Bánh Cuốn Thanh Trì - Nỗi Sầu
Hà Nội
Vũ Bằng
Nỗi "sầu Hà Nội"
làm cho lòng người ta rã rời, se sắt. Lúc đó, mặc hết cả, người ta chỉ
còn biết
cầm lấy cái gậy mà đi ngay, đi đến bất cứ chợ quê nào cũng được, miễn
là có
hàng bánh cuốn để ngồi sà xuống một cái ghế nào đó, ăn một đĩa bánh xem
có thể
vơi được phần nào sự thèm khát miếng ngon Hà Nội không.
Không tài nào vơi được. Tôi
đã đi nhiều chợ quê, ăn thử hết các mặt bánh cuốn, nhưng hoặc là bánh
tráng dày
quá, hoặc là bột xay nồng quá, hoặc là hành mỡ gia thô quá nên bánh nào
cũng
vậy chỉ làm cho tôi nhớ hơn thứ bánh cuốn Thanh Trì.
Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt
nhất ở chỗ tráng mỏng, hành mỡ thoa vào muớt mặt mà nếm thì thanh nhẹ,
mát rượi
đi ở trong thúng, bánh được xếp thành lớp kiểu như bực thang, trên
những lá
chuối xanh trong màu ngọc thạch; sắc trắng của bánh nổi bật lên nhưng
nổi bật
lên một cách hiền lành; và người ta tưởng tượng đến những người con gái
bé nhỏ
đứng ở dưới tầu tiêu đẹp một cách kin đáo và lành mạnh.
Ngay từ lúc trông thấy bàn
tay người bán bánh bóc từng chiếc một, rồi cuộn lại một cách lơ là, bày
trên
những chiếc đĩa khiêm nhường, ta đã thấy yêu ngay những cái bánh óng ả,
mềm mại
đó rồị Có khi đương cầm đũa, ta muốn bỏ ngay ra để lấy ngón tay nhón
từng chiếc
bánh đưa lên cho khẽ chạm lấy môi ta như kiểu một cái hôn yêu trong
buổi trao
duyên thứ nhất.
Bánh thơm dìu dịu, êm êm. Cầm
một chiếc, dầm vào trong chén nước chấm rồi đưa lên miệng, ta sẽ thấy
cả một sự
tiết tấu nhịp nhàng của bánh thơm dịu hòa với nước chấm dịu hiền, không
mặn
quá, không chua quá, mà cũng không cay quá.
Pha được một thứ nước chấm
vừa ngon như thế, cũng đáng kể là tà. Có biết bao nhiêu nhà, nước mắm
thì dùng
nước mắm gia dụng, giấm thì chọn thứ giấm thực của Tây, mà pha một chén
nước
chấm như của người bán bánh không tài nào được.
Vì thế, nhiều người ăn bánh
chuyên chú nhất về nước chấm rồi mới xem đến bánh có mỏng và óng mướt
không.
Đương ăn ngon, mà gần hết, thiếu đi mất một tí nước mắm, phải pha lấy ở
nhà, có
thể coi như là hỏng một bữa quà. Nhà pha lấy, không tài nào được, dù là
đã pha
một chút nước sôi và đường vào nước mắm rồi; nước mắm đó thể nào cũng
có một
cái gì ngang, hoặc mặn quá, hoặc chua quá, cứng quá hay có khi nhạt quá.
Để làm nổi hẳn vị của nước
chấm lên, người hàng bánh thường gia thêm vào chai nước chấm một hai
con cà
cuống băm nhỏ, nó đem đến cho ta một cái thú đậm đà hơn là cái thú cà
cuống
nước bán từng ve nhỏ ở các hiệu bán đồ nấu ở phố Hàng Đường.
Ai muốn ăn nước mắm không
giấm, nhưng vắt chanh xin tùy ý; ớt, lấy cay lắm hay vừa, cứ việc theo
sở thích
của từng ngườị
Ta chấm chiếc bánh trắng vào trong
chén nước chấm màu hổ phách, đưa lên miệng và chưa nhai đã tưởng như
bánh
"chưa đến môi đã trôi đến cổ" mất rồi...
Vũ Bằng
trích tác phẩm "Miếng
Ngon Hà Nội"
Saigon, 1957
Nguồn