|
He used to
tell his students that they probably were not terribly familiar with
the
Decalogue, but it was possible to learn, since there were only
seventeen: the
Ten Commandments and the seven cardinal sins-taken together, the
foundation of
our civilization. His Muse,
the spirit of language, was, he said, Christian,
which explains the Old and New Testament themes in his poetry.
Milosz: Notes about Brodsky
[Nàng thơ của
ông, linh hồn, tinh anh của ngôn ngữ là Ky Tô giáo, điều này giải thích
những đề
tài Cựu và Tân Ước trong thơ của ông]
“Tây nguyên”
trong bài là lúc ông cùng tôi về Bảo Lộc. Tiếng gà trưa từng khiến cho
nhiều
người nao lòng, dứt cơn nghĩ ngợi mông lung. Nhưng tiếng gà làm cho một
người
điếng hồn, có lẽ là lần đầu tiên được nhà thơ Nguyễn Đức Nhân diễn tả.
Trong một
thư điện tử gần nhất, Nguyễn Đức Nhân khẳng định với tôi và Nguyễn
Lương Vỵ rằng
anh chưa bao giờ qua thơ để so đọ về tài năng. Vì đó là cõi thị phi của
làng
văn nghệ. Những con chữ rồi cũng sẽ nhạt phai. Và điều anh để tâm nhất
là: “làm
sao có thể từ thơ đến được với cõi vô ngôn”.
Ở ý này, tôi
rất tâm đắc với những điều mà Giáo sư Sture Allen đã thay mặt Viện Hàn
Lâm Thụy
Điển đọc diễn từ Tuyên dương Joseph Brodsky, nhà thơ Nga có quốc tịch
Mỹ, tại lễ
trao giải Nobel văn chương năm 1987: “…Chiều kích tôn giáo mà ta nhất
định có
thể tìm thấy trong tác phẩm của ông (J. Brodsky) không gắn liền với một
tín điều
cụ thể nào…”
Võ Chân Cửu (1)
Đã 1 Thầy Kuốc,
phịa ra … Roland Barthes.
Bi giờ thêm 1 nhà thơ VCC, phịa ra… Brodsky, “đếch biết gì về Ky
tô
giáo", đúng hơn, "đếch gắn liền với một tín điều cụ thể nào"!!
Khủng thật!
Chắc là cũng nghi, đếch ai tin, cho… chắc ăn, ông nhà thơ Mít bèn
lôi 1 tay Trùm Viện Hàn
Lâm Thụy Điển ra, để bảo chứng!
Làm thơ dở như NDN, vậy mà, không chỉ sợ cõi thị phi hỏi thăm tới ông,
mà còn đòi mò tới cõi vô ngôn!
Cả hai cõi đó, chúng đâu thèm biết đến thơ “điếng hồn” của ông!
Viết lách liều lĩnh, áo thụng vái nhau, vậy mà bày đặt khai quật, làm
sống
lại một
nền văn chương bị VC quăng vô thùng rác, tìm lại hồn cho nó!
Việc này, có
lẽ nên để cho đám hậu duệ VC làm, có lẽ lại bảnh hơn, chăng?
Đời tôi 1
tiếng gà trưa điếng hồn
Võ Chân Cửu
là một nhà thơ nổi tiếng từ trước 1975. Thú thực Gấu chưa từng đọc thơ
ông.
Bởi là vì hồi đó, Gấu chưa biết thơ là gì, và cũng chưa đọc thơ, không
mê thơ.
Và đúng hơn nữa, mê Cô Ba, chẳng màng đến chi, nói chi thơ.
Chỉ đến
khi ra
được hải ngoại, thì mới bày đặt đọc thơ. Thành ra, những gì Gấu đọc ở
ông, là
những bài tản mạn mà ông gọi là “mặt tiền nghệ thuật”. Đọc, thú
thực, thì cũng
chỉ xếp vô loại áo thụng vái nhau giữa những nhà thơ. Thí dụ rõ nhất,
là bài thơ
với câu kết, “Đời anh là tiếng gà trưa điếng hồn”!
Có lần, đọc “tản
mạn”, thấy ông khoe, dẫn lời Nguyễn Mộng Giác, và qua NMG, Hà Nội có
nhắc tới ông,
thời kỳ còn chiến tranh, và xếp vô loại thơ thiền!
Cũng 1 thứ… vô ngôn, chăng?
Qua tập tản
mạn mới được phát hành ở trong nước, thì tham vọng của ông khi viết
loạt bài này,
cũng cực cao: tìm lại phần hồn cho thơ Mít Miền Nam thời còn chiến
tranh.
Nếu có phần
hồn như thế, mà theo như cách ông viết “tản mạn”, GCC sợ rằng cũng
theo… vô ngôn mà thôi.
Hay, áo
thụng vái nhau.
Hay, vực
dậy cái xác chết Miền Nam.
Viết, là phải
can đảm. Đừng tránh né mới được, còn không thì đừng viết.
Coi chúng là
tro than, là rượu quí, là cái gì đi chăng nữa, thì cũng phải có con mắt
phê phán
nhìn vô, và giải mã chúng.
Steiner viết:
Thứ hai, phê
bình có thể kết nối. Vào một thời
đại mà sự mau lẹ của truyền thông kỹ thuật, nó thực sự che giấu những
rào cản
chính trị, ý thức hệ thuộc loại bướng bỉnh; nhà phê bình có thể xử sự
như một kẻ
trung gian, và người bảo quản. Đây là một phần của công việc của anh
ta, để thấy
rằng một chế độ chính trị không thể giáng yểm một tác phẩm của một nhà
văn vào
cõi quên lãng và bóp méo nó, rằng những cuốn sách [dù có bị] thiêu huỷ,
tro
than được vun vén, và được giải mã. (1)
Trách nhiệm
của những nhà văn như THT,
nhà thơ như VCC, những kẻ có đóng góp thực sự vào dòng văn chương Miền
Nam trong cuộc chiến
vừa qua,
theo tôi, đúng là như Steiner phán.
Cả
hai
chỉ mới
làm được cái việc vun vén, và thay vì giải mã, thì xúm lại vái nhau.
Một bài thơ
dởm như của Nguyễn Đức Nhân, mà nào là “vô ngôn”, nào là “điếng hồn”!
Rồi phán bậy
nữa chứ: Thơ Brodsky làm đếch gì có tính tôn giáo, mà giả như có, thì
cũng đếch
dính tới một tôn giáo nào!
Đã phán bậy,
lại còn viện 1 ông phê bình, nhà văn, nhà ngoại giao, đại diện cho Viện
Hàn Lâm
Thụy Điển ra để bảo đảm cho cái sự "tâm đắc" của mình!
Chán thật.
NQT
Đời tôi 1
tiếng gà trưa điếng hồn
GCC
& NLV & VCC & NDT & DPP
Note: GCC,
gõ Google, cố tìm nguồn câu của Sture Allen, qua VCC, [Ở ý này, tôi rất
tâm đắc
với những điều mà Giáo sư Sture Allen đã thay mặt Viện Hàn Lâm Thụy
Điển đọc diễn
từ Tuyên dương Joseph Brodsky, nhà thơ Nga có quốc tịch Mỹ, tại lễ trao
giải
Nobel văn chương năm 1987: “…Chiều kích tôn giáo mà ta nhất định có thể
tìm thấy
trong tác phẩm của ông (J. Brodsky) không gắn liền với một tín điều cụ
thể
nào…”], không thấy, nhưng thấy câu của ông, việc cho nhà thơ Nga lưu
vong Nobel
văn chương không có tính chính trị.
Brodsky đang
ngồi ăn trưa với Trùm viết gián điệp John le Carée thì nghe tin được
Nobel.
Khó hiểu là,
tại làm sao mà Sture Allen lại âu lo đến chiều kích tôn giáo trong thơ
Brodsky,
và tại làm sao ông lại “nhấn mạnh” nó đếch dính đến 1 tôn giáo cụ thể
nào, và với
Brodsky thì rõ là Ky Tô giáo?
Không lẽ ông
này muốn chọc quê đám tín hữu Ky Tô?
Giả dụ đúng
“ở trái tim của Brodsky là 1 tên tà ma, ngoại đạo, a pagan”, liệu Giáo
sư Sture
Allen “thay mặt Viện Hàn Lâm Thụy Điển đọc diễn từ Tuyên dương Joseph
Brodsky,
nhà thơ Nga có quốc tịch Mỹ, tại lễ trao giải Nobel văn chương năm
1987”, nói
ra điều này?
Khó hiểu còn
là cái sự “tâm đắc” của Võ Thi Sĩ.
Chuyện
Brodsky thì liên quan quái gì đến... vô ngôn.
Nên nhớ
Brodsky coi ngôn ngữ là… Trùm: Ngôn ngữ
- Thời gian – Không gian.
Và vô ngôn
thì liên quan quái gì đến 1 bài thơ tán gái!
Hay là Võ
thi sĩ lầm “không có tính chính trị” với “không có gắn liền với 1 tín
điều” nào?
Bi giờ viết
về cái cú bằng cách nào Gấu khám phá ra và “tâm đắc” thơ Brodsky!
Nhơ bửn vs bị khinh ghét
Nhân tiện nói luôn, cái
mẩu trên Gió O, được diễn đàn này dịch toàn bản văn, và giữ
nguyên từ “dirty word”, thay vì “bị khinh ghét”:
“Cộng sản“ vẫn là một "từ
dơ bẩn" trong vùng di cư của người Việt (1)
Cộng sản’ vẫn còn là một chữ bị khinh ghét trong Cộng Đồng Người Việt
Di Dân (2)
GCC thích cụm từ”cộng đồng người Việt di dân” hơn!
Từ “di cư” có nghĩa “chết” với dân Mít, dùng cho cú 1954.
Bắc Kít di cư, Bắc Kít 75, chúng đâu ưa nhau?
Hai câu dịch trên, 1 của 1954, 1 của 1975, theo Gấu.
Hà, hà!
Giai thoại,
trong bài viết dưới đây, tình cờ Gấu vớ được, khi lướt net, cho thấy,
bạn không chỉ phải rành tín điều Ky Tô,
mà còn phải
là 1 tên tù VC Liên Xô, thì mới là thi sĩ, và được Nobel văn chương nhờ
thơ của
mình.
Milosz chẳng đã quá thèm
được như Brodsky, mà cuộc đời không bợn 1 chút
bụi
và chẳng khác gì 1 câu chuyện thần tiên ư?
[Câu
chuyện đời tôi thì là một trong những kỳ tuyệt nhất mà tôi đã từng kinh
qua.
Đúng như vậy. Nó thiếu tí sáng sủa của chuyện đạo đức, răn đời, như của
Joseph
Brodsky: được nhà nước Đỏ cho đi bốc phân tại một nông trường tập thể
gần
Arkhangelsk, vài năm sau đó, ông lượm đủ thứ vinh quang, trong có giải
Nobel
văn chương. (1)
Joseph
Brodsky: From Outcast to Nobel Laureate
This week,
we’re exploring the lives of outcasts. In the biblical tradition, the
greatest
prophets often were outcasts. The jury is still out on whether Jay
Bakker will,
one day, rank as a great prophet. But there’s no question that the life
of poet
Joseph Brodsky took him from the old Soviet prison system to acclaim as
a Nobel
Laureate.
TODAY, we
are recommending Lev Loseff’s compelling new biography, “Joseph
Brodsky: A
Literary Life,” which is available from Amazon.
ALSO, in
reviewing the book as Editor of Read The Spirit, I’ll share my own
fondest
memory of Brodsky.
Why We
Should Care about Joseph Brodsky (1940-1996)
Joseph
Brodsky’s poetry is not easy for most Americans to enjoy. As Lev Loseff
points
out in his new literary biography of the poet, some of his most potent
verses
reflect on experiences such as riding as a convict in a filthy Soviet
prison train.
That’s not exactly a theme you’ll find rappers taking viral on YouTube
today.
But, as
Loseff also demonstrates, there remains a powerful, relevant message in
Brodsky’s life interwoven with his poetry and prose: At his best,
Brodsky
proved that a stateless pilgrim—wandering between countries, between
languages,
between religious traditions—can build a new life, word by word,
relationship
by relationship, year by year. Having known Brodsky for one year—and
having
followed his work across many years—I continue to be startled by how
much he
understood about Western, English-language literature. Then, he became
an
English-language man of letters himself.
My son
Benjamin’s favorite Brodsky book is the somewhat obscure, “Watermark,”
which
sometimes is mistaken as a travel book about Venice. In fact,
“Watermark” is
Brodsky’s prose tour de force about a city that he selected as a new
kind of
home for himself. What
an audacious idea! Simply select a spot on the planet and declare it a
new
home! Yet, Brodsky did that and, after many years of visiting Venice,
he wrote
this book-length essay on his beloved city. Young adults today, facing
a
rapidly changing global community, would do well to learn from
Brodsky’s life.
[Thằng con
trai của tôi mê cuốn Thuỷ Ấn của
Brodsky, một cuốn sách u tối và đôi khi bị hiểu lầm như là sách du
lịch,
về
Venice. Sự thực Watermark là tản
văn, một “tour de force”, về 1 thành phố mà ông ta lọc ra để coi như là
nhà của
ông. Đúng là 1 ý tưởng bảnh tỏng, cực cà
chớn, cực liều lĩnh, cực chịu chơi! Giản dị chọn 1 điểm trên mặt địa
cầu rồi
tuyên bố đây là nhà mới của mình!]
Loseff’s
book is largely about the connections between Brodsky’s life and his
literary
work. So, someday in the future, there’s still room for a “definitive”
biography of Brodsky. But, I was so pleased to find that Loseff chose
to
include what I have always considered to be some of the best moments in
Brodsky’s life. Among those scenes certainly are vignettes of Brodsky
in a
Soviet courtroom. In a nutshell, the young Brodsky refused to play by
Soviet
rules as an official writer, so he was charged as a “parasite.” This
Kafkaesque
legal charge arose, despite the fact that he tried to work as a writer
and
translator. He wrote outside the official system. By definition, in the
Cold
War Soviet view of society, his refusal to bow to official
pronouncements made
him a criminal. Here is one exchange between the courageous young poet
and the
judge—a ruthless and clueless figure one might imagine from some John
Le Carré
novel.
JUDGE: And
what is your profession?
BRODSKY:
Poet. Poet and translator.
JUDGE: And
who told you you were a poet? Who assigned you that rank?
BRODSKY: No
one. (nonconfrontational) Who assigned me to the human race?
JUDGE: And
did you study for this?
BRODSKY: For
what?
JUDGE: To
become a poet? Did you try to attend a school where they train
poets—where they
teach—
BRODSKY: I
don’t think it comes from education.
JUDGE: From
what then?
BRODSKY: I
think it’s (at a loss)—from God.
MY OWN
FONDEST MEMORY OF JOSEPH BRODSKY
I studied
poetry under Joseph Brodsky, when he was a freshly exiled university
lecturer
and still was largely unknown in the West. I can recall him restlessly
rambling
around Ann Arbor at that time, enjoying beers with students, vigorously
debating a few lines of poetry for hours—and never suffering fools. Any
student
who came ill prepared or tried to take on Brodsky with bias
masquerading as
intellect would be quickly dispatched with one of Brodsky’s verbal
darts.
In my own
book, “Our Lent: Things We Carry ” I included this scene in Brodsky’s
class:
In the
mid-1970s, I was among a group of University of Michigan Creative
Writing
students who were disappointed to learn that our poetry seminar would
not be
led by one of the leading lights in our division of the university,
called
Residential College. Instead,
we were to be shoved off on a Russian immigrant,
rumored to have quirky habits like chain-smoking foul-smelling
cigarettes. It
wasn’t even clear if he knew much English.
So, the
first evening of that nighttime seminar, we all wandered skeptically
into an RC
lounge where our class was to meet, draping ourselves over the beat-up
easy
chairs and frowning at the sour smoke already filling the room.
Poet Joseph
Brodsky smirked at us, shook his head disdainfully, stubbed out his
cigarette
in an already overflowing coffee cup, lit another, inhaled, exhaled—and
then
asked in a thick accent: “So,
who among you knows a Psalm?”
The silence
was so complete we could hear his breath sucking through the cigarette.
“I can
wait,” he said. And he did.
Then, a
cigarette later, he repeated his plea, “Let’s hear a Psalm. Surely you
know
them. You must. Because if none of you knows a Psalm—a single
Psalm—then we
have got so much more to memorize in this class than I had planned.”
He sighed
wearily. The ominous word “memorize” transfixed us.
Finally, a
brave young skeptic brushed the shaggy curls from his eyes and said, “This is a
poetry seminar. Why would you expect us to memorize the Bible?”
Brodsky
smoked his way through the rest of that cigarette. Then, he stubbed it
out. Lit
another.
At length,
he said, “Because, someday, if you are sent to a prison camp—the poetry
you
carry in your memory may be your entire world. So, we must choose well
what
world we will carry, no?”
Một ngày nào
đó, nếu bạn bị đi tù VC, thơ mà bạn mang theo trong đầu có thể
sẽ là trọn
thế giới của bạn.
Cũng ý trên,
Brodsky lập lại trong bài viết về Nữ
Thần Thi Ca Sụt Sùi, The Kneeling Muse,
làm bài Tựa cho tập thơ của
Akhmatova, sau in trong tập tiểu luận
Less Than One của ông:
At certain
periods of history it is only poetry that is capable of dealing with
reality by
condensing it into something graspable, something that otherwise
couldn't be
retained by the mind. In that sense, the whole nation took up the pen
name of
Akhmatova - which explain her popularity and which, more importantly
enable her
to speak for the nation as well as to tell it something it didn't know.
She
was, essentially, a poet of humanities: cherished, strained, severed.
She
showed these solutions first through the prism of the individual heart
then
through the prism of history, such as it was. This is about as much as
one gets
in the way of optics any way:
Ở một giai
đoạn nào đó của lịch sử, chỉ thơ mới hách xì xằng, mới bảnh tỏng, bởi
vì chỉ có
nó mới dám đương đầu với thực tại, bằng cách nén nó lại, thành một cái
gì được
ôm gọn vào trong lòng bàn tay, một điều gì đó mà cái đầu chịu thua
không làm
sao cất giữ được.
Điều Brodsky
nói về thơ, Gấu lại nhận ra, khi áp dụng nó vào nhạc sến, những ngày tù
Phạm
Văn Cội, [Củ Chi], Đỗ Hòa, [Nhà Bè], và phát giác ra một điều, cái hồn
của văn
chương Miền Nam là ở trong một vài câu, một vài hình ảnh của nhạc sến!
Và trộn vào
giấc mơ tuổi thơ, là cơn mộng đời rực rỡ. Sẽ trở thành nhà văn. Sẽ viết
một
truyện dài nối liền được hai thành phố.
NQT: Lần Cuối
Sài Gòn
Brodsky có lẽ
cũng có một giấc mơ như vậy, và ông đặt tên cho nó là "Thuỷ Ấn", hay
nôm na, "Dấu Nước", Watermark.
Đây là một từ
chuyên môn. Bạn cầm một tờ giấy [tác phẩm] nhìn, hay đọc, không thấy,
nhưng soi
lên ánh sáng, thì nó hiện ra.
Trong Thủy Ấn,
Brodsky viết về lần ông thăm viếng Venice, thành phố ở trên nước. Nhưng
đọc nó,
thì lại ra Petersburg, thành phố quê hương của ông.
"Đối với
người cùng quê với tôi, thành phố hiện ra, qua những trang này, thật dễ
nhận,
và cảm thấy, đây chính là Petersburg được nới rộng ra, mời gọi vào
trong một lịch
sử [một câu chuyện] tốt đẹp hơn, khoan nói tới vĩ độ, not to mention
latitude."
Làm sao viết
về Sài Gòn, mà "soi lên" thì lại ra.. Hà Nội, hả.... Gấu?
Khoan nói tới
vĩ độ? Không lẽ Brodsky không muốn nói tới vĩ độ thứ... 17?
Dấu Nước còn
làm nhớ tới Dấu Bèo. Đài Gương soi đến Dấu Bèo này chăng?
Nhưng đâu là
Đài Gương, đâu là Dấu Bèo? Đâu là Sài Gòn, đâu là Hà Nội?
Hỏi như vậy,
ấy là bởi vì Gấu, trong một lần ghé xóm, nhân ghé Hà Nội, một em, khi
nghe Gấu
giở giọng pha tạp chẳng ra nam mà cũng chẳng ra bắc, để làm quen, trước
khi làm
tình, đã bĩu môi, "chửi xỏ":
-Anh là một
thằng Nam Kỳ mà lại bắt chước giọng Bắc Kỳ của... chúng em!
Giọng của em
có vẻ bực bội, như có ý trách, sao có thằng ngu, học gì không học, lại
học cái
trò giả dạng nói tiếng Bắc!
*
Câu mở ra Dấu
Nước, của Brodsky:
Nhiều trăng
rồi, đô Mẽo 870 lire và tôi thì ba mươi hai.
[Many moons
ago the dollar was 870 lire and I was thirty-two].
Nhiều trăng
rồi, khi Gấu đi, mới mười bẩy, về, trên sáu muơi.
Và cái lần
"đi" và bị em chửi xỏ, mi là thằng Nam Kít, bày đặt nói tiếng Bắc Kít,
là năm trăm ngàn!
Năm chục đô
Canada!
*
Nhiều trăng
rồi....
Hồi ở Hà Nội,
Gấu khù khờ lắm.
Nhân đọc bài
viết của ông bạn Kiệt Tấn, SCTBT, trên talawas,Gấu chợt nhớ ra, là,
người dậy Gấu
may tay, là một ông cậu. Cậu H. Khi Gấu ở Bạch Mai, những ngày đầu từ
nhà quê
ra Hà Nội học.
*
Sự thực,
Brodsky chọn Venice làm thành phố quê hương của ông, là vì... nước.
Cái tít "Thuỷ
Ấn" là cũng nói ra điều đó. Nên nhớ Petersburg là thành phố trũng, như
Hà Nội.
Đâu phải tự nhiên mà Gấu muợn cái tít bài viết của mình, từ thơ
Akhmatova: Nơi
người chết mỉm cười, để viết về Hà Nội của Gấu.
Theo một
nghĩa nào đó, Petersburg giống như những thành phố lớn khác. Xuyên qua
lịch sử
văn hóa Tây-phương, thành phố đứng sừng sững, như để chứng thực nỗi
hoang mang
của con người, về mối liên hệ giữa nó và cái thế giới do nó tạo dựng
nên:
Babylon, Babel, Rome, Sodom, New Jerusalem đã đem đến cho trí tưởng
tượng của
những người Thiên chúa giáo, những hình ảnh về quyền lực và sự ung
thối, sa đọa,
thiên đàng và địa ngục. Sự hủy diệt của những thành phố thường làm cho
con người
khiếp đảm.
Nhưng Paris của Baudelaire, Prague của Kafka... là những thành phố
không thực,
những thành phố của trí tưởng, những chuyển hóa mang tính thấu thị của
chuyện
thường ngày. Trái lại, vẻ siêu thực của Petersburg đập ngay vào mắt du
khách,
như Hầu tước Custine:
Một cái gì không thể nào
diễn tả trọn vẹn bằng lời... Khu
đất thấp của thành phố với những tòa nhà chạy dọc theo hai bờ sông Neva
hình
như lơ lửng giữa trời và biển, và du khách có lúc đã mong đợi nhìn thấy
nó nhạt
nhòa vào một cõi trống không... Có thể vậy chăng, đây là thủ đô của một
Đế Quốc
rộng lớn, một dúm đất chấp chới trên mặt nước, như bọt bèo bị cuốn theo
cơn lũ;
những điểm đen nhỏ nhoi, lộn xộn, thật khó mà nhận ra giữa mầu trắng
của trời
và của nước? Hay đây chỉ là một ảo tưởng thị giác? Đó là những cảm nhận
của
ông, vào một trong những đêm trắng của mùa hè phương Bắc, năm 1939, khi
đứng
trước "sự bí mật không thể hiểu được": sự hiện hữu của một thành phố
như để thách đố trật tự đạo đức và vật lý của sự vật. Ý nghĩa biểu
tượng của một
thủ đô nước Nga tại bờ cõi phía Tây đã khiến cho Peter Đại Đế chọn lựa
một
trong những khung cảnh không một chút hứa hẹn mà còn là mồi ngon của
ngoại xâm:
Ông đã muốn thành phố mọc lên từ vùng đất hoang vu sũng nước trước mặt
ông, như
thành quả của một cố gắng nhằm biến đổi xứ sở thành một quốc gia hiện
đại, Âu
hóa. Trong một túp lều ở miệng Vịnh Phần-lan, là ý nguyện của một con
người chống
lại sức mạnh của thiên nhiên, kinh nghiệm lịch sử, và những hoài vọng
của cả một
quốc gia. Thành phố đã được dựng lên không phải vì dân chúng mà là để
chống lại
họ. Nếu Moscow là biểu tượng của truyền thống quốc gia, tôn giáo, thủ
đô mà người
dân Nga hằng gắn bó, Petersburg vốn được người dân Nga nhìn như một
Phản-Ky tô,
Antichrist. Nỗi nôn nóng hoàn thành (thành phố đã được coi là tân thủ
đô của
Nga, 14 năm sau khi ngôi nhà thứ nhất được xây dựng, vào năm 1703), đã
lấy đi
không biết bao nhiêu mạng con người. Hàng chục ngàn công nhân chết vì
đói, bệnh
và kiệt sức trong những công việc làm nền, đóng móng, nhằm chống lại
nước, trên
đó, thành phố đã mọc lên.
Tiếng Gà Trưa Điếng Hồn
“Tây nguyên”
trong bài là lúc ông cùng tôi về Bảo Lộc. Tiếng gà trưa từng khiến cho
nhiều
người nao lòng, dứt cơn nghĩ ngợi mông lung. Nhưng tiếng gà làm cho một
người
điếng hồn, có lẽ là lần đầu tiên được nhà thơ Nguyễn Đức Nhân diễn tả.
Trong một
thư điện tử gần nhất, Nguyễn Đức Nhân khẳng định với tôi và Nguyễn
Lương Vỵ rằng
anh chưa bao giờ qua thơ để so đọ về tài năng. Vì đó là cõi thị phi của
làng
văn nghệ. Những con chữ rồi cũng sẽ nhạt phai. Và điều anh để tâm nhất
là: “làm
sao có thể từ thơ đến được với cõi vô ngôn”.
Ở ý này, tôi
rất tâm đắc với những điều mà Giáo sư Sture Allen đã thay mặt Viện Hàn
Lâm Thụy
Điển đọc diễn từ Tuyên dương Joseph Brodsky, nhà thơ Nga có quốc tịch
Mỹ, tại lễ
trao giải Nobel văn chương năm 1987: “…Chiều kích tôn giáo mà ta nhất
định có
thể tìm thấy trong tác phẩm của ông (J. Brodsky) không gắn liền với một
tín điều
cụ thể nào…”
Võ Chân Cửu (1)
Có vài vấn đề,
do chỉ mấy dòng trên đặt ra.
1.
So
đo tài năng.
Nhà
thơ không so đo tài năng với nhà thơ [khác].
Có thể. Nhưng cũng hơi bị hiếm, ở
cõi thơ Mít.
Nhưng độc giả nhận ra, 1 nhà thơ có tài, hay
là không có tài.
Và đây
là vấn đề "đẳng cấp". Brodsky có 1 nhận xét rất thú về vấn đề này,
khi lèm bèm với Volkov.
Volkov:
Viết về Stravinsky, Auden cho rằng chính cái gọi là tiến hoá tách biệt
một nghệ
sĩ bậc thầy với thứ cà mèng. Đọc hai bài thơ của một thi sỡi cà mèng,
bạn không
thể nào nhận ra, bài nào viết trước, bài nào sau. Nói như vậy có nghĩa,
khi tới
một độ chín nào đó, nhà thơ cà mèng bèn dừng lại, và cứ thế dậm chân
tại chỗ.
Còn thứ nghệ sĩ lớn lao đếch bao giờ hài lòng với đỉnh trời này, bèn
leo lên
đỉnh trời cao hơn...
Brodsky: Trời hỡi, bạn nói đúng quá đi mất. Người Nhật nói tới sự mạnh
khoẻ
trong tiến trình sáng tạo. Khi một nghệ sĩ đạt đến sự trưởng thành, anh
ta bèn
đổi văn phong, thay cả tên của mình. Hokusai chẳng hạn, có chừng ba
chục thời
kỳ khác nhau.
Bởi vậy mà Milosz mới “Ghi
chú về
Brodsky”, như sau:
BRODSKY'S
PRESENCE acted as a buttress and a point of reference
for many of his fellow poets. Here, was a man whose work and life
always
reminded us that despite what is so often said and written today, a
hierarchy
does exist. This hierarchy is not deducible through syllogisms, nor can
it be
decided upon by discussion. Rather, we confirm it anew every day by
living and
writing. It has something in common with the elementary division into
beauty
and ugliness, truth and falsehood, kindness and cruelty, freedom and
tyranny.
Above all, hierarchy signifies respect for that which is elevated, and
disdain,
rather than contempt, for that which is inferior.
The label
"sublime" can be
applied to Brodsky's poetry.
In his fate as a representative of man there was that loftiness of
thought
which Pushkin saw in Mickiewicz: "He looked upon life from on high."
Sự hiện
diện của Brodsky bảnh,
hách, chẳng khác gì một cây cột trụ
chống đỡ, hay ngọn hải đăng cho rất nhiều bạn thơ của ông. Ở đây, là
một con
người mà tác phẩm và cuộc đời của người đó luôn luôn nhắc nhở chúng ta,
mặc dù
lũ ngu si, bất tài thường lải nhải, phải có cái mới, phải có ‘hạ vệ’,
phải có
‘hạ hiện đại’, thì vẫn có đẳng cấp. Đẳng cấp này, thì không được rút ra
từ ba
trò tam đoạn luận, hay trao đổi, đối thoại, tranh luận cái mẹ gì. Nó là
điều mà
chúng ta làm mới hàng ngày, bằng cách sống và viết. Nó có một điều gì
thân
thuộc với sự phân chia rất ư là tiểu học, bình dân, và cũ xì, giữa đẹp
và xấu,
thực và giả, thân ái và độc ác, tự do và bạo tàn. Trên hết, đẳng cấp có
nghĩa
là kính trọng đối với bậc trưởng thượng, với điều cao cả, và ghê tởm,
chán ngán,
chứ không phải khinh miệt, cái hạ cấp, hạ vệ!
Những mỹ từ như ‘tuyệt cú mèo’, ‘thần sầu’ có thể áp dụng cho thơ
Brodsky.
Trong số mệnh của ông, như là kẻ đại diện con người, có cái đỉnh cao
vời vợi
của tư tưởng, và đây là điều mà Pushkin nhìn thấy ở Mickiewicz: “Ông ta
từ trên
ngọn đỉnh trời ngó xuống thế gian”.
Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam
là nhà thơ văn hóa. Brodsky, chính ông, cũng là một nhà thơ văn hóa, và
có thể
chính vì thế mà ông trước tác hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ,
trong đó
con người, bị de dọa bởi sự tuyệt giống người, đã khám phá ra quá khứ
của nó,
như là một mê cung chẳng hề tận cùng. Nhập vào lòng mê cung, chúng ta
khám phá
ra một điều, là, bất cứ cái chi, nếu mà sống sót từ quá khứ, thì đều là
hệ quả
của nguyên lý ‘mày khác tao, tao khác nó, nó khác mày’, tức nguyên lý
dựa trên
đẳng cấp, tôn ti trật tự, không phải cứ xoa đầu hay nâng bi ông tiên
chỉ, ông
Trùm văn nghệ, thì là bằng vai vế với họ, thí dụ vậy.
Mandelstam, khi ở trong Gulag, điên khùng, và tìm kiếm đồ ăn trong đống
rác, là
thực tại về bạo tàn, thoái hoá đưa đến huỷ diệt. Nhà thơ đọc thơ của
mình cho
bạn tù, là một khoảnh khắc thăng hoa hoài hoài.
Notes about Brodsky
2.
Tiếng gà điếng hồn.
Đến
Di Linh Cảm Tác
Nguyễn
Đức Nhân
Qua rừng nhớ áo em xanh
Lệ xưa em đẫm hồn anh bạc màu
Thu sang vàng một cơn đau
Mù sương anh gửi mai sau tặng
người
Tuổi xuân anh mấy nụ cười
Và,
tóc xanh khéo ngậm ngùi phố xưa
Tây nguyên mai nắng chiều mưa
Đời anh một tiếng gà trưa điếng
hồn.
(Tập san Thời Tập-1974)
GCC
đọc bài thơ của Nguyễn Đức Nhân, thú
thực, với tư cách độc giả, không điếng hồn vì tiếng gà trưa.
Sợ
còn thua, lời nhạc Trịnh Công Sơn, dưới đây:
Lời thiên
thu gọi
Về trong phố xưa tôi nằm
Có lần nghe
tiếng ru bên vườn
Chợt như xác
thân không còn
Và cạnh tôi
là đồng vắng
Về trên phố
cao nguyên ngồi
Tiếng gà
trưa gáy khan bên đồi
Chợt như phố
kia không người
Còn lại tôi
bước hoài
Lòng ta có
khi tựa như vắng ai
Nhiều khi đã
vui cười
Nhiều khi đứng
riêng ngoài
Nhiều đêm muốn
đi về con phố xa
Nhiều đêm muốn
quay về ngồi yên dưới mái nhà
Giòng sông
trước kia tôi về
Bỗng giờ đây
đã khô không ngờ
Lòng tôi có
khi mơ hồ
Tưởng mình
đang là cơn gió
Về chân núi
thăm nấm mồ
Giữa đường
trưa có tôi bơ phờ
Chợt tôi thấy
thiên thu là
Một đường
không bến bờ. (1)
Bài
thơ của NDN, nghe thật ẻo lả, không dẫn tới
"đời anh 1 tiếng gà trưa điếng hồn" được, nói chi tôn giáo, nói chi vô
ngôn.
Nói rõ
hơn,
nó không ăn với nhau. Trong khi lời nhạc TCS quá ăn với tiếng gà
"khan" trên đồi.
GCC "điếng hồn", là vì cái âm
"khan" này.
3. V/v
“tín điều” của Joseph Brodsky
Ông,
cũng như Milosz, là hai nhà thơ Ky Tô. Và đều từ những nước CS mà ra.
Joseph
ở đây là tên thánh, như Joseph
Huỳnh Văn, thi sĩ Ky Tô.
Tuy
nhiên, như 1 tác giả nhận xét, sau đây, “Ở trái tim, ông là 1 tên tà
giáo”: “At heart, Joseph was a pagan”, một tác giả [Mark Strand]
nhận
xét về Brodsky, khi phải bàn về chất Ky Tô của thơ ông [‘Brodsky’s
every poetic
breath praises God’: Mọi hơi thở của Brodsky đều ngợi ca Chúa].
Brodsky phán:
Xuyên suốt cuộc đời 1
người, Thời gian nói [address] với Con Người trong muôn vẻ, variety,
ngôn ngữ; ngôn ngữ của sự ngây thơ, tình yêu, niềm tin, kinh nghiệm,
lịch sử, ... Trong những ngôn ngữ đó, ngôn ngữ của tình yêu rõ ràng là
một lingua franca, ngôn ngữ bắc cầu. Bộ từ điển của nó, its
vocabulary hấp thụ, nuốt, absorb, tất cả những tiếng nói khác, other
tongues, và sự phát ra của nó, its utterance, thí dụ, anh thương em,
làm hài lòng, gratify, một chủ thể, a subject, cho dù vô tri vô giác,
inanimate, cỡ nào. Bằng cách thốt ra như thế, anh thương em,
chủ thể sướng điên lên, và cái sự sướng điên lên đó, nói lên, làm vọng
lên, echoing, cả hai chiều: chúng ta cảm nhận những đối tượng của những
đam mê của chúng ta, và cảm nhận Lời Chúa [Good Book’s suggestion],
và Chúa là gì, as to what God is. Tình yêu thiết yếu
là một thái độ được gìn giữ, maintain, bởi cái vô cùng đối với cái hữu
hạn. Sự đảo ngược, the reversal, tạo nên, hoặc niềm tin, hay thi ca.
Đoạn
trên, theo GCC, là cơ bản thiết yếu, của thơ Brodsky.
Nói rõ hơn, thơ của ông là thơ tôn giáo, thơ của một nhà thơ Ky Tô.
Chính vì thế, GCC khó nhập vô thơ ông, vì là 1 tên ngoại đạo. GCC viết
ra, để phúc đáp 1 vị độc giả, tại sao Gấu lèm bèm hoài về Brodsky mà
không dịch thơ Brodsky! (1)
Ở ý này, tôi
rất tâm đắc với những điều mà Giáo sư Sture Allen đã thay mặt Viện Hàn
Lâm Thụy
Điển đọc diễn từ Tuyên dương Joseph Brodsky, nhà thơ Nga có quốc tịch
Mỹ, tại lễ
trao giải Nobel văn chương năm 1987: “…Chiều kích tôn giáo mà ta nhất
định có
thể tìm thấy trong tác phẩm của ông (J. Brodsky) không gắn liền với một
tín điều
cụ thể nào…”
Bởi là vì
không có nguyên tác, nên cũng khó nói.
Và VCC, khi tâm đắc, là cũng không coi
Joseph Brodsky, nhà
thơ Ky Tô?
“Chiều kích tôn giáo trong thơ Brodsky không gắn liền
với 1 tín điều cụ thể nào”, nếu đúng như thế, thì chúng ta không được
quyền coi Brodsky
là nhà thơ… Ky Tô?
Tức
là bắt ông từ bỏ cái “nick” Joseph?
Giả
đúng như thế, thì coi ông là nhà thơ gì?
"Pagan",
chăng?
NQT
Từ
nỗi nhớ, “Qua rừng nhớ áo em xanh”, độc giả bị đẩy tới, “Đời anh 1
tiếng gà trưa
điếng hồn”, chưa kịp hoàn hồn, thì lại bị “đầy”, tới cõi lưu vong nội
xứ và chiều
kích tôn giáo của thơ Brodsky, rồi lại bị rơi vào thế bí, liệu có cái
gọi là tín
điều Ky tô, hay nó chẳng dính tới 1 thứ tôn giáo nào, trong thơ
Brodsky.
Chưa kể câu phán của vì giáo sư mà chúng ta chẳng biết thực hay hư, hay
là nó ra làm sao, mà tại làm sao tại... tâm đắc?
Đúng là 1
đường
Lăng ba vi bộ của thái tử họ Đoàn!
Những con chữ
rồi cũng sẽ nhạt phai. Và điều anh để tâm nhất là: “làm sao có thể từ
thơ đến
được với cõi vô ngôn”.
Những con chữ
rồi cũng sẽ nhạt phai.
Vô Ngôn, Kinh Vô Tự, Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay, Sự Thối
Lui Của Chữ, [Kinh Nghiệm Lò Thiêu] Nói Không Được, Tro Than Hành Tinh
Khác…. toàn
là những "công án" khủng.
Thiền!
Thơ của Nguyễn Đức Nhân,
nếu đọc chỉ một bài mà Võ Thi Sĩ trích
dẫn, thì còn lâu mới tới được cõi vô ngôn!
Mà tới để làm
gì?
Bảnh như
Brodsky thì cũng chỉ ở trơng cõi ngôn ngữ, mà ông coi là cái còn lại
sau cùng.
Cả 1 cõi
thơ Brodsky là cũng chỉ tới cõi ngôn ngữ, và có lẽ ông cũng chẳng hề mơ
tới cõi
vô ngôn như những nhà Mít của chúng ta.
Ông thi sĩ Mít nào thì cũng
nghĩ mình
là bố thiên hạ, bố thơ, tao đếch có sư phụ, nhưng lâu lâu, có ai hỏi
tới, hoặc được bạn thổi, là bèn giơ hai
tay lên trời,
“nghẹn ngào” phán, thơ của tôi là thơ… vô ngôn!
Bao thơ tôi,
ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì
con người.
"All my
poems are more or less about the same thing – about Time. About what
time does
to Man."
Joseph
Brodsky.
Thời Gian Lớn
Hơn Không Gian.
Ngôn Ngữ Lớn
Hơn Thời Gian
Thơ Lớn Hơn
Văn
Theo bảng xếp
loại của Brodsky, thơ đứng đầu. “Đồng đều là không thể, theo bản chất
của nghệ
thuật, và suy nghĩ của bất cứ nhà thơ, nhà văn nào cũng theo kiểu đẳng
cấp như
thế. Trong bảng xếp loại, thơ có vị trí cao hơn văn xuôi….”. Như vậy
không có
nghĩa, rằng thơ bảnh [better] hơn văn xuôi, nhưng đây là một kết luận
mang tính
lô gíc của Brodsky, từ quan điểm của ông về đẳng cấp Ngôn ngữ - Thời
gian –
Không gian ở trên. Thời hơn Không, Ngôn hơn Thời. Viết, như thế có
nghĩa là,
chiếm lại [regain], chặn đứng [hold back] thời gian, và với một mục
tiêu như thế
đó, khi nhà thơ thoải mái thì cũng là lúc nhà văn thiếu thốn, tù túng,
chật hẹp:
meter and caesuras, syntactic pauses, stressed and unstressed syllables
[Vận luật,
ngắt câu, ngưng nghỉ của cú pháp, vần bằng trắc]. Một trong những
phương tiện
chặn đứng thời gian là rhyme, nhịp điệu, nó qui chiếu ngược lại, nhưng
còn sáng
tạo ra ước mong - nghĩa là tương lai. [Nó hoài vọng, như người Việt
mình nói].
Neither country nor
churchyard will I choose
I’ll come to Vasilevsky
Island
to die.
Brodsky
Xứ sở làm chi, phần mộ làm
gì,
Ta sẽ tới đảo kia để chết.
Khi thành phố mà tôi vinh
danh, đã lụi tàn, mai một,
khi những con người bài thơ tôi ca ngợi, đã chìm vào quên lãng,
những con chữ sẽ vẫn còn hoài
Pindar (1)
|
|