Album


Arson               

    Shirts rose on a neighbor’s laundry line,
    One or two attempting to fly,
    As three fire engines sped by
    To save a church going up in flames.

    People walking back from the pyre
    With their Sunday clothes in tatters
    Looked like a troupe of scarecrows
    The bank had ousted from their farm.

    As for the firebug, we were of two minds:
    Some kid trying out a new drug,
    Or a drunk ex-soldier angry at God
    And Country for making him a cripple.

    —Charles Simic

Bà Hỏa


Mấy cái sơ mi trên dây phơi quần áo nhà hàng xóm
Bèn nhoi lên
Một hay hai cái còn tính đi 1 đường bay lượn
Khi mấy cái xe cứu hỏa la ỏm tỏi, “Cháy! Bà con ơi! Cháy!
Chúng tính kíu cái nhà thờ đang được bà hoả thăm viếng

Mọi người ta về, từ giàn hoả
Trong bộ đồ vía Chủ Nhật, rách tả tơi
Chẳng khác chi mấy thằng người rơm
Nhà băng đã xiết mẹ trang trại của họ

À, mà này, về “bọ lửa”
Chúng ta có hai vấn nạn lớn về chúng:
Lũ trẻ, có đứa thử chơi 1 loại ken mới xuất hiện
Hay 1 tên cựu binh Ngụy giận dữ với Chúa Trời
Và Xứ Mít, vì đã làm anh ta què giò

Note: Firebug chắc là con cánh cam

No automatic alt text available.


    Charles Simic, a former Poet Laureate of the United States, is the author most recently of The Lunatic (poetry) and The Life of Images (prose).



Trịnh Kim Tiến is with Pham Doan Trang.
2 hrs

NỮ NHÀ BÁO TIẾP TỤC BỊ BẮT ĐƯA ĐI VÀO NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ

Sau khi thoát khỏi sự giam cầm phi lý, nhà báo Phạm Đoan Trang kiên quyết không chịu rời khỏi Việt Nam. Chị nói chị muốn giữ trọn lời hứa của mình, người dân Việt Nam đã bị lừa dối quá nhiều và chị thà bị bắt chứ không để mọi người phải thất vọng. Chị muốn chứng kiến giây phút đất nước này thay đổi và chị sẽ không bước dù chỉ một bước chân ra khỏi biên giới quê hương.

Trước đó, an ninh nói với đôi chân phải chống nạng rằng chị đừng mong vào Sài Gòn sẽ thoát. Chính vì sự đe dọa này chị đã quyết định lẩn tránh tại Hà Nội luôn. Trang biết rằng đang có một sự truy nã ngầm đang diễn ra với mình, dù chị có ở đâu. Chân chị đã quá đau để có thể tiếp tục di chuyển xa.

Nhà báo bình dân đã nhờ bạn thuê giúp một căn phòng nhỏ và ở đó trong suốt những ngày qua.

Chiều nay khoảng 3h30 chúng tôi đã không còn có thể liên hệ với chị. Chủ nhà nơi thuê trọ thông báo rằng công an khu vực đã đến. Theo như chúng tôi biết thì hiện nay dưới nơi chị thuê ở có một số an ninh thường phục vẫn còn đứng gác. Tác giả sách “Chính Trị Bình Dân” đã một lần nữa bị bắt đưa đi.

Lần trước là trước ngày giỗ bố và hôm nay là ngày mà họ luôn hô hào phải tôn trọng phụ nữ. Ngày Quốc tế phụ nữ, người phụ nữ với đôi nạng bị an ninh lôi đi đâu chưa rõ tin tức.


LỜI TỰ THÚ TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA

Thật chẳng vui vẻ gì khi phải viết những dòng này, vào lúc này.

Trong khoảng nửa năm nay, kể từ mùa hè 2014 khi còn đang ở Mỹ, tôi đã thường xuyên nhận được từ nhiều trang Facebook nặc danh những tin nhắn đe dọa với một nội dung chung: Sẽ đưa các clip và hình ảnh nude, sex của tôi – Phạm Đoan Trang – lên mạng Internet, nếu tôi tiếp tục các hoạt động mà họ gọi là “chống phá”.

Tôi im lặng không trả lời một tin nhắn nào, vì tôi biết tác giả của chúng chỉ có thể là ai hoặc làm việc cho ai, và tôi… không biết phải nói gì.

Đó là một câu chuyện buồn, đã xảy ra từ gần 6 năm về trước, trong một vụ việc mà tôi tự gọi là “vụ bê bối 2009” của tôi với cơ quan an ninh điều tra của Việt Nam.

Hẳn nhiều người còn nhớ, vào cuối mùa hè năm 2009, có ba blogger bị bắt tạm giam 9 ngày ở một trong những vụ bắt nổi tiếng của năm (nối sau vụ bắt doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức và luật sư Lê Công Định). Ba blogger ấy là Mẹ Nấm, Người Buôn Gió, và tôi – khi đó còn là phóng viên của chuyên trang Tuần Việt Nam thuộc báo điện tử VietNamNet.

Cả ba blogger bị bắt vì bị cho là có dính líu đến một “âm mưu” in áo phông chống dự án bauxite Tây Nguyên.

Trong ba blogger, có lẽ tôi là người “oan” nhất, theo cái nghĩa tôi không hề tham gia in áo, chưa từng trông thấy áo, cũng như không một lần được hỏi ý kiến về vụ áo xống đó. Sau này, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ lại câu chuyện ấy, với một ý nghĩ buồn trong đầu: “Áo em chưa mặc một lần…”.

Cũng về sau này, trong ba blogger, có lẽ tôi là người ít nói về câu chuyện năm ấy nhất, không phải vì sợ an ninh, sợ bị trả thù, hay sợ bất kỳ điều gì khác, mà vì hai lý do chính:

Lý do thứ nhất, tôi xấu hổ. Xấu hổ vì mình bị bắt một cách lãng xẹt, và hồi ấy, tôi ngu ngơ lắm, đần độn lắm, tôi đâu biết gì về chính trị, luật pháp, nhân quyền, v.v. Tôi đã là một người hoàn toàn ngây thơ và nhút nhát. Tôi đã khóc mếu, đã van lạy, xin khai báo thành khẩn – những việc mà không bao giờ tôi nghĩ mình có thể làm trong đời nếu mình vô tội. Nhưng than ôi, làm sao một đứa con gái nhà lành, chưa từng có chuyện dính dáng đến pháp luật và cơ quan công quyền, sống một thời tuổi trẻ và tuổi thơ tràn đầy thi ca nhạc họa, lại có thể có đủ bản lĩnh để đương đầu với những kẻ được đào tạo để thị uy, trấn áp người khác?

Mà cũng chính vì thế, tôi thấy xấu hổ thay cho cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an: Làm sao mà họ có thể biến chuyện in mấy cái áo phông thành một âm mưu xâm hại an ninh quốc gia được? Làm sao mà họ có thể thấy tự hào, hãnh diện vì đã cả phá thành công một “chuyên án” như thế? Nói cách khác, người bị bắt đã lố bịch, kẻ đi bắt người còn lố bịch hơn.

Lý do thứ hai, tôi đã trải qua những giờ phút rất đau khổ. Và đó là lý do còn ám ảnh tôi mãi mãi về sau này, cho đến tận bây giờ.

Họ – cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an – đã thu giữ máy tính của tôi trái phép, trong lúc tôi đang bị giam ở B14.

Họ đã xâm nhập máy tính của tôi – đương nhiên là trái phép – và tệ hơn thế nữa, phục hồi lại toàn bộ một số bức ảnh riêng tư mà tôi hoặc đã xóa đi, hoặc đang lưu trong một folder bí mật nào đó mà chính tôi cũng không ý thức nhớ (vì có bao giờ tôi từng nghĩ đến chuyện mình có thể bị bắt, máy tính có thể rơi vào tay an ninh).

Đó là những bức ảnh ghi lại cảnh quan hệ của tôi – vào cái thời mà tôi cho là mình lãng mạn nhất, và cũng ngây thơ nhất. Thời mà tôi quan niệm “yêu là phải hết mình”. Thời mà tôi như sống trong một thế giới đầy những hình ảnh đẹp đẽ, những giai điệu huyền ảo: làm báo, yêu anh, và nghe guitar cổ điển, nghe nhạc Beatles. Tôi đi đâu, trong đầu cũng rực sáng những hình ảnh ấy: bóng nụ cười của anh, ánh mắt của anh, đôi môi, bàn tay…

Tôi đã nghĩ về tình yêu (và tình dục) như cái gì đó thật sự thiêng liêng, rất đỗi thiêng liêng.

Và vì thế, tôi đã đau khổ đến mức nào khi những điều thiêng liêng ấy bị làm cho vấy bẩn, khi sự riêng tư của mình bị xâm phạm, chà đạp. Tôi không bao giờ quên cảm giác chua xót khi hàng chục cặp mắt an ninh cùng soi vào những bức ảnh đó. Tôi không bao giờ quên được ý nghĩ đau đớn lướt qua đầu mình khi đó: Phải rồi, tôi đã có vài mối tình, và đã chụp ảnh ghi lại một số khoảnh khắc nhạy cảm. Nhưng tôi làm thế chỉ vì tình cảm – đối với người mình yêu, và với chính cơ thể mình, tuổi xuân của mình. Tôi làm thế không phải để cho cả một tiểu đội an ninh xem, rồi đem ra bình phẩm và răn dạy rằng phàm là trí thức, là người có đạo đức, thì phải thế này, thế kia…

Tôi đã im lặng, cố gắng để câu chuyện buồn thảm của năm 2009 ấy trôi vào quá khứ vĩnh viễn. Nhưng ký ức của tôi không ngủ được, cứ lâu lâu nó lại bị đánh thức bởi những tin nhắn đe dọa nặc danh, những lời lẽ của dư luận viên bóng gió trên mạng. Tôi hiểu rằng, không sớm thì muộn, những bức ảnh ấy cũng sẽ bị tung ra, chúng có thể bị rò rỉ trên một trang mạng “chống phản động” nào đấy, và/hoặc sẽ được gửi đến những người mà tôi không muốn họ biết đến chúng nhất. Tệ hơn nữa, chúng có thể được xử lý, được chỉnh sửa, được công bố kèm những thông tin thêm thắt, nhào nặn và bịa đặt khác (giống như cách mà dư luận viên lâu nay vẫn làm đối với người đấu tranh dân chủ) để cố tình tạo ra những câu chuyện kinh khủng về tôi.

Tôi không muốn thanh minh gì, ngoài một điều duy nhất: Tôi đã làm thế chỉ vì tình cảm đối với người mình yêu và với chính cơ thể mình, tuổi xuân của mình.

Và bây giờ, tôi buộc lòng phải viết những dòng này, trong một đêm cuối năm mà lẽ ra tôi phải thấy rất vui, vì tôi đang được ăn Tết ở Việt Nam, sau hơn hai năm xa nước.

Tôi thích thú gì khi phải tung lên mạng những chuyện hết sức riêng tư, mà lại là vào đêm trước giao thừa?

Tôi thích thú gì khi phải tố cáo những chuyện liên quan đến một cơ quan công quyền thật sự rất lớn và rất oai, là cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam?

Tôi thích thú gì khi phải nói rằng an ninh Việt Nam đã “mẫn cán” đến mức thọc mũi vào đời tư của một phụ nữ và ra sức huấn thị, dạy đạo đức cho người phụ nữ (độc thân) ấy?

Nhưng, dù chua xót đến mấy, tôi cũng đành phải viết lời “tự thú” cuối năm này, bởi vì biết đâu, một ngày nào đó những bức ảnh riêng tư của tôi sẽ được bôi đen bôi đỏ, khoanh tròn, v.v. trên mạng?

Tôi muốn có lời xin lỗi trước đến những người sẽ bị ảnh hưởng vì sự cố đó, nếu nó xảy ra. Tôi muốn nói rằng, tôi đã không thể tự vệ được, cũng như đang không thể chịu trách nhiệm về những bức ảnh riêng tư của mình một khi nó đã được lưu đầy đủ trong hồ sơ của cơ quan an ninh.

Tôi cũng muốn cầu nguyện một điều trước phút giao thừa – dù tôi không phải người có đạo – rằng ước sao những câu chuyện đau lòng tương tự do an ninh Việt Nam gây ra sẽ không bao giờ xảy ra với bất kỳ ai trên đất nước này. Ước sao lực lượng an ninh Việt Nam cũng biết bảo vệ, tôn trọng nhân quyền, trong đó có quyền riêng tư của công dân, như họ đã và đang tích cực bảo vệ chế độ.


Chúng đánh què, chúng dọa tung hê những clip riêng tư, sau khi trấn lột đồ dùng cá nhân, chúng làm đủ thứ chuyện thô bỉ, nhơ bẩn, không làm sao bẻ gãy ý chí của 1 người đàn bà.
Chúng là ai?
Vẹm chứ còn ai.

Poetry Magazine March 2018

HIEU MINH NGUYEN

Hieu Minh Nguyen là nhà thơ Mẽo gốc Mít, và còn là nhà trình diễn, performer. Tác giả của Not Here (Coffee House Press, 2018), và This Way to the Sugar (Write Bloody Publishing, 2014).

Everyone you loved refused to die in this town before they died in this town.
Mọi người bạn yêu thương từ chối chết trong thành phố này trước khi họ chết trong thành phố này.

Câu thơ được tờ báo đưa lên trang bìa, có gì đó rất khủng khiếp, nếu bạn đọc lé, lệch, THNM, và liên tưởng tới nhân vật Kurtz, trong Trái Tim Của Bóng Đen, qua miêu tả của Vila-Matas.

http://www.tanvien.net/Ghi_1/giua_long_den_hn.html

Kurtz hiện giờ vẫn sống ở đó, ở Hà Lội. Nơi thăm thẳm, thâm sâu của một cõi thả lỏng mọi tội ác, và của đêm đen dài dằng dặc của chúng ta.

Thì, tất nhiên, nó chẳng bao giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu, của sông Hồng, chảy từ trái tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa chúng ta dạt dào lưu vong, sau khi thoát hải tặc Thái lan, mãi tít tới miệt Công Gô, và, ăn Tết Công Gô xong, lại trở về.

Và cùng về với nó, là nhân vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay là, nếu anh ta làm như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.
Ui chao, nghe cảm khái cứ như thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ, và những đấng Yankee mũi tẹt, giang hồ khắp thế giới, đi đến đâu là biến nhà người, đất người thành bãi đánh hàng!

Mi khùng rồi, Gấu ơi, GCC nghe Gấu Cái la hoảng! (1)

(1)

GERMANY

Let others speak of her shame,
I speak of my own.
O Germany, pale mother!
How soiled you are
As you sit among the peoples.
You flaunt yourself
Among the besmirched.

The poorest of your sons
Lies struck down.
When his hunger was great
Your other sons
Raised their hands against him.
This is notorious.

With their hands thus raised,
Raised against their brother,
They march insolently around you
And laugh in your face.
This is well known.

In your house
Lies are roared aloud.
But the truth
Must be silent.
Is it so?

Why do the oppressors praise you everywhere,
The oppressed accuse you?
The plundered
Point to you with their fingers, but
The plunderer praises the system
That was invented in your house!

Whereupon everyone sees you
Hiding the hem of your mantle which is bloody
With the blood
Of your best sons.

Hearing the harangues which echo from your house, men laugh.
But whoever sees you reaches for a knife
As at the approach of a robber.

O Germany, pale mother!
How have your sons arrayed you
That you sit among the peoples
A thing of scorn and fear!

Bertolt Bretcht: Selected Poems

“Nhục nhã của riêng Gấu”, kệ cha những tên Bắc Kít khác: Sự xuất hiện 1 nhân vật như Phạm Đoan Trang, làm Gấu nhớ đến Sebald, và nhận xét sau đây của ông.

… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…
W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss

Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”
W.G. Sebald: Sự hối hận của con tim.

… even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.

Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.

Gấu cũng có thể nói như thế:
Ta mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải lũ Bắc Kít?

Vị bằng hữu Tin Văn, 1 trong hai hộ pháp của nó, thường vẫn thương hại Gấu, tội nghiệp mi quá, cứ mong một phép lạ, từ đám tinh anh Bắc Kít..... 


Về vị này, có 1 entry của Timothy Snyder, trong "On Tyranny, 20 bài học của thế kỷ", thật xứng đáng: Chưa bao giờ vị này sử dụng từ ngữ thô tục, đối với lũ Vẹm. Ngay cả cái thư trần tình, về lũ Vẹm tính tung hê mấy cái clip riêng tư, hòng làm nhục Bà, thì cũng được viết bằng 1 giọng cực kỳ hạnh phúc, như là dịp để tạ lỗi với người yêu: Áo em chưa mặc 1 lần!

Quá tuyệt!

Làm nhớ Brodsky.

Đức tính thần sầu của Brodsky, như Coetzee chỉ ra, là, bằng mọi cách đừng bao giờ để cho lũ khốn biết, bạn bị thương tổn, đau đớn. Đừng bao giờ coi mình là nạn nhân trước lũ mạt hạng, mạt kiếp là lũ Vẹm (1)

Hãy đối xử thật là dịu dàng với ngôn ngữ của chúng ta.

Be kind to our language.

(1)

In his autobiographical journeying Brodsky never reached the 1960s, the time of his notorious trial on charges of social parasitism and his sentencing to corrective labor in the Russian far north. This silence was, in all likelihood, deliberate: a refusal to exhibit his wounds was always one of his more admirable traits ("At all costs try to avoid granting yourself the status of the victim," he advises an audience of students; On Grief, p. 144).

Coetzee: Joseph Brodsky

Như Coetzee viết, một trong những nét đẹp nhất của Brodsky “mình ên”, là không bao giờ khoe khoang những vết thương của mình. Ông gần như chẳng bao giờ nhắc tới thời gian đi tù. Nhưng đây là quãng đời đẹp nhất của chàng, qua bài viết cho thấy.
Y chang GCC, và những ngày ở tù VC ở nông trường Ðỗ
Hòa


Thơ Mỗi Ngày


http://www.nybooks.com/articles/2018/03/08/on-the-deployment-of-simile-to-understand-good-marriages/

On the Deployment of Simile to Understand Good Marriages

Vona Groarke

March 8, 2018 Issue

Clothes stiffening into position overnight
on chairs or on the backs of chairs—
that is like a marriage too

and so is the rain crowding the window
so hard I can hardly see through

and so is the sand in the rock pool
when the stick in your hand
or the stone thrown by your hand
is a thing of the past

so the sand settles back
as before

what is obvious

is how the rock hides
inside itself

right there
in front of you.

Vona Groarke’s latest book is her Selected Poems. She teaches at the University of Manchester. (February 2018)

Bài thơ, vô tình, xuất hiện đúng vào ngày 8/3. Bèn đi 1 đường tiếng Mít, tặng 1 nửa linh hồn của bất cứ 1 tên đực rựa.

Về cái sự triển khai từ hoa “so sánh”, nhằm hiểu biết những cuc hôn nhân tốt lành

Quần áo ngay đơ, cái nào vô chỗ đó trong đêm
Cái trên ghế, cái trên lưng ghế
Thì cũng giống như cuộc hôn nhân

Và cũng thế, mưa rơi lỗ chỗ trên cửa sổ
Dầy đặc đến nhạt nhoà hết cảnh vật

Và cũng thế là cát nơi hồ sỏi
Khi những ngón tay dấp dính
Hay sỏi lọt qua kẽ tay
Là chuyện của quá khứ

Và thế là sỏi đá lại “cũng cần có nhau”, như trước đó.
Điều hiển nhiên
Là,

Như thế nào sỏi đá giấu mình ở trong chính nó
Ở ngay đây
Trước mắt bạn.

Re: 8/3 & simile. Bỗng nhớ ra bài thơ sau đây.


Bữa rượu nhỏ

Nàng không tin nàng còn xinh
Cười đưa hoa ấu chồng mình ngắm chơi
Rót ly rượu nhỏ cùng soi
Chân mày môi má hồng thôi là hồng (1)

Đặng Lệ Khánh

Note: Bắc Kít nói, Hồng ơi là Hồng!
Đen ơi là Đen!

Tks
NQT

Người Huế cũng nói "hồng ơi là hồng!", nhưng nói như vậy thì hơi "liếng" .
Để nghiêm chỉnh hơn một tí thì dùng chữ "thôi" !!
Anh Trụ dịch và viết nhiều quá, K đọc không kịp !!!

Tôi tính chỉ dịch thơ, và dịch 1 số truyện ngắn, và bỏ hết những mục khác, nhưng chưa được.
Tôi cũng định chuyển 1 số bài viết cho a2a, nhưng phải là những bài nhẹ nhàng, và “hoàn tất”!

Tks agian
NQT


Poems
December 11, 2017 Issue
Autumn

The part of life
devoted to contemplation
was at odds with the part
committed to action.

*

Fall was approaching.
But I remember
it was always approaching
once school ended.

*

Life, my sister said,
is like a torch passed now
from the body to the mind.
Sadly, she went on, the mind is not
there to receive it.

The sun was setting.
Ah, the torch, she said.
It has gone out, I believe.
Our best hope is that it’s flickering,
fort/da, fort/da, like little Ernst
throwing his toy over the side of his crib
and then pulling it back. It’s too bad,
she said, there are no children here.
We could learn from them, as Freud did.

*

We would sometimes sit
on benches outside the dining room.
The smell of leaves burning.

Old people and fire, she said.
Not a good thing. They burn their houses down.

*

How heavy my mind is,
filled with the past.
Is there enough room
for the world to penetrate?
It must go somewhere,
it cannot simply sit on the surface—

*

Stars gleaming over the water.
The leaves piled, waiting to be lit.

*

Insight, my sister said.
Now it is here.
But hard to see in the darkness.
You must find your footing
before you put your weight on it.
Mùa Thu

Phần đời dâng cho "chiêm ngưỡng và kính trọng", bà xã
Thì đếch ăn ý với phần đời dâng hiến cho...  Vẹm
Mùa Thu đang mò tới
Nhưng tớ nhớ là, nó luôn tới vào lúc con nít nghỉ học

Đời, như bà chị của tớ nói
Thì cũng giống như bó đuốc,
Được chuyển từ phần xác qua phần hồn
Chán 1 phát, vưỡn bà, phán
Phần hồn vào lúc này
Chưa sẵn sàng ở đó, để mà nhận!

Mặt trời lặn
À, bó đuốc, bà nói.
Nó đi mẹ mất rồi, tôi nghĩ.
Hy vọng nhất, là,
Nó nhấp nháy
For/da, for/da như thằng bé Ernst
Ném đồ chơi của nó qua phiá bên kia cái nôi
Rồi  kéo trở lại.
Thật quá tệ
Không có 1 đấng con nít ở đây
Chúng ta có thể học từ chúng, như Freud nói.

Chúng ta cũng, đôi lúc, có thể ngồi
Ở mấy cái băng ghế ở bên ngoài phòng ăn
Mùi lá cháy 

Mấy anh già, hết xí oát - từ này chôm của Sến, khi mắng yêu Gấu –
Và lửa.
Đâu phải điều hay,
Lũ già thường đốt nhà

Cái đầu, tâm hồn, phần trí tuệ, the mind
Của tôi
Mới nặng nề làm sao
Ních chặt quá khứ
Đếch còn chỗ cho thế giới chui vô,
Xin 1 cái vé đi tuổi thơ cái con mẹ gì đó!
Phải đi chỗ nào khác thôi.

Qua Mẽo sống với lũ Nguỵ cũng được đấy
Nếu đít bạn đỏ choé, như mafia đỏ

Đâu có giản dị ngồi ở trên mặt
Hay, hì hục đốt lò?

Sao lấp lánh nơi mặt hồ
Lá khô chất đống
Chờ đốt

Đốn ngộ, là lúc này, bà chị phán
Thật khó mà nhìn vào bóng tối
Bạn phải biết chân bạn ở đâu
Trước khi bạn ấn mạnh nó 1 phát!

Vào ngày 8/3, Gấu ngộ ra, bài thơ nào cũng có thể dùng vào việc tán vợ cả!

Bài này, cũng nhờ đầu tháng mà lòi ra.
QT là…  nick của Gấu Cái, khi viết cho 1 tờ báo địa phương, đúng bài viết vào dịp 30 Tháng Tư, năm đầu tiên qua Xứ Lạnh.

Sau Gấu chôm, đưa vô “Tự Truyện”, và là cái thư gửi Cô Út.

NTV, mastermind, Trùm tờ “Trăm Con”, đọc, gật gù, đúng rồi, giá mà hồi đó, ta hiểu ra chân lý, thay vì dzục cờ ba que vô thùng rác, thì cuộn nó lại, dzím vào trong tim, trong hồn, trong não, thì tờ "Trăm Con" vưỡn còn!

Bài viết của Huỳnh Ngọc Chiến, tuyệt, nhưng theo Gấu, chưa tới, chưa hết được cái đẹp của "nhân vật" này.

*

Granta 100

Ta sẽ nhớ mi vô cùng khi ta ngỏm
Đáng yêu nhất của những nụ cuời
Mềm mại nhất ở trên giường
Khi cả hai còn trẻ

Quách Tường của ta ơi
Hãy nhớ rằng khi ta ngỏm rồi
Mi cứ vưỡn còn sống hoài
Trong tim và trong hồn của ta


Uncertainty

We couldn't tell if it was a fire in the hills
Or the hills themselves on fire, smoky yet
Incandescent, too far away to comprehend.
And all this time we were traveling toward
Something vaguely burning in the distance-
A shadow on the horizon, a fault line-
A blue and cloudy peak which never seemed
To recede or get closer as we approached.
And that was all we knew about it
As we stood by the window in a waning light
Or touched and moved away from each other
And turned back to our books. But it remained
Even so, like the thought of a coal fading
On the upper left-hand side of our chests,
A destination that we bore within ourselves.
And there were those-were they the lucky ones?-
Who were unaware of rushing toward it.
And the blaze awaited them, too.

Edward Hirsch: The Living Fire

Không chắc

Chúng tôi không thể nói, có 1 đám cháy ở nơi những ngọn đồi
Hay những ngọn đồi, chính chúng, cháy
Tuy nhiên, khói, có, sáng rực một màu
Nhưng xa quá, không sao hiểu
Và trong tất cả thời gian đó, chúng tôi đi về một cái gì, mơ mơ hồ hồ, cháy, từ một khoảng xa –
Một cái bóng ở nơi chân trời, một đường nét lầm lạc –
Một ngọn đỉnh trời – thì cứ phán đại như thế - xanh xanh, có mây
Nó có vẻ chẳng bao giờ thèm lùi, hay, tới gần hơn, trong khi chúng tôi thì cứ xấn tới.
Và đó là tất cả những gì chúng tôi biết về nó.
Khi chúng tôi đứng bên cửa sổ trong ánh sáng nhợt nhạt
Hay mân mê nhau, hay rời xa nhau
Và quay trở lại với những cuốn sách của chúng tôi
Và nó cứ ỳ ra, mãi như thế
Như ý nghĩ về 1 cục than hồng tàn lụn dần
Ở phía bên cánh tay trái của trái tim của chúng tôi
Một chốn tới mà chúng tôi giữ rịt ở bên trong chính chúng tôi
Và có những kẻ - những kẻ may mắn?-
Họ đếch cần biết, hay đếch thèm để ý đến chuyện, chạy tới nó.
Và ngọn lửa, hay, đám cháy, tuy nhiên, vưỡn đợi họ.


*

NYRB Jan, 2000

Bài thơ này, được viết khi Brodsky bị lưu đầy nội xứ, ở 1 nông trại ở phiá Bắc nước Nga.
Ở Nga, lễ mừng năm mới được coi như lễ mừng Giáng Sinh.
Bản dịch tiếng Anh, của chính tác giả, được kiếm thấy trong những giấy tờ của ông.

Ngày 1 Tháng Giêng, 1965

Những Vì Vua sẽ đánh mất những địa chỉ cũ của mi
Không một vì sao sẽ sáng lên nhằm tạo ấn tượng.
Tai của mi bèn chịu thua
Tiếng hú gào nhức nhối của những trận bão.
Cái bóng của mi
Bèn rụng rời, bye bye, cái lưng của mi
Mi bèn tắt đèn cầy, và bèn đụng cái bao tải
Bởi là vì mi còn phải bóc lịch dài dài,
Ở cái nông trường cải tạo Đỗ Hoà, Nhà Bè này
Bao nhiêu đèn cày cho đủ,
Cho những cuộc….  đốt đuốc chơi đêm?

Cái gì, cái này?
Nỗi buồn ư?
Nhớ Xề Gòn ư?
Nhớ mấy đứa nhỏ ư?
Đúng rồi, có lẽ nó, đấy,
Một khúc nhạc sến sẽ chẳng bao giờ ngưng

Cái gì gì,
Ngọn đèn đêm đứng im, “cuối” đầu!

Lũ Ngụy gần như thuộc nằm lòng, những khúc trầm bổng
Cầu cho nó được chơi rất đúng tông, cùng với những điều sắp tới
Với góc khuất của một ai đó
Bằng sự biết ơn, của mắt và của môi
Về những gì cho chúng biết,
Làm sao xoay sở
Về 1 điều xa xưa
Những ngày tháng cũ.

Và bèn ngước mắt nhìn lên, nơi không một đám mây trôi giạt
Bởi là vì mi cạn láng đời rồi, Gấu ơi là Gấu ơi.
Mi sẽ hiểu, tiện tặn nghĩa là gì:
Nó hợp với tuổi của mi.
Không phải 1 sự coi thường.
Quá trễ rồi, cho đột phá
Dành cho những phép lạ
Dành cho Ông Già Noel và bầy đoàn thê tử của Xừ Lủy

Và bất thình lình mi hiểu ra được
Mi, chính mi, là Phép Lạ
Hay, khiêm tốn hơn,
Một món quà triệt để, dứt khoát.

Note: Bài thơ này, cũng có trong cuốn Thơ Kíu Đời. Sẽ giới thiệu lời còm của nữ thi sĩ, tác giả cuốn sách sau

No automatic alt text available.

WHAT LIPS MY LIPS HAVE KISSED,
AND WHERE, AND WHY


Edna St. Vincent Millay (1892-1950)
What lips my lips have kissed, and where, and why,
I have forgotten, and what arms have lain
Under my head till morning; but the rain
Is full of ghosts tonight, that tap and sigh
Upon the glass and listen for reply,
And in my heart there stirs a quiet pain
For unremembered lads that not again
Will turn to me at midnight with a cry.
Thus in the winter stands the lonely tree,
Nor knows what birds have vanished one by one,
Yet knows its boughs more silent than before:
I cannot say what loves have come and gone,
I only know that summer sang in me
A little while, that in me sings no more.

Edna St. Vincent Millay had many love affairs. Her biographer, Nancy Milford, said of her: She smoked in public when it was against the law for women to do so, she lived in Greenwich Village during the halcyon days of that starry bohemia, she slept with men and women and wrote about it in lyrics and sonnets that blazed with wit and a sexual daring that captured the nation. This wistful sonnet was written in 1923 when Millay was thirty-one years old. The poem opens with the speaker in contemplation, alone at night, listening to the rain, remembering the ghosts of past lovers that "tap against the window." The last lines are terribly sad and beautiful, softened and consoled perhaps by memory of a love affair and the notion that at one time "summer sang in me," even though no more. I once heard that Sigmund Freud said all literature is about love and sex or was it love and death? I would venture to say that all poetry to an extent is about unrequited love, not necessarily carnal or romantic love, but yearning.

Note: Bài thơ trên, có tính vô 8/3?
Why not?

Môi nào môi tôi hôn, và ở đâu, và tại sao
Tớ quên mẹ nó mất rồi.


Viết mỗi ngày

 *
Phạm Thị Hoài — Ảnh: unionsverlag.com
[Trích lại từ DCV online]

Tường Lửa Hay Không Tường Lửa?
Again and again one comes back to the main, degrading fact of colonial society; it never required efficiency, it never required quality, and these things, because un-required, became undesired.
Lần lần lữa lữa, người ta lại quay về với cái thực kiện chủ yếu, điếm nhục của xã hội thuộc địa; nó chẳng bao giờ từng đòi hỏi hiệu năng, nó chẳng bao giờ từng đòi hỏi phẩm chất, và những điều này, bởi không được đòi hỏi, đã trở thành bị ruồng bỏ.
V.S. Naipaul: The Middle Passage, Lối Đi Giữa.

NTV dịch [gửi PTH]

talawas bị tường lửa? 

Bắt đầu từ ngày thứ Năm, 27.5.2004 đến nay, email của cộng tác viên và độc giả talawas từ Việt Nam dồn dập gửi đến toà soạn chúng tôi để thông báo, thắc mắc, lo ngại... về việc ở Việt Nam không vào được talawas nữa.
Dư luận chung ở Việt Nam cho rằng talawas đã bị tường lửa.
Chúng tôi không tin rằng những cơ quan hữu trách tại Việt Nam có lí do thích đáng để dựng tường lửa với một tạp chí văn hoá-văn nghệ như talawas. Chúng tôi mong rằng đây là một sự cố kĩ thuật sẽ sớm được khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Mong toàn thể thân hữu, cộng tác viên, độc giả talawas trong và ngoài nước kịp thời gửi đến chúng tôi những thông tin liên quan đến sự cố này. Chúng ta cùng hi vọng rằng như thường lệ, mỗi buổi sáng talawas lại đến tay bạn đọc trong nước như những tờ báo và tạp chí khác. Bạn có thể đọc, bạn có thể vứt ngay vào sọt rác, nhưng đó là quyền của cá nhân bạn, chứ không phải do sự định đoạt của bất kì ai khác.
talawas

Còn nhớ, khi talawas mới xuất hiện,Tin Văn là một trong những nơi/người đầu tiên hồ hởi, không những chào mừng mà còn đóng góp bài vở, với những lời chúc tốt lành nhất:
talawas là gì: ta là thằng ăn cướp [Dịch là cướp]
talawas là khoét tới cái gọi là cốt tuỷ của tiếng Việt... 

Nhưng trong thâm tâm, là nỗi mừng không nói ra này: Với một nhà văn, một nữ kiện tướng ra đi từ miền bắc chủ trì, cái đám Bắc Bộ Phủ sẽ không làm sao xếp diễn đàn này vào cùng một ruộc, là đám nhà văn ngụy, và như vậy văn học hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một nửa "cuộc đời, linh hồn"... của nó.
Nhưng chưa kịp mừng vì cái tin tường lửa, đọc tới câu "Chúng ta cùng hy vọng rằng như thường lệ, mỗi buổi sáng talawas lại đến tay bạn đọc trong nước như những tờ báo và tạp chí khác", thì Tin Văn cùng Gấu tôi thật thất vọng vô cùng.
Nếu cái vụ tường lửa kia mà chỉ là báo động hoảng, thì lại càng thêm thất vọng.
Bởi vì làm sao một tạp chí trong nước, ngày nào cũng đến tay độc giả, lại dám chỉ đích danh tờ An Ninh Thế Giới, là đệ nhất lá cải? 

“.... Trở ngại thứ hai cho sự phát triển văn học Hậu Đổi Mới là sự tự kiểm duyệt. Ngưòi ta cứ tưởng rằng, sau khi có đổi mới thì những nhà văn sẽ hồ hởi dùng tài năng của mình để đóng góp cho mọi mảng của nền văn học”. Nhưng thực tế, theo Phạm Thị Hoài, "người làm văn hóa, văn nghệ trong nước ngày nay phải tự hướng đạo thay vì tự lãnh đạo. Hậu Đổi Mới là thời kỳ hoàng kim của tự kiểm duyệt"...
Ngày nay ở Việt Nam chỉ có một nơi được tự do văn nghệ nhất, chị Hoài đưa dẫn chứng, đó là báo An Ninh Thế Giới, "tờ báo lá cải hơn mọi tờ lá cải".... những người đứng đầu tờ báo là người thổi còi - cho văn học Việt Nam - thổi sai cũng chẳng sao vì chẳng có người thổi khác.
[Trích bài viết của Bùi Văn Phú, báo Văn số Tháng Hai & Ba, 2004]
“Còn những người, trong những ngày qua, có lời chúc mừng talawas đã đạt được cái thành tích là trở thành món hàng cấm và vì thế có hương vị ngọt ngào hơn, thậm chí cả những người cho rằng talawas cố tình bị tường lửa để kiếm điểm tại nước ngoài, những người ấy sẽ thấy mình đã kết luận vô lối và vội vàng như thế nào. Nếu phải thành một huyền thoại thì đó là bất hạnh lớn cho chúng tôi”.
Phạm Thị Hoài, trả lời BBC, đăng lại trên talawas. 

Trên tờ Gió Đông ngày nào - mà đa số cộng tác viên là những cây viết ra đi từ miền bắc - người chủ trương, Lê Trọng Phương, trong một bài viết, đã mượn một ẩn dụ của Borges, khi nói về một bức bản đồ Việt Nam, tỉ lệ xích là 1/1, bị rách nát, mà những người Việt hải ngoại cố mang ra ngoài này để khâu vá lại, cho nó được như xưa.
Một tấm bản đồ "văn học" như thế, chỉ có một nửa, nếu thiếu những người như Lê Trọng Phương, những diễn đàn như talawas.
Trong tinh thần đó, Tin Văn viết, "... và như vậy văn học hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một nửa 'cuộc đời, linh hồn'... của nó."
Tin Văn

Thông cáo của talawas về vụ bị ngăn chặn.
"Lí do được nêu là: talawas có tham vọng và đã can thiệp ngày càng sâu vào những hoạt động văn hoá xã hội tại Việt Nam....
Báo chí và các cơ quan truyền thông tại Việt Nam được yêu cầu không đưa tin và bình luận về sự việc này."
{Trích thông cáo của talawas].

Bản thân Gấu tui, cũng đã "bị ngăn chặn" y chang như talawas, không phải vì "có tham vọng và đã can thiệp ngày càng sâu vào..." gì hết, nhưng mà là để nhường phòng cho chi bộ Đảng tại cơ quan, họp.
Đó là những ngày sau 30 tháng Tư 1975. Là một chuyên viên bưu điện, không đi lính đi tráng, không có nợ máu với nhân dân, Gấu được hưởng ưu tiên của cách mạng, cho học tập cải tạo tại cơ quan, ba ngày, sau đó, cho làm việc lại.
Thời gian làm việc lại đó, cứ mỗi sáng thứ bảy, Gấu tui và mấy cô thư ký văn phòng được thủ trưởng ra lệnh, hãy ra bên ngoài chơi, đóng cửa phòng lại, để cho chi bộ Đảng họp!
Tình trạng trên đâu có khác gì talawas. Khi cho rằng, "talawas có tham vọng và đã can thiệp ngày càng sâu vào những hoạt động văn hoá xã hội tại Việt Nam", mấy ông vi xi to đầu nghĩ rằng, talawas muốn cùng họp chi bộ với họ, cho nên "bị ngăn chặn", là đúng rồi.
Chính vì thế, mà tin trên, báo chí không được phép đăng tải, vì là họp nội bộ!
Xê ra, đi chỗ khác chơi, cho chi bộ Đảng họp, bàn chuyện cơ quan, chuyện đất nước! "Nguỵ" là thứ gì, mà ngo ngoe!
Gấu tui thật khó quên, cái cảm giác "bị ngăn chặn", những lần đó.

Lẽ dĩ nhiên talawas có lý do chính đáng khi thay đổi, từ "bị tường lửa" thành "bị ngăn chặn". Nhưng sự kiện này làm Gấu tui nhớ đoạn nhà văn Nhã Ca kể chuyện Nguyễn Tuân ghé thăm, và hỏi về học tập tốt lao động tốt của chồng bà, là Trần Dạ Từ. Bà phạng liền, người được coi là rành rẽ tiếng Việt số một trong giới văn học:
-Đi tù thì nói mẹ đi tù, cái gì học tập, hử? 

Đánh tráo là một trong những chiêu thức rất được khối Cộng Sản sử dụng, không riêng gì tại Việt Nam.
Nhà văn Norman Manea, trong bài Censor's Report, khi phải định nghĩa thế nào là kiểm duyệt - thì tường lửa, bị ngăn chặn... đều là những chiêu thức của kiểm duyệt - đã gọi đó là "mật vụ của con chữ" [the secret police of the word].  Ông coi chuyện đánh tráo [substitution] là rất phổ biến, không chỉ như là một đòn [tactic] chính trị, nhằm đánh lừa người khác, mà còn cả trong cuộc sống hàng ngày, khi sản phẩm thứ thiệt được đánh tráo dần dần bằng những sản phẩm tồi tệ hơn, và cuối cùng, bằng đồ dởm.
Cũng chuyện như vậy đã  xẩy ra trong những vấn đề liên quan tới văn hóa. Có một số những nhà văn nhà nước thuộc loại gộc được quyền chỉ trích một số mặt tiêu cực của xã hội, trong khi cùng lúc, tấn công những nhà văn lương thiện nhằm cô lập họ. Những nhà trí thức thứ thiệt ngày càng mất dần, và được "thay thế" bằng một thế hệ đảng viên trẻ hơn, the new generation of apparatchiks, những con ông cháu cha có học thức thực sự, tốt nghiệp thực sự tại  đại học Tây Phương. Đám này, lẽ dĩ nhiên, có quyền nói về một cõi người rung chuông tận thế, nói về cái ác, cái ang ác, những mặt tiêu cực trong xã hội. Như Norman Manea cho biết, tại Romania, công cuộc thay thế, đánh tráo như vậy thành công đến độ, vào cuối thập niên 1970, một đạo luật ra đời, huỷ bỏ bộ phận có tên là Department of the Press [kiểm duyệt], bởi vì  nó trở thành vô hiệu, bất lực và vô ích. Nhà nước chắc chắn rằng, sau bao thập niên sống dưới chế độ toàn trị, cái gọi là tự kiểm duyệt và trông chừng lẫn nhau [the self-censorship and mutual surveillance] đã thay thế một cách thật là tuyệt vời, những tên chuyên làm nghề kiểm duyệt, the professionals.

Như một độc giả Tin Văn góp ý, từ "bị tường lửa" qua "bị ngăn chặn", là vấn đề chính danh, không phải chuyện đánh tráo. Nói rõ hơn, talawas đụng vô Tường Đảng, chứ không phải Tường Lửa. Đây là vấn đề tranh chấp quyền lợi: talawas, mi...  là gì mà muốn họp chi bộ, muốn chia chác với... chúng ông?
NQT

Thư tín v/v talawas bị tường lửa 

Ông Nguyễn Quốc Trụ,

Tôi là một người đàn bà Việt Nam nhưng tôi rất lấy làm xấu hổ dùm cho ông.
Tôi là thế hệ sinh sau đẻ muộn hơn ông nhiều và thấy ông thối và vô duyên quá nên tôi phải lên tiếng.
Ông bợ bọn VC vừa phải thôi. Biết bao nhiêu trang web của người Việt Hải Ngoại bị tường lửa chặn lâu nay sao ông câm như hến. Còn bây giờ Talawas mới bị tường lửa thì ông đấm mặt đấm mày chửi toáng lên, khóc như cha mẹ ông chết… 

NQT trả lời:
Cám ơn đã e-mail.

Xin phúc đáp:

Mấy trang web hải ngoại bị tường lửa là chuyện thường ngày ở huyện. Chửi VC làm gì cho mệt…
Trang TIN VĂN của tui cũng bị tường lửa, không những bị tường lửa mà còn bị kiến lửa:
Mỗi ngày nhận chừng trên chục email có chứa virus.
Còn chuyện talawas, là khác. Đây là đòn Mộ Dung Cô Tô mà.
Best Regards
TB: Xin phép post thư bạn. How?
NQT

The answer is NO. Are you crazy? I don't think It's worth posting. Your response has not convinced me at all. Intellectually, you are bất lực.
[Câu trả lởi là KHÔNG. Mi có khùng không? Thư dzậy mà cũng đăng, hử? Câu trả lời của mi không thuyết phục nổi ta. Trí thức mà nói, mi là (một thằng) bất lực.] 

[Câu trả lời là KHÔNG. Ông có khùng không, hả? Tôi không nghĩ, email của tôi có thể post, vì nó không đáng. Câu trả lời của ông không thuyết phục tôi một chút nào hết. Nói theo kiểu trí thức, ông thì bất lực].

 
Note: Server cho biết, bài viết trên, 1 trong Top Ten của Tháng Ba, 2018. 


Coezee, Portrait

Bên Da Màu, trong bài “lại nói chuyện về thơ” của cây viết Phan Xuân Sinh có đoạn:
... Phạm Duy có gặp một số anh em văn nghệ tại Boston, trong cuộc gặp gỡ nầy có người hỏi Phạm Duy là: “Anh phổ nhạc thơ của nhiều thi sĩ, có hai thi sĩ lớn như Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên. Sao anh không phổ thơ của họ?” Phạm Duy trả lời: “Hai ông nầy thơ hay thật, thế nhưng thơ của hai ông lý trí quá khó phổ thành nhạc được.” Nói thế để chúng ta biết rằng thơ hay chưa chắc làm rung cảm được người đọc...

Source

PD phán như thế, theo tôi, là đúng, thực, theo suy nghĩ của ông, chứ không nhằm che đậy gì hết. Nhạc PD thiên về tình cảm, thứ tình cảm tục lụy, hệ lụy, [hệ lụy, thí dụ, giai thoại ăn chè Nhà Bè, nhờ đó mà dân Mít được thưởng thức bản nhạc phổ thơ MDHT], không phải thứ tình cảm thanh cao như trong thơ TTT, hay TTY. Ðây là do cái tạng của ông, và có thể cũng là do yêu cầu của đa số quần chúng thưởng thức nhạc. Những bài thơ phổ nhạc của TTT, TTY không có nhiều thính giả, những nhạc sĩ phổ thơ của TTT, là bạn thân ngoài đời của ông, họ hiểu ông, thơ của ông, cho nên phổ nhạc thơ của ông.

PD đâu có thuộc cái giới đó.

Ðẩy đến cực điểm, thơ phổ nhạc của TTT hay của TTY muốn nhắm tới cái gọi là không còn chủ âm trong nhạc, hay tới thứ âm nhạc không cần lời.
Vấn đề này lớn quá, chỉ nêu ra đây, như là 1 đề xuất, đặt viên gạch, rồi tính sau.
...  đặt viên gạch, rồi tính sau.

Note: Nhân đọc Coetzee, viết về nhà thơ Ba Lan, Zbigniew Herbert, trong Late Essays, Gấu tìm ra câu trả lời cho cái cú “đặt viên gạch, tính sau”, này. 

Cái gọi là "âm nhạc không cần chủ âm", hóa ra là, sự đối nghịch - "chẳng bõ, chẳng đáng" - giữa puritythe impure, the messy, the human, có thể tạm gọi như thế!

14. On Zbigniew Herbert

Zbigniew Herbert lived most of his life (1924-98) under regimes that were inimical to what we can loosely call freedom of expression. His writing bears evidence of his historical situation as a man trying to live out a poetic and intellectual vocation in a hostile environment. The traces can sometimes be overt - for example, in his satiric counter-attacks on the regime- but are more usually concealed by ironic masks or Aesopian language.
    Herbert was not a poet-martyr as, say, Osip Mandelstam was. Nevertheless, the record shows a lifetime of principled opposition first to the Nazis, then to the Communists. Until well into his thirties he led a fringe existence, with none of the rewards that someone of his education and talents might have expected. After the 1956 thaw, his growing reputation opened up opportunities for travel outside Poland and eventually led to residencies, fellowships and visiting professorships in the West. But unlike his contemporary Czeslaw Milosz he chose against exile.
    The unspectacular, unheroic species of integrity and stub-bornness that characterizes Herbert's life weaves its thread through his poetry too. For the sake of brevity (a Herbertian virtue) I will call this theme the faithful life, picking up the word faithful from the last line of 'The Envoy of Mr Cogito', a poem to which I will return (the line reads simply 'Be faithful Go'). The faithful life is not the same as the life of faith: the difference between the two (namely that you do not need to have faith to be faithful) might be called central to Herbert's ethic, were it not for the fact that privileging the faithful life over the life of faith and erecting it into a credo, an article of faith, would at once qualify it for sceptical interrogation of the Herbertian variety.
    In Herbert's oeuvre there is a steady stream of poems that turn on an opposition between purity (purity of theory, purity of doctrine), which he aligns with the divine or angelic, and the impure, the messy, the human. The best known of these is 'Apollo and Marsyas' (1961). Apollo, who is a god and therefore inhuman and therefore without human feelings, flays alive the satyr Marsyas, reacting to Marsyas' prolonged howl of agony with nothing but a fastidious shudder. Apollo has won the musical contest (Marsyas is undergoing the fate of the loser), but Marsyas' howl, rudimentary though it may be as music, expresses every atom of his exposed (skinned) human (ungodlike) being with a petrifying intensity that the god cannot equal.
    This is only one of a number of poems that put the case for the human in its unequal contest with the divine. The world that God has created, and that carries the imprint of divine reason, maybe perfect in theory but is hard to bear in reality ('In the Studio'). Even the next world turns out to be pretty unendurable by human standards. As new arrivals discover at the heavenly gates, not the tiniest memento of their old life will be allowed to accompany them; even babes are to be removed from their mothers' arms 'since as it turns out / we shall be saved each one alone'. God's Heaven turns out to have an uncanny resemblance to Auschwitz ('At the Gate of the Valley'). What is wrong with systems, to Herbert, is that they are systems. What is wrong with laws is that they are laws. Beware of angels and other executives of perfection. The only angel even tentatively to be counted on the side of humanity is the seventh one, Shemkel, who is kept in the squad only out of respect for the sacred number seven. 'Black nervous / in his old threadbare nimbus', Shemkel has been fined many times for illegal importation of sinners (The Seventh Angel').
    Marxism, one need barely point out, is deeply colored by Christian eschatology. The world of achieved communism in which each will receive according to his need and the state (earthly power) will have withered away, is, literally, heaven on earth. Herbert's satirical reports on heaven are inevitably also reports on life in the workers' state. In heaven, because the materials to hand are human and therefore imperfect, certain compromises have to be made. Forgone are the luminous circles, the choirs of angels, etc.; what we end up with is an afterlife not too different from life in People's Poland (‘Report from Paradise').
    The most interesting of Herbert's afterlife poems comes from the 1983 collection Report from a Besieged City, arguably the strongest of the nine collections he published. In a poem called 'Mr Cogito's Eschatological Premonitions', his persona Mr Cogito reflects on life after death and on what kind of resistance he will be capable of mounting when he has at last to confront the heartless, bloodless angels and their demand that he give up his humanity. Smell, taste, even hearing - these he will be prepared to relinquish. But to hold on to the senses of sight and touch he will be prepared to suffer torture: 

[to be continued]

Những bài essays trong Late Essays, ngắn, GCC hy vọng sẽ giới thiệu vài bài....  

http://www.tanvien.net/interview/Vila_Matas_Paris_Review.html

*

Vila-Matas trả lời The Paris Review

 Enrique Vila-Matas on ‘Never Any End to Paris’

Tay này, GCC cực mê. Ông giữ 1 mục trên Le Magazine Littéraire, Sổ Đọc. Thần sầu!
Vậy mà tờ báo dẹp mục của ông, với của Linda Lê, Trở về với tác giả cổ điển.
GCC mua tờ báo, mở ra là đọc hai bài đó trước.
Nhảm quá. Bậy quá!

Note: Từ "bậy" này, đọc thư gửi đảo xa, thì GCC mới nhớ ra. Từ" thời thượng của 1 thời":
Thời Pagode!
Thú thực GCC hưởng lợi rất nhiều nhờ đảo xa tung thơ gửi đảo xa.
Nhớ lại nhiều chuyện linh tinh, thần sầu...
Đúng cái ý của Vila-Matas, “where there is a mirage there is life”.

Tks. Many tks. NQT

Bậy thật!

“Chẳng bao giờ chấm hết với Paris” của ông sử dụng tuổi trẻ của ông ở Paris để thám hiểm những ý tưởng về sáng tạo, ảnh hưởng, và căn cước. Người kể chuyện là 1 nhà văn mà những sự kiện và ngày tháng thì giống của ông, tuy nhiên tôi nghĩ, ông ta là cả hai, vừa là ông, vừa không phải là ông. Liệu ông có nghĩ, nghệ thuật đòi một tí hòa hoãn với thực tại?

Thực tại nào? Nếu ông muốn nói tới thực tại “ăn nhậu đớp hít” càng ngày càng lậm vào môi trường giả tưởng, thì nó đếch làm tôi quan tâm tí nào hết. Điều làm tôi quan tâm, còn hơn cả thực tại, là sự thực. Tôi tin là giả tưởng là thứ độc nhất khiến tôi gần gụi với sự thực mà thực tại làm tối mù. Điều này đưa đến tham vọng viết 1 tác phẩm vĩ đại, nó là chương còn thiếu trong sự phát triển một sử thi. Chương này sẽ bao gồm tất cả những người - từ Cervantes qua Kafka và Musil - chiến đấu với một sức mạnh khổng lồ với tất cả những hình thức dởm, giả, và giả đò. Cuộc chiến đấu này hiển nhiên là có dính tới nghịch lý, bởi vì những kẻ chiến đấu dữ dằn như thế, thì phải là nhà văn, và phải bằng con đường giả tưởng. Họ tìm kiếm sự thực thông qua, nhờ, giả  tưởng. Và bật ra từ cuộc chiến dữ dằn, căng thật căng đó, là những gì bàng bạc, thấp thoáng, rất ư là tuyệt vời, của sự thực, như là những trang đẹp nhất của văn học hiện đại.

Nhận xét này của ông rất gần gụi với điều mà ông phán ở Paris – ‘nơi nào có ảo vọng nơi đó có đời sống’ – và nó làm tôi nhớ tới điều ông trả lời trong 1 cuộc phỏng vấn: điều mà hiện đại tìm kiếm, thì là “ở ống thì dài”[rectilinear: thẳng], trong khi với Ulysses, “ở bầu thì tròn”, như Mít nói?

Trong 1 cuốn phim của Wim Wenders, Nicholas Ray nói, “bạn không có thể trở về nhà được nữa”. Sài Gòn ơi ta đã mất người như mất BHD rồi!  Đôi khi tôi nghĩ tới câu nói đó, [Ui chao, nhớ.... Sài Gòn quá, hà, hà!], và để cho dịu xuống, tôi bèn tưởng tượng mình là 1 tên Tẫu qui cố hương. “Tớ chỉ là 1 anh Tẫu trở về nhà”, Kafka viết trong một lá thư. Đôi khi tôi mong mình là tên Tẫu đó, đôi khi, thi thoảng thôi. Bởi vì sự thực là, điều mà tôi viết ra, thì thường làm cho tôi “vấp ngã”, chúi xuống, rớt xuống, một nội-du ngoạn, một chuyến dã ngoại cho đến tận cùng của đêm đen, đối nghịch hẳn với chuyến trở về Ithaca. Ngắn gọn, tôi mong muốn cuộc hành trình không bao giờ chấm dứt, luôn luôn tìm kiếm một điều gì mới. Luôn luôn nhớn nhác.

Những cuốn sách của ông thì rất khác của Hemingway, và những vị thầy của ông – Borges, Kafka, Musil, thí dụ - viết cũng khác Hemingway. Vậy mà tại làm sao mà ông lại phán, tớ mò tới Paris, là để noi gương Hemingway. Bây giờ, ông nghĩ sao về ông ta?

Tôi vẫn tiếp tục ngưỡng mộ ông ta, như là 1 tay kể chuyện, và 1 tay khắc chạm ngôn ngữ bậc thầy. Nhưng sự thực, là, ông ta không ở trong số những vị mà tôi mê. Có thể là do tôi đọc Paris là một ngày hội của ông ta, vào lúc mười lăm tuổi, tại một tỉnh lỵ miệt vườn ở Barcelona, và nó thấm vào tôi, cùmg với nó là giấc mộng, một ham muốn hoành tráng, mình phải đi Paris, và sống “cuộc sống của một nhà văn”, y hệt Hemingway. Chừng bốn năm sau, tôi quả thực hiện được giấc mộng sống đời nhà văn tại Paris, rõ hơn, tại một căn gác xép mà tôi mướn và chủ của nó là Marguerite Duras.
Và bây giờ, nếu Hemingway (như ông ta xác nhận trong Paris là một ngày hội) có thể phán, ở Paris, tớ thì “nghèo và rất hạnh phúc”, thì tôi, ngược lại, chỉ có thể lèm bèm, vào lúc chót của kinh nghiệm, tôi thì "nghèo và rất đếch được hạnh phúc".
Tuy nhiên, sau bao nhiêu nước chảy qua cầu...  Mirabeau, và sau khi viết Chẳng Hề Chấm Dứt Paris, cái sự bất hạnh của tôi hóa ra lại là cõi phúc, đúng hơn, một ngày hội lớn - ở trong trường hợp của tôi - của hồi nhớ và trí tưởng tượng của mình.

“Âu lo, sao xuyến, bần thần, bấn xúc xích…” [anxiety] đóng vai trò gì trong sự sáng tạo ra những tác phẩm của ông?

Khi “trời chợt xẩm chiều lăm le đi vào tối” là chúng ta luôn cần một ai đó. Tư tưởng này, sản phẩm của âu lo, chỉ tới với tôi vào chiều tối, đúng vào lúc mà tôi tính bye bye ba trò khám phá, mạo hiểm qua những con chữ. Ngược lại, ban ngày, khác hẳn. Khi viết, tôi kiểm tra được sự âu lo, khắc khoải của mình, nhờ sự trợ giúp vô vàn quí giá của tiếu lâm, khôi hài, tếu tếu, tưng tửng, Nhưng đêm nào thì tôi cũng bị tra tấn bởi âu lo. Nó đếch biết tiếu lâm cà tửng là gì, và tôi phải đợi đến ngày hôm sau, thì mới lại khám phá ra cuộc hôn phối -thì cứ nói đại như vậy - giữa âu lo và khôi hài, nó tạo nên tính cách những trang viết của tôi, và từ đó, văn phong. “Văn phong của hạnh phúc”, như vài tay phê bình phán.

Ông thường tiếp cận vấn đề ảnh hưởng nghệ thuật qua hình thức “parody” [nhạo, nhại]. Thí dụ,"Chẳng bao giờ chấm dứt Paris" bắt đầu bằng chuyện, cái tay “thế thân” của ông tham dự một cuộc thi “trông giống như Hemingway”, mặc dù anh ta chẳng giống Hemingway - Hemingway gì mà cà chớn như thế - Cú này, theo tôi là một ẩn dụ tuyệt vời về, như thế nào nhà văn bị tẩu hoả nhập ma vì sư phụ của họ, và ở đây, với cuốn sách của ông, đúng là một mở ra thần sầu về một nhà văn trẻ cố tìm đường của mình nhập vô Paris, "cho anh tí Paris, để anh làm thi sĩ"! Ông có nghĩ về tếu, như là 1 cách mở ra cõi sáng tạo, mặc dù sự kiện là, tất cả thì đều đã được nói, và được làm rồi, chúng ta tới trễ quá trong cõi đời này?

Đúng vậy. Tôi sử dụng “tếu” theo nghĩa đó. Chẳng hạn, bây giờ, nếu tôi thủ thỉ với bạn, tôi yêu quá Paris, như họ Trịnh ư ử, "tôi là ai mà yêu quá cuộc đời này", chắc chắn bạn đếch tin, thế là tôi bèn chọn cách của thằng cha…  Gấu Cà Chớn, và nói, câu của John Ashbery, trong cuốn sách của tôi: “Cái chuyện đã từng sống ở Paris đếch hợp với bạn để sống ở bất cứ nơi đâu, kể cả sống ở Paris.”

Tôi mê câu của W.G. Sebald được ông trích dẫn trong “Chẳng hề chấm dứt Paris”: “Mọi thứ mà nền văn minh của chúng ta sản xuất ra, thì ở trong mồ”. Như ông, Sebald đáp ứng với hiện đại bằng cách mở ra nấm mồ này, cả hai ông gợi đến Borges, người mà ông nói,“đã viết lại cái cũ”. Ông nhìn tới bằng cách nhìn lại. Tôi tò mò là, khi nào và tại sao ông nghĩ , hình thức sáng tạo này trở nên quan trọng đến thế.

Borges, Sebald. Thế giới có vẻ như đầy những thông điệp viết bằng 1 thứ mật mã nào đó. Chúng ta tìm – Tôi tìm – một điều mà chúng ta không thể nhận biết, nhưng đã mất. Cũng đã không lâu, tôi mơ làm một bài thơ viết bằng một môn đại số nào đó, chưa được biết đến. Nó có vẻ kỳ bí theo kiểu của dân Chàm, Hời, Mường, hay Do Thái, tuy nhiên, có thể nó có cái “air” Hồi giáo, Hồi Giáo Tẫu, hay có thể Ý đại lợi – vào thời Petrarch. Thứ thơ này thì từ một môn đại số lạ kỳ, chưa xác định, và nó đưa tôi tới trung tâm của sự bí ẩn của thế giới. Lẽ dĩ nhiên, có lẽ, thứ bí ẩn, bí mật này chẳng hề hiện hữu. Khi chúng ta nhìn lại, về mặt thời gian, con người và những hành vi của nó hình như cứ thu lại - tôi thu tôi lại thành hạt bụi đã từng hóa kiếp ra tôi – và tôi sợ rằng, tới một điểm, đếch còn biết hạt bụi đó sinh ra tôi, hay là 1 hạt cà chớn, chẳng có nghĩa ngung gì cả!
Bất cứ một ý nghĩ nào về tương lai thì đều rã ra, tìm đường đi vào hư vô!
Điều này có thể giải thích, thí dụ, tại sao mà câu chuyện về tuổi trẻ của tôi ở Paris, chân dung của tham vọng của tôi - thành công ở đó - như Hemningway đã từng, phải được coi như một thứ tiếu lâm, cà chớn tới chỉ, y chang lòng trắc ẩn của Cervantes, người tạo ra Đồng Ky Xốt.






http://www.nybooks.com/articles/2018/03/08/on-the-deployment-of-simile-to-understand-good-marriages/

On the Deployment of Simile to Understand Good Marriages

[tạm dịch: Về cái chuyện khoe hàng để hiểu những cuộc hôn nhân tốt lành]

Vona Groarke

March 8, 2018 Issue

Clothes stiffening into position overnight
on chairs or on the backs of chairs—
that is like a marriage too

and so is the rain crowding the window
so hard I can hardly see through

and so is the sand in the rock pool
when the stick in your hand
or the stone thrown by your hand
is a thing of the past

so the sand settles back
as before

what is obvious

is how the rock hides
inside itself

right there
in front of you.

Vona Groarke’s latest book is her Selected Poems. She teaches at the University of Manchester. (February 2018)

Note: Số NYRB mới này còn hai bài cho đọc free quá OK.

http://www.nybooks.com/articles/2018/03/08/impossibility-of-being-oscar-wilde/


http://www.nybooks.com/articles/2018/03/08/philip-roth-agonistes/

Từ từ tính.

“A writer needs his poisons,” Roth said in his Paris Review interview. “The antidote to his poisons is often a book.” He published more than two dozen such books. Why Write? is not one of them. It more closely resembles an account of the poisons Roth was made to swallow and the symptoms they caused—the headaches, the convulsions, the bouts of delirium. Roth may still resent his exposure to these toxins, but there’s no denying that they did their job.

Nhà văn cần độc dược.
Thuốc giải độc, là cuốn sách của hắn.

GCC cần xì ke.
Giải xì ke, là trang Tin Văn!
Tin Văn sẽ lèm bèm thêm, về bài viết này.

Image may contain: 2 people, closeup


Cuốn này, thấy lâu rồi, nhưng chê. Cái tít nghe bất bình quá. Thơ kíu đời?
Bữa nay, lỡ cầm lên, đọc 1 phát, là mê liền. Rất nhiều bài viết, là về 1 số những bài thơ đã được post trên Tin Văn, tếu thế.
Thí dụ, đường kiếm, về bài thơ của Adam Zagajewski: Cố mà ca ngợi 1 thế giới bị tùng xẻo.
Hay, Dừng ngựa bên rừng chiều tuyết xuống của Frost.

No automatic alt text available.

Adam Zagajewski's "Try to praise the mutilated world", first published in the post-September 11 "black" issue of the New Yorker, takes its title from its opening line:

Try to praise the mutilated world.
Remember June's long days,
and wild strawberries, drops of rose wine.
The nettles that methodically overgrow
the abandoned homesteads of exiles.
You must praise the mutilated world.
You watched the stylish yachts and ships;
one of them had a long trip ahead of it,
while salty oblivion awaited others.
You've seen the refugees going nowhere,
you've heard the executioners sing joyfully.
You should praise the mutilated world.
Remember the moments when we were together
in a white room and the curtain fluttered.
Return in thought to the concert where music
flared.
You gathered acorns in the park in autumn
and leaves eddied over the earth's scars.
Praise the mutilated world
and the gray feather a thrush lost,
and the gentle light that strays and vanishes
and returns. 

When I read it I was struck, first, by an awareness that, far from lecturing his reader, the speaker was speaking to himself; his use of "You" (a Zagajewski trademark) a welcome change from the self-important I-deology of so many contemporary poets. It struck me, then, that he had brilliantly obeyed his own imperatives - "Remember .... Remember .... Return .... Praise" - and had made me do the same. More generally, I was arrested by the authority of the voice, the courage and wisdom of a call to praise in a time (like any other) of mutilation: praise, a word with Christian associations, repeated with increasing urgency in the refrain, acquiring the force of a liturgical response, a prayer. Behind the distinctive new voice, one can hear a voice heard in Auden's "Musée des Beaux Arts" ("About suffering they were never wrong / The Old Masters"), juxtaposing "miraculous birth" with "dreadful martyrdom" in which "the torturer" plays a part. At some level, Zagajewski remembers this as well as his own love, a fluttering curtain (in a window Auden had opened), and a "mutilated world" where "the executioners sing joyfully". Surely, too, Auden's "expensive delicate ship" must be one of Zagajewski's "stylish ships" - perhaps one heading for the "salty oblivion" that awaits Icarus in the Bruegel painting on which Auden's poem is based.
Zagajewski's praise poem has the variable line-length of Auden's which, despite its unobtrusive rhymes, gives it the easy assurance of the best free verse; and one cannot l pay Clare Cavanagh a greater compliment than to say her English poem does not suffer by comparison with Auden's. These poems have a similarly antithetical structure: Auden's moving from birth to death to life continuing; Zagajewski's, from "June's long days" to "light that strays and vanishes / and returns". They tell us "we must praise" the life continuing, the light returning. They are both Christian poets, intimately involved in human tragedy, yet endowed with the detached perspective of the Old Masters.
Adam Zagajewski was born sixty-four years ago in Lvov and went to university in Cracow, two cities he loves and celebrates in his essays and poems. He emigrated to France in 1982 and now lives between Cracow, Paris and Chicago. Early collections ( of his poems in English translation were presented in Without End (2002) - a title echoing the Book of Common Prayer - with a section of New Poems translated by Cavanagh. She has achieved something just as remarkable with Eternal Enemies. These are identified in n "Epithalamion", a poem beginning "Without a silence there would be no music", that goes on to assert: "Only in marriage do love and time, eternal enemies, join forces". An earlier poem, "Little Waltz", ends: "love sets us free, time kills us". The coming together of man and woman is imaged in that of the earth and "The Sea",
In love with the earth, always drawn to shore
….
In love with the earth, thrusting into cities, Stockholm,
Venice, listening to tourists laugh and chatter
before returning to its dark, unmoving source.
The most frequent pairing and dis-pairing of the many antitheses in these poems are those a of light and darkness (themselves linked to a life and death), often in a religious context, as a in "The Churches of France", described as "dark vessels, where the shy flame of mighty light wanders". Again, in a more a: recent poem, "At the Cathedral's Foot",
[we] spoke softly about disasters,
about what lay ahead, the coming fear,
and someone said this was the best
we could do now -
to talk of darkness in that bright shadow.
Such poems remind us that when this Polish Roman Catholic Adam was born, "the pock- marked / Georgian still lived and reigned". With a bitter parody of the opening of St John's Gospel, he now remembers:
In the beginning, freezing nights and hatred.
Red Army soldiers fired automatic pistols
at the sky, trying to strike the Highest Being.
The title of that poem, "Life is Not a Dream", is echoed by the end of the next, "It Depends": "I push" through a dense thicket of onlookers and ask: / What's happening? God's coming back. But it's just a dream".
Zagajewski resembles Yeats in the skill with which he links poem to poem, so that the power of both poets' collections is greater than the sum of individual poems. The Arch-poet liked to quote Blake: "Without contraries is no progression". Zagajewski would agree but, whereas the Irish agnostic celebrated the conflict of contraries that, in his "System", made the world and history go round, the Christian Pole seeks and celebrates harmony, love: "Remember the moments when we were together". The title of a key poem proclaims his creed, "Poetry Searches for Radiance", the creed of creative artists (made in their Creator's image) such as Blake-
I watch William Blake, who spotted angels
every day in treetops
and met God on the staircase
of his little house and found light in grimy
alleys –
and like others whom he celebrates: Milosz and Brodsky, Caravaggio and Vermeer, Bach and Schubert.
Last but not least, the composers: indeed, Zagajewski would seem to believe that life as well as art "aspires to the condition of music". A sentence borrowed from Conrad Aiken - "Music I heard with you was more than music" - finds its way into three poems of his new book; and music in some form is the means of communication/communion in the joyful epiphanic moments to which he and his fellow makers aspire. The music of the translator's English free verse, in its happy marriage to the poet's European themes, makes Cavanagh's Zagajewski as rare and rewarding an experience as that of Milosz's Englished Collected Poems.
TLS  Dec 4 2009
TLS điểm tập thơ Eternal Enemies, Những kẻ thù thiên thu, của
Adam Zagajewski.

Chắc bạn còn nhớ dòng thơ của Brodsky:
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."

Đây là câu trả lời của Adam Zagajewski:
"Only in marriage do love and time, eternal enemies, join forces"
"love sets us free, time kills us".

Stopping By Woods on a Snowy Evening

Whose woods these are I think I know.
His house is in the village, though;
He will not see me stopping here
To watch his woods fill up with snow. 

My little horse must think it queer
To stop without a farmhouse near
Between the woods and frozen lake
The darkest evening of the year. 

He gives his harness bells a shake
To ask if there is some mistake.
The only other sound's the sweep
Of easy wind and downy flake. 

The woods are lovely, dark and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep

 Dừng ngựa bên rừng buổi chiều tuyết rụng

Rừng này của ai tôi nghĩ tôi biết
Nhà ông ta ở trong làng
Làm sao ông ta thấy tôi ngừng ngựa
Ngắm tuyết rơi phủ kín rừng. 

Ngựa của tôi chắc thấy kỳ kỳ
Tại sao ngưng ở đây, chung quanh chẳng nhà cửa trang trại,
Chỉ thấy rừng và hồ nước đóng băng
Vào đúng chiều hôm cuối năm 

Nó bèn khẩy khẩy cái chuông nhỏ
Như để nói với chủ của nó, này, chắc có chi lầm lẫn
Để đáp lại tiếng chuông ngựa,
Là tiếng gió thoảng và tiếng mỏng của hạt tuyết rơi. 

Rừng thì đẹp, tối, và sâu
Nhưng tôi còn những lời hứa phải giữ
Và nhiều dặm đường phải đi
Trước khi lăn ra ngủ
Lăn ra ngủ 

Đây là bài thơ tiếng Anh đầu tiên Gấu đọc, khi tới Trại Tị Nạn Thái Lan, cc 1990. Trong 1 cuốn sách học tiếng Anh, có cái tít là Những lời hứa phải giữ, Promises To Keep, từ thơ Frost.

As to the metaphor, I should add that I now see that metaphor is a far more complicated thing than I thought. It is not merely a comparing of one thing to another-saying, "the moon is like ... ," and so on. No-it may be done in a more subtle way.
Think of Robert Frost. You of course remember the lines: 

For I have promises to keep
And miles to go before I sleep
And miles to go before I sleep

If we take the last two lines, the first-"And miles to go before I sleep"-is a statement: the poet is thinking of miles and of sleep. But when he repeats it, "And miles to go before I sleep," the line becomes a  metaphor; for "miles," stands for "days," for "years," for a long stretch of time, while "sleep" presumably stands for "death." Perhaps I am doing no good for us by pointing this out. Perhaps the pleasure lies not in our translating "miles" into "years" and "sleep" into" death," but rather in feeling the implication.
Borges: This craft of verse

Về ẩn dụ, tôi có lẽ nên nói thêm là, nó rất ư “cà chớn”, rất rắc rối, hơn là thoạt đầu tôi nghĩ. Nó không giản dị chỉ là so sánh sự vật này với sự vật khác - thí dụ, "mặt trăng thì như là... " - Không, nó “tế vi” hơn nhiều. 

For I have promises to keep
And miles to go before I sleep
And miles to go before I sleep

Nếu lấy hai dòng đầu, thì nó là 1 câu phán của thi sĩ, về những "dặm đường", và "ngủ". Nhưng khi ông lập lại, thì dòng thơ biến thành ẩn dụ. "dặm" biến thành "ngày", thành "năm", và dài dài mãi ra, và "ngủ", có nghĩa là, ngỏm củ tỏi! 

Về già, đọc lại bài thơ, Gấu mới hiểu, tại làm sao mà 1 cuốn sách dạy tiếng Anh, lại lấy dòng thơ của Frost làm cái tít!
Những lời hứa phải giữ! (1)

[Như vậy], chúng ta có hai cách làm thơ. Người ta thường nói về văn phong giản dị và văn phong phức tạp. Tôi nghĩ, nhảm, bởi là vì điều quan trọng, what is all-meaning, là sự kiện, thơ nên sống hay nên chết, chứ không phải văn phong nên giản dị hay rắc rối. Điều này tùy thuộc vào thi sĩ thứ thiệt hay thứ dởm. Chúng ta có thể có những dòng thơ thần sầu dưới cái vẻ [cái vỏ, cũng được] rất ư là giản dị, tự nhiên. Thí dụ, khi Stevenson viết những dòng thơ "Kinh Cầu", thì đúng là thứ thơ giản dị, nhưng thi sĩ đã phải lao động cật lực mới có được. Tôi tin là, dòng thơ “Vui tớ sống, vui tớ đi”, bật ra vào 1 khoảnh khắc mà nữ thần thi ca thật vui, và thật là rộng lượng, và bèn ngó xuống thi sĩ.

Ở 1 chỗ khác, cũng trong cuốn "Tập Làm Thơ" ["This Craft of Verse": Mánh, Ngón, Nghề..  Thơ], Borges chỉ cho chúng ta thấy, có những dòng thơ, bề ngoài thật giản dị, nhưng là với 1 thi sĩ…  dởm, hay người trần mất thịt.
Thí dụ câu thơ sau đây, mà theo Borges, là của Tennyson, làm khi 13 hay 14 tuổi, và [chắc là ngượng quá], bèn dục bỏ, may làm sao còn 1 dòng: “Thời gian trôi vào lúc nửa đêm”, “Time flowing in the middle of the night”. Tôi [Borges] nghĩ là thi sĩ đã chọn thời gian 1 cách thật là cực khôn khéo, very wisely. Vào ban đêm, im ắng, con người thì ngủ, nhưng thời gian vưỡn trôi, đếch có 1 tiếng động!

Borges rất mê bài thơ “Dừng ngựa bên rừng chiều tuyết phủ”. Ông nhắc tới nó mấy lần, trong cuốn “Tập Làm Thơ”, và mỗi lần, ông lôi ra 1 chi tiết, 1 phát giác thần sầu.

Trong cuốn sách, ông đồng ý với…  Gấu, ẩn dụ không đơn giản, nhiều khi, tưởng là ẩn dụ, nhưng thực sự, là đốn ngộ, là mặc khải. Dũng trong “Đôi Bạn”, 1 buổi trưa hè “Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung", nhìn sang nhà hàng xóm, thấy cái áo cánh trắng phất phơ bay trong gió, ngạc nhiên tự hỏi, áo ai nhỉ, và nhớ ra là Loan, đi học Hà Nội, nghỉ hè, về.
Khám pháp đó chỉ là bề mặt, giản dị!
Bề sâu, "Méta", Dũng khám phá ra tình yêu của mình!


 THEY PLAYED PUSHKIN

Note: Bài thơ này, dùng vào việc chào mừng Ngày Thơ, của Hội Nhà Thổ Vẹm, quá đắc địa.

Nó làm nhớ, lần TTT được làm Poster, và Sến bèn ra lệnh (?) cho tên Trùm Cớm hải ngoại đánh cô em của Sến tơi bời hoa lá cành.
Lũ này, Gấu đã nói rồi, phần đạo hạnh kể như Zéro.

Nhớ, hồi Sến mới xuất hiện, cả hải ngoại lẫn trong nước cùng mừng rỡ.
Vị nữ thủ lãnh trên lưới,Thiên Sứ đem Tin Mừng tới cho giống Mít.
Bây giờ, kể như ô hô ai tai, cả 1 lũ!

Sao mi ghét talawas? Sao mi thù Bắc Kít đến như thế?

Sergey Chudakov (1937-early 1990s?)

The son of a labor-camp director, Sergey Ivanovich Chudakov spent much of his childhood in Kolyma. Expelled from Moscow State University, he supported himself by writing articles under pseudonyms; he was also a pornographer, pimp and book thief. Sometimes called 'the Russian Villon', he is thought to have died or been murdered in the early 1990s.

Boris Dralyuk

Con một ông trùm quản giáo, tuổi thơ trải qua hầu hết tại nhà tù nỗi tiếng Kolyma. Bị đá đít ra khỏi trường Đại Học Moscow, ông kiếm sống bằng cách viết lách dưới những cái nick vô danh; còn là 1 nhiếp ảnh gia phim/hình ảnh con heo, một tên ma cô, một tay ăn trộm sách.
Đôi khi được gọi, là 1 Villon (một nhà thơ Pháp) của Nga, nghe nói ông bị làm thịt vào đầu thập niên 1990,
(sinh năm 1937, là cùng năm với GCC!)

THEY PLAYED PUSHKIN

They played Pushkin on a grand piano.
They killed Pushkin in a duel one day.
He had asked them for a plate of cloud berries
and, lying near a bookshelf, passed away.

In icy water, full of frozen clods,
they buried Pushkin, hallowed be his name.
And we too tend to meet too many bullets;
we hang ourselves, and open up our veins.

All too often we are hit by cars,
get tossed down stairwells in a drunken state.
We live - and all our petty intrigues
wound little Pushkin in some way.

Little, cast in iron, celebrated -
in a park deserted thanks to frost -
he stands (his understudy and replacement),
bitterly regretful at the loss
of youth, and of the title Kammerjunker,
of songs, of glory, of the girls in Kishinyov,
of Goncharova in her white lace petticoat,
and of death that cannot be shrugged off.

Boris Dralyuk
Chúng chơi Pushkin

Chúng chơi Pushkin trên cái dương cầm tổ bự chảng
Chúng giết Pushkin bằng 1 cuộc đấu súng
Chàng hỏi xin chúng một dĩa trái cây cloudberries
Và, nằm kế bên cái giá sách, chàng bèn làm chuyến tàu suốt

Trong nước băng, đất lạnh
Chúng chôn chàng, cầu sao cho vĩnh hằng là tên chàng
Và chúng ta, chúng ta cũng muốn được ăn vài trăm viên đạn
Chúng ta tự làm thịt chúng ta, bằng cách tự treo cổ
Hay mở toang động mạch

Tất cả chúng ta, thì cũng đã nhiều lần, được xe hơi hôn, một, hai, hay nhiều phát!
Té bổ chửng nơi cầu thang, do say mèm
Chúng ta sống – và tất cả ba cái lẻ tẻ như thế, thì có tí mùi đau thương - như Pushkin - một cách nào đó.

Nhỏ xíu, bị đóng cứng vào 1 miếng sắt, thép, hay đồng, được ngợi ca, vinh danh, tưởng nhớ
Tại 1 công viên hoang tàn, đổ nát nhờ sương giá, lạnh nhạt
Chàng đứng sững (sự đóng thế, đóng thay chàng)
Cay đắng ân hận về sự mất mát

Của tuổi trẻ, và của cái tít Kammerjunker,
Của những bài ca, của vinh quang, và của những cô gái ở Kishinyov,
Và của nàng Goncharova
Trong cái áo khoác nhỏ màu trắng viền đăng ten
Và của cái chết không làm sao rũ bỏ cho được.


ALEKSANDER WAT

1900-1967

Aleksander Wat was proud of his Jewish lineage, which he could trace back to famous mystics and rabbis. His life could be divided into four main periods. First he was an active and rather noisy avant-garde poet (a Futurist) in Warsaw. Later on he became an editor of a communist magazine and, after that he worked for a respectable publishing house. World War II changed everything: Wat found himself a prisoner of the immense Gulag Archipelago after being arrested in Lvov, which between September 1939 and June 1941 was part of the Soviet Union before falling into the hands of the Nazis). After the war he returned to Warsaw but a new calamity ensued-a disease that manifested itself mostly in terrible pain. The postwar period consisted of years of sickness for Wat and many journeys abroad for the sake of his failing health. Eventually he became an exile and, after a stay in California, died in France.
The last stage of Wat's biography was the richest in terms of his literary achievement, although each line written had to be measured against an almost an almost permanent pain. These late poems were filled with wisdom, bitterness, and irony. My Century, a philosophical memoir dictated on tape (and spoken to Czeslaw Milosz, who initiated this exchange), was published in 1977, ten years after Wat's death, and was greeted as one of the great documents of our time.
My Century combines the insight of an artist who came to the limits of literary experiment with the sagacity of a witness to the horror of totalitarianism.

Adam Zagajewski: Polish Writers on Writing

Alexsander Wat,
Thi sĩ và Nghi lễ trừ tà của thế kỷ

"Tại nhà ga Saratov, nơi cả đám chúng tôi ngồi trong những thùng chứa con-te-nơ, đợi giờ đi, cửa bỗng mở, và mấy người ngồi kế bên đã xúm nhau kéo lên xe một người đàn ông. Anh ta cố gượng đứng, nhưng quá yếu lại té xuống sàn. Người đàn ông với áo lông, chiếc khăn choàng da rái cá, và chiếc nón quả dưa, trông thật chẳng giống ai..."
Thời gian, cuối năm 1941. Chàng sinh viên Do thái-Ba lan vừa được thả từ một trại tập trung. Hitler tấn công Liên-bang Xô-viết, tháng Sáu. Theo một thỏa ước giữa Stalin và chính quyền lưu vong Ba-lan, cái đế quốc khổng lồ, gồm những trại lao động khổ sai và những nhà tù, lừ đừ nhả ra một số "cư dân" của nó, trong có chừng hai triệu người Ba-lan, những lưu đầy biệt xứ sau khi đất nước của họ bị xâm lăng và sát nhập vào Liên xô, tháng 9 năm 1939. Hướng tới của đoàn xe, Alma-Alta. Tại vùng Á châu thuộc Xô-viết, người ta đồn, những chiếc xe chở thực phẩm. Tại đó, những bộ xương được "vỗ béo" cho đến khi họ có thể cầm nổi khẩu súng.
Người đàn ông với chiếc khăn choàng da rái cá, chiếc nón quả dưa là Aleksander Wat, nhà văn-nhà thơ Ba-lan, một người mà "thế giá" của ông chỉ đến bây giờ mới được Tây-phương biết tới. Hình ảnh "siêu thực" kể trên là một trong chuỗi dài, gần 7 năm, giữa nhà tù Xô-viết, lưu đầy biệt xứ tại Kazakhstan, trước khi ông trở về Ba-lan vào tháng Tư, năm 1946.
"Đêm đó,", sau ông ghi lại, "trong lúc đi trong bóng tối nhà ga, tôi thấy một người đàn bà bị hiếp." Nhà ga rất rộng. Chẳng ai để ý đến chuyện đó, tuy loanh quanh "hiện trường" cũng có một vài người, kể cả Wat. Chỉ mấy tháng trước, ông cải đạo trong phòng giam, từ một gia đình Do-thái qua Thiên-chúa giáo. Nhưng cảnh một số người hãm hiếp một người đàn bà, không ai đứng ra can thiệp, cho dù người đàn bà đó có kêu la, gào thét, chẳng làm ông cảm động. "Trong phòng giam nhà tù Saratov, tôi đã có một viễn ảnh về một nước Nga khổng lồ, với sự bành trướng của nó, với triệu triệu những thảm kịch của con người... Và trước mắt tôi, thảm kịch bằng xương bằng thịt của một nước Nga đang bị hãm hiếp... Những gì mà tôi trải qua ở Saratov như đạt tới cõi sâu thẳm trong tôi; nhưng thật mỏng manh, lớp bụi mờ nó để lại. Tôi không cảm động trước cảnh tượng này; tôi đã nhìn những người đó như phân người".
Ông đang trên đường về phương nam tìm vợ, Olga, và con, Andrzej. Họ đều bị bắt, và đã 18 tháng trời, ông không biết số phận họ. Trong một trại tập trung tại Kazakh, vợ con ông cố gắng để đừng bị chết đói, ngoài những giờ lao động khổ sai, bán quần áo vật dụng của họ, hoặc ăn cắp chút bột mì. Vào tháng Hai, 1942, Olga gặp chồng ở Alma-Alta.
Bà kể lại: "Một ông lão ngồi trên chiếc ghế đẩu... hướng cái đầu về phía phải, và Aleksander đang đứng ở giữa một căn phòng khác, lúi húi viết. Anh cũng không nghe thấy tôi bước vô. Lần chót chúng tôi nhìn nhau, đó là khi anh bị bắt. Lúc đó, anh 40, khoẻ mạnh, tóc đen nhánh, cặp mắt sáng. Đây là một người đàn ông già khằn, ốm nhom, cùng kiệt". Ông nhớ lại: "Andrzej trông như một đứa trẻ từ một ghetto Warsaw. Nó bắt đầu có triệu chứng ho lao. Olga bao nhiêu rồi nhỉ? Cô ta mới 30 mà sao trông như một bà già 60".
Lần chót nhìn nhau không phải là lần chót xa nhau. Vài năm sau, cả hai lại bị bắt vì từ chối thông hành Xô-viết. Olga bị đánh đập, đối xử tàn nhẫn bởi đàn bà Nga, trong nhà giam. Họ được đoàn tụ, để "được" lưu đầy, tại Kazakh, gần biên giới Trung-hoa. Nhưng những đồng hương không quên họ: sau chiến tranh, nhờ sự can thiệp của những nhà văn Ba-lan, sau cùng họ đã được thả, vào tháng Tư 1946.
Chuyến xe lửa ngừng giữa một cánh đồng, cách đó vài dặm là những hoang tàn đổ nát của thành phố Warsaw ngày nào, và nhả ra "ông bà" Wat, với những cái bị đầy những lon gô, dĩa nhôm, mẩu bánh mì khô, rẻ rách...". Họ đi nhờ xe, cuối cùng hoảng sợ khi biết tài xế là mật vụ. Nhưng anh ta không lấy tiền: "Tôi không đòi tiền công, từ đám tuẫn nạn".
Những gì mà bây giờ chúng ta được biết về cơn hỗn loạn chính trị của lịch sử Ba-lan thế kỷ thứ 19, một phần lớn là nhờ cuốn băng hồi ký lạ thường, của A. Wat: "Thế kỷ của tôi: Cuộc phiêu lưu của một trí thức Ba-lan". Người đẻ ra ý nghĩ, ghi âm hồi tưởng của một thi sĩ Ba-lan, bệnh hoạn và quá đau đớn không thể viết, cư dân Berkeley từ năm 1964, là Gregory Grossman, thuộc Trung tâm nghiên cứu Slavic và Đông Âu, tại Berkeley. Ông giao trách nhiệm cho Czeslaw Milosz, (thi sĩ, Nobel văn chương). Wat nhận ra ở Milosz, một người nghe lý tưởng, và có cảm tưởng, những lần họ ngồi chung, Milosz đang làm một nghi lễ trừ tà ở nơi ông.
"Thế kỷ của tôi" - Milozs gọi là những "buổi gọi hồn", trong đó, ông vinh dự được phục vụ như là một "phương tiện" - không chỉ là một công trình lớn lao của riêng người nghe, cũng không hẳn là di chúc của người kể. Cùng từ một nền, Milosz hiểu ngay lập tức, điều nhà thơ đang nói, và những gì bạn mình cảm thấy khó khăn, để nói ra. "Tôi nhận ra liền, một điều chi độc nhất vô nhị, đang diễn ra giữa chúng tôi. Không hẳn chỉ là vấn đề, tôi, một cá nhân riêng lẻ, khác, trên mặt đất, một kẻ cũng đã từng kinh qua thế kỷ và có cùng ý nghĩ về nó, như Wat. Ở đây, chẳng có chi mắc mớ đến sự độc ác tàn nhẫn, của số mệnh, hay của lịch sử. Hàng triệu triệu con người đã đau thương, cay đắng vì nó, còn hơn Wat. Không, vấn đề ở đây là "một tính khí", (a cast of mind), một văn hóa... đặc biệt văn hóa của tầng lớp trí thức Ba-lan.
Những cuộc ghi âm bắt đầu bằng cuộc đời chính trị, văn chương của Wat, trong những năm trước chiến tranh tại Ba-lan, và bất thình lình bị ngắt quãng ở khúc Kazakhstan. Milosz phải rời Paris, (cuộc ghi âm được thực hiện, năm 1964 tại Berkeley, và tại Paris, năm 1965), và không một "phương tiện" nào thỏa đáng có thể thay thế ông.
Khúc ngắt quãng cận kề thời điểm gia đình ông trở lại Ba-lan: Những năm tù đầy, cuộc hành trình tinh thần của Wat, tới với chủ nghĩa CS, rồi từ bỏ nó quay về niềm tin tôn giáo, và nỗi đớn đau vì tội lỗi, và sự hối hận, vì đã có lần "tán trợ" một ý thức mà sau ông coi là "quỷ ma" (satanic). Nhưng đây chỉ là một phần, chuyện của Wat.
Khi Wat còn sống, một nhà phê bình Balan đã tuyên bố: "Chẳng có gì ở trong tác phẩm của ông, họa chăng, những dở dang". Mười ba năm, sau khi những cuốn băng được thực hiện, Tomas Venclova, thăm viếng Berkeley, và "lại khám phá ra" thi ca của Wat. Trước sự ngỡ ngàng của ông, đây là một nhà văn hàng đầu của thế kỷ 20, chưa từng được khám phá, tại Tây-phương. Hai mươi năm sau, mặc dù hai tác phẩm bằng Anh ngữ của Wat, thơ ca và truyện ngắn (Lucifer Thất nghiệp), và "Thế kỷ của tôi", đã được xuất bản, nhà văn "lập dị", nhà trí thức Wat vẫn gần như "vô danh", và không được "đánh giá cao", tại xứ sở của ông. Những dở dang. Cuốn sách của Tomas Venclova (Aleksander Wat: Life and Art of an Iconoclast, nhà xb Yale University Press, 1996), là một cố gắng bổ sung những thiếu sót đó. Tác giả là nhà thơ, nhà phê bình người Lithuanian, hiện đang giảng dậy tại Yale.
Theo ông, Wat là một trong số ít người đã thực sự đồng nhất, với những "hoài vọng, những ngây thơ vụng về đến trở thành ngớ ngẩn, mù loà, và cuối cùng là những ảo tưởng bị tan vỡ", của những thời kỳ hiện đại.
Wat sinh vào May Day, 1900, tại Warsaw. Gia đình Do-thái trung lưu. Cha mẹ là những người Ba-lan ái quốc, tuy ngôn ngữ thứ nhất của họ là tiếng Nga. Một trong những hình ảnh mà ông còn nhớ được về người cha, và một trong những người chị, là bữa họ trở về, thân thể bầm nát, đầy máu me, sau một cuộc biểu tình chống Nga-xô, vào năm 1905. Những năm sau, thường xuyên bị tra vấn, ông nghĩ sao về chính mình, Do-thái hay Ba-lan, "phần nào nhiều hơn", Wat coi câu hỏi là "phiến diện": "Tôi không bao giờ cảm nhận về mình, là Dothái-Balan hay Balan-Dothái... Tôi luôn luôn thấy tôi như là một Dothái-Dothái, và Balan-Balan. Ông tin tưởng trách nhiệm đạo đức chính của ông là "đưa ra một giải đáp triết học về hiện tượng quyết định bước đi của thế kỷ bị đọa đầy, qua những phương tiện "nguyên sơ đến ngỡ ngàng, hoảng sợ". Wat mong muốn, ông giải thích, "nhẩy múa trên những điêu tàn... chà sát ngôn ngữ thành mùn, để tạo từ; như vậy những âm tiết của chúng sẽ làm nên một "idiom" mới, cho làn da trần trụi, của một người. Bài thơ xuôi dài Dadaist của Wat, "Me from One Side and Me from the Other Side of My Pug Iron Stove", khi Wat mới 18 tuổi, được Venclova coi như "cuộc chiến của ông chống lại nghĩa" (his war against sense), và là một trong những bài viết tiền phong, cơ bản nhất thời kỳ này, xác nhận đánh giá của Vladimir Mayakovski: Wat là một "Nhà thơ Vị lai bẩm sinh."
Nhưng Chủ nghĩa Vị lai Ba-lan, tự thân, chẳng mấy chốc bị nhận chìm bởi những ảnh hưởng từ bên ngoài. Một trong những ảnh hưởng đó, là trò thờ phụng, sùng bái mang tính thời thượng, sự hung bạo. Ở Tây-phương, ảnh hưởng này đẩy các nhà thơ tới chủ nghĩa phát xít. Ở Ba-lan, nó được đại diện bởi những trò ác độc, tàn nhẫn của Cách mạng Bolshevik. Các nhà thơ bắt đầu nghiêng về phía tả, vào những năm 1920. Jasienski là một trong những người đầu tiên: "Chúng ta sẽ dí nát mọi thứ dưới đôi bốt của chúng ta, (kể từ khi chúng ta) đẹp, bao la như trời biển, và mang chất người." Ông di cư sang Liên-xô, và cùng với rất nhiều bạn thân của Wat trong phong trào CS Ba-lan trước chiến tranh, bị sát hại bởi Stalin.
Chính Wat cũng bị mê hoặc bởi ý tưởng "Sự hung bạo thanh hóa" của Cách Mạng, và giấc mơ về một nền văn học mới, vô sản. Nếu ông, sau cùng không gia nhập đảng CS (thẻ đảng viên chính thức của ông cho đến giờ vẫn là một nghi vấn), cho dù vậy, ông đã là một bạn đường nhiệt thành - một tâm hồn bị vây khổn, "captive mind", theo nghĩa được diễn tả bởi Milosz.
Vào cuối thập niên 1920, Wat là một khuôn mặt nổi tiếng ở Warsaw. Ông đã cho xuất bản "Lucifer Thất nghiệp", và đã kết hôn với Paulina Lew (Olga). Bà là nguồn an ủi, và hỗ trợ ông suốt cuộc đời còn lại. Năm 1929, ông là chủ biên tờ báo CS mới "Literary Monthly". Mặc dù khuynh hướng sùng bái chủ nghĩa Stalin, tờ báo rất được ưa chuộng giữa đám trí thức căn bản Ba-lan. Đây là những năm hạnh phúc của Wat, với Olga, với công việc làm. Ông càng cảm thấy mình "thành công", khi tờ báo trở thành một "điểm nóng" đối với nhà cầm quyền, nhưng chẳng được bao lâu, Wat và cả đám bạn bè bị tống vào tù vì phơi bầy chuyện tra tấn trong những nhà giam Ba-lan. Họ trở thành anh hùng. Trong nhà tù, Jan Hempel, bạn của Wat, mắt sáng rỡ khi loan tin: "Anh biết không, hai lò luyện sắt bị cháy hôm nay, ở Magnitogorsk!". (Vài năm sau, đến lượt ông ta, bị bắn trong nhà tù Xô-viết).
Rồi tờ báo bị đình bản, liên hệ của Wat với Đảng CS yếu đi dần. Chi tiết về sự vỡ mộng của ông không rõ rệt. Nhưng trên hết, Wat chắc hẳn đã được biết, và lúc đầu chắc chẳng muốn tin, trong thời gian 1937-38, khi cuộc thanh trừng lên đến cao điểm, Stalin đã hạ lệnh tàn sát tập thể chừng 5,000 đảng viên CS Ba-lan bị lưu đầy tại Liên-xô, trong có cả tầng lớp lãnh đạo, và rất nhiều bạn thân của ông. Wat càng trở nên "u ám" hơn, vì chính sách của Xô-viết với nước Đức của Hitler, trước khi hiệp ước bất tương xâm được ký kết vào năm 1939.
Khi Hitler xâm lăng Ba-lan, vào tháng Chín 1939, Wat chạy thoát tới Lwów, với Olga và con trai Andrzej. Lwów trở thành thủ đô của "Western Ukraine", chẳng mấy chốc bị sát nhập vào Liên-xô, trong khi Hitler và Stalin tuyên bố xóa sổ nhà nước Ba-lan. Tiếp theo đó là "tận điểm" trong đời Wat. Lwów tràn ngập những gia đình tị nạn Ba-lan, trong có nhiều nhà văn, nhà báo Warsaw. Những ông chủ mới Xô-viết chơi trò mèo vờn chuột với tầng lớp trí thức Ba-lan, ép buộc họ thừa nhận và hỗ trợ chính quyền mới. Một số, tuyệt vọng vì sợ, chịu theo. Một số khác, nhìn ra "số phận sau cùng của chuột", từ chối. Wat, cùng với một số nhà văn nổi tiếng như Tadeusz Boy-Zelenski và Wladyslaw, đã ký vào một bản tuyên bố "nhục nhã", và bằng lòng làm việc cho "Băng Đỏ", một tờ báo Ba-lan của chính quyền. Venclova cho chúng ta thấy một đoạn trong bản tuyên bố: Nhân dân thợ thuyền Tây-Ukraine, đã từng rên xiết bao thập kỷ dưới sự áp bức của đám chủ đất Balan và bọn tư bản, chỉ còn một quyết định độc nhất. Với hăng say, và niềm tự hào, họ tuyên bố ước muốn của họ, được sống dưới Định Chế của Stalin, trong gia đình hợp nhất, cùng nhân dân Xô-viết hạnh phúc! Nỗi tủi hổ về những tháng đó đã bao trùm lên hết suốt quãng đời còn lại của ông. Và niềm ăn năn về tội lỗi.
Sau đó là bắt bớ. Trường hợp bị bắt của ông y hệt như một xen kịch, khủng khiếp và "tiếu lâm", kiểu Shakespeare. "Bạn" của ông, Daszewski, mời ông và Olga đi ăn tối, tại một nhà hàng với một số nhà văn Ba-lan. Một người lạ bước tới bàn, được chủ nhân giới thiệu, đây là "nhà sử học về nghệ thuật Xô-viết". Tới một lúc nào đó, nhà "nghệ sử" túm lấy một thực khách, và tung hê bàn ăn. Một bầy côn quang, côn đồ vạm vỡ từ đằng sau những bức màn túa ra tấn công những người khách khác. Wat bị kéo ra xe, khi đó ông đã gần như bất tỉnh. "Bạn" của ông len lén "chuồn" mất. Olga nhìn thấy cảnh sát dẹp đường cho anh ta.
Gần hai năm, bà không nhìn thấy mặt chồng. Trong mấy tháng đầu, Wat bị nhốt, chen chúc với 28 bạn tù khác, trong một phòng giam nhỏ hẹp tại nhà tù Lwów. Vào mùa thu năm 1940, ông bị chuyển tới nhà tù Lubyanka, ở Moscow. Tại đây, ít ra ông cũng được ăn uống ra hồn, và được hỏi cung đàng hoàng. "Tội ác" của ông sao chẳng rõ, số phận của ông cũng vậy. (Theo Susan Miron, tác giả bài điểm sách của Venclova, trên tờ Partisan Review, số 1, 97, ông bị tố cáo là Zionist, Trotskyite, và cho đủ bộ, "điệp viên" của Vatican!).
Sau khi Hitler xâm lăng Xô-viết, nhà tù được di tản vào tháng Bẩy 1941, và một lần nữa Wat lại thấy mình ở trong nhà tù chính Satarov. Tình trạng của ông lúc này thật thảm hại, đói, bịnh, và chỉ mong quân đội Đức tấn công đưa tới chuyện mật vụ Nga, cơ quan NKVD sẽ bắn bỏ tất cả những tù nhân, trước khi bỏ chạy.
Chính tại đây, ông đã cải đạo.
Wat đã cố gắng giải thích cho Milosz về chuyện này: Một đêm, yếu như sên, và lên cơn sốt do viêm ruột, ông nghe thấy Quỷ cười vang, bên ngoài hành lang nhà tù. Một tiếng cười lớn, thô, tới rồi đi, rồi tới gần hơn nữa. Sau đó Satan đi vào phòng giam của ông, "một con quỷ có sừng, con quỷ từ opera". Wat hiểu "đại khái", đây là "quỷ lịch sử" (the devil in history), nhưng "tôi cảm thấy một điều gì khác nữa. Uy nghi của Chúa (God) đang trải dài lên lịch sử... Trần nhà giam được nâng bổng và trên cao kia, trên tất cả, là Chúa". Sau đó, ông nhận ra là do ông mê sảng, và tiếng cười, thực sự chỉ là tiếng còi báo động phòng không của một con tầu tuần hành trên sông Volga. Nhưng mặc khải, và niềm tin, từ đó không rời ông.
Ít lâu sau, ông được tha, rồi tái hợp với Olga và con trai. Sau tới thời gian ở Alma-Alta, và lần giam giữ sau cùng, ở Kazakh. Nhưng ông bắt đầu viết lại. Vào năm 1942, tháng Giêng, ông làm bài thơ "Những cây liễu ở Alma-Alta". Bài thơ không hiểu sao "trôi dạt" về tới quê hương Ba-lan, được in lại trên báo chí "dưới hầm", thời gian Nazi chiếm đóng. Mặc dù những chi tiết, những references riêng tư, thế hệ trẻ Ba-lan đã vồ lấy nó, và thuộc lòng:

Liễu, ở đâu mà chả có liễu
Đẹp như thơ như tranh
Ôi liễu, ở đây, Alma- Alta.
Nhưng làm sao tôi quên được,
liễu chết, nơi phố xưa, Rozbrat,
Liệu liễu xinh, mượt tay tôi,
làm quên liễu chết.

Núi, ở đâu mà chẳng có núi
Trước mặt tôi, Thiên Sơn giương cánh buồm,
tím, chút ánh sáng phù du, đá mầu,
nhạt nhòa dần rồi biến mất
Nhưng làm sao tôi quên được đỉnh Tatry,
xa quá là xa
Ôi dòng suối Biala,
tôi và con từng tưởng tượng
những chuyến giong buồm rực rỡ
Hai cha con đều được chúc phúc
bằng nụ cười thầm lặng của vị nữ chủ tốt lành của chúng tôi -
hãy để tôi biến thành đá núi Tian Shan
Làm sao quên bạn, nơi đây,
làm sao quên chốn xưa,
Ôi, quê hương của tôi

Đêm Warsaw,
mưa, cổng về,
người ăn xin vươn dài tay qua cổng,
con chó cắn rách áo
Hãy ngủ đi Jedrus...
Tôi vươn tay sầu muộn
như liễu khóc Ba-lan...
Làm sao quên Warsaw, chiến đấu
Ôi Warsaw, tạo bằng máu
If I forget Thee
If I forget Thou

"Đằng sau sự bệnh hoạn của tôi, là con quỷ CS chủ nghĩa", Wat đã từng tuyên bố với Milosz. Nhà phê bình Stanislaw Baranczak nhìn ở ông như sự nhập thân hiện đại của Job, "không phải bởi vì ông đau khổ hơn hàng triệu nạn nhân khác, nhưng bởi vì ông khăng khăng tìm cho ra nguồn cơn nỗi đau của mình". Như nhận ra, bằng tính cách tiên tri, chức năng thi ca của ông, trong "Thế kỷ của tôi", Wat giải thích, "làm một thi sĩ không có nghĩa là viết nên những câu thơ, mà là một cách thế đặc thù "kinh nghiệm toàn-kinh nghiệm", trong đó bao gồm những việc làm của lịch sử...
"Chính trị", ông than thở, "là số mệnh của chúng ta. Trong cơn bão tố chính trị, chúng ta trú ẩn ở mắt bão, trên chiếc thuyền mỏng manh là thi ca...".

(Theo bài viết của Neal Ascherson, trên The New York Review of Books, Nov 28, 96, và bài viết của Susan Miron, tạp chí Partisan Review, số 1, 1997).

Nguyễn Quốc Trụ

Sách & Báo Mới

*

Chekhov vốn không viết được truyện dài, và giải thích cho sự không thể viết của mình: "Chỉ những nhà văn thuộc nòi phong nhã [issu de la noblesse] mới biết viết tiểu thuyết. Còn chúng ta, thuộc thứ tiểu-trưởng giả, tiểu thuyết vượt quá sức chúng ta."
[Roger Grenier, Hãy nhìn tuyết rơi (những ấn tượng về Chekhov), nhà xb Gallimard, tủ sách Folio, 1992]

Note: Cuốn này, Lâu Đài Sách, Palace of Books, nguyên tác tiếng Tây.
Tác giả Roger Grenier, Tin Văn đã từng giới thiệu qua cuốn viết về Chekhov, Nhìn tuyết rơi. 

Đọc gần với Yêu, Sến phán, khi trả lời Trần Vũ, qua bài phỏng vấn trên Da Màu.
Theo GCC, không hẳn như vậy. Rõ ràng nhất, 1 tên già sắp đi xa, đọc gần với cái nấm mồ của hắn, hơn là cái giường!
Tuy nhiên, có cái gọi là yêu, trong cái gọi là đọc. Post sau đây, 1 entry của Grenier, về đọc.

Reading

Reading, as much if not even more than writing, is an act that belongs to private life. Alone with a book. Perhaps we'll recognize ourselves in the pages someone else has written. Our chaotic, poorly understood existence is suddenly comprehensible. Fiction can teach us more about ourselves than reality.
We forge a completely personal rapport with beloved writers of the past. We'll never see them but we'll cherish them, even if years, indeed centuries, separate us from them. They are closer to us than members of our family, or than people we think we love.
They can become our sole consolation. Elio Vittorini says it best: "In literature's greatest moments, there has always been a Chekhov, someone who abandons the novel and all other explicit representations or interpretations of his or her era, to touch the very depths of those isolated souls, those who are defeated by their times, isolated by the disarray and the storm."

Đọc, là hành động thuộc về cuộc đời riêng tư thầm kín - nếu phải so với viết - sợ còn hơn, nhưng nếu so với cái giường, như Sến…  thú nhận, sợ… thua!
Có lẽ, chúng ta sẽ nhận ra chính chúng ta, trong những trang sách, một người nào đó viết. Cái cuộc đời bát nháo của chúng ta, được hiểu biết thật là nghèo nàn, bất thình lình trở nên dễ hiểu, có thể hiểu được, thông cảm được, ấy là nhờ đọc. Giả tưởng dạy nhiều về chính chúng ta, hơn là thực tại

Image may contain: text

Mua xon. Chưa đọc.
Bèn giới thiệu cái truyện sau đây. Phạm Vũ Thịnh dịch Murakami.

"A devotional anticipation is generated by the announcement of a new Haruki Murakami book. Readers wait for his work the way past generations lined up at record stores for new albums by the Beatles or Bob Dylan. There is a happily frenzied collective expectancy-the effect of cultural voice, the Murakami effect."
-Patti Smith,The New York Times Book Review
 

"Only Men Without Women can comprehend how painful, how heartbreaking, it is to become one. You lose that wonderful west wind. Fourteen is stolen away from you forever. (A billion years should count as forever.) The far-off, weary lament of the sailors. The bottom of the sea, with the ammonites and coelacanths. Calling someone's house past one a.m. Getting a call after one a.m. from a stranger. Waiting for someone you don't know somewhere between knowledge and ignorance. Tears falling on the dry road as you check the pressure of your tires." 

-from "Men Without Women"

Fourteen is stolen away from you forever: Tuổi mười bốn của bạn vĩnh viễn bị chôm đi.

Ui chao, THNM, bèn nghĩ đến lần đầu được chiêm ngưỡng BHD, tuổi 11!
À 1 phát, “Hà Nội của Gấu” đây rồi!

Khi viết Lần Cuối Sài Gòn, là lúc ở Trại Tị Nạn Thái Lan, Gấu bồi hồi nhận ra sự thực, tại làm sao khi vội vã bỏ chạy quê hương, lại cầm theo Nabokov, dù không mê nổi tên già dâm dãng chuyên mê con nít này.
Gấu đọc cuốn Lolita, lần đầu, đến đoạn anh HH tính làm thịt cô bạn gái, ở bãi biển, trước sự chúng kiến của cặp kiếng mát của ai bỏ quên trên bãi cát, và bị phá đám bởi hai tên râu ria xồm xoàn, từ đáy biển nhô lên, miệng la bai bải, “dzô, dzô...” là quăng vô thùng rác. 
Liệu TTT, mê Nabokov, thì cũng như Gấu mê: Trong Nabokov, có 1 tuổi thơ Nga bị VC Bắc Kít vĩnh viễn chôm mất?

1989. Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.

Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.

Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn: Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.

Image may contain: text



*

Thư Tình nơi Sofa
Letter in the Sofa
1957
Life finds a thousand ways to cheat lovers.
Đời kiếm đủ cách để gạt những kẻ yêu nhau

Note: Trong cuốn “Trên lưng voi”, Gấu lọc ra được hai bài tuyệt. “Thư tình” đi trước. Cực kỳ thê lương.
Sẽ đi 1 đường tiếng Mít sau.

Note: Cái truyện ngắn này, trên trang của K, vậy mà bây giờ, nhờ server, mới được đọc.
Phạm Vũ Thịnh, dịch Murakami, thần sầu. Độc giả TV đọc cái này trước, trong khi chờ GCC dịch “thư tình”, của Durrell.


GCC mê nhất 1 câu, nhớ đại khái, thằng cha này, sống đời với nó, cực khó, nhưng chết chung, thì OK
Có em nào muốn, chuyện này, thì đăng ký!

Cái truyện “cùng chết thì OK” này, coi lại hóa ra là đã chôm về Tin Văn từ hồi Diễm Xưa rồi.
Ấy là vì Gấu bực quá, không lẽ chưa... chôm, bèn rà lại folder Giới Thiệu…

Ra luôn cái truyện Liêu Trai thần sầu sau đây.

Đọc Tiểu Thu, thì lại phân vân, có khi duyên, kiếp này, là duyên thừa, của bố, hay của mẹ, kiếp trước!

Tiểu Thu

Cái truyện Tiểu Thu, và cái gọi là “duyên thừa, từ bố mẹ để lại”, làm GCC nhớ lại, hồi mới ra được hải ngoại, lần đầu nghe Yanni, và hiểu ra được chân lý này: Một khi bạn sống đời của bạn mà chưa 1 lần phải “biên tập đạo hạnh” – biên tập theo nghĩa của Brodsky - (1) thì về già, bạn sẽ được sống lại đời bạn lần thứ nhì, thứ ba, thứ tư…   và trong những cuộc đời này, cái gọi là khổ đau, không còn nữa, hoặc nó cũng được thanh hóa... trở thành hoan lạc, hạnh phúc, ân sủng….

(1)

Một khi bạn bắt đầu biên tập đạo hạnh, đạo đức của bạn, cái này nên, cái này không nên, bạn đang tán tỉnh thảm họa.
When you start editing your ethics, your morality –according to what is or isn't allowed today - then you're already courting disaster.

Trò chuyện với Joseph Brodsky
. Solomon Volkov.


& *

Trong số báo "Những tên bại hoại, biến thái", thần sầu, với GCC, là bài viết về Nabokov.
Đọc 1 phát, là bạn bèn nhớ đến…  Sến, nhất là cái truyện ngắn "Ám Thị", nhân vật chính là anh mù làm nghề đấm bóp.
Gấu đọc AT, chỉ nghĩ tới ám ảnh sex liên quan đến vấn đề khiếm thị, nhưng bài viết trong số báo chỉ ra cái hợp đồng âm u, mờ ám, pacte trouble, giữa tác giả và độc giả.
Và sex, chỉ là tên đầy tớ của nghệ thuật
Tuyệt!
Thầy của Sến quả đúng là Nabokov. Đếch phải Grass, và tất nhiên, không thể là Kafka!



Gao Interview

... on Nietzsche, Communism and contemporary writers in China.

For the past hundred years the impact of politics on Chinese writing was too large. The whole left-wing writing movement was just too much politics and not enough literature. You can see that at the Frankfurt Book Fair. For too long politics has been overwhelming literature in China. There are a lot of writers who themselves think they are very strong. But that's an illusion, a kind of self-inflation, ego, a narcissism. It's linked to Nietzsche. And Marxism. Last century, the major streams of thought in China came from Europe: Marxism, Communism, Idealism, the belief that we could change society. It was an illusion. Marxism hasn't the first understanding of human society. Marxists used politics to change literature, they judged it by political standards, they used literature as a tool to condemn capitalism. That was what happened in the twentieth century and it's a strong current still. A lot of western intellectuals joined in and supported the Russian revolution, the Chinese revolution. We have to walk out of the shadows of the twentieth century.
Then Nietzsche killed God, and this inflated people's sense of their own importance. Nietzsche was a madman. Most of his life he had to be taken care of by his sister and his mother. He couldn't even manage his own life. He wrote some interesting things, but I don't think you can use him as a guide for life in the twentieth century. How can you think that every person is God and that that is a legitimate position from which to judge life? Intellectuals, especially left-wing ones, used the position of being God to judge the world, to condemn it. They judged people, and forgot that the judge was also a weak person full of contradictions, full of weakness and perplexity. They wanted to play God. How else can we explain why so many intellectuals ran madly after revolution, madly advocated violence? We can only see problems from the perspective of people's limitations. And we can't solve many problems. [Laughs] And the problems that there are to be solved might be ones you haven't even thought of [Laughs]

Về Nietzsche, Chủ nghĩa CS và những nhà văn đương thời ở TQ

Một trăm năm qua chính trị tác động nặng lên văn học TQ. Trọn nền văn học tả phái toàn chính trị, văn học nhẹ hều. Bạn có thể nhận ra điều này ở Hội Chợ Frankfurt. Chính trị lậm vô văn. Rất nhiều nhà văn coi mình rất mạnh. Đó chỉ là ảo tưởng, một thứ tự sướng.  
Và nó liên quan tới Nietzsche, Marx. Thế kỷ vừa qua, những dòng tư tưởng lớn ùa vô TQ, từ Âu Châu: Mác Xít, Cộng Sản, Chủ Nghĩa Lý Tưởng, niềm tin rằng chúng ta có thể thay đổi xã hội. Ảo tưởng. Mác Xít không phải là thứ hiểu biết đầu tiên về xã hội loài người. Người Mác xít sử dụng chính trị thay đổi văn học. Họ đánh giá nó, bằng những tiêu chuẩn chính trị, họ sử dụng như là 1 công cụ để kết án chủ nghĩa tư bản. Đó là điều xẩy ra trong thế kỷ 20 và bây giờ vẫn còn mạnh. Rất nhiều nhà trí thức Tây Phương gia nhập, và ủng hộ Cách Mạng Nga, Cách Mạng Trung Hoa. Chúng ta phải bước ra khỏi những cái bóng của thế kỷ 20.
Khi Nietzsche giết Thượng Đế, điều này làm con người cảm thấy mình quan trọng, bởi là vì bây giờ mình là Thượng Đế. Nietzsche là tên khùng. Trọn đời ông bịnh, được chị và mẹ săn sóc. Ông ta, tự ông ta không làm sao xoay sở, lo liệu cho chính cuộc đời của ông ta. Ông ta có viết ra được một số điều đáng quan tâm, nhưng tôi không nghĩ bạn có thể coi ông ta như 1 kẻ hướng dẫn cho cuộc đời ở thế kỷ 20. Bạn nghĩ thế nào về chuyện mọi người, bất cứ một con người, lại tự coi mình là 1 đấng Thượng Đế, và từ cái thế Duy Ngã Độc Tôn đó, xét đoán cuộc đời? Trí thức, đặc biệt trí thức tả phái sử dụng vị trí Thượng Đế như thế đó, để đánh giá cuộc đời, để kết án nó. Họ xét đoán, đánh giá những con người, và quên rằng, kẻ xét đoán, ông quan toà thì cũng là 1 con người yếu đuối, đầy những mâu thuẫn, đầy những ngất ngư con tầu đi, yếu xìu. Họ muốn chơi trò Thượng Đế. Nếu không như thế, thì làm sao chúng ta có thể giải thích được, trường hợp, rất nhiều nhà trí thức trở thành khùng, sau cách mạng?
Chúng ta chỉ có thể nhìn những vấn đề, từ viễn ảnh, một con người, ở trong hoàn cảnh giới hạn, hữu hạn, như 1 con người. Và chúng ta không thể giải quyết nhiều vấn đề. Và có những vấn đề cần phải giải quyết, có khi chúng ta chưa từng nghĩ tới!


Viết mỗi ngày


 

Style, Isaak Babel claimed, is "an army of words, an army in which all types of weapon are on the move. No iron spike can pierce the human heart as icily as a full stop deployed at the right moment".


Nói về văn phong, câu của Babel, quá bảnh, không thua gì câu của Cioran, “tôi mơ 1 thế giới, ở đó, người ta có thể chết, chỉ vì 1 cái dấu phảy”. Nhưng câu phán bảnh nhất, vào cuối đời, Gấu ngộ ra được, là của Kafka, có vẻ như chẳng mắc mớ gì đến văn phong, và kỳ cục làm sao, chính là câu thật cũ mèm, “văn tức là người”.
Nhưng “người” ở đây, phải hiểu theo ý của Kafka:

Trong cuộc đấu sinh tử tay đôi giữa bạn và thế giới, hãy ở bên thế giới. 

In the duel between you and the world, back the world.
Kafka  

Câu của Brodsky, phải được hiểu theo ý đó: Mỹ là Mẹ của Đạo Hạnh.
Cái Đẹp sẽ cứu chuộc thế giới, là cũng ý đó. 

Nói ngắn gọn, tâm địa của bạn như kít, thì không làm sao viết văn hay được.
Và cái thứ văn hay nhất này, thì quái làm sao, đếch cần đến văn phong, “viết như không viết”, là đạt tới đỉnh của văn phong!
Borges cũng nghĩ như thế. Ông cho biết, truyện ngắn của ông, truyện nào cũng dính tí kít, theo nghĩa của từ “trick”, chỉ có mỗi 1 truyện, ông đếch sử dụng đến ngón nghề, trick, là cái truyện The Intruder, và truyện này đúng là câu chuyện cuộc chiến Mít, hai anh em cùng yêu 1 cô gái, và 1 trong hai, giết cô gái, vì chỉ mỗi cách đó, là cả hai cùng giữ cô hoài hoài- quên hoài hoài thì cũng thế - One thing does not exist: Oblivion. Borges, Everness


Intruder đã được dịch ra tiếng Mít, và là Những Ngày Ở Sài Gòn của tên khốn kiếp Sơ Dạ Hương!
[Aleph, là truyện ngắn Borges viết để tặng người yêu của ông, còn Những Ngày Ở Sài Gòn của Gấu, thì là để tặng BHD và Sài Gòn]

Vưỡn văn phong & Vưỡn Kafka

Câu phán của Kafka, được Barthes "hoành dương" qua bài viết sau đây, mà chẳng khủng sao?


Kafka's Answer

Câu trả lời của Kafka.

... but we make no mistake: Kafka is not Kafka-ism... For the [sterile] old question: why write? Marthe Robert's Kafka substitutes a new question: how write? And this how exhausts the why: all at once the impasse is cleared, a truth appears. This is Kafka's truth, this is Kafka's answer [to all those who want to write]: the being of literature is nothing but its technique. (1)

Roland Barthes: Kafka's Answer.

Câu văn trên, Hai Lúa đọc, bằng nguyên bản tiếng Tây, ngay vào lúc chập choạng bước vào cõi văn, quả là một câu văn mặc khải.
Về già, Hai Lúa hiểu thêm ra là, cái mà Kafka gọi là kỹ thuật đó, chính là đạo, đạo ở đời.
Viết, đối với mấy tên nhà văn nhà thơ, là một đạo ở đời.

Theo nghĩa đó, Nguyễn Du viết, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
"Chữ tâm kia", chính là kỹ thuật của nhà văn, vậy.

(1) Tạm dịch:... Nhưng chớ có lầm: Kafka không phải là chủ nghĩa Kafka.... Đối với câu hỏi cũ kỹ, kiệt mọi đường sinh đẻ, tại sao viết?, [tác phẩm] Kafka của Marthe Robert thay bằng câu hỏi mới viết thế nào? Và chính cái thế nào quật cho cái tại sao một trận mê tơi, đến kiệt thở. Và thế là cùng tắc thông, sự thật xuất hiện. Sự thật của Kafka, câu trả lời của Kafka [cho tất cả những ai muốn viết]:
Hữu thể [Linh hồn] của văn chương, chính là kỹ thuật của nó.

Coezee, Portrait

Bên Da Màu, trong bài “lại nói chuyện về thơ” của cây viết Phan Xuân Sinh có đoạn:
... Phạm Duy có gặp một số anh em văn nghệ tại Boston, trong cuộc gặp gỡ nầy có người hỏi Phạm Duy là: “Anh phổ nhạc thơ của nhiều thi sĩ, có hai thi sĩ lớn như Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên. Sao anh không phổ thơ của họ?” Phạm Duy trả lời: “Hai ông nầy thơ hay thật, thế nhưng thơ của hai ông lý trí quá khó phổ thành nhạc được.” Nói thế để chúng ta biết rằng thơ hay chưa chắc làm rung cảm được người đọc...

Source

PD phán như thế, theo tôi, là đúng, thực, theo suy nghĩ của ông, chứ không nhằm che đậy gì hết. Nhạc PD thiên về tình cảm, thứ tình cảm tục lụy, hệ lụy, [hệ lụy, thí dụ, giai thoại ăn chè Nhà Bè, nhờ đó mà dân Mít được thưởng thức bản nhạc phổ thơ MDHT], không phải thứ tình cảm thanh cao như trong thơ TTT, hay TTY. Ðây là do cái tạng của ông, và có thể cũng là do yêu cầu của đa số quần chúng thưởng thức nhạc. Những bài thơ phổ nhạc của TTT, TTY không có nhiều thính giả, những nhạc sĩ phổ thơ của TTT, là bạn thân ngoài đời của ông, họ hiểu ông, thơ của ông, cho nên phổ nhạc thơ của ông.

PD đâu có thuộc cái giới đó.

Ðẩy đến cực điểm, thơ phổ nhạc của TTT hay của TTY muốn nhắm tới cái gọi là không còn chủ âm trong nhạc, hay tới thứ âm nhạc không cần lời.
Vấn đề này lớn quá, chỉ nêu ra đây, như là 1 đề xuất, đặt viên gạch, rồi tính sau.
...  đặt viên gạch, rồi tính sau.

Note: Nhân đọc Coetzee, viết về nhà thơ Ba Lan, Zbigniew Herbert, trong Late Essays, Gấu tìm ra câu trả lời cho cái cú “đặt viên gạch, tính sau”, này. 

Cái gọi là "âm nhạc không cần chủ âm", hóa ra là, sự đối nghịch - "chẳng bõ, chẳng đáng" - giữa puritythe impure, the messy, the human, có thể tạm gọi như thế!

14. On Zbigniew Herbert

Zbigniew Herbert lived most of his life (1924-98) under regimes that were inimical to what we can loosely call freedom of expression. His writing bears evidence of his historical situation as a man trying to live out a poetic and intellectual vocation in a hostile environment. The traces can sometimes be overt - for example, in his satiric counter-attacks on the regime- but are more usually concealed by ironic masks or Aesopian language.
    Herbert was not a poet-martyr as, say, Osip Mandelstam was. Nevertheless, the record shows a lifetime of principled opposition first to the Nazis, then to the Communists. Until well into his thirties he led a fringe existence, with none of the rewards that someone of his education and talents might have expected. After the 1956 thaw, his growing reputation opened up opportunities for travel outside Poland and eventually led to residencies, fellowships and visiting professorships in the West. But unlike his contemporary Czeslaw Milosz he chose against exile.
    The unspectacular, unheroic species of integrity and stub-bornness that characterizes Herbert's life weaves its thread through his poetry too. For the sake of brevity (a Herbertian virtue) I will call this theme the faithful life, picking up the word faithful from the last line of 'The Envoy of Mr Cogito', a poem to which I will return (the line reads simply 'Be faithful Go'). The faithful life is not the same as the life of faith: the difference between the two (namely that you do not need to have faith to be faithful) might be called central to Herbert's ethic, were it not for the fact that privileging the faithful life over the life of faith and erecting it into a credo, an article of faith, would at once qualify it for sceptical interrogation of the Herbertian variety.
    In Herbert's oeuvre there is a steady stream of poems that turn on an opposition between purity (purity of theory, purity of doctrine), which he aligns with the divine or angelic, and the impure, the messy, the human. The best known of these is 'Apollo and Marsyas' (1961). Apollo, who is a god and therefore inhuman and therefore without human feelings, flays alive the satyr Marsyas, reacting to Marsyas' prolonged howl of agony with nothing but a fastidious shudder. Apollo has won the musical contest (Marsyas is undergoing the fate of the loser), but Marsyas' howl, rudimentary though it may be as music, expresses every atom of his exposed (skinned) human (ungodlike) being with a petrifying intensity that the god cannot equal.
    This is only one of a number of poems that put the case for the human in its unequal contest with the divine. The world that God has created, and that carries the imprint of divine reason, maybe perfect in theory but is hard to bear in reality ('In the Studio'). Even the next world turns out to be pretty unendurable by human standards. As new arrivals discover at the heavenly gates, not the tiniest memento of their old life will be allowed to accompany them; even babes are to be removed from their mothers' arms 'since as it turns out / we shall be saved each one alone'. God's Heaven turns out to have an uncanny resemblance to Auschwitz ('At the Gate of the Valley'). What is wrong with systems, to Herbert, is that they are systems. What is wrong with laws is that they are laws. Beware of angels and other executives of perfection. The only angel even tentatively to be counted on the side of humanity is the seventh one, Shemkel, who is kept in the squad only out of respect for the sacred number seven. 'Black nervous / in his old threadbare nimbus', Shemkel has been fined many times for illegal importation of sinners (The Seventh Angel').
    Marxism, one need barely point out, is deeply colored by Christian eschatology. The world of achieved communism in which each will receive according to his need and the state (earthly power) will have withered away, is, literally, heaven on earth. Herbert's satirical reports on heaven are inevitably also reports on life in the workers' state. In heaven, because the materials to hand are human and therefore imperfect, certain compromises have to be made. Forgone are the luminous circles, the choirs of angels, etc.; what we end up with is an afterlife not too different from life in People's Poland (‘Report from Paradise').
    The most interesting of Herbert's afterlife poems comes from the 1983 collection Report from a Besieged City, arguably the strongest of the nine collections he published. In a poem called 'Mr Cogito's Eschatological Premonitions', his persona Mr Cogito reflects on life after death and on what kind of resistance he will be capable of mounting when he has at last to confront the heartless, bloodless angels and their demand that he give up his humanity. Smell, taste, even hearing - these he will be prepared to relinquish. But to hold on to the senses of sight and touch he will be prepared to suffer torture: 

[to be continued]

Những bài essays trong Late Essays, ngắn, GCC hy vọng sẽ giới thiệu vài bài.... 

Image may contain: text

NOTES ON A VOICE: W.G. SEBALD

https://www.1843magazine.com/cont…/…/notes-a-voice-wg-sebald

Đề tài chủ yếu trong những tác phẩm của W.G. Sebald là hồi nhớ: đau đớn làm sao khi sống với nó, nguy hiểm thế nào khi sống không có nó, cho cả hai, đất nước và cá nhân con người. Những nhân vật kể chuyện ở trong những cuốn sách của ông – trong số đó, “Austerlitz”, và bốn tự sự nối kết với nhau về lưu vong trong “The Emigrants” là những cuốn “căng” nhất - sống trong trạng thái hoài nhớ ...

Continue Reading
A.D. Miller considers the work of W.G. Sebald, reissued by Vintage this Spring
1843magazine.com



Poetry Magazine March 2018


HIEU MINH NGUYEN

... See More

H
ieu Minh Nguyen là nhà thơ Mẽo gốc Mít, và còn là nhà trình diễn, performer. Tác giả của Not Here (Coffee House Press, 2018), và This Way to the Sugar (Write Bloody Publishing, 2014).

Everyone you loved refused to die in this town before they died in this town.
Mọi người bạn yêu thương từ chối chết trong thành phố này trước khi họ chết trong thành phố này.

Câu thơ được tờ báo đưa lên trang bìa, có gì đó rất khủng khiếp, nếu bạn đọc lé, lệch, THNM, và liên tưởng tới nhân vật Kurtz, trong Trái Tim Của Bóng Đen, qua miêu tả của Vila-Matas.

http://www.tanvien.net/Ghi_1/giua_long_den_hn.html

Kurtz hiện giờ vẫn sống ở đó, ở Hà Lội. Nơi thăm thẳm, thâm sâu của một cõi thả lỏng mọi tội ác, và của đêm đen dài dằng dặc của chúng ta.

Thì, tất nhiên, nó chẳng bao giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu, của sông Hồng, chảy từ trái tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa chúng ta dạt dào lưu vong, sau khi thoát hải tặc Thái lan, mãi tít tới miệt Công Gô, và, ăn Tết Công Gô xong, lại trở về.

Và cùng về với nó, là nhân vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay là, nếu anh ta làm như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.
Ui chao, nghe cảm khái cứ như thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ, và những đấng Yankee mũi tẹt, giang hồ khắp thế giới, đi đến đâu là biến nhà người, đất người thành bãi đánh hàng!

Mi khùng rồi, Gấu ơi, GCC nghe Gấu Cái la hoảng! (1)

(1)

GERMANY

Let others speak of her shame,
I speak of my own.

O Germany, pale mother!
How soiled you are
As you sit among the peoples.
You flaunt yourself
Among the besmirched.

The poorest of your sons
Lies struck down.
When his hunger was great
Your other sons
Raised their hands against him.
This is notorious.

With their hands thus raised,
Raised against their brother,
They march insolently around you
And laugh in your face.
This is well known.

In your house
Lies are roared aloud.
But the truth
Must be silent.
Is it so?

Why do the oppressors praise you everywhere,
The oppressed accuse you?
The plundered
Point to you with their fingers, but
The plunderer praises the system
That was invented in your house!

Whereupon everyone sees you
Hiding the hem of your mantle which is bloody
With the blood
Of your best sons.

Hearing the harangues which echo from your house, men laugh.
But whoever sees you reaches for a knife
As at the approach of a robber.

O Germany, pale mother!
How have your sons arrayed you
That you sit among the peoples
A thing of scorn and fear!

Bertolt Bretcht: Selected Poems

“Nhục nhã của riêng Gấu”, kệ cha những tên Bắc Kít khác: Sự xuất hiện 1 nhân vật như Phạm Đoan Trang, làm Gấu nhớ đến Sebald, và nhận xét sau đây của ông.

Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”

W.G. Sebald:  Sự hối hận của con tim.

…  even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.

Nhửng dòng kết thúc Vượt Quá Tội Ác và Hình Phạt, cũng có thể áp dụng vào trường hợp PDT, nhằm giải thích quyết định ở lại trong nước, không bỏ đi của Bà:

Ce n'est pas parce qu'il m'est devenu difficile d'être un etre humain que je suis devenu un être inhumain.
Finalement, la seule chose qui me distingue des gens parmi lesquels mes jours s' écoulent, c' est une inquiétude qui oscille, tantôt plus forte, tantôt moins forte. Mais en tout cas c'est une inquiétude sociale, et non métaphysique. Ce qui m' accable ce n' est pas I'Etre ou le Néant ou Dieu ou l' Absence de Dieu, c'est uniquement la société: car c'est elle, et elle seule, qui est cause de mon déséquilibre existentiel auquel je tente d' opposer ma marche droite. Elle et elle seule m' a dérobé ma confiance dans le monde. L' affliction métaphysique est un souci élegant, de très haut standing. Qu' elle reste l' affaire de ceux qui savent depuis toujours qui ils sont et ce qu'ils sont, pourquoi ils le sont et qu'ils peuvent le rester. Je la leur concède volontiers - et je ne m' en sens pas plus misérable devant eux.
Dans ma tentative opiniatre de sonder la condition profonde de la victime, dans le conflit qui m' oppose à la nécessité et à l'impossibilité d'être juif, je crois avoir appris que les prétentions et les exigences qui sont devenues les nôtres sont de nature physique et sociale. Qu'une telle expérience m'a rendu inapte à toute spéculation profonde et élevée, je le sais bien. Qu'elle m'ait offert plus d'atouts pour connaitre et reconnaitre la réaliée, tel est mon espoir.

Jean Améry, "Ông Thánh của Lò Thiêu" như ‘nick’ mà Kertesz ban cho ông, kết thúc cuốn "Vượt quá tội ác và hình phạt: Khảo luận để vượt lên cái không thể vượt được. Par-delà le crime et le châtiment. Essai pour surmonter l'insurmontable", Actes Sud, 1995, bằng những dòng trên đây. Lược dịch:

Không phải vì thật khó khăn cho tôi, để trở thành một con người, mà tôi trở thành một 'không phải con người', một tên vô nhân tính, bại hoại.
Cái điều độc nhất phân biệt tôi, với những người chung quanh, là một âu lo; nó chao đảo, lắc lư, nó lúc thật mạnh, lúc bớt mạnh. Nhưng, đây là một âu lo xã hội, không phải siêu hình. Điều hành hạ tôi, làm phiền tôi, thì không phải là Hữu Thể hay Hư Vô, Thượng Đế hay Vắng Bóng Thượng Đế, nhưng mà là xã hội, đúng nó. Chính nó, chỉ có nó, là nguồn cơn gây ra sự bất thăng bằng về cuộc sống của tôi. Nó tước đoạt của tôi niềm tin vào cái thế giới này.


Sebald

… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…
W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss

Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”
W.G. Sebald:  Sự hối hận của con tim.
…  even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.

Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.

Gấu cũng có thể nói như thế:
Ta mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải lũ Bắc Kít?

Ghost Hunter

Eleanor Wachtel [CBC Radio’s Writers & Company on April 18, 1998]:

Sebald viết một kinh cầu cho một thế hệ, trong Di dân, The Emigrants, một cuốn sách khác thường về hồi nhớ, lưu vong, và chết chóc. Cách viết thì trữ tình, lyrical, giọng bi khúc, the mood elegiac. Ðây là những câu chuyện về vắng mặt, dời đổi, bật rễ, mất mát, và tự tử, người Ðức, người Do Thái, được viết bằng 1 cái giọng hết sức khơi động, evocative, ám ảnh, haunting, và theo cách giảm bớt, understated way. Di dân có thể gọi bằng nhiều cái tên, một cuốn tiểu thuyết, một tứ khúc kể, a narrative quartet [Chắc giống Tứ Khúc BHD của GCC!], hay, giản dị, không thể gọi tên, sắp hạng. Ông diễn tả như thế nào?

WG Sebald: Nó là một hình thức của giả tưởng văn xuôi, a form of prose fiction. Theo tôi nghĩ, nó hiện hữu thường xuyên ở Ðại lục Âu châu hơn là ở thế giới Anglo-Saxon, đối thoại rất khó chui vào cái thứ giả tưởng văn xuôi này….

EW: Một nhà phê bình gọi ông là kẻ săn hồn ma, a ghost hunter, ông có nghĩ về mình như thế?

WGS: Ðúng như thế. Yes, I do. I think it’s pretty precise…

*

The destruction of someone's native land is as one with that person's destruction. Séparation becomes déchirure [a rendingl, and there can be no new homeland. "Home is the land of one's childhood and youth. Whoever has lost it remains lost himself, even if he has learned not to stumble about in the foreign country as if he were drunk." The ‘mal du pays’ to which Améry confesses, although he wants no more to do with that particular pays—in this connection he quotes a dialect maxim, "In a Wirthaus, aus dem ma aussigschmissn worn is, geht ma nimmer eini" ("When you've been thrown out of an inn you never go back")—is, as Cioran commented, one of the most persistent symptoms of our yearning for security. "Toute nostalgie," he writes, "est un dépassement du présent. Même sous la forme du regret, elle prend un caractère dynamique: on veut forcer le passé, agir rétroactivement, protester contre l'irréversible." To that extent, Améry's homesickness was of course in line with a wish to revise history.

Sebald viết về Jean Améry: Chống Bất Phản Hồi: Against The Irreversible. 

[Sự huỷ diệt quê nhà của ai đó thì là một với sự huỷ diệt chính ai đó. Chia lìa là tan hoang, là rách nát, và chẳng thể nào có quê mới, nhà mới. 'Nhà là mảnh đất thời thơ ấu và trai trẻ của một con người. Bất cứ ai mất nó, là tiêu táng thòng, là ô hô ai tai, chính bất cứ ai đó.... ' Cái gọi là 'sầu nhớ xứ', Améry thú nhận, ông chẳng muốn sầu với cái xứ sở đặc biệt này - ông dùng một phương ngữ nói giùm: 'Khi bạn bị người ta đá đít ra khỏi quán, thì đừng có bao giờ vác cái mặt mo trở lại' - thì, như Cioran phán, là một trong những triệu chứng dai dẳng nhất của chúng ta, chỉ để mong có được sự yên tâm, không còn sợ nửa đêm có thằng cha công an gõ cửa lôi đi biệt tích. 'Tất cả mọi hoài nhớ', ông viết, 'là một sự vượt thoát cái hiện tại. Ngay cả dưới hình dạng của sự luyến tiếc, nó vẫn có cái gì hung hăng ở trong đó: người ta muốn thọi thật mạnh quá khứ, muốn hành động theo kiểu phản hồi, muốn chống cự lại sự bất phản hồi'. Tới mức độ đó, tâm trạng nhớ nhà của Améry, hiển nhiên, cùng một dòng với ước muốn xem xét lại lịch sử]. 

L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng. Léon Bloy.

W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis,  trong "Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức.
… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…

W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss

Note: Ðây có lẽ là tác phẩm tuyệt vời nhất của W.G. Sebald.
Mấy lần đi giang hồ vặt, GCC đều mang theo nó.
Thấy an tâm.

Thư tín:
Wednesday, November 23, 2011 6:39 AM
Thấy bác giới thiệu (hâm mộ) về W.G. Sebald trên Tinvăn mà...thèm. Tiếc là sách của ông toàn tiếng Anh mà ở Việt Nam cũng khó mà lùng cho ra. Hơn nữa, ông còn là một nhà thơ, làm sao để tiếp cận được tác phẩm của ông, dù chỉ chút ít?
Vẫn luôn chờ đợi các bài dịch thơ Adam Zagajewski, Simic... của bác!
Chúc bác khỏe và vui luôn!
Kính mến

Phúc đáp:
Ða tạ.
“Hâm mộ” là từ của 1 vị độc giả, rất mê W.G. Sebald. Trước giờ TV giới thiệu ông, nhưng vẫn đinh ninh chẳng ai thèm đọc! Một vị độc giả, 1 bạn văn VC rất thân của Gấu, quen nhân lần về HN, chẳng đã viết mail, rất ư bực bội, làm sao mà cứ nhắc hoài đến… Lò Thiêu, nó có liên can gì đến giống Mít?
Chính là nhờ vị độc giả hâm mộ Sebald mà GCC mừng quá, nghĩ thầm vậy là không uổng công mình lèm bèm hoài về ông, và bèn lèm bèm tiếp!

V/v W.G Sebald, thi sĩ.

Trên TV đã từng giới thiệu Sebald, thi sĩ.
Bài trên Người Kinh Tế giới thiệu cuốn sắp ra lò, mới tinh về ông.
Trong khi chờ đợi, chúng ta đọc đỡ ở đây.


Image may contain: text


PAR-DELÀ LE CRIME ET LE CHÂTIMENT
ESSAI POUR SURMONTER L'INSURMONTABLE

Làm sao 'suy tư" Lò Cải Tạo, sau khi thoát ra?
Liệu cái đầu vẫn còn nguyên, sau cú Lò Cải Tạo?...

Continue Reading
Image may contain: 1 person, text




Cows

Note: Đực rựa tất nhiên chẳng biết gì về 1 vầng trăng có tháng, trăng huyết, về kinh nguyệt, the wise wound, vết thương khôn, và tất nhiên, làm sao trải qua kinh nghiệm, 1 người đàn bà mang bào thai, là 1 cái xác chết, của 1 đứa bé, như nàng bò cái trong mẩu văn sau đây....

I look at her and remember the morning last spring when we pulled a dead calf from her womb and she licked at the body all day, wanting to summon it into life. Everything about the calf was perfect except that it was dead.

Tôi nhìn nàng, và nhớ lại buổi sáng, chúng tôi kéo cái thai chết ra khỏi bụng nàng, và nàng nằm liếm suốt ngày, mong làm cho nó sống lại.
Mọi thứ về thai nhi, thì đều hoàn hảo, trừ 1 điều, nó đã chết.

...Continue Reading

Ngô Nhật Đăng Chẳng hiểu nổi nên ko bấm like, có lẽ vì thế trên cung Nguyệt toàn nữ nhân, có mỗi thằng đực rựa thì lại Cuội
Manage
Reply1m

Như một em cởi truồng, và nắng bèn ngoạm em một vài phát



ON THE ROAD

This land isn't native to me and still
It's given me memories time can't erase,
In its sea, water is tenderly chill,
Of salt it bears not a single trace.
The air intoxicates like wine,
Under the sea is sand, chalk-white.
And the rosy body of every pine
Is denuded as sunset beckons night.
And the sunset itself in waves of ether
Is such that I can't say with certainty
Whether day is ending, or the world, or whether
The secret of secrets is again in me.
1964-1965
Anna Akhmatova

Trên lộ

Đất này không phải là quê hương của tôi
Nhưng nó vẫn cho tôi những hồi ức thời gian không thể xóa nhòa
Trong biển của nó, nước lành lạnh
Không 1 tì vết của muối
Khí trời làm say, như rượu vang
Biển, cát, trắng như phấn
Và mỗi cây thông
Thì hồng hồng
Như một em cởi truồng, và nắng bèn ngoạm em một vài phát
Khi buổi chiều
gật gù, nhường chỗ cho màn đêm.
Và hoàng hôn, chính nó, thì như những đợt ê te
Chính vì thế mà tớ không sao
phán chính xác
Về ngày đang hết,
Hay thế giới,
Hay,
Niềm bí ẩn của những bí ẩn
Lại ngoạm luôn cả tớ

The loss of true feelings and words renders us
Actors gone deaf or painters gone blind,
It's the same loss when women find
Time has made them no longer gorgeous.

But do not try to keep or protect
That which was given to you from heaven:

We know we're supposed to be like leaven-
We're condemned to squander, not to collect.

So walk alone, and heal the blind,
That in the difficult hour of doubt

You may see your disciples mock and gloat,
And note the indifference of the crowd.

1915

Mất tình cảm thực và lời thực
Khiến chúng ta,
Kịch sĩ trở thành điếc và họa sĩ, mù.
Cũng 1 thứ mất mát như thế
Khi đờn bà nhận ra
Thời gian khiến
họ không còn lộng lẫy như xưa

Nhưng đừng cố gắng gìn giữ, hay bảo vệ
Cái mà Thượng Đế ban cho từ Thiên Đàng:
 
Chúng ta biết, chúng ta phải giống như là men cay/say
Chúng ta bị kết án phải ban phát, và rất cần hoang phí
[Đờn bà rộng miệng thời…  sang, như lũ Mít thường nói]
Đừng thu gom, lượm lặt

Vậy thì, hãy bước một mình, và hãy chữa lành người mù
Rằng, vào cái giờ khó khăn của hồ nghi

Bạn có thể nhìn thấy lũ đệ tử chế nhạo và hể hả
Và nhận ra sự dửng dung của thế nhân.

Prayer

Give me illness for years on end,
Shortness of breath, insomnia, fever.
Take away my child and friend,
The gift of song, my last believer.
I pray according to Your rite,
After many wearisome days,-
That the storm cloud over Russia might
Turn white and bask in a glory of rays.
1915
 Anna Akhmatova

Cầu nguyện

Hãy cho ta bịnh tật dài dài cho tới chết
Hơi thở đứt đoạn, cụt lủn, mất ngủ, nóng sốt
Lấy đi con của ta, bạn của ta
Tài ca hát, tín đồ cuối cùng của ta.
Ta cầu nguyện, theo như luật của Ngài
Sau nhiều ngày ngán ngẩm, mệt mỏi
Một trận mây bão phủ lên nền trời Nga Xô
Trở thành trắng và sưởi ấm
Trong cái huy hoàng của những sợi nắng

Instead of an afterword

When they invented dreams and made them flower,
They didn’t have enough to go around,
We saw the same one, but it had power
In it, as spring first hits the ground

1965

Anna Akhmatova

Thay vì lời bạt

Khi họ phịa ra những giấc mộng, và biến chúng thành hoa, thành bông
Họ phịa không đủ
Có thể vì thế mà GCC nhìn thấy, chỉ có một
Đúng như thế
Nhưng bông hồng đen có đủ quyền uy ở trong nó
Như cú đánh đầu tiên của Mùa Xuân
Giáng xuống mặt đất

Image may contain: 1 person










Khanh Truong

đỗ ngọc yến, mai thảo, thanh tâm tuyền, kt, ngày ttt mới sang mỹ

Kỷ niệm với nhà thơ

Trí nhớ thường lầm lạc, có khi còn do cố ý, hoặc tiềm ẩn, hoặc hiển nhiên; đây là một trong những bản năng của con người, luôn luôn muốn tái tạo quá khứ, cho những nhu cầu hiện tại. Trong Chân Dung Nhà Văn, cùng bài về Dương Nghiễm Mậu, Mai Thảo viết... "kỷ niệm với mỗi người mỗi khác, (với) Thanh Tâm Tuyền, (là) căn gác xép ám khói ở Tòa soạn Dân Chủ (của Vũ Ngọc Các, thập niên 1960), hắn hỏi xin một điếu thuốc và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ."
Dương Nghiễm Mậu: Thật chững chạc

Trong khi đó, qua bài viết của Thanh Tâm Tuyền trên tạp chí Thơ (số Mùa Xuân 1998), nhà thơ nhận ra bạn mình ngay lần gặp mặt đầu tiên, sau khi nhận được một bản thảo đánh máy.

Đăng bài Anh, tôi viết lời nhắn mời anh đến chơi tòa soạn. Mai Thảo đến.
Anh đi chiếc xe đạp đầm sơn trắng, đầu còn đội mũ phớt  kiểu Hà Thành Công Tử. Yên xe đạp được nâng lên cao hết cỡ vẫn chưa vừa với tầm chân của anh. Chúng tôi rủ nhau ra quán cà phê đầu hẻm gần đấy, ngồi trên ghế thấp trên lề đường Lê Lai trông sang bờ tường rào của nhà ga Sàigòn nói chuyện. Hồi ấy anh mới vào Nam, còn ở chung với gia đình anh Viên trong một căn phố đường Jacques Duclos, thuộc khu Tân Định (đường này song song với đường Trần Quang Khải, trong khoảng từ nhà hát bội đến lối vào Xóm Chùa. Tôi nói bỡn: “Anh ở trúng vào con đường mang tên một tay tổ Cộng Sản Pháp”).
Trong đất trời

Trí nhớ thường lầm lạc... Todorov cho rằng, nó, trí nhớ lầm lạc, theo cái kiểu, làm sao cho con người có thể sống nổi, với tương lai ở trước mặt, và quá khứ ở trong đầu. Đây là một trong những bản năng của con người, luôn luôn muốn 'tái tạo' quá khứ, cho những nhu cầu hiện tại. (1)
Nó lầm lẫn, sao cho, nó có thể sống sót!

Gấu tin rằng, khi Mai Thảo viết về bạn mình, như trong Chân Dung Nhà Văn, ông thực sự nghĩ, bạn mình sẽ chẳng bao giờ có cơ may được đọc những dòng như vậy.
Và TTT, phải đợi đến khi bạn mình nằm xuống, mới "sửa sai", giùm cho hậu thế, về một trường hợp trí nhớ lầm lạc.

Cuốn Văn Học Miền Nam của Võ Phiến, có những dòng được viết ra, về nhóm Sáng Tạo, y chang như trên. Người viết tha hồ viết, vì tin rằng, những thằng bị ta "phạng" đó, sẽ chẳng bao giờ được đọc.
Gấu cũng đã từng được nhắc tới, y chang như vậy, ở một, hai, nhà văn hải ngoại.
Cái danh sách 12 nhà văn phản động đồi trụy của Miền Nam, mà Gấu đứng thứ 7, trong đó, gần như cả băng Sáng Tạo đều có mặt, là do một nhà văn hải ngoại viết!
Người viết, Gấu không tiện nêu tên, là người đã từng chịu ơn TTT, và đã từng được Gấu này lăng xê, khi mới khởi nghiệp viết, trước 1975, trên trang VHNT của nhật báo Tiền Tuyến, do Gấu này phụ trách.
*
-Chẳng đáng! Chẳng đáng!
Gấu lại nghe ông thầy Kiệt lèm bèm, khi Oanh nằng nặc đòi bỏ hết, bỏ hết, chỉ cần có Thầy Kiệt!
-Chẳng đáng, chẳng đáng!
*
(1) "Commemoration", the French cultural critic Tsvetan Todorov explains, "is always the adaptation of the memory to the needs of today".
"Tưởng nhớ", như nhà phê bình văn hóa Pháp, Tsvetan Todorov, giải thích, "luôn luôn là sửa sang trí nhớ, cho [hợp với] những nhu cầu của hiện tại."
Câu trên, Cynthia Ozyck trích dẫn, trong bài viết "Ai sở hữu Anne Frank", trong đó, bà kết án "hậu thế" đã sửa sang không chỉ trí nhớ, mà luôn cả bản văn mà cô bé để lại, nhằm chịu đựng, sống sót, sau Lò Thiêu: In a word, Anne Frank has become a ready-at-hand formula for easy forgiveness. [Nói ngắn gọn, cô bé trở thành một công thức sẵn có đó, dành cho một sự tha thứ dễ dàng.]
*
Trong DVD đám tang, một ông bạn của nhà thơ cho biết, vào những ngày mới tới xứ người, nhà thơ có hỏi về những giờ phút cuối cùng của Vũ Khắc Khoan. Ông bạn trả lời, Tuyết Ngưu chẳng thèm để ý đến cái chết, chuyện của mấy ông y sĩ, mặc mẹ tụi nó, và chỉ lo làm thơ, được trên hai trăm câu. Nghe trả lời, nhà thơ không nói gì hết.

Còn Tô Thuỳ Yên, có nhắc đến câu, "Socrates là người".
Ai đã từng học Đệ Nhất, môn triết, luận lý, tam đoạn luận, chắc là nhớ câu, "Socrates là người. Mọi người đều chết. Socates thì cũng chết như mọi người." [Socrates is a man. All men are mortal. Socrates is mortal].

Trong bài viết "Hai Con Gà Trống", Steiner cho rằng, có hai cái chết làm nên cảm tính Tây Phương, Western sensibility. Có hai cái chết mở ra cảm quan siêu hình, và dân sự, của cái tôi. Đó là cái chết của Socrates và của Jesus.
Hai tử hình, hai án tử, mở ra cảm quan tôn giáo, triết học, và chính trị của chúng ta.
Và chúng ta, kể từ ngày đó, là những đứa trẻ của hai cái chết đó.
Trong bài viết đã dẫn, Steiner cũng băn khoăn về những lời nói cuối cùng của những con người nổi tiếng. Và ông nhắc tới câu nói sau cùng của Socrates: "Crito, chúng ta nợ Asclepios một con gà trống. Hãy trả nợ của ta, và đừng quên". [Crito, we owe a cock to Asclepios. Pay my debt, and do not forget it."
Steiner rất ư là hơi bị băn khoăn, bởi cái từ "we, chúng ta". Nó huyền bí, khó hiểu, chẳng hề được giải thích, chẳng khác gì từ "nous"  mở ra Bà Bovary của Flaubert
Ông tự hỏi, phải chăng Socrates minh định ông ta với cả tập thể nhân loại, rằng chết là cái cú tổng quát hoá toàn thể nhất, nhờ đó mà bật ra cái tôi là tôi, ngôi thứ nhất số ít? Chính là nhờ cái chết mà chúng ta trở thành... "chúng ta, we"?

Image may contain: 4 people, people standing












 THEY PLAYED PUSHKIN

Note: Bài thơ này, dùng vào việc chào mừng Ngày Thơ, của Hội Nhà Thổ Vẹm, quá đắc địa.

Nó làm nhớ, lần TTT được làm Poster, và Sến bèn ra lệnh (?) cho tên Trùm Cớm hải ngoại đánh cô em của Sến tơi bời hoa lá cành.
Lũ này, Gấu đã nói rồi, phần đạo hạnh kể như Zéro.
Nhớ, hồi Sến mới xuất hiện, cả hải ngoại lẫn trong nước cùng mừng rỡ.
Vị nữ thủ lãnh trên lưới,Thiên Sứ đem Tin Mừng tới cho giống Mít.
Bây giờ, kể như ô hô ai tai, cả 1 lũ!

Sao mi ghét talawas? Sao mi thù Bắc Kít đến như thế?

Sergey Chudakov (1937-early 1990s?)

The son of a labor-camp director, Sergey Ivanovich Chudakov spent much of his childhood in Kolyma. Expelled from Moscow State University, he supported himself by writing articles under pseudonyms; he was also a pornographer, pimp and book thief. Sometimes called 'the Russian Villon', he is thought to have died or been murdered in the early 1990s.

Boris Dralyuk

THEY PLAYED PUSHKIN

They played Pushkin on a grand piano.
They killed Pushkin in a duel one day.
He had asked them for a plate of cloud berries
and, lying near a bookshelf, passed away.

In icy water, full of frozen clods,
they buried Pushkin, hallowed be his name.
And we too tend to meet too many bullets;
we hang ourselves, and open up our veins.

All too often we are hit by cars,
get tossed down stairwells in a drunken state.
We live - and all our petty intrigues
wound little Pushkin in some way.

Little, cast in iron, celebrated -
in a park deserted thanks to frost -
he stands (his understudy and replacement),
bitterly regretful at the loss
of youth, and of the title Kammerjunker,
of songs, of glory, of the girls in Kishinyov,
of Goncharova in her white lace petticoat,
and of death that cannot be shrugged off.

Boris Dralyuk


Semyon Lipkin (1911-2003)

Born in Odessa, Semyon Israilievich Lipkin moved to Moscow in 1929. Unable from 1934 to publish his own work, he turned to translating, mainly from Persian and the Turkic languages of Central Asia. His first collection of his own poetry appeared only in 1967. He also wrote a novel about Stalin's deportation of the Chechens, and a memoir of Vasily Grossman. It was Lipkin who initiated the process that led to the text of Grossman's Life and Fate being smuggled out to the West.

By the Sea

The waves crashed under the flicker of the lighthouse
and I, in my ignorance, heard a monotone.
Years later the sea speaks to me and I begin to understand
there are birds and laundresses, sprites and sorcerers,
laments and curses, moans and profanity, white horses
and half breeds who rear up unexpectedly.
There are waves who are salesgirls with buxom hips
who sell foam from the counter, they tremble fluent or airy.
Nature can't be indifferent, she always mimics us
like a loan, a translation; we're the blueprint, she's the copy.
Once upon a time the pebble was different
and so the wave was different.
(1965)
Yvonne Green

He who gave the wind its weight,
and gave measure to the water,
pointed lightning on its path,
and showed rain what rules to follow -
he once told me with quiet joy:
'No one's ever going to kill you:
How can dust be broken down?
Who has power to ruin beggars?'
(1981)
Robert Chandler

Sinh ở Odessa, Lipkin dời đi Moscow năm 1929. Không thể in thơ của mình, ông quay qua dịch, chủ yếu là từ tiếng Ba Tư và Thổ nhĩ kỳ, của vùng Trung Á. Chỉ đến năm 1967, ông mới có tập thơ đầu tay trình làng. Ông cũng viết tiểu thuyết về cú tống xuất những người Checkens của Xì, và 1 hồi ức về Vasily Grossman. Lipkin là người khơi mào cái tiến trình lén đưa bản văn “Đời và Số” qua Tây Phương.

Bên biển
Sóng lấp lánh dưới ánh đèn
Và tôi, ngu quá, nghe ra 1 âm thanh đều đều 1 điệu.
Những năm sau đó, biển bèn nói với tôi
Và tôi bắt đầu ngộ ra
Có tiếng chim, máy giặt, ma quỉ, phù thuỷ, than thở, trù ẻo, nguyền rủa, rên rỉ, phàm tục, thô bỉ, tục tĩu, ngựa trắng, lai giống, bất ngờ tuôn trào…
Có những con sóng, là những cô bán hàng, hông, háng mập mạp
Chúng run run, trôi chảy, hay, uyển chuyển
Thiên nhiên đâu có cách nào khác
Chúng luôn luôn bắt chước chúng ta
Như 1 mượn đỡ, vay tạm, chuyển dịch; chúng ta là nguyên bản, nàng là bản sao
Có 1 thời sỏi đá đếch cần có nhau: Chúng khác
Và như thế,
Sóng biển, khác

Hắn, kẻ ban cho gió, sức nặng
Ban cho nước, ngắn, dài
Chỉ lối đi cho ánh sáng
Chỉ cho mưa những luật lệ nào phải tuân theo –

Hắn, kẻ có lần nói với Gấu, bằng 1 niềm vui trầm tĩnh:
Chẳng tên khốn nào có thể giết mi
Làm sao mà bụi bặm có thể vỡ ra được, dưới gót giày của BHD, ở cái quán ngày xưa mà mi đã bao lần toan tính trở lại? (1)
Kẻ nào có quyền năng làm điêu tàn, mấy thằng ghiền, ăn mày, ăn xin...  tình yêu?

(1)

http://www.tanvien.net/Tuong_niem/ky_niem_3.html

Cái quán cà phê hủ tíu đó, Gấu đã vẽ lại nó, trong Lan Hương .

Thời gian làm báo thiếu nhi cho me-xừ Nhàn, Gấu viết lại một lần nữa, đặt tên truyện là Quán, lấy câu của Alain choàng hoa cho nó.
Trong truyện có một câu, Gấu nhớ mãi đến tận giờ, [tận già, tận chết].

Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền, chàng trở lại chốn xưa, tìm vết giầy trên lớp bụi thời gian, và tiếng cười của nàng vẫn còn văng vẳng đâu đây!
Ôi chao, giờ đọc lại vưỡn còn bùi ngùi!

Ông Nhàn đọc, la, báo thiếu nhi mà sao anh viết truyện này?

*
Le domicile est suspendu au cou de l'homme
Comme une punition
Alain
Quán, nơi tụ tập của những đứa con hoang đàng, dù có đi xa chân trời góc bể nào cũng nhớ hoài, giống như sự trừng phạt. Quán, Mái Nhà Xưa. Sài-gòn, Sài-gòn...


Nhìn hình ông anh, post bài thơ của cái tay thi sĩ Nga, nhờ ông ta, Tây Phương được đọc Life and Fate, thì bèn nhớ tới bài thơ sau đây:

*

vượt biên

Cúi trông cố lý mây vô xứ
Ngầu trắng u mông táp mạn thuyền
Ngút ngọn triều dâng vách sụt lở
Bọt xóa thiên thanh dấp sóng quên

Thơ Ở Ðâu Xa

http://tanvien.net/Al/Female_US_Writers_Interl_Great_Works.html


*

Bác đọc quyển này chưa – 832 trang, bây giờ bán ở format de poche rồi. Bác cốp theo kiểu này viết đi, lồng trong chế độ là cảnh đời của người dân. Bác có trí nhớ phi thường, bác không viết thì ai mà viết được.

Tks
NQT

Nhưng "Bia mộ" của cả 1 thời  [NL viết về Thơ Ở Đâu Xa] làm Gấu nhớ tới thơ của Shalamov, nổi tiếng với Kolyma Tales.
   
Varlam Shalamov (1907-82)

Born in Vologda, Varlam Tikhonovich Shalamov saw himself as a writer from childhood. His father was a priest who had served twelve years in Alaska as a missionary; his mother, a schoolteacher, passed on to him her love of poetry. In 1926 Shalamov began studying law at Moscow University, but in 1928 he was expelled - probably for having taken part in a demonstration against Stalin on the tenth anniversary of the October Revolution. In 1929 he was sentenced to three years in a labor camp in the Urals; he had been involved in an attempt to print and distribute a suppressed letter Lenin wrote before his death, recommending that Stalin be removed from his post as General Secretary of the Party.
    In 1932 Shalamov returned to Moscow, where he worked as a journalist and published several short stories. Rearrested in 1937, he was sentenced to five years in Kolyma, the vast labor-camp empire in the far north-east of the Soviet Union. In 1943 he was given an additional ten years for 'anti-Soviet propaganda'. In 1945 he spent several months in a camp hospital; not for the first time he was close to death. Later that year he survived several months in a punishment camp. In spring 1946 he was again close to death, but a doctor saved him, risking his life by enrolling Shalamov on a medical training course for which he was ineligible. After completing this course, Shalamov worked as a medical assistant at a hospital and in a lumber camp. From 1949 he was able to write poems, which he later collected in his Kolyma Notebooks.
   
In 1951 Shalamov was released, though he remained in Kolyma, still working as a camp medical assistant. In 1952 he sent some of his poems to Pasternak, who praised them; the two writers met in Moscow in November 1953 and remained on friendly terms for some years, with Pasternak doing what he could to help Shalamov publish his work. From late 1953 Shalamov lived in the Kalinin province, but in 1956 he was allowed to  return to Moscow; by then he had begun work on the Kolyma Tales, his thousand-page cycle of stories set in the Gulag.
    Alexander Solzhenitsyn writes that, on first reading Shalamov's poems in samizdat (hand-typed copies) in 1956, 'I trembled, as if from meeting a brother.’ He invited Shalamov to collaborate with him on The Gulag Archipelago, but Shalamov refused, at least in part because he disagreed with Solzhenitsyn's belief in the ennobling effect of suffering.
    During much of the 19 60S Shalamov was part of a circle that met at the home of Nadezhda Mandelstam, but in 1968 he broke off relations with her. Kolyma Tales was smuggled out to the West in the late 1960s, but it attracted little attention. In 1972 Shalamov alienated many of his friends and admirers by publishing a letter protesting against the publication of his stories in the West. He was disillusioned with dissident circles; Western publishers did indeed appear to have treated his work casually and he knew that his letter would enable him to join the Union of Soviet Writers and publish a fourth selection of poems.
    Shalamov spent his last years in poverty and isolation and was moved to an old people's home in 1979. Blind, deaf and suffering from Huntington's disease he went on composing fine poems until his last months. He was no longer able to write, but visitors took dictation. He died on 17 January 1982, after being transferred, in bitter cold and without proper clothing, to a psychiatric hospital.
    Kolyma Tales is recognized by Russian readers as a masterpiece of Russian prose and the greatest of all works of literature about the Gulag. Leona Toker has written movingly of the form of Shalamov's epic story-cycle being 'grounded in an ethical intention so genuine that its artistic merit seems to be the natural consequence of its truth'. Shalamov's poetry, however, is still little read. This may be because we tend to pigeonhole writers; it is hard to imagine that the author of the bleak and sober Kolyma Tales could also have written poems of such ecstatic joy.
    In 1966 Shalamov wrote that late Pushkin and early Pasternak are 'the best of Russian poetry'. He also loved Baratynsky and Tyutchev. Fet and Blok became ever more important to him in his last years. Some of his historical poems bear the imprint of Mandelstam, and .one of the earliest of the Kolyma Tales, 'Cherry Brandy', is an imagined account of Mandelstarn's death in a labour camp. Remarkably, Shalamov managed to read this aloud, in May r965, during the first public event in Moscow in honour of Mandelstam. During this same event Shalamov also paid a moving tribute to the Acmeist movement as a whole: 'The principles of Acmeism proved so vital and healthy that the list of participants is like a roll call of martyrs. If the Symbolists had been subjected to such trials, there would have been a general retreat into monasteries, into mysticism. There were healthy seeds in the theory of Acmeism that helped these poets to live through their lives and go on writing. Neither Akhmatova nor Mandelstam renounced the principles of their poetic youth; they did not change their aesthetic views.
    The longest poem in this selection, 'Avvakum in Pustozyorsk', is written in the voice of the Archpriest Avvakum (r620-82), the archetypal Russian dissident and the most famous of the so-called Old Believers. His refusal to accept the changes to the Orthodox ritual introduced by Patriarch Nikon led to his being exiled to Siberia. Then he was taken to the north of European Russia, to the military outpost of Pustozyorsk; after being imprisoned for fourteen years in a sunken, log-framed hut, he was burnt at the stake. His account of his life, written with verve and in colloquial language, is the first work of modern Russian prose; it circulated widely in manuscripts before the first printed edition in r861. Shalamov's admiration for Avvakum seems unqualified, but in 'Boyarynya Morozova', a poem about a famous Old Believer from the high nobility, his characteristic admiration for strength of will is tempered with what may be a note of criticism:

Not love, but rabid fury, has led
God's servant to the truth. Her pride
is justified - first high-born lady
to seek a convict's fate.

Gripping her Old Believers' cross
tight as a whip between her hands,
she thunders out her final curses;
the sleigh slips out of sight.

So this is how God's saints are born ...
Her hate more ardent than her love,
she runs dry fingers through her dry,
already frost-chilled hair.

Shalamov can be seen as a modern schismatic: as a young man he belonged to a Trotskyist group and several of the most positive figures in The Kolyma Tales are Social Revolutionaries (i.e., members of the party that was the Bolsheviks' main rival). He may, in these stanzas, be pondering a faultline in his own psyche; during his last years Shalamov quarrelled irreconcilably with almost everyone close to him. It is equally possible that the apparent criticism of Morozova is not intended; Shalamov may have considered the intensity of her (and his own) hatred entirely justified. Nevertheless, it is hard to believe that he was not, at some level, aware that those who hate evil more intensely than they love good are in a dangerous position.
    Somewhat like Paul Celan and Primo Levi, Shalamov seems in the end to have been defeated by the destructive forces he withstood so bravely and for so long. His own life story may be the most tragic of all the Kolyma tales.

Một cách nào đó, như Paul Celan và Primo Levi, Shalamov có vẻ như sau cùng bị đánh bại bởi những sức mạnh huỷ diệt mà ông kìm giữ chúng, 1 cách can đảm và trong 1 thời gian thật dài.
Cuộc đời của riêng ông, là câu chuyện thê lương nhất, trong tất cả những câu chuyện về Kolyma.

*
Flying in at my window,
a moon like a snow jay
scrapes claws on walls,
flutters over my pillow. 
   
Scared of confinement
in page or dwelling,
my homeless darling -
in midnight finery.

Robert Chandler

*

Snow keeps falling night and day -
some god, now turned more strict,
is sweeping out from his domain
scraps of his old manuscripts.

Sheaves of ballads, songs and odes,
all that now seems bland or weak -
he sweeps it down from his high clouds,
caught up now by newer work.

1950
Robert Chandler

Viết mỗi ngày

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43258370

Note: To Whom It May Concern,
Be Careful!


Trên Blog NL, thấy có đi 1 đường về Sebald

http://nhilinhblog.blogspot.ca/2017/12/giua-a-va-b.html


Trong cuốn sách về "hủy diệt", phần chính gồm bài thuyết trình của Sebald tại Zurich về văn chương Đức chủ đề chiến tranh, luận đề của Sebald là văn chương Đức kể từ 1945 tuyệt đối né tránh chủ đề những trận oanh tạc của Đồng minh lên nước Đức vào cuối chiến tranh (Royal Air Force của Anh đã ném bom tổng cộng 131 thành phố Đức, thực hiện 400.000 chuyến bay để ném một triệu tấn bom). Không nhà văn Đức nào, gần như vậy, thực sự đề cập những cuộc ném bom. Tất nhiên, Sebald nhanh chóng nhắc đến cuốn sách của Stig Dagerman (xem ở kia), vì đó là một lời chứng đặc biệt quan trọng.
















Trang NQT

art2all.net

Istanbul


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây