*
Ghi


















Có người tu hang Pắc Bó

Sau này thành Phật sướng ghê!

Giai thoại thơ
BCV
*
Note: Nguyễn Lương Vỵ, không phải Nguyễn Lương Vị.
*
Cu ta dài, sao thiến thành cụt?
Cái này sợ không phải lỗi của BVC.
NQT
*
Trong phạm vi bài viết này tôi xin mở đầu bằng một giai thoại quái đản nhất vừa nghe được. Sự quái đản ở đây tùy nghi ai muốn hiểu sao thì hiểu trong khi câu thơ đồn đại về tôi lại khởi nguồn từ một tình bạn rất đẹp. Cụ thể từ hai câu thơ tam sao thất bổn sau đây:

Trọc đầu BÙI làm sao CHÍ ở
Nhục còn chưa có lấy gì VINH

Và họ nói rằng hai câu thơ trên là do Bùi Giáng ứng khẩu tặng tôi trong bàn nhậu lúc tôi đang múa may chữ nghĩa, khiến tôi hoàn toàn tâm phục khẩu phục. Suy nghĩ như thế không riêng gì tôi mà những người quen biết tôi đều phải phì cười. Bởi một lẽ đơn giản, tác giả hai câu thơ trên không phải là Bùi Giáng tiên sinh mà là ông anh Mặc Tuyền, một nhà thơ kiêm kịch tác gia bụi đời làm “chọc quê” tôi khi tôi mạt lộ đang ngồi ở vỉa hè phụ sửa xe cùng anh Phan Văn Bồng, tự Bế Văn Bồng mưu sinh kiếm sống vào thời điểm cuối thập niên 80 đói rách. Thời điểm ấy nạn dịch bo bo khoai mì hoành hành, mâm cơm không có gạo trắng mà ăn, Mặc Tuyền cố kiềm chế sự ngông cuồng của tôi nên làm hai câu khá cảm động. Vừa chơi chữ, vừa nói về chữ “nhục”, nhục ở đây có nghĩa là “thịt”, thi sĩ lớn cỡ nào mà đầu cạo trọc và thiếu thịt ăn thì bao tử cũng đói meo và chí khí lẫn chí mén cũng đi chơi chỗ khác.
BCV 

Những giai thoại thơ liên quan tới nhà thơ BCV và một số nhà thơ nổi danh của Miền Nam, trước 1975, đa phần "tục", theo nghĩa tục lụy, có thêm mùi chính trị phải đạo!
Chính vì thế, chúng bổ túc cho nhau, theo suy nghĩ của Gấu. Nếu cho là quái đản, để mà phì cười, thì có hơi bị vội vàng. Gấu còn sợ rằng, hơi bị quê.
Chúng thực sự không phải giai thoại thơ, nếu so với, thí dụ, giai thoại "thôi, sao" trong trường hợp Giả Đảo, hay, giai thoại Lý Bạch ôm trăng mà chết, chẳng hạn.
Thường, giai thoại thơ, là để vinh danh thi sĩ. Hoặc vinh danh thơ. Ít khi nhuốm mùi tục lụy.
*
Gấu bỗng nhớ đến những ấn bản phụ, của những ấn bản chính, là những bản nhạc Cách Mạng. Ở đây, có gì tương tự. Chính cái "quái đản", "phì cười" làm bật ý nghĩa nằm ngầm trong ấn bản chính [giai thoại chính, như ở đây].

Gấu lấy thí dụ, khi bản nhạc Tình Đất Đỏ Miền Đông mới ra lò, chẳng hay sao, chẳng tuyệt sao. Nhưng khi cái nhà đàng hoàng, không có, chỉ có cái nhà tù, từ trận thắng hôm nay ta xây lại bằng muời, chẳng có, thế rồi cải tạo, và chính ở trong trại cải tạo, ấn bản quái đản xuất hiện, thay thế ấn bản chính thức:
Cây cuốc cong, rồi cây cuốc gẫy...
Tổ quốc ơi, ăn khoai mì chán lắm!
Từ trận thắng hôm nay, ta ăn độn dài dài!
Gấu này nhớ là, lần đầu tiên nghe ấn bản quái đản ở nông trường lao động cải tạo, đúng lúc sáng sớm vác cây cuốc cong ra đồng, [nông trại Phạm Văn Cội, Củ Chi], Gấu thú quá, và "khẩu phục tâm phục", đây mới là ấn bản chính của bản Tình Đất Đỏ Miền Đông!
*

Thành thử, nhờ BCV khui ấn bản quái đản ra, mà chúng ta mới được thưởng thức trọn vẹn thơ ông!
*
Nhưng Borges mới ghê. Ông tiên tri ra được những tình huống như vậy, khi phán, nhiều khi bản dịch trung thực hơn nguyên tác.
Bạn đọc giai thoại trên, mà chẳng nhận ra điều đó sao?

Vẫn Borges, mượn ý Valéry, (1) và cho rằng, chẳng có ai là tác giả, mà chỉ có bản văn.
Theo nghĩa đó, khi ông bạn của BCV làm thơ tặng ông, ông ta đã biết đây chỉ là bản nháp, một trong những "bản chính" sau đó, là ấn bản quái đản làm BCV phì cười!

(1) Around 1938 Paul Valery wrote that the history of literature should not be the history of the authors and the accidents of their careers or of the career of their works, but rather the history of the Spirit as the producer or consumer of literature. He added that such a history could be written without the mention of a single writer. It was not the first time that the Spirit had made such an observation. In 1844 one of its amanuenses in concord had noted: "I am very much struck in literature by the appearance that one person wrote all the books; . . . there is such equality and identity both of judgment and point of view in the narrative that it is plainly the work of one all-seeing, all-hearing gentleman" (Emerson, Essays: Second Series, "Nominalist and Realist," 1844). Twenty years earlier Shelley expressed the opinion that all the poems of the past, present, and future were episodes or fragments of a single infinite poem, written by all the poets on earth.
[Vào khoảng năm 1938 Paul Valery viết, lịch sử văn học không nên coi là lịch sử của những tác giả và những tình huống xẩy ra trong nghề hay nghiệp văn của họ, mà nên coi là lịch sử của cái gọi là Tinh Thần, tức kẻ sản xuất, hay tiêu thụ văn học… một lịch sử văn học như thế sẽ đếch cần, dù chỉ một ông nhà văn….  Shelley cũng đã từng cho rằng, tất cả những bài thơ của quá khứ, hiện tại và tương lai thì đều là những chương, hồi, mẩu đoạn, của độc một bài thơ vô cùng, được viết bởi tất cả những thi sĩ trên thế giới]
The Flower of Coleridge
*
Một cách nào đó, giai thoại thơ của BVC cùng nằm trong dòng “Lạc Đường” của Đào Hiếu!
Có vẻ như BCV, trong tiềm thức, đã nhận ra điều này, khi phán về cuốn của "bạn mình": Hồn ai người nấy giữ!
*
Viết tới dây, Gấu nghe như có tiếng ông Phật tu ở hang Pác Bó phán:
Ta là Phật đã thành.
Còn mấy đứa như mi,
Là Phật không thành!

Vừa rồi, sau khi ra mắt hai tập Thơ tình Bùi Chí Vinh và Thơ đời Bùi Chí Vinh trong nước lẫn trên mạng, tình cờ tôi được nghe một số giai thoại hay hoặc không hay của thiên hạ bàn tán về mình. Ðối với tôi, hay hoặc không hay đều vẫn là giai thoại. Nhưng giai thoại phải có cơ sở xác đáng, có thực tế chứng minh, có những người trong cuộc chứng kiến thì giai thoại đó mới trường tồn, truyền khẩu hợp lý và khoa học được. Những giai thoại đồn đại chung quanh hình tích, sự đi đứng, năng khiếu làm thơ ứng khẩu của tôi xuất hiện ngay từ sau giải phóng, lúc tôi còn rất trẻ, đang làm việc tại một tờ báo và chỉ mới 21 tuổi đầu. Giai thoại mỗi ngày mỗi phát triển thêm lúc tôi đi bộ đội, rồi đi giang hồ, rồi làm đủ mọi thứ nghề để sống, thậm chí cả giai thoại lúc tôi bày tỏ chính kiến của mình…
BCV

Giai thoại mà phải có cơ sở xác đáng, có thực tế chứng minh? Hợp lý, hợp khoa học?
Tất cả những giai thoại liên quan đến BCV, nếu đúng như ông nghĩ như vậy, về giai thoại, thì chúng đều xác đáng. Và nếu như thế, giai thoại về cuộc gặp gỡ giữa ông và Bùi Giáng cho thấy, Bùi Giáng chẳng hề điên một chút nào:
“Ðêm nay Trẫm thay mặt cựu hoàng Bảo Ðại giao ấn kiếm cho thế hệ Hồ Chí Minh”.

Bài thơ đáp lễ của BCV, sau khi nhận ấn kiếm, theo Gấu, dở. Thiếu tình. Thiếu mắt xanh. Cố bắt chước giọng nói lái của BG.
Nói chung là, bị BG điểm trúng tử huyệt: Mi là một tên VC [nằm vùng hay không nằm vùng, đó là vấn đề!]
Chứng cớ, hai câu cuối, chẳng đầy mặc cảm thế hệ HCM, sao?
Kìa sao bác lạy như điên
Ðợi ta đỡ dậy chiêu hiền nữa sao?!?
*

Theo Anne Applebaum, tác giả Gulag a history, có rất nhiều giai thoại chung quanh cuốn Một ngày [Gấu nhớ tới Tướng Về Hưu của NHT]. Theo kể lại, tay chủ biên Tvardovsky đọc Một ngày, khi đang nằm trên giường. Đọc một tị, ông bị chấn động đến nỗi phải nhẩy ra khỏi giường, mặc quần áo tử tế, rồi mới dám tấn công cuốn sách. Ông đọc suốt đêm, và ngay sáng sớm hôm sau, vội vàng đến văn phòng, hối thư ký chơi thêm vài copy, để ông gửi cho mấy đấng bạn quí, trân trọng báo tin về sự xuất hiện của một loài chim hiếm, ông dùng chữ ‘a new literary genius’, một thiên tài văn chương mới, [theo cuốn của Anne Applebaum].
[Ui chao, Gấu lại nhớ Sài Gòn, Quán Chùa đón chào Những Ngày Ở Sài Gòn của Gấu. Bạn đọc Tin Văn có thể áp dụng, cả hai lời vinh danh trên đây, cho Gấu, đều được cả!]. 
Sau này, Solz viết thư cám ơn ông chủ biên, tớ rất mừng khi cậu nói, cuốn sách của tớ “xứng đáng một đêm mất ngủ" [mất ngủ, mật ngữ, mặt ngu…. đều là một số nghĩa, của từ ‘mat ngu’. Từ ‘mat ngu’ này, Gấu cũng có một giai thoại tuyệt vời về nó, liên quan đến bài viết của HPNT: Đối thoại mất ngủ. Đối thoại mặt ngu, mật ngữ…. ]
*
Giai thoại, thì phải như thế chứ: Một câu chuyện đẹp.
Làm sao lại 'hay hay không hay'?
Đâu có 'tục' như của BCV?


Bùi [trọc] làm sao có Chí?
Nhục chưa có, làm sao Vinh?
*
Đây mới đúng đầu trọc: Solz, tù Gulag

"Nhục còn chưa có", hàm ý, mi là VC nằm vùng, đếch có được cái nhục thua trận của Ngụy.
Một cách nào đó, bạn có thể đọc giai thoại "Bùi trọc không thể có chí, VC nằm vùng không thể có nhục, làm sao nói chuyện vinh", qua cách giải  thích nhân vật Batman, dưới đây.
Và theo nghĩa này, BCV là một  nhân vật siêu phản diện, thuộc trường phái  Lạc Đường?
*
Đại phán quan Gotham City hấp dẫn những tên du đãng giống như Mẽo Quốc hấp dẫn đám khủng bố. Như Bụi Rậm, ông ta chiến đấu chống lại Trục Ma Quỉ, nhưng lại "đau đáu" sự phạm tội của chính mình! Kết quả là: Một ngụ ngôn quái đản và có mùi chính trị.

Tất cả những giai thoại của BCV đều có mùi quái đản, chính trị, và đều đau đáu cái nỗi VC nằm vùng của ông?
*
Đây mới đúng đầu trọc: Solz, tù Gulag


Bùi [trọc] làm sao có Chí?

Nhục chưa có, làm sao Vinh?
"Nhục còn chưa có", hàm ý, mi là VC nằm vùng, đếch có được cái nhục thua trận của Ngụy.

TLS số 18 July, mục Sổ Tay cho biết Thơ, Poetry, số mới nhất, có bẩy tiểu hồi ức, seven mini-memoirs, của nhà văn, về nhà thơ gây ấn tượng ở nơi họ.
W.S. Di Piero nhớ lần đến thăm nhà thơ Hayden Carruth, vào giữa thập niên 1970, khi đó, hút thuốc lá là chuyện thường ngày ở huyện, và là một ý thức tốt [good conscience]:

“Chúng tôi hút thành một trận bão khói. Hút thuốc là một trong những lạc thú lớn lao nhất của nhà thơ. Vào thời kỳ đó, mỗi ngày ông chơi ít lắm thì cũng 20 cối thuốc [pipe]."
Bây giờ nhà thơ hút thuốc từ chối mọi lời mời đi đây đó, dự này nọ. Vì sợ, thiên hạ coi ông như một thứ hủi, và hơn nữa, tước đoạt mất lạc thú số 1 của ông.
Tuyệt, là hồi ức liên quan đến nhà thơ Milosz, do Robert Pinsky kể lại.
Nhà thơ Ba Lan sướng điên lên, lần ông được nhà cầm quyền CS Ba Lan công nhận là thi sĩ, qua bài viết chính thức, của ông phê bình chính thức của nhà nước. Ông phê bình nhà nước công nhận, Milosz là một thi sĩ, nhưng, một thi sĩ tồi, chẳng đáng quan tâm!

Nhưng bà này mới lại càng ghê. Nữ văn sĩ Fanny Howe mê nhà thơ Edward Dahlberg, một thi sĩ mà bà mô tả “để một vết cháy bỏng lên bất cứ kẻ nào may mắn gặp ông”!
*
Giai thoại  thơ, chí ít thì cũng như vậy chứ!
*

ta nhớ mùi sình kênh nhiêu lộc
nơi mẹ ta ngộ độc thuốc trừ sâu
bãi rau muống xanh như là cách mạng
còn mẹ ta đời vẫn thế... nát nhàu...
DTQ
Phê bình: Rau muống xanh nhưng rẻ không được so sánh với cách mạng. Tại sao không so sánh với thứ nuôi dưỡng rau muống mà lại so sánh với rau muống, dụng ý gì?
NQL


Theo Gấu. cái sự đọc lộn Nguyễn Ngọc Tư, phần lớn là do đám bỏ chạy mà ra. Chúng đang rất cần một người như Bà, để giải tỏa mặc cảm tội lỗi của chúng.
Nhưng vồ ngay lấy, thì cũng không được, thế là phải tìm đủ mọi cách cho bà được Đảng làm lễ rửa tội, vừa tránh cho Bà và cho bọn chúng, cái họa dám hơn chúng ông, như trường hợp tờ Tuổi Trẻ hiện nay.
Thế là bèn lấy ngay vòng hoa vinh danh bà VC nằm vùng, là kỳ nữ Kim Cương, của chính một anh trùm VC nằm vùng, là Vũ Hạnh, phủi sạch bụi bặm, tân trang, rồi choàng cho Nguyễn Ngọc Tư.
*
Một blog nổi cộm ở trong nước, xúc động trước cảnh tờ Tuổi Trẻ bị bịt miệng, bèn đi một đường tiểu phẩm, được mấy anh bỏ chạy ở hải ngoại lôi ra hít hà, cô chủ blog hoảng quá, bèn lôi cái áo Bác Hồ để quên mấy chục năm ở đáy tủ, mua từ Paris, do chính mấy anh bỏ chạy sản xuất để chào mừng Sài Gòn thất thủ, cho vô máy xấy cho bớt mùi... ẩm, rồi diện ngay vào người, hình Bác Hồ "lộng kiếng" ngay ở ngực, hà hà, đeo cái bùa trừ tà này vô, cho chắc ăn, không tụi nó chụp cho một cái nón cối phản động, thì tiêu táng thoòng!

Con ở [Ô sin] Miền Nam ra thăm Lăng Bác!


Nhìn hình, thằng Gấu khốn nạn nhớ câu chuyện tiếu lâm, một em đeo chiếc máy bay con nít ở ngay ngực, có một thằng cha khả ố nhìn hau háu, em hỏi, bộ mê máy bay con nít lắm hả, thằng chả lắc đầu, anh chỉ mê có cái phi trường mà thui!
Anh tôi mua “Áo Bác Hồ” ở Pháp, nghe nhớ lại là khoảng chừng 5USD vào thời điểm đó. Sau nhiều năm dài cất giữ trong đám áo quần của anh, đến tận 2004 tôi phát hiện ra và …xin xỏ, thừa hưởng lại. Lúc đầu thấy cái áo, tôi ngắm nghía dữ lắm rồi ngạc nhiên nói: “Cái này là áo con gái mà!”.
Thì áo con gái, chứ sao!