*
Ghi



















  • Staline là chìa khoá của sự vận hành nước Nga hiện thời

  • *
  • *
    Bóng ma Staline

    Validimir Fédorovski là nhà văn, cựu nhân viên ngoại giao, tác giả cuốn Bóng Ma Staline, nhà xb du Rocher. Ông đưa ra một cái nhìn mới về nhà độc tài. Và những người kế thừa.

    -Tại sao Staline trong cuốn mới nhất này?

    Staline là nhân vật chính của chính trị Nga, một trong những tên sát nhân lớn lao nhất của thế kỷ 20, những cũng còn là một nhà chính trị lớn lao nhất. Ngay cả Lénine cũng không để dấu ấn đậm như ông ta trong cái gọi là tâm tính của Nga, la mentalité russe, cũng như trong hồi ức của thế giới. Nhưng đã có một trò ma nớp lịch sử lớn lao, nhằm chống lại ông ta, phần lớn là do Trotski. Ông này đã định nghĩa Staline, như một sự tầm thường lớn lao của Đảng [la plus grande médiocrité du Party].

    -Ông phục hồi danh dự cho ông ta? [Vous le réhabilitez?].

    Không, làm gì có chuyện đó. Tôi nói, những sự kiện thật là phức tạp, không như bề ngoài chúng có vẻ, chỉ có vậy. Khi viếng thăm căn nhà của Staline, tôi thực sự kinh ngạc, về cái sự đọc của ông ta. Và nếu như thế, trình bầy ông ta như là một "inculte", một tên vô văn hóa, vô học, thì đúng là làm sai lạc thông tin, désinformation. Staline ít dành thì giờ cho những tác phẩm Mác xít, nhưng ông ta rành rẽ Platon, huyền học, l'ésotérisme, thần học, và nhất là, Lịch Sử.

    -Để đem ra ứng dụng vào chính trị?

    Ông ta chú ý đến cái gọi là mã tâm tư của xứ sở, le code mental du pays. Tới một nước Nga muôn đời, vĩnh hằng, điều Poutine đang toan tính. Fernand Braudel đã nói tới "một lịch sử dài" của một xứ sở. Chính trong cung cách đó, trong niên biểu lịch sử dài đó, mà Staline được đưa vô đăng ký, qua hai danh hiệu: như là một kẻ kế thừa của Lénine, và như là một kế thừa của những Nga Hoàng. Nhưng chính trong cái dòng đăng ký thứ nhì đó, mới thật là thiết yếu, đối với ông ta: Như một trong những vì vua của nước Nga ngàn đời, cách ông ta ứng xử, hành động, những sự can thiệp của ông ta, ngay từ năm 1924, và sau đó, trong thời kỳ chiến tranh, khi ông ta nói với dân Nga, khi gọi họ là những anh em, những chị em [frères et soeurs], (1), khi nhắc tới những vị thánh, và Chúa Ky Tô. Chính là bằng cách đó, mà ông ta đã đã xây dựng một sự tiếp nối, liên tục mang tính lịch sử. Không nhận ra điều này, là không thể hiểu tại sao ông ta được lòng nhân dân đến như vậy, và sống dai đến như thế. Và cũng chính vì thế mà ông ta còn là một trong những tên giật dây, dàn dựng, lớn lao nhất, un très grand manipulateur, và điều này là được gợi hứng từ mật vụ Nga Hoàng.

    (1) Báo chí trong nước cũng đang khốn khổ khốn nạn, vì từ Bác viết hoa, và cụm từ Bác cháu ta, di sản của Bác Hồ, cấm các vị chủ tịch thừa kế sử dụng. Xin đọc: Có lẽ vị chủ tịch không biết, và những comments trên blog Osin

    [Nhà sử học Simon Sebag Montefiore gọi Staline là tên du thử du thực đọc Platon, le voyou qui lisait Platon. Ông ta chia thời giờ, chỉ để làm hai việc: đọc sách và xây dựng, tổ chức màng lưới mật vụ]

    *

    Đọc, mới ngộ ra, tại nàm sao Bác Hồ vỗ vai Lịch Sử, bác bác tôi tôi với Đức Thánh Trần... Các Vua Hùng dựng nước, Bác Cháu ta giữ nước. Lịch sử VC kéo dài tới bốn ngàn năm văn hiến, tới thời Hùng Vương, Âu Lạc. Và nếu như thế dân Mít còn khốn khổ dài dài!

    *

    Nhưng, những điều trên, về "lịch sử dài", Tolstaya đã từng phán y chang: Tội nghiệp cái giống dân Á Châu, chúng sống bằng Lịch Sử, trong khi dân Âu Châu, sống bằng Văn Minh.

    Thành thử, trong mỗi một anh Yankee mũi tẹt, đều còn nguyên những nỗi kinh hoàng, của trận đói năm Ất Dậu, thí dụ vậy, và khi chiếm được Miền Nam, chúng ních cho thật chặt, thật đầy, túi tham, hy vọng triệt tiêu nỗi sợ đói, sợ khổ, chẳng bao giờ giống Yankee mũi tẹt còn phải lo đói nữa.

    Đây là một kinh nghiệm có tính cá nhân. Suy bụng một thằng Yankee mũi tẹt, ra mọi thằng Yankee mũi tẹt khác.

    Bà chị họ Gấu, vợ ông Hiếu Chân, kể, mỗi lần bà đi buôn bán xa nhà chừng năm bữa, nửa tháng, khi nói với đứa con gái lớn, [thực ra là con ông anh ruột của Hiêu Chân, cả hai vợ chồng ông anh này đều chết trẻ], chừng năm hoặc sáu tuổi [thời gian 1950], cô bé bèn chạy ngay tới cái lu đựng gạo, thấy còn đầy, là yên chí bé, quay ra chơi nhẩy dây tiếp.

    *

    Theo chân C. Lévi-Strauss, người viết xin mượn ý tưởng của T. Tolstaya, để khai mở "huyền thoại" Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết "Những Thời Ăn Thịt Người" (Thế Kỷ 21, bản dịch), bà cho rằng, Á Châu sống bằng lịch sử, trong khi Âu Châu, bằng văn minh. Có thể vì sống bằng lịch sử, cho nên, những nhân vật từ đời thuở nào vẫn "bị", hoặc "được" đội mồ sống dậy, nhập thân vào những anh hùng, cha già dân tộc. Có thể cũng vì vậy, câu nói "sĩ phu Bắc Hà chỉ còn có tôi", của Nguyễn Hữu Chỉnh, và hình ảnh một Nguyễn Huệ tới Thăng Long, làm tan hoang phủ Chúa, cung Vua, rồi bỏ đi, vẫn "nhức nhối" cho tới bây giờ. Tôi cũng cố tưởng tượng ra một Nguyễn Huệ "của tôi", và tôi nghe Người vừa lắc đầu, vừa lẩm bẩm, khi đứng trước những miếu đền, những ngàn chương sử nay chỉ là một đống tro tàn: "Ta tìm gì ở đây?" "Nơi này, ta không sinh ra, và cũng chẳng hề muốn sống ở đó".

    Truyện ngắn & Tình yêu & Chiến tranh