TẠP GHI
|
Tiểu Quỉ
Chân
Dung Quỉ như là một
Nghệ
sĩ trẻ.
Trong
cuốn tiểu sử viết sóng
đôi, hai tay đồ tể sắt [hay sát] máu nhất, hai con quỉ khốn kiếp nhất,
the
worst moral monsters, của thế kỷ 20, Stalin và Hitler [nhưng tại sao
lại bỏ sót
Mao, chẳng lẽ này chưa xứng ngồi chung chiếu với hai vị trên, và liệu
có nên
ghé mắt tới me-xừ Pon Pot?] Alan Bullock cho in kế bên nhau, những bức
hình hồi
còn là học trò của hai chú bé Iosif và Adolf, niên học 1889 và 1899,
tức là khi hai cháu mới 10 tuổi.
Nhìn hai khuôn mặt, ta có thể sẽ nhăn mặt, đôi
mắt có thể “chợt” u buồn, khi nghĩ tới
những tai họa sau đó mà hai nhân vật “thứ ba” [Nhất quỉ, nhì ma, thứ ba
học
trò] giáng xuống nhân loại, nhưng những bức hình quá xưa, quá cũ, thành
thử khó
xét đoán, và ngoài ra, máy chụp hình không phải là “mu rùa”, khó… bói
lắm!
Bức hình học trò, cho
dù sáng
sủa cách mấy thật khó là mu rùa. Những đứa trẻ như trong hình, số phận
sẽ ra
sao? Thằng nhóc nào sẽ đi xa nhất? Nhưng, với hai ông thần này, là một
câu hỏi
nhức nhối: Chẳng lẽ một số người trong chúng ta là quỉ, ngay từ khi lọt
lòng
mẹ? Nếu không phải như thế, thì vào lúc nào? Và như thế nào, bằng cách
nào, quỉ...
đi vô chúng ta?
Hay là, đặt câu hỏi
dưới một
dạng “dễ thương” hơn, ít chất siêu hình hơn, tại sao trong số chúng ta,
có
những con người chẳng hề bao giờ phải cố nén cái ác lại, cố đừng để cho
con lợn
lòng xổ chuồng, cố vận dụng tới cái gọi là lương tâm đạo đức, khi tính
“làm
thịt” ai đó?
*
Với hai ông
thần này,
là một
câu hỏi
nhức nhối: Chẳng lẽ một số người trong chúng ta là quỉ, ngay từ khi lọt
lòng
mẹ? Nếu không phải như thế, thì vào lúc nào? Và như thế nào, bằng cách
nào, quỉ...
đi vô chúng ta?
Trong trường hợp
Stalin, và
Hitler, liệu lỗi lầm là do cách nuôi nấng dậy dỗ, “một trăm năm trồng
người”,
tức hệ thống giáo dục tại Georgia
và Austria
cuối thế kỷ 19?
Liệu hai cháu đã
phát triển được một tí lương tâm, nhưng sau đó, làm mất?
Liệu khi chụp hình,
hai cháu đều là "cháu ngoan Bác Hồ, học tập tốt, lao động tốt, bình
thường, ngoan ngoãn", như mọi
đứa trẻ
khác, và sau đó, biến thành quỉ là do những cuốn sách chúng đọc, hay
bạn bè chúng
quen, hay do đòi hỏi, sức ép của “thời đại”, theo kiểu thời thế tạo ra
quỉ, và
trong lá số tử vi của hai cháu, có đoạn, hai thằng bé
này sinh
ra để làm Đồ Tể Đức, Đồ Tể Nga?
Nhưng, giả như hai cháu, vì lý do nào đó, không kịp ra đời để đóng
vai của họ, liệu Thượng Đế có kiếm ra hai tay khác đóng thế?
Đây là những câu hỏi
mà mấy
ông viết tiểu sử rất ngần ngại, khi phải đối đầu. Có những giới
hạn chẳng bao
giờ chúng ta biết được, về hai chú nhóc Iosif, hay
Adolf,
sống ra sao, môi trường, bạn bè, ảnh hưởng sớm sủa nào. Giữa đầu vào,
bản ghi
nhận sự
kiện, và đầu ra, cả cuộc đời nội tại một người, là một hố sâu, mà những
nhà
sử học,
những tiểu sử gia hiểu rất rõ, đừng nên té xuống đó.
Chính vì thế, nếu
chúng ta
muốn biết chuyện gì đã xẩy ra với linh hồn của hai cháu nói trên, chúng
ta phải
cầu cứu tới mấy ông nhà văn nhà thơ, tới cái thứ sự thực mà họ dâng
hiến, vốn
không giống như của những sử gia [Tiểu sử gia thì cũng là một sử gia,
của một
cá nhân].
Đó là khi Mailer bước
vô bức
tranh, ở cái chỗ những sử gia, tiểu sử gia ngưng lại.
[Chúng ta tự hỏi, vào
lúc nào
Tô Hoài có ý định viết Ba Người Khác?].
Nhà văn Mẽo lão thành
này
chẳng hề coi sự thực thi ca, the poetic truth, là thứ đồ bỏ [never
regarded
poetic truth as truth of an inferior variety]. Từ Một giấc mơ Mẽo, Quảng cáo
cho chính tớ, Âm Binh, Tại sao chúng ta ở Việt Nam, qua The
Executioner’s Song và Marilyn,
ông
không hề “kìm kẹp” tinh anh, the spirit, và những phương
pháp
tra hỏi giả tưởng, để tiếp cận sự thực của thời đại chúng ta, trong một
công
trình có thể rủi ro nhiều hơn so với của mấy ông trên, nhưng đem đến
những phần thưởng giầu có hơn.
Đề tài
cuốn mới của ông là Hitler.
Hitler có thể thuộc
về quá
khứ, nhưng quá khứ mà ông ta thuộc về, vẫn sống, alive, và ít ra, chưa
chết,
undead. Trong Lâu đài trong Rừng,
Mailer viết câu chuyện một Hitler
trẻ, đặc
biệt hơn, câu chuyện, làm thế nào Hitler có được [possessed] những sức
mạnh ma
quỉ.
*
Khi chàng Adolf trẻ
tuyên bố,
chàng muốn thành một nghệ sĩ, không phải vì chàng hết lòng đam mê nghệ
thuật,
nhưng vì chàng muốn được đời thừa nhận, như là một thiên tài, và trở
thành nghệ
sĩ lớn lao, theo chàng nghĩ, là con đường ngắn nhất cho một chàng trai
trẻ tối
om om [theo nghĩa, chẳng ai thèm biết tới], với một tí tiền lẻ ở trong
túi, và
chẳng có một dây mơ rễ má nào với giai cấp thượng lưu, để có được sự
thừa nhận,
tớ là nghệ sĩ lớn lao, cỡ thiên tài.
Vào cái lúc mà chàng bập vào chính trị, bỏ
giấc mơ nghệ sĩ, thập
niên 1920, chàng bèn kiếm cho mình một thần tượng. Frederick II of Prussia,
Đại Đế
Federick. Vào những tháng chót của cuộc chiến, bị vây hãm trong căn hầm
trú ẩn,
tại Berlin, để giải buồn, Hitler nghe
đi nghe
lại recitals thuật cuộc đời Đại Đế Frederick, của
Thomas
Carlyle, một tay phản dân chủ, mê giống Đức thứ hàng ròng, tay tuyên
truyền cho
lý thuyết lịch sử của con người vĩ đại.
Hitler bị ám ảnh bởi
chỗ của
ông trong lịch sử, theo nghĩa, tương lai sẽ nhìn những hành động hiện
tại của
ông ta như thế nào.
“Đối với tôi, chỉ có
hai
cách,” ông nói với Albert Speer, “thành công với toàn thể chương trình,
kế
hoạch của mình, hay thất bại. Nếu thành công, tôi sẽ trở thành một
trong những
con người vĩ đại nhất trong lịch sử. Thất bại,
tôi sẽ bị kết tội, bị ruồng bỏ, và bị trầm
luân” [If I fail, I
will be condemned, rejected, and damned].
Trong tiểu thuyết của
Dostoevsky, có hai tay ở bên lề của xã hội, một là Raskolnikov trong Tội Ác và
Hình Phạt, và một, Starvogin, trong Lũ Người Quỉ Ám, họ nghĩ, họ có
thể
đi con
đường tắt để trở thành vĩ nhân, bằng cách làm một cuộc ly dị giữa điều
tốt,
thiện và sự vĩ đại, lớn lao, nổi tiếng, và khoan khoái phạm những tội
ác lớn
lao: hành hạ người già cho tới chết, hay hiếp dâm trẻ em.
|
|