*




Watermark
Dấu Nước

Và trộn vào giấc mơ tuổi thơ, là cơn mộng đời rực rỡ. Sẽ trở thành nhà văn. Sẽ viết một truyện dài nối liền được hai thành phố.
NQT: Lần Cuối Sài Gòn

Brodsky có lẽ cũng có một giấc mơ như vậy, và ông đặt tên cho nó là "Thuỷ Ấn", hay nôm na, "Dấu Nước", Watermark.
Đây là một từ chuyên môn. Bạn cầm một tờ giấy [tác phẩm] nhìn, hay đọc, không thấy, nhưng soi lên ánh sáng, thì nó hiện ra.
Trong Thủy Ấn, Brodsky viết về lần ông thăm viếng Venice, thành phố ở trên nước. Nhưng đọc nó, thì lại ra Petersburg, thành phố quê hương của ông.
"Đối với người cùng quê với tôi, thành phố hiện ra, qua những trang này, thật dễ nhận, và cảm thấy, đây chính là Petersburg được nới rộng ra, mời gọi vào trong một lịch sử [một câu chuyện] tốt đẹp hơn, khoan nói tới vĩ độ, not to mention latitude."

Làm sao viết về Sài Gòn, mà "soi lên" thì lại ra.. Hà Nội, hả.... Gấu?
Khoan nói tới vĩ độ? Không lẽ Brodsky không muốn nói tới vĩ độ thứ... 17?

Dấu Nước còn làm nhớ tới Dấu Bèo. Đài Gương soi đến Dấu Bèo này chăng?
Nhưng đâu là Đài Gương, đâu là Dấu Bèo? Đâu là Sài Gòn, đâu là Hà Nội?
Hỏi như vậy, ấy là bởi vì Gấu, trong một lần ghé xóm, nhân ghé Hà Nội, một em, khi nghe Gấu giở giọng pha tạp chẳng ra nam mà cũng chẳng ra bắc, để làm quen, trước khi làm tình, đã bĩu môi, "chửi xỏ":
-Anh là một thằng Nam Kỳ mà lại bắt chước giọng Bắc Kỳ của... chúng em!
Giọng của em có vẻ bực bội, như có ý trách, sao có thằng ngu, học gì không học, lại học cái trò giả dạng nói tiếng bắc!
*
Câu mở ra Dấu Nước, của Brodsky:
Nhiều trăng rồi, đô Mẽo 870 lire và tôi thì ba mươi hai.
[Many moons ago the dollar was 870 lire and I was thirty-two].

Nhiều trăng rồi, khi Gấu đi, mới mười bẩy, về, trên sáu muơi.
Và lần "đi" và bị em chửi xỏ, là năm trăm ngàn!
Năm chục đô Canada!
*
Nhiều trăng rồi....

Hồi ở Hà Nội, Gấu khù khờ lắm.
Nhân đọc bài viết của ông bạn Kiệt Tấn, SCTBT, trên talawas, Gấu chợt nhớ ra, là, người dậy Gấu may tay, là một ông cậu. Cậu H. Khi Gấu ở Bạch Mai, những ngày đầu từ nhà quê ra Hà Nội học.