*
Ghi


















Tin Văn Cù
 Laughing at Lenin

Chế độ Đỏ chỉ có một món, hẩu: Tiếu lâm.
Những ngày sau Cách Mạng Tháng 10, dân Nga ưa kể chuyện này:
Một bà già nhà quê đi thăm Vườn Thú Moscow, và lần đầu tiên, nhìn thấy con lạc đà. Bà than:
Khổ chưa! Hãy coi đám Bôn xê vích làm gì với con ngựa kìa!

Một ông Tòa Liên Xô ngồi cười ngặt nghẹo, đệ tử hỏi, ông nói, ta chưa hề nghe một câu chuyện nào tếu như chuyện này. Đệ tử xin nghe, sư phụ lắc đầu:
Ta vừa cho tên kể chuyện năm năm tù.

Bờ bên phải Bạch Hải được xây dựng do đám đi tù vì kể chuyện tiếu lâm.
Thế bờ bên trái?
Đám nghe.

Một bà đứng xếp hàng mua thực phẩm, cầu nguyện cho chế độ xã hội chủ nghĩa chóng thành công.
Bà đứng bên thắc mắc, thành công thì sao?
Thì lúc đó hết thực phẩm, hết phải xếp hàng!

Thời kỳ Kút Xếp tiếu lâm nở rộ, thí dụ chuyện này:
Làm sao gói một con voi bằng một tờ nhật báo?
Được chứ. Kiếm tờ nào đăng bài diễn văn của Kút Xếp.

Cuốn sách hiện đang ăn khách trên thế giới, là cuốn thu gom chuyện tiếu lâm Đỏ: Cuốn Hammer & Tickle, Búa & Cù, nhại cờ Búa & Liềm [sickle] nhà xb Weidenfeld and Nicolson, 14.99 Anh Kim.
Theo TLS 6 June 2008
Hoàng Hải Thuỷ đi tù, một phần là do thu gom chuyện tiếu lâm.
*
Có phải chuyện tiếu lâm đánh bại chủ nghĩa CS?

Một đàn cừu vượt biên, bị lính biên phòng chặn lại. Hỏi. Đáp:
Chúng tôi được biết mật vụ được lệnh xóa sổ giống voi.
Nhưng tụi mi đâu phải là voi?
Ông đi mà nói điều đó với mật vụ!
*
Cũng trên tờ TLS, trích dẫn cuốn Búa & Cù, khi Stalin chết, vào mùa Xuân 1953, một anh chàng tên Toth và một đám bạn bè đang lầu bầu, trời lạnh quá, và Toth bèn nói, đừng lo, lúc này Địa ngục lại ấm, vì Stalin xuống tới đó rồi, mà ông ta ở đâu, là ở đấy nóng, và một tay trong đó bèn đi báo công an, nhưng anh này chỉ bị cảnh cáo. Tác giả cuốn sách tiếu lâm Đỏ nhận xét, Stalin chết, và chấm dứt luôn nỗi kinh hoàng do kể chuyện tiếu lâm gây ra, the worst of the joke terror was over.

Miền Nam bây giờ, “sống sót” bằng chuyện tiếu lâm, Gấu nghe qua một người bạn mới gặp ở xứ người.
Bác Hồ là một trong những đề tài tiếu lâm. Thử hỏi ngày trước được như thế không, đất nước tiến bộ, dân chủ như thế mà tụi phản động vẫn chưa bằng lòng!

Sau đây là mấy câu chuyện tếu liên quan tới Bác.
Con ở [ô sin] Miền Nam ra thăm Lăng Bác. Câu thơ này của một thi sĩ!
Đù má thằng… BH, một tay vừa nốc ly bia vừa lèm bèm!

Gấu cũng có một câu chuyện tiếu lâm về Bác, do Gấu phịa ra, đã từng kể cho mấy tay quản giáo trại tù Đỗ Hải, Nhà Bè. Trước khi kể, Gấu giao hẹn, và được bảo đảm, tha hồ, nhưng khi nghe xong, tất cả đám đứng dậy, bỏ đi, Gấu còn một mình, nghĩ, phen này xong, nhưng đám đó giữ lời hứa, bỏ qua cho thằng cha già phản động!

Sau này, đọc Pamuk, ông có viết về một câu chuyện, từ lịch sử Thổ nhĩ kỳ, đúng như Gấu đã từng bịa ra!

Top Ten Communist Jokes
1) Three workers find themselves locked up, and they ask each other what they’re in for. The first man says: “I was always ten minutes late to work, so I was accused of sabotage.” The second man says: “I was always ten minutes early to work, so I was accused of espionage.” The third man says: “I always got to work on time, so I was accused of having a Western watch.”
Ba anh công nhân gặp nhau trong tù, hỏi nhau lý do. Anh thứ nhất nói: "Tao đi làm chậm 10 phút, bị tội phá hoại". Anh thứ nhì, "Tao luôn đi sớm 10 phút, tội gián điệp." Anh thứ ba nói, "Tao luôn đi đúng giờ, tội đeo đồng hồ Tây phương."
Nguồn

Câu chuyện cù về Bác, do Gấu phịa ra, kể cho mấy anh quản giáo trại Đỗ Hải Nhà Bè nghe, không hiểu sao, khi về đời, mỗi lần tính kể là rét, lạnh cẳng. Quái quỉ thế.
Về già Gấu mới ngộ ra, do Gấu sợ, không gặp hên như lần đầu!
Thì cũng giống Bá Nha, Tử Kỳ!

Trang Tin Văn được khá nhiều người đọc, qua server cho biết. Đọc trong nước, hải ngoại, qua net, thấy khá nhiều vấn đề được đem ra bàn luận, mà nơi khơi mào ngọn lửa tranh luận, là… Tin Văn! Và khá nhiều từ, cà chớn, của Tin Văn, được sử dụng đại trà, nhất là ở trong nước. Thí dụ, phán, đại gia, cao thủ, "gì gì" đó, [khách hàng là] thượng đế, lần đầu tiên Gấu dùng nhân vụ ông Trùm Hàng Không phán tớ đếch thích, chưa thích, và chửi anh phóng viên BBC là vô học, hình như vậy.
Cụm từ "gì gì" đó, lần đầu tiên được sử dụng, cho nhân vật Quang Trung của NHT, ra Bắc, nhét "gì gì" đó vô miệng sĩ phu Bắc Hà!
Người thuổng đầu tiên theo như Gấu hiểu được, là Ông Số Hai, (1) dùng để chỉ chủ nghĩa "gì gì" đó [chủ nghĩa CS].
(1) Ông Số Hai là ai?
Lẽ dĩ nhiên, những từ đó đều là "của chung". Thành thử... huề!

Có một ông mắng khéo, tại sao hải ngoại lải nhải hoài về Faulkner!
Hải ngoại nào lải nhải hoài về Faulkner?
Thưa, Tin Văn! 

Có ông, có bà, lấy bài vở của Tin Văn, nhưng khi trích dẫn nguồn, lại ghi nơi khác, là những chỗ Gấu này chuyển bài cho họ đăng, thí dụ Việt Báo.

Liệu, Tin Văn là một thứ...  cùi hủi?

Gấu cũng nghĩ như thế, cho đến khi đọc Brodsky, khi ông đáp lời Havel, tổng thống Tiệp, nhân bài viết của Havel trên NYRB: The Post-Communist Nightmare [Ác mộng Hậu CS] (1)
(1) Sau in trong On Grief and Reason

Havel nhớ lại thời kỳ, ai cũng tránh ông, như tránh hủi, ngay cả bạn bè, bà con... khi lỡ gặp ở ngoài đường, và ông giải thích, ông biến thành một thứ "không thích hợp", "bất tiện", inconveniences.
Và bất tiện, thì tốt nhất, nên tránh. [Inconveniences are best avoided].
Tuy nhiên, Brodsky, hỏi, liệu có thể nói ngược lại, ông Havel không phải là một thứ cùi hủi, mà hoàn toàn khoẻ mạnh, và đó là lý do mọi người tránh né ông?
Brodsky tưởng tượng ra một ông, né Havel, nhưng tối về nhà, lên giường nằm mí vợ, khoe, bữa nay anh gặp Havel, em ạ!
“I saw Havel today in the street. He’s too good to be true”.
Ui chao lại nhớ một độc giả Tin Văn, tình cờ gặp Gấu ở tiệm sách Tự Lực, Tiểu Sài Gòn.
"Trông ông già này thật quen...."