TẠP GHI
Tản mạn về
Ba Người Khác
1 2 3 4 5
Bài liên quan
Ba
Người Khác
Tô Hoài
Kim Thuyền
Thoát Xác
Một chút
gì để sống vì nó
Look on
these horrors
Coetzee
Đọc
Hitler của Mailer
|
Do
chưa được đọc, nhưng qua những bài
viết về nó, có vẻ như
đây là một tác phẩm đang được đón nhận. Và, một tác phẩm mang tính sám
hối, của
Tô Hoài, một trong những nhà văn công thần của chế độ, khi nhìn lại Vụ
Án cải
cách ruộng đất
Gấu này sợ rằng mấy ông đọc
ông, đã hiểu sai về
cái độc, cái ác như là thức ăn của thiên tài.Gấu đã từng lèm bèm đôi ba
lần về
vị lão tiền bối này. Ông là một trong những thần tượng của Gấu thời còn
là con
nít, với những tác phẩm như Dế Mèn phiêu lưu ký. Vũ Ngọc Phan, khi hỏi,
tại sao
trong tập chuyện loài vật của Tô Hoài, lại lạc vô một anh Cu Lặc, là đã
manh
nha điều này: Muốn hiểu rõ thiên tài Tô Hoài, là phải lần về những tác
phẩm
viết về thế giới loài vật, và con người trẻ thơ của con người. Cu Lặc
có gì đó
tương tự một nhân vật trong Của Chuột và Người của Steinbeck.
Tuy nhiên, nếu chúng ta tin rằng, con
người là tổng số những
kinh nghiệm về thời tiết, và từ đó, của khổ đau, và biết rằng, Tô Hoài
đã có
thời kỳ sống tại Miền Nam, và cái thời tiết được trừ đi cái lạnh, cái
đói, cái
ác của Miền Bắc đó, đã làm cho ông ta biết rằng là, đây là thiên đường.
Cái Ác của văn Tô Hoài, là do đã từng
có lần đến được Thiên
Đường, và tìm đủ mọi cách chiếm đoạt nó, “Bắc Kỳ hóa” nó, coi nó như là
chiến
lợi phẩm, cho nó biết thế nào là cái lạnh, cái đói, cái ác của đồng
bằng Bắc
Bộ, của rừng thượng du Miền Bắc!
Một cách nào đó, ông là một Phạm Xuân
Ẩn, ở trong văn
chương, muốn biến cả nước thành… thiên đường, và tin tưởng rằng cuộc
chiến
thắng Miền Nam của Miền Bắc sẽ làm được điều này.
Đây là tam đoạn luận của cuộc chiến
Việt Nam,
theo Gấu:
-Muốn giải phóng Miền Bắc ra khỏi cái
độc cái ác, cái đói
muôn đời, con quỉ nơi chuồng heo, cái bản chất “ku-lắc Á châu” dã man
của nó,
(1), là phải chiếm lấy Miền Nam.
-Cho Miền Nam
nếm mùi cái độc cái ác cái lạnh cái đói của Miền Bắc, [đây là nguyên
nhân phát
sinh Lò Cải Tạo?]
-Cùng cả nước tiến lên thiên đường!
(1) Tolstaya:
*
Theo bài viết của Phạm Xuân Nguyên,
khi nói về thái độ của
nhà văn, đứng ngoài sự kiện, cứ thản nhiên kể tỉnh bơ, và chẳng hề đưa
ra một ý
kiến cá nhân nào liên quan tới nhân vật, sự kiện, đời sống, xã hội Miền
Bắc,
khi xẩy ra Vụ Án [Cải Cách Ruộng Đất], trong khi chính tác giả đã từng
có công
lớn trong việc hoàn thành nó: Cách viết này Nguyễn Khải cũng đã từng áp
dụng,
trong một truyện ngắn viết về Hà Nội, phía sân sau của nó, như một tác
giả, Vũ
Hoàng Dương, trên tờ Gió Đông ngày nào
đã từng chỉ ra, và Gấu đã trích lại, trong một bài Tạp Ghi trên tờ Văn
Học,
cũng ngày nào, bây giờ tình cờ đọc lại được [Văn Học số 136, tháng Tám,
1997,
trong có bài Trần Dần, thủ lĩnh trong bóng tối, của Phạm Thị Hoài,
Những Giọt
Trầm của Lê Minh Hà]. VHD viết:
“Riêng nhà văn, dường như ông không
màng đến chuyện đánh
giá. Ông cứ kể tỉnh bơ, những chuyện động đến nhà nước, đến con người,
đến bản
thân ông… Ông tỉnh bơ như thể: tôi chỉ nói thực tế, bản thân chẳng có ý
kiến
gì.”
Vũ
Hoằng Dương trích dẫn Bùi Minh
Quốc, “Chả trách Nguyên
Ngọc có lần xếp Nguyễn Khải (cùng với Chế Lan Viên) là hai, trong
“những người
thông minh sắc sảo vào hàng nhất nước”!
Thảo nào, Simone Weil tởm cái gọi là
thông minh của nhân
loại. Có thằng Đại Ác nào ngu đần bao giờ đâu!
*
Bất
giác, [lại bất giác], Gấu nhớ tới
nhà thơ Nga, Joseph
Brodsky. Ông vinh danh nữ sư phụ của ông, là nhà thơ Nga, Marina
Tsvetaeva, khi
nhận ra trong thơ của bà có tính “Calvinistic”. Ông nói, Bà là một
“Calvinist”,
và một cùng một nghĩa như vậy, Dostoevsky cũng là một “Calvinist”.
Và nhà thơ giải thích, Calvinist, nói
một cách ngắn gọn, là
một người luôn chường mặt ra, đối đầu với Ngày Phán Xét. [.. someone
who
constantly declares Judgment Day against himself ] (1).
Ông giải thích thêm: Đó là một con
người luôn luôn tính sổ
với chính mình, với luơng tâm của mình, và với lương tâm.
Rồi ông nói thêm về nữ sư phụ của ông:
Theo nghĩa trên,
trong nước Nga, không có một nữ thi sĩ nào khác, ngoài bà ra.
(1) Trong Chuyện trò với Brodsky, của
Volkov
*
Nhưng
có lẽ không giản dị như vậy,
Miền Nam, mối tình đầu,
và tôi.
Ngay từ khi học trung học ở Hà-nội,
đọc Tô Hoài, tôi đã cố
mường tượng ra một "nước Nam Kỳ" xa xôi, chốn đầy ải, nơi trốn chạy
của những anh đàn ông, con trai "Bắc Kỳ" của một Xóm Giếng, một Trăng
Thề, một Quê Người - một làng Nghĩa Đô đã không còn là quê mình - nên
đành hy
sinh đi làm phu đồn điền cho Tây, nếu không may thì làm phân bón cây
cao su,
còn may ra thì lại có phen áo gấm về làng. Có thể khi xuống tầu há mồm
vào Nam,
giấc mơ của chú bé di cư vẫn chỉ là giấc mơ cũ kỹ đó. Giấc mơ của một
Nguyễn
Hoàng về một Hoành Sơn nhất khoảnh, hay khiêm tốn hơn, một tương lai
bên ngoài
lũy tre làng.
Hình
bóng
cũ
Tôi
trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân
Ai, chỉ để chứng
minh: nhà văn - ở đây là Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và
Nguyễn
Tuân đã giải tỏa cả một đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy,
bằng
một hồi tưởng về người đã chết. Nghe nói Tô Hoài viết Cát Bụi Chân Ai,
là để
"tạ lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta thấy một Nguyễn
Tuân "không chính thức", và bằng cách nào ông sống sót... Trong hai
nhà văn tiền bối kể trên, Tô Hoài mới là người thân cận với tuổi thơ
của tôi,
của "chúng tôi". Làm sao quên được cảnh tượng chú dế mèn võ sĩ được
thiền sư xén tóc "cải hóa". (Hãy mường tượng ra, nghi lễ xuống tóc
cho một tín đồ nào đó!). Làm sao quên hương ngọc lan của một buổi hẹn
hò. Ôi
nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê mình",
đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc, nơi
chỉ có hai
mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm, không phải từ
thiên nhiên
ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc, không đợi mùa
màng,
ngày tháng... Làm sao mà hiểu nổi, một nhà văn với một thiên lương như
vậy, với
những quan sát tinh vi về loài vật, về một con người như Cu Lặc, lại có
thể cay
nghiệt như thế về một cõi tề, nguỵ? Đành phải giải thích bằng kinh
nghiệm đọc
Primo Levi, một nạn nhân của Lò Thiêu, qua bài viết: "Những cuốn tiểu
thuyết do dế kể".
Một
chuyến
đi
*
Lò Thiêu đẻ ra nhà nước Israel. 30
Tháng Tư 1975, giống dân
có tên là Thuyền Nhân...
Nếu như thế, Vụ Án CCRĐ đẻ ra 30 Tháng
Tư. Chỉ có cách đó
mới tạo ra cuộc di dân khổng lồ đầu tiên, sau cuộc Nam Tiến của Nguyễn
Hoàng và
mớ bầu đoàn thê tử và thủ hạ. Biến giấc mơ Hoành Sơn Nhất Đái thành
hiện thực.
Lập lại cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh. Đẩy Miền Nam vào thế đối nghịch,
rồi khởi
động, activate, chân lý nước Việt Nam là một, thống nhất đất nước,
nhưng thực
sự là thôn tính Miền Nam. Kẻ Giải Phóng biến thành Kẻ Cướp, Kẻ Cứu Rỗi
biến thành
Quỉ, thành Bọ, là vậy.
Đây là cách D.M. Thomas đọc thế kỷ ở
trong ta, hay là cuộc
đời Solzhenitsyn.
Ý nghĩa trên nằm trong ẩn ngữ Ba Người
Khác. Con số 3 của
Kafka, trong Con Bọ. Khác, của Camus. Kẻ lạ, kẻ khác, người dưng. Không
phải
ta.
Không phải Tô Hoài.
*
Tuy
chưa đọc, nhưng nếu như những lời
ca ngợi của PXN về cái
tài văn ma quái, cách viết điềm tĩnh, nhẩn nha... khiến Gấu này liên
tưởng tới
cách viết Les Bienveillantes của
Littell: Thật thanh thản, bình an trong niềm
khiếp sợ [d'une telle sénérité dans l'effroi]!
Tay Mẽo này phải mất 15 năm làm công
quả, công tác thiện
nguyện, rồi mới dám ngồi xuống, viết ra Cái Ác Lạnh.
Còn Tô Hoài?
Ông mất cả đời làm công quả cho Cái Ác.
*
Bài
của BBC cho biết Tô Hoài là người
từng trực tiếp làm
“anh đội cải cách rồi anh đội sửa sai” trong giai đoạn lịch sử ấy.
"Hơn một thập niên sau khi tác phẩm
được hoàn thành,
Việt Nam đã cho ấn hành tiểu thuyết của nhà văn kỳ cựu Tô Hoài, viết
trực diện
về chiến dịch cải cách ruộng đất thập niên 1950" [BBC].
Như vậy, ở đâu, cái vị trí của nhà văn
Tô Hoài, khi viết về
Cái Ác Lạnh này? Đây là niềm âu lo của một độc giả của Littell:
-Ông có thành công không, trong cái
việc đi vô cuốn sách?
-Thành công chứ, nhưng bây giờ, mới
căng, làm sao ra đây?
*
Cuốn
tiểu thuyết đầu tay của Littell
mời nhẩy sâu vào những
đáy sâu của con người.
Một cú ngụp vô thời.
Để xét đoán chuyện gì xẩy ra ở trong
tim trong hồn thằng chả
này, những phạm trù như tốt và xấu, thiện và ác tỏ ra vô dụng.
Điều tra về Cái Ác. Enquête sur le Mal.
Nhập thân vào tên đao phủ. Tìm điều
không thể giải thích.
Không thể hiểu được. Không nắm bắt được.
Nguồn tác
phẩm đang gây chấn động toàn
thể thế giới văn học:
Hình một thiếu nữ Nga bị Nazi tra tấn
và sau đó treo cổ.
Còn
với Tô Hoài, là cái gì?
Ông ta là ai khi viết Ba Người Khác?
Ông là nhà văn nhập thân đao phủ, hay
là đao phủ nhập thân
nhà văn?
*
Nỗi
đau Vụ Án VC I
[Cải Cách Ruộng Đất
ở Miền Bắc, so với Vụ
Án VC II, 30 Tháng Tư 1975, tại Miền Nam], phải hơn nửa thế kỷ sau. khi
trở lại
làng cũ, Gấu mới cảm nhận được, khi hỏi thăm bà chị ruột, về Bông Hồng
Của Mọi
Bông Hồng, tức cô Hồng Con, 'thánh nữ' đầu tiên trong đời Gấu, nhà văn.
Hình như chính bà chị là người đầu
tiên nhắc tới cô Hồng
Con, không phải Gấu. Có thể, bà chị hiểu ra lý do qui cố hương của
thằng em
trai.
-Em còn nhớ Cô Hồng Con, con ông Cửu
làng mình?
Nhớ, sao không nhớ !
-Hồi đó tụi nó gán ghép em với Cô Hồng
Con, em còn nhớ ?
Nhớ, làm sao không nhớ !
Thế là bà chị nói luôn một mạch:
-Hồi đấu tố địa chỉ, cô bị nhốt trong
căn nhà của bố mẹ.
Chẳng ai dám lai vãng. Thế rồi cô bị bệnh thương hàn [?], khát nước
quá, bò ra
cái ao ở bên ngoài cổng nhà, tới bờ ao thì gục xuống chết.
*
Bà
chị nói thêm:
-Hồi đó phong trào mà.
*
Tôi
tin rằng, Tô Hoài cũng nói câu
tương tự, khi ngồi xuống viết
Ba Người Khác.
Hồi đó phong trào mà. Đâu có ai có thể
làm khác.
*
Mr.
To Hoai?
C'est moi!
Mr. Boi?
C'est moi!
Từng
có người nói Nam Cao viết tiểu
thuyết như tự truyện và
Tô Hoài viết tự truyện như tiểu thuyết. Những hồi ký Cát bụi chân ai,
Chiều
chiều đã nói đến những cái nhếch nhác, bụi bặm của đời người, không trừ
một ai.
Lần này, Ba người khác là tiểu thuyết hóa hồi ức.
PXN
*
Que diriez-vous aujourd'hui de votre
narrateur ? Quels
sentiments éprouvez-vous face à lui ?
Il est difficile de dire du bien d'un
aussi sale type...
Oui, mais vous avez vécu longtemps
avec lui.
Je pourrais dire que c'est moi.
Jonathan Littell
Ông nói gì bi giờ về cái tay kể chuyện
đó? Ông có tởm hắn ta
không?
-Thật khó mà nâng bi một cái thằng dơ
dáy đến như thế.
Nhưng ông nhập thân vào thằng chả khá
lâu.
-Tôi có thể nói thằng chả là tôi.
*
Câu
sau đây, của Camus, áp dụng cho
ông nhà văn Tô Hoài, Vụ
Án VC I, Vụ Án VC II, thì thật là xinh, thật là xứng, và thật là thần
sầu, cứ
như thể, Camus, khi viết ra câu này, trong khi đọc Dostoevsky, nhìn
thấy “cả ba
vụ án” hiển hiện ra trước mắt (1).
Những con đường đưa cá nhân tới tội ác
/ đưa xã hội đến cách
mạng, là như nhau
Camus. Thèse sur Dos: Les mêmes
chemins qui mènent
l’individu au crime mènent la société à la révolution.
(1). Vụ Án thứ ba, là của Tô Hoài, nói
riêng, và nhà văn VC,
nói chung. NQT
*
Bảnh
nhất, trong những đứa con của Tô
Hoài, theo Gấu, là Quê
Người. Nó nhập vào dòng chung, dòng lớn: lưu đầy ngay tại chính quê
hương; dòng
‘Tuyệt Bi”: vào đời là vào với tra tấn và tử vong. Nhưng, bảnh hơn nữa,
ở trong
đó còn là chất Bắc Kỳ tàn ác, phát sinh từ cái "ao làng". Người đọc khó
mà quên được cảnh một trai “làng người” yêu ao “làng mình”, và bị đòn
hội chợ,
đến phải bán xới, trở thành “vô xứ”.
Sau một tác phẩm như thế, chẳng cần
viết nữa, cũng vẫn được!
Tại
làm sao mà một nhà văn, với một
tâm thức sáng chói như
thế về phận người mà lại sa vào chốn đoạn trường, là hận thù?
Bởi vì, hận thù, với một nhà văn,
chính là sự thất bại của
trí tưởng tượng.
Cái sự thất bại của trí tưởng tượng
này, với Tô Hoài, chính
là do ông gặp được “Cách Mạng”.
Thay vì viết dưới ánh sáng của trí
tuệ, của trí tưởng tượng,
ông bèn viết dưới ánh sáng của Đảng, của hận thù giai cấp. Đoạn văn mở
ra Ba
Người Khác nằm trong dòng Cát Bụi Chân Ai, thí dụ như câu này:
-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất
định cũng tề ngụy cũ. Cả
lão cà phê bít tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn
thoắt nhặt
tiền, xếp tiền thế kia đủ biết!
*
Một
tác phẩm chết tiệt như thế làm sao
làm được chuyện sám
hối?
Lạ, là mấy ông đọc nó, cứ nhất định đổ
diệt cho nó cái vinh
dự như thế!
Tôi
nghĩ, đối với xã hội ta, sự xuất
hiện những cuốn sách
như cuốn này là một cách giải toả cho một trong những chấn thương của
xã hội
ta.
Lại Nguyên Ân
Có ông thì đổ dìệt cho trò đùa của số
phận, tuồng ảo hóa đã
bầy ra đấy. [PXN].
Me-xừ LNA thì gọi cách viết của Tô
Hoài là thuộc chủ nghĩa
đồ vật!
Một dòng văn khốn nạn, biến con người
thành đồ vật, mà có
thể giải tỏa chấn thương của xã hội ta?
*
Chân
lý nước Việt Nam là một, truớc
khi VC vận dụng [lạm dụng]
vào thực tế Việt Nam, được phát biểu khác, qua cách gọi thân thương
Đàng Trong,
Đàng Ngoài.
Đàng Trong mới thực sự là nhà của
người Việt. Đàng Ngoài là
cửa ngõ, là địa đầu, nơi phải chống ngoại xâm phương Bắc, phải chân
cứng đá mềm
với thiên nhiên khắc nghiệt. Dã tâm ăn cướp ngày càng tăng dần, khi
"linh
hồn, lương tri... " của một miền đất ngày càng quắt lại, vì đồng bằng
Sông
Hồng ngày càng cạn sữa, do con đê chống lũ lụt.
Vụ Án VC I, cải cách ruộng đất là giai
đoạn đầu của cuộc Vạn
Lý Nam Chinh. Ăn cướp, làm thịt xong xuôi đám địa chủ, tới Đàng Trong.
Nhìn như thế, cuộc chiến Việt Nam lại
có vóc dáng một cuốn
tiểu thuyết, của Conrad. Trái Tim Của Bóng Đen, tưởng là Sài Gòn, hóa
ra... Hà
Nội. Những anh hùng Miền Bắc với giấc mơ giải phóng, khai phá văn minh,
đem lại
cho lũ Ngụy vinh dự làm người, phục hồi nhân phẩm cho các em ca ve,
cuối cùng
khám phá ra, chính họ, chỉ là một lũ bọ, hóa thân sau cùng của giấc
mộng thống
nhất.
*
Không
mặt mũi, không nơi cư trú.
Quyền
lực của một nhà độc tài thì
không mặt mũi, không nơi
cư trú. Đây là một vấn đề liên can tới phương pháp và phong cách.
A
dictator’s power has no face or
domicile. It is a matter
of methods and style.
Eduard
Shevarnadze, cựu ngoại trưởng
Nga.
Liệu
có thể áp dụng câu trên cho Ba
Người Khác, cho cách
viết nó, của Tô Hoài, thay vì coi đây là thuộc chủ nghĩa đồ vật, như
nhà phê
bình Lại Nguyên Ân phán?
Thì
vẫn thời không mặt, mà!
Đội
trưởng Cự sau ngày cải cách trốn
vào Nam theo địch, rồi
bị một chiến sĩ giải phóng là con một bần cố nông ngày trước (“Tôi biết
mặt
thằng Cự, nó đã ở nhà tôi mà”) chém đứt cổ tại cơ quan chiêu hồi ngụy.
Chuyện
đó “không biết thực hư thế nào”. Cuốn truyện kết lại ở câu văn đó. Thật
là Tô
Hoài!
PXN
Về
ba nhân vật: Tôi (Bối), Đình, Cự.
"Tôi" thì
không thể là người khác.
[Tọa
đàm về Ba Người Khác, trên
talawas].
Như
thế Bối, tôi, là Tô Hoài ở ngoài
đời, hoá thân vào tiểu
thuyết.
"Tôi"
thì không thể là người khác,
nhưng lại là...
người khác.
Đây
là quyền năng của tiểu thuyết, của
giả tưởng.
Nhân
vật xưng tôi, trong Bếp Lửa của
Thanh Tâm Tưyền, còn có
tên là Tâm, trong tiểu thuyết, trùng tên Tâm, của tác giả, nhưng giữa
"Tôi", Tâm trong BL, và Tâm ở ngoài đời, vẫn có những khoảng cách.
Mặc dù tác giả cố tìm đủ mọi cách cho chúng nhập thành một, nhưng vô
ích, vô
phương.
Chính
vì thế, tác giả tính để câu, Tôi
là kẻ khác, lên đầu
sách, khi đem in, lại xóa bỏ, vì nghĩ, không cần thiết, chắc vậy.
*
Đây
là một trong những điều, coi như
là đạo đức cơ bản, và
còn là một trong những nguyên lý của tiểu thuyết.
Solzhenitsyn viết về Tầng Đầu Địa
Ngục: Trước khi bước vô
đây, hãy lột sạch mọi hy vọng, để lại bên ngoài.
Với tiểu thuyết: Hãy bỏ hết thực tại,
ở bên ngoài.
Theo nghĩa đó, những nhân vật như
Đình, như Cự, bắt buộc
phải là những nhân vật giả tưởng, tuy dựa trên những nguyên mẫu có
thực. Họ
không thể nào mang tên thực, của những người có thực, vô trong tiểu
thuyết.
Nhân vật Huỳnh Cự đó, theo như tôi
được biết, có thực, ở
ngoài đời, và là một hồi chánh viên.
Nếu đúng như vậy, thì nhà văn Tô Hoài
đã phạm vào tội nặng
nề nhất, liên quan tới đạo đức cơ bản của một tiểu thuyết gia.
*
Nabokov
đã từng phán, tiểu thuyết là
tiểu thuyết, đời thực
là đời thực. Coi tiểu thuyết là đời thực là làm nhục cả hai.
Nhưng, nếu nhà văn cố tình mượn tiểu
thuyết để làm nhục đời
thực, thì sao?
*
Anh
bần cố nông, do thằng địa bắt hút
mủ bịnh tim la [hay
bịnh lậu?] mà lây bịnh.
Huỳnh Cự, sau theo Nguỵ. Nhưng cũng
không thoát khỏi sự trả
thù của cách mạng. Của nhân dân.
Như thế cách mạng chẳng hơi bị thiệt
thòi một điều gì.
Cách mạng vẫn là cách mạng.
Nhà văn Tô Hoài vẫn là nhà văn Tô Hoài.
Thật là Tô Hoài.
PXN
coi Vụ Án VC I là ‘tuồng ảo hóa đã
bầy ra đấy”, là cái
“trớ trêu, trò đùa”, l’ironie, của số mệnh.
Một bà, trong tọa đàm về Ba Người Khác
[talawas] đưa ra nhận xét, sao cả ba
người khác đều thuộc
dâm quá thể, liệu cường điệu quá chăng?
Có người suýt soa, Vụ Án I xẩy ra chậm
một tí, thì không xẩy
ra vụ di cư 1954.
Gấu
nghĩ, Vụ Án VC I xẩy ra, bắt buộc
phải xẩy ra, và không
thể để chậm được. Nó là cái nhân, đẻ ra cái quả 30 Tháng Tư.
Y chang Lò Thiêu đẻ ra Nhà nước Israel.
Tolstaya, cho rằng, chính cái phần dã
man của Á Châu, lưu
cựu đời đời kiếp kiếp, ở dưới những tầng sâu hoang vắng của lịch sử, ở
nơi đáy
sâu của con người vùng đất này, đã được đưa lên làm thành phần nồng cốt
để xây
dựng xã hội chủ nghĩa.
Nếu như thế, thì không thể coi đây là
tuồng ảo hóa, là sự
đùa cợt của số mệnh.
*
Phan
Thị Thanh Nhàn (nhà thơ): Trong
Ba người khác có đến ba
nhân vật đều dâm ô cả, như thế thì nặng quá, liều lượng như thế thì hơi
quá.
talawas
Và
nếu như thế, liệu cái cú báo động
hoảng, Miền Nam sắp vào
tay Yankee mũi lõ, khiến viên Y Sĩ Đồng Quê Bắc Kỳ đành phải hy sinh cô
gái
Rose cho con quỉ dâm dục nơi chuồng heo để đổi lấy cặp ngựa, có thể
giải thích
những hành động dâm ô của cả ba người khác chăng?
*
Rose,
Hồng, Cô Hồng Con, tại sao lại
có sự trùng hợp thê
thảm như thế, ở đây, hả Ngài Kafka? NQT
*
Đọc
những ý kiến xung quanh tiểu
thuyết Ba người khác cũng
thấy vui vui. Cái thói quen xác định "tính tư tưởng" của một tác phẩm
văn học vẫn là đặc điểm nổi bật, một "phẩm chất" của nền văn học
XHCN. Thế "tính tư tưởng" của Ba người khác là gì nhỉ?
Đa số đều tập trung vào cái tựa của
cuốn sách hơn là nội
dung thực sự của nó. Làm như nếu hiểu được nghĩa thật sự của 3 từ "Ba
người khác" là có thể xác định được tính tư tưởng thật sự của tiểu
thuyết
này. Về ý nghĩa của cái tựa, bác Tô Hoài trả lời thật độc: "Vì Chuyện
ba
người không được in, tôi chán nên đổi văng mạng, còn cứ đem phân tích
thì vẽ
vời ra thôi."
Rõ ràng là nhà văn chỉ ghi lại sự
thật, cái sự thật gần như
không hư cấu. Còn cái tựa sách, theo tôi, cũng giống như một cái tên,
phải có
một cái tên cho nó. Đơn giản vậy thôi. Còn nếu suy diễn rộng hơn, chẳng
hạn gốc
rễ của CCRĐ và di hại của nó..., thì không cần phải là tiểu thuyết, nó
là vấn
đề lịch sử. Và theo tôi nó đã quá rõ ràng rồi.
Trà Đóa [trích talawas]
Bác
Tô Hoài [trả lời] thật độc. Đúng
như thế.
Nhưng cái tít của cuốn sách quả là có
vấn đe, cả cái chuyện
đổi văng mạng của ông nhà văn cũng có vấn đề. Tất cả những chuyện "phân
tích
là vẽ vời ra" cũng có vấn đề: Văn chương.
Nên
nhớ, cái gọi là vô thức bao giờ
cũng mạnh hơn ý thức.
Ông nhà văn chán, đổi văng mạng, vô tình bật ra đúng cái tít của cuốn
sách.
"Khác" là cùng một dòng với Quê
"Người".
Khủng khiếp nhất, là con số 3.
Gấu này sợ rằng, nó liên can đến định
mệnh của cả một miền
đất.
*
Còn
nếu suy diễn rộng hơn, chẳng hạn
gốc rễ của CCRĐ và di
hại của nó..., thì không cần phải là tiểu thuyết, nó là vấn đề lịch sử.
Và theo
tôi nó đã quá rõ ràng rồi.
Còn vấn đề nào rõ ràng hơn là Lò Thiêu?
Vậy mà nhân loại vẫn cứ phải ôm dịt
lấy nó.
Không dám quên.
Lịch sử không quên mà tiểu thuyết cũng
không quên.
Chứng cớ? Les Bienveillantes đó.
Ông/Bà
Trà Đóa này chắc là chưa từng
viết truyện ngắn, hay
tiểu thuyết.
Cái tên truyện là căng nhất.
Theo tôi, Chuyện ba người là cái tít
"biểu kiến"
của cuốn tiểu thuyết. Theo cái kiểu suy nghĩ, chủ từ thực, và chủ từ
biểu kiến
ở trong văn phạm.
Vẫn theo tôi, thoạt đầu, khi Tô Hoài
viết nó, cũng chỉ nghĩ,
cuốn truyện của mình, chỉ có tính biểu kiến, một biểu hiện mang tính
"bề
ngoài", "hiện tượng", "ngoài da", của Cái Đại Ác, Lò
Đấu Tố.
Nhưng do bị cấm cản, ông bực quá, thế
là chân lý bật ra.
Số phận của cuốn truyện giống như của
cái tít của nó.
Và có thể, giống như cuộc đời của Tô
Hoài.
Chắc
độc giả Tin Văn còn nhớ, bài viết
của Borges, về những
tiền thân của Kafka, trong đó, ông kể câu chuyện về một anh chàng
chuyên làm
bạc giả, được giao công việc đếm bạc, tại Ngân Hàng Anh.
Ấy đấy, Tô Hoài chính là người được
Thượng Đế giao cho công
việc ghi lại Cái Đại Ác Lò Đấu Tố, là cũng theo dòng "tuồng ảo hoá đã
bầy
ra", như thế đó:
Ai là người xứng đáng hơn ông?
*
Cái
Độc, Cái Ác thức ăn của Thiên Tài,
là cũng theo nghĩa
trên.
*
Bản
văn thứ ba từ một nguồn dễ dự đoán
hơn nhiều: những bài
viết của Kierkegaard. Tinh anh đồng điệu giữa cả hai người viết là một
điều ai
cũng nhận ra. Điều chưa được nói tới, như tôi cho tới lúc này hiểu
được, đó là
sự kiện, Kierkegaard, như Kafka, viết nhiều ngụ ngôn tôn giáo, về những
đề tài
trưởng giả, đương đại. Lowrie, trong cuốn Kierkegaard của ông, (Oxford
University, 1938), đã chuyển ngữ hai trong số đó. Một là câu chuyện một
người
làm bạc giả, dưới sự kiểm soát gắt gao, đếm giấy bạc trong Ngân hàng
Anh; cùng
một đường hướng như vậy, Thượng Đế sẽ không tin tưởng Kierkegaard, và
đã giao
cho ông một nhiệm vụ để hoàn thành, chính bởi vì, Người biết ông ta vốn
thân
quen với cái xấu.
Tiền Thân
Kafka
Đúng
ra, theo tôi, khi chọn được cái
tít Ba Người Khác, thì
Tô Hoài phải hiểu ra điều này.
Thành thử câu hỏi ông buông dao đồ tể
hay chưa, vẫn còn là
"vấn đề".
Faulkner viết xong Âm Thanh và Cuồng
Nộ, và không làm sao
chọn được cái tít cho nó.
Thế rồi, một bữa, bất thình lình, từ
trong vô thức, bật ra
cụm từ của Shakespeare. Thế là ông bèn vồ ngay lấy, chôm liền:
Đây là một câu chuyện được kể bởi một
thằng khùng
Đầy âm thanh và cuồng nộ,
và chẳng có
ý nghĩa gì.
Bạn
đọc Tin Văn nào, có thể mô phỏng
câu trên, áp dụng vào
trường hợp Ba Người Khác?
*
Cách
viết hay, độc đáo về CCRĐ. Không
viết về nông dân mà
viết về ba anh đội. Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội, là do ba
cái anh
lăng nhăng. Những cuốn khác viết về nông dân là nạn nhân, nhưng đây là
lại là
thủ phạm. Ba kẻ chẳng có kiến thức gì cả, tự nhiên làm đảo lộn hết cả
xã hội,
cả mấy nghìn năm văn hoá (ý của Hoàng Xuân Hãn nói về tác hại của
CCRĐ). Xã hội
ta bây giờ trở nên thế này một phần là vì cái đó. Văn hoá bị phá vỡ bởi
ba cái
ông lăng nhăng, làm như đùa như chơi thế thôi, nhưng hoá ra là bi kịch
kinh
khủng. Có yếu tố đúng là tình huống Kafka, như trò cười, phi lý. Nói là
đề tài
CCRĐ cũng được, nhưng vượt ra ngoài đề tài. Không chỉ là sự tha hóa của
nông
thôn, mà là sự tha hóa của xã hội, tầm khái quát lớn. Đề tài cụ thể,
nhưng khái
quát giai đoạn, một thời bi thảm trong lịch sử của chúng ta.
Về
bút pháp, văn học chúng ta còn lâu
lắm mới thoát ra bút
pháp sử thi. Tô Hoài đã thoát ra từ Cát bụi chân ai, Chiều chiều, nhưng
đó là
tự truyện, đến Ba người khác mới là hư cấu. Đó là bút pháp hiện đại,
mỉa mai,
dửng dưng, cười cợt, tạo nên sức mạnh của văn học.
Ở
tuổi cao như thế mà anh đã cho ra
một tiểu thuyết hàng
đầu, xin chúc mừng anh.
Nguyên Ngọc.
*
Theo
Nguyên Ngọc, với Ba Người Khác,
lần đầu tiên Vụ Án VC I
được viết từ phía Kẻ Tra Tấn.
Chính vì thế mà ngôn ngữ sử dụng trong
Ba Kẻ Khác thật lạnh,
thật ác - vì là ngôn ngữ của Kẻ Tra Tấn?
Nhưng liệu Kẻ Tra Tấn , khi tra tấn,
có bị lây bịnh, theo
nghĩa, cũng cảm thấy... đau đớn?
*
Cái
ý nghĩ của Gấu - liệu Tô Hoài cũng
cảm thấy đau, khi
miễn cưỡng đóng vai đao phủ, chuyên đùn việc cho kẻ khác, cho tên sau
này trở
thành một tên chiêu hồi, cốt làm sao làm trọn vai trò nhà văn, người
chép sử,
hay là câu chuyện về Lò Đấu Tố ở Miền Bắc Việt Nam - sở dĩ có được, là
do đọc
W.G. Sebald, nhà văn Đức quá cố, trong cuốn di cảo của ông, “Về lịch sử
tự
nhiên về huỷ diệt”. Bài viết về Peter Weiss: “Sự Hối Hận Của Con Tim”.
Ông
Weiss này, gốc gác xa xưa của gia
đình, vừa là Đức vừa
là Do Thái, cho nên cứ nằng nặc, phải làm sao, vừa đóng vai kẻ tra tấn,
vừa đóng
vai kẻ bị tra tấn.
Chính vì lý do đó, ông quyết định tham
dự phiên tòa xử án Lò
Thiêu, the Auschwitz trial, tại Frankfurt.
Nhưng trên hết, ở trong ông, luôn luôn
là một hy vọng, chẳng
bao giờ tàn lụi, rằng, “mọi vết thương thì đều có phần tương đương của
nó, ở
đâu đó, và nhờ thế mà đều có thể được bồi hoàn, kể cả bồi hoàn này là
qua nỗi
đau của bất cứ kẻ nào đã gây ra vết thương”. (1)
Ý
tưởng trên, theo W.G. Sebald, là từ
Nietzsche.
Nietzsche tin rằng, đây là nền móng
của cảm quan của chúng
ta, về công lý, và, ông nói, “[nó] hệ tại ở sự liên hệ có tính khế ước,
the
contractual relationship, giữa kẻ cho vay và người vay, và nó cũng xa
xưa, cổ
lỗ, như là quan niệm tự thân, về luật pháp.”
(1) Có thể mơ hồ cảm nhận ra điều này,
Nguyễn Mạnh Côn viết
câu chuyện, một anh Tây mũi lõ, một y sĩ, hình như vậy, hăm he đòi, một
thân
một mình, đứng ra trả món nợ thực dân thuộc địa, mà cả lũ mũi lõ gây ra
tại
Việt Nam.
*
Vào
giữa thập niên 1960, khi, sau một
thời gian dài bặt
tiếng, Jean Améry xuất hiện trở lại với công chúng của phần thế giới
nói tiếng
Anh, với những tiểu luận về lưu vong, đề kháng, resistance, tra tấn, diệt chủng, khi đó, đám nhà văn tân Cộng Hoà
Liên Bang [Đức] vẫn còn phải bận tâm với chuyện, làm sao nuốt cho nổi
cái gánh
nặng, hay là, sự thâm thủng lớn lao về đạo đức. Cho đến năm 1960, đây
là mặt
nổi của văn chương thời kỳ hậu chiến.
Thật
chẳng dễ dàng, khi mường tượng
ra, làm thế nào Améry
vượt được những rào cản, khi ông quyết định nhập cuộc thảo luận, ngay ở
buổi
bắt đầu, như thế. Sự kiện, những kinh nghiệm của riêng ông, không còn
bị coi
như những đề tài cấm kỵ, điều này hẳn đã giúp ông xác định vị trí của
chính
mình; mặt khác, nhiệm vụ của ông, trở nên khó khăn hơn, trong hoàn cảnh
khắc
nghiệt, đó là, rất ít tiếng nói đích thực được cất lên, trong cuộc thảo
luận,
nhưng ít ra, có còn hơn không, nếu so với tình trạng hoàn toàn dửng
dưng một
cách lạ lùng, của thập niên 1950.
Tuy
nhiên, trong nhiều đường hướng,
cái thái độ hồ hởi của
văn chương, coi “Lò Thiêu” như là mảnh đất riêng của nó, xét ra còn đỡ
khốn nạn
hơn là thái độ coi đây là một đề tài ghê tởm, không đáng bàn tới.
*
Ba
Người Khác, khi xuất hiện, và những
cuộc tọa đàm về nó,
làm Gấu nhớ đến hoàn cảnh của Améry, khi ông nhập cuộc trở lại.
Nhưng,
trên hết, vẫn là vấn đề ngôn
ngữ.
Chính
cái giọng văn của Tô Hoài, trong
Ba Người Khác, và
những lời ca ngợi nó, làm Gấu nhớ đến những trang viết của W.G. Sebald,
về Jean
Améry, nickname, "Ông Thánh Của Lò Thiêu", như Kertesz, nhà văn
Nobel, đã từng xưng tụng.
Nói
rõ hơn, liệu những lời ngợi khen
dành cho
"văn" Tô Hoài, có làm "vui lòng" những nạn nhân của vụ án
CCRĐ?
*
Cách
viết hay, độc đáo về CCRĐ. Không
viết về nông dân mà
viết về ba anh đội. Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội, là do ba
cái anh
lăng nhăng.
Về
bút pháp, văn học chúng ta còn lâu
lắm mới thoát ra bút
pháp sử thi. Tô Hoài đã thoát ra từ Cát bụi chân ai, Chiều chiều, nhưng
đó là
tự truyện, đến Ba người khác mới là hư cấu. Đó là bút pháp hiện đại,
mỉa mai,
dửng dưng, cười cợt, tạo nên sức mạnh của văn học.
NN
Chỉ
nội cái việc, coi Vụ Án CCRĐ, như
là "tội ác"
do ba thằng lăng nhăng gây ra, đây là "trò đùa" của số mệnh, coi Ba
Người Khác là tuyệt tác văn học, là đã quá tởm rồi.
NQT
Không
viết về nông dân [hay nạn nhân?]
mà viết về ba anh đội
[ba ông đao phủ?]. Trong ba cái anh lăng nhăng, có một anh là nhà văn,
nhờ vậy
mà chúng ta có được một đại tác phẩm.
Nếu
như thế, Ba Người Khác là cùng
dòng với Les
Bienveillantes.
Littell
không có được cái may như Tô
Hoài. Nhưng, do nhập
thân quá lâu vào tên đao phủ, ông cảm thấy, hắn ta là "tôi", tức nhân
vật Bối, tay kể chuyện.
Nhưng
tôi thì tôi, Bối thì Bối, Tô
Hoài thì Tô Hoài, thật
khó mà nâng bi một thằng cha khốn kiếp như thế.
Bởi
vì, khác hẳn Littell, Bối là Tô
Hoài, như Huỳnh Cự là
Huỳnh Cự.
*
Oui,
bien sûr. Disons que c'est un moi
possible, si j'étais
né allemand en 1913 plutôt qu'américain en 1967. C'est aussi de cette
manière
que je l'ai abordé. Les gens ne choisissent pas forcément... Il y a
beaucoup de
moi dans ce type, à côté de beaucoup de choses qui ne sont pas de moi.
Lui fait
du nazisme avec autant de sincérité que moi j'ai fait de l'humanitaire.
C'est
un peu le propos du livre. Mais ça ne signifie pas que je l'innocente.
Littell
Đúng
như vậy. Thì cứ coi, đây là một
cái tôi có thể có, nếu
Littell này sinh ra là người Đức, vào năm 1913, thay vì là một anh
Yankee mũi
lõ, vào năm 1967. Đây cũng là cách mà tôi tiếp cận thằng chả, nhập vô
vấn
đề.... Thằng chả vướng vô Nazi ra sao thì cũng giống như tôi vướng vô
nhân
loại. Cũng chân thành, cũng "say sưa" như vậy. Có thể đây là chủ đề
của cuốn sách. Nhưng như thế không có nghĩa là tôi chạy tội cho thằng
chả.
*
Đó
là bút pháp hiện đại, mỉa mai, dửng
dưng, cười cợt, tạo
nên sức mạnh của văn học.
Ở tuổi cao như thế mà anh đã cho ra
một tiểu thuyết hàng
đầu, xin chúc mừng anh.
Nguyên Ngọc.
Giả
sử như BNK là một tác phẩm văn học
hàng đầu, thì cũng
không như, cách mà mấy ông nhà văn nhà phê bình ở trong nước, đọc nó.
Có hai phát giác thật đáng kể, về nó,
do Nguyên Ngọc nhìn
ra, nhưng nếu khen BNK như NN khen, thì "vô tình", chạy tội, "vô
tội hoá", cho thằng chả Tô Hoài!
Như một trò đùa của '"ngôn ngữ", chỉ
đến khi TH
bực quá, chọn văng mạng một cái tên cho nó, thì ý nghĩa của cuốn sách
mới lộ ra,
cùng nguồn của nó.
Đây là một cuốn sách tiếp nối câu
chuyện của Quê Người.
"Một cách nào đó", Quê Người tiên
đoán, và mở ra
Ba Người Khác.
*
Cảm
quan "siêu hình" ở nơi nhà văn Tô
Hoài mở ra
tính hiện đại, mỉa mai, dửng dưng, cười cợt... chính là cảm quan không
nhà, quê
người, số phận khốn kiếp của con người.
Và, để làm bật lên cái cảm quan này,
chính là cái ác của
chốn không nhà.
Có thể mượn câu sau đây, của Andersch,
áp dụng cho Tô Hoài:
"Tôi có thể bỏ chạy quê người chứ, tìm
tới quê mình,
nhưng tôi đã không làm. Ở lại, chịu đựng nó, là giải pháp tồi tệ nhất
trong tất
cả".
[I could have emigrated, but I did
not. To go into internal
emigration under a dictatorship is the worst alternative of all].
Với ông, quê mình là Thụy Sĩ.
Với Tô Hoài, và một số người khác nữa,
như Văn Cao, như
Nguyễn Huy Thiệp... họ không thể nào rời bỏ quê người.
[Họ không có cái may của Gấu, nhà văn].
Riêng Tô Hoài, cũng có khác: Ông bị
lây bịnh.
Cái
cảnh đòn hội chợ thằng chả làng
bên dám mò sang ao làng
ta để mà tắm, tiên đoán cái dâm ô của ba người khác, cái đấu tố, chặt
đầu địa
chủ sau này.
Đúng
như Tolstaya phán, chính cái ác
khốn kiếp đó, sau này
được Cách Mạng đề cao, đưa lên làm thành phần nồng cốt xây dụng XHCN,
hoàn
thành Vụ Án VC I., CCRĐ, và Vụ Án VC II, ăn cướp và phá huỷ Đàng Trong.
*
Dù
sao, sự hồ hởi đón nhận Ba Người
Khác, của đám nhà văn,
trí thức ở trong nước - nhập nhằng coi đây là tác phẩm giải oan cho
những nạn
nhân Vụ Án CCRĐ - ít ra còn đỡ khốn nạn hơn là cứ vờ nó đi, như trước
đây,
không bao giờ dám nhắc tới, làm như không có.
Tí
vốn liếng đạo đức, của một miền
đất, nhờ vội vàng vồ lấy
BNK, mà có được: Tập thể nhà văn Miền Bắc XHCN chúng tôi không quên. Cả
một
miền đất không hề mắc bịnh mất trí nhớ!
*
W. G. Sebald cho rằng, hiệu quả lạ
thường, với nó, vốn liếng
đạo đức thâu hoạch được, khi tố cáo bịnh mất trí nhớ của nhân loại [vờ
Lò
Thiêu], được khuyến khích, cổ võ bởi văn chương chính nó, thật dễ dàng
tạo một
ánh sáng lầm lạc lên một con người như Améry, một người đã thực sự đau
khổ vì
Lò Thiêu. Tuy nhiên, có một sự khác biệt giữa ông, với thái độ hồ hởi
khi ôm
lấy Lò Thiêu của những người khác.
Sebald
viết, thực sự, rất ít tác giả,
như Peter Weiss chẳng
hạn, đã loay hoay tìm kiếm sự trầm trọng cần thiết của ngôn ngữ [the
requisite
gravity of language], khiến văn chương, khi đụng tới đề tài diệt chủng,
sẽ
khôngcoi đây như một việc làm có tính bổn phận [a dutiful exercise],
bắt buộc
phải làm.
Tất
cả những kết toán văn học về Giải
Pháp Chót [Lò Thiêu],
được viết ra trong thập niên 60, có trong chúng, cái âm điệu tủi thân
[a
generalized dramatic and poetic tone], nó cản mũi kỳ đà, khiến không
thể nào có
được một sự hiểu biết thật gần gụi với những biến cố khủng khiếp.
Tuy
nhiên, gạt bỏ những tủi thân,
những vãi linh hồn, những
hề tuồng như thế thì cũng không được! Cho dù sự bất toàn cả về đạo hạnh
lẫn
thẩm mỹ, chúng tạo bước đầu, trong toan tính làm bật ra sự thực, qua cố
gắng
văn học. Những cố gắng này, cho tới nay, vẫn tiếp tục, nhưng ở trong
đó, đã có
những cái nhìn khác biệt thật chi ly, và thật đáng quan tâm.
*
Cứ
giả dụ như miền đất đó có một lương
tâm, nhà văn Tô Hoài
cũng có một tí lương tâm được nó chia cho, liệu cái chết của cô gái con
địa chủ
như là Cô Hồng Con chẳng hạn, sẽ "tra tấn" lương tâm của miền đất
đó... suốt đời?
Và,
bởi vì, cũng là một tên Yankee mũi
tẹt, liệu thằng Gấu
này xung phong làm một con dê tế thần, hay nói như nhà văn Weiss, vừa
muốn làm
tên tra tấn, và kẻ bị tra tấn, bởi vì ông tin rằng, “mọi vết thương thì
đều có
phần tương đương của nó, ở đâu đó, và nhờ thế mà đều có thể được bồi
hoàn, kể
cả bồi hoàn này là qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào đã gây ra vết thương”,
và nếu
như thế, kệ cha thằng Bối, thằng Cự, thằng củ xê nào (1), Gấu này liệu
có thể
làm được cái phần bồi hoàn, cho, chỉ một Cô Hồng Con của Gấu?
Một
trong những ông tổ của Gấu, vì
tham mấy nắm xôi, nắm
oản, ngu ngốc làm đúng cái điều kể trên, khiến cả dòng họ bị mang họa.
(1)
Chữ này của nhà văn Duyên Anh.
Ông
hỏi: NQT là thằng củ xê nào?
*
"Cái họa của gia đình mày là do trong
dòng họ đã có một
người được thờ làm Thành Hoàng sống", Bà Trẻ có lần nói. "Theo như kể
lại, vùng đất khi đó xẩy ra bệnh dịch, người chết như rạ. Sau cùng phải
hỏi
nguồn cơn ở cõi âm. Cô Đồng cho biết phải nhờ một người có đủ đức độ,
có chức
sắc, võng lọng của nhà vua ban cho, cầu xin người đó làm Thành Hoàng
sống, chấp
nhận lễ bái phẩm vật, rồi nhờ cái đức của người đó trấn áp, quỷ ma mới
không
làm nguỵ." "Chẳng biết trận dịch có lui không...", Bà Trẻ buồn
rầu nói tiếp, "nhưng hình như bao nhiêu tai họa của cả một vùng đất,
của
bao nhiêu con người, đều dồn vào dòng họ mày, con trai đều bất đắc kỳ
tử. Ông
Giáo Dương, bố mày chết lúc hăm mấy tuổi. Ngày xưa đúng ra là... Em
mày, thằng
Sĩ chết năm hai lăm, hai sáu tuổi gì đó phải không, hình như trước Mậu
Thân một
năm. Nếu có may mắn sống sót như mày thì cũng sống một cách khốn khổ
khốn
nạn... Nhiều lần lẩn thẩn suy nghĩ, tao vẫn tự hỏi hay đây cũng là số
phận
chung cho cả... "
Tự
Truyện
Đọc
nhà văn nhớn, lão
thành Tô Hoài, trả lời phỏng vấn,, nhân
cuốn sách mới ra lò của ông, lớp đàn em như Gấu này mới hiểu ra một sự
thực,
là, có một anh Cu Lặc ở trong ông.
*
Resentment,
writes Améry in full
awareness of the
illogicality of his attempt at defintion, "nails every one of us onto
the
cross of his ruined past. Absurdly, it demands that the irreversible be
turned
around, that the event be undone".
W.G.
Sebald: Chống Bất phục phản: Về
Jean Améry. [Against
the irreversible: On Jean Améry].
"Nuối
tiếc, ân hận", Améry viết, hiểu
rất rõ việc
làm kỳ cục của mình, khi cố tìm cách định nghĩa nó, "khiến con người cứ
khăng khăng bám chặt lấy quãng đời tiêu ma, tàn lụi 'tuyệt vời' của nó,
như một
loài đỉa đói. Quái quỉ làm sao, hắn ta đòi, này, đừng nói chuyện nhất
khứ bất
phục phản, này, đừng nói chuyện, cái lần chạy theo em dưới mưa kia, nơi
cổng
trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn, không thể nào lập lại."
Giải
thích 12 năm bặt
tiếng trên chốn
giang hồ, ông viết,
trong lời tựa cho cuốn Jenseits von Schuld und Suhne [Beyond Guilt and
Atonement, bản tiếng Anh dịch là At the Mind's Limits, Ở những giới hạn
của cái
đầu]:
Tôi
không thể nói, trong thời gian đó,
tôi câm lặng, là bởi
vì tôi quên, hay bị "ép buộc" [repressed] quên, 12 năm số phận Đức, hay số phận của chính tôi. Trong hai
thập niên tôi tìm kiếm cái thời gian không thể nào để mất, nhưng thật
khó nói
về nó.
Nghịch
lý, tìm thời gian không thể nào
quên, không thể để
mất, impossible to lose, đẻ ra cái tuyệt vời là, tìm thấy được thứ ngôn
ngữ,
nhờ nó, những kinh nghiệm làm tê liệt quyền năng bầy tỏ [articualtion]
có thể
được bầy tỏ [expressed]. Améry kiếm thấy nó, qua phương pháp mở rộng,
the open
method, của thể tiểu luận, ở đó, ông chuyên chở cả hai, những cảm xúc
bị thương
tổn, của một con người bị đẩy tới mép bờ của tử vong, và cái siêu, the
supremacy, của cái đầu, cứ tiêu dao phơi phới, ngay cả ở cực điểm như
thế.
*
Có
thể mượn câu sau đây, của Andersch,
áp dụng cho Tô Hoài:
"Tôi có thể bỏ chạy quê người chứ, tìm
tới quê mình,
nhưng tôi đã không làm. Ở lại, chịu đựng nó, là giải pháp tồi tệ nhất
trong tất
cả".
[I could have emigrated, but I did
not. To go into internal
emigration under a dictatorship is the worst alternative of all].
Nhưng lý do Tô Hoài không thể dinh tê,
và sau đó, có thể di
cư vào năm 1954, có thể vượt biển, vào năm 1975, như ông [Bối, trong Ba
Người
Khác], cho biết:
Tôi
chẳng biết đi
đâu, cũng không dám
"dinh tê",
sợ Tây đã biết tôi là tự vệ, tôi lần mò lên Thái Nguyên, rồi sang Tuyên
Quang,
lên thị xã Bắc Cạn, quanh quẩn ở những vùng đông người tản cư dưới xuôi
lên.
Cũng không có vốn mở hàng quán, tôi xin vào làm phát hành sách báo. Vào
cơ quan
bấy giờ dễ, cứ đến xin việc cũng được nhận ngay. Hàng ngày, mấy chục
quang gánh
báo Cứu Quốc và sách nhà Sự Thật quảy xuống khu Ba, khu Tư - như những
đoàn
người dưới đồng bằng thồ muối lên miền ngược. Không ai biết tôi trước
kia làm
loong toong, làm cu li giữ cửa và đã trốn tự vệ. Chỉ biết tôi là người
trong Hà
Nội ra có đôi ba chữ nên anh em cho giữ sổ sách văn phòng và kho. Ở
trong rừng,
cơ quan chỉ có quyển sổ cái ghi các thứ trong kho, xà phòng, đường ta,
quần áo
khi nâu khi nhuộm thâm trên phát về.
Sau chiến
thắng Điện
Biên Phủ rồi Hà Nội được giải phóng, tôi trở lại thành phố.
*
Rõ
ràng nhà văn chỉ ghi lại sự thực,
cái sự thực gần như
không hư cấu.
Nếu đúng như thế, như Huỳnh Cự, Bối
phải có tên là Tô Hoài.
Ông khác phán, đây là hồi ký được tiểu
thuyết hóa, là hư
cấu.
Nếu đúng như thế, không thể có Huỳnh
Cự.
Đưa một nhân vật có thực vô trong tiểu
thuyết, cho dù nâng
bi người đó, cũng bị đòn:
Ai cho phép mi nâng bi ta ?
Cái khốn nạn nữa ở đây là, tất cả
những nhân vật có thực ở
ngoài đời, khi được Tô Hoài đem vô trong, thì đều là Thằng Địa, Thằng
Tề, Thằng
Ngụy, Thằng Hồi Chánh...
*
"Perhaps",
writes
Nietzsche in the
Genealogie der
Moral, "there is nothing more terrible and mysterious in the whole
prehistory of mankind than our mnemonic technique. We burn something
into the
mind so that it will remain in the memory; only what still hurts will
be
retained"
Kỹ thuật tạo dấu ấn khủng khiếp nhất,
bí ẩn nhất, từ thời
tiền sử để lại: Chúng ta đánh dấu trái tim của con người bằng lửa, làm
sao cho,
chỉ cái đau được giữ lại, cái sướng bỏ đi.
... so vital to him, of whether he
himself was on the side
of the creditors or the debtors. He finds the answer to the question in
the
course of his own study, as it becomes increasingly clear to him that
rulers
and ruled, exploiters and exploited, are in fact the same species, so
that he,
the potential victim, must also range himself with the perpetrators of
the
crime or at least theirs accomplices
Yankee mũi tẹt thì vưỡn muôn đời là
Yankee mũi tẹt.
.. Weiss learned in exile to
understand the fate he
escaped...
Chỉ
tới khi lưu vong thì Weiss mới
hiểu ra phần số của mình,
ở về phía kẻ cướp, hay bị ăn cướp, nói cho cùng, cùng chủng loại, và
thứ người
nhìn biết ngay sinh ra để bị làm thịt như ông, cũng cùng phe ta với
những tên
đao phủ, hay ít ra, là đồng loã của chúng.
W.G. Sebald: Sự Hối Hận của Con Tim:
Về Hồi Ức và Sự Độc Ác
trong Tác Phẩm của Weiss.
*
W.G.
Sebald nhận xét,
ngay cả cái thứ
văn chương của những
mảnh vụn, the frequently cited ‘literature of the ruins’, của nước Đức
sau
chiến tranh, với cái vẻ “chỉ sự thực và sự thực mà thôi”, “thực sự quan
tâm”
của nó, nếu quan sát thật gần, thì cũng là một dụng cụ - nhắm du ngủ
tập thể và
cá thể, biến cả hai thành mất trí nhớ, tuned to individual and
collective
amnesia, và, có thể, bị ảnh hưởng bởi sự tự kiểm duyệt tiền ý thức,
preconscious self-censorship [thì hồi đó, phong trào là nó như vậy mà!]
- một
phương tiện nhằm che phủ một thế giới không làm sao trình bầy bằng
những từ ngữ
hiểu được, thông cảm được, [thế là bèn đổ cho ba thằng lăng nhăng, trò
đùa của
số mệnh]. Tất cả đều ngầm đồng ý với nhau, cái gọi là thực chất của
điêu tàn,
cả về vật chất và đạo đức, mà cả một miền đất tìm thấy mình ở trong đó,
thì
đừng có miêu tả nó ra.
Chính
vì thế mà Tô Hoài, khi phải miêu
tả nó ra, thì bèn sử
dụng cái điệu “bông phèng".
Và nếu như thế, những ca ngợi của
Nguyên Ngọc, về văn phong
của Ba Người Khác, những ca ngợi ở trong nước về cuốn truyện, đều cần
phải coi
lại.
Tôi sợ rằng, chúng đều đã được tự kiềm
duyệt tiền ý thức
nhằm du ngủ thêm một lần nữa, khi đụng phải Vụ Án CCRĐ, đúng như Lại
Nguyên Ân
trả lời phỏng vấn BBC:
Nhưng theo tôi, những vết thương này
không quên được. Công
chúng rộng rãi đừng nghĩ rằng qua thời gian, những sự kiện lớn để lại
chấn
thương sẽ bị quên hẳn, không còn ai tái hiện nó nữa. Nhất là những
người muốn
nhân dân sẽ quên nó, những người ấy nên nghĩ rằng mình ảo tưởng
BBC
Tuy
nhiên, khi so sánh Tolstoy viết
Chiến Tranh và Hòa Bình
với Tô Hoài viết Ba Người Khác, tôi sợ LNA cũng lại tự kiểm duyệt tiền
ý thức,
nhằm du ngủ chính ông.
Bởi vì trường hợp Tô Hoài, có thể nói,
là độc nhất vô nhị
trong văn chương.
Có những tên sát nhân, khi đi tù, bèn
viết hồi ký, và trở
thành nhà văn. Luật pháp Anh hình như mới ra luật cấm những nhà xb in
những thứ
hồi ký như vậy. Gần đây nhất là trường hợp cuốn hồi ký của tay giết vợ,
O.J.
Simpson, ở Mẽo.
Tô Hoài là nhà văn rồi, mới đóng vai
kép" nhà văn-ông
đội" Bối, trong Ba Người Khác.
Nhất đội nhì giời. Như thế, ông vừa
nhất [đội] vừa nhì
[giời, nhà văn, đấng sáng tạo]
Theo tôi, Ba Người Khác làm liên tưởng
tới Les
Bienveillantes của Littell.
Chính
vì thế, những băn khoăn, của độc
giả, của chính tác
giả, và luôn cả giới phê bình, về cuốn sách mới gây sôi nổi:
Làm thế nào nhập thân vào một tên Đại
Ác?
Nhập vô rồi có thoát ra được không?
*
Ai,
bất cứ một ai
cũng có thể viết về
vụ án CCRĐ, như LNA
nhận xét, khi nhắc tới Tolstoy, nhưng không một ai, có kinh nghiệm viết
về nó,
như đã từng sống nó, trong cả hai cương vị, nhà văn, anh đội, tức là
sống nó,
trong “hơn một” tai ương, hơn một thảm kịch.
Trong
lời mở cho cuốn Về lịch sử tự
nhiên của huỷ diệt, W.
G. Sebald viết:
Những bài viết/nói, lectures, của tôi
về văn chương và về
những cuộc oanh kích [không kích], trong Đệ Nhị Thế Chiến ở trong tập
sách này,
đã không được in đúng như được đọc vào mùa thu năm 1997.
Ý nghĩ ở đằng sau bài viết, là từ một
bản tường trình của
Carl Seelig nhân một chuyến đi, vào mùa hè năm 1943, cùng Robert
Walser, khi đó
là một bệnh nhân tại một nhà thương tâm thần, vào một ngày liền trước
cái đêm
thành phố Hamburg biến thành biển lửa. Những hồi nhớ của Seelig, chẳng
hề nhắc
nhở gì tới sự trùng hợp ngẫu nhiên trên, đã cho tôi một cái nhìn rõ
ràng, về
một viễn tượng, từ đó, tôi có thể nhìn lại những biến cố kinh khủng
những năm
tháng xưa.
Sinh tại một làng thuộc vùng Allgau
Alps, vào tháng Năm,
1944, tôi gần như chẳng mắc mớ gì tới tai ương, khi lật lại trang sử Đệ
Tam
Reich. Nó chẳng để lại một dấu ấn gì trong những bài viết văn học của
riêng
tôi, như tôi đã cố gắng chứng tỏ điều này. Một đề tài mang tính biểu
kiến như
vậy, có thể có được, còn là vì tính ‘thơ’của chúng, vào dịp kể trên.
Bài ở trong cuốn này, khác hẳn.
Chính bài đọc, phản ứng về nó, và
những thư từ trao đổi, sau
đó, khiến tôi nhận ra là, cái cảm quan về sự tủi nhục mang tính quốc
gia, của
hàng triệu con người, vào những năm chót của cuộc chiến, đã chưa hề tìm
được sự
diễn tả [the unparallected national humiliation felt by millions in the
last
years of the war had never really found verbal expression], và, những
con người
trực tiếp dính vô, bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm trên, đã chẳng hề chia
sẻ với
một ai khác, hay truyền cho thế hệ tiếp theo.
Những ca cẩm, rằng, cho tới ngày này,
chưa có ai viết ra nổi
một thứ sử thi lớn lao của nước Đức, trong thời gian chiến tranh, và
trong thời
hậu chiến, nó liên quan tới thất bại kể trên.
*
Thế
đấy, tôi tin rằng, sẽ có một người
nào đó, tuy không sống
thảm kịch CCRĐ, như Tô Hoài, nhưng, đọc Ba Người Khác, sẽ viết ra được
những
trang như của Sebald, trong Về lịch sử tự nhiên của huỷ diệt.
Hay, nói theo Sebald, thảm kịch, vụ án
CCRĐ, nỗi nhục của cả
một miền đất, chưa hề tìm ra được một diễn tả xứng với nó, và được
những nạn
nhân gật đầu, chấp nhận.
Sebald, khi viết Về lịch sử tự nhiên
của huỷ diệt, không hề
ngờ rằng, nó như được viết ra, cho những “vấn nạn”, thí dụ, vụ án CCRĐ,
hay
“oanh kích vs pháo kích”.
*
Cái
ý tưởng có lẽ
mình nên về một
chuyến, thực sự là đã loé
lên, khi tình cờ đọc, chỉ câu văn của một nhà văn ra đi từ Miền Bắc:
‘Buổi chiều nắng hết ơi ơi mà rực lên
như nắng những ngày
sau bão’. (1)
(1) Về Làng. Truyện ngắn, Lê Minh Hà,
đăng lần thứ nhất trên
tạp chí Văn Học, Cali, số Tháng Sáu, năm 1997.
Ôi chao, xứ sở quái quỉ nào đây? Xứ sở
quái quỉ nào mà lại
có cái cảnh tượng tuyệt vời như thế này?
Nhưng sau nghĩ lại, chính cái chuyến
về làng đó, Gấu đã từng
thực hiện, trước khi bỏ đi vĩnh viễn.
Hai chuyến về làng, cũng có khác. Một,
về để từ giã nó. Một
để thăm thú, và nếu cần, xin xỏ.
Cái lần về cuối cùng đó, thực sự, là
để xin xỏ ở lại.
Và Gấu đã ở lại, cho đến khi nghe bà
chị ruột than, mấy
miệng ăn như thế này. Thực sự, là bà lo, chứ không hề có ý đuổi thằng
em. Nhưng
thằng em, nhân câu nói, bèn tự nhủ, mình đi, chưa chắc đã chết, lại còn
có dịp
biết Hòn Ngọc Viễn Đông. Hai năm sau gặp lại chị, đâu có lâu la gì.
Đi, để bớt đi một miệng ăn.
*
Nhân
nói về bà Cát Thanh Long, trên
talawas, cuốn Đem Tâm
Tình Viết Lịch Sử của Nguyễn Kiên Trung, tức Nguyễn Mạnh Côn, là một
tài liệu
đặc biệt về bà địa chủ này, và vụ CCRĐ.
Gấu đọc từ hồi còn bé tí, chỉ nhớ mài
mại. Đấu bà này không
biết bao nhiêu lần, đều hỏng. Nhân dân cứ lắc đầu, bà này giầu. nhưng
giầu tốt.
Sau phải đưa cả đám bần cố cho đi ăn cơm tù một thời gian, bắt học tập
cải tại
đả thông tư tưởng, và như tài liệu trên talawas, Bác Hồ phải xuất
chiêu, mới hạ
gục được con mụ địa chủ này.
"Perhaps", writes
Nietzsche in the
Genealogie der
Moral, "there is nothing more terrible and mysterious in the whole
prehistory of mankind than our mnemonic technique. We burn something
into the
mind so that it will remain in the memory; only what still hurts will
be
retained"
Kỹ thuật tạo dấu ấn khủng khiếp nhất,
bí ẩn nhất, từ thời
tiền sử để lại: Chúng ta đánh dấu trái tim của con người bằng lửa, làm
sao cho,
chỉ cái đau được giữ lại, cái sướng bỏ đi.
*
Notes
Mnemonic?: Thuộc về trí nhớ. Qui a
rapport à la mémoire. Art
mnémonique.
Figures mnémoniques. S. f. La
mnémonique, l'art de faciliter
les opérations de la mémoire. En grec, qui se souvient, dérivé du grec,
mémoire
(comparez MÉMOIRE).
Bây giờ có từ điển online rất tốt:
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/index.html.
http://www.tudientiengviet.net.
*
Bên
Ky Tô giáo có bà thánh
St-Catherine de Sienne xin:
"Xin cho con có trí nhớ"
Có trí nhớ để nhớ những chuyện tốt con
nhận được.
Génie của thánh Ignace de Loyola, là
đưa ra khái niệm:
Consolation [An ủi] và Désolation [Thất vọng]
Khi Consolation thì nhớ là mình đã
từng Désolation để đừng
kiêu ngạo.
Khi Désolation thì nhớ là mình đã từng
Consolation để đừng
nản chí.
Mémoire của mình là mémoire sélective,
và, vì con người là
con người của trọng lực - gravité - nên nó hướng mémoire về gravité,
không
hướng thượng được. Định luật Newton mà.
Vì thế mà G. Steiner và S. Weil.. mới
nhắc con người phải
biết đến Thượng Đế để kéo mình lên.
Phải không bác Gấu?
Văn hoá Á Đông có câu chuyện hay nào
về những khái niệm này
vậy?
*
Tks.
Take care. Gấu
|