*

 




*

Một ngòi viết phê bình sắc sảo như vậy, không phải Mít thời nào cũng sản xuất ra được!
Người Đi “Lên” Mây phán về Thầy Cuốc

Viết văn tầm phào, lãng nhách, phù phiếm thì nhiều, nhưng đẩy nó lên thành một mỹ học, độc nhất chỉ có tác giả Bụi và “Rát”!
Thầy Cuốc vái đáp lễ.

Note: Đây là đòn "Gậy ông đập lưng ông" của Mộ Dung Công Tử đất... Cô Tô [xém ghi bậy thành Quảng Tô!]

*

All writing is a species of remembering
Mọi cái viết thì đều là một thứ chủng loại của hồi nhớ

Susan Sontag viết về cõi thơ ADAM ZAGAJEWSKI

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

**

Note: Mua cuốn này vì nhớ tới bạn quí. Đọc nội dung cuốn truyện, thì có vẻ cùng 1 dòng với của NXH, và của NMG:
Không chỉ về Kẻ Vô Tích Sự, Người Đi Trên Mây, Kẻ Tà Đạo, không chỉ về Xứ Nam Kít, VNCH, mà còn là câu chuyện về cả lũ chúng ta, trước 1975....

Cái sự hiểu lầm giữa DNV với Gấu, một phần là do thái độ của Gấu đối với tác phẩm của NMG.
DNV nghĩ là Gấu không ưa NMG. Vụ này thì Gấu đã giải thích rồi. Vả chăng DNV hẳn là đã nhận ra: Những nhân vật của NXH đều có thực ở ngoài đời, nhưng khi vô tiểu thuyết, chúng đều có những cái tên khác, quá nữa, có 1 đời sống không hoàn toàn giống như ngoài đời thực. NMG khi lấy cái tên Tường cho nhân vật của ông, mà ai đọc thì cũng thấy, đó là HPNT, làm như vậy là vi phạm đạo đức văn học, hay nói như Nabokov, là sỉ nhục cả văn chương lẫn đời sống.
Ngay từ khi NMG chưa đi xa, là GCC đã lưu ý ông rồi, và ông trả lời, trên báo chí, ông có mượn 1 số chi tiết đời thực của HPNT, nhưng Tường của ông là do hư cấu mà có.

Nhảm, cực nhảm. Cái tên Tường rành rành ra đó, vậy mà chối cho được!

Còn 1 phần khác, của sự hiểu lầm, là dó cách đọc sách, điểm sách của DNV.
Đọc sách, điểm sách, theo Gấu, rất khó. Không phải ai cũng làm được công chuyện này.
Từ từ, Gấu sẽ đưa ra ý của Gấu, về những bài điểm sách của DNV, và của 1 số người khác.

Câu đề từ của Limonov, của Vladimir Poutine, đọc cũng thú:

Kẻ nào muốn lập lại chủ nghĩa CS, kẻ đó đếch có đầu. Kẻ nào đếch tiếc nuối nó, đếch có trái tim.

Tuyệt.

Đọc ngược, áp dụng vô lũ Ngụy lại càng thú, và nó ra cái ý, lũ cực kỳ tinh anh Bắc Kít, óc đứa nào cũng bị thiến 1 mẩu.
Chúng đếch tiếc nuối gì một chế độ đẹp hơn chế độ “cứt đái” của chúng rất nhiều.

Limonov có nhiều nét của Trần Lâm Thăng!
Thế mới tếu!
*

Thư tín

August 28, 2013 at 1:22 AM

Chuyện văn nghệ

Chào nhà văn Nguyễn Quốc Trụ,
Tôi mới vào Tin Văn và thấy nhà văn nhắc "DNV", NMG và những nhân vật của NXH v.v.

Tôi đoán là nhà văn nói đến tôi, Đoàn Nhã Văn. Nếu tôi đoán lầm, xin được bỏ qua, xem như không có những dòng bên dưới..

Còn nếu "DNV" là tôi thì xin có đôi lời: Tôi hiểu ý nhà văn chứ.  Với tôi, chuyện văn nghệ là chuyện chung. Mỗi người có 1 cách nhìn về 1 tác phẩm, về 1 nhân vật, về 1 phong cách .... Khi thưởng thức 1 giọng hát, 1 tiếng đàn nổi tiếng trên thế giới, vẫn còn có người thích, người không, huống hồ gì là 1 hay vài nhân vật trên trang viết của những nhà văn VN. Cho nên tôi rất tôn trọng ý kiến của người khác, và của nhà văn trong vấn đề nhân vật của NMG hay của NXH. Tôi cũng chẳng bao giờ buồn phiền gì khi người khác có ý nghĩ khác mình hay thậm chí 180 độ so với ý nghĩ của mình. Bởi vì, khi 1 người bày tỏ ý nghĩ khác mình một cách minh bạch, là họ tôn trọng mình; và trong 1 ý nghĩa nào đó, họ không đánh giá thấp mình.

Trong tinh thần đó, tôi cũng muốn chia sẻ 1 kỷ niệm văn nghệ vui vui. Khi DNN ra cuốn truyện dài, tôi có điểm cuốn truyện  này.  Có 1 nhà văn không ưa DNN, đã viết khá nặng nề về cuốn sách, và kéo tôi theo, và có những lời lẽ khá nặng nề, cả với tôi.  Tôi chẳng buồn gì cả.  Gần 10 năm sau, trong 1 dịp tình cờ, trong lúc đi tìm tài liệu, nhà văn này liên lạc với tôi. Và tôi có làm 1 việc nho nhỏ.  Sau đó, chính người này email lại, và nói: Anh không giận tôi mà còn giúp tôi nữa. Đến bây giờ tôi mới hiểu anh.  Tôi có email lại, và cho biết: chuyện văn nghệ là chuyện chung. Với người khác khi bị nói nặng, họ sẽ xem như trời xập, còn tôi, không xem đó là 1 chuyện gì lớn lao cả. Tất cả rồi qua thôi. Chỉ có những tấm lòng với chữ nghĩa thì mới còn lại....

Lâu nay tôi không viết được, vì nhiều thứ; mà chuyện cơm áo là chuyện ảnh hưởng nhiều nhất. Vì thế, thấy nhà văn vẫn đọc, vẫn viết, tôi phục lắm.  Và chúc nhà văn cứ khỏe mãi để viết tùy thích theo ý của mình. Chứ thế hệ của nhà văn, của NXH, thêm 1 năm là 1 lần bonus.

Email mà kể lể dài dòng quá, nếu chán thì nhà văn đưa nó vào "Trash bin".
Một lần nữa, chúc ông luôn luôn khỏe.
Đoàn Nhã Văn

Tks 

Bữa trước, tôi có nhắc tới bạn, không biết bạn có đọc không:
Trong những bài viết về NXH trên Da Màu, có hai bài, theo GCC, được. Một là của Đoàn Nhã Văn, đọc gần như toàn bộ sự nghiệp văn chương của NXH, chỉ ra những nhân vật giả tưởng và cái gốc gác ngoài đời, và phân biệt thật rành ròi giữa người, thực và giả [nhân vật tiểu thuyết]. Đọc 1 phát là thấy bài viết của Thày Cuốc cực nhảm: một thời đại nhiễu nhương như thế, làm sao lơ tơ mơ như mây như khói cho được. DNV còn cho thấy sự khác biệt giữa những nhân vật của NXH với chính họ ở ngoài đời, khác ở trong đời thực, khác ở trong tiểu thuyết. Nhân vật Trần Lâm Thăng, là NXH ở ngoài đời, cả hai khác nhau/giống nhau cũng rất ư là đặc biệt. DNV do rất cẩn trọng trong khi viết, và do không có 1 tham vọng nổ như Thày Cuốc, chỉ muốn làm bố thiên hạ, nên đọc thật tới. Gấu này rất quí anh, và ngược lại thì cũng vậy, nhưng gần đây,do có tí hiểu lầm, nhưng chẳng đáng nói ra.
Bài kia, là của LDV viết về Bà Vy. Tuy có tí làm dáng, nhưng thật được.

http://www.tanvien.net/Day_Notes/Saigon_Gau_Ngay_Nao.html

Nếu bạn cho phép, tôi sẽ post cái mail của bạn, khi trình bày cách đọc sách của tôi
HW?
NQT 

… bây giờ mới đọc. Chỉ biết nói  ....Cám ơn.

V

NXH không phải nhân vật giả tưởng. Anh có thực. Gấu biết anh ta. Một tên tà đạo ở Nha Trang; thần tượng của gái Mít, thời Ngụy….

Limonov không phải là nhân vật giả tưởng. Anh hiện hữu. Tôi biết anh ta. Anh là 1 tên du côn ở Ukraine; thần tượng của giới “dưới hầm” Xô Viết,  thời Brejnev; một tên lang thang, ăn mày, ăn xin, rồi một tên bồi phòng của một triệu phú ở Manhattan; nhà văn móc với Paris; tên lính mất đi, trong những cuộc chiến vùng Balkans, và bây giờ, trong thế giới bướm bao la của thời kỳ hậu CS ở Nga, tên trùm già đẹp trai bắt mắt gái của 1 đảng của những desperados trẻ.
Chính anh ta thì cũng coi mình là 1 anh hùng, người ta – đám bạn đang vái anh thì coi anh là 1 tên xà lù – riêng tôi, thì bỏ lửng nhận xét của mình về ảnh.

Đó là 1 cuộc đời nguy hiểm, hàm hồ: một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu thứ thiệt. Tôi tin rằng, nó cũng là một cuộc đời để kể về một điều gì đó, nữa. Không chỉ về anh ta, Limonov, không chỉ về nước Nga, nhưng còn là câu chuyện của cả lũ chúng ta, kể từ khi chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến.

Bạn mô phỏng, sửa sang đi 1 tí là ra NXH và lũ bạn thời mới lớn của anh, trong có GCC!

Hà, hà! Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

*

Quen tác giả Chị Em Hải một bữa tình cờ cùng ăn sáng tại quán phở 44 đối diện Đài Phát Thanh Sài-gòn. Ông chủ quán cùng làm Bưu Điện giữ việc tháng tháng phát tiền. Toàn tới làm quen, tự giới thiệu và đề nghị viết cho Văn. Vợ Toàn là một trong những người đầu tiên đọc bản thảo truyện ngắn "Thời Gian". Khi Toàn đưa đến nhà giới thiệu, Bà tuyên bố một câu xanh rờn :"Anh đúng là văn sĩ mê gái!". Không ngờ câu nói trở thành định mệnh. Y hệt Bà biết rất rõ, cái cảnh thất thểu chạy theo một cô bé con nơi cổng trưởng Đại Học Khoa Học, đại lộ Cộng Hòa, không phải tận cùng mà là bắt đầu. Y hệt Bà biết rất rõ cô bạn tuy hai người chẳng hề gặp nhau.

Sau truyện ngắn là lần gặp gỡ Nguyễn Đình Vượng và Trần Phong Giao ở quán Cái Chùa. Ông già rất trịnh trọng, đúng tác phong protocole. Tiền nhuận bút để trong phong bì. Ba trăm đồng, thời ông Diệm mới bị giết là một món tiền đủ cho một buổi gặp gỡ tại quán Ngân Đình, ngay cột cờ Thủ Ngữ ngó qua Thủ Thiêm, nơi mi suýt đi theo ông Diệm.
Cõi khác

Cái truyện ngắn đưa GCC lên đài vinh quang, là “Những Ngày Ở Sài Gòn”, đăng trên tuần báo Nghệ Thuật, sau cú Diệm bị làm thịt, 1963, sau khi thoát chết mìn VC ở nhà hàng nổi, 1965.

Khi đó, HPA và NXH còn đang mài đũng quần ở Sư Phạm Đà Lạt.
HPA vẫn còn nhớ, và nhắc lại, những lời Gấu giới thiệu anh, với NDT, nó hỏi mày còn thằng bạn nào viết lách được không, và mày biểu nó, tao mà thấm gì, tao còn 1 thằng bạn đang học Sư Phạm Đà Lạt. Nó bảnh hơn tao nhiều….

Ui chao, cứ như Quan Công thổi Trương Phi trước... Tào Tháo, và TT ra lệnh cho bộ hạ, vạch đuôi áo, ghi ngay tên ... HPA vào, cho chắc ăn!
*

Hoặc ba hoa trò chuyện chán chê với đám bạn bè cho tới khi không còn kiếm ra một câu nói thật độc địa, thật cay đắng về nhau, về một cuốn sách vừa được xuất bản, một bài thơ, một truyện ngắn vừa được đăng báo, tựu chung cũng chỉ để quên đi một chốc một lát, hoặc may lắm một nửa buổi không nhớ tới cô bạn. Rồi cũng tàn câu chuyện, đám bè bạn từng đứa bỏ ra về. Huỳnh Phan Anh có thể đã đến giờ lên lớp, có thể bực mình vì thằng bạn Bắc Kỳ đổi tên cuốn truyện, "Thất Lạc" thành "Thật Lạt", nhại cách nói của dân miền Nam. Còn Nguyễn Xuân Hoàng có lần bỏ quán Cái Chùa đến cả tuần lễ, chỉ vì cũng vẫn thằng bạn khốn nạn bầy đặt viết bài phê bình, giới thiệu cuốn sách mới ra lò của anh, "Sinh Nhật", bị đổi thành "Sinh Nhạt", và bài phê bình mang tên "Đi Tìm Một Chiếc Mũ Đã Mất", nhại Proust. Bao nhiêu năm trời nhớ lại mới thấy càng thù ghét cái phần thâm căn cố đế, cái bản chất thâm độc nơi đáy sâu thân thể, bao nhiêu năm tháng, mưa gió, khí hậu, con người, vùng đất hiền hòa không sao gột rửa nổi. Ba mươi năm sau mới thấy nhớ, thấy thương bạn bè, đứa còn đứa mất, chẳng đứa nào được may mắn với cõi sống, cõi viết. Nguyễn Đình Toàn ở Việt Nam, nghe nói mắt cũng đã mờ. Huỳnh Phan Anh vợ con vượt biển không được may mắn. Còn Nguyễn Xuân Hoàng bây giờ lại ôm lấy tờ Văn, chẳng biết có nên cơm cháo gì hay không...

*

@ Café Factory, Little Saigon

Nếu người ta hỏi ông về trường phái văn chương, ông tự coi mình thuộc trường phái nào?

NXH: Tôi không có câu trả lời. Có lúc tôi và các bạn tôi [như] Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Đặng Phùng Quân thích quan niệm văn chương tiểu thuyết mới ở Pháp thời thập niên 60 với Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claude Simon, Nathalie Sarraute … và tôi đã viết một cuốn truyện vừa Khu Rừng Hực Lửa đăng nhiều kỳ trên tạp chí Văn. Sau đó cuốn sách này được nhà xuất bản Đêm Trắng in, nhưng theo tôi nhà xuất bản bị lỗ nặng vì in cuốn này. (b)

Osin Case

W.G. SEBALD'S MENTAL WEATHER (1)

Cái tít làm Gấu nhớ bài viết về 1 bạn quí, những ngày mới vô làng.
“Khí hậu ẩm ướt trong thế giới tiểu thuyết NDT.”
Bài đăng trên Nghệ Thuật. VL đọc bản thảo, nghiêm giọng phán, mày viết sao là nó mang cái tên của mày, ký ở dưới bài viết đấy.
Ý anh muốn nói, mày thổi bạn quí vừa thôi.
TTT cũng đi 1 đường, tương tự.

Cái khí hậu của Tin Văn, thì cũng là cái khí hậu tâm thần của Sebald, theo GCC!
Sau cuộc chiến [Mít], nếu bạn vẫn là con người, thì không thể lành lặn được.
Phải có 1 cái gì ở trong bạn bị hư, hỏng, hoặc trục trặc, lâu lâu dở chứng.
NQT

Cái anh tà lọt Osin, sở dĩ viết về cuộc chiến Mít bằng 1 giọng bình thản, là vì anh ta chưa từng bị tra tấn bởi cuộc chiến!
Bởi cả hai bên.
Người anh ta lành lặn, thế mới sướng!

Nhưng, nếu như thế, thì đừng viết! (2)

*

Nguyễn Văn Sâm & NQT


*

Bạn quí của GNV, NXH, đã từng dịch cuốn trên, “la Côte sauvage”, ra tiếng Mít.
“Bãi hoang”? GCC nhớ là tờ Văn đã đi từng kỳ bản dịch?

There is but one truly serious philosophical problem, and that is suicide. Judging whether life is or is not worth living amounts to answering the fundamental question of philosophy.
Camus

Chỉ có 1 vấn đề triết học thực sự nghiêm trọng, đó là tự tử. Phán đoán coi, đời đáng sống, hay đếch đáng, là trả lời câu hỏi cơ bản của triết học. 

NXH rất mê câu trên của Camus. Jean-René Huguenin, chết trẻ, vì tai nạn, năm 26 tuổi, cũng rất mê tự tử, và đã từng tiên tri cái chết của mình, khi viết trong "Nhật Ký", ba năm trước: Rõ ràng là tớ đếch có chỗ của tớ, ma place, trong thế giới này, trong thế hệ của tớ, giữa lòng văn minh này. Tớ sẽ viết vài cuốn tiểu thuyết, và sau đó, nổ tung như 1 cây pháo, và sẽ đi tìm cái chết của tớ ở đâu đó. Nghĩ đến chết là tớ sướng điên lên, đếch có gì so với nó được!

GCC cũng đã đòi phen toan tính tự tử, nhưng đều hụt cả!
Chán thật!
Lần BHD bỏ Gấu, [thay vì] tự tử, hụt, bèn lấy…  Gấu Cái!
Rồi lần cô bạn đi lấy chồng, tính người và xe Honda cùng theo nhau lao xuống cầu Sài Gòn.
Rồi lần mới đây, ở bên ngoài khu Phước Lộc Thọ, Quận Cam!
Bi giờ nhớ lại, viết, có vẻ tếu tếu. nhưng khủng lắm, lúc đó.

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Fire and Ice

Some say the world will end in fire
Some say in ice
From what I’ve tasted of desire
I hold with those who favor fire
But if it had to perish twice,
I think I know enough of hate
To say that for destruction ice
Is also great
And would suffice

Robert Frost

 

Lửa và Băng

Một số phán thế giới tận cùng bằng lửa
Một số khác, băng.
Bởi là vì Gấu đã từng nếm đủ các thứ đồ chơi
Thành ra bèn đứng về phe thèm lửa
Nhưng giả như Gấu được tiêu tùng hai lần
Và bởi vì thù hận bạn quí đủ rồi
Và nếu như thế
Băng hủy diệt kia
Cũng vĩ đại vô cùng
Đếch cần lửa nữa!

Fog

The fog comes
on little cat feet.
It sits looking
over harbor and city
on silent haunches
and then moves on.

Carl Sandburg (1878-1967)
 

Bài này tặng bạn quí, thú hơn nhiều

Mù Sương, Sương Mù

Mù Sương, Sương Mù tới
Bằng những bước chân của một con mèo nhỏ
Ngồi chồm hỗm, im lặng
Ngó xuống Bến Tầu
Thành Phố Xề Gòn
Và rồi đi tiếp.

Note: Bài Here, trên, của Octavio Paz, tặng bạn quí mà không bảnh sao? 

Only the mist is real
Chỉ mỗi NXH là có thực!
*

Hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc chuyên đề Nguyễn Xuân Hoàng, một nỗ lực của Ban Biên Tập tạp chí Da Màu và các tác giả cộng tác, hầu hết là bạn thân thiết của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, một người mà tên tuổi và đời sống có những gắn bó mật thiết với văn học miền Nam Việt Nam trước và văn học Hải ngoại sau 1975

Câu văn trên, không chỉnh. Đúng ra phải viết, “… với văn học Miền Nam và văn học hải ngoại, trước và sau 1975”, theo đúng luật, nơi chốn trước, thời gian sau.

Toàn bộ câu văn cũng nhảm. Trịnh trọng quá, thành ra....
Chuyên đề cái con khỉ. Làm như bạn quí của Gấu ngỏm rồi!

Đúng ra nên viết:
Nghe tin NXH bịnh, bạn bè bèn đi 1 đường vấn an, bằng 1 số bài viết, để anh có cái đọc, trong khi nằm buồn!

Đại khái thế!

In the final months of my father’s life, every time I went to visit him we talked about books. He had no patience for novels any more. History still fascinated him, and so did certain philosophers. The gloomier the thinker he was reading, the more pleased my father became, since it confirmed his long-held suspicion: the world was going to hell. Naturally, we argued about that. At least one is never bored in hell, I kept reminding him, only in paradise. I’m what you may call a part-time pessimist. I could smell the evils to come as well as he could, but I tend to be of a cheerful temperament.

Charles Simic: Looking It in the Face

Vào những tháng cuối cùng của cuộc đời của ông già tôi, mỗi lần tôi tới thăm ông, là hai bố con lại lèm bèm về những cuốn sách. Ông hết còn kiên nhẫn với… “Bụi và Rác”, hay “Người đi trên mây - ấy chết xin lỗi bạn quí - với những cuốn tiểu thuyết. Lịch sử vẫn làm ông thẫn thờ, vẫn hớp hồn ông. Một số triết gia cũng thế. Mà phải thứ tăm tối, càng tăm tối tới đâu, ông càng sảng khoái tới đó, bởi vì nó đúng y chang điều mà ông “tâm đắc” [thuổng của thi sỡi VCC]: Đã từ lâu, ông nghi ngờ, thế giới rồi sẽ có ngày 30 Tháng Tư 1975 của nó, y chang xứ Mít. Thường là hai bố con đụng tới “chuyên đề” này, và cùng gật gù: Ít ra người ta chẳng thể nào buồn bực, chán nản ở địa ngục, tôi vẫn thường nhắc nhở ông già của mình như vậy. Chỉ ở Thiên Đàng mới "chán ngấy người lên được"!
Tôi là kẻ mà bạn có thể gọi là “ông chủ tiệm than 'một nửa', part-time”: Tôi có thể ngửi ra mùi quỉ ma, khi chúng mò tới, như ông già của tôi, nhưng vưỡn làm ra vẻ nhồn nhộn, cà chớn, "be Gau as always"!

"Ông chủ tiệm [mỏ, vựa] than" là nick của NXH, giữa đám bạn của anh.
Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Nguyễn Quốc Trụ
đọc Mù Sương

Với Mù Sương của NXH, tiểu thuyết, sau những chuyến đi hoang vào khu đất triết học, siêu hình, lại trở về với những đề tài khiêm tốn, bình dị cũ kỹ của nó, tình yêu, những mô tả tâm lý, những khám phá hạnh phúc và thân thể người khác phái. MS đánh dấu một sự trở về. Sự trở về của đứa con hoang đàng sau những phá phách, những nổi loạn vô cớ.
Nhưng sự trở về ở đây lại còn đánh dấu một sự đổi thay. Ở NXH, MS là tiểu thuyết mất đi nay tìm thấy lại. Những nhân vật của NXH là một Lưu Nguyễn trở về mảnh đất quê hương cũ (mảnh đất của tình yêu, mảnh đất hiện thực, tâm lý, xã hội… ), hài lòng vì không phải nhìn lại những gì quen thuộc ngày xưa. NXH cũng nói đến tình yêu, nhân vật của NXH cũng bị ngợp trong cái không khí gấp gáp của tuổi trẻ, thở cái hơi thở nóng bỏng của cuộc sống được nung nấu và nguội lạnh do ngọn lửa đam mê. Nhưng ở trong đó, trong MS, tất cả đều là mới mẻ, là khám phá, là dọ dẫm tìm đường. Mới lạ là cách kể chuyện, là những ý tưởng đứt rời, là câu chuyện có và không có, là những cá tính của nhân vật có rồi lại mất. Thời đại của những nhân vật tiểu thuyết có cá tính đã hết. Nhân vật của NXH luôn bắt đầu cuộc đời, bắt đầu những cuộc tình bằng những “Có phải”, họ ít tin tưởng, không tự tin nhiều như xưa. Họ cũng không tự phụ khi là đàn ông, và họ cũng không yếu đuối và đầy mặc cảm khi là đàn bà. Trên tôi có nói, MS là tiểu thuyết mất đi tìm thấy lại. Bây giờ có thể coi MXH là 1 gã coi giữ thư viện, gã tìm 1 cuốn tiểu thuyết nhưng không thấy, vì vậy gã bèn viết 1 cuốn. Nói 1 cách khác, NXH không hài lòng với cái không khí tiểu thuyết cũ, nên tạo nên một cái không khí tiểu thuyết khác.

*

Truyện ngắn “Chốn Mong Ước” trong “Mù Sương” gồm năm đoạn, tất cả đều bắt đầu bằng chữ Khi. Tiểu thuyết của NXH nói lên một chân lý cũ như vầy: Tất cả những tác động của tiểu thuyết chỉ là một cuộc chiến đấu chống lại sức mạnh của thời gian. Trong một cuốn tiểu thuyết ý nghĩa đời sống chia lìa nhau, và cùng với cuộc chia lìa đó là cuộc phân ly của yếu tính (của đời sống) và thời gian tính. Từ đó, Lukacs cho rằng tiểu thuyết là một hình thức [forme] của một “virilité murie” - Chỉ ở trong tiểu thuyết, bởi là vì nội dung của nó là một tìm kiếm yếu tính (của đời sống), và bởi vì sự tìm kiếm đó là bất lực, cho nên thời gian mới dính liền với một hình thức. Hình thức của cái “virilité murie” [đực tính chín mùi) của con người.

Lại còn dấu vết của cái thường nhật ở trong Mù Sương. Ở trong đó - những tên phim vừa chiếu ở Sài-gòn, những tiếng súng quanh quẩn đâu đó, tiếng plastic nổ ở một góc phố, cuốn nhật ký bỏ quên trên tắc-xi, con đường một chiều nghẹt xe - có những tình cờ của định mệnh. NXH luôn nhắc đến tình cờ. Tình cờ, chúng ta đọc Mù Sương, tình cờ bắt gặp trong Mù Sương, đời sống, chiến tranh, tình ái, dây kẽm gai… “chỉ có một con đường đưa ta đi đến chốn mong ước, con đường ấy bị ngắn cấm, dây kẽm gai đã bủa, súng đã đặt, lính đã gác, và nếu em muốn, đã có một xác chết nằm ở đó… Những tình cờ không đặt thời gian vào tay chúng ta.” Nếu chúng ta coi sự tình cờ như là yếu tính của đời sống, (chúng ta gặp lại ở đây cái mà chúng ta đã nói ở trên: cuộc chia ly của “ý nghĩa” “cuộc đời”), nhưng cuối cùng chẳng thèm đến với chúng ta. Chúng ta đã đánh mất cả sự tình cờ (trang 77). Chúng ta đã đánh mất cả yếu tính của cuộc đời.

*

Một câu của James Joyce trong tập Essays Critiques, đại khái nói, nét đặc biệt của văn chương hiện đại là: Người đọc chỉ ưa tác phẩm đầu tay của mỗi nhà văn. Tôi hiểu câu đó theo nghĩa, người đọc chỉ ưa tìm thấy những phần yếu của tác phẩm. Tác phẩm là tác phẩm nhờ cái vẻ non kém, cái phần tươi mát, trẻ trung, cái dáng điệu chập chững của nó. Người ta thường nói thiên tài là những người có những cái sai, cái faux mà không ai bắt chước được. Trong Mù Sương cũng có, có rất nhiều, những yếu, nhưng non kém. Nhưng những non kém đó là của NXH, là của Mù Sương. Tôi không định nói NXH là một nhà văn thiên tài. Nhưng Mù Sương là một cố gắng của tác giả để nối lại dòng văn chương cựu truyền, khiêm tốn và khả ái.

NQT

Bài này xuất hiện trên số Đặc san Văn, chuyên về phê bình, 2-1967. Thổi bạn quí ngất trời như thế, trong khi suốt 1 thời Miền Nam Cộng Hòa, đếch thèm nhắc đến ông tiên chỉ VP, trừ 1 bài viết, đăng để trám 1 cái lỗ hổng, trên trang VHNT - của một tờ nhật báo - do chính Gấu phụ trách, và hoàn toàn chưa từng viết gì về Trùm ST, là MT, trước 1975.

Thổi bạn như thế, trong khi, cùng lúc, phạng cho nhà thơ chuyên làm thơ kẹo mứt NS một cú khiến ông ban cho Gấu cái ních tên sa đích văn nghệ, và không chỉ thù Gấu, ông còn thù luôn TTT, ban cho TTT cái nick Đông Phương Bất Bại!

Cú Gấu đánh NS trúng quá, đến nỗi mới đây thôi, một bạn văn còn đưa ra nhận xét, suốt đời NS không gượng dậy được!

Nhà văn dễ dãi và sung suớng!

Đâu phải chỉ một NS?

Bạn thử đọc mấy đấng thi sĩ, sau Lò Thiêu, sau Trại Tù, sau Cải Tạo, thi nhau nối gót NS, làm thơ bên tách cà phê, làm thơ tán bông hoa quỳ, bông gì…  đỏ choé!

Trong những bài viết về NXH trên Da Màu, có hai bài, theo GCC, được. Một là của Đoàn Nhã Văn, đọc gần như toàn bộ sự nghiệp văn chương của NXH, chỉ ra những nhân vật giả tưởng và cái gốc gác ngoài đời, và phân biệt thật rạch ròi giữa người, thực và giả [nhân vật tiểu thuyết]. Đọc 1 phát là thấy bài viết của Thày Cuốc cực nhảm: một thời đại nhiễu nhương như thế, làm sao lơ tơ mơ như mây như khói cho được. DNV còn cho thấy sự khác biệt giữa những nhân vật của NXH với chính họ ở ngoài đời, khác ở trong đời thực, khác ở trong tiểu thuyết. Nhân vật Trần Lâm Thăng, là NXH ở ngoài đời, cả hai khác nhau/giống nhau cũng rất ư là đặc biệt. DNV do rất cẩn trọng trong khi viết, và do không có 1 tham vọng nổ như Thày Cuốc - chỉ muốn làm bố thiên hạ - nên đọc thật tới. Gấu này rất quí anh, và ngược lại thì cũng vậy, nhưng gần đây, do có tí hiểu lầm, nhưng chẳng đáng nói ra.
Bài kia, là của LDV viết về Bà Vy. Tuy có tí làm dáng, nhưng thật được.

Thày Cuốc phán văn NXH “cùng phe” với MT. Trong văn MT đâu có "dây kẽm gai đã bủa, súng đã đặt, lính đã gác"? Ông có nỗi sợ, bị chiến tranh hỏi thăm bao giờ chưa? Ông quá tuổi được tham chiến mất rồi.
Còn NS, bị gọi Tổng Động Viên, ông sợ quá, phát bịnh, phải đưa vô bịnh viện tâm thần, TPG thừa dịp đi 1 đường hỏi thăm xỏ lá, đáp lễ vụ xém bể nồi cơm vì đụng tới NS?

*

“Gái” ở trong truyện MT là gái ca ve, tình là tình tay ba, như chính ông trả lời bà nữ phê bình gia Thụy Khê, làm sao mà giống “gái”của NXH?

Sự khác biệt, thật nổi bật, giữa hai bài thơ, coi như là tiêu biểu của cả hai, là Mang Mang, và Cúi Đầu, và cũng là hai bài thơ độc nhất của từng người, nói hết về từng người. 

từ xa phố chợ đến giờ
chân quen bỏ lệ gõ bờ lộ quen
hoang vu chín đến độ thèm
lạnh tàn nhẫn rót vào đêm lên đường 

mùa sương phố núi mù sương
nhịp buồn hút gió hồn nương sao rừng
chuyện linh hồn với bản thân
bàn tay thượng đế mộ phần chiêm bao 

đồi thông xanh tóc nghẹn ngào
ngập ngừng lạnh xuống từ bao lâu rồi
còn tôi, còn chỉ mình tôi
mây bay đầu núi kéo trời lên xa 

bàn tay thoáng nổi da gà
thẳm sâu lòng đất nhà ga luân hồi 

Hoang Vu
(Nguyễn Xuân Hoàng)
[VL sao lục]

Cúi Đầu 

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà đi vào chiều xanh đỉnh cây
Một đẹp lên khối hai đẹp lên hình
Người cúi đầu đi vào chiều mình
Thảm cỏ non cánh cổng thấp
Lớp đá đường rồi thảm cỏ non
Hướng chiều thăm thẳm phố hoang vu
Người tuổi ấy hát chiều sao ấy
Tiếng hát suối trong hàng mi liễu buồn
Mắt tròn im lặng. 

Tôi chọn tình yêu làm biển trời 

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà thương trở lại nhớ nhung về
Hàng hiên xưa, trang sách mở, cánh tay ngọc
Chiếc dây chuyền và sợi len đỏ
Mái tóc dài của người trong vườn
Cột điện đầu tường lá rụng
Rào rào mái đựng mùa thu
Phố đếm chân đi về mãi mãi
Điếu thuốc lá, chiếc khăn quàng, vành mũ lệch
Đổ xuống bờ vai bóng tối núi rừng
Mưa phùn ngõ nhớ nghiêng lưng
Lối đi là lối dương cầm
Đôi guốc mộc căn phòng trừu tượng

Tôi chọn tình yêu làm biển trời

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà dựng tình yêu thành thế giới
Cấy những chùm sao lên nền trời
Hát nghìn năm biển đầy vĩnh viễn
Lại thấy con đường im lặng
Những đỉnh cây xanh
Và những ngón tay trên phím dương cầm
Đôi guốc mộc căn phòng trừu tượng 

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống

NHỊ 
Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Nguyễn Quốc Trụ
đọc Mù Sương

Với Mù Sương của NXH, tiểu thuyết, sau những chuyến đi hoang vào khu đất triết học, siêu hình, lại trở về với những đề tài khiêm tốn, bình dị cũ kỹ của nó, tình yêu, những mô tả tâm lý, những khám phá hạnh phúc và thân thể người khác phái. MS đánh dấu một sự trở về. Sự trở về của đứa con hoang đàng sau những phá phách, những nổi loạn vô cớ.
Nhưng sự trở về ở đây lại còn đánh dấu một sự đổi thay. Ở NXH, MS là tiểu thuyết mất đi nay tìm thấy lại. Những nhân vật của NXH là một Lưu Nguyễn trở về mảnh đất quê hương cũ (mảnh đất của tình yêu, mảnh đất hiện thực, tâm lý, xã hội… ), hài lòng vì không phải nhìn lại những gì quen thuộc ngày xưa. NXH cũng nói đến tình yêu, nhân vật của NXH cũng bị ngợp trong cái không khí gấp gáp của tuổi trẻ, thở cái hơi thở nóng bỏng của cuộc sống được nung nấu và nguội lạnh do ngọn lửa đam mê. Nhưng ở trong đó, trong MS, tất cả đều là mới mẻ, là khám phá, là dọ dẫm tìm đường. Mới lạ là cách kể chuyện, là những ý tưởng đứt rời, là câu chuyện có và không có, là những cá tính của nhân vật có rồi lại mất. Thời đại của những nhân vật tiểu thuyết có cá tính đã hết. Nhân vật của NXH luôn bắt đầu cuộc đời, bắt đầu những cuộc tình bằng những “Có phải”, họ ít tin tưởng, không tự tin nhiều như xưa. Họ cũng không tự phụ khi là đàn ông, và họ cũng không yếu đuối và đầy mặc cảm khi là đàn bà. Trên tôi có nói, MS là tiểu thuyết mất đi tìm thấy lại. Bây giờ có thể coi MXH là 1 gã coi giữ thư viện, gã tìm 1 cuốn tiểu thuyết nhưng không thấy, vì vậy gã bèn viết 1 cuốn. Nói 1 cách khác, NXH không hài lòng với cái không khí tiểu thuyết cũ, nên tạo nên một cái không khí tiểu thuyết khác.

NQT

Thày Cuốc thổi cái vô tích sự, cái phù phiếm trong văn NXH, và đẩy nó lên thành 1 mỹ học.

Ý này là từ bài viết trên, từ cái ý tưởng “thời đại của những nhân vật tiểu thuyết có cá tính đã hết”, chỉ còn thứ nhân vật, có rồi không có, những câu chuyện, đứt rồi lại nối, tầm phào rồi lâu lâu, đếch tầm phào, đếch phù phiếm!

Làm đếch gì có cái gọi là "mỹ học của sự phù phiếm", và giả như có, đâu có mắc mớ gì đến 1 NXH ?

Thời của anh, là thời của Gấu, lo không biết ngày nào đến lượt mình "được" chiến tranh chiếu cố, được Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ  nắn gân, nắn giò, hỏi thăm sức khoẻ, hàng đêm lo ăn hỏa tiễn VC… Bởi thế, đọc Camus, NXH mê nhất câu, suy nghĩ xem cuộc đời có đáng sống hay không, là trả lời câu hỏi lớn của triết học:

Mình có nên tự làm thịt mình không nhỉ, như…  thằng cha Gấu, bữa BHD bỏ nó, bữa cô bạn đi lấy chồng, bữa Sad Seagull giận dữ không hiểu vì lý do gì, đùng đùng bỏ đi…. !

*

Đợt trình diện đó có đủ mặt "anh hào". Thì vẫn đám bạn bè từng ngồi chung bàn ở quán Cái Chùa, cùng ngửi mùi mực in quán Văn đường Phạm Ngũ Lão. Quán có ông chủ già rất lịch lãm, và ưu ái anh em văn nghệ, chẳng bù cho ông thư ký tòa soạn Trần Phong Giao, bảo hoàng hơn vua, lúc nào cũng nhăn nhó trong cách tính trang, tính tiền nhuận bút, và nhất là trong việc giúp đỡ những người chưa thành danh muốn nhờ bảng hiệu nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng. Cậu thanh niên hình như chưa từng bỏ sót một số báo Văn, "văn kỳ thanh" nào Nguyễn Xuân Hoàng, nào Huỳnh Phan Anh... lần này gần như gặp đủ mặt. Sau khi cậu ta tự tử chỉ hùi hụi tiếc một điều, nếu biết trước đã kéo cả bọn tới trình diện. Bởi vì Huỳnh Phan Anh, bị ám ảnh bởi những ngày "đổ mồ hôi nơi quân trường thay vì đổ máu nơi trận địa", cộng thêm những lời hù dọa của những anh chàng ra vẻ hiểu biết những trò "huấn nhục" sắp tới, khiến căn bệnh bao tử đột nhiên lên cơn, đêm nào cũng dùng cái thùng nước lèo của mi làm chiếc gối; còn Nguyễn Xuân Hoàng vốn bô trai nên lúc nào cũng quanh quẩn bên mấy nữ tiếp viên câu lạc bộ; cuối cùng chỉ có còn mi, để quên đi nỗi nhớ, để đỡ bồn chồn chờ ngày nghỉ phép cuối tuần gặp lại Sài-gòn, gặp lại cô bạn, đã thân cận người bạn nhỏ mê văn chương và có thể còn mê làm cách mạng, còn mong mỏi cái chết của mình có thể sẽ có ích, nếu không gây một tiếng vang nào đó thì ít ra cái mạng sống này cũng do ta quyết định. Nhưng những người Quân Cảnh đã mau chóng xóa sạch dấu vết, nếu còn chăng, đối với mi, là khuôn mặt trẻ thơ không chút dấu hiệu cho biết đây là người được Thần Chết tuyển chọn, không thông qua cuộc chiến...

Cõi khác

... còn Nguyễn Xuân Hoàng vốn bô trai nên lúc nào cũng quanh quẩn bên mấy nữ tiếp viên câu lạc bộ: Ui choa, đúng thế thật. Bạn mình đẹp trai, gái nhiều như ruồi. Gấu có mỗi một em, mà cũng bỏ Gấu, chán thế đấy!

Đau khổ nhất là những ngày cô bạn đi lấy chồng. Vẫn những ngày tháng ngây ngô bên mớ máy móc, nghe tiếng người nói xôn xao từ những thành phố xa lạ phía bên ngoài địa ngục, qua đường dây điện thoại viễn liên, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ hạnh phúc, hạnh phúc... Hết còn nỗi ngây thơ tưởng mình ở trên cao, trên tận đỉnh cồn, thấy hết, hiểu hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi theo bóng mình sợ hãi trốn sâu dưới đáy địa ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm thành phố, chạy hoài, chạy hoài, không còn nơi để ghé, không còn chỗ để ngừng... Chỉ mong gặp lại những hồn ma quen, những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ, hai gã chuyên viên Phi Luật Tân, để hỏi coi họ có còn luyến tiếc đất nước này hay không, chỉ muốn la lớn, tôi yêu em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả loài người đều nghe...
Cho người chết gật đầu thông cảm.

*

Có thể, Thày Cuốc không đọc bài điểm cuốn “Mù Sương” của GCC, và cái ý, Mỹ học của cái tầm phào, biết đâu lại thuổng Hannah Arendt!  Nhưng, do Thầy chỉ khoái nổ, thành ra vớ được 1 cái tít kêu như chuông, bèn chơi luôn, không ngờ chửi xéo, chửi xỏ...  NXH, văn chương gì thứ tự truyện, tự truyện gì thứ vô tích sự, tầm phào, bá láp, phù phiếm!
Vậy mà cả lũ băng Cờ Lăng bèn ôm lấy hít hà!

Trong những bài viết về NXH trên Da Màu, có hai bài, theo GCC, được. Một là của Đoàn Nhã Văn, đọc gần như toàn bộ sự nghiệp văn chương của NXH, chỉ ra những nhân vật giả tưởng và cái gốc gác ngoài đời, và phân biệt thật rành ròi giữa người, thực và giả [nhân vật tiểu thuyết]. Đọc 1 phát là thấy bài viết của Thày Cuốc cực nhảm: một thời đại nhiễu nhương như thế, làm sao lơ tơ mơ như mây như khói cho được. DNV còn cho thấy sự khác biệt giữa những nhân vật của NXH với chính họ ở ngoài đời, khác ở trong đời thực, khác ở trong tiểu thuyết. Nhân vật Trần Lâm Thăng, là NXH ở ngoài đời, cả hai khác nhau/giống nhau cũng rất ư là đặc biệt. DNV do rất cẩn trọng trong khi viết, và do không có 1 tham vọng nổ như Thày Cuốc, chỉ muốn làm bố thiên hạ, nên đọc thật tới. Gấu này rất quí anh, và ngược lại thì cũng vậy, nhưng gần đây,do có tí hiểu lầm, nhưng chẳng đáng nói ra.
Bài kia, là của LDV viết về Bà Vy. Tuy có tí làm dáng, nhưng thật được.