Era of the
Witness: Thời của chứng nhân
Phép lạ dành
cho bọ.
Do Garcia
Marquez kể, trong 'Sống để kể chuyện'.
Một bà vợ,
chồng bọ nhậu. Đã thế, mỗi lần say xỉn, về gắt nhặng cả lên.
Bữa đó, bà vợ
lo nấu bếp, con gà nhẩy lên bàn ăn, bĩnh một bãi. Đúng lúc đó, bọ về.
Bà vội lo
xếp dọn, nhìn bãi cứt gà, biết không kịp, bèn đặt cái dĩa lên, giả lả
hỏi bọ:
-Ông tính ăn
gì để tui dọn?
Bọ hét:
-Cứt!
-Có ngay!
Bà vợ giở
cái dĩa lên. Bọ toát mồ hôi, tỉnh rượu liền. Và bữa sau, đi nhà thờ,
xin rửa tội.
Sự cứu rỗi
cuối cùng hoá ra nhờ bãi cứt gà!
(1)
Gấu coi lại,
Garcia Marquez viết:
... that
he had returned home one night maddened
by alcohol, a minute after a hen left her droppings on the dining-room
table.
Without time to clean the immaculate tablecloth, the wife managed to
cover the
waste with a plate so that her husband would not see it, and hastened
to
distract him with the obligatory question:
"What
would you like to eat?"
The man
growled:
"Shit."
Then his
wife lifted the plate and said with saintly sweetness:
"Here
you are."
The story
says that the husband then became convinced of his wife's holiness and
converted to the faith of Christ.
Như thế,
chính bà vợ, sự thánh thiện của bà, đã 'cứu rỗi' bọ.
Gấu cứ tưởng
tượng ra rằng thì là, một buổi tối đẹp trời, con gà mái của gia đình vị
Đảng
Trưởng, hoặc Chủ Tịch Nước, tà tà đi vô nhà bếp... và thế là vận nước
thay đổi,
ôi sướng làm sao, vui làm sao!
Thảo nào,
Nguyễn Huệ của NHT, ra Bắc, hành động thô bạo đến như thế: Ấy là cũng
chỉ mong
một sự cứu rỗi!
-Quân đâu,
hãy nhét "cái món đó" vô miệng thằng chả cho ta!
Cái bãi kít
đó, cái phép lạ đó, là còn dành cho phê bình gia Mít, thơ Mít nữa!
Sự thê thảm
của cõi văn Mít, theo GCC, là do thiếu phê bình gia. Và nhất là, thứ
phê bình
gia- nhà văn. Tụi mũi lõ, đương thời, đầy rẫy. Coetzee, Banville,
Auster,
Rushdie... Tên nào thì cũng dư sức đi 1 đường essay! Coetzee đã
từng có cả 1 tập thơ!
Đây là nỗi
đau… tiền chiến.Vũ Ngọc Phan, bảnh như thế, cũng đếch tới được cõi này,
ông có
bao giờ có được cái thú đau thương của 1 tay sáng tác, cùng lúc còn là
nhà phê
bình, nhà dịch thuật, thí dụ. Phải 1 tay dịch thuật, nhà văn, nhà thơ,
nhà đủ
thứ nhà, thì mới thấy cái sướng, khi kiếm đúng từ để mà dịch cái
từ tưởng
là dễ nhá, như “sideways”, trên đây.
Tay này, GCC
có đọc 1 truyện ngắn, 1 anh chàng đi lính hay sao đó, bị cụt tay, và
nhớ hoài
cái tay bị mất, như thể nó vẫn còn, còn hơn hết, so với tất cả những gì
thực sự
còn. Truyện làm nhớ đến Greene, và những người cùi, trong The Burn-out
Case.
Nhưng sau đó, là chấm dứt.
Giles
Foden, đọc và giới thiệu A Burnt-out
Case
của Greene, cũng nhận ra, Trái Tim
Của Bóng Đen của Conrad phủ lên nó.
"Burnt-out", cháy
mất tiêu, cháy đến tàn lụi, ở đây, là để chỉ tình trạng bệnh cùi
ăn chân
tay của người bệnh, biến chúng thành một thứ bóng ma, có đó, nhưng
không có đó.
Cái
chuyện Gấu mê Faulkner,
có thể đã có trong tiềm thức, bởi vì vừa gặp Colonel Sutpen là đã nhận
ra họ
hàng [Miền Nam nhận họ, Miền Bắc nhận hàng] rồi, nhưng chuyện làm quen
Greene
chỉ để học tiếng Tây khi học trung học, vậy mà về già chỉ còn tâm sự
được với
những nhân vật của ông, thì đúng là.. có Trời!
Đành phải cám ơn ông ta một phát!
Có thể
nói, cuốn nào của
Greene cũng tuyệt. Cái tay Giles Foden giới thiệu "một trường hợp cánh
tay
cháy tàn đến thành tay ma" [A
Burnt-out Case] này, cũng đúng là tri kỷ
của
Greene!
*
V/v "Cánh tay ma" này, bữa
trước Gấu có đọc một truyện ngắn của một anh
bộ đội MB, viết, cũng đề tài này. Truyện cũng được lắm. Hình như
có giới thiệu lại trên Tin Văn, để coi lại.
Đọc, Gấu nhớ tới lần, xém
một tí là mất cánh tay, và khẩu súng,
của chính Gấu, tại nhà hàng Mỹ Cảnh!
Và nhớ luôn, cái cảm giác,
vừa té xuống, là nghĩ ngay đến BHD, và câu
trách của Em, em đã nói rồi, anh đừng có ham ăn ham uống, mà khổ!
Quái
đản thật, mất cánh tay, có thể mất mạng, không sợ, mà
chỉ sợ em giận, em dỗi, nghỉ chơi với Gấu!
*
Trong một vài đường
hướng, đây là một cuốn sách tuyệt hảo đối với tôi - mặc dù đề tài và sự
quan tâm
của nó, thì rõ ràng thuộc về một cõi không tuyệt hảo. Tôi đọc nó, lần
đầu khi còn
trẻ, dân Ky tô, lớn lên ở Phi Châu, vào lúc mà trại cùi còn phổ thông.
Tôi còn
nhớ, lần viếng thăm cùng với mẹ tôi, một trại cùi như thế, được mấy bà
sơ chăm
sóc, tại Ntakataka, nơi hồ Lake Malawi.
Và tôi
sợ đến mất vía bởi cái sự cử động dịu dàng đến trở thành như không có,
của những
người cùi bị bịnh ăn mất hết cánh tay, y hệt như được miêu tả ở trong
cuốn tiểu
thuyết: “Deo Gratias gõ cửa. Querry nghe tiếng cào cào cánh cửa của cái
phần còn
lại của cánh tay. Một xô nước treo lủng lẳng ở cổ tay giống như một cái
áo khoác,
treo ở cái núm trong tủ áo”.
Vào cái lúc tôi đọc
nó, thì tôi đang phải chiến đấu, như những người trẻ, hay già, phải
chiến đấu,
và cũng không phải chỉ ở Phi Châu, với những đòi hỏi về một niềm tin,
khi
mà niềm
tin này thì thực là "vô ích, vô hại, vô dụng, vô can…", tại một nơi
chốn,
bất cứ một
nơi chốn, bị tai ương, bệnh tật, và cái chết nhòm nhỏ, đánh hơi, quấy
rầy,
không phút nào nhả ra.
Thành thử câu chuyện của Greene về một gã
Querry, một
tay kiến trúc sư bảnh tỏng, tới xứ Công Gô, chỉ để chạy trốn, và tìm ra
một thế
giới, và có thể, Chúa bắt kịp anh ta đúng ở đó, một câu chuyện như thế,
làm
tôi quan
tâm.
*
Ui chao, đọc một
phát, là Gấu bỗng nhớ đến Bếp Lửa,
đoạn Tâm, ở Hà Nội, không khứng ra bưng
theo VC,
cũng quá chán Hà Nội, bèn qua Bắc Ninh dậy học tại một trường của
mấy ông
cha; dậy học dậy hiệc ra sao chẳng rõ, nhưng rõ ràng là mất niềm tin,
bị mấy
ông thầy tu chê, đành trở về lại Hà Nội.
Bạn, đọc lại khúc
đối đáp nẩy lửa liên quan, mà chẳng... thú sao! (1)
DTQ,
như thế, là Gấu đọc ngay ở trên net, khi vừa mới xuất hiện. Sau anh nổi
tiếng,
nhưng không đúng như GCC nghĩ về anh.
Bọ Lập, cũng thế. Gấu đọc anh, khi "Cục
Uất" của anh vừa xuất hiện trên trang VHNT của PCL.
Bây giờ thì cũng chán rồi, hà,
hà!
Rồi LMH, nhà
văn "đi từ Miền Bắc". Khi Gấu "ơ rơ ka" một phát, trên tờ Văn Học, của NMG đám Bắc Kít
bực, thế mới khốn nạn.
Chúng biểu Gấu, "Cái H", viết ra cái gì
mà ông khen quá lời như thế?
Thế đấy, 1 nhà phê bình là phải như thế đấy:
Như 1 độc giả theo dõi
"Tin
Văn", hàng ngày của cõi văn của xứ Mít.
Vừa mới thấy khói bếp
nhà
mình, đếch phải bếp hàng xóm, có mùi gì là lạ, là báo động liền.
Thử
hỏi những đấng phê bình gia Mít, có tay nào làm được việc đó chưa? Diễn
Đàn "Hậu
Vệ", 10 năm rồi
lại 10 năm
nữa, toàn đăng rác, có đấng nào khui ra
được 1 truyện
ngắn từ đống rác đó, như Mai Thảo lấy truyện ngắn của DNM ra khỏi sọt
rác1 tòa
soạn báo văn học Sài Gòn, như Người tự khoe về mình?
Trường
hợp thiên tài NTHL, cũng thế. Gấu phán, đếch được, và cũng bị 1 ông Bắc
Kít mắng
nhè nhẹ, ông coi thường người khác quá, ông mục hạ vô nhân…
Có thể
đúng, nhưng
thuốc đắng rã tật, những lời khắc nghiệt như thế, cũng đâu cứu nổi
thiên tài NTHL chìm
vào... quên lãng?
V/v
Khói bếp hàng xóm. Một mình Gấu,“ăn cắp”, đem về bếp nhà mình, "hơn
một"
tên mũi lõ! Khủng nhất, là mang về Tro Than, "Khói" Lò Thiêu, cho Mít
ngửi, thơm chung với mùi “Khói” Lò Cải Tạo.
V/v DTQ
Đọc lại, thì
nhận ra, Gấu đã hoài vọng/tưởng tượng về tay này, quá nhiều, theo cái
cách mà Gấu
nghĩ về
NHT, về "Trái Tim Của Bóng Đen", của Conrad, và "The Burn-out Case",
của Greene, từ đó
mà ra.
Tay này đã từng đi bộ đội,
biết đâu sẽ đi xa hơn 1 một "Tướng Về Hưu"
dởm, chưa từng ngửi khói súng!
Đành phải
chôm “xì tai” của Thầy Kuốc, và bèn ngửa mặt lên Trời, than
1 phát:
Tiếc!
'In a class
by himself
... the ultimate chronicler of twentieth-century man's consciousness
and
anxiety'
William Golding
Một mình một
cõi của riêng mình, bởi riêng mình… đúng là một ký sự
gia tối hậu của ý thức và cơn xao xuyến của con người của thế kỷ 20’.
William Golding
Ui chao, đọc câu trên, bèn ‘cầm
nhầm’, ‘tưởng’ là tay Golding này
nói về… Gấu: Ký sự gia tối hậu, về cái luơng tâm và niềm xao xuyến của
Mít, sau Anus Mundi [Hậu môn của Thế giới]!
*
Trong một vài đường hướng, cuốn tiểu thuyết có thể được đọc như một
cuộc điều
tra, về niềm tin hậu-Ky tô, một toan tính để nhìn coi xem, cái gì dấy
lên từ
tro than của thế kỷ trứ danh về cái sự độc ác của nó…
Ui chao, bạn đọc có thể mô
phỏng đoạn trên, và đi một đường “bốc thúi” trang
Tin Văn:
Trong một vài đường hướng, trang Tin Văn có thể được đọc như là "… niềm
tin hậu chiến Mít, một cái gì dấy lên từ tro than của cuộc chiến trứ
danh vì
Cái Ác Bắc Kít của nó."!
Nhưng, biết đâu đấy, Ky Tô giáo đang lâm đại nạn tại nước Mít, là cũng
ứng vào
cuộc "điều tra" này, của trang Tin Văn? (1)
(1) Nên nhớ, bộ sách khổng lồ
Gulag của Solz. còn có một cái tiểu tít là 'một
cuộc điều tra có tính văn học...'.[ The Gulag Archipelago: An
Experiment in
Literay Investigation, Một thử nghiệm trong điều tra văn học…].
Biết đâu đấy, sau khi Gấu đi
rồi, một bạn đọc Tin Văn download
những trang sách hổ lốn, chẳng biết đâu mà lần này, gỡ nó ra, sắp xếp
lại,
thành một bộ sách khổng lồ có tên là Gulag Mít hay cái gì đó tương tự?
Cái viễn ảnh của niềm tin như là biển cả bình yên không
sóng gió thế là mất
vĩnh viễn ... Tôi cảm thấy mệt nhoài, nát bấy bởi những nạn nhân của
tôn
giáo....
Greene
Đọc, Thầy Cuốc,
thí dụ, là thấy ngay 1 trong những cách viết phê bình, rất thông dụng
của Mít:
Bịp. Thầy chưa từng viết 1 bài điểm sách, về bất cứ 1 tác giả, lõ hay
không lõ,
chưa từng dịch 1 bản văn nào, nhưng bài viết nào, thì cũng đầy những
ghi chú,
những tác phẩm được Thầy để mắt tới.
Thầy Phúc thì
chuyên môn quàng 1 anh mũi lõ với 1 anh mũi tẹt, thường là chẳng mắc mớ
gì tới
nhau; nếu ai đó, đã từng đọc tác phẩm của cả hai, là thấy liền.
Thầy Thục, học
nhà trường, rồi không làm sao viết nổi 1 bài essay, khác bài viết nạp
thầy
dậy.
Chẳng có tí “sáng tạo”, cái mới, cái “viễn ảnh” của bài viết. Tra cứu
“hộc
máu mồm”, rồi… thôi!
Bạn thử chỉ
cho Gấu, 1 bài viết, thuộc loại “tiểu luận”, hay ký, hay ghi chú cái
con mẹ gì,
của mấy đấng trên, có mùi… là lạ?
Gấu đâu có
thù hằn gì mấy đấng đó? Đám Hậu Vệ, Gấu đã từng viết. Thầy Phúc, thầy
Thục, từng
quen biết qua tờ Văn Học.
Nhưng nếu không
viết, là chấp nhận tình trạng “Vũ Như Cẩn”. Muời năm rồi lại 10 năm
nữa, văn học
Mít vẫn y chang.
Thơ, cũng thế.
Phải thay máu cho nó, no other way!
*
V/v
Thầy Kuốc bịp.
Roland
Barthes, một người được xem là cấu trúc luận ở cuối thập
niên 1950 và đầu thập niên 1960 và là hậu cấu trúc luận từ cuối thập
niên 60 về
sau, xem mọi văn bản đều chỉ là một không gian trong đó có vô số
các văn bản
đan xen nhau, hoà trộn với nhau, và không có yếu tố nào là thực sự độc
sáng cả.
(4)
NHQ Blog VOA
Tò mò GCC
thử coi "tiểu chú số 4" là cái gì:
(4) Roland Barthes, "The Death of the Author", tài
liệu đã dẫn, tr. 166-172.
Câu tiếng Anh (được dịch từ
tiếng Tẩy) như sau, nhưng Thầy
Cuốc đếch dám trưng ra:
We know now that a text
consists not of a line of words, releasing
a single "theological" meaning (the "message" of the
Author-God), but of a multi-dimensional space in which are married and
contested several writings, none of which is original: the text is a
fabric of
quotations, resulting from a thousand sources of culture.
GCC dịch:
Chúng ta bây giờ biết một bản
văn thì không phải là một đường chữ,
đưa ra một nghĩa “thần học” đơn (“thông điệp”của đấng Tác giả-Thượng
đế), nhưng
mà là một không gian đa chiều, ở trong đó một số bản viết phối với
nhau, và kèn
cựa lẫn nhau, chẳng bản viết nào còn zin: bản văn là một miếng, mảnh
[giống như
mảnh vải] những trích dẫn, kết quả của cả ngàn nguồn văn hoá. (1)
Một câu tiếng
Anh, chẳng quá khó khăn, như trên, không dịch được, vậy mà tiểu chú như
rừng,
như trong bài viết về LVT:
Tài liệu tham khảo chính:
Andoni Alonso & Pedro J.
Oiarzabal (biên tập) (2010), Diasporas
in the New Media Age: Identity, Politics, and Community, Reno:
University
of Nevada Press.
Anita Mannur (2010), Culinary
Fictions: Food in South Asian
Diasporic Culture, Philadelphia: Temple University Press.
Azade Seyhan (2001), Writing
Outside the Nation, Princeton:
Princeton University Press.
Carrie Noland & Barrett
Watten (biên tập) (2009), Diasporic
Avant-gardes: Experiemntal Poetics and Cultural Diasplacement, New
York:
Palgrave Macmillan.
Erica Manh (biên tập) (1998),
Sharing Fruit, an Anthology of
Asian and Australian Writing, Melbourne: Curriculum Corporation.
Gabriel Sheffer (2003), Diaspora
Politics, At Home Abroad, Cambridge:
Cambridge University Press.
Homi Bhabha (1994), The
Location of Culture, London:
Routledge.
Johanna Drucker (1994), The
Visible Word, Experimental
Typography and Modern Art, 1909-1923, Chicago: The University of
Chicago
Press.
Lê Văn Tài (1987), Empty
Arms Surrounded by Warm Breath, Melbourne:
Tác giả tự xuất bản.
------------- (1997), Waiting the Waterfall Falls, Melbourne:
Victoria University.
K. David Jackson, Eric Vos
& Johanna Drucker (biên tập)
(1996), Experimental – Visual – Concrete: Acvant-Garde Poetry since
the
1960s, Amsterdam: Rodopi.
Mark Shackleton (biên tập)
(2008), Diasporic Literature and
Theory Where Now?, Newcastle (UK): Cambridge Scholars Publishing.
Marwan M. Kraidy (2005), Hybridity
or the Cultural Logic of
Globalization, Philadelphia: Temple University Press.
Nguyễn Hoàng Tranh (2005), Chữ,
Sydney: Tiền Vệ.
Patrick Williams & Laura
Chrisman biên tập (1994), Colonial
Discourse and Postcolonial Theory: A Reader, Columbia University
Press.
Rainer Baubock và Thomas Faist
(biên tập) (2010), Diaspora and
Transnationalism: Concepts, Theories and Methods, Amsterdam:
Amsterdam
University Press.
Robin Cohen (2008), Global
Diasporas, an Introduction, New
York: Routledge.
Roland Barthes (1977), Image
Music Text (Stephen Heath
dịch), New York: Hill and Wang.
Salman Rushdie (1992), Imaginary
Homelands, Essays and
Criticism 1981-1991, New York: Penguin Books.
Steven Vertovec (2009), Transnationalism,
London:
Routledge.
Vijay Agnew (biên tập) (2008), Diaspora,
Memory, and Identity:
A Search for Home, Toronto: University of Toronto Press.
Willard Bohn (1986), The
Aesthetics of Visual Poetry,
1914-1928, Chicago: The University of Chicago Press.
---------------- (2011), Reading
Visual Poetry, Madison:
Fairleigh Dickinson University Press.
Vậy mà không bịp mới “lọa”!
Đọc câu dịch tiếng Việt
của Thầy Cuốc, bất cứ ai đã từng đọc Barthes, là thấy
nhảm liền, do Barthes không khi nào dùng những từ đao to búa lớn, “viết
từ không độ”,
làm sao dùng từ kêu như chuông, "độc sáng, độc xiếc" được!
Lộ tẩy bịp, là
do vậy.
Đi tìm phê
bình gia Mít
Tahar Ben
Jelloun, giới thiệu Michael Ondaatje, tác giả Con Bịnh Anh:
Bệnh nhân Anh là một
trong những cuốn sách mà người ta không thể không đọc. Với con người kỳ
bí, căn
cước mù mờ, lửa liếm gần hết mặt, người ta có thể mượn lời Jorge
Sumprun,* và nối
điêu: Cái đọc, hay là cái sống; văn chương, hay là cái chết. (La
lecture ou la vie;
la littérature ou la mort). Bởi vì đây là sự sống sót và hồi ức dẫn về
hiện tại,
một hiện tại độc ác hơn, xấu xa ghê tởm hơn là quá khứ của những bậc tổ
tiên,
đã chết trong những cuộc chiến Tôn Giáo.
Câu chuyện bịa đặt bởi một nhà văn nhiều gốc
gác, giằng buộc: Michael Ondaatje sanh tại Sri Lanka, học tại Anh, và
hiện đang
giảng dậy tại Toronto. Ông ở trong (dans) rất nhiều văn hóa, không chỉ
ở giữa
(entre) hai văn hóa. Khi người ta ở giữa, có nghĩa là, chẳng ở đâu. Tuy
nhiên,
như một số nhà văn không diễn tả bằng tiếng mẹ đẻ của họ, ông là mối
nối, là
cây cầu giữa hai thực thể. Ông cũng có một quãng cách đủ xa, với căn
cước mượn
của mình, để nói điều cần nói, để cầm cái gì khẩn cấp phải cầm. Cái
nôi, hay là
quê nhà của ông không thực sự xuất hiện ở trong cuốn tiểu thuyết. Thì
cứ nói rõ
ra ở đây: ông đã để cho Kip, anh chàng trẻ tuổi theo đạo Sikh, nói
chiều sâu tư
tưởng của mình, về những nền văn minh được gọi là giống trắng này;
những nền
văn minh mà hồ sơ luật pháp đã ngập đầu tại tòa án xét xử các quốc gia.
Cõi dã
man đâu có đặc quyền riêng một cửa khẩu nào. Nó ở ngay nơi người đàn
ông cúi xuống
quá khứ thú vật, nơi gợi nhớ gốc gác man rợ của mình. (1)
Khi người ta
ở giữa, có nghĩa là chẳng ở đâu.
Đúng như thế.
Dạng háng ra, khoe của quí
hoài, thì chỉ đẻ ra 1 thứ văn chương thô tục, nhơ
bửn.
Search
I returned
to the town where
I was a
child
and a
teenager and an old man of thirty.
The town
greeted me indifferently
but the
streets' loudspeakers whispered:
don't you
see the fire is still burning, don't you hear the flame's roar?
Get out.
Find another
place.
Search for
it.
Search for
your true homeland.
Adam
Zagajewski”: Mysticism for Beginners
Tìm
Gấu trở về Hà
Lội
Nơi Gấu còn
là 1 chú nhóc tì
Và một thằng
bé mới lớn, và một anh già 30 tuổi.
Thành phố đón
Gấu lạnh nhạt
Nhưng mấy cái
loa ở đầu đường thì thầm:
Mi không thấy
lửa vưỡn còn cháy,
Mi không thấy
ngọn lửa còn reo?
Đi chỗ khác
chơi, thằng vừa lùn, vừa lé, và ngu!
Tìm một chỗ
khác
Tìm một quê
khác Gấu ơi là Gấu!
Nhìn đàn
chim lặng lẽ di động, Hass nhớ tới Paz đang bịnh nặng, sắp đi xa, nhớ
tới bài
thơ của Paz:
Trên đầu
tôi, cả 1 đàn chim cốc, chừng hai trăm con, lặng lẽ, lầm lũi di chuyển
về
phương bắc. Trong ánh sáng lờ mờ của buổi sáng tinh sương, cả bầu trời
màu trắng
thì đầy những cây thập tự đen, gãy, bể, chắng khác chi một nghĩa địa
đang lặng
lẽ, nhanh lẹ di động. Hẳn là hình ảnh này, là từ trong thơ của ông,
được thiên
nhiên lập lại.
Trong khi
đó, cũng hình ảnh đó, thì biến thành những con cặc!
Không chỉ
Paz.
Hass còn nhớ,
cũng hình ảnh thánh giá đó, trong thơ Tomas Transtromer, trong 1 bài
viết về nhà
thơ Nobel Thụy Điển, trong tập Now &
Then, trích đoạn:…
Behind each
one walking here hovers a cross that wants to catch
up to us, pass us, join us.
Something
that wants to sneak up on us from behind and cover
our eyes and whisper, "Guess who?"
We look
happy out in the sun, while we bleed to death from
wounds we know nothing about.
Tomas
Transtromer: Streets in Shanghai
Rereading
these final lines also surprised me. Is it a Christian cross? The
metaphorical
cross that we, each of us, have to bear of our own forms of private
suffering?
Transtromer is always interested in the individual soul, not the public
face. "We visited their
home, which was well-appointed,"
one of his poems goes, "Where is the slum?" But a Christian metaphor in
this context-given the entangled history of missionary activity and
Western imperialism? It seems unlikely. This is one of those cases
where we are
brought up against the limits of translation. One wants to know what
that “cross”
is in Swedish and what resonances are.
Robert
Hass: Now
& Then
Đi tìm phê
bình gia Mít
Theo tôi, Lê
Văn Tài là một trong những nhà thơ lưu vong tiêu biểu nhất trong lớp
nhà thơ
thuộc thế hệ thứ nhất trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại từ sau năm
1975.
Tiêu biểu ở tài năng, và đặc biệt, ở tính chất lưu vong. (1)
GCC chưa từng
đọc Lê Văn Tài. Qua bài viết của Thầy Cuốc, đọc láng cháng vài ba câu,
thì, thú
thực, khó mà coi ông là nhà thơ lưu vong tiểu biểu nhất được.
Thứ nhất, những
từ mà Thầy Cuốc viện ra, để quàng cho [thổi] LVT, toàn là của người, và
đã trở
thành "bản kẽm", nào "vô xứ", "lai ghép", nào “dạng
háng giữa hai nền văn hóa” [cụm từ này do Gấu phịa ra, và dùng cho Lê
Văn Tài
thì thật đúng, vì thơ của ông toàn nhắm vào chỗ đó, như Thầy Cuốc ca
ngợi: Cũng
hình ảnh tương tự, trong 1 bài “thơ hình ảnh”, Octavio Paz nhìn ra cả 1
nghĩa địa di chuyển, thì Mít [LVT qua Thầy Cuốc] nhìn ra 1 rừng “cặc”
trên bầu trời!]
Trên Tin Văn,
đã từng viết nhiều về hai từ "lưu vong". Nó không có nghĩa hạn hẹp, như
là Thầy
Cuốc giải
thích:
Lưu
vong thường được hiểu một cách đơn giản là việc bị cưỡng bức rời khỏi
quê hương
để sống như một “ly khách" trên một quốc gia khác,
lòng lúc nào cũng đau đáu nhớ về cố quốc, xem chỉ nơi ấy mới là quê
hương đích
thực, là nơi duy nhất, nói theo Cao Tần, cất giấu những kho tàng quý
báu nhất
của đời mình. Không phải. Trên nguyên
tắc, người lưu vong có đến hai quê hương (dual territoriality): quê cũ
và quê
mới; nhưng trên thực tế, họ lại không sống hẳn ở một nơi nào cả: Ở nơi
này họ
lại nhớ nơi kia; nhưng cái “nơi kia” ấy, dù lúc nào cũng được thi vị
hoá, thậm
chí, thiêng liêng hoá, họ lại không thể hoặc không muốn trở về. Không
gian sinh
sống thực sự của họ, do đó, chỉ là ở trên cái gạch nối (hyphen) nho nhỏ
giữa
hai nước (ví dụ, trong cách viết người Úc gốc Việt trong tiếng Anh:
Vietnamese-Australian). Cái gạch ấy vừa nối vừa tách, vừa mở vừa khép,
là không
gian của giao thoa, đối thoại và tương tác. Trong không gian ấy, người
lưu vong
không đứng yên: Lúc thì họ lệch về phía này, lúc khác họ lại lệch về
phía kia:
Số phận của họ là số phận đong đưa. Lúc nào cũng vượt qua biên giới
(border
crossing). Vượt rồi về. Về rồi vượt. Các lý thuyết gia về Lưu vong học
(Diaspora Studies) gọi đó là tính chất xuyên quốc gia
(transnationalism); Homi
K. Bhabha thì gọi đó là không gian thứ ba (third space) hoặc không gian
ở-giữa
(in-between space). Riêng với Lê Văn Tài, đó chỉ là một cõi “vô xứ”.
Viết lách
trong cái cõi “vô xứ” ấy, giới cầm bút hình thành nên cái gọi là “văn
chương vô
xứ”:
Lưu vong là
bản chất của văn chương. Một khi bạn viết, là bạn chọn mình…lưu vong.
Nói 1 cách
thật rốt ráo, cho dù bạn chưa từng ra khỏi nhà của bạn, vào cái giờ
phút, bạn gạt
thế giới qua 1 bên, ngồi vô cái bàn viết của mình, là bạn trở thành lưu
vong!
Borges có 1 câu,
Gấu thật thú, vì nó quá đúng, thơ là để trao cho thi sĩ.
Một thi sĩ
như thế, một lưu vong như thế, dưới mắt Gấu, là Charles Simic, với chỉ
1 câu thơ.
*
Simic has a
beautiful two-line poem called
"The
Wind":
Touching me, you touch
The country that has
exiled you.
This is his vision: a man
lives in apparent intimacy with the
world surrounding him-touching and being touched by it and yet all the
while
knowing himself to be an exile, a stranger who can at best only pretend
to be
at home here. Either the poet or the wind could be the speaker, and
still the
point would be the same.
Robert Shaw
Gió
Mi sờ vô ta
Là mi sờ vô cái xứ sở đã biếm mi, đày mi,
Làm ngọn gió lưu vong
Charles Simic
Nước mưa ở Mẽo chua
như cứt mèo, như 1 anh Mít trong 1 truyện ngắn của NBT than thở.
Nó cũng là 1 tên Mít lưu vong
Đây là viễn ảnh của
anh ta: một người đàn ông sống trong 1 căn phòng, trong cái thân mật bề
ngoài,
với thế giới bao quanh anh ta - sờ và bị sờ bởi nó, tuy nhiên, anh ta
biết, anh
ta là 1 tên lưu vong, một kẻ tốt hơn hết thì phải làm ra vẻ đây là nhà
của
mình. Thi sĩ hay gió thì đều có thể là kẻ nói lên ở đây, và là gió hay
là thi
sĩ, thì cũng rứa. (1)
Gấu không đọc
được 1 câu thơ nào của Lê Văn Tài, hay nói chung "Lê Văn Mít", như câu
của Simic.
Cả bài viết
của Thầy Cuốc, toàn là cóp nhặt ý của người, rồi khoe sách vở đã đọc,
bằng cả 1
rừng tiểu chú.
Gấu không tin Thầy đọc nổi cuốn!
Viết kiểu như
Thầy, là làm khổ người đọc.
Bịp cả người, lẫn chính mình!
Đó là sự thực.
Gấu đã có lần
chứng minh, Thầy không đọc nổi 1 câu của Barthes.
Dịch 1 câu trong bài
viết. Cũng
ghi chú, cũng dòng thứ mấy, trang thứ mấy, cuốn gì, mà dịch sai hẳn
nguyên tác!
NQT
Đi tìm phê
bình gia Mít
một ai đó đã
nói thế giới này không có sáng tạo
[ờ nhẩy]
chỉ là ăn cắp
ý tưởng một ai đấy thôi
vâng. ta ăn
cắp ý tưởng nhau nghĩ rằng mình làm ra cái mới
[ba đời xạo
ke]
y phục xỏ
lui xỏ tới cũ mèm
đầu óc thủ cựu
chó không thèm nhá
HXS (1)
Ăn cắp là từ
Tin Văn hay dùng, theo nghĩa thậm xưng, cường điệu.
Đúng ra phải
dùng từ ảnh hưởng. Cũng vẫn là ăn cắp, nhưng ăn cắp của… Thầy.
Nói rõ hơn,
chỉ có mũi lõ mới có chuyện ảnh hưởng, nghĩa là, chỉ có mũi lõ mới dám
thú nhận
Thầy của tôi là ai. Mít đếch có Thầy. Ăn cắp thì có, nhiều lắm, nhưng
không
bao giờ
dám thú nhận.
Ông số 2 chôm thơ của ông số 1, có bao giờ dám thú nhận
đâu, thí
dụ.
Hồi trẻ,
nghe ông anh nhà thơ phán, nhà văn, nhà thơ Mít toàn chết non, cứ viết
xong thời
thanh xuân là ngỏm. Nghe đúng quá, nhưng phải đến khi già, Gấu mới hiểu
ra, vấn
đề trầm trọng hơn nhiều.
Mít sở dĩ không có nhà văn
nhà thơ, là vì đếch thằng
nào có Thầy hết.
Giả như có,
cũng đếch nhận.
Beckett là từ Joyce mà ra.
Chính ông cũng thú nhận.
Nhưng Thầy viết theo Thầy, trò viết theo trò, nghĩa là trong đó, có cái
của
riêng trò. Khác hẳn của Thầy.
Pinter, là từ Beckett. Thầy Nobel, Trò Nobel luôn.
Một Faulkner Nobel, đẻ ra mấy tên đệ tử, cũng Nobel!
Borges có 1
bài tuyệt vời viết về vấn nạn Thầy Trò này, TV đã dịch: Những tiền thân của
Kafka. Trong bài viết, ông đặt ngược hẳn vấn đề: Học trò khám phá
ra Thầy: Sự
thể là, mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó.
Tuyệt!
Bạn phải kiếm
ra Thầy của bạn, nếu không, không thể nào trở thành nhà văn nhà thơ
được.
Đây là một,
trong "ba búa", ông anh nhà thơ, thay mặt Trình Giảo Kim, truyền lại
cho Gấu.
Viết lách,
làm thơ đã dởm, mà lại hay lên giọng, làm sao khá được. Đâu có chịu
đọc/học.
Thành ra càng ngày càng co cụm lại. Chưa kể cái trò bịp bợm, vỗ ngực
xưng tên,
ta là nhà này, nhà nọ, thực ra là đốt dặc. Sở dĩ TV mở mục “Thơ Mỗi
Ngày”, là
hy vọng, ăn cắp thơ của mũi lõ, như 1 ông Trạng Mít, nhét hạt ngô của
Tẫu vô bìu,
đem về trồng ở Xứ Mít!
Thơ mà đến
"ba đời xạo ke" thì phải thay máu, thay "giống" cho nó
thôi! NQT
*
“Đâu có gì lạ
khi nghe trong giọng thơ của Lê Văn Tài, bên cạnh tính chất triết lý,
lúc nào
cũng có cái gì như hiu hắt.
Ừ. Thì cũng
hiu hắt như phần lớn triết lý và thơ từ xưa đến nay vậy mà.” (1)
Ý “hiu hắt”
này, Đặng Tiến đã dùng, để nói về văn phong của Võ Phiến (2)
Vừa nói đến
ăn cắp, là ăn cắp xuất hiện!
Câu thứ nhì,
cái ý "từ xưa vẫn vậy mà", là để giải thích, cái sự cầm nhầm!
Nói rõ
hơn, người viết “biết”, của DT!
Mít kêu, ăn vụng chùi mép, là vậy.
GCC không
tin, tác giả Lê văn Tài “thích” cái tít của bài viết: “Tôi tè vậy tôi
hiện hữu”!
Cũng như không tin, bạn quí của Gấu, hài lòng với nhận xét của nhà phê
bình sâu sắc
Mít, không phải thời nào cũng có, về cõi văn của “Bụi và Rác”: Mỹ học
của cái
phù phiếm!
(2)
Người ta [Đặng Tiến] nói
tới không khí hiu hắt, cô đơn trong
văn phong của Võ Phiến. Phải chăng đây cũng là một tình trạng "không
thể
lành", sau kinh nghiệm 1945? Tính cách bất toàn, luôn bám lấy một tư
tưởng
cố định, idée fixe, coi thường chính mình, của những nhân vật Võ Phiến?
Nếu sau
này, Võ Phiến có giọng viết như nói, như trò chuyện thoải mái, tôi nghĩ
đó là
do ảnh hưởng Miền Nam. Võ Phiến thời đầu không có giọng văn này.
Có thể có người cho rằng
người viết quá đáng, từ một văn phong hiu hắt, cô đơn
suy ra hậu quả một thời gian vào bưng? Nhưng hãy coi trường hợp Tam
Ích, một
Mác-xít, cuối cùng tự tử. Hãy coi trường hợp Văn Cao, sau "Mùa Thu",
đành làm một người câm, người què gánh tội. George Steiner còn đi xa
hơn, khi
khẳng định: so với phi nhân, văn chương nghệ thuật là vứt đi, kịch
Racine là
cái thá gì, so với [ngục] Bastille, thơ Mandelstam chịu nổi một giờ của
Stalin?
(The flowering of the humanities is not worth the circumstance of the
inhuman.
No play by Racine is worth a Bastille, no Mandelstam poem an hour of
Stalin)
(5). Nhìn như thế mới thấy vinh quang và bất hạnh của Võ Phiến, nhà văn
Bình
Định. Nên nhớ, ông đã có một người em theo Cộng Sản và đã tử trận. Bạn
văn cùng
một thời Bách Khoa với ông: Vũ Hạnh. Theo như người viết được biết,
"phía
bên kia" đã từng móc nối, kéo ông về với "Cách Mạng".
Vết thương không thể lành,
nhưng con người vẫn cố chữa trị,
làm sao không? Giọng văn bỡn cợt ảnh hưởng Maurois, nói trạng ảnh hưởng
miền Nam.
Nhưng Maurois không phải là người học trò duy nhất, hiểu thầy nhất của
Alain.
"Học trò cưng"của ông, phải là Simone Weil. Như Zweig, bà tự huỷ bằng
cách tuyệt thực vào năm 1943. Trong bài viết "Thánh Simone - Simone
Weil" (trong No Passion Spent, nhà xb Yale University, 1996), G.
Steiner
cho rằng khí hậu thế kỷ của chúng ta sẽ không thể hiểu được nếu bỏ qua
phần
đóng góp của Simone de Beauvoir, Hannah Arendt, nhưng trên hết vẫn là
Weil.
Trong cuộc thoại với những người chết (những nghiên cứu về những người
như
Weil), chúng ta cần đi sâu vào một Dostoevsky, và lòng từ bi bác ái của
một vị
thánh, mới có thể hiểu được một người như Weil. Bà đã từng đưa ra nhận
xét,
ngay phút đầu tiên những binh đoàn Đức Quốc Xã tiến vào Paris: đây là
một ngày
trọng đại, cho Đông Dương (cho tất cả những dân tộc bị Pháp đô hộ),
thấy hết sự
thuần khiết lạnh lùng, của một câu châm ngôn khắc kỷ. Trong lúc dân tộc
của bà
đi vào lò thiêu, Weil đã từ chối rửa tội, vì "Ca-tô-giáo La-mã vẫn quá
Do-thái" (Roman Catholicism was still too Jewish).
Khi GCC nhắc
lại ý "hiu hắt" của DT, đã phải đi thêm 1 quãng đường thật dài, để
chứng
minh.
Ăn cắp thì cũng phải làm như thế, mới đúng là ăn cắp. Đọc những câu thơ
của
LVT được trích dẫn, GCC chắng thấy hiu hắt, mà chỉ muốn tè, đúng ý, tôi
muốn tè là tôi hiện hữu, ý này, thì cũng chôm.
*
Trong cuốn tự
thuật
'Sống để kể chuyện', Garcia Marquez kể, lần đầu ông viết "Bão Lá", và
đưa bản thảo cho một người bạn, anh bạn liếc qua, rồi trề cái môi,
thuổng Antigone
của Sophocles. Ngớ người, GM đọc lại bản thảo, vừa sướng như điên vì tự
hào,
vậy là ta đâu có thua gì Sophocles, vừa đau khổ vì cái chuyện thuổng mà
không
biết là mình thuổng đó, và trước khi đưa in, chàng o bế ‘tút tít’ lại
nó, sao
cho bớt mùi Sophocles, và đi thêm một đường đề từ, nhắc tới món nợ này.
Nhưng đâu phải chỉ có
Sophocles. Những bản văn đầu tay của ông đầy mùi
Faulkner,
đến nỗi, có thể nói, ông là tên đệ tử y bát của Faulkner!
Trong trường hợp Nhớ Bướm Buồn, món nợ Kawabata thật dễ nhận.
Vào năm 1882
Garcia Marquez viết Người đẹp ngủ trên máy bay, trong đó ông có
nhắc tới
Kawabata. Ngồi ghế hạng nhất trên chiếc phản lực jet bay qua Atlantic
bế bên một
em đẹp ơi là đẹp, ngủ suốt chuyến bay, “nàng ngủ đẹp đến nỗi có những
lúc tôi
nghĩ, nàng chơi mấy viên thuốc không phải để ngủ mà để chết”, [ J'ai
toujours
cru qu'il n'y a rien de plus beau dans la nature qu'une femme belle. De
sorte
qu'il me fut impossible d'échapper même un instant à l'envoûtement de
cette
créature fabuleuse qui dormait à mon côté. C'était un sommeil si égal
qu'à un
certain moment je craignis que les pastilles qu'elle avait prises ne
soient pas
pour dormir, mais pour mourir].
Và trong lúc ngắm người đẹp
ngủ, nhân
vật kể chuyện
của ông nhớ tới Những người đẹp ngủ của Kawabata, câu chuyện
những anh
già, giầu, mất nết, trả tiền cho một má mì, để được nhìn ngắm mấy em
nhái bén
khoả thân, bị thuốc, ngủ nằm phơi chim còn dzin, suốt đêm.
Nhân vật chính trong Những người đẹp ngủ, của Kawabata, là một
anh già chỉ rình
dịp phá luật
chơi, [chỉ được quyền ngắm mà không được quyền sờ hàng,] anh già muốn
làm thịt một
em, làm cho em có bầu, hoặc ngạt thở rồi ngất đi vì bị trấn lột cái
nguyên sơ
trinh trắng, hoặc chính mình được nằm chết trong vòng tay trinh nữ!
*
Nhớ Bướm Buồn được mặc khải từ Những
Người Đẹp Ngủ của Kawabata. Nhưng
trước khi
viết nó, GM thử tay nghề của mình bằng truyện ngắn sau đây: Người đẹp ngủ
trên phi cơ.
Câu
này thật tuyệt: Tôi luôn
luôn tin rằng, trong thiên nhiên chẳng gì đẹp bằng người đẹp.[ J'ai toujours cru qu'il n'y a
rien de plus
beau dans la nature qu'une femme belle].
Gấu đã trải qua cái thú y chang
GM, nhưng tục hơn nhiều, và do đó,
sướng hơn nhiều.
Gấu đã kể chuyện này một lần rồi, để thủng thẳng kiếm, trình cho độc
giả Tin
Văn đọc chơi!
Khác với GM, người đẹp ngủ trên phi cơ, với Gấu thì là người đẹp ngủ
trên xe đò
suốt chặng đường từ Mỹ Tho về Sài Gòn.
*
Chuyến đi từ Tiểu Sài
Gòn lên San Jose
thăm gia đình bạn C, khi nghe tin ông anh mất, không ngờ làm nhớ tới
một chuyến đi, ngày nảo ngày nào, từ Sài Gòn về Vĩnh Long
Lần đó, Gấu Cái đang học trường nữ sư phạm.
Kêu Gấu xuống đóng học phí nội trú, hình như vậy.
Thường, Gấu chạy xe tới nhà HPA, ở khu Chợ Đũi. Gửi xe tại đó, lấy xích
lô ra bến
xe đò Miền Tây.
Lần về, ngồi cạnh một em nhà quê lên thành phố. Hỏi, cô nói, muốn lên
khu Xóm Dệt
Hoà Hưng, để tìm cô bạn.
Trên đường, cô để cái nón lên che đùi, và khi Gấu ‘vô tình’ đưa tay
xuống bên dưới
cái nón, thì cô lại để yên, thế là Gấu hiểu liền, cô để cái nón, để cho
Gấu dễ
bề làm ăn!
Và trong suốt chuyến xe, cô nằm lim dim ngủ, mặc cho bàn tay thằng cha
kế bên
muốn làm gì thì làm, ở bên dưới cái nón lá.
Tới bến xe, cô biểu, chiều rồi, lên Hoà Hưng chắc cũng không đủ thì giờ
tìm địa
chỉ người bạn, hay là anh cho về nhà anh ngủ đỡ một đêm, sáng mai anh
đưa em
lên trên đó.
Thế thì còn gì bằng. Thế là Gấu dặn cô đứng chờ ngay tại bến xe, rồi
lấy cái xích
lô, tới nhà HPA, lôi xe Honda ra, chạy ra bến xe đò lấy hàng, đưa về
nhà, ở
chung cư Bưu Điện số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.
Sáng hôm sau, cô nói, thôi, anh cho em ở đây thêm vài bữa nữa.
Nhưng anh phải đi làm.
Thì anh cứ đi làm. Anh khóa cửa lại, nhốt em ở trong nhà, trưa về nhớ
mang cho
em cái gì ăn nhé!
Chuyến
đi San Jose, Gấu
cũng gặp
một cô gái như vậy.
Chán nhất, là, tới bến xe gặp bạn C. đứng đợi, Gấu chẳng làm ăn gì
được.
Hơn nữa, cô gái có cô em đem xe tới rước. Gấu chỉ hỏi vội được số phôn.
Khi Gấu phôn, tính gặp lại, kiếm tí cháo, số phôn dởm!
Cái cô
gái đi cùng chuyến xe đò ở nhà Gấu đến cả chừng tuần lễ. Có vẻ như cô
không vội rời Gấu, còn Gấu thì hoảng quá, nhất là những lần mang đồ ăn
trưa về
cho cô, mi một cái, rồi bye bye, khoá cửa, đi làm, nhìn quanh, cảm thấy
hình
như hàng xóm bắt đầu nghi Gấu có chuyện mờ ám gì đó!
Thế là một buổi sáng Thứ Bẩy đẹp trời, lấy Honda đưa nàng lên Hòa Hưng,
Ngã Tư Bẩy
Hiền, nơi em nói có cô bạn cùng quê đang làm nghề dệt vải, và trong khi
em đang
ngơ ngác tìm số nhà, Gấu phóng xe chạy như bay, chẳng hề nhìn ngoái lại!
Khốn nạn thật!
Cái tay nhà văn Nhật, Mishima, sau tự sát theo kiểu kiếm sĩ, cũng
có một xen, tả một anh lính bị thương
nặng,
muốn đi mà không làm sao đi được, mắt cứ ngước nhìn mấy bà, khẩn khoản
cầu xin
một điều gì đó, và một bà hiểu ra, bèn vạch vú, cố nặn ra một giọt sữa
nhỏ
vô miệng liệt sĩ, và thế là liệt sĩ mỉm cười thanh thản ra đi!
Sến cô nương kể huyền sử Chống
Mỹ Cứu Nước, về những chàng trai Bắc Kít, sau
khi nhỏ máu viết huyết thư tình
nguyện vô Nam, thì, đúng vào buổi tối, sáng hôm sau xuất
quân, được Đảng cho gặp một 'thánh nữ', chuyên giữ nhang khói ngôi đền
thờ của Đảng, và được “khai sáng”!
Thành thử một
đấng đàn ông, khi ra đi, là chỉ muốn nhớ lại, hoặc là cái vú của bà mẹ,
hoặc là
cái bướm của một em!
Bạn chọn thứ nào? (a)
Đi tìm phê
bình gia Mít
Cho nên, xưa
nay tôi vẫn nghĩ, giờ càng chắc, rằng những người từng là học sinh giỏi
văn dưới
mái trường xã hội chủ nghĩa, có rất ít cơ may trở thành nhà văn hay nhà
phê
bình. Vì trong vô thức họ luôn luôn mong mình được chấm điểm cao theo
một
ba-rem có sẵn.
Blog NL
Được, được!
Phê bình
XHCN đã như thế, thì phê bình hải ngoại, sao?
Một trong những
nét rất hải ngoại, của mấy đấng phê bình Mít, là khoe bằng cấp, đa phần
thực, nhưng dởm, chắc cũng có, và trong số dởm này, Thầy Cuốc chắc hẳn.
Vô tình gặp trang FB của Thầy, cũng thấy khoe bằng Tiến Sĩ [đếch biết
tiến sĩ gì,
nhưng
chắc chắn, đếch phải về phê bình!].
Tụi mũi lõ không
khi nào làm chuyện này. Chúng tin vào bài viết của chúng, và hy vọng,
nó, bài
viết, thuyết phục độc giả.
Phê bình gia Mít biết chắc, bài viết như kít, thành ra, trưng
bằng cấp, để hy vọng, bớt thúi, hẳn thế?
Sự thực, ba
thứ bằng cấp mà đám này nhắc tới, và khoe um lên, không liên quan gì
tới phê bình.
Học chúng, đậu chúng, không thể nào/không phải là, có thể, viết phê
bình được. Barthes
coi phê bình là 1 bản văn choàng lên 1 bản văn, 1 thứ ngôn ngữ bậc hai.
Đâu phải
học trung học, cao đẳng, đại học, tốt nghiệp là thành nhà văn, phê bình
gia đâu.
Thầy Đạo học triết để trốn lính, để có được 1 cái nghề dậy học, nuôi
thân, liên
quan mẹ gì đến viết văn, viết phê bình, vậy mà lên giọng, thằng đó
không phải
giới khoa bảng. Barthes, ghê gớm như thế, đâu phải dân khoa bảng?
Steiner, trong
bài viết vinh danh Lukacs, phán, thật khó mà làm 1 nhà phê bình, vào
cái
thời của ông.
GEORG
LUKACS AND HIS DEVIL'S PACT
In
the twentieth century it is not easy for an honest man to be a literary
critic.
There are so many more urgent things to be done. Criticism is an
adjunct....
Và,
trong “Nhân
Văn”, ông coi phê bình gia, 1 thằng bị thiến!
Nhưng cũng
chính trong bài viết này, ông phán, chưa bao giờ cần đến phê
bình gia,
như là thời này, thời của chúng ta, những kẻ đến sau!
Sau gì?
Sau điêu tàn.
Gấu cũng nghĩ
thế!
Chưa bao giờ
Mít cần phê bình & phê bình gia như lúc này.
Điềm
11.8.2007
Nguyễn Đức
Tùng
1. Bài của
Likhachev, “Phẩm tính trí thức”, là bài rất có ích cho các nhà văn. Tôi
đặc biệt
chú ý đến đoạn nói về cách sống và phong độ của giới trí thức Nga, cũng
như đoạn
về nhà văn Solzhenitsyn. Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ
không phải
là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì
họ lớn
quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền Nam và ở hải
ngoại nên
tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết bao nhiêu
điều để học,
sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner?
Nguồn
talawas
*
Những điều
Steiner phán, về 1 nhà phê bình của thời chúng ta, thật đáng quan tâm,
như dưới
đây cho thấy. (1)
Nhưng, với
riêng Gấu, chưa đủ!
Một bài phê
bình phải được coi như 1 bản văn, một “sáng tác”, không phải 1 thứ chép
lại, trích
dẫn.
Hơn thế nữa,
nó chứa trong nó 1 “viễn ảnh”, như Gấu đã từng lèm bèm!
(1)
Chức năng thứ
ba của nhà phê bình mới thật tối quan trọng. Nó liên quan tới sự phán
đoán văn
chương đương thời. Có một sự khác biệt giữa đương thời và tức thời. Tức
thời
tóm lấy những nhà điểm sách. Nhưng rõ ràng nhà phê bình còn có những
trách nhiệm
đặc biệt với nghệ thuật chính thời đại của mình. Anh ta phải tra hỏi,
không chỉ
chuyện, hoặc là nó trình bầy một tiến bộ kỹ thuật hay một tinh luyện,
hoặc là
nó thêm vô một cú xoắn về văn phong hay chơi một đòn vụng về lên cân
não thời
điểm; nhưng còn về những gì nó đóng góp, hay lấy đi, từ những tài
nguyên nghèo
nàn của đạo đức trí tuệ. Tác phẩm này đề nghị chi, nếu nói về chuyện
cân đo
đong đếm vóc dáng, hình ảnh con người? Đây không phải là một câu hỏi dễ
nói ra,
nó còn dễ bị coi là thiếu tế nhị. Nhưng thời đại chúng ta là một thời
đại không
bình thường. Nó "lao động" dưới sức ép (stress) của phi nhân, được
kinh nghiệm theo một qui mô khổng lồ, đặc thù, và ghê rợn; và khả năng
của một
điêu tàn thì lấp ló chẳng đỗi xa. Người ta thích ban cho mình trò xa
xỉ, là chùm
chăn, đợi thời, nhưng vô phương.
*
Nguyễn Hữu
Thái, Hành trình của một sinh viên Sài Gòn từ chiến tranh đến hòa bình,
Alphabooks & NXB Lao động, 495tr., 139.000đ.
Nguyễn Hữu
Thái, từng là chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, “thức tỉnh” khi
chứng kiến
Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu. Thuộc vào nhóm trí thức tả khuynh
của Sài
Gòn thuở ấy.
Giờ đọc những
nhân vật khói lửa của một thời, chẳng hiểu sao thấy oải và nản thế.
Những lựa
chọn, tốt đẹp theo mặt này thì lại chẳng hề tốt đẹp theo khía cạnh
khác. Nhất
là khi trong hồi ký này, Nguyễn Hữu Thái tỏ ra mình rất duy cảm:
“Tôi đã leo
lên Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc nhìn về quê nhà ở tít tận phương
Nam. Từ
tầng cao Tháp Eiffel ở thủ đô nước Pháp, vọng về đất nước mình ở miền
Viễn Đông
xa tắp. Ở trên khu đồi cao điện Capitol tòa nhà Quốc hội Mỹ tại trung
tâm thủ
đô Washington, hướng về quê hương mình ở bên kia bờ Thái Bình Dương”
(tr.19)
Blog NL
[cùng entry]
Chẳng một
tên nào, bợ đít
VC, trước, hoặc sau 1975, viết ra hồn cả!
Lạ
thế!
Một đề
tài nhớn dành cho hậu thế!
Một
độc giả
trong nước, nhận xét về 1 tác phẩm, của 1 đấng Việt Kiều iêu nước, đọc,
sao thấy ngường ngượng!
Đi tìm phê
bình gia Mít
Borges
Tám Bó
A Writer Is
Waiting for His Own
Work
If you allow
me to be paradoxical-and why not
since we are among friends?-a writer is
waiting for his own work. I think a writer is
being changed all the time by his output.
So that perhaps at first what he writes is
not relevant to him. And if he goes on
writing, he'll find that those things are ringing
a bell all the time.
Note: Bài
này, Chương 7, trong cuốn "Borges tám bó", "Borges at 80": Nhà
văn đang đợi bản văn của riêng anh ta.
GCC post/dịch để tặng
những đấng phê
bình gia Mít, vì, theo như lời nguyền của Steiner, thì đấng nào đấng
đó, đều là… hoạn quan cả!
Đồng thời, để
tặng anh đầu nậu VC/MQL, chẳng biết tí tiếng mũi lõ, vậy mà chê Bùi
Giáng làm
thơ & dịch!
Mới mò ra,
trong "rừng" sách. Hóa ra là ông bạn Sóng Văn mua cho, lần ghé Miami dự
đám cưới con gái của ông, thời gian viết cho tờ “Sóng Văn”. Nhớ, ông
còn mua tặng, một cuốn tiểu luận của Brodsky.
Tks and best wishes to all there.
NQT.
Cuốn này “cũng”
thần sầu. Tính kiếm đọc lại, để so sánh “lửa” của ông mũi lõ, với lửa
"nhân ái" của
ông mũi tẹt, Quyên Di, anh của Thầy
Phúc.
Lửa của
Bachelard chẳng mắc mớ gì tới lửa của QD. Như cái tên
của cuốn sách cho thấy. Phân tâm học về Lửa.
Hay
nội dung của nó:
Preface by Northrop Frye
Introduction/Chapter I Fire
and Respect: The Prometheus Complex/ Chapter 2
Fire and
Reverie: The Empedocles Complex /Chapter 3 Psychoanalysis
and Prehistory: The Novalis Complex/ Chapter 4
Sexualized
Fire/ Chapter 5 The
Chemistry of Fire: History of a False Problem/Chapter 6 Alcohol: the
Water that Flames. Punch: The Hoffmann
Complex. Spontaneous Combustions/Chapter 7 Idealized
Fire: Fire and Purity
Conclusion
Footnotes
Làm Gấu nhớ
giai thoại, do Vũ Bằng kể, về lần ông dự hội nghị văn nghệ của VC, và
thấy cuốn
“Cai” của ông được mấy đấng phê bình VC khen tưng bừng, vì nó tố cáo
chế độ cai
tù của thực dân Pháp!
Ông ngồi, mặt mày xanh
lét, vì “Cai” của ông, là cai thuốc phiện!
Hai trường hợp y chang!
Rõ ràng là lửa
từ bi, lửa tâm linh, lửa nhân ái của QD chẳng mắc mớ gì tới lửa
của
Bachelard, qua câu thơ sau đây, cho thấy:
In the
bright crystal of your eyes
Show the
havoc of fire, show its inspired works
And the
paradise of its ashes.
Paul Eluard
Tạm dịch:
Trong cặp mắt
pha lê sáng ngời của em
Cho thấy sự tàn phá của lửa,
Những tác phẩm gợi hứng
Và thiên
đàng tro than của nó
Gấu nghi, Thầy
Phúc cũng chưa đọc cuốn của Bachelard.
Hoặc đọc ba chớp ba nhoáng, nên
nhầm chương
viết về "Rượu: Nước cháy" [Alcohol: the Water That Flames], thành "Nước
và Lửa"!
“Nước và
những giấc mộng”? Chắc là nhầm với 1 chương của cuốn sách: "Fire and
Reverie".
“Căn
Nhà”, tiểu thuyết của Nguyễn Sao Mai, viết
xong thì đứt phim, sau xb ở hải ngoại.
The Writers Post
Đi tìm phê
bình gia Mít
Indiana
University,
March 1976
Borges
Tám Bó
A Writer Is
Waiting for His Own
Work
If you allow
me to be paradoxical-and why not
since we are among friends?-a writer is
waiting for his own work. I think a writer is
being changed all the time by his output.
So that perhaps at first what he writes is
not relevant to him. And if he goes on
writing, he'll find that those things are ringing
a bell all the time.
Note: Bài
này, Chương 7, trong cuốn "Borges tám bó", "Borges at 80": Nhà
văn đang đợi bản văn của riêng anh ta.
GCC
post/dịch để tặng
những đấng phê
bình gia Mít, vì, theo như lời nguyền của Steiner, thì đấng nào đấng
đó, đều là… hoạn quan cả!
Đồng thời, để
tặng anh đầu nậu VC/MQL, chẳng biết tí tiếng mũi lõ, vậy mà chê Bùi
Giáng làm
thơ & dịch!
Đi tìm phê
bình gia Mít
Thầy Phúc
& Thầy Thục, GCC quen khi viết cho Văn Học. Chẳng có gì gọi là thù
hằn, tị
hiềm hay bất cứ gì gì, khi Gấu viết về họ.
Nhưng sau 70, thất thập
cổ lai
hy, thấy vưỡn còn sống, Gấu tự hỏi, hay là Ông Giời còn bắt mình làm
thêm ba việc
lẻ tẻ nữa, chăng.
Bởi là vì, nếu
không viết ra thì hai Thầy kể như xong nghiệp viết “phê bình, khảo
luận”, tức
là cứ tiếp tục viết nhảm như trước. Thầy Phúc thì tiếp tục quàng 1 ông
mũi tẹt
với 1 ông mũi lõ, Thầy Thục thì tiếp tục tra cứu, trích dịch, tiếp tục
viết những
bài phê bình khảo luận vô ích, khổ người viết, tội người đọc. Một khi
chính người
viết cũng chẳng hề mơ hồ cảm nhận ra, 1 cái viễn ảnh về bài viết của
mình, và ảnh
hưởng của nó, ở nơi người đọc, thì viết làm chó gì.
Cả đời Thầy Thục, viết cũng
từ trước 1975, với Gấu, chỉ là 1 đoạn đời, sau 1975, ông phải đi làm 1
cái
nghề gì
đó, để sống sót VC, đọc, thấy có cái thực, nhưng thiếu cái tưởng tượng,
nhưng
có còn hơn không.
Lại nói về viễn ảnh. Gấu
hình như đã kể về vụ này đôi ba lần
rồi. Kể lại ở đây, biết đâu hai Thầy nhận ra ý của Gấu, và biết đâu,
thay đổi lối
viết.
Bài viết Bếp
Lửa trong văn chương của Gấu, được viết ra, khi Gấu, cùng ông
bạn nhà thơ
Joseph Huỳnh Văn, ghé thăm Đỗ Long Vân, khi đó bị bắt đi lính, làm việc
tại đài
phát tín Phú Lâm, lấy bài viết Truyện
Kiều ABC cho Tập San Văn
Chương. Trong
lúc cả hai hàn huyên, Gấu bèn giở ra đọc, và từ 1 đoạn trong nó, bài
viết của Gấu
thành hình. (1)
Bài thơ Biển, mà nhờ nó, GCC
quen Hải Âu, là từ chi tiết, "cát ở đây
được con người chở từ đâu tới"
Tóm bắt khoảnh
khắc, “capture the moment”, như mấy đấng nhiếp ảnh gia phán, bài dẫn
trên: Với
nhà văn, viễn ảnh, là “khoảnh khắc” mở ra bài viết, và cũng là điểm tới
của nó.
Gấu không nhớ rõ, nhưng hình như Faulkner có phán, viết, là làm lạnh,
là làm
cho nó bất động, cái khoảnh khắc “viễn ảnh”, “đốn ngộ”, “mặc khải” cái
con mẹ gì
đó, và khi người đọc, đọc, là nó chuyển động, loé ra 1 phát, và bèn gật
gù, được,
được, thằng cha này viết, được được!
Hà, hà!
(1)
Gấu viết bài Bếp Lửa trong văn chương,
đúng là vì Joseph Huỳnh Văn là tổng thư ký Tập San
Văn Chương, để kỷ niệm sự gặp gỡ, nhưng nếu không gặp Đỗ Long
Vân, không
thể viết được bài này.
Trong một lần
lèm bèm về bài thơ Biển, Gấu
có khoe, lần được đi thăm bãi biển Wasaga, và anh
bạn dẫn đường đã nói về sự tích bãi biển giả của nó. Người ta đem cát ở
đâu đến
chỗ này đổ xuống, thế là thành cái bãi, để móc tiền cư dân thành phố
Toronto.
Bài thơ được
thành hình ở trong đầu Gấu, khởi từ ý tưởng đó.
Bài Bếp Lửa cũng vậy. Lần đó, theo
Joseph đi gặp Đỗ Long Vân,
khi đó là anh lính truyền tin
tại Đài Phát Tín Phú Lâm, xin bài viết Truyện Kiều ABC. Hình như Gấu
đứng ngay
đó, đọc loáng thoáng, vớ được câu này:
Cái mới nếu
có chẳng qua là ở trong một cách đọc…
Và Gấu biết,
bài viết kể như xong: Ta sẽ đọc Bếp
Lửa ở mức không độ của nó, vứt mẹ tất cả
vào sọt rác, nào ý thức lạc loài, nào thân phận nhược tiểu, nào
Malraux...
Trong một lần
đi cùng NTiV lên Montreal, nhậu với một tay chuyên về điện ảnh, tay này
cho biết,
có một người bạn không hề bỏ một bài Tạp Ghi nào của Gấu [khi đó viết
cho NMG,
trên tờ Văn Học], nhưng Gấu đoán, ông bạn này là chính ông ta.
Trong lúc nhậu,
chủ nhà hỏi Gấu, anh viết một bài viết như thế nào. Và Gấu trả lời, tất
cả những
bài viết của Gấu đều là cóp nhặt, đều là kết hợp của đủ thứ hầm bà
làng, cho đến
khi Gấu có được một cái "vision" choàng lên tất cả.
Với bài Biển,
"vision" của nó, là chi tiết về cát.
Với bài Bếp
Lửa, cái vision của Gấu chiếu về cuốn của Barthes: Độ không của cách viết.
Bài viết Bếp
Lửa kết thúc bằng câu:
Người ta có
thể đọc hoài một cuốn sách, nhưng không chỉ có một cách đọc cuốn sách
đó.
Nếu người viết
có một "viễn ảnh" về bài viết, khi viết, thì người đọc, cũng có một
viễn ảnh, về bài viết, khi đọc.
Đọc một bài
thơ, bài văn, như thế nào?
Hãy đọc nó,
như là một viễn ảnh, của riêng bạn, về nó.
Và như thế,
viễn ảnh còn là chìa khoá, password của riêng bạn, để mở ra bài viết
Có lẽ, chẳng
ai có thể dậy bạn, đọc một bản văn.
Có thể, có
những gợi ý, nhưng đọc nó như thế nào, là tùy ở bạn. (a)
Nhiều khi, viễn ảnh của
bài viết, lại
chính là do độc giả, qua vai trò của 1 nhà điểm sách, nhà phê bình bậc
thầy, đem
đến cho chúng ta.
Ở đây, GCC muốn tôn vinh Prospero: Cái
viễn ảnh bài thơ, như là 1 cú nói Không, với tận thế, của ông, mà chẳng
khủng
sao:
Szymborska Vermeer
Prospero viết
về nữ hoàng truyện ngắn Nobel 2013, mà chẳng tuyệt sao: Giả tưởng thứ
xịn thì
giống như 1 thứ gương soi, nó cho chúng ta nhìn thấy chúng ta, qua cuộc
đời của
những người khác.
Too much happiness
The best fiction acts as a kind
of mirror, showing us to ourselves
through the lives of others. This is one of Ms Munro’s greatest gifts.
“Millions of readers pick up an Alice Munro story and react with a kind
of
galvanized self-recognition,” marveled Jane Smiley, a novelist and Man
Booker
judge chairman, when she presented the Man Booker international prize
to Ms
Munro in 2009. This was the first time the award went to a short-story
writer.
Books such as "The Progress of Love" (1986), "The Love of a Good
Woman" (1988) and "Runaway" (2004) cemented Ms Munro's reputation
as a writer capable of reinventing a seemingly tired form. Her stories
play
with structure and theme, even as they evoke a deeply felt
realism.
Giả tưởng thứ
xịn thì giống như
1 thứ gương soi, nó cho chúng ta
nhìn thấy chúng ta, qua cuộc đời của những người khác. Đó là một trong
những
tài năng lớn lao nhất của Ms Munro. "Hàng triệu độc giả cầm một cuốn
truyện của Alice Muno lên, và nó như 1 thỏi nam châm, làm người đó nhận
ra
mình”, Jane Smiley, tiểu thuyết gia và là chánh chủ khảo Man Booker,
khi trao
giải thưởng này, 2009, cho Ms Munro, rạng rỡ phán. Đó là lần thứ nhất
giải về
tay 1 tác giả chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm như "The Progress
of
Love" (1986), "The Love of a Good Woman" (1988) và
"Runaway" (2004), làm danh tiếng của bà trở thành bất hủ, vĩnh viễn:
một nhà văn tái phát minh, làm sống lại, một thể dạng văn học
đã... mệt
nhoài: truyện ngắn.
Đi tìm phê
bình gia Mít
Nhà văn, nhà thơ sử dụng
ngôn ngữ để
viết về đời thường. Đối tượng của họ là đời thường. Phê bình, sử dụng
ngôn ngữ
để viết về…. ngôn ngữ.
Barthes bèn phân ra hai thứ ngôn ngữ. “Ngôn ngữ bậc 1” là của nhà văn.
“Ngôn ngữ
bậc hai”, hay "siêu ngôn ngữ", là của nhà phê bình. Ông coi bài viết
của nhà phê bình, là 1 bản văn choàng lên bản văn.
Mọi tiểu
thuyết gia, mọi thi sĩ, múa may quay cuồng với những đường
đao thế kiếm dựa trên bất cứ một lý thuyết văn học gì thì gì, tựu chung
cũng là
để nói về tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy [nguyên văn: để nói về những sự
vật, và hiện
tượng, to speak of the objects and phenomena], cho dù những thứ này là
do tưởng
tượng, ở bên ngoài hoặc là có trước ngôn ngữ: thế giới hiện hữu và nhà
văn nói:
đó là văn chương. Sự vật, hay đối vật, the object, của phê bình khác
hẳn: Đối vật
của phê bình không phải là "thế giới" nhưng mà là một bài viết/nói, a
discourse, bài viết nói đó, là của một người nào đó: phê bình là một
bài viết/nói
về một bài viết/nói; nó là một ngôn ngữ bậc hai, hay, một siêu ngôn ngữ
(như những
nhà lý luận gọi). Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn
ngữ bậc
nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ
phê bình
phải đụng (deal) với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình
với ngôn
ngữ của tác giả được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với
thế giới.
Chính sự "đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, cái
gọi là phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình thật giống
với một
hoạt động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự
phân biệt
giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ. (1)
Thế nào là 1… bản văn?
Theo GCC, nó là 1 cái gì mà bạn sáng tạo ra, trong đó, có cái gì của
riêng bạn,
đếch chép từ sách vở, từ net xuống được.
Nhìn như thế, thì Mít đếch cho phê
bình. Không có phê bình gia luôn, tất nhiên!
Bài viết của ông, "Phê Bình Là Gì", quá quan trọng, Tin Văn đã giới
thiệu với độc
giả, là cũng để cho mấy Thầy chuyên viết phê bình, rảnh rỗi ghé mắt đọc.
Đi tìm phê
bình gia Mít
Cái thảm họa
đếch rành tiếng Mít ở “vài” diễn đàn của dân Mít lưu vong, khiến GCC
ngộ ra 1 điều
là, bạn học tiếng Anh, tiếng U, là để trau giồi, kiện toàn tiếng Mít!
Bộ "sậu" của mấy
diễn đàn này, nhờ vượt biển, nhờ lưu vong nước người, nhờ học trung
học, đại học
nước người, giả như viết văn bằng tiếng nước người, thì sẽ đúng như
Rushdie phán,
viết văn bằng tiếng Anh là hoàn tất tiến trình giải phóng của “chúng
ta”, tức lũ
da màu như ông, viết văn bằng tiếng của tụi mũi lõ.
Và quả đúng
như thế thật. Như GCC đã từng viết khi còn cắp rổ theo hầu Sến Cô
Nương, ở 1 sạp
hàng, ở Chợ Cá Bá Linh:
Salman Rushdie, một trong những
đứa con của giờ Tý thì cho rằng,
muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải
viết
văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông viết:
Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng
ta.
Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng
Anh. Con
cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng.
Phải chấp
nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch",
traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au
de-là", dẫn (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn,
chúng
ta đều là những con người "bị dịch" (nous sommes des hommes
"traduits").
Cho dù ‘dịch là chết ở trong hồn một tí’, ông vẫn khăng
khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!
Do
viết văn bằng tiếng Mít, cái thứ tiếng mấy đấng này thực sự không rành,
thành
ra đến cái tên của diễn đàn đã cực nhảm [Bạn thử gõ Google
coi có diễn
đàn nào đặt tên cho nó, tên của 1 thằng cha cầu thủ đá banh... Hậu
Vệ?], và,
không làm sao giới thiệu tới độc giả Mít văn hóa thế giới, do dốt tiếng
Mít -
tiếng Mít, GCC lập lại- tiếng nước người, thì chưa tới mức "hoàn
tất
tiến trình giải phóng", thế là cứ dở dở ương ương, chẳng ra làm sao cả.
Mười
năm rồi lại mười năm nữa, vũ như cẩn!
Đây là 1 sự thực, đừng nghĩ là GCC chọc quê. Đám này rồi cũng vô dụng,
như bao
nhiêu năm nay, vô dụng, bất tài.
Rồi
tới mấy đấng cộng sự, đa số lâm tình trạng, đếch có tí
sáng tạo,
cứ tưởng có được mảnh bằng của tụi mũi lõ, là thành ông/bà phê bình
gia!
Thế là,
phê bình gia xuông thôi, đếch
được! Phải cử nhân, tiến sĩ phê bình cơ!
Có lần GCC hân hạnh được đọc cái danh
thiếp của 1 nhà thơ, Ông Số 2, chức năng thi sĩ của ông, ở dưới đáy,
đội cả
1 rổ bằng cấp của những Đại Học, của cái nước đã từng nhận ông, nhưng
ông chê,
sau chuồn qua Mẽo làm Trùm bộ lạc Cờ Lăng.
Chính ông
ta cũng đâu có
coi
thơ ra cái đéo gì đâu, làm sao làm thơ hay cho được!
Đi tìm phê
bình gia Mít
Vào cái thời
của Gấu, thì Gấu làm 1 thằng bồi bàn.
Hà, hà!
Quả là như
thế thực. Nhờ bà cô, me Tây, ở bên Tây, nghe thằng cháu lấy được cái
bằng Trung
Học, mừng quá, bèn tháng tháng gửi tiền về, thế là anh cu Gấu bèn đóng
vai 1 học
sinh thực thụ, trọ học bên Thủ Thiêm, rồi chơi luôn hai cái bằng Tú
Tài, vô Đại
Học Khoa Học, do đếch có tiền mua sách, bèn bỏ ngang thi vô Bưu Điện,
ra trường
làm thằng thợ sửa máy. Mấy đấng bạn quí, đều học sau Gấu cả, và đều
chọn Triết,
vì dốt Toán, và vì học Triết dễ đậu, không sợ rớt.
Rớt đi lính, chết
sao?
Gấu có may lớn
nhất, là học nhanh quá, học xong xuôi, đi làm rồi thì mới có cái trò
hoãn dịch
vì lý do học vấn, theo với đà chiến tranh leo thang.
Mấy đấng Thầy,
như Thầy Đạo chê, thằng đó không phải dân khoa bảng, là lý do đó. Gấu
có bằng,
nhưng đếch phải bằng Triết như mấy Thầy. Nhưng thử hỏi, mấy Thầy có
bằng Triết,
có viết được cái gì như Gấu không?
Đây là 1 vấn
đề nghiêm trọng. Đừng nghĩ là Gấu chọc quê.
Tất cả
cái đọc, cái viết của Gấu không liên quan đến vật chất, đến mảnh bằng,
đến hoãn dịch. Gấu
ra trường, đi làm, rồi làm thêm cho UPI, chẳng phải lo cái chó gì, có
tiền là
mua sách, là đọc, cái gì thích thì đọc, tác giả nào cần đọc là đọc. Gấu
đọc để
hiểu thời của Gấu. Để mê văn chương nữa chứ, hà hà! Bởi thế, Gấu đọc
Lukacs, Lefebvre, thí dụ. Các đấng
bạn đọc/học,
để lấy bằng, để khỏi chết về cuộc chiến.
Những đấng tinh anh của Miền
Nam, đa số
học để trốn lính, sau có thằng nào ra hồn đâu?
Học cho giỏi, để được du học, trốn lính, mê VC, không có lấy 1
tên nào
thương xót cho cái Miền Nam bị VC ăn cướp hết.
Nhục như chó cả, chứ đâu có gì mà hãnh diện?
Cái chuyện
trước 1975 mê VC thì còn có lý, sau 1975, vưỡn mê VC, thì đéo làm sao
hiểu được!
Hơn thế nữa, không 1 tên nào làm được như Jane Fonda, tôi lầm, và mang
cái lầm
cái lỗi của tôi qua bên kia nấm mồ.
Có tên Miền Nam bợ đít VC nào nói
được câu
nói đó không?
Que
philosopher, c’est apprendre à mourir.
Rằng, triết
là học chết.
Montaigne
Steiner trích
dẫn, trong Nhân Văn.
Mấy đấng
bạn
quí của GCC, toàn dân Triết, nhưng chỉ để trốn lính, mỗi năm phải làm
sao lên lớp,
làm sao lấy cái bằng, ra làm Thầy, rồi quên mẹ Triết. Có đấng nào viết
cái gì về
Triết? Thầy Đạo đâu viết Triết mà là “tiểu thuyết hóa” Heidegger, đăng
dài dài
trên Gió O!
Đi tìm phê
bình gia Mít
"Bếp
Lửa" in TSVC
“Bếp Lửa” cực
bảnh ở chỗ, TTT sử dụng "thi ảnh" [ảnh tượng] nhiều hơn "ẩn dụ",
để “miêu tả”. Trong bài viết từ hồi đó, 1972, GCC đã nêu ra vài thí dụ,
để chứng
minh, và còn đi vài đường tiểu chú, để ‘khiêm tốn” viết về tài năng của
ông anh
nhà thơ.
Những câu tiếng Tây, ở phần phụ lục, là từ La Poétique de
l'esapce của Bachelard.
Cái hay/dở của ẩn
dụ, như trong phần tiểu chú, GCC đã chỉ ra, là, không có nó, đếch có
văn
chương; nhưng lạm dụng nó, là giết văn chương. Nước chở thuyền, nhưng
nước cũng lật thuyền.
Người lạm dụng ẩn dụ, và luôn cả,
từ ngữ, là Mai Thảo.
Văn của ông thật "kiêu sa", như những em ca sỡi phòng trà,
nhưng “thùng rỗng kêu to”, đếch có thứ nhan sắc, mộc mạc, với những từ,
mộc mạc, trong truyện MT.
Còn nhớ, một nữ tác giả,
cũng cực nổi tiếng thời đó, đã vinh danh Mai Thảo, 10
ngón tay, mỗi ngón tay là 1 tháp bút.
Tuyệt!
Cái hay nhất của ông, là cái dở
nhất của ông.
Trong 1
bài
viết của báo nhà [Toronto, số mới nhất, dưới đây, The Birth
of Art]
có bài về Nabokov, thật tuyệt, và cũng nói tới ẩn dụ, “The Metaphor of
Loss in
Nabokov's Speak, Memory”. TV sẽ cố gắng
dịch và giới thiệu, cùng hai bài khác nữa, cũng trong báo đó,
những số
cũ, một về Walter Benjamin, và một về The
Great Gatsby
Đi tìm phê
bình gia Mít
Cuộc
phiêu
lưu của chữ
THT
Tác giả bài
viết không phân biệt được “thi ảnh”, image
poétique với "ẩn dụ", métaphore.
Ngay cái tít
là đã hỏng rồi, bởi là vì, không phải giống dân nào cũng có chữ. Nếu
không có
chữ, làm sao… phiêu lưu?
Vấn đề “ẩn dụ
vs thi ảnh” này, đã được Bachelard đi cả... vài cuốn sách, trong
có 1,
trực tiếp liên
quan đến đề tài tác giả bài viết đề cập, là cuốn “Thi tính của không
gian”, "La
Poétique de l’espace”.
Một
đứa trẻ sử dụng trí tưởng tượng, tạo ra những thi ảnh, khi nhìn sự vật,
thế
giới.
Chúng không hề biết ẩn dụ là gì, vì ẩn dụ cần đến tri thức.
Khi
dùng
“bóng hồng”,
“quần hồng”, để chỉ giai nhân, “cánh buồm” để chỉ con tàu, thì đó là
những ẩn dụ.
Thi ảnh không cần tri thức, mà cần trí tưởng tượng.
GCC đã sử dụng
ý niệm của Bachelard, áp dụng vô văn TTT, khi đọc cuốn Bếp
Lửa của ông, từ hồi còn Xề Gòn [1972, trên tờ tập San Văn Chương].
BL gồm những câu thơ. Và "thơ" ở trong đó, không phải “ẩn dụ”,
mà là "thi ảnh". “Buổi sáng sớm tinh sương như 1 vết thương mới lên da
non”, là
1 thi ảnh, thí dụ.
Roland
Barthes cũng đề cập tới đề tài này, khi viết “Món quà
tuyệt vời”, thí dụ.
Khi viết “Không độ của cách viết”, là ông
mơ tưởng một cách viết ở không độ, bỏ hết mọi hình thức tu từ, 1 thứ
"văn chương - cách viết-
trắng", "trung tính", neutre.
Và đó là cách viết của Camus, khi viết
Kẻ Xa Lạ.
Từ “figure”,
thường được dịch là "hình tượng".
Không chỉ
Barthes, Bachelard, mà Genette cũng đụng tới đề tài tu từ. Hình tượng
I, Hình
tượng II, Hình Tượng III, ông đi cả 1 lô.
Barthes
trong bài viết đã dẫn, chỉ ra hai “figure” thường được nhắc tới, là ẩn
dụ và
hoán dụ, metaphor and metonymy.
Figures I
Gérard Genette
Hệ
thống ký hiệu học, trong đó, từ cánh
buồm có thể được sử dụng để chỉ con tầu, thì là một hình tượng; hệ
thống ký hiệu học bậc hai, trong đó, một hình tượng, như là sử dụng từ cánh buồm để chỉ con tầu, có thể được sử dụng để chỉ
thơ, thì đó là Tu từ pháp.
Hay
thật tàn nhẫn:
[(voile
= navivre) = Poésie ] = Rhétorique
[(cánh buồm = con tầu) = Thơ] = Tư từ pháp
[Bạn
nghe âm "buồm", thì nghĩ ngay đến "tầu", hay nghĩ ngay đến... "bướm"?]
Ba cái
'nhảm nhí' này, Gấu đọc, ngay từ khi mới lớn, chán thế, qua Gérard
Genette, trong cuốn Hình Tượng I,
Figures I.
Ông
này, cũng lại một ông thầy của Gấu.
Gấu đọc Roland Barthes, rồi nhờ đó, mò ra ông.
Những bài viết trong Figures I,
bài nào cũng thật bảnh.
[Từ từ
TV sẽ đi vài đường về Thơ, trong khi chờ đi luôn!]
Đành phải giới
thiệu Genette, rồi mới viết tiếp về Bùi Giáng được.
Trong một bài viết về
ông bạn quí của Gấu, thời đó đó, Gấu có chôm một ý của Genette, về một
anh chàng vô thư viện kiếm một cuốn sách, không thấy, bèn viết một cuốn
khác.
Ý này của Genette, nhưng có thể ông lấy từ Borges, và nó liên quan tới
tác giả, tác phẩm, đạo văn, đạo viếc:
“Tất cả những tác phẩm thì là tác phẩm
của chỉ một tác giả, vĩnh hằng, và, vô danh”
[On a établi que toutes les oeuvres sont l’oeuvre d’un seul auteur, qui
est intemporel et anonyme]
Lần, mấy ông Trời con tố cáo
một tay trong nước đạo văn dịch của mấy ổng, Gấu đã tính lôi ra
lèm bèm, nhưng thấy chẳng đáng!
Viết 1 bài điểm
sách, hay cao hơn tí nữa, 1 bài essay, có cái gì tương tự giải 1
bài toán,
chứng minh 1 định lý. Bạn phải có cái viễn ảnh về bài viết của mình,
giống như
cái định lý, cái kết luận của 1 bài toán. Thuật ngữ Toán thời Gấu còn
đi học, là
CQFD: Ce qui fallait démontrer: Đó là điều cần chứng minh.
Để chứng minh, thì có
những giả thiết. Thí dụ, bài ra, cho 1 tam giác cân, thế là anh học trò
biết
ngay, ta có 1 tam giác, hai cạnh bằng nhau, hai góc đáy bằng nhau.
Cũng thế với
1 bài điểm sách, bài essay. Người viết phải có cái viễn
ảnh, về tác
giả mình viết, về vấn đề mình nêu ra, và sau đó, đi tìm những giả
thiết,
và giả
thiết ở đây là những trích dẫn. Bài viết của Thầy Thục,
chỉ có những trích dẫn, loạn cào cào, chẳng biết để làm gì!
Thầy
thường
viết như vậy.
Nhiều bài viết như vậy.
Chán thế!
Bởi là vì, 1
bài viết, dù là cái thứ gì, thì cũng phải có 1 cái gì đó, của
riêng minh.
Không thì đừng
viết. Khổ người viết, mất công lôi cả 1 đống sách ra để mà trích dẫn.
Tội cả người
đọc.
*
Thơ là tâm hồn
khánh thành một hình dáng
La poésie
est une âme inaugurant une forme
Trong thi ảnh,
tâm hồn nói, có ta.
En une image
poétique, l'âme dit sa présence
Không có
thơ, nếu không có sáng tạo tuyệt đối
Il n’y a pas
poésie s’il n’y a pas absolue création
Pierre-Jean
Jouve
[Bachelard
trích dẫn, trong bài Intro cuốn
Thí tính của Không gian]
Bạn phải “bảnh
như thế”, khi viết 1 bài viết!
Phải có cái của riêng mình ở trong đó, cái mà nhà
thơ Tẩy kêu là “sáng tạo tuyệt đối”.
GCC khiêm tốn hơn, như vẫn từng khiêm tốn,
gọi, đó là viễn ảnh của 1 bài viết!
Nếu không có cái đó, thì
chỉ là một con vẹt!
Cái sự lầm lẫn
của Thầy Thục, không làm sao phân biệt được thi ảnh với ẩn dụ, là từ
tâm lý học
cổ điển, như trong bài Intro của cuốn La
Poétique de l’espace chỉ ra:
Tâm lý học cổ
điển vờ “thi ảnh”, vì lầm nó với ẩn dụ. Vả chăng, cái từ “image” thì
nặng những
lầm lẫn, lourd de confusion… Cái gì cũng hình ảnh! Đâu đâu cũng hình
ảnh, ngoại
trừ điều này, đếch ai nói ra, nó là sản phẩm trực tiếp của tưởng tượng,
le
produit direct de l’imagination.
Brodsky
smoked his way through the rest of that cigarette. Then, he stubbed it
out. Lit
another.
At length, he said, “Because, someday, if you are sent to a prison
camp—the
poetry you carry in your memory may be your entire world. So, we must
choose
well what world we will carry, no?” (1)
Một
ngày nào đó, nếu bạn bị đi tù VC, thơ mà bạn mang theo trong
đầu có thể sẽ là trọn thế giới của bạn.
Cái
sáng tạo tuyệt đối, như thế, đối với Mít, còn bảnh
hơn nhiều, so với câu phán của anh thi si Tẩy!
*
Một trong những
thủ pháp viết phê bình của Thầy Phúc, là quàng 1 ông mũi tẹt với 1 ông
mũi lõ.
Và ông mũi lõ, thì thường là 1 tay khổng lồ, và độc nhất vô nhị, ngay
cả ở xứ
mũi lõ. Thí dụ Vũ Khắc Khoan, thì vớ ngay Beckett, và bắt hai ông làm
bạn với
nhau. Với Quyên Di, thì bắt làm quen với Bachelard, 1 triết gia thần
sầu của Tẩy.
Ấy là vì, theo Thầy Phúc, Quyên Di đã từng viết về Lửa, như… Bachelard!
Theo như 1 bài viết trên Hậu Vệ, thì Quyên Di là anh ruột của Thầy
Phúc.
GCC cũng đã từng quen 1
ông Quyên Di, từ Việt Nam, trước 1975. Ông này có làm
báo, Gấu đã từng cộng tác, và còn làm xb, Gấu cũng đã từng dịch sách
cho ông, 1
cuốn của James Hadley Chase, lấy tình tiết Việt Nam, nhưng chưa kịp in
thì đứt
phim.
[Note: GCC
nhớ lộn. Nguyễn Trọng Khôi mới cho biết, đó là Hoàng Yên Di, vẫn còn ở
Việt
Nam]
Tks. NQT
Trẻ con đã
mang sẵn khả năng [ví von]: một đứa bé diễn tả một “cục pin”
(flashlight
battery) là một “túi ngủ cuộn lại và sẵn sàng đi đến nhà một người bạn”
(a
sleeping bag all rolled up and ready to go over to a friend’s house);
một “lược
chải tóc” (hairbrush) là một công viên đầy cỏ; baldness (sói đầu) = một
cái đầu
đi chân không (a barefoot head)…
THT
Những ví von
này, là những thi ảnh, "sản phẩm trực tiếp của tưởng tượng"
Trẻ con nào mà làm sao "mang sẵn khả năng ví von"?
Trên TV Gấu
có kể về 1 thằng cu Tý, con bà thổi cơm tháng, thời gian Gấu trọ học ở
bên Thủ
Thiêm, cùng bạn Hàm [Phạn Văn Hàm]. Thằng bé thật kháu. Gấu bế nó lên,
chỉ trái
bầu trên giàn, và hỏi trái đó giống cái gì. Thế là nó bèn tưởng tượng,
giống cái này,
giống cái kia, giống cái chai…
Gấu gặng hỏi tiếp, cái chai giống cái gì, thằng
bé bèn chấm dứt cuộc tra hỏi bằng câu trả lời:
Giống 1 cái
chai khác!
Trong bài
viết
về Bếp Lửa trong văn chương, Gấu viện Michel
Foucault, chỉ để diễn tả, đúng câu thằng nhóc phán, khi
ông cho rằng kẻ điên là kẻ bị vong thân trong trò chơi tương tự, cái gì
cũng giống
nhau hết.
Thời Hy La, con người ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật. Nhưng thời
đại hoàng kim của những thi sĩ không cần thi ca, nhà văn không văn
chương, "écrivains
sans littérature" [Roland Barthes] đã qua. Văn chương sau này bắt đầu
bằng cơn điên
cuồng gọi tên sự vật, la rage de nommer, với sự tiếp tay của con quỉ
tương tự [le démon de
l’analogie]….
Đi tìm phê
bình gia Mít
Một trong những thủ
pháp viết phê bình của Thầy Phúc, là quàng 1 ông
mũi tẹt với 1 ông mũi lõ. Và ông mũi lõ, thì thường là 1 tay khổng lồ,
và độc nhất vô nhị, ngay cả ở xứ mũi lõ. Thí dụ Vũ Khắc Khoan, thì vớ
ngay
Beckett, và bắt hai ông làm bạn với nhau. Với Quyên Di, thì bắt làm
quen với
Bachelard, 1 triết gia thần sầu của Tẩy.
Ấy là vì, theo Thầy Phúc, Quyên Di đã từng viết về Lửa,
như… Bachelard!
Theo như 1
bài viết trên Hậu Vệ, thì Quyên Di là anh ruột của Thầy Phúc.
GCC cũng đã từng quen 1 ông Quyên Di, từ Việt Nam, trước 1975. Ông này
có làm
báo, Gấu đã từng cộng tác, và còn làm xb, Gấu cũng đã từng dịch sách
cho ông, 1
cuốn của James Hadley Chase, lấy tình tiết Việt Nam, nhưng chưa kịp in
thì đứt
phim.
Nhà văn nào
mà chẳng nhìn vô cái cỏn con, tầm thường, khám phá ra cái không tầm
thường? Bởi
thế mới có câu “chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương”.
Còn những
lèm bèm về Lửa, của ông anh ruột, thì quá tầm thường, vậy mà quàng với
của
Bachelard!
Viết như thế, quàng như thế, là làm nhục mũi tẹt chứ đâu có phải là
vinh danh chúng?
Nói ra thì kêu
là khoe khoang, Bachelard, GCC đọc những ngày vừa bước chân vô… Quán
Chùa (b). Ông
là triết gia, là thi sĩ. Thứ bậc nhất. Sợ rằng Thầy Phúc cũng không đọc
nổi. Bởi
vì nếu đọc, và đọc nổi, đã không gán ghép cà chớn như thế. Y chang
trường hợp để
Beckett đứng chung với VKK.
Lửa của QD,
thua lửa của… Kiệt, trực tiếp từ
Bachelard, từ... Đà Lạt, mà ra!
Flamme seule, je suis seul
Bruler seule, rêver seul
Grand symbole, double symbole incompris
Le premier pour la femme,
toute brulante, doit rester seule, sans rien dire;
Le second pour l'homme taciturne qui n'a qu'une solitude à offrir.
(1)
Trong một đêm anh đọc đoạn
trên trong một quyển sách mỏng của Bachelard,
chép lại cho em đọc đỡ buồn. Câu đầu là thơ của Tzara. Đoạn sau quãng
diễn của Bachelard - philosophe già, tóc trắng
xóa, tâm trí thơ mộng vô cùng. Anh có ý lấy đoạn này để cho Mắt Bão. Em thích không ?
Thư gửi đảo xa (a)
(1)
Ngọn lửa cô đơn, tôi cô đơn
Cháy một mình, mơ mộng một mình
Biểu tượng lớn, biểu tượng kép không được thấu hiểu
Cái thứ nhất là cho người đàn bà,
Cháy rạng ngời, phải một mình, không nói gì
Cái thứ nhì, cho người đàn ông lầm lì
chỉ có nỗi cô đơn của mình để dâng hiến
Kiệt buộc miệng kêu: A,
cháy rừng. Chốc lát nữa, ngọn núi sẽ bốc lửa tỏa rực một vùng. Chàng
ngây sững đón chờ cảnh tượng. Lửa thiêu hủy cây cối trong đêm sẽ soi
tới chỗ chàng đứng. Tàn lửa và tro than, gió cũng thổi bay tới.
Thêm những đám lửa nhỏ rải rác bập bùng nhưng đám lửa đầu tiên không
lan rộng. Mặc dầu sự mong mỏi của Kiệt, đám cháy trên triền núi không
xẩy ra. Đêm ít gió. Những chùm lửa cách biệt, lơ lửng rồi lụi tàn.
Kiệt đứng như trời trồng.
Hai người từ phòng chiếu bóng ra qua lưng Kiệt trên bãi cỏ. Họ không
chú ý đến Kiệt, bàn tán chê bai cuốn phim xem bỏ dở nửa chừng.
Kiệt tưởng tượng tiếng nổ lách tách của những thân cây khô già khi bị
lửa bám đốt. Trong mắt Kiệt rập rờn bóng lửa trên núi.
Chàng thật cô đơn.
Kiệt sống lại đêm tháng sáu Bắc Âu, đêm mùa hè của miền lạnh lẽo với
mặt trời cháy suốt đêm trên đầu núi. Người ta kéo nhau ra đồng, ăn
uống, ca hát, khiêu vũ, ngắm mặt trời đêm nguyên hình một khối đỏ ối.
Năm ấy Thùy tốt nghiệp, hai người rủ nhau sang chơi Thụy Điển, Đan
Mạch, Na Uy trong dịp hè. Cả hai người đều còn trẻ. Đêm hội mùa hạ, họ
nằm bên đống rơm, ngây ngất trước khối lửa lạ lùng, hôn nhau, và yêu
nhau. Đó là đêm tân hôn.
Kiệt thấm thía nỗi cô đơn. Và Thùy hiểu lẽ yếu đuối cần được phủ ấp. Họ
yêu nhau lần thứ hai lúc nửa đêm. Mặt trời đã lên đỉnh như chiếc bóng
lửa tròn xoay. Hơi ấm gờn gợn giá. Văng vẳng bên tai Kiệt một khúc ca
yêu đời của Grieg. Chàng ghé tai Thùy thì thào:
Flamme seule, je suis seul. (2)
Đêm nay chàng sống lại nỗi cô đơn, trong cảnh trơ trọi.
Còn Thùy? Dường như nàng đã quên bặt khối lửa đêm ấy hoặc nàng chỉ còn
thấy chiếc bóng của nó ghi trong ký ức như thấy hình chụp trên tấm bưu
thiếp giữ làm kỷ niệm.
Nàng quên bẵng sự yếu đuối, nhỏ nhoi, tuyệt vời của nàng.
Một chủ nhật khác
(b)
GCC đọc Bachelard, và bèn
áp dụng vô đọc Bếp Lửa, coi
những câu văn ở trong đó, là những câu thơ, và trong thơ của TTT hình
ảnh thơ, hay dùng chữ của Bachelard, thi
ảnh, lấn lướt ẩn dụ.
Trong Thi tính của không gian, tức cuốn
sách trên, trong bài Dẫn, Intro,
Bachelard viết:
Tâm
lý học cổ điển không bàn [traiter] về thi ảnh, image poétique, thường
rất bị lầm [confondu] với hình ảnh, image. Vả chăng, nói chung, thì
hình ảnh cũng đã nặng những lầm lẫn, confusion, trong những tác phẩm
tâm lý: người ta nhìn những hình ảnh, người ta sản xuất [reproduit]
những hình ảnh , người ta giữ những hình ảnh trong trí nhớ.
Hình ảnh ở khắp mọi nơi, trừ ở đây: nó là sản phẩm trực tiếp của sự
tưởng tượng, un produit direct de l’imagination.
…
Chúng tôi đề nghị, ngược lại [ngược lại
với Bergson, ở đây] coi tưởng tượng như là sức mạnh chính, trưởng,
puissance majeure, của bản chất con người.
Gaston Bachelard
Những câu văn ở trên,
trích từ Bếp Lửa, chúng đều là
những câu thơ, với "cái nền" thi ảnh, thay vì ẩn dụ.
*
Những phát
giác về Lửa của QD, một người bình thường đều biết, chẳng cần đọc
Bachelard.
Chính vì thế mà Thầy Phúc mới đi 1 câu, tôi có cảm tưởng "ông anh ruột
tôi" chưa đọc Bachelard!
Và nếu như
thế, Thầy Phúc bệ Bachelard ra ở đây, là để trộ thiên hạ.
Đây là
nét nổi bật của cuốn sách của ông. Đa số
những thằng mũi lõ thì đều được ông viện ra để khoe, như mấy em chân
dài khoe
hàng hiệu. Bachelard ở đây thì cũng như cái túi xách tay hiệu Vuilton.
Đó là sự thực.
Có thể, độc giả nhiều người cũng nhận ra điều này, nhưng chẳng ai thèm
nói tới.
Đó là lý do đếch có phản hồi, "viết cứ như viết vào hư vô", mà NMG đã
từng than
thở.
Gấu nhớ là,
lần đầu qua Cali, 1998, gặp băng Văn Học, gặp Thầy Phúc, Thầy có khen
Gấu 1 câu,
đại khái cái ý là, ông đếch có bằng cấp con mẹ gì mà viết được, và ông
có lẽ là thằng
độc nhất làm được điều này.
Câu khen này,
Gấu nghe nhiều lần rồi, và chẳng bao giờ trả lời. Nhưng khi về già,
nhìn lại thời
mới lớn, nhìn lại những đấng bạn quí, thì hình như thằng nào cũng có ý
nghĩ như
Thầy Phúc cả!
Thực sự mà nói,
may quá, Gấu không có những thứ bằng cấp của đám bạn quí, hay của Thầy
Phúc, Thầy
Kuốc [đấng này sợ bằng dởm]. Đó cũng là sự thực.
Mấy đấng bạn
quí của Gấu, tuy học triết, làm giáo sư triết, nhưng không hề đọc
triết, sống
triết… Họ học triết để trốn lính, để có cái bằng, sau ra dậy học, đếch
anh nào “đọc
và sống triết” cả. Có 1 đấng, thực sự đọc, là Thầy Quân, nhưng Thầy
này, do tự
kiêu quá, và cũng đếch có tài sáng tạo… nên
đếch viết cái gì ra hồn, cho người khác đọc
được cả.
Ngay vào thời
mới lớn, trong khi mấy đấng bạn quí học triết, thì Gấu đã đọc triết, 1
thứ triết
khác hẳn cái thứ mà mấy bạn quí học, để lấy bằng. Gấu đọc Camus, Sartre
là để “sống
như đọc” [suy nghĩ coi cuộc đời có đáng sống hay không, Camus. Vào mỗi
thời đại
con người nhìn ra mình khi đứng trước tha nhân, Sartre], đọc Lukacs,
Henri
Lefebvre… để hiểu cuộc chiến….. Đọc Roland Barthes… Mấy đấng bạn quí
đâu có đọc
thứ… triết đó?
Đi tìm phê
bình gia Mít
Con chào
bác,
Cho phép con
được xưng hô vậy vì con chỉ đáng tuổi con cháu của bác thôi. Qua bạn bè
con được
biết trên trang chủ của bác có nhắc tới tên con, như sau:
V/v Salinger
Mít….
Những nhận
xét này đi liền với đoạn sau, nói về con trên báo Tiền Phong.
Nguyễn Bình
Phương nói….
Vậy con mạo
muội viết email này cho bác để nói rằng trong đời con chưa viết tác
phẩm nào
tên là Cô Gái Chơi Cờ hay Tởm. Có lẽ bác nhầm con với một anh Phan An
khác lớn
tuổi hơn và từng có tiếng tăm trên mạng cách đây chừng 5-6 năm chăng?
Đây là
blog của anh ta,…. [deleted] ….
Còn đây là blog của con http://360.phanan.net.
Con tin là chỉ cần đọc song song vài đoạn bác sẽ thấy văn phong hoàn
toàn khác
nhau.
Vậy con mong
bác kiểm tra lại giúp, để rõ là thứ nhất, con không viết gì về cô gái
tởm và thứ
hai, con chưa từng ăn cắp cái gì trên đời.
Cảm ơn bác,
Phan An
*
Có lẽ chú
đang nhầm hai nhân vật với nhau:
Phan An dính
dáng đến Romain Gary là bút danh của một anh sinh tầm đầu 70.
Phan An hiện
nay đang được báo chí nói đến nhiều là Phan An tức Cầm Bùi, chủ của một
trang
web tên là lacai.org và là tác giả hai cuốn sách gần đây.
CVD
NQT, tôi, thành thật xin lỗi Phan An, vì do trùng tên. Và rất mừng, vì
được xin lỗi, vì nếu không, đau quá!
Một tài năng như thế, không lẽ làm 1 việc như thế.
Tks both of
U.
NQT
V/v Ký ức.
GCC @ Lý Kiến Cắn [Trúc]'s
Van Hoa Magazine, Little Saigon.
Fall
of Saigon
25 Mar 1975,
Saigon, South Vietnam - 3/25/1975 - Saigon, South Vietnam - Willie
Vicoy, UPI
staff photographer, depicted wearing a Hawaiian shirt alone in Saigon.
- Image
by © Bettmann/CORBIS
Chỉ cần lèm
bèm về “thời của mình”, và “hiện tại chán nản” là đủ tuyệt vời rồi!
Tks. Take
Care. NQT
Lúc này vưỡn còn cờ VNCH (a)
Commemoration
is always the adaptation of memory to the needs of today.
Tsvetan
Todorov
Tưởng nhớ,
hoài niệm… luôn luôn là sự sửa lại hồi ức
cho hợp với nhu cầu hiện tại.
Cynthia
Ozick trích dẫn, trong bài viết “Who owns Anne Frank?"
Nếu thế,
trong ký ức của Bắc Kít, liệu có nên vờ thời kỳ tem phiếu, cho nó hợp
với nhu cầu
Mít hiện đại?
Nhưng khốn nạn
thay, Bắc Kít được nặn lên từ ký ức đó, như em Tẫu, Yiyun Li, phán:
You were not
who you were, but what you were rationed to be.
Mi đâu phải
là mi, mi là cái mà tem phiếu nhào nặn thành.
HCM by Karnow
KILLING GOLIATH
When General Vo Nguyen
Giap assembled his army from North Vietnam's poorest villages,
Westerners watched with contempt. But Giap's tactical genius turned the
guerrillas into a sharp anti-imperialist weapon. His mastery of jungle
tactics and battlefield psychology terrified and eventually defeated
the French and Americans. Western scorn was replaced with horror and,
as time passed, respect.
France undervalued ... the
power [Ho] wielded. There's no doubt that he aspired ... to become the
Gandhi of Indochina.
JEAN SAINTENY, De Gaulle's
special emissary to Vietnam, 1953
*
"Of course, he was a
formidable adversary.... By his own admission, by early 1969, I think,
he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such
a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does
not make a military genius...".
William Childs Westmoreland
Đúng rồi ông
ta là 1 địch thủ khủng khiếp... Như chính ông ta thừa nhận, vào đầu năm
1969, ông ta nướng nửa
triệu tên VC. Một cái sự coi mạng người rẻ như bèo như thế, có thể làm
nên 1 địch thủ khủng khiếp, nhưng đéo phải 1 thiên tài quân sự!
Hà, hà!
The Sinister Spirit sneered:
'It had to be!'
And again the Spirit of Pity
whispered, 'Why?'
Trước khi xẩy ra cú tấn
công
[Điện Biên Phủ]
Tôi luôn
cảm thấy mình có
tí ti tội lỗi, khi làm một nhà du lịch dân sự, ở những vùng thần chết
ngự trị: nói cho cùng, một cái gã còn được gọi là một người, không nên
đi tham quan một thảm họa, ngoại trừ là nhân viên cứu trợ - một con
người cảm thấy mình là 1 nhà “thấu thị”, a “voyeur”, trước bạo lực, như
tôi cảm thấy, trong một cú tấn công [của VC] ở Phát Diệm, hai năm trước
đây. Ở đó, bạo lực đã có mặt rồi: một ngôi chợ cháy, những căn nhà bị
tàn phá, con phố dài vắng hoe không người qua lại, hay bén mảng, vì sợ
bị bắn xẻ. Nó cũng hiện diện trên con kênh đầy xác người đến nỗi nước
không thể chảy được, với một cái thuyền lính nhẩy dù ở mép kênh. Nó
cũng tới thăm tận nhà, qua những chuyến hành quân kiểm tra, khi một bà
mẹ và đứa con trai còn nhỏ của bà, mất mạng, khi bị kẹt giữa hai luồng
đạn đối nghịch,
Họ để lại cơn hốt hoảng nào, cho đám dân làng sống giữa hai lằn đạn như
thế?
Tôi đã từng cảm thấy cơn hốt hoảng này, lần bị lọt vào giữa, một bên
Việt Minh, và một bên là lực lượng Lê Dương. Tôi tự bảo mình, tôi thù
ghét chiến tranh, tuy nhiên, tôi lại mò tới đây – làm một kẻ 'thấu thị'
với những mánh mung của mình .
Graham
Greene
Còn 1 hồi nhớ khác nữa mà
tôi cảm thấy thật khó mà vờ đi được, là 24 tiếng đồng hồ sặc mùi tận
thế là đây, mà tôi trải qua ở Điện Biên Phủ, vào tháng Giêng 1954. Chín
năm sau, tôi được tờ Sunday Times đi
1 đường hỏi thăm, và đề nghị viết, về 1 “trận đánh quyết định”, tùy tôi
chọn, tôi bèn nghĩ ngay tới DBP.
Mười lăm trận quyết định trên thế giới,
là cái tít thật là cổ điển mà Edward Creasy đã ban cho cuốn sách của
Sir, vào năm 1851. Nhưng thật đáng ngờ, là trong 15 trận đó, có một,
bảnh, “quyết định”, như là “Điên Biên Phủ”, vào năm 1954.
Điện Biên Phủ không chỉ là
hồi chuông báo tử cho quân đội Pháp, mà hơn thế nhiều! Nó đánh dấu chấm
hết mọi hy vọng ăn cướp của Tây Phương đối với Đông Phương! Chín năm
sau trận đánh, khi tờ Thời Báo Chủ
Nhật gợi ý, tôi nghĩ liền đến trận đánh thần sầu này.
Võ tướng
quân đọc mà chẳng
sướng mê tơi sao? (1)
Đi tìm phê
bình gia Mít
Nếu chim biết
chúng đáng thương, chúng sẽ không hót hay như thế.
If birds
knew how poor they are, they wouldn’t sing so sweetly.
Danish
proverb (1)
GCC
viết cho
Văn Học hai năm. Khi NMG từ chối mấy bài dịch Steiner, Gấu bèn nghĩ,
đành tìm 1
nơi khác vậy. Không thể không đưa món quà Lò Thiêu, tới với độc giả Mít
được!
Thế là bèn tìm tới trang VHNT của PCL, lúc đầu còn viết bài cộng tác,
sau PCL
cho riêng 1 account, tự biên tự diễn, tự tung tự tác. Chỉ đến khi PCL
gặp khó
khăn với sếp của bà, tức cơ quan cho VHNT hoạt động free, Gấu bèn ra
riêng.
Trang TV ra đời từ đó.
Cái sự đi chung đường với NMG không thể kéo dài mãi được.
Rõ ràng là, cái vụ từ chối giới thiệu Steiner với độc giả Văn Học, đưa
đến cái
hậu quả, là NMG mò về, hết coi mình là nhà văn lưu vong, khiêm tốn tự
nhận tớ là
1 nhà văn “di dân”.
Thầy Phúc hình như cũng mò về, có sách in trong nước. Điều
này chỉ ra cho thấy, có 1 sự khác biệt giữa những người như NMG, Thầy
Phúc, và… GCC!
Và, từ đó, có 1 sự khác biệt về, thế
nào là 1 nhà phê bình, thế nào là văn chương lưu vong….
Những nhận xét rất ư là
hời hợt của Thầy Phúc về dòng văn chương hải ngoại, những tác giả của
nó, cho
thấy, ông chẳng thể nào đọc nổi thứ văn chương điêu tàn, viết về điêu
tàn…
Nói
ngắn gọn, như NMT nhận xét về ông, một con người hạnh phúc!
Phải
đến những
ngày này, chân trong chân ngoài cái lỗ huyệt, nhìn lại thời gian hai
năm viết
cho Văn Học, thì Gấu mới nhận ra cái vụ ngưng viết quan trọng là dường
nào.
Beckett
vs VKK
HCM by
Karnow
Ông đã gả cô
dâu là chủ nghĩa quốc gia cho chú rể chủ nghĩa cộng sản và hoàn thiện
tới mức tối
hảo nghệ thuật giết người, là chiến tranh du kích.
Thời Báo,
Time, số đặc biệt Những nhà
lãnh đạo & Những nhà cách mạng, Tháng Tư1998
Vào năm
1946, ông Hồ cảnh cáo người Pháp, khi ló mòi cuộc chiến: "Các ông có
thể
giết 10 người của tôi, so với 1 người của các ông. Nhưng chênh lệch như
thế,
chúng tôi vẫn thắng".
Người Mẽo có
vẻ như tin rằng, khí giới ghê gớm của họ sẽ bẻ gẫy ý chí của kẻ thù.
Nhưng, như Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói với tôi [Karnow], vào năm 1990 tại Hà
Nội, điều
quan tâm chính của ông ta, là chiến thắng. Khi tôi hỏi, bao lâu, "Hai
chục
năm, có thể 100 năm - lâu cỡ nào cũng được, chết bao nhiêu cũng được",
["Twenty years, maybe 100 years - as long as it took to win -
regardless
of cost"].
Con số người
chết thật là khủng khiếp. Chừng ba triệu người hai miền, cả binh sĩ và
thường
dân.
Thời gian ở
Paris, ông Hồ làm nghề thợ rửa hình [photo retoucher]. Tuy khách sạn
sang trọng
quá sức ông, nhưng ông vẫn tự ban cho mình một thói quen trưởng giả, là
những
bao thuốc lá Mẽo, Camel hay Lucky Strikes. Lâu lâu, có dịp là ông chui
vô một
thính phòng, nghe Maurice Chevalier, một ca sĩ Tây mà ông chẳng bao giờ
quên những
bài hát đáng yêu của ông ta. (a)
*
V/v
Salinger
Mít
Có thể nói.
GCC là người đầu tiên phát hiện ra thiên tài Salinger Mít, Phan An, khi
đọc Cô
Gái Chơi Cờ của anh, trên net. Và cũng rất tình cờ, Gấu đọc, trên 1
diễn đàn
net, anh chôm của Gấu 1 đoạn viết về Romain Gary, và cuốn tiểu thuyết
Cội Rễ
Nhà Trời của ông, và cái thứ tiểu thuyết gọi là sinh thái, do ông là
người đầu
tiên phịa ra, với nhân vật, 1 mình "lừng lững khốc liệt" [chữ của Kiệt,
trong MCNK, sau khi đưa Oanh về Sài Gòn, anh ta lừng lững khốc liệt đi
trong
mưa, và bị cảm nặng], vô rừng bảo vệ loài voi.
Cái khúc đó,
đăng trên diễn đàn chuyên về chưởng, Việt Kiếm, khi mấy đấng chủ trương
diễn đàn này,
post
bài viết của GCC về Đỗ Long Vân, trong có đoạn đó] (1)
Thấy tiếc
quá, 1 thiên tài văn học, chưa kịp ló dạng, thế là Gấu đi 1 cái mail,
cho diễn
đàn nọ, đề nghị thiên tài Salinger Mít lên tiếng. Anh ta tính vờ, nhưng
do 1
nhân vật, cũng có tên trên chốn giang hồ, mà Gấu không tiện nêu tên,
nhắc nhở,
thế là anh ta đành lên tiếng xin lỗi.
Thế rồi, một
bữa anh lại lôi cái khúc ăn cắp đó ra, để post lại, trên net. Gấu bực
quá. Rồi
lại thấy anh ta chôm 1 khúc khác nữa, viết về Milosz, và bài viết Tởm của ông.
Tởm thật.
Đành phải lôi ra vậy.
Tuy nhiên, vấn
đề này, quan trọng hơn nhiều, nếu ta nhìn xa tí nữa, tới những nhân vật
huyền
thoại như Võ Đại Tướng, như Bác Hồ, qua bài viết của Karnow. Karnow có
nhắc đến
câu trả lời của Võ Tướng Quân, về cuộc chiến Mít. Đánh, kéo dài trăm
năm, ngàn năm vưỡn đánh, Chết hàng trăm
triệu,
cũng bỏ. Và ông ta cho rằng Võ Tướng Quân, có thể là tướng giỏi, nhưng
đếch tiếc
mạng người!
Gấu cũng
nghĩ như vậy, nhưng sau đó, nhận ra là, VNG, khi trả lời Karnow, không
phải với
tư cách 1 vị tướng, mà chỉ như 1 tên Bắc Kít, với giấc mộng tuyệt vời
của giống
dân này, được ông Trời sinh ra để hoàn thành nó. Đây là cái thème
Savior biến
thành Devil mà Tin Văn lèm bèm hoài, thuổng từ D.M. Thomas, khi viết
tiểu sử
Solzhenitsyn.
Tương tự,
khi Bùi Tín trả lời Dương Văn Minh, chúng ông lấy sạch rồi, mi còn gì
mà bàn giao: từ trái tim “đen thui” của ông bật ra câu này, như ao ước
của
Võ Tướng
Quân, chẳng khác!
Về “chẳng khác”,
D.M. Thomas giải thích, Quỉ
và Chúa đổi chỗ cho nhau. Giấc mơ đẹp giải phóng thống
nhất đất nước biến thành cơn điên khùng ăn cướp Miền Nam, rồi cứ thế,
cứ thế,
ăn cướp cả nước, biến đất Mít cái hậu môn của thế giới, anus mundi,
biến thế giới
thành bãi đánh hàng!
The
Revolution was "designed" by supremely rational men, Marx and Engels
among them, yet when it came it was no more rational than the symbolic
blizzard
raging through Pushkin's "Demons," Blok's "The Twelve," and
Akhmatova's Poem Without a Hero.
A French
diplomat saw two soldiers shoot dead an old woman street vendor, close
to the
American embassy, rather than pay for two tiny green apples. In "The
Twelve," a villainous gang of Red Guards stumble through black night
and
driving snow, ready to destroy everything in their path. (It may be
among them
is someone from the Vasilevsky soup kitchen.) They lust to drink, have
pleasure, and uphold the Revolution. Nothing is sacred. "Now with my
knife
/ I will slash, I will slash!" Behind them limps a starving dog - the
old
world. They think of sticking a bayonet in it, but turn their attention
back to
what goes always before them, barely visible in the thick snow, a red
flag.
Bearing that flag, leading the cutthroats, walking lightly above the
storm - is
Jesus Christ.
Christ and
the Devil have changed places. (b)
Trong những
bài ai điếu, tưởng niệm.... theo Gấu,
bài của Susan Sontag, viết về Canetti, thần sầu, quá thần sầu.
Tin Văn sẽ
post, và sẽ dịch, vì nó liên quan đến đề tài mà Gấu muốn trình ra ở đây.
Giả như,
chúng ta chấp nhận thiên tài Salinger Mít, chúng ta có thể bỏ qua cái
vụ lẻ tẻ
ăn cắp vặt của anh không?
Giả như
chúng ta chấp nhận thiên tài VNG, chúng ta đành chấp nhận cái nước Mít
"cứt
đái", tởm, [thê lương] như bây giờ?
Bởi là vì nó
cứt đái như vậy, chính là do thiên tài quân sự VNG gây nên!
Hà, hà!
Bài của
Susan Sontag, nhắc tới 1 câu của Canetti, viết về Kafka, một người mà
Canetti hằng
ngưỡng mộ: "Người đọc trở nên tốt, khi đọc ông [Kafka], nhưng đếch làm
sao
tự hào về điều này" [“One turns good when reading him but without being
proud of it”].
Cái vụ mấy
anh nhà văn Mít hải ngoại, như NMG, như Thầy Phúc, thí dụ, bò về, xin
VC kiểm duyệt sách, rồi
mướn đầu nậu in, rồi tự hào là nhà văn, nhà phê bình ‘hai dấu’ [một tự
do, một đã
được kiểm duyệt], cũng tởm tương tự như thế.
Khi chúng bỏ nước ra đi, vượt biển
tìm tự do, chúng tự hào về chúng bao nhiêu, thì khi chúng bò về, nhục
nhã chừng
đó [đất nước bây giờ còn khốn kiếp hơn nhiều, so với lúc chúng bỏ đi].
Brodsky chẳng
đã phán, là 1 người tự do rồi, nếu thất bại thì đừng đổ lỗi cho ai.
Tụi khốn kiếp
này tính đổ lỗi cho ai?
Cái tên văn chương chỉ là đồ chơi chẳng đã đổ tội cho bố mẹ, khi xưa ta
còn bé, bắt ta di cư vô Nam, ư?
(1)
Nếu độc giả
nào đã từng đọc “Cội Rễ Nhà Trời” (Les Racines du ciel) của nhà văn
người Pháp
Romain Gary, chắc nhận ra một điều: chuyện phịa. Làm gì có một thằng
khùng chui
rúc mãi tít nơi rừng sâu nước độc, ở tận trái tim của bóng đen, là xứ
Phi Châu,
để bảo vệ loài voi, sợ nó bị diệt chủng, là hết cột chống trời, là trời
sập!
Nhưng càng đọc, càng chỉ thấy “sự thực, và sự thực mà thôi”, bởi vì cái
nhân vật
chính ở trong đó còn “người hơn tất cả mọi người”, và cuộc chiến đấu
tuy bịa đặt,
tuy vô vọng đó, bất cứ một con người nào cũng mong được dự phần. Đây
cũng là
“thiên chức” của nhà văn, nếu anh ta có được một thiên chức, theo
Beckett, khi
ông định nghĩa, nhà văn là một kẻ bị kết án phải thất bại, “Hãy thua,
thua nữa,
thua cho bảnh” (Fail, fail again, fail better).
“Sự kiện”
Đoàn Dự uống rượu rồi vận Lục Mạch Thần Kiếm cho rượu theo mấy đầu ngón
tay chảy
ra ngoài thì bố ai mà tin được, nhưng bất cứ một người nữ nào cũng có
thể hy
sinh cho người tình của mình như A Chu, và hình như đây chính là “thiên
chức” của
nàng, một khi Thượng Đế đã ban cho nàng một “cơ may” gặp được chàng!
“Cội Rễ Nhà
Trời” được coi là cuốn “tiểu thuyết sinh thái” đầu tiên, khi cái từ
“sinh thái”
chưa được biết tới, khi thảm họa môi sinh còn là chuyện “bịa khướt”.
Thú thật,
bản thân người viết cũng không làm sao chịu nổi hình thức văn chương có
tên là
“tiểu thuyết tài liệu” (roman documentaire). Và càng sợ hơn nữa, thứ
tiểu thuyết
tư tưởng! Còn nhớ có lần được nghe một nhà văn hải ngoại “tâm sự”, cứ
mỗi lần
ông muốn để cho nhân vật của mình nói lên một tư tưởng gì đó, là thấy
như ngường
ngượng! Có vẻ như nhân vật tiểu thuyết mũi tẹt không chịu nổi món này!
Mũi tẹt hay
không tẹt, thì cũng rứa. Không phải là không có tiểu thuyết tư tưởng,
nhưng thứ
này hiếm. Đâu có phải ai cũng có thể viết được những tác phẩm như của
Musil hoặc
Thomas Mann, hay một “Bóng Đêm Giữa Ban Ngày” (Koestler), với những
nhân vật từ
đời thực bước thẳng sang tiểu thuyết, như những nhận định của G.
Steiner:
“Nhưng vâng, đó có thể là ý thức hệ. Tôi may được quen Arthur Koestler,
biết được
cái điều: ai mà chẳng dám đánh đổi tất cả, nếu viết được một tác phẩm
như là
Bóng Đêm Giữa Ban Ngày: một trong những hành động tối thượng của tư
tưởng. Đối
với tôi, đây là một trường hợp biên cương [giữa văn học và ý hệ]. Nó sẽ
vẫn còn
được đọc, không chỉ vì Gletkin và Rubashov là những nhân vật giả tưởng,
mà còn
vì những tranh luận về chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Marx, về sự tra tấn,
và khủng
bố: đâu là bản chất của sự dấn thân tới chết, với ý hệ? Đâu là bản chất
của dối
trá, nhằm bảo vệ chính nghĩa? Đúng là một cuốn sách giầu có. Koestler
đưa vô,
khá đủ độ đậm của cuộc sống, khiến nó không nghèo nàn như là một kịch
bản về ý
hệ.” (Trả lời phỏng vấn của tờ “Điểm sách Paris”).
Và đây có lẽ
cũng là lý do, Kundera coi “1984” của Orwell không phải là tiểu thuyết,
mà chỉ
là chính trị giả danh văn chương. Ông cho rằng lỗi ở tác giả, đã quá
“nghiêm trọng”
khi viết văn. Ông khuyên, “đừng nghiêm trọng, cho dù đang viết về những
chuyện
chết người.”
Nhìn rộng ra
một chút nữa, nhà văn, một khi muốn “nhân danh”, (hoặc muốn nhét vào
miệng nhân
vật mình một tư tưởng nào đó), là hỏng! Hỏng ở đây, một phần nào đó,
không mắc
mớ gì đến tài năng của người viết, đề tài người đó chọn… mà chính là do
người
viết đã tự trói, hoặc đã thui chột trí tưởng tượng của mình, rồi mới
bắt đầu
loay hoay tìm cách viết văn!
Có một câu
chuyện ngụ ngôn, về một con hổ muốn biết trí khôn của con người ra sao,
đã chịu
cho người cày ruộng trói lại, khi nghe người này nói, “trí khôn tao để
ở nhà”.
Một khi bạn muốn “chụp một cái mũ cho văn chương”, như vậy là đã “cố
tình” bỏ
quên trí khôn ở nhà! Trong trường hợp đó, tốt nhất là để cho hổ ăn
thịt, cả
trâu lẫn người!
Mô phỏng Kim
Dung, chúng ta có thể nói, có hai bí kíp Cửu Âm chân kinh: một, từ ảo
qua thực
(tiểu thuyết) và một, từ thực qua ảo (tiểu thuyết dởm). Có điều, với
Kim Dung,
tập luyện thứ nào thì cũng đưa đến kết quả.
Nói rõ hơn,
có tư tưởng, và là thứ xịn, ở trong chưởng Kim Dung.
*
Nguyễn Bình
Phương nói một ý tôi cho là rất đúng và hay: “Bản chất của văn học là
ký ức.
Văn học chính là cái còn đọng lại trong con mắt nhắm”. Ký ức không chỉ
là quá
khứ của tôi hay của chị mà là quá khứ của chúng ta, của loài người. Tôi
nói
Phan An sâu sắc vì đọc anh ta ký ức trỗi dậy, tôi thấy mình trong đó.
Người trẻ
càng cần biết quá khứ, càng cần hiểu về nó. Để làm bàn đạp quay đúng
vòng đến
tương lai.
Source
Cái ý này,
thì cũng nhiều người nói rồi.
Lại vẫn Susan Sontag, khi viết về cõi thơ của Adam
Zagajewski:
All writing
is a species of remembering.
Mọi cái viết
thì đều là một thứ chủng loại của hồi nhớ (c)
Nhưng hồi nhớ
ở trong thơ của Zagajewski có hồi nhớ Lò Thiêu.
Ở mấy đấng Mít, trong hồi nhớ của
họ, có cái sự vờ đi Tội Ác.
Tội Ác Cải Tạo Ruộng Đất, thí dụ.
Tội Ác Lò Cải Tạo, có khi mấy đấng
Bình Phương, Y Ban... như xừ Nobel Toán, không biết.
Người được mẫu
quốc Tẩy nuôi từ bé, nên cứ đinh ninh chỉ có Mít, tức Bắc Kít, đánh
nhau với tên thực
dân mới Mẽo.
Đếch có Miền Nam, Ngụy nào hết!
Khác nhau
nhiều lắm
Note: Còn 1
thứ ký ức, như Borges viết, dưới đây, chắc mấy đấng Mít, trên đây,
không biết, la
mémoire, qui fait de chacun de nous un spectateur et
un
acteur....
Hay của
Brodsky, khi ông cho rằng, hồi ức thay thế cái đuôi của con người, theo
đà tiến hóa của nhân loại.
Tôi lớn lên
trong môi trường chiến thắng Miền Nam, độc lập, thống nhất, đỉnh cao
chói lọi...
và tôi quá tởm, đếch muốn bất cứ 1 thứ gì của nó hết!
[Dịch nhảm]
Theo GCC, cái
thứ giả tưởng mà Mít cần viết, nếu không là hồi ức, như Susan Sontag
phán, về cõi
thơ của Adam Zagajewski, thì phải được, như của Deborah Eisenberg, khi
bà
định nghĩa,
trong lần trả lời phỏng vấn của The Paris Review, số Mùa Xuân 2013:
Tôi nghĩ đến giả tưởng như
là 1 thứ dò hỏi, điều tra, về cái gì là 1 con người,
và cái gì là 1 con người bây giờ, vào lúc này, “I think of fiction as a
kind of
inquiry into what it is to be a human and what it is to be a human now."
Cái từ “now”
này thì cùng nghĩa với, chúng ta đến sau… điêu tàn, như Steiner phán!
*
Con chào
bác,
Cho phép con
được xưng hô vậy vì con chỉ đáng tuổi con cháu của bác thôi. Qua bạn bè
con được
biết trên trang chủ của bác có nhắc tới tên con, như sau:
V/v Salinger
Mít….
Những nhận
xét này đi liền với đoạn sau, nói về con trên báo Tiền Phong.
Nguyễn Bình
Phương nói….
Vậy con mạo
muội viết email này cho bác để nói rằng trong đời con chưa viết tác
phẩm nào
tên là Cô Gái Chơi Cờ hay Tởm. Có lẽ bác nhầm con với một anh Phan An
khác lớn
tuổi hơn và từng có tiếng tăm trên mạng cách đây chừng 5-6 năm chăng?
Đây là
blog của anh ta,…. [deleted] ….
Còn đây là blog của con http://360.phanan.net.
Con tin là chỉ cần đọc song song vài đoạn bác sẽ thấy văn phong hoàn
toàn khác
nhau.
Vậy con mong
bác kiểm tra lại giúp, để rõ là thứ nhất, con không viết gì về cô gái
tởm và thứ
hai, con chưa từng ăn cắp cái gì trên đời.
Cảm ơn bác,
Phan An
*
Có lẽ chú
đang nhầm hai nhân vật với nhau:
Phan An dính
dáng đến Romain Gary là bút danh của một anh sinh tầm đầu 70.
Phan An hiện
nay đang được báo chí nói đến nhiều là Phan An tức Cầm Bùi, chủ của một
trang
web tên là lacai.org và là tác giả hai cuốn sách gần đây.
CVD
NQT, tôi, thành thật xin lỗi Phan An, vì do trùng tên.
Và rất mừng, vì
được xin lỗi, vì nếu không, đau quá!
Một tài năng như thế, không lẽ làm làm 1 việc như thế.
Tks both of
U.
NQT
V/v Ký ức.
GCC @ Lý Kiến Cắn [Trúc]
's Van Hoa Magazine, Little Saigon.
Lúc này vưỡn còn cờ VNCH (a)
Commemoration
is always the adaptation of memory to the needs of today.
Tsvetan
Todorov
Tưởng nhớ,
hoài niệm… luôn luôn là sự sửa lại hồi ức
cho hợp với nhu cầu hiện tại.
Cynthia
Ozick trích dẫn, trong bài viết “Who owns Anne Frank?" (1)
Nếu thế,
trong ký ức của Bắc Kít, liệu có nên vờ thời kỳ tem phiếu, cho nó hợp
với nhu cầu
Mít hiện đại?
Nhưng khốn nạn
thay, Bắc Kít được nặn lên từ ký ức đó, như em Tẫu Yiyun Li, phán:
You were
not
who you were, but what you were rationed to be.
Mi đâu phải
là mi, mi là cái mà tem phiếu đã nặn lên. (2)
Đi tìm phê
bình gia Mít
Beckett
vs VKK
Cuốn tiểu sử
Beckett, 800 trang, toàn chữ, trừ cái hình độc nhất, trên, Gấu mua lâu
lắm rồi,
tính đọc, nhưng sợ quá, bây giờ mới lôi ra, cùng 1 số cuốn khác nữa,
của ông,
hoặc viết về ông.
Cũng là 1
cách viết về bạn Bạn, và chuyến đi vừa rồi, nhờ đó gặp Sad Seagull.
Giả như gặp
Sad Seagull, mà không gặp lại bạn Bạn, thì có thể đã đi luôn, bữa buổi
chiều hôm
đó ở bên ngoài Phước Lộc Thọ.
Trong đời Gấu,
gặp nhiều lần “quái đản” như thế.
Về cái chuyện sống, Sam
đặt cho mình 1 kỷ luật nghiêm ngặt. Một tối, hai đứa chúng tôi có hẹn
nhậu, liền sau khi Gill và tôi lấy nhau, em lần đầu, còn tôi, một, hai,
ba, lần thứ ba.
Một vợ là đủ rồi. Ông gật gù, lèm bèm. Đó là tất cả những gì mà 1 người
đàn ông cần có. Yeats một, và chỉ một mà thôi, như thằng cha GCC. Joyce
thì cũng thế. – Tôi cũng sẽ chỉ có thế.
Sam có những người hùng của ông… và tôi nghĩ tôi chẳng bao giờ được kể
như 1 trong số đó.
Những hồi ức quan trọng nhất của tôi về Beckett thì không phải về 1 nhà
văn thần sầu, số dách, tuyệt cú mèo nhưng mà là một người bạn thần sầu. Tôi biết đến
ông, là qua những gì ông viết, nhưng liền đó, với tôi, ông trở thành
một trong số ít ỏi, mà chúng ta cẩn thận chọn, ngược hẳn ý bà mẹ, để
phục vụ, như là ông via của mình.
Lần gặp chót, cách đây chừng vài tháng, thì ông mỏng và trong suốt
như... 1 anh VC nằm dưới hố được tụi Ngụy lôi lên!
Ông sống trong 1 phòng của 1 cái nhà dành cho đám người già ở đường
Remy-Dumonce, chỉ cách nhà của vị bác sĩ "môi hở răng lạnh" của ông
chừng vài nhà. Tôi sững sờ khi nhận ra, ông sống y chang 1 nhân vật do
ông phịa ra. Để tới được căn phòng của ông, người ta phải đi qua 1 cái
gì được gọi như là "phòng giải trí" của người già. Chừng một, hoặc hai
tá ông già bà lão Tẩy ngồi một dọc, giống như đám chim sẻ trên sợi dây
điện, coi 1 màn ca hát nhảy múa thật là cà chớn, của một người đàn ông
trên màn hình của 1 cái TV đen trắng, ở xứ Bắc Kít, khi chưa giải phóng
được Miền Nam để… nhận hàng, dù là bơ thừa phó mát
cặn Yankee mũi lõ bỏ lại. Tôi nhảy bổ vào giấc mơ chiến thắng Miền Nam
của đám già đang chia sẻ cho nhau này, và hỏi phòng của bạn quí của tớ
ở chỗ nào. Có vẻ như chẳng có ai biết ông. Tôi kiếm văn phòng của “viện
dưỡng lão”, và sau đó, được dẫn qua một cái sân nhỏ ở đằng sau khu nhà,
và tôi nhìn thấy một căn phòng nhỏ xíu, ở tầng chệt, màn cửa sổ ấp ló.
Beckett ở trong phòng, mặc 1 cái áo cũ te tua, làm việc với cây viết và
mực, tại 1 cái bàn [loại bàn thường dùng để chơi bài bridge].
Tôi đột nhiên đứng sững, lơ láo nhìn, nhớ lại cú sốc của Beckett, lần
ông khám phá ra, tôi đếch biết “Dong buồm tới [Sailing to] Byzantium”
của Yeats.
Đêm đó, trước khi rời cái bàn, bài thơ của Yeats chạy từ hồi ức của Mr
Beckett qua hồi ức của tôi, cùng với 1 cái ghi chú nho nhỏ, có tính
khoa bảng, của sự cẩn trọng, của Sam: "Tôi thực sự không hoàn toàn gật
đầu hài lòng, ở cái phần “linh hồn vỗ tay” của bài thơ!"
Căn phòng sau cùng của Samuel Beckett thì xác xơ, nhỏ xíu, và buồn bã:
một cái giường một cái bàn bridge, và một cái ghế bàn ăn, một cái TV
“cho những sự kiện thể thao”, Giống 1 phòng nhà tù, thấy sao thấm thía,
và cái phản ứng liền tù tì của tôi, là ôm ông lên, rồi bỏ chạy ra khỏi
căn phòng, ra khỏi lúc này, trở về 1 khúc nào đó của thời đã qua. Phải
cỡ chừng một năm trời thì tôi mới quen nổi với cảm giác thôi đành chịu
như thế, đành để ông ở đó, đành chấp nhận đó là sự chọn lựa của ông.
Hai chúng tôi nói chuyện vài tiếng đồng hồ. Ông hỏi tôi về mấy đứa nhỏ,
về công việc của tôi, về những cuốc chạy marathon của Gill, bà xã tôi,
tôi có cần tiền không, hay là tôi OK?
Đến lượt tôi. Tôi hỏi về tình trạng sức khỏe của ông. Ông rành căn bịnh
đặc biệt của mình, giải thích những cơ chế của nó như 1 khoa học gia.
Não của ông, máu luân lưu không đủ, không đúng điệu. Nhưng khi ông chi
ly về cái cảm giác, sensation, [“xăng xa xườn”, Gấu Cà Chớn phiên âm
theo kiểu “phiện thú lắm”, “yên sĩ phi lý thuần”, inspiration] - về vấn
đề căn bịnh nó hành ông như thế trong cơ thể đặc biệt của mình, thì lúc
đó, ông là quả là cả 1 nhà văn, all writer: cô đọng, sáng sủa một cách
rất là nghệ thuật, succinct and artfully clear:
“Tớ ở trong Cát Lầy của
TTT”,
"I am standing in quicksand."
Khi tôi rời Sam lần chót,
tôi biết là chẳng còn hy vọng gặp 1 ông Beckett còn sống nữa. Tôi loay
hoay sắp xếp đời mình, để có thể trở lại Paris, kế cận ông chừng sáu
tuần, bắt đầu vào tháng Giêng. Tôi “coi thường” cát lầy, tính sai chừng
1 tháng.
Nói 1 cái gì đó về ông, rồi cát lầy mặc mẹ cát lầy.
Điều mà Beckett nói về Joyce sau cùng đúng là điều tôi nói về Beckett:
“Ông chẳng bao giờ viết về điều gì. Ông luôn viết điều gì”.
Tôi lo là, mọi người sẽ
thổi ông, gọi ông là “Thánh Sam”, và nếu như thế, họ sẽ bỏ qua một sự
thực quan trọng nhất, hiển nhiên nhất: Với cuộc đời của mình, Mr.
Beckett [thì cũng giống như Mr. Tin Văn] chứng tỏ, ngay cả ở trong cái
thế kỷ khốn kiếp, tồi bại, là thế kỷ của riêng lũ chúng ta, với một nhà
văn, thì sau cùng vẫn khả hữu điều này: Sống, và làm việc với 1 sự cẩn
trọng lớn, một sự trau chút lớn, và một sự toàn vẹn lớn.
Đó là điều mà Samuel Beckett có thể: Không phải một vì thánh - ở vào
những lúc chẳng ra cái chó gì – not even totally tasteful – nhưng vẫn
luôn luôn, hoài hoài, là 1 nghệ sĩ: giọng trong sáng, đảm trách, thẳng
1 dòng với cái đẹp nhất.
Và với nghĩa cả, good cause.
Chung quanh ông, phẩm chất của Cuộc Đời thì thối tha, ghê tởm, và phẩm
chất của Cái Chết, thì là một giải pháp thay thế nó, đếch làm sao mà
hài lòng, thỏa mãn.
ISRAEL HOROVITZ
The Paris Review Spring 1997: Theater
Cái cuốn lý
luận & phê bình của Thầy Phúc, GCC có được, là qua Thầy Võ Thắng
Tiết, chủ
nhà sách Văn Nghệ, ở Quận Cam. Không phải Thầy Phúc tặng Gấu.
Lần đó đó, Gấu
ghé tiệm sách, tính xin ông vài cuốn mang về, trong có cuốn của Thầy
Phúc. Thầy
nói nhỏ, anh đưa tôi mảnh giấy, ghi những cuốn anh cần, lát nữa gặp lại
ở tiệm
cà phê, tôi đưa anh.
Ông sợ bà vợ
quá, bèn ăn cắp mấy cuốn trên, đưa cho Gấu. Ông nói, kiếp trước, tôi
còn nợ Bả,
thành ra kiếp này phải trả, kiếp sau mới tu được!
Gấu nghe
thiên hạ nói, ai gọi ông chồng bà là Thầy, là bị Bả chửi!
Có lâu rồi,
bây giờ rảnh, mới dem ra đọc, mới hỡi ơi. May cũng còn kịp, đi được vài
đường "điểm sách", đúng hơn, "cảnh
tỉnh" nhà phê bình dởm!
Cái sự nổi cộm
của Thầy Kuốc, là theo kiểu nổ, với những câu phán thật khủng, lưu vong
như là bi kịch,
bi kiếc, hay viết ở hải ngoại, như thủ dâm bạo dâm cái con mẹ gì. Thành
ra đánh
trúng cái sự tò mò của quần chúng. Khi quần chúng vỡ ra, đồ dởm, là
xẹp. Thầy đâu
có đọc được những tác giả như Roland Barthes, thí dụ. Thầy Phúc, thì
khá hơn, cũng
có đọc, ít nhất, khi ngồi ghế nhà trường của tụi mũi lõ. Nhưng từ những
trang
trả bài cho giáo sư, đến những trang phê bình thứ thiệt, trong đó, có
cái đọc
thực sự, kèm cái hiểu thực sự, của riêng mình, về 1 tác giả, là 1
khoảng cách lớn.
Sở dĩ Thầy Phúc hay được đám trong nước trích dẫn, hoặc chôm, chính là
vì đám
này cũng 1 thứ sinh viên này nọ, chỉ đọc được thứ của Thầy Phúc, nó có
tính bài
bản, nhà trường.
Không có sáng tạo mẹ gì ở trong đó.
*
Khi ngoái
lại, nhà phê bình thấy cái bóng viên
quan hoạn ở sau lưng. Steiner phán.
Nhưng cũng chính ông nhận ra, chưa bao giờ chúng
ta cần phê bình khủng khiếp như lúc này.
Tại sao vậy?
Bởi là vì,
chúng ta đến sau điêu tàn.
Chúng ta tới
"sau", và đây là [vấn đề] cân não của thân phận chúng
ta. Sau, là sau cái điêu tàn chưa từng có trước đây - do tính thú vật
chính trị
của thời đại chúng ta - về những giá trị con người, và những hy vọng.
Điêu tàn là điểm khởi đầu của
bất cứ một suy nghĩ nghiêm túc
về văn chương và chỗ đứng của văn chương trong xã hội. Văn chương đụng
- một
cách thiết yếu, một cách liên tục - tới hình ảnh của con người, tới vóc
dáng và
động cơ hành xử của con người. Bây giờ, chúng ta không thể xử sự - cho
dù là
nhà phê bình hay giản dị là một con người hữu lý - như thể chẳng có một
liên quan
riết róng nào đã xẩy ra cho sự cảm nhận của chúng ta, về khả năng của
con người;
như thể việc làm cỏ - bằng cái đói và sự hung bạo - cỡ chừng 70 triệu
đàn ông,
đàn bà, và trẻ con tại Âu Châu và Nga Xô trong thời kỳ 1914 và 1945:
chuyện như
vậy đã không lay động tới gốc rễ phẩm chất nỗi quan hoài, niềm âu lo
của chúng
ta. Chúng ta không thể giả đò rằng [trại tù] Belsen chẳng liên quan gì
tới cuộc
sống có trách nhiệm của trí tưởng tượng. Điều con người làm tổn thương
con người,
vào ngay đúng lúc này, đã ảnh hưởng tới chất liệu đầu tiên của nhà văn
- cái giếng
sâu không thể cạn của hành vi, cách xử sự mang tính người - và nó đè
lên não, một
vết đen mới.
Nhân
Văn
'And so we write of the
war, of homecoming, of what we had seen in the war and what we found on
returning home: we write of ruins.' Heinrich
Boll
[Sebald trích dẫn,
trong Giữa
Lịch sử và Lịch sử Tự nhiên, Between History and
Natural History, trong Campo Santo.]
"Và chúng ta viết về
cuộc chiến, về trở về nhà, về những gì chúng ta nhìn thấy trong chiến
tranh và những gì chúng ta tìm thấy khi về nhà: chúng ta viết về điêu
tàn."
GCC viết cho
Văn Học hai năm. Khi NMG từ chối mấy bài dịch Steiner, Gấu bèn nghĩ,
đành tìm 1
nơi khác vậy. Không thể không đưa món quà Lò Thiêu, tới với độc giả Mít
được!
Thế là bèn tìm tới trang VHNT của PCL, lúc đầu còn viết bài cộng tác,
sau PCL
cho riêng 1 account, tự biên tự diễn, tự tung tự tác. Chỉ đến khi PCL
gặp khó
khăn với sếp của bà, tức cơ quan cho VHNT hoạt động free, Gấu bèn ra
riêng.
Trang TV ra đời từ đó.
Cái sự đi chung đường với NMG không thể kéo dài mãi được.
Rõ ràng là, cái vụ từ chối giới thiệu Steiner với độc giả Văn Học, đưa
đến cái
hậu quả, là NMG mò về, hết coi mình là nhà văn lưu vong, khiêm tốn tự
nhận tớ là
1 nhà văn “di dân”.
Thầy Phúc hình như cũng mò về, có sách in trong nước. Điều
này chỉ ra cho thấy, có 1 sự khác biệt giữa những người như NMG, Thầy
Phúc, và… GCC!
Và, từ đó, có 1 sự khác biệt về, thế
nào là 1 nhà phê bình, thế nào là văn chương lưu vong….
Những nhận xét rất ư là
hời hợt của Thầy Phúc về dòng văn chương hải ngoại, những tác giả của
nó, cho
thấy, ông chẳng thể nào đọc nổi thứ văn chương điêu tàn, viết về điêu
tàn…
Nói
ngắn gọn, như NMT nhận xét về ông, một con người hạnh phúc!
Phải đến
những
ngày này, chân trong chân ngoài cái lỗ huyệt, nhìn lại thời gian hai
năm viết
cho Văn Học, thì Gấu mới nhận ra cái vụ ngưng viết quan trọng là dường
nào.
Đi tìm phê
bình gia Mít
Những Thầy Đạo,
Thầy Phúc, đều đã từng cộng tác với tờ Văn
Học của NMG, trước khi GCC ra được hải ngoại, và sau đó, viết
thường trực
cho tờ này.
NMG đã từng
kể cho Gấu nghe, lần gặp đầu ở Quận Cam, khi vợ chồng Gấu qua, năm
1998,
tá túc nhà
ông.
Trước khi ông [GCC] viết
cho tờ Văn Học, “viết, như viết
vào hư vô”
[chữ của NMG].
Chỉ đến khi ông xuất hiện, mới có phản hồi của độc giả!
Ông chủ chi địa
xoa đầu tên viết mướn!
[Bà
xã NMG, trong 1 lần GCC phôn cho NMG, nhân
đó, phán, NQT phải viết như thế nào, thì NMG mới trả tiền chứ! Viết ở
đây, thay
cho 1 lời phân ưu muộn, và cám ơn, cũng... muộn, nhưng muộn còn hơn
không! Nếu không có hai năm viết cho Văn Học, chắc không ai biết đến
NQT!]
Ông đã từng kể cho Gấu
nghe, về những phản hồi của độc giả tờ Văn Học, trong
có cả cán bộ VC
ở hải ngoại.
Những sự kiện này, Gấu cũng đã kể ra rồi, trên Tin Văn,
khi NMG
còn sống.
Viết lại ở đây, để chứng
tỏ một điều, chẳng ai thèm đọc hai Thầy Đạo
và Phúc hết.
Đó là sự thực!
Tại sao lại
như thế?
Trong ba Thầy,
Thầy Kuốc được rất nhiều người đọc, và có rất nhiều đệ tử. Khác hẳn hai
Thầy, Đạo
và Phúc.
Tại sao lại
như thế?
GCC đã từng
kể là bạn quí có lần phôn, ra lệnh, mi không được viết cho tờ VH của
NMG nữa.
Chỉ được viết cho tờ Văn thôi!
Hà, hà!
Phải viết
ra, ngay khi bạn quí chưa đi xa, khi cả hai thằng cùng chưa đi xa, cho
chắc ăn.
Không, lại bị chửi là tự thổi!
Bạn quí đã từng
bị bộ lạc Cờ Lăng đá đít ra khỏi tòa soạn tờ NV.
Đám nhà văn
Mít hải ngoại, có thằng nào thực sự yêu thương thằng nào đâu?
Từ từ, Gấu
Cà Chớn lèm bèm tiếp, trong khi đi tìm 1 cái mũ [một nhà phê bình Mít
hải ngoại]
đã mất [chưa từng có]!
Cái sự
"không đọc" này, theo GCC, không hẳn là vấn đề "văn tài".
Cách nhìn của
GCC, về cuộc chiến, về văn học, về Cái Ác Bắc Kít, Cái Ác Lò Thiêu...
đã ảnh hưởng
tới độc giả Mít ở hải ngoại.
Và sau này, ở trong nước.
Thế mới sướng điên người lên chứ!
"Văn tài" thì khoe làm cái đéo gì ở đây!
Hà, hà!
Viết lý luận
& phê bình đối với Thầy Phúc, là 1 cách viết văn, làm thơ, và, thơ
văn, đối
với Thầy, là thứ cải lương, vọng cổ, mùi, thật mùi, ướt, thật ướt.
Bạn thử đọc,
chỉ những cái tít là… ướt liền:
Tro, lửa và
nỗi hoài nhớ trong tùy bút NXH
NBT: cỏ bồng
và trái tim lưu vong
BBH: một mình
trong nỗi nhớ
Người nữ và
trái tim Đông Phương trong thế giới TMT
TTT, người
thi sĩ ấy.
....
[chữ “ấy” này, Thầy rất ưa
sử dụng, trong những trang sách ấy, trong
trái tim lưu vong ấy….]
Cũng được thôi.
Cũng là 1 cách viết phê bình!
Bất giác GCC
nhớ tới Hemingway.
Đúng hơn, nhớ đến 1 xen trong "Mặt Trời Vẫn Mọc". Ở ngay phần
đầu mở ra cuốn truyện, tả anh chàng võ sĩ gốc Do Thái, quyết tâm bỏ vợ,
đi "thực
tế" Phi Châu, để viết văn.
Có vợ, ở 1 nơi, không đi, là không viết văn
được.
Anh
chàng mất chim bèn lắc đầu, mi đi đâu, với cái đầu như thế, thì cũng
chẳng làm
sao viết được. Và nhân đó, kể cái xen hai vợ chồng bỏ nhau của ông bạn
quí của
mình. Bà vợ, trước khi bỏ đi, khuyên anh chồng… cũ: Em chỉ dặn anh
điều này, nếu muốn viết văn thì đừng khóc, nhất là lúc làm tình. Mỗi
lần "ấy", là anh khóc, như 1 đứa con nít, thì làm sao “miêu tả”?
Đoạn văn viết,
rất ư là độc địa. Y văn của Sến.
Đến nỗi đám phê bình, gán cho "Papa", bài-Do
Thái!
Đoạn văn mở
ra "TTT, người thi sĩ ấy" của BVP. Cả 1 cuốn sách "lý luận phê bình",
gần 1
ngàn
trang, toàn một giọng cải lương, "sến hơn cả sến", như trên.
Khủng
khiếp thật.
Nhưng thà là
vậy.
Một khi Thầy Phúc viết phê bình, mới "khủng hơn cả khủng"!
Viết về
VKK, thầy để kế Beckett.
Và đi 1 đuờng, nghệ thuật, đối với hai đấng này,
chỉ là… cái cớ!
Cái cớ,
pretext, "ấy", là 1 ẩn dụ rất hay được dùng bởi khá nhiều người.
Nhưng để hai ông này với nhau, "Vũ Khắc Khoan & Samuel Beckett:
Nghệ
Thuật, như một cái cớ”, nhảm!
BVP không đọc được, cả hai
ông, mũi lõ lẫn mũi tẹt "ấy"!
Nói chung
là, luôn có 1 vết nứt [chữ của NMG], đúng hơn, một đứt đoạn, đếch làm
sao nối với
nhau được, giữa những gán ghép quàng xiên như trên, giữa cái đọc và cái
hiểu của
BVP, khi ông viết về bất cứ 1 tác giả nào, tẹt hay không tẹt, lõ hay
không lõ.
Sự kiện, TV được đọc
nhiều, là có thực. Server cho biết, mỗi ngày có
chừng 500-600 visitors.
Và điều này chứng tỏ, có sự nhìn lại cuộc
chiến Mít, văn học Mít…
GCC không bịa ra được chuyện này.
Song song với cái sự nhìn lại chủ nghĩa toàn trị trên thế giới!
Một ông tự nhận là “bạn
già” của Gấu, vô Tin Văn, chửi um lên, sao dám chửi Thầy Kuốc, và
khuyên, thôi
già rồi, đừng ảo tưởng [illusion, ông ta xài tiếng Tây], nghỉ cho khoẻ,
ai thèm
vô TV, chỉ có mi, và ta, lâu lâu ghé… sau hóa ra là “bợm già”, bạn bè
gì của Thầy
Kuốc [điều này là do 1 đệ tử của Thầy khui ra] – ông ta không hề biết
rằng, một
khi GCC làm trang TV, bỏ tiền ra làm, 1 thân 1 mình làm, là phải
biết rõ,
có bao nhiêu người đọc, mỗi ngày.
Và cái sự có nhiều người đọc như thế, quả là
1 điều quá mừng. Đúng là 1 món quà ông giời ban cho, vào những ngày sắp
đi xa.
Những
năm đầu, làm Tin Văn, độc giả chỉ chừng 50-60 mạng mỗi ngày!
Đi tìm phê
bình gia Mít
Câu phán của
ông tiên chỉ VP, Mít đếch có phê bình gia, xem ra ngày càng gây ấn
tượng, và tỏ
ra sức mạnh “tiên tri” của nó, ở trong giới phê bình hải ngoại.
Trong nước
khỏi nói.
Thầy Kuốc
ngày càng tỏ ra 1 thứ dởm, và hình như Người cũng đã nhận ra sự thực
cay đắng
này, và hết còn khoe những tác giả ông chưa hề đọc, nhưng có nghe tên,
như
Roland Barthes, như Bloom, thí dụ.
Thầy Phúc thì có đọc, khi ngồi ghế nhà trường
tụi mũi lõ, hẳn thế, nhưng không làm sao quên được họ.
Nói rõ hơn, bài viết nào
của ông thì cũng giống như 1 bài luận, để nộp cho Thầy!
Cả 1 cuốn
phê bình dầy cộm của Thầy, GCC không đọc được 1 phát hiện mới mẻ nào,
về bất cứ
1 tác giả được Thầy xoa đầu cả!
Một tay đọc
sách, rất cẩn trọng, và trân trọng, với nghề đọc sách, có, và theo GCC,
là DNV.
Nhưng chưa làm
sao tới được 1 phê bình gia.
Khó, cực khó, để trở thành phê bình gia.
Đó là sự
thực.
Steiner coi
phê bình gia là 1 tên hoạn. Không làm sao sáng tạo được, nên đành
làm phê
bình gia. Ông mở ra, “cả 1 cuốn” thần sầu của ông, Ngôn Ngữ và Câm
Lặng, bằng hình ảnh nhà phê bình, nhìn ngoái lại, và thấy cái
bóng
“không chim”
[nhìn cái
bóng không thôi, mà biết ngay là thằng bị thiến, thế mới ghê!] của
chính
mình:
Khi ngoái lại,
nhà phê bình thấy cái bóng viên quan hoạn ở sau lưng.
Ai chịu làm phê
bình gia,
nếu có thể làm nhà văn? (1)
Note: GCC viết
bài này, theo yêu cầu của quí vị độc giả TV.
Bởi là vì, 2, trong 474 "different key
phrases", theo server, là, "điểm sách là gì", "phê bình là gì"….
Ui chao, giả
như GCC mất súng trong vụ Mỹ Cảnh, thì nhà phê binh số 1 Mít, ngoài ai
ra, nếu
không là… GCC?
[Mi hiền đi
một chút, để mà chết!]
Hà, hà!
Cả 1 cuốn
sách dày gần ngàn trang, GCC không đọc nổi 1 dòng!
Lý do là, nhà phê bình chỉ
thích khen - gần như chẳng chê 1 ai - mọi nhà văn nhà thơ được ông xoa
đầu.
Cách viết thì theo kiểu trường lớp, theo kiểu trả bài. Tệ hại hơn nữa,
quàng 1
ông mũi lõ với 1 ông mũi tẹt, thí dụ, để ông Vũ Khắc Khoan với 1 ông
Beckett đứng
bên nhau, tội cho cả hai ông.
Do chỉ khen, nên không tiên đoán ra hậu vận của 1
số nhà văn.
Thí dụ NMG, người được BVP coi là lương tâm của nhà văn Mít
lưu
vong, thì bò về, xin nhà nước kiểm duyệt sách, và coi mình là nhà văn
“di dân”,
đếch lưu vong cái con mẹ gì hết!
NMT, người
phỏng vấn, ở cuối cuốn sách, nhận xét về BVP:
Tôi nghĩ anh
là 1 con người hạnh phúc…
Có lẽ cái hỏng
của cả cuốn sách, là như thế!
Đúng như GCC phán về nhà thơ NS, nhà văn hạnh phúc.
Hạnh phúc thì viết
làm cái chó gì!
Kafka
viết cho bạn là Oskar
Pollak, vào năm 1904: "Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách
ngoạm,
hoặc đâm chúng ta. Nếu cuốn sách mà chúng ta đọc không lay động chúng
ta tỉnh hẳn
người, giống như bị ai đó giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc
nó? Sách
làm cho chúng ta hạnh phúc? Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc biết bao
nếu chẳng
sách gì hết. Những cuốn sách làm chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể tự
viết lấy.
Sách mà chúng ta cần, chúng đập chúng ta giống như gặp một chuyện bất
hạnh đau
đớn nhất, như cái chết của một người thật thân thiết mà chúng ta yêu
hơn cả yêu
chúng ta, nó làm chúng ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng
rậm, hẻo
lánh, xa hẳn con người, giống như tự tử. Cuốn sách phải giống như cái
rìu phá
cái biển đóng băng ở bên trong chúng ta. Tôi tin như vậy."
(Alberto
Manguel trích dẫn, trong cuốn A History of Reading, nhà xb
Alfred A. Knopf Canada, 1996)
Lydia Davis, Some Notes
on Translation and On Madame Bovary
Not long
ago, I was chatting with an older friend who is a retired engineer and
also
something of a writer, but not of fiction. When he heard that I had
just
finished a translation of Madame Bovary,
he said something like, “But Madame
Bovary has already been translated. Why does there need to be
another
translation?” or “But Madame Bovary
has been available in English for a long time, hasn’t it? Why would you
want to
translate it again?” Often, the idea that there can be a wide range of
translations of one text doesn’t occur to people—or that a translation
could be
bad, very bad, and unfaithful to the original. Instead, a translation
is a
translation—you write the book again in English, on the basis of the
French, a
fairly standard procedure, and there it is, it’s been done and doesn’t
have to
be done again.
A new book
that is causing excitement internationally will be quickly translated
into many
languages, like the Jonathan Littell book that won the Prix Goncourt
five years
ago. It was soon translated into English, and if it isn’t destined to
endure as
a piece of literature, it will probably never be translated into
English again.
But in the
case of a book that appeared more than one hundred and fifty years ago,
like Madame Bovary, and
that is an important landmark in the history of the
novel,
there is room for plenty of different English versions....
Note: Bài viết
này rất thú. Nó làm bật ra điều này, một tác phẩm, nếu đúng là văn học,
là cứ
phải dịch đi dịch lại hoài.
Còn cái thứ
ăn xổi, dịch một lần, là thôi.
Nó cảnh cáo
luôn cái trò, viết bằng tiếng Mít, thí dụ, đếch ai đọc,
thì vứt vô thùng rác, đừng dịch ra tiếng
Anh, tiếng U, hay mang về trong nước in, kiếm độc giả, chịu nhục nhã
xin Cớm VC kiểm
duyệt!
GCC đọc bài
này, khi mua tờ báo, tính "đi" hoài, "thua". Bận quá, tham quá, chẳng
làm
gì ra
trò cả!
Bài viết này
còn... phản biện Thầy Phúc, khi Thầy phán, dịch thuật rất cần trong
thời
hội
nhập, toàn cầu hóa cái con mẹ gì!
Đúng là dịch thuật cần trong thời kỳ này, nhưng cái
cần này đếch dính đến dịch văn, mà chỉ là do, "mỏi tay" quá, khi mũi lõ
mũi tẹt nói chuyện với
nhau thôi.
Thầy này cũng một dạng phê
bình gia dởm, theo GCC. May mắn qua được xứ
người, đi học trường người, rành tiếng
người, thế là tự phong mình là phê bình gia, viết về đủ thứ tác giả,
chẳng bài
nào ra hồn, theo nghĩa, chẳng khui ra được 1 nét gì đặc biệt của 1
tác giả,
và cứ mỗi lần Người viết phê bình, là xổ giọng bùi ngùi, cải luơng!
Người coi đó
là…. văn chương, hẳn thế!
Đúng như thế,
chứ hẳn thế gì nữa. Đây là do không sáng tác được – truyện ngắn, dài
không, thơ
lại càng không - nên viết phê bình bằng văn chương mùi mẫn, văn chương
vọng cổ.
Cái kiểu chấm hết bài bằng 1 từ “Tiếc”, thí dụ, của Thầy Kuốc, là cũng
y chang!
Chán!
Rõ ràng là những dòng sau
đây, áp
dụng cho ai mà chẳng được:
Có sự trộn lẫn
của thực tại với hồi ức, của cuộc đời hằn xé với những mộng tưởng thanh
xuân.
Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo động của cuộc đời. Nhưng
cũng
có, trong những dòng văn chân thật ấy, những khoảng thinh lặng cần
thiết và ấm
áp của tình người.
Bùi Vĩnh Phúc
Ngoài đời,
GCC đã từng quen ông, thời viết cho Văn
Học.
Chẳng có gì thù oán. Nhưng sắp đi
xa rồi, viết vội cho Người, may ra, còn kịp!
(2)
Đọc cái tít,
là rét rùi!
Dịch, là sáng tạo. Mày mê
thằng nào, mày dịch thằng đó, là mày trở thành nhà
văn,
Alain dạy đệ tử [Maurois].
Thầy Phúc này, ngoài đời, có bao giờ dịch đâu, mỗi lần
phán về dịch, là lôi mấy cuốn sách Thầy học, khi còn ngồi trường người
ra trộ.
A new book
that is causing excitement internationally will be quickly translated
into many
languages, like the Jonathan Littell book that won the Prix Goncourt
five years
ago. It was soon translated into English, and if it isn’t destined to
endure as
a piece of literature, it will probably never be translated into
English again.
But in
the
case of a book that appeared more than one hundred and fifty years ago,
like Madame Bovary, and
that is an important landmark in the history of the
novel,
there is room for plenty of different English versions....
Một
cuốn sách mới ra lò, gây chấn động trên toàn
thế giới, về 1 đề tài vẫn còn đang làm nhức nhối luơng tâm nhân loại,
thí dụ,
như cuốn ăn giải Goncourt của Littell, thì bèn được dịch qua tiếng Anh
liền,
nhưng nếu nó đếch trụ lại được, cùng với thời gian, là sau đó tự nó
chui vô thùng rác
văn học lẫn lịch sử.
Nhưng 1 cuốn như “Bà Bô”, thì càng nhiều bản dịch tiếng
Anh càng tốt. Thời nào cũng cần 1 ấn bản mới.
“Những Linh Hồn Chết” của Gogol, phải
qua bao ấn bản “dởm”, mới có được ấn bản tiếng Anh “đơ đỡ, đường được”.
“Bác sĩ
Zhivago” cũng mới được dịch lại.
“Toàn cầu hoá” mắc mớ gì đến chúng?