrace Duong Thu Huong, dans un roman
initiatique qui a la saveur d'un conte de fées : escortées par deux
anges gardiens - le vieux Môc et Dung le maigrichon - nos routardes
célestes finiront par oublier leurs tourments, poussées vers les
lointains par des vents rédempteurs...
Éloge du vagabondage, plaidoyer pour la résistance, cet
Itinéraire d'enfance est un bonheur
: une cure d'exotisme, dans un pays que Duong Thu Huong a repeint aux
couleurs de la libété.
Báo
Đọc, Lire, số mùa hè
[Tháng Bẩy & Tám, 2007] giới thiệu
Hành Trình Ngày Thơ Ấu của Dương
Thu Hương
Bởi vì Bà chiến đấu dữ dằn cho dân chủ, cho nên những tác phẩm của Bà
ngoạm những cú thật là điên cuồng. Đây đúng là con vật đen, đối với đám
VC. Tuy nhiên, Bà Mẹ Đảm này, cũng đã trả một cái giá thật là hậu hĩ,
cho chủ nghĩa ái quốc của Bà.
*
Ở Miền Bắc, nói là mê, là rành văn học Nga, nhưng theo tôi, họ chỉ du
nhập cái phần khốn nạn nhất của văn học Nga, là chủ thuyết văn học yêu
nước, sự thực, văn học phục vụ chế độ Stalin. Sau "Thép đã tôi thế đấy"
tới "Đường ra trận mùa này đẹp lắm", là qui luật, là tất yếu, là biện
chứng. Đây là một tội ác đối với cả hai miền đất nước. Nếu không bị
nhồi sọ văn chương "vệ quốc", ở Nga, áp dụng thông minh và thiên tài
thành "ăn cướp", vào Việt Nam, chắc gì
đã xẩy ra cuộc nội chiến Nam Bắc. Hoặc xẩy ra, cũng không đến mức
khốc liệt như vậy. Trong ba lô ông Yankee xẻ dọc Trường Sơn nào
mà chẳng có "Thép đã tôi thế đấy", thơ Mai a kốp ky, Tố Hữu, thơ có
thép....
Nhìn như thế, là thấy rõ, cái cốt lõi của văn chương hai miền. Một bên,
áp dụng văn học Nga vào cuộc chiến, như là một thứ vũ khí "tối hảo",
nhằm đạt tối đa hiệu quả cho chân lý "nước Việt Nam là một", (1), còn
một bên,
coi văn chương Nga, như đó mà một cơ may, một phương tiện, hay một
đường
hướng để thay đổi hẳn dòng văn chương Việt Nam, sao cho
nhập
vào dòng văn học thế giới. Viễn mơ, đám VC nằm vùng như LP đã từng chửi.
(1) Duong
Thu Huong a poétisé la
révolution, adhéré au parti communiste avant de préférer les droits
de l'homme.
Dương Thu Hương đã thi hóa cuộc cách mạng, gia nhập Đảng Cộng Sản trước
khi tung hê tất cả, và chọn nhân quyền. Báo Pháp viết về bà, đã dẫn.
Vậy mà ông thi sĩ lại khuyên cả lũ nhà văn Miền Nam và hải ngoại nên
học tập trong nước!
*
Nếu, chủ nghĩa Cộng sản là
một sự sỉ nhục trí thông minh con người, thì
cái ngu si, tầm bậy, la bêtise, của nó, giống như sợi chỉ đỏ, xuyên
suốt tác
phẩm của Raymond Aron. Tiếp theo những nghiên cứu của Élie Halévy về
bản chất của những chủ nghĩa toàn trị và sự yếu hèn của dân chủ, Aron
nắm lấy đề tài này, ngay từ năm 1937, trong một viết về chính trị kinh
tế của Mặt trận bình dân. Áp dụng vào giới trí thức, trong một bài viết
trên tờ
Le Figaro, vào năm
1948, Aron đề ra, "sự nghịch lý của chủ nghĩa Cộng Sản": "Coi như giai
đoạn giải phóng con người, một chế độ tạo
ra những trại tập trung cải tạo, những tờ hộ khẩu, chứng minh nhân dân,
tức những
tờ thông hành chỉ để đi lại trong chính quê hương của họ, một hệ thống
cảnh sát
trị còn khốn kiếp hơn cả dưới thời đại vua chúa, như vậy là vượt quá
giới hạn của
sự ngu đần, vậy mà về lâu về dài, mấy đấng trí thức cũng đành
chấp nhận.”
Điều mà Aron kết án, thực ra, 'nhẹ' về phần đồng ý gật đầu chấp nhận,
tham gia vào ý thức hệ [Cộng sản], nhưng 'nặng', về phần mà ông gọi là
sự "đồi bại trí thức". Chính sự đồi bại trí thức đã đưa đến hóa trang
[maquiller] thực tại, đánh bóng mạ kền, bôi son đánh phấn cho nó, và
vặn vẹo, bóp méo tính hợp lý, nhờ nó mà một sử gia theo dõi bước đi của
lịch sử. Cú phạng này của ông, là trung tâm tác phẩm
Thuốc phiện của trí thức dữ dằn,
nhức nhối đến nỗi, đám trí thức lầu bầu, thà lầm với Sartre còn hơn có
lý với Aron.
*
Nhờ cái link của talawas mà tôi cũng đọc được bài
“Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng?”
trên
VietNamNet nói về
tác phẩm
Đức Phật, nàng Savitri và
tôi. Cuốn này có trích đăng trên talawas chủ nhật, tôi chưa kịp
đọc, nhưng Hồ Anh Thái thì tôi có đọc qua một hai cuốn khác vì bạn bè
khuyên. Tôi cũng chưa đọc Phạm Xuân Thạch bao giờ, không biết ông có ký
tên nào khác không, hay chỉ vì tôi ít đọc các nhà văn trong nước. Bài
của ông làm tôi ngạc nhiên quá: tôi lấy làm mừng cho nền phê bình văn
học Việt
Nam.
Ít ra cũng phải có những bài review mạnh mẽ, thuyết phục, khen chê rõ
ràng như vậy. Thường thì các nhà phê bình Việt
Nam
chỉ khen các nhà văn nhà thơ chứ không chỉ ra được cho họ các khuyết
điểm nghệ thuật cần tránh.
Nguồn talawas
Câu văn trên có ba tầng.
1. Về Hồ Anh Thái. Ông này là đại quan VC, cho nên không có chuyện "xoa
đầu" ở đây, mà là "khấu đầu": Thằng em tuy "chưa kịp đọc" cuốn mới nhất
của đàn anh, nhưng đã được nghe đại danh, và đã "đọc qua" một hai cuốn
khác, vì một số bè bạn "khuyên".
2. Phạm Xuân Thạch? Tay này lạ quá, có thể là một đại quan, cũng nên,
hoặc nick của một tay có nanh có sừng nào chăng? Thôi cứ đi một đường
nhún mình, cho chắc ăn, "chỉ vì tôi ít đọc các nhà văn trong nước". Tuy
nhiên, cũng phải cho họ biết ta đây "đọc nhiều", văn chương trong nước,
chứ không phải là "ít đọc": "Bài của ông làm tôi ngạc nhiên quá, tôi
lấy làm mừng..."
3. "Thường thì..." : Câu này là trở về lại vị trí ông tiên chỉ hải
ngoại.
Aron phán, sự đồi bại trí thức, là vậy.
Ôi chao, thà lầm chạy về trong nước, với VC, còn hơn có lý, với thằng
cha Gấu!
*
Trong những người đau lòng nhất, về cái tội, làm mất Miền Nam, theo
Gấu, có lẽ là... PXA.
Ông là người có công đầu trong việc làm "thất đức, trời không dung đất
không tha" này, khi đánh cái điện tín bất hủ, vô lẹ lên, Yankee mũi lõ
"hoàng hạc nhất khứ bất phục phản", một lần cút là muôn đời không trở
lại. Chính vì thế mà những giờ phút cuối cùng của ông mới đau đớn như
vậy. Một độc giả Tin Văn, do kính trọng những giờ cuối cùng của bất cứ
một con người, đã 'ra lệnh' cho Gấu, đừng viết gì về ông ta nữa. Tuy
nhiên, nếu không viết ra, thì chắc chẳng có ai hiểu được nỗi lòng của
ông: Bồi Mẽo hiểu bồi Mẽo. Trời đã sinh Du [Gấu] sao còn sinh... Lượng
[PXA] ?
PXA, có tới hai chiến công hiển hách, một là bức điện chấm dứt cuộc
chiến, và một, xin tiền bạn bè phóng viên Mẽo cũ ngày nào, để cho lo
cho con đi học.
Đây là hành động nhục nhã nhất, và ông biết, chỉ có cách đó, mới xóa đi
được một phần nào cái tội đánh lừa bè bạn của ông. Đám bè bạn, bị PXA
xỏ mũi, không có cách chi để trả hận, cho đến khi đọc bức điện cầu cứu
của ông.
Thành thử độc giả tờ Người Nữu Ước chửi đám báo chí Mẽo, [xin coi Scan
10 11 11_b] là không
hiểu được nội vụ. Chỉ mất có 32 ngàn đô, mà rửa được cái nhục bị lừa là
quá rẻ, đối với đám bạn cũ của ông, theo Gấu.
Người Việt nói, đánh kẻ chạy đi, mà không đánh kẻ chạy lại, là cũng
theo nghĩa đó.
*
Thay vì viết về bạn, thì viết về thế giới của bạn. Cũng là một cách
tưởng niệm bạn.
Một trong
những cuốn hậu-James Bond, tức những cuốn của những tác giả viết tiếp
Ian Fleming, có một cuốn, Gấu đọc những ngày ở Trại Cấm Thái Lan, thật
là tuyệt vời, có khi còn hay hơn cả James Bond chính hiệu.
James Bond:
Tiểu sử "không được phép", [The Unauthorized Biography].
Cuốn này bắt đầu khi James Bond
mới ra trường, được gửi tới Paris, khi thành phố này bị Nazi chiếm
đóng. "Partner" của anh, là một người đẹp số 1, vũ nữ số 1, và là người
tình của một ông SS số 1.
Trai tài gái
sắc, đồng nghiệp điệp viên phục vụ nữ hoàng, làm sao không quấn quít mí
nhau.
Đùng một cái,
James Bond được lệnh cấp trên: Phải làm thịt em, vì là gián điệp hai
mang, có cơ nguy em bán đứng tất cả màng lưới MI ở Pháp.
Đau quá, tuyệt
vọng quá, bữa đó, đúng sinh nhật nàng, chàng quyết định cùng chết.
Paris phóng
'solex' như bay, [Nhại thơ Nguyên Sa: Sài Gòn phóng solex như bay],
chàng lấy xế hộp ăn mặc như ông Hoàng, và phóng xe như bay, bay luôn
xuống sông Seine, cùng người đẹp.
Người đẹp
chết, nhưng chàng không chết.
Và chàng tự
nhủ, cuộc đời còn lại, là thừa.
Thí cho nữ
hoàng!
*
Gấu cứ nhớ cái
đoạn bạn ta đi học ở Mẽo, mê một em, hoặc em Mẽo mê, nhưng tổ quốc réo
gọi, về.
Và, bạn ta,
'cẩm' [comme] như James Bond:
Tổ quốc Xạo
Hết Chỗ Nói kia ơi! Thí cho mi, cái mạng cùi này!
Ẩn
hả, nhớ chứ.
*
Trong một lần
lèm bèm về ông bạn Cao Bồi, người đã đánh bức mật điện cho Bắc Bộ Phủ,
hối, "Vô lẹ lên mà chiếm Miền Nam", Gấu tui có đưa ra giả dụ, nếu như
Cao Bồi biết, sẽ xẩy ra những vụ Lò Cải Tạo, Lò Kinh Tế Mới, liệu anh
có vứt bức điện vào thùng rác của lịch sử.
Kỳ cục thay, đây chính là vấn đề mấy ông quân sư quạt mo của Ngũ Giác
Đài, thí dụ như Douglas J. Feith, gặp phải, qua bài viết trên tờ Người
Nữu Ước (1), liên quan tới ông ta, và cuộc chiến Iraq.
Và câu trả lời, của Feith, thay cho Cao Bồi, là: Biết đúng sẽ xẩy ra y
chang như vậy, vẫn đánh bức điện.
Gấu tôi tin rằng Cao Bồi, tuy không chắc chắn, nhưng... biết: Ba mươi
năm ta mới gặp nhau, vui sao nước mắt lại trào?
(1) Jeffery Goldberg: A little learning. What Douglas Feith knew, and
when he knew it.
The New Yorker số đề ngày 9 Tháng Năm 2005
Nhật Ký
Điệp viên tuyệt hảo
Cái tít Điệp Viên Tuyệt Hảo, Perfect
Spy, của một cuốn
sách mới ra lò, ở Mẽo, về PXA, là từ A Perfect Spy của John Le Carré.
Độc giả nào đã
đọc qua cuốn trên, thì chắc là hiểu ra cái ý nghĩa xỏ lá của nó. Tay
điệp viên tuyệt hảo của Le Carré, suốt đời thù ông bố của mình, [là Anh
Quốc, chúng ta có thể hiểu ngầm], vì ông này đã đẩy con vô cái nghề
khốn nạn đó [ngoài đời, ông bố Le Carré còn là một tên lừa đảo, có lần
mượn cả tên con để lường gạt người quen. Trên tờ Người Nữu
Ước, Le Carré có
viết về chuyện này, nếu Gấu nhớ không lầm].
Gấu sợ rằng,
tay tác giả cuốn sách mới ra lò về PXA, cũng muốn nói thay cho nhân vật
của mình, cái ý nghĩ thầm kín đó chăng?
Chắc chắn, ông
này phải đọc Le Carré, và phải biết đến cái tít Một Điệp
Viên Tuyệt Hảo.
*
Trang
đầu cuốn A Perfect
Spy của Le Carré,
là câu đề từ:
Một người
đàn ông có hai người đàn bà thì mất linh hồn.
Nhưng một
người đàn ông có hai cái nhà thì mất mẹ cái đầu của anh ta.
A man who
has two women loses his soul.
But a man
who has two houses loses hid head.
Proverb
*
He has been a perfect spy, but at the cost of his soul.
Anh ta là
điệp viên tuyệt hảo, nhưng phải trả giá bằng linh hồn của mình.
Wikipedia
*
Nên nhớ PXA
cũng là một thứ Bắc Kỳ di cư như Gấu, từ mấy đời, và biết đâu, ông cũng
đau nỗi đau Yankee mũi tẹt thèm thuồng thiên đàng Miền Nam, như Gấu?
Nên nhớ, [lại
nên nhớ], những giây phút sắp lìa đời của "bạn hiền" Cao Bồi của Gấu.
Điều gì làm ông không thể nào thảnh thơi ra đi?
Perfect Spy
*
Trong
Thuốc phiện của trí thức,
1955, Raymond Aron phạng đám trí thức 'Cộng sản nặng mùi triết",
"philo-communistes", là đã dẫm phải cứt Merleau-Ponty, ở trong "Chủ
nghĩa nhân bản và khủng bố", nhập nhằng giữa dân chủ Tây Phương và cộng
sản Xô Viết. Sai lầm tệ hại nhất của họ, không phải do nhầm lẫn
giữa vị trí của một nhà đạo đức, với của một nhà sử học [La pire de
leurs erreurs n'est pas de confondre la position du moraliste et celle
de l'historien], cũng không phải do xây dựng chủ nghĩa Mác xít, như một
tiêu chuẩn siêu lịch sử, [ériger le marxisme en critère
supra-historique], nhưng mà là do hệ thống lý luận của chính họ thiếu
luận lý, ngoài ra, còn cố tìm một lối diễn tả tư duy lịch sử, từ một
triết học đặt nền tảng trên cá nhân con người, tức chủ nghĩa hiện sinh.
Sự ngu si, la bêtise, theo Aron, không mắc mớ gì tới vô tri,
l'ignorance, hay hữu tri, la raison, nhưng, phải coi đây là sự phản
bội, la trahison, của tầng lớp trí thức. Họ đã từ chối vai trò của họ,
từ chối thoả mãn những đòi hỏi của lý lẽ phê bình, la raison critique,
trở thành một kẻ bất trung, với nhiệm vụ của người trí thức.
*
Một trong những tác giả Nga, Miền Bắc rất mê, là
Sholokhov,
với những
Sông Đông êm đềm, Vỡ đất
hoang. Nhưng ông này là nhà văn chôm chĩa. Trường hợp tay này
rất giống như J.H. Chase tưởng tượng ra, trong cuốn
Eva. Trong cuốn truyện của Chase,
cô con gái nhà xb, mê anh chàng nhà văn chôm chĩa liền tù tì, ngay khi
đọc bản thảo. Lấy nhau rồi, cô bắt đầu ngỡ ngàng, một người viết một
cuốn sách như thế, không thể sống như thế. Rồi những cuốn sau của anh
chồng cho cô thấy, có một quãng cách rất xa, giữa cuốn đầu, và những
cuốn sau. Trường hợp Sholokhov, chỉ đến khi Solzhenitsyn la toáng lên,
thì người ta mới nhận ra điều hiển nhiên này.
Thú thực, sau 1975, đọc
Sông Đông êm
đềm, Gấu mê quá, đọc tới
Vỡ
Đất Hoang, vẫn mê, không bằng cuốn đầu, nhưng không nhận ra sự
khác biệt giữa chúng, nếu có chăng, thì là thật mơ hồ, như thế này,
Vỡ Đất Hoang tròn trịa quá, trong
khi
Sông Đông dữ dằn hơn, phức
tạp hơn nhiều. Tuy nhiên, đây là do chiều dài hai cuốn, và cuộc chiến ở
trong
Sông Đông, đúng hơn.
Cho đến những ngày này, Miền Bắc trước đây, và cả nước bây giờ, vẫn
chưa được biết đến, để mà trầm trồ kinh ngạc, khấu đầu ngưỡng mộ, cái
lớn lao, cái chất người, cái chất sử thi của văn học Nga. Họ đâu được
đọc những mảng văn chương dưới hầm,
samidzat,
lưu vong của Nga.
Ngay Brodsky, trong nước cũng chỉ được đọc cái phần bị cắt xén, và như
thế, là đối xử "không đúng" với ông. Chúng ta cứ thử tưởng tượng một
độc giả chưa từng đọc ông, kỳ vọng ở ông như thế nào, qua truyền
thuyết, qua giai thoại, thí dụ, nhưng khi đọc, bản bị nhà nước VC, và
ngay chính dịch giả, vì sợ hãi, vì muốn lấy điểm, thiến, ngụy tạo, hoặc
hóa trang... sẽ thất vọng cỡ nào! (1)
(1) Tin Văn đã từng chỉ ra, một dịch giả đã cho Brodsky cầm súng AK, xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước, tiêu diệt không biết bao nhiêu là Mỹ Ngụy!
*
Nhân chuyện nói không với cuộc chiến, và nhân đọc thơ Brodsky
(1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin
ghi ra đây.
Odysseus nói với
Telemachus
Telemachus con
yêu của ta,
Cuộc chiến thành Troy
giờ đây đã kết
thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.
Người Hy lạp, hẳn
thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể
đánh gục được
nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình. (1)
[HNB dịch]
(1) Có thể, bây giờ, đã được sửa lại. NQT
*
Bản tiếng Anh [Brodsky: Collected Poems in English]
My
dear Telemachus,
The Trojan war
is
over now; I don't recall who won it.
The
Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.
Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm
nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi,
mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính
chúng nó.
Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh
gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào được
coi là... liệt sĩ, cái nào bị coi là... Ngụy. (1)
Nhật
Ký
Văn học Nga lớn quá,
sang trọng quá.
Tờ
Granta chơi một số đặc
biệt về Nga.
Russia: The Wild
East [
Granta số
Mùa Đông 1998].
Sau đây là bài Dẫn nhập.
INTRODUCTION
Russia is the largest country in the world—a sixth of its land
mass—with a record of upheaval, terror and bloodshed unparalleled in
this century. First, the revolution of 1905, bloodily suppressed; then
the revolution of 1917, bloodily won; then Stalinism, with millions
killed in its forced migrations, exterminations and prison camps; and
(concurrent with the last) invasion by Germany and a war in which
upwards of twenty million Soviet citizens died. Finally, after decades
of sacrifice which turn the Soviet Union into a military rival of the
United States, acknowledgement that it has all been for nothing, that
capitalism and liberal democracy have won; and with their victory comes
the shredding of a state, an empire, a way of living and thinking—and
pre-revolutionary levels of social inequity. To be a Russian old enough
to have lived through most of this is to know extremes of hardship and
disillusion that other people, at least in other industrialized nations
(even Germany), can barely imagine. As Anatol Lieven writes in his new
book on the recent Chechen war, Chechnya: Tombstone of Russian Power:
'To most of its inhabitants the Soviet Union was more than just a
civilization, or a warped version of modernity. It was indeed a world,
the only one they knew, and—according to its founders and mentors—the
greatest of all worlds, the summit of human history, knowledge and
achievement.'
'Reform' is the word that the West has attached, optimistically, to
Russia's new condition, in which taxes and wages go unpaid, gross
domestic product and life-expectancy decline, the rouble crashes and
inflation (in 1998) runs at 200 per cent; where fear of the state and
its laws has been replaced by corruption, crime and ruthless
self-interest—'bandit capitalism'. These are, as Lieven writes, not so
much unfortunate by-products of 'reform' as the phenomena at the very
heart of it. If the Russian people were not so soured, confused and
exhausted by their experience of ideology, one might be tempted to say
that, once again, they looked ripe for revolution.
In literature, Russia has a great, perhaps the greatest, tradition of
realism, which seems to have come to a temporary halt. Perhaps because
reality itself is now so quicksilver and the truth about it no longer
repressed, new Russian writers often favour satire and allegorical
fantasy, forms which, when they lose their social context, can face a
difficult crossing to other societies and languages. This issue of
Granta contains an example that has made the crossing successfully: the
piece by Victor Pelevin. It also includes, by contrast, a newly
translated story by Andrei Platonov, who died in 1951 and most of whose
work was banned until the last years of Soviet rule. Only in the past
decade has he come to be recognized—but not widely enough—as one of the
finest Russian writers of prose this century. His story, 'The River
Potudan', is hypnotic in its quiet strength and sincerity; written of a
time when it looked as though the future had been won.
Ian Jack, Editor
[Gấu có lần lầm tay này, với tay Ian Frazier, nhà văn Mẽo]
*
Cái đoạn viết về văn chương Nga có thể giải thích, một phần nào, lời
phán của ông thi sĩ: "Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không
phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là
đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng."
*
Trong văn chương, Nga có một truyền thống lớn lao, có lẽ lớn lao nhất,
của chủ nghĩa hiện thực. Có vẻ như chủ nghĩa hiện thực này đang dậm
chân tại chỗ. Có lẽ, bởi vì, thực tại chính nó, vào lúc này, nhanh như
cắt, lẩn như trạch, không làm sao nắm bắt, và sự thực về nó, hết còn bị
kìm nén, những tân văn sĩ Nga bi giờ khoái trò viết biếm văn, khoái sử
dụng quái chiêu "rung chuông tận thế".
Những hình thức văn học mà, một khi, không bám được vào đất, [mất mối
nối xã hội], nhờ chúng, họ có thể đối diện với khó khăn khi vươn tới
những xã hội và ngôn ngữ khác.