Lần
trò
chuyện cuối cùng với
Mai Thảo
Tháng
7 năm 1997, chúng tôi
sang Mỹ, lại thăm Mai Thảo, có câu chuyện văn chương dang dở với ông.
Nay đọc
lại những ghi chép thấy cũng nên in ra. Đây là những ý kiến cuối cùng
của Mai
Thảo về đời sống văn học mà chúng tôi ghi nhận được.
TK
Thụy Khuê: Những tờ báo mà
anh đã làm, thì anh có một chủ trương nào chính xác không?
Mai Thảo: Những tờ báo mà tôi
đã chủ trương thì nó là cái giàn phóng, cái plate-forme, cái tribune
commune,
nói chung là như vậy, tụ họp mọi người lại đấy để cho có một chỗ đất
đứng rồi
thì anh muốn làm gì thì làm. Nó chỉ là một chỗ départ, một chỗ để khởi
hành.
Bây giờ nếu tôi khoẻ trở lại thì tôi cũng làm y như vậy. Làm một chỗ để
đứng.
Tôi rất yêu cái tinh thần, tinh thần thật ở Pháp. Camus. Bon. Sartre.
Bon. Tôi
chịu ảnh hưởng của mấy người đó. Khi sang Paris
tôi hay ngồi ở Flore, Aux Deux Magots ở Saint-Germain-des-Prés. Tôi
ngồi chỗ
ngày xưa hai người đó ngồi. Tôi cho là họ rất hay. Thành ra tờ Sáng Tạo
mới có
những tiểu đề ở dưới gọi là Diễn đàn văn học nghệ thuật hôm nay -
aujourd'hui,
chứ không có hiện đại gì cả.
TK: Hôm nay khác hiện đại như
thế nào?
MT: Hôm nay là bây giờ. Là
cái mình đang sống. Mình không nói cái bây giờ thì nói cái gì? Nhưng
nói như
vậy thì nó có cái chướng, thành ra người ta ghét mình. Bọn ghét nó gọi
chúng
tôi là bọn Kiêu binh Tam phủ (người dùng cái danh từ này là Nguyễn
Tuân, để chỉ
một đám người khác). Nhưng mà bọn vua Lê, chúa Trịnh nó nói như vậy là
nhảm.
TK: Bọn vua Lê chúa Trịnh là
ai?
MT: Miền Trung.
TK: Tại sao?
MT: Tại vì họ không có bản
chất để hiểu.
TK: Nhưng họ có đọc các anh
không?
MT: Đọc mà không vào thì sao?
TK: Thế còn những người ở
miền Nam
?
MT: Những người ở miền Nam, tôi cho
rằng tới lúc nào Thụy Khuê để ý thì sẽ thấy không ai bằng Bình Nguyên
Lộc. Có
những người như Hồ Hữu Tường hay Tam Ích thì họ quá là politique. Bình
Nguyên
Lộc đóng vai trò của người viết tiểu thuyết. Còn Hồ Biểu Chánh thuộc
thế hệ
trước rồi, mình không hiểu được.
TK: Thế còn Võ Phiến?
MT: Võ Phiến cũng có chỗ được
chỗ không được. Đại khái như phê bình văn học, đối với tôi thì không
được. Văn
học miền Nam
tổng quan đó thì không được. Thơ dở. Tạp văn hay.
TK: Anh nghĩ sao về Vũ Khắc
Khoan? Anh hay đi chơi với Vũ Khắc Khoan lắm phải không?
MT: Vũ Khắc Khoan thật là
nghệ sĩ. Nghiêm Xuân Hồng và Vũ Khắc Khoan thì cứ phải dùng tiểu tư sản
để đánh
bọn cộng sản. Nhưng mà đâu có đánh được (cười)! Đi chơi ở Sàigòn thì
chỉ đi với
Mai Thảo, chẳng đi với ai cả. Nhưng chúng tôi cũng chẳng là cái gì ghê
gớm cả.
Lúc nó chết, tôi có bay sang đưa đám nó. Tôi buồn lắm. Nó cũng giải
phẫu hai
lần rồi nó chết. Nó đùa nghịch chứ không đứng đắn gì cả.
TK: Hình như lúc đó anh nhiều
tiền lắm, anh tiêu vung lên, anh bao bạn bè?
MT: Những bạn văn khác,
thường thường họ phải đi dậy học để đưa tiền cho vợ con. Tôi chỉ đi
chơi với
Phạm Đình Chương, Vũ Khắc Khoan. Thường thường tụi nó không có tiền,
không có
phương tiện để đi chơi đêm, tôi thì lúc đó nhiều tiền lằm. Tôi
best-sellers mà!
TK: Sáng Tạo thành lập bằng
tiền của ai?
MT: Bằng cái hợp đồng tôi ký
với một thằng Mỹ ở Virginia,
không biết bây giờ sống chết thế nào. Đó là cái hợp đồng bán báo, không
có điều
gì cần giấu diếm hết, đại khái nếu mình in 5000 tờ, thì nó mua đứt cho
mình
2000, vừa đủ tiền in, tiền giấy, không có cái nghiã gì khác hết, và
cũng không
có điều kiện gì khác hết.
TK: Anh best-sellers từ lúc
nào?
MT: Ngay từ cuốn đầu
"Đêm giã từ Hà- nội". Lúc đó không phải cuốn sách về nghệ thuật viết
mà là cuốn sách chống Cộng cho nên các cơ quan quân đội nó mua để phát
cho
lính, rồi thì cứ từ đó mà lên... sách Mai Thảo nổi danh như cồn!
TK: Rồi
anh trở thành biểu
tượng của giới trẻ?
MT: Vừa biểu tượng của giới
trẻ, vừa chống Cộng nữa. Mình bèn thôi, mình không chống Cộng nữa, mình
biên
truyện tình thôi.
TK: Tại sao anh không chống
Cộng nữa?
MT: Bởi vì chúng nó cứ bảo
mình là xịa (cười)!
TK: Tiểu thuyết của anh ăn
khách vì sao?
MT: Hoàn toàn có mục đích
viết cho độc giả bình dân coi với những truyện tình tay ba.
TK: Anh
có tiếc gì không?
MT:
Không bao giờ tôi tiếc
cái gì cả. Đối với tôi những cái tôi viết ra không có cái nào được cái
nào
không được cả, đại khái hết.
TK: Anh
đọc gì?
MT:
Lecture thì nó lung tung
lắm. Bởi vì mình không chủ trương đi theo văn học Pháp gì cả. Bạ cái gì
mình
đọc cái đó mà thôi.
TK: Về
cái ảnh hưởng, cái
khuynh hướng, anh có thấy ngay không?
MT:
Thấy chứ. Thấy ngay chứ. Thanh
Tâm Tuyền là người thơ. Còn tôi chỉ là người romancier, có người đọc.
Có nhiều
người thích đọc.
TK:
Thanh Tâm Tuyền ra hải
ngoại thì sao?
MT:
Bình thường.
Đến
đây
có khách đến thăm Mai
Thảo, câu chuyện tạm ngừng, định hôm sau tiếp tục, nhưng rồi bất chợt
sức khoẻ
ông kém đi nên câu chuyện bỏ dở.
Trích
Da Mầu
Note:
Đây cũng là phút nói thật của Mai Thảo. Có vài tiếng lóng, dân trong
nghề, cùng thời Sài Gòn với MT mới nhận ra. Rảnh, Gấu sẽ đi một đường
Mao Tôn Cương, theo cái kiểu "Còn nợ một thời!"