*

Tạp Ghi
1


















Điềm
Văn học Nga lớn quá, sang trọng quá.
Tờ Granta chơi một số đặc biệt về Nga. Russia: The Wild East  [Granta  số Mùa Đông 1998].
Cái đoạn viết về văn chương Nga có thể giải thích, một phần nào, lời phán của ông thi sĩ: "Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng."
*
Trong văn chương, Nga có một truyền thống lớn lao, có lẽ lớn lao nhất, của chủ nghĩa hiện thực. Có vẻ như chủ nghĩa hiện thực này đang dậm chân tại chỗ. Có lẽ, bởi vì, thực tại chính nó, vào lúc này, nhanh như cắt, lẩn như trạch, không làm sao nắm bắt, và sự thực về nó, hết còn bị kìm nén, những tân văn sĩ Nga bi giờ khoái trò viết biếm văn, khoái sử dụng quái chiêu "rung chuông tận thế".
Những hình thức văn học mà, một khi, không bám được vào đất, [mất mối nối xã hội], nhờ chúng, họ có thể đối diện với khó khăn khi vươn tới những xã hội và ngôn ngữ khác.
*
Ngu đần: Động cơ của lịch sử?
Nếu chủ nghĩa Cộng sản là một sỉ nhục trí thông minh của con người, (1), thì sự ngu đần chính là cú đá vào đít, lịch sử nhân loại, nói rộng, lịch sử Việt Nam, kể từ 1945, nói hẹp, bắt nó lao đầu về phía trước, điều mà mấy ông VC gọi là "đi dưới sự chỉ đường của trí tuệ"!
Ngu đần thuộc về vũ trụ toàn trị, và là "động cơ của lịch sử", Aron là người đầu tiên phán như vậy. Sau tới triết gia Tây, Glucksmann, khi chỉ tay vào đám tả phái. Solzhenitsyn, qua nhân vật Ivan Denissovitch. Những chế độ hậu-toàn trị, "sống sót" nhờ sự cân bằng những sự "hèn nhát nho nhỏ". Thời đại "con người xô viết", homos sovieticus, mà Zinoviev mô tả, sở dĩ có được, là nhờ giấc ngủ mê, cơn "hôn thụy", trí thức [le coma intellectuel].
Cơn hôn thụy của mấy ông trùm VC, chỉ chấm dứt, khi trở thành cựu trùm!
(1) Tư tưởng gia của tân thế kỷ: Karl Marx
*
Đúng ra, sau những khuôn mặt nổi cộm như Phạm Duy, Tướng Râu Kẽm bó thân về với triều đình, một ông thi sĩ cho dù nổi danh cách mấy, thực hiện những tua văn học, bên cạnh BVVC của Gấu, thì cũng là chuyện thường ngày ở huyện, tuy nhiên, sự kiện, không chỉ về, mà còn phạng túi bụi cả một lũ nhà văn gốc Miền Nam ở hải ngoại không cùng ông về với triều đình, là 'không đúng'.
"Tại làm sao chỉ đọc Frost và Faulkner?" Câu này đúng là nhè Gấu mà hạch, nên đành phải lên tiếng, theo nghĩa, nhìn theo xác mình đang trôi về quê nhà, theo như câu thơ, khi tôi chết hãy quăng thây tôi xuống biển, nhưng trước đó, hãy cho phép tôi đi vài tua văn học, với bạn bè của tôi, còn ở quê hương.

"Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng."

Chỉ có thi sĩ mới hiểu được thi sĩ!
Cái vụ việc, nguyên nhân, ní do, nhiều nhà văn nước ta trước đây và mãi mãi về sau này, mê văn học Nga, ông thi sĩ Mít cắt nghhĩa, mê là đúng, vì họ lớn quá, sang trọng, là chỉ có được một nửa sự thực.
Một nửa còn lại kia, thi sĩ Nga, Brodsky, bổ túc, khi giải thích lý do, tại nàm sao ông lại viết thư cho bố mẹ ông bằng tiếng... Anh.
*
Tôi viết thư nhà này bằng tiếng Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút tự do, một chút tự do này, rộng hẹp ra sao, là còn tuỳ thuộc vào con số những người muốn, hoặc thích đọc thư nhà này. Tôi muốn ba má tôi, Maria Volpet và Alexander Brodsky, có được thực tại dưới “qui tắc ngoại về lương tâm” [a “foreign code of conscience”].
Chẳng có một xứ sở nào đã luyện được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ diệt linh hồn của dân mình như nước Nga. Và chẳng có một nhà văn nào lại có thể làm lành lặn linh hồn đó; không, chỉ có Trời, Phật, Thần Thánh mới có thể làm được điều này. Chính là vì lý do đó, mà Đấng Thiêng Liêng kia mới có mặt trong suốt Thời Gian Của Người. Xin cho tiếng Anh làm cái nhà cho những người thân quá cố của tôi. Trong tiếng Nga, tôi được sửa soạn để đọc, viết những dòng thơ, hay lá thư. Tuy nhiên, với mẹ cha tôi, bà Maria Volpert và ông Alexander Brodsky, tiếng Anh mới chính là thứ ngôn ngữ dâng cho họ một cõi sau xem ra tươm tất hơn và có thể đó là cõi duy nhất mà họ có được ngoài cái trí nhớ của bản thân tôi về họ ra. Còn về bản thân tôi, khi viết bằng tiếng này, thì cũng chỉ như là rửa chén dĩa mà thôi, rất tốt cho sức khỏe, như mẹ tôi đã mừng rỡ khi biết thằng con của bà vừa rửa một mớ chén dĩa xong, là bèn gọi điện thoại cho mẹ liền!
Thư Nhà
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa hai thi sĩ, một ông thì nhất định về, còn một ông đi là đi một mách!
*
"Tôi hết còn tin tưởng ở xứ sở đó. Tôi không quan tâm (đến chuyện này). Tôi đang viết bằng tiếng nước tôi, và tôi thích tiếng nước tôi. Tôi thực sự không biết giải thích thế nào cho ông thấy. Xứ sở là... những người của nó. Tôi là một trong những người đó, và tôi thấy quá đủ hoặc quá thiếu về tôi rồi... Khi Thomas Mann từ Đức đến California, người ta hỏi ông về văn chương Đức, ông trả lời: Văn chương Đức là nơi tôi đang ở (German literature is where I am). Nếu một người Đức dám chấp nhận điều này, tôi cũng dám chấp nhận. Bây giờ tôi sửa soạn để chết tại đây. Cũng chẳng quan trọng chi chuyện đó. Vả chăng tôi cũng không biết chốn nào khá hơn. Mà nếu có biết, tôi cũng chưa kịp sửa soạn để đổi đời.
*
Về cái sự trở về, Gấu đã từng nghĩ như ông nhà thơ Nga. Nhưng chuyện đời chẳng giống nhau, giữa ông ta và Gấu, ông ta có thể đi luôn, còn Gấu, có thể trở về.
Riêng về những bạn văn VC ở trong nước, nhờ lần trở về, Gấu nhận ra là, họ rất mừng. Hầu như tất cả. Thật là tuyệt vời. Và Gấu nhận ra, cái gọi là giao lưu hòa giải, nó như vầy: Mi cứ phải là VC, còn ta cứ phải là anti-VC thì mới đồng đều, thì mới giao lưu hòa giải được!

Trên tờ Time. số mới nhất, 27 Tháng Tám, có bài phỏng vấn [10 Questions], tay vợt số 2,  Nadal, trong có câu, làm nhớ Ngư Ông và Biển Cả của Hemingway:
Time: Người ta nói, ông [Nadal] rất cảm phục Federer [số 1]. Làm sao có thể có một đối thủ, a rivalry, chính cái kẻ mà mình mến mộ, cảm phục [admire]?
*
Ui chao, giá mà Gấu cũng có được tình cảm này, đối với những "đối thủ" của Gấu, ở trong nước?
Ở ngoài nước, Gấu không có "đối thủ", mà chỉ có... kẻ thù!
*
Nadal: Đúng, tôi mến phục anh ta, nhưng thực sự không có [vấn đề] đối thủ ở đây. Roger [Federer] là số 1 trên thế giới. Tôi, số 2. Tôi cố làm mọi điều mà tôi có thể để bắt kịp anh ta. Nhưng, nói chung, tôi nghĩ, bạn có thể có đối thủ mà bạn mến phục...
*
Theo Gấu, có một sự "lệch pha" rất rõ ràng, giữa người viết, ở trong nước và ngoài nước, về đủ các thứ mặt.  Và có điều này, những người viết trong nước rất mến mộ những người viết ngoài nước.
Nhưng, rõ ràng là có sự thù nghịch, và đối nghịch, giữa chính họ. Giữa nhà văn nhà nước, và ngoài luồng.
Thành thử, một khi bạn về, là về gặp ai? Kẻ thù, đối thủ, hay quan VC?

"Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng."
Chỉ có thi sĩ mới hiểu được thi sĩ!
Cái vụ việc, nhiều nhà văn nước ta trước đây và mãi mãi về sau này, mê văn học Nga, ông thi sĩ Mít cắt nghhĩa, mê là đúng, vì họ lớn quá, sang trọng, là chỉ có được một nửa sự thực.
Một nửa còn lại kia, thi sĩ Nga, Brodsky, bổ túc, khi giải thích lý do, ông viết thư cho bố mẹ ông bằng tiếng... Anh.
*
Thi sĩ hiểu thi sĩ. Tuy nhiên, do tính khí mỗi người mỗi khác, Brodsky rất tởm cái trò đi tua văn học. Ông trả lời, khi được hỏi, tại sao không về:
"Tôi thấy thật khó mà tưởng tượng tôi, như là một du khách, một diễn viên đi trình diễn ở một nơi mà tôi đã sinh ra, đã trưởng thành... Kẻ sát nhân còn có thể luyến tiếc phạm trường, nhưng thật là vô duyên khi mầy mò diễn lại một màn yêu đương. Tôi có thể về đó như là một cá thể rất riêng tư và gặp gỡ một vài bạn bè, nhưng về để cười cười nói nói, nhận những lời chúc tụng, tôi thấy thật là khó chịu".
*
Đây là Khung Rêu sau 1975, của Nguyễn Ngọc Tư. Cũng một Miền Nam, như của Faulkner, sau khi bị mấy ông Yankee "làm thịt".
*
Con biết cái thư này làm ông buồn, ông nghi hoặc, Nhà Quê làm gì đến nỗi, dù gì, cũng còn phần hồn vía giản dị, trong trẻo. Dạ còn, hào sảng còn, chơi hết mình còn, hồn hậu còn, nhưng cũng giống như bức tường xây lâu ngày, vôi vữa bắt đầu rơi ra từng mảng nhỏ, Nhà Quê bây giờ đi đám giỗ cũng bằng tiền, cũng ghi sổ để tới đám giỗ nhà khác coi người ta đi bao nhiêu mình đi lại bấy nhiêu. Trai gái không biết làm gì nên lấy nhau sớm, có đứa mười sáu tuổi đã bồng con nèo nẹo. Có xóm, vợ nhậu vô rượt đánh... chồng te tua. Sổ đỏ nằm ở ngân hàng, nhưng có thừa ra chút tiền, đi sắm dàn karaoke về ca cho đã, chứ đằng xóm người ta sắm hết rồi, mình không có, cũng kỳ.
Bữa nay con méc mấy chuyện này với ông, Nhà Quê hay được, lại giận, nói chân con còn dính phèn mà đã day qua nói xấu quê hương xứ sở mình. Con lại được đội thêm cái nón nữa, dù con không muốn, con đủ đen rồi, muốn làm hảo hán đầu đội trời chân đạp đất.
Thôi, con dừng bút, chừng nào nhớ ra cái gì, con lại viết thư cho ông. Biết đâu chừng, thư sau, con sẽ kể một chuyện dễ thương của Nhà Quê để chứng minh là con yêu Nhà Quê, như ông.
Nguyễn Ngọc Tư: Thư gửi ông Sơn Nam.
Nguồn
Nhè đúng cái ông VC nằm vùng, để mà đặt vấn đề Khung Rêu sau 1975, thì thật là tuyệt cú mèo:
-Ê, cái nhà Việt Nam to lớn hơn, đàng hoàng hơn, mà anh già hỗn này hứa với Miền Nam, và cả đất nước, đâu?
*
Còn đây là Khung Rêu trước 1975, của Thụy Vũ.
Khung Rêu, tác phẩm được giải nhì văn học toàn quốc (1970) làm độc giả say mê Faulkner nhận ra trang trại nho nhỏ có tên là Sutpen’s Hundred, (1), lọt thỏm trong Thiên Đàng Giả Tưởng: Xứ Yoknapatawpha (The Yoknapatawpha Country) của ông. Khung Rêu, qua tóm tắt của Vương Trùng Dương, trong bài viết Nguyễn Thị Thụy Vũ Giữa Dòng Đời Nghiệt Ngã: "Bối cảnh câu chuyện xoay quanh gia đình ông Phủ, điền chủ, quan lại, giai đoạn về hưu. Nhìn bên ngoài gia đình giầu sang nhưng bên trong từ ông Phủ đến con cái chẳng ra gì, con trai có đứa thì chơi bời trụy lạc, đứa thì dốt nát, con gái có đứa lăng loàn, đứa thì thất tình hóa điên, đứa thì ái nam ái nữ. Ông Phủ lắm vợ nhưng đầu óc đầy nhục dục, hãm hiếp người làm trong nhà tuổi bằng con cái… tạo ra thảm kịch, băng hoại của gia đình đến thời suy sụp".
Thụy Vũ: Hãy nói về Miền Nam
(1) Sutpen's Hundred: The name which Thomas Sutpen gave to the hundred square miles of fertile bottomland near the Tallahatchie River in northern Yoknapatawpha County which he bought from the Chickasaw chief Ikkemotubbe in 1833. His plantation house, built by a French architect and French-speaking slaves, was located twelve miles from Jefferson. After Sutpen's death in 1869, part of the land was bought by Major de Spain to be used as a hunting ground.
*
Nếu Thụy Vũ cho rằng, chiến tranh là duyên do của suy sụp, nhưng, bởi vì "sống giữa lằn ranh", bà cũng còn tin tưởng, chiến tranh dưới dạng giải phóng, là khởi đầu một hưng thịnh của nó.
*
Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền Nam và ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết bao nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner?
Câu hạch hỏi trên, sự thực, là một "lời khen ngầm", khi "đồng nhất" văn học hải ngoại, với, chỉ một trang, Tin Văn.
Bởi vì, ngoài Tin Văn ra, chẳng ai thèm nhắc đến Frost hay Faulkner.
Vinh dự như thế, mà còn...

Nếu thi sĩ có một bổn phận nào đó đối với xã hội, thì đích thị là cái này: Làm thơ cho thật bảnh.
Thuộc về thiểu số, anh ta / chị ả đâu có chọn lựa nào khác.
Làm đếch được cái bổn phận trên, là anh ta / chị ả bèn chìm vào quên lãng.
Brodsky: To Please a Shadow
Ông thi sĩ Mít, không "cặm cụi thơ", ấy là vì biết rõ, ta đếch phải là thi sĩ.
Bèn đi một đường, đứng ké những thằng cha, có một thời, đã làm thơ, và đã được coi là thi sĩ.
*
Gấu này tin rằng, cái gọi là văn chương dòng chính, với trái tim của nó là Hà Nội, đã hết thời.
Như Brodsky phán:
Bởi vì những nền văn minh thì cũng có lúc đi đời nhà ma [Because cilivisations are finite], trong cuộc đời của mỗi một nền văn minh như thế, sẽ xuất hiện một thời điểm mà tâm của nó trở nên bất lực, không trụ nổi, [cease to hold]. Vào những thời điểm như thế đó, cứu vớt nó, cho khỏi bị phân tán, huỷ diệt, không phải những miền, mà là ngôn ngữ.
Đó là trường hợp đã xẩy ra cho nền văn minh La Mã, và trước đó, văn minh Hy La.
Và cái "job", giữ cho nền văn minh, thí dụ Mít, không bị phân hóa, sẽ được làm bởi những con người miệt vườn, từ ngoại vi, chứ không phải mấy tay ở trung tâm, ở Hà Nội.
Trái với niềm tin thông thường, phổ thông, ngoại vi không phải là nơi thế giới chấm dứt mà chính là nơi khởi đầu, mở ra.
Brodsky: Hải Triều Âm [The Sound of the Tide]
*
Thành ra, biểu hiện lụi tàn, không phải là cái sự sai văn phạm của một ông tổng thống mất nước, trong bài diễn văn cuối cùng trước khi bôn tẩu, mà sợ rằng, ở cái hành động bịt miệng người dân.
*
Hà Nội hết thời, biên cương nổi lên, mở ra một kỷ nguyên khác cho ngôn ngữ. Hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư, thơ Mở Miệng, thơ Ngựa Trời, và mới đây nhất, cú đàn áp của Trung Ương nhắm vào tờ báo địa phương Tuổi Trẻ chứng tỏ điều "tiên tri" của Gấu.
*
Frost: Tại sao?
Như đã lèm bèm nhiều lần, Gấu làm quen với Frost, lần đầu tiên, ở trại tị nạn Thái Lan, khi, tình cờ vớ được một cuốn sách Anh ngữ, dành cho sinh viên, học sinh, chắc là quà tặng của một phái đoàn, hoặc một chương trình thiện nguyện nào đó, cho đám tị nạn, với lời nhắn nhủ, hãy cố học tiếng Anh, bởi vì, mi sẽ cần đến nó, nếu may mắn, không bị tống cổ trở lại quê hương của mi.
Những lời hứa phải giữ, nhan đề cuốn sách, là từ một dòng thơ của Frost, trong bài Dừng ngựa bên rừng, chiều tuyết phủ.

Gấu này, không hiểu tại sao, ông thi sĩ lại lọc ra, chỉ hai tác giả, khi, ngoái lại, sửng cồ với đám hải ngoại, rồi "áo gấm về làng", tham dự tua văn học cùng các đấng thi sĩ ở trong nước?

Biết bao nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner?

Và Gấu tự hỏi, ông thi sĩ này, đã từng đọc Frost?
*
Bài của Brodsky, về Frost, dùng làm tựa cho cả tập tiểu luận, Về Khổ Đau và Trí Tuệ,  vốn là một bài đọc, tại một seminar, tại Paris, ở trường Collège Intel de Philosophy.
Thành thử, Brodsky 'cẩn trọng', điều này: Nhân xưng đại danh từ "you", ở trong bài nói chuyện, ở một xứ nói tiếng Tây, cho dù tại thủ đô Paris của nó, là dành cho những người không rành về Frost, chưa từng làm quen với sức mạnh, sự dẻo dai trữ tình và dàn trải của thơ Frost  [the pronoun 'you' in these pages stands for those ignorant or poorly acquainted with the lyrical and narrative strengths of the poetry of Robert Frost].
Nhưng, trước hết, xin đi vài đường tiểu sử.
*

Chính cái sự sửng cồ, tại sao chỉ đọc có Frost và Faulkner của ông thi sĩ chỉ muốn như ngài Đào Tiềm, về thôi, về thôi,  khiến Gấu tò mò về nhà thơ người Mẽo, Frost, khi nhớ lại cuộc hạnh ngộ giữa ông và Gấu, tại trại tị nạn Thái Lan, qua bài Dừng ngựa bên rừng.

Trong Chuyện trò với Brodsky của tay Volkov, cả hai ông, chủ và khách, dành hẳn một chương cho nhà thơ Frost. Brodsky coi Frost bảnh hơn cả Eliot.
Ông phán: Trong xã hội hiện đại, nhà thơ hoặc bị bách hại, persecuted, hoặc được thừa nhận, recognized.
Xã hội Mẽo thừa nhận Frost mà không cần hiểu ông!

Brodsky mê nhất Frost, ở cái chủ nghĩa cá nhân của ông ta, theo nghĩa, một người đếch thèm nhờ cậy bất cứ người khác, ngoài nhờ cậy chính mình. Ông mê nhất câu thơ này của Frost trong Đầy tớ của Đầy tớ [A Servant to Servants]:
"The best way out is always throught", trong đoạn độc thoại của một đàn bà khùng điên, bị giam cầm vài lần trong nhà thương tâm thần, và câu trên, là của ông chồng bà ta.
Ý nghĩa của câu đó, theo tôi, Brodsky, là: Muốn ra thì tìm đủ mọi cách mà ra dù có phải cạp đất. [This means that the only solution to any situation is to scrape throught it].
Brodsky cũng cho rằng, chỉ có Auden là hiểu Frost.
Ông tin rằng Auden bị ảnh hưởng bởi Frost nhiều hơn là bởi Eliot, trái hẳn với nhiều người, ngược lại.

*

Là một người đọc, tôi thấy tác giả Nguyễn Đức Tùng viết :”Nhiệm vụ của nhà văn, cũng như các nhà nghiên cứu và phê bình, là hướng dẫn người đọc, làm cho họ vượt lên từ giai đoạn của người mới đọc (beginners) đến trung bình (mature readers), và từ trung bình lên các trình độ cao hơn (good readers) như là một cách bổ sung đội ngũ những người đọc chuyên viên”, tôi tự xét mình mới ở trình độ bắt đầu theo ông Nguyễn Đức Tùng. Nhưng tôi lại hổng chịu cái cách xác định “nhiệm vụ nhà văn, cũng như các nhà nghiên cứu và phê bình, là hướng dẫn người đọc, làm cho họ vượt lên từ…"
Hai Trầu [Trang Hội luận]

Mấy thứ lý luận như vầy, thực sự xưa quá rồi. Một nhà văn vào thời điểm hiện tại, nếu thực sự là nhà văn, chắc chắn sẽ không ôm lấy ba thứ trách nhiệm linh tinh này. Từ đó suy ra, nếu có người còn tin, thì đó là nhà văn dởm.
Thảm hơn nữa, sau khi ông trùm ban huấn từ, thế là một đám nhi nhô bèn học tập nghị quyết, bèn tranh luận tranh liếc.
Thảm, thảm thật.

*
Khi được hỏi, ông viết cho ai, Nabokov trả lời:
Tôi không tin một nghệ sĩ lại phải lo lắng đến độc giả của mình. Độc giả số một của ông ta, là cái kẻ mà mọi buổi sáng ông ta nhìn thấy trong gương, khi cạo râu. Tôi cho rằng, khán thính giả độc giả của một nghệ sĩ, mà ông ta tưởng tượng ra được, là những người làm đầy một căn phòng, và tất cả đều mang mặt nạ của ông ta.

*
Cái kiểu lý luận của ông trùm và đệ tử, chính là lý luận của VC.
Còn ai hướng dẫn người đọc bằng nhà văn của Đảng, còn ai hướng dẫn nhà văn của Đảng bằng... Đảng?

Thế là cứ viết như điên dưới ánh sáng của Đảng, cứ sợi chỉ đỏ xuyên suốt, cứ ban huấn từ, cứ muốn làm bố độc giả, làm trùm nhà văn.

Nhà văn nào, nếu người đó còn một chút lương tri, một chút tự trọng, dám ban cho mình trách nhiệm hướng dẫn người đọc?
Trong 10 năm có tới, phụ trách trang Tin Văn, Gấu chưa từng có ý nghĩ càn dỡ, hướng dẫn bạn đọc.
Mày có hơn người đọc chưa mà đòi hướng dẫn bạn đọc, hả Gấu?

Trang Tin Văn có, chính là từ tinh thần đó. Khi Gấu đề nghị tờ Văn Học đi mấy bài dịch Steiner, ông chủ báo phán, độc giả Văn Học chưa đủ sức đọc Steiner. Thế là Gấu nghĩ bụng, sao ông coi thường độc giả của ông quá thế.
Vả chăng, Gấu ngay khi đọc Steiner, là đã bật ra ý nghĩ, giả như những tư tưởng của ông, về Lò Thiêu, được độc giả Việt Nam biết tới, liệu có tránh được thảm họa Lò Cải Tạo?

Muộn còn hơn không, thế là hì hục làm trang Tin Văn.
Đừng nghĩ, Gấu hướng dẫn bạn đọc.
Dịch, giới thiệu, rồi tùy độc giả quyết định, lựa chọn cho mình một thái độ.
Tinh thần của Tin Văn là tinh thần của Tập San Văn Chương ngày nào, qua đó, là định nghĩa, nhà văn là một kẻ được thông tri ngon lành [mieux, bien... informer] về thời của mình.

Đâu có phải độc giả là thua tác giả, mà đòi hướng dẫn họ.
Độc giả Tin Văn, có rất nhiều người hơn Gấu, trong gần 10 năm trời phụ trách trang báo, Gấu biết rất rõ như vậy.
Đừng có coi thường độc giả, như VC coi thường dân chúng Việt Nam chưa xứng đáng để hưởng dân chủ, cần có Đảng hướng dẫn.
*
Thực sự Gấu tin, mấy ông trùm phó trùm của diễn đàn này, đều dởm. Chẳng ông nào có tác phẩm , hoặc có thì cũng đồ dởm. Thế là quay ra đóng vai nhà văn, mở hội luận hội liệc.
Thứ thiệt, họ lo viết, đâu có thì giờ làm ba chuyện linh tinh.
*
Ông Trùm, hết mắng bảo, tại sao không học tập văn học Nga, như trong nước, tại sao hải ngoại, Gấu lập lại hải ngoại cứ lải nhải hoài Faulkner, sau một tour văn học, bèn ra diễn đàn hội luận, bèn ban huấn từ đàn em, hướng dẫn độc giả.
Chẳng thay thế được... thơ đâu.
*
Tin Văn không hướng dẫn người đọc, nhưng Tin Văn thì được hướng dẫn bởi tinh thần Lò Thiêu, Lò Cải Tạo.
Bởi thế mà độc giả Tin Văn có người cho rằng nó đen thui!