*
Tạp Ghi
Ba người khác

Ba thằng lăng nhăng
1 2



















Ba thằng lăng nhăng?

Khi Nguyên Ngọc gọi ba ông đồ tể, là ba thằng lăng nhăng, chúng ta tự hỏi, liệu có sự đánh tráo từ ngữ?
Có, mà, không, theo Gấu.
Sự đổi tên, tưởng như đánh tráo đó, hóa ra là cái mầm, inspiration, đẻ ra tư tưởng “sự tầm phào của cái ác”, của Hannah Arendt, theo Amos Oz, trong cuốn Hai cái chết của bà tôi.
Chủ nhân cái mầm, là Raul Hilberg, một sử gia.
Rất nhiều người buộc ông này, tội, sỉ nhục hồi nhớ những nạn nhân, khi coi họ là những kẻ ngoan ngoãn một cách quái đản, cực kỳ hèn nhát, cứ thế sắp hàng nối đuôi nhau đi vô Lò Thiêu, coi những tên sát nhân, ‘những con người bình thường chẳng có cái ác đặc biệt nào ở trong họ’.
Amos Oz cho biết, khi coi phim Shoah, une histoire orale de l’Holocauste, của đạo diễn Claude Lanzmann, một trong những xen rất ư là bình thường, chẳng có tính điện ảnh, nhưng bám chặt vào ký ức ông. Đó là xen, kéo dài chừng 15 phút, chiếu cảnh Hilberg - ngồi trong căn phòng xinh xắn, tại nhà của ông, ở Vermont, [người ta nhìn thấy, qua cửa sổ, bên ngoài cây cối, tuyết, bên trong, những cuốn sách, ngọn đèn bàn] - giải thích cho nhà đạo diễn Claude Lanzmann, nội dung một tài liệu đánh máy, tiếng Đức, chừng 15 dòng, gồm những dẫy số.
Một “ordre de route”, (lệnh chuyển vận) của chuyến xe lửa số 587, do Gestapo Berlin, chuyển cho Sở Hoả Xa Reich, “lưu hành nội bộ”.
Một bí mật nằm ở nấc thang chót, của bộ máy giết người.
Hilberg giải thích: “Chìa khóa tâm lý của toàn thể chiến dịch, là: không bao giờ được sử dụng những từ có ý nghĩa hoàn toàn rõ rệt. Tối giản tối đa, chừng nào còn có thể tối giản, ý nghĩa của chiến dịch sát nhân, đưa người tới Lò Thiêu. Ngay cả dưới mắt của chính những tên sát nhân.”
Thú thực, trước đây, nói gì thì nói, Gấu vẫn không hiểu tới tận nguồn cơn, tại làm sao mà lại gọi "đi tù" là "đi học tập cải tạo", tại sao lại dùng một mỹ từ như thế, cho một từ bình thường như thế, như thế, như thế... cho đến khi đọc Oz.
*
Shoah, chuyện lời, une histoire orale, của Lò Thiêu, là cuốn phim mãnh liệt nhất, mà tôi [Oz] đã từng coi. Đây đúng là một sáng tạo chuyển hóa [transformer] khán giả. Một khi coi nó, là bạn, khác đi.
Sau khi té xỉu ở vị trí nhân chứng trong vụ án Eichmann, tác giả Ka-Tzenik nói, Auschwitz là một "hành tinh tro" ["une planète de cendres"].
[Vào dịp tưởng niệm 50 năm Lò Thiêu, những người tới đây nhận xét, nước hồ ao quanh Lò Thiêu vẫn còn mầu xám, do tro người đổ xuống, thiên nhiên, sau 50 năm, vẫn chưa thể nào quên, huống chi con người].
Theo ông, sự huỷ diệt dân Do Thái đã xẩy ra tại một hành tinh khác, "hành tinh tro", vì thế, những người không hiện diện, không chứng kiến, muôn đời, đời đời, không thể nào hiểu được.
Cũng vẫn theo nghĩa đó, những nhà giáo sư, những nhân vật quan trọng trong công chúng cố nhét vào đầu chúng ta ý tưởng, rằng, một biến cố phi nhân, ma quỉ, siêu hình, đã xẩy ra, "không thể nói được", "không thể hiểu được".
Cứ như thể Lịch sử bỗng gẫy ra làm đôi, và được đem trồng lại, transplanter, tại một thế giới khác.
Chỉ nội cái từ Lò Thiêu không thôi, là đã nói lên cái tính "bên ngoài-con người", extra-humaine, của sự hủy diệt. Lò Thiêu là một vụ nổ bùng, explosion, của những sức mạnh thiên nhiên, vượt ra ngoài trách nhiệm của con người, một thiên tai như động đất, lũ lụt.
Phim của Lamzmann khởi đi từ một quan điểm hoàn toàn ngược hẳn. Mặc dù sự lựa chọn từ hebreu, Shoah, ông đề nghị, có thể hiểu được sự huỷ diệt có tên là Lò Thiêu, ở bên trong lòng của lịch sử.
*
Biếm họa là chủ yếu.
Đây là một thí dụ về "hài hước Đức thứ thiệt".
Rudolf Vrba, một nhân vật lịch sự, phong nhã, ăn vận đúng mốt, ăn nói đúng điệu, trốn thoát Lò Thiêu ngày 4 Tháng Tư 1944, kể, với một nụ cười chua chát, phận sự của ông, một thư ký, trong trại tử thần:
Đêm xuống. Chúng tôi thức dậy làm việc. Trên sân ga, chừng 10 mét, có một tên SS, với một con chó săn người, và một khẩu súng máy, Đèn chiếu chói chang. Chúng tôi đợi. Xe lửa từ từ vô sân ga, rồi dừng lại. Một trong những tên Unterscharfuhrers tới từng toa tầu mở khóa. Đám người bên trong toa tầu nhìn ngơ ngác. Họ ở trên tầu từ 10 đến 15 ngày. Đói. Khát. Mệt lử. Bên trong toa, người còn sống ngồi bên trên người đã chết, đang ngắc ngoải. Họ cũng không biết, tầu đã vô sân ga, và đây là ga nào. Cái tên Auschwitz chẳng có ý nghĩa gì đối với họ. Rồi họ đổ xuống sân ga. Đám Đức la to: "Raus! Schnell!". Và quất họ bằng roi bằng gậy.
Rồi, tới một lúc, một trong những viên sĩ quan nói với đám người mới tới bằng một giọng lịch sự, kiểu cách và cũng thật bất ngờ: "Xin chào mừng", anh ta nói. "Chúng tôi xin lỗi vì những bất tiện của chuyến đi. Một lát nữa, các vị sẽ được phục vụ một tách trà, và sẽ có người săn sóc chăm lo cho các vị. Các vị sẽ rất yên vị nở đây"
Amos Oz: Họ đã được sáng tạo từ hình ảnh của Thượng Đế, trong Hai cái chết của bà tôi, tập tiểu luận.

Liệu chúng ta có thể hiểu, từ "lăng nhăng", của Nguyên Ngọc, theo nghĩa "tầm phào", của Hannah Arendt?
Rằng cái ác CCRĐ, cái ác lăng nhăng, cái ác tầm phào?
Rằng cái việc đi tìm một con quỉ ở nơi chuồng heo, tìm một cái ác Bắc Kỳ nằm ở nơi đáy sâu, của những tầng hoang vắng, của lịch sử miền đất này, hay nói theo tinh thần Lò Thiêu, cái ghê tởm phát sinh ra từ tinh thần Bắc Kỳ [la naissance de l'horreur issue de l'esprit de germanité], là chuyện bố nếu bố náo?

Les mots qui tuent, les mots qui parfois guérissent.
[Những chữ giết, những chữ đôi khi chữa lành]
*
Liệu có thể có cái ác tầm phào, vô vị, chán ngoét?

Claude Lanzmann, qua nhận xét của Oz, làm phim về Lò Thiêu theo nghĩa ngược hẳn lại cái nhìn gần như mang tính chính thống, khi phải giải thích, tại làm sao lại xẩy ra Lò Thiêu, và ngược hẳn lại cái nhìn của Hannah Arendt, khi coi đây là sự tầm phào của cái ác.
Ka-Tzenik, nhân chứng trong vụ án Eichmann, và cũng là một tác giả, cho rằng, Auschwitz là một “hành tinh tro” [50 năm sau, những hồ ao quanh đây vẫn còn mang mầu xám, vì tro người từ những lò thiêu đổ xuống], như thể, câu chuyện hủy diệt dân Do Thái thuộc về hành tinh khác, không phải trái đất. Như thể, Lịch sử nhân loại tới khúc đó bị gẫy ra làm đôi, và mỗi nửa như thế đó, được đem “tái định cư” ở hai hành tinh khác nhau. Lò Thiêu, là, “không thể hiểu được”.
Chỉ nội từ Lò Thiêu, Holocauste, đã nói lên một cái gì vượt ra ngoài cõi người. Holocauste là một vụ nổ do những sức mạnh tự nhiên gây nên. Và con người, do đó, không có trách nhiệm, cũng chẳng làm sao ngăn ngừa, hay tác động lên nó: động đất, lũ lụt…
Claude Lanzmann làm phim của ông ngược hẳn cái nhìn trên. Mặc dù cái tít Shoah, tiếng hebreu, phim của ông đưa ra đề nghị, chúng ta có thể hiểu được Lò Thiêu, như là một sự hủy diệt ở bên trong lòng lịch sử, ở bên trong lòng bản chất tự nhiên của con người, với điều kiện: chúng ta phải chú mục ngó xuống từng chi tiết nhỏ nhặt của nó. Chẳng làm gì có hành tinh tro, những nạn nhân bị sát hại cũng không phải là những vị thánh. Chỉ là những con người. Những tên sát nhân, cũng vậy. Có thể, hơi cù lần một chút, so với người bình thường. Trong phim của ông, kéo dài 9 tiếng rưỡi, không có nhân vật nào lớn hơn bình thường.
Nhưng, Oz cẩn trọng chúng ta một điều: đừng lầm lẫn cái nhìn của ông, với lý thuyết thật chi ly, và cũng thật nổi tiếng của Hannah Arendt, trong tác phẩm, Eichmann ở Jerusalem, hay sự tầm phào của cái ác.
Với Lanzmann, cái ác không tầm phào, nhưng giả đò tầm phào: một sự trộn lẫn độc địa của ích kỷ, ngu, dửng dưng, đần, thiên kiến [mélange d’égoisme,de stupidité, d’indifférence, d’ignorance, de préjugé, teinté de méchanceté].
Trong phim của ông, không có chỗ cho Thượng Đế, quỉ sứ, tinh thần lịch sử. Phim cũng kéo người xem ra khỏi quan điểm, sự tàn sát là từ tinh thần Đức mà ra.
Ngay cả những tên sát nhân, cũng chẳng hề lớn tiếng hô hào, biện minh cho một chủ nghĩa bài Do Thái, chúng đều coi đây, một việc bắt buộc phải làm, [Chúng tôi có một việc bẩn thỉu phải làm, và chúng tôi làm bổn phận của chúng tôi trong những điều kiện khó khăn, chẳng thích thú gì.]
Chẳng hề có hình ảnh, biểu tượng, ẩn dụ… trong phim của Lanzmann. Những chuyến xe lửa biểu tượng chuyến xe lửa, tuyết, vẫn tuyết, rừng, vẫn rừng.
Có vẻ như Lanzmann quá chán những ẩn dụ, bởi vì ông cho rằng, việc giết hại dân Do Thái, là một nhập thân ‘theo nghĩa đen' [l’incarnation ‘littérale’], một ẩn dụ cổ, xưa.
Theo Oz, việc sát hại người Do Thái, là một việc làm xuyên-con người, giữa con người và con người, le massacre des Juifs est ici une affaire intra-humaine. J’ai failli écrire: “une affaire entre l’homme et l’homme”.
Ở đây, trong toa xe này,
Tôi, Ève
Với con trai của tôi, Abel.
Nếu bạn trông thấy thằng con cả của tôi,
Thằng Cain, con trai cả của ông Adam,
Nói với nó giùm,
Rằng, tôi thì
[Ici, dans ce transport
Moi, Ève,
Avec mon fils Abel
Si vous voyez mon fils ainé
Cain, fils d’Adam,
Dites-lui que je suis]
Dan Pagis
 [Viết bằng viết chì, trên toa xe bằng chì,
Trong tuyển tập Hóa Thân, Metamorphosis]
*
Nói với nó rằng tui thì… gì?
Chẳng có gì tiếp theo, mà chỉ là sự câm lặng.
Đó là kết luận phim của Lanzmann.
Một toa xe lửa bằng chì chạy trên đường ray.
Và sau đó, là sự câm lặng.
Chẳng có bài học, chẳng có đạo đức.
*
Đúng là một việc làm bẩn thỉu, giữa ông anh cả, và thằng em út.
*
By pressing men against each other, totalitarian terror destroys the space between them," writes Hannah Arendt.
Bằng cách bắt người ép người, khủng bố toàn trị hủy diệt khoảng trống giữa họ.
*
                                                     Ria Nhỏ và Ria Lớn
Vào năm 1997, trả lời Le Monde, liệu Lò Thiêu tồi tệ, worse, hơn, so với những tội ác của Stalin, Robert Conquest trả lời, "Đúng thế," nhưng khi bị hỏi tiếp, tại sao, ông chỉ có thể trả lời, "Tôi cảm thấy như thế."

Đây chính là sự khác biệt lớn lao, mà Anne Applebaum phải viết cả một cuốn sách dầy 700 để tìm cho ra câu trả lời.

Một trong khác biệt giữa hai bộ ria, theo Martin Amis:
Nazism không huỷ diệt xã hội dân sự, civil society. Bolchevism huỷ diệt xã hội dân sự.
Đó chính là những lý do đưa đến 'phép lạ" phục hồi nước Đức, và cho thấy sự liên tục đi xuống hố của nước Nga, [the continuation of Russian vulnerability and failure].
Stalin không phá huỷ xã hội dân sự. Lenin hủy diệt xã hội dân sự.
Nhìn về Việt Nam, đọc câu trên, mới thấy lo sợ.
*
Les mots qui tuent, les mots qui parfois guérissent.
[Những chữ giết, những chữ đôi khi chữa lành]
Lão tặc thiên bất nhân,có bộ thần kinh bằng thép, và tính hài hước thực sự của Đức.
[Les nerfs d’acier de la divinité et la vraie ironie allemande.]
Từ bốn chục năm, chúng ta lập đi lập lại, rằng, việc tàn sát dân Do Thái ở Âu Châu có thể giải thích, nhưng không thể hiểu được, [… peut être expliqué mais pas compris]. “Nếu bạn không có ở đó, bạn không thể…”. Từ ‘nội dung’ và “cảm quan”, như thế đó, những lời giải thích chất thành núi, nào Sartre, nào Arendt... Từ viễn tượng Mác xít và trong nội dung thần học. Cánh cửa trí tuệ và môi trường chính trị được khai phá, thám hiểm. Người ta nhận thấy, có cả những thuật ngữ, thí dụ, “triết sử”, "phương pháp phân tâm học"…
Phim của Lanzmann, hoàn toàn ngược hẳn lại: không giải thích nữa, mà, lần này, cố hiểu.
Có thể, theo ông, nếu chúng ta sẵn sàng lao xuống những chi tiết cực kỳ chi ly: Lúc đó mấy giờ? Quần áo, giầy dép để ở đâu? Trời lạnh không? Những xe cam nhông tử thần mầu gì? Từ đó tới sân ga lò thiêu bao lâu? Ai trả tiền chuyên chở? …
Những chi tiết tỉ mỉ như thế, đã đem đến cho sáng tạo của Lanzmann một kích thước của Tolstoi, Joyce, và Proust. Phim Shoah của ông, giống Chiến Tranh và Hòa Bình, và theo một cách khác, giống Ulysse, Đi tìm một thời gian đã mất. Đây là một chuyến đi trong hồi ức, cái hồi ức này đòi hỏi, mong muốn, được “chi tiết thật chi tiết”, được “tài liệu”, à documenter: cứ mỗi phần tí ti của một giây đồng hồ, được nhân lên bằng bốn năm, bằng sáu triệu. Chúng ta đã nói rồi: ám ảnh chi tiết. Đây là một cuốn phim không có đoạn chót, một phim muốn thời lượng chiếu, hàng ngàn năm, hay hơn nữa. Người ta nói, Lanzmann sử dụng ba trăm năm chục cuộn phim, khi chiếu, không tới mười. Theo nguyên tắc, đúng lý ra, phim này phải tiếp tục tới đêm của thời gian, ce film devrait continuer jusqu’à la nuit des temps.
Tôi là người, Ông là Trời. Ông có trí tưởng tượng của đấng sáng tạo.
Ông chắc chắn phải ở giữa những dân của ông
Ở Auschwit, và Majanek
Ở Belzec và Treblinka,
Ở Ponar và Belgen-Belsen.
Ông biết miêu tả cảnh tượng trên, tới từng chi tiết, trong từng tiếng rên rỉ, trong từng cái nhìn.
Ông có trí tưởng tượng.
Và Ông có bộ thần kinh bằng thép…
Uri Zvi Greenberg
Những con phố của dòng sông.
Les Rues du fleuve.

Chúng ta đâu có bộ thần kinh thép của Lão Tặc Thiên. Chúng ta đâu có muốn coi một cuốn phim kéo dài tới đêm của thời gian. Toan tính của Lanzmann, như thế, là một thất bại, như những tiền nhiệm của ông, Tolstoi, Joyce, Proust. Chúng bị bẻ gẫy bởi thời gian giới hạn, là cõi người. Như thế, cơn động kinh của Lanzmann, cái việc vác đá vá trời của ông, có lẽ là, cách ông cố làm sao hiểu, cái không thể hiểu.
*
Dans un discourse adressé aux généraux SS à Poznan le 4 octobre 1943, Heinrich Himmler, chef de la Gestapo, félécita ses héros méconnus, qui avaient executé une tâche difficile et ingrate:
“[...] Je veux aussi vous parler très franchement une affaire très grave. Nous devrions évoquer ce sujet de manière très directe entre nous, et pourtant nous n'en parlerons jamais en public. Il s'agit (...] de l'extermination de la race juive. [ ...] La plupart d’entre vous doivent ce que c'est que de voir alignés côte à côte 100, 500 ou 1 000 cadavres.  Avoir tenu bon et en même temps être restés des hommes décents -  à part quelques exceptions dues à la faiblesse humaine -, c'est ce qui nous a endurcis. Cette glorieuse page de notre histoire n'a jamais écrite, et ne le sera jamais... »
“Le 31 aofit [1942], Himmler avait ordonné à un détachement Einsatz d'exécuter cent détenus de la prison de Minsk, pour voir comment on procédait.
Seon Bach-Zalewski, le haut officier SS qui était présent, Himmler faillit s'éanouir quand it vit l'effet dee la première salve du peloton d'exécution. Quelque minutes plus tard, it devint hystérique car deux femmes juives n'avaient pas été tuées sur le coup. Un résultat de cette expérience fut un ordre de Himmler, exigeant que désormais les femmes et les enfants ne soient plus fusiliés mais expédiés dans les camions à gaz. » (Les deux citations sont tirées de l'ouvrage de William Shirer, Le IIIe Reich.).

Trong một diễn văn trước đám sĩ quan SS tại Poznan, ngày 4 tháng 10, 1943, Heinrich Himmler, trùm Gestapo, khen ngợi những vị anh hùng bị hiểu sái, hiểu quấy, đã thực hiện một nhiệm vụ khó khăn, bị bạc đãi.
Đây là chuyện nghiêm trọng, chỉ có thể nói trực tiếp, không thể công khai trước công chúng… Đa số trong các vị biết rõ, làm sao chứng kiến 100, 500, 1000, tử thi xếp chồng lên nhau, kế bên nhau, và vẫn giữ được cương vị của mình… Trang sử vinh quang lẫm liệt này của chúng ta đã và sẽ chẳng bao giờ được viết ra.”
Vào ngày 31 Tháng Tám, 1942, tại Mink, Ngài ra lệnh một đơn vị làm một cú trình diễn cho Ngài duyệt.
Và Ngài đã gần như bất tỉnh, ngay sau loạt đạn đầu tiên, và thây người cứ thế ngã xuống. Và Ngài đã rú lên như một tên điên, khi nhìn thấy, hai người đàn bà Do Thái không chết liền tại chỗ.
Kể từ đó, Ngài ra lệnh, không được xử bắn đàn bà, trẻ em, mà hãy chuyển họ trong xe gaz.
*
Koba, tại sao ông cần tôi chết?.
[Koba, why do you need me to die?]
Bukharin mở đầu thư thứ 43 gửi Stalin, không thư nào được trả lời, trong thời gian dài bị bắt giam và đưa ra tòa, thọ án.
Tại sao?
Và Bukharin tự trả lời:
[Stalin] không hạnh phúc, vì, không làm sao thuyết phục nổi tất cả mọi người, kể cả ông, ta vĩ đại, lớn lao, hơn tất cả mọi người.
Và đây là nét người, có lẽ duy nhất, của ông.
Nhưng nét không người, mà là 'quỉ', ở đây, là, do không hạnh phúc, ông không thể nào 'trả thù giùm', cho tất cả những con người, đặc biệt, những người, một cách nào đó, bảnh hơn ông ta!
Martin Amis, dẫn triết gia Nga, Alexander S. Tsipko, có hai gia vị làm 'hưng phấn' bộ lạc Bolchevik, đó là coi thường cái bình thường và ước muốn làm kinh ngạc thế giới [disdain for the trivial and the desire to astonish the world].
Có vẻ như bộ lạc người Kinh, đặc biệt, nhất là, những ông Yankee mũi tẹt 'cũng' rất mê hai món gia vị này!

Tình cờ đọc lại bài viết của chính mình, Một chuyến đi, Gấu khám phá ra, chính Gấu, thêm Primo Levi nữa, đã tiên đoán sự ra đời của Ba Người Khác, trong dòng văn chương của Tô Hoài.
Như thế, Nguyễn Tuân cũng đã tiên đoán ra được số phận của Tô Hoài, và những tác phẩm chưa ra đời của bạn mình. 'Bỏ cái nắp đi', cái nắp ở đây, chính là sự kiềm chế bản năng, thú năng ở con người. Nhờ CCRĐ, 'nhất đội nhì giời', cái nắp được dịp bật ra, biến ông thành một thằng lăng nhăng dâm đãng.
Sau khi chiếm được Miền Nam, nguyên nhân sự tha hóa của những người CS, có thể thu gọn, chỉ cụm từ: bỏ cái nắp đi.