*

TẠP GHI

Tản mạn về
Ba Người Khác
 5

Bài liên quan
Ba Người Khác
Tô Hoài
Kim Thuyền Thoát Xác
Một chút gì để sống vì nó
Look on these horrors
Coetzee
Đọc Hitler của Mailer




Viết về cái đại ác mà đạt đến sự đơn giản từ lâu, thì ... đểu giả thiệt!
*
John Banville, trong Những bài hát của tên đao phủ, [đọc Nhà Hội, của Martin Amis, NYRB 1 March, 2007] đã viện dẫn Joseph de Maistre, ông tòa, triết gia, kẻ lưu vong...   khi ông này nhìn ngắm hình tượng Đao Phủ Thủ, the figure of the Executioner:

Vậy thì ra đây là anh ta, cái kẻ, mà, một khi có cả đống nghề, làm mà vui, mà lương thiện, mà được kính trọng, nể vì, đã chọn nghề tra tấn và làm thịt chính đồng loại của anh ta. Liệu cái đầu của anh ta, cái tim của anh ta được làm ra y hệt như của chúng ta? Liệu chúng còn chứa đựng một cái chi đó thật đặc biệt, thật xa lạ với bản chất tự nhiên của chúng ta? Riêng tôi, tôi chẳng hề nghi ngờ chi về điều này. Nhìn bề ngoài, anh ta y chang chúng ta, được làm ra như chúng ta, được sinh ra như chúng ta. Nhưng anh ta là một sinh vật khác thường, và với anh ta, khi được đưa vào đời, như là một thành viên của gia đình con người, Đấng Sáng Tạo đã phải đưa ra một nghị quyết đặc biệt.
[But he is an extraordinary being, and for him to be brought into existence as a member of the human family, a particular decree was required, a FIAT of creative power].

Liệu những dòng trên ứng với Tô Hoài, "rất riêng và rất lạ", như được ông nhóc Phan Triều Hải mô tả?

Còn đây là Tên Đao Phủ, qua mô tả của Martin Amis:
Không có kẻ nào khác, ở trên thế gian này, đã từng đạt được sự thành công quái dị như anh ta: làm thịt hàng triệu đồng bào ruột thịt cùng quê hương cùng máu mủ, và bù lại, nhận được sự ca ngợi mù của cả nước!
[No other man in the world has ever accomplished so fantastic a success as he: to extermitate millions of his own countrymen and receive in exchange the whole country's blind adulation].
Gấu này, khi đọc những dòng trên, là nghĩ ngay đến sự hồ hởi đón nhận, chào mừng Ba Người Khác, của cả nước ta, trong đó, đặc biệt, có những thế giá như Nguyên Ngọc, lớp cựu trào, Phạm Xuân Nguyên, lớp trái độn, tới lớp nhóc con Phan Triều Hải.
*
"Chắc tôi phải hy sinh Rose"!
Ôi chao, Hai Lúa lại nhớ Bông Hồng ở làng Thanh Trì, Thanh Lạng, Quốc Oai, Sơn Tây, của thằng bé mắt lác [lé], tức Hai Lúa ngày nào .
Cô con gái địa chủ bị cả một miền đất bỏ đói, khát, bịnh, trong căn nhà của bố mẹ cô để lại, sau khi hai ông bà bị đấu tố đến chết. Cô gái khát quá, cố vượt "tường lửa", bò ra ao làng, ngay đầu ngõ, nhưng vừa đến bờ ao, là đi luôn.
Lần Hai Lúa về lại Bắc, về lại làng, hỏi, bà chị nói, Hai Lúa cảm thấy chưa bao giờ thù ghét cái làng của Hai Lúa như là lần đó.
Và cũng chính trong cơn đau đớn để cho lòng thù hận lấn áp tất cả, Hai Lúa nhớ ra tên họ đầy đủ của cô. Luôn ánh mắt của cô, lần gặp gỡ cuối cùng, Hai Lúa về làng trước khi bỏ vào Nam.
Đó là ánh mắt nói, anh đi đi, hãy cố mà tự cứu lấy thân, đừng bao giờ trở về làng này nữa.
Và nói, tên của tôi là Trương Thị Hồng.
Sống ở trên đời, thèm miếng thịt kẻ thù, là vậy.
Không thèm, không làm sao nhớ ra tên của Cô Hồng Con.
Đi tìm một tác phẩm sẽ có 2
*
Martin Amis, tác giả Nhà Hội, cũng từ lò Granta, như những Salman Rushdie, Kazuo Ishiguro, là một thứ "enfant terrible" của văn chương Anh. Khi ông được mời làm giáo sư đã gây kinh ngạc trong giới giang hồ, và giới học đường, nhưng khi tờ Guardian coi ông là nhà văn Anh vĩ đại nhất hiện đang còn sống thì độc giả của chính tờ báo, có người giận điên lên và đe dọa tự tử! (1)
(1) One agitated reader was moved to write to the paper - and threatened the ultimate sanction: "If the media refer to Martin Amis as 'Britain's greatest living author' once more," wrote Kathy Love from south London, "I shall kill myself."
Ngay tờ Người Kinh Tế cũng không khoái ông này, chỉ đến khi Nhà Hội  xuất hiện: Người trở lại, Comeback man. Nhà Hội là một chiến thắng [triumph] đặc thù, bảnh đến mức tuyệt hảo, mãnh liệt chẳng thua gì Ô Nhục, Disgrace của Coetzee. Đây là một cuốn tiểu thuyết không thể không đọc, nhất là những ông nào đã từng ở tù VC.
Và nhất là khi bạn yêu chung, một người yêu, với ông anh, hoặc ông em của bạn!
Nhà Hội  thuật câu chuyện hai anh em, cùng mẹ khác cha, cùng yêu một cô gái Do Thái. Cô gái lấy ông em. "Em trai tôi tới trại tù vào năm 1948", câu chuyện bắt đầu. "Tôi thì đã ở trong đó rồi."
*
The Observer Books Interview
'It's the death of others that kills you'
Martin Amis on politics, mortality - and snoozing in front of the snooker
Sunday September 8, 2002
The Observer
Koba the Dread: Laughter and the Twenty Million is a polemical account of the Soviet experiment. The book is a catalogue of Stalin's crimes, followed by an open letter to Christopher Hitchens, close friend and former Trotskyist. Finally, Amis reflects on the death of his sister, and attempts to reconcile personal bereavement with the death of millions - to Stalin a mere 'statistic'. [The death of one person is tragic, the death of a million is mere 'statistic'. Stalin: Cái chết của một người là bi thương, của triệu người, chỉ là "thống kê"].
Chính là cái chết của những người khác giết bạn.
Koba là nick của Stalin
Bị Neal Ascherson chê, nhưng theo John Banville, Koba The Dread  [Koba là nick của Stalin khi làm chó săn cho cảnh sát Nga Hoàng] phải được đọc song song với Nhà Hội,  tuy cuốn sau là tiểu thuyết, còn cơn tức giận đạo đức ở trong Koba, là từ Robert Conquest. Koba còn là một thách đố giới trí thức Tây Phương, trong có cả ông bố của Martin, [Kingsley Amis], ngay từ khi còn trẻ, đã thất bại, trong nhiều năm, trong việc tố cáo những ghê rợn của những chính quyền Stalin kế tiếp nhau, và cả trong việc tống Stalin vào Địa Ngục, cùng một xà lim với Hitler.
Cái tít Nhà Hội, là từ cuốn Gulag: Một Lịch Sử, của Anne Applebaum, 2004 Pulitzer, non-fiction, trong đó, bà có viết về những cuộc thăm viếng nhọc nhằn, và, tốn kém, những người tù, của thân nhân. Điều này thì mấy bà vợ sĩ quan Miền Nam chẳng cần đọc Gulag: Một Lịch Sử.  Còn nhà hội, như bà này cho biết, ở bìa trại tù, qua một người sống sót trại tù mô tả, "Túp lều lý tưởng, có cái giường uyên ương. Có cả một cái bóng đèn điện với cái chụp đèn, ôi mới tuyệt vời, mới trưởng giả làm sao, đối với trại viên sống năm này qua tháng nọ trong những lán, những lều, giữa những bạn bè cùng số phận. Những giấc mơ cuộc đời tự do của chúng tôi được dựa trên cái nền, là căn phòng đó" [Our dreams of life at liberty were based on that room].
Cũng chứng nhân đó, nhà viết tiểu thuyết người Ba Lan Gustav Herling ghi nhận, những cuộc hội ngộ như thế, thường là hỏng cả, theo nghĩa, vô cùng phũ phàng, rất ít khi xuông xẻ. Bởi vì mấy ông chồng, sau bao nhiêu năm không sử dụng đến khẩu súng, không còn biết lên đạn ra làm sao nữa, và thường bắn trật mục tiêu, hoặc không đúng thời điểm, thường là sớm sủa quá ! Còn những bà vợ, sau những ngày tháng vạn lý bắc chinh, đi ngược con đường "Trường Sơn", đến khi gặp được ông chồng thì đã mệt nhoài, hết hơi. Herling, thật là thê thảm, viết: "Tôi đi đến kết luận rằng thì là, nếu hy vọng, thường xuyên được coi là cái ý nghĩa sau cùng còn lại của cuộc đời, và nếu như vậy, thì, sự thực hiện nó, đôi khi có thể thật là đau thương, đến không thể chịu đựng được."
Câu chuyện Nhà Hội  tiến diễn theo ba từng, level, thời gian khác nhau - hiện tại của người kể chuyện, quá khứ trước và sau chiến tranh, cuộn vào nhau, kỹ năng tiểu thuyết khiến, mặc dù sự ngắn ngủi của cuốn truyện, độc giả có ảo tưởng là đã trải qua cả thế kỷ 19, trong đó còn có cuộc tình trái khoáy. "Hai chúng tôi là anh em một nửa, mỗi thằng một họ, tính tình chẳng giống nhau. Kể thật gọn. Cha tôi, một Cô Zắc, còn cha Lev, Dimitri, một ông nhà quê, đúng ra, một tên ku lắc." Còn cô gái, Zoya, một "nhan sắc lớn" của thành phố Moscow trước chiến tranh. Cô và ông anh cùng học Học Viện của Hệ Thống [The Institute for the Systems ?], khi ông anh 25 tuổi, cô gái 19.
 "Lev hả, nhờ ơn Trời, còn đang đi học".
Và quả là một cú sốc, khi, vào mùa đông năm 1948, Lev, chưa tới tuổi hai mươi, nhập trại tù cùng với ông anh, và báo tin, Zoya bi giờ là vợ của em, anh ạ.
*
Tin Văn đã hơn một lần lèm bèm về nhà văn Tô Hoài. Thí dụ lần, nhà phê bình lớn ở trong nước, là Vương Trí Nhàn, không đồng ý với Nguyên Ngọc, khi ông này chọn Nguyễn Huy Thiệp mà vờ Tô Hoài.
*
Những năm Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp viết tốt nhất cũng là thời gian Tô Hoài cho in Cát Bụi Chân Ai, một cuốn gọi là hồi ký cũng được mà là tiểu thuyết cũng được, và đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn của tiểu thuyết mà Nguyên Ngọc đưa ra. Thế thì tại sao trong đầu Nguyên Ngọc hình như chỉ có hai nhà văn nói trên? Tôi tự cắt nghĩa cho mình thế này: việc hình thành tài năng của hai nhà văn Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp hồi ấy có gắn với nhiều đóng góp của Nguyên Ngọc cho đời sống văn học, vì thế sự kiên trì nói trên của tác giả Đất nước đứng lên là có thể hiểu được. Song tôi cho rằng không nên đặt tình cảm lên trên sự thực khách quan như vậy.
Vương Trí Nhàn: Tôi không lạc quan như Nguyên Ngọc
*
Một ông viết trong tối thui, trong tủi nhục, viết như nhả những miếng thịt heo nuôi bằng thai nhi ra khỏi miệng, cho chúng biến thành chữ, để "thanh tẩy cho cả văn chương lẫn đời sống", một ông viết dưới ánh sáng của Đảng, viết với một lương tâm trong sáng, phân biệt rõ ràng, kìa, anh nhìn, cái thằng đang đếm tiền nhanh thoăn thoắt kia... , hai ông đó, mà cho ngồi cùng một chiếu văn học, thì... kẹt quá, thưa nhà phê bình họ Vương! NQT
Đi tìm một tác phẩm sẽ có
*
 ... that Lukacs had, at the end of his life, considered Solzhenitsyn a true "socialist realist". I quote that paragraph:
Lukacs presents the author of the First Circle as the most archieved exponent of socialist realism who has, socially and ideologically, the chance of discovering all the immediate and concrete aspects of society, and representing them artistically according to the laws of their own evaluation.
Octavio Paz: Considering Solzhenitsyn: Dust After Mud.
Ông đại phê bình gia Mác xít, cuối đời ngồi thiền, vác thánh giá, sám hối.... và ngộ ra rằng thì là, Solzhenitsyn mới đúng thứ thiệt, đại diện độc nhất của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, và, xổ toẹt tất cả đám còn lại.
Nếu như thế, ở xứ sở vệ tinh của nó, NHT và BN  thật khó mà ngồi chung một chiếu với mấy ông kia.
Và nếu như thế, Hai Lúa cũng không thể nhất trí được với phê bình gia họ Vương!
Đi tìm một tác phẩm sẽ có

"Vấn nạn" ba ngưòi khác, trong có ông nhà văn Tô Hoài-Bối, dâm quá thể, làm Gấu nhớ tới Koestler.
Ông này mê nhất cái trò đó, vợ bạn cũng chẳng tha. Mần thịt xong là chàng đi.
Cuốn hách xì xằng nhất của K. Bóng Đêm Giữa Ban Ngày, là từ sự kiện thực, giống như Ba Người Khác, từ CCRĐ. Tuy nhiên, cái gọi là "điển hình" (1) ở nhà văn Tô Hoài, thật khác xa của Koestler.
*
Nhưng quả là thiên tài, khi, từ bao nhiêu năm trước, với con mắt cú vọ của một ký giả khi nhìn vào sự kiện đời thường, tức diễn tiến những vụ án tại Moscow, mà đã ngửi ra được tiếng chuông gọi hồn của chủ nghĩa Cộng Sản, thì quả là cao thủ!
Và chính cái ngọn lửa thiên tài đó, làm cho Bóng Đêm Giữa Ban Ngày [1940] cứ sống hoài, và cùng với nó, là tên của Arthur Koestler. Sáu chục năm sau, [bài điểm cuốn "Koestler, The homeless Mind" của Cesarani, là trên tờ TLS số đề ngày 15 tháng Giêng, 1999. Người điểm: Michael Shelden, tác giả những cuốn Orwell: Tiểu sử được phép 1991, và Graham Greene: The man within, 1994], cuốn sách vẫn tiếp tục hớp hồn độc giả, và vẫn được nhắc nhở tới, trong rất nhiều trường hợp hoàn cảnh.
Viên gạch của Bác Hồ
(1) Điển hình hóa và tiểu thuyết
*
Trở lại với Tô Hoài, tôi thấy nhà văn quả là đã có tài thể hiện bức tranh về một giai đoạn của cải cách ruộng đất giống như một tấn tuồng có đủ hỉ nộ ái ố, trong đó biếm hoạ là chủ yếu. Phải thú thực rằng tôi đã được cười suốt từ đầu chí cuối mà chọc cười một cách hồn nhiên song thực ra rất thâm thúy như vậy đâu phải là chuyện dễ.
Điển hình hóa và tiểu thuyết

Bức tranh, tấn tuồng có đủ này thiếu nhiều thứ: Thiếu nỗi đau của bao nhiêu con người, thiếu nỗi nhục của cả một miền đất.
Nhờ thiếu như vậy cho nên tác giả bài viết mới được cười từ đầu chí cuối, quên cả đau cả nhục!
Quái đản thật. Viết về một vụ án, một tội ác lớn lao "long trời lở đất" [sic] như vậy, chỉ để chọc cười, cho dù hồn nhiên mà thâm thuý?
Ba Người Khác một bức biếm họa về CCRĐ? Biếm họa là chủ yếu?
Liệu người ta có thể sáng tác một bức biếm họa, cảnh dân Do Thái trần truồng đi vô lò thiêu? Biếm họa một nạn nhân CCRĐ đang bị chôn sống? Một ông già, bà già trong cũi chó, giữa sân đình một làng ở Miền Bắc? Một cô gái nằm chết khát nơi bờ ao?

Indeed, the ideal for a well-functioning democratic state is like the ideal for a gentleman's well-cut suit- it is not noticed. For the common people of Britain, Gestapo and concentration camps have approximately the same degree of reality as the monster of Loch Ness. Atrocity propaganda is helpless against this healthy lack of imagination."
(from 'A Challenge to 'Knights in Rusty Armor'', The New York Times, February 14, 1943)

Một nhà nước dân chủ vận hành trơn tru, thì cũng giống như bộ đồ may thật khéo, vừa khít với người diện nó: Chẳng có ai thèm để ý đến!
Với những con người bình thường ở Anh, Gestapo, hay trại tù tập trung thì cũng xêm xêm như là con quái vật hồ Loch Ness.
Nói ra rả về sự độc ác ở những nơi chốn đó, thì cũng vô dụng, vô ích, khi đụng phải một sự thiếu hụt một cách rất ư là khỏe khoắn, của trí tưởng tượng.
A. Koestler.

Tôi sợ rằng, tác giả bài viết điển hình trên, cũng là một trường hợp thiếu hụt một cách rất ư là khoẻ khoắn, trí tưởng tượng!

*
Coi CCRĐ là một cấm kỵ, là cũng nhằm xóa sổ nó, tiêu huỷ nó, ở trong ký ức lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Làm gì có chuyện đó, sau này hạu thế sẽ yên chí lớn như vậy.
Chỉ tới khi không thể bưng bít, thì đành hé ra một tí, nhưng lại đổ tội cho mấy thằng lăng nhăng, và đều là kẻ thù gài vô hàng ngũ ta, và đều bị trừng trị cả, trừ me xừ To Hoài, tức Bối, người kể chuyện, nhờ đòn Kim Thuyền Thoát Xác mà còn sống sót, nhưng thôi già rồi, 'người ta' tha cho [chữ của Nguyễn Huy Thiệp].
*
General fiction
When a master addresses a monster
For 50 years, Norman Mailer has been one of the greatest voices of American literature, but has he overreached himself in The Castle in the Forest?
Adam Mars-Jones
Sunday March 11, 2007
The Observer
Asked at the time of the re-release of The Exorcist in 1998 whether he actually believed in demonic possession, the film's director William Friedkin solemnly replied that he could think of no other explanation for what happened in Germany in the Thirties. He found a supernatural explanation for Nazism more plausible than a historical or political one. In his new novel, Norman Mailer follows this lead, recounting the early life of Adolf Hitler from the point of view of a devil assigned to cultivate his possibilities for evil.
Hỏi, khi cuốn phim Kẻ Trừ Tà tái ra lò vào năm 1998, liệu ông có tin vào chuyện bị ma quỉ chiếm đoạt hồn vía, nhà đạo diễn William Friedkin trịnh trọng trả lời, ông không thể có một giải thích nào khác, trừ nó ra, khi nghĩ về những gì xẩy ra tại Đức vào thập niên 1930. Một cách giải thích như vậy lại dễ 'nắm bắt hơn', so với của lịch sử hay của chính trị.
Trong cuốn tiểu thuyết mới của ông, Norman Mailer đi theo đường dẫn đó, kể lại cuộc đời khi còn trẻ thơ của Adolf Hitler, theo quan điểm, quỉ sứ đã bắt đứa trẻ làm đệ tử.

Tản mạn về Ba  Người  Khác
Có lẽ Tô Hoài cũng có cảm nhận tương tự khi ông phát biểu: "Tôi ước ao những vấn đề lớn như về thời kỳ bao cấp nếu có cái ai viết trào phúng kiểu Xuân Tóc Đỏ thì tuyệt vời"
Tuy nhiên với Ba người khác Tô Hoài đã đang trên đường biến ước ao của mình thành sự thật, qua đó ông đã mở đường cho chúng ta chia tay với quá khứ một cách thoải mái, không hận thù mà cũng không đẫm lệ và đây là một sự lựa chọn cao thượng.
Nguồn
Bao Cấp có thể đẻ ra một, hay nhiều Xuân Tóc Đỏ, nhưng CCRĐ chỉ đẻ ra một Tô Hoài, vừa ở trong, như là đồ tể, vừa ở ngoài, như là nhà văn.
"Chúng ta", ở đây, là ai, mà chia tay quá khứ CCRĐ, một cách thoải mái, không hận thù mà cũng không đẫm lệ?
Một sự chọn lựa cao thượng?
Có một sự chọn lựa bảnh, và cao thượng hơn nhiều, do Bùi Minh Quốc đề nghị: Làm đao phủ ngồi thiền.
*
Sử dụng cách đọc The Castle in the Forest của tờ Người Quan Sát, như trên, liệu chúng ta có quyền nghĩ, tương tự về Tô Hoài, và Ba Người Khác, là câu chuyện một nhà văn ban diễn từ [address] cho quỉ sứ, cũng chính là xừ luỷ?
Nên nhớ, những nhà văn đồng thời với Tô Hoài, đã nhận ra chất quỉ của ông, từ ngay những tác phẩm đầu đời, như trích dẫn dưới đây.
*
Ngay ở văn xuôi ông viết đầu kháng chiến 1946-54 cũng vậy. Tôi nhớ trong một bài phê bình tập truyện Núi Cứu Quốc (của Tô Hoài), nhà phê bình văn nghệ Nguyễn Đình Thi cảm thấy nhà văn này luôn “đứng ngoài”, “đứng quá xa” để đưa “cái nhìn tinh ác” “nhận xét sắc mắc” về những tập tục, những màu sắc lạ ở những người và vật mình gặp trên đường; Nguyễn Đình Thi thậm chí còn bảo rằng một đôi đoạn trong tập truyện ấy khiến người ta muốn so sánh với “những tiểu thuyết thực dân của Jean Marquet, Emile Nolly”(xem tạp chí Văn nghệ, số 11&12, Văn nghệ bộ đội, tháng Tư 1949). Ý nhà phê bình Nguyễn Đình Thi là mong ở cây bút cán bộ Tô Hoài khi ấy sớm có thêm nhiều nét ấm cúng yêu thương đối với người và vật mình miêu tả, cho phù hợp với tính chất của “văn nghệ kháng chiến”, “văn nghệ nhân dân”.
Lại Nguyên Ân

Theo Gấu, Tô Hoài, bị quỉ nhập, khi phát giác ra cái tính chất "quê người" (1), của một miền đất. Ông khám phá ra con quỉ ở nơi chuồng heo, và bị nó bắt làm đệ tử, học được đòn Kim Thuyền Thoát Xác, từ Quỉ, và cứ thế sống sót, xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, khởi từ Cách Mạng Tháng Tám, qua tất cả những vận hội của nó.
(1) Mô phỏng Tolstaya: Chính cái phần dã man của Á Châu, được trục lên, từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử miền đất này, và được sử dụng như những chuồi, những rễ, thành phần nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đây là Con Quỉ Á Châu, so với Con Quỉ Âu Châu, là Hitler và đám Nazi.

Did you feel, as a child, that it was inevitable that you would become a writer?
Khi còn là một đứa bé bà đã có cảm nhận, không thể nào tránh được, mình sẽ là nhà văn?
Strangely, yes. When I was very little, I somehow knew that I was doomed—yes, doomed!—to become a writer. And I was afraid. All Russian writers, in my understanding, died in duels: Pushkin was killed in a duel, in 1837, Lermontov in 1841.… I remember asking my parents, “If someone challenges you to a duel, do you have to accept?” And they answered, “Sure.” So I was horrified. I did not want to die this way. Later, I stopped thinking about becoming a writer. I lived my life. Then, at the age of thirty-two, I wrote my first story.
Kỳ cục thay, đúng là như vậy. Ngay từ khi còn bé tí, không biết sao, tôi đã biết mình sẽ khốn khổ khốn nạn, đúng như thế, sẽ bị đầy ải, trầm luân, nghĩa là, sẽ trở thành nhà văn. Và tôi sợ. Tất cả những nhà văn Nga, như tôi hiểu, đều chết vì thách đấu. Pushkin bị giết trong thách đấu, vào năm 1837, Lermontov năm 1841... Tôi nhớ đã hỏi ông bà bô: "Nếu có người nào đó thách đấu, bố mẹ có chấp nhận không?" Và họ trả lời: "Chắc chắn rồi". Thế là tôi sợ khiếp vía. Tôi không muốn chết kiểu đó. Sau đó, tôi ngưng không nghĩ về chuyện trở thành nhà văn. Tôi đã sống đời của tôi. Rồi thì, vào năm 34 tuổi, tôi viết truyện đầu tay của mình.
Tolstaya, Tatyana: Moments of Illumination