How Michael
Ondaatje is subtly remaking the English novel
TLS "đọc lại" Bịnh Nhân Anh.
Như thế nào MO làm lại, thực tế vi, tiểu thuyết Anh
Bài viết được dùng làm tựa cho ấn bản mới nhất, nhà xb Everyman's
Library
Bịnh nhân
Anh biểu Hana, phải đọc Kim [của
Kipling] từ từ, để cho nó thở.
Chỉ có thứ sách
”đọc lại, lại đọc” thì mới đáng đọc.
Only the
rereading counts. Nabokov.
Ðâu phải tự
nhiên, tình cờ mà bốn nhân vật trong Bịnh
nhân Anh là một kẻ làm bản đồ,
map-maker,
một tay gỡ bom, một nữ y tá, và 1 tên trộm. Trong cuốn sách, MO vẽ một
cái bản đồ
cho một thứ thế giới mới; làm thế nào tháo gỡ những vũ khí chiến
tranh,sự
chống đối giữa các quốc gia, bằng cách nào những cá nhân đổ vỡ mong
muốn, và bắt đầu lành bịnh.
The English Patient refers pointedly to the
"security of art" and suggests that paintings, pianos and books can
fashion a world much saner than that formed of the lines politicians
draw in
the sand; when Kip is on the move across Italy, he takes shelter in the
Sistine
Chapel, watched over by a fresco of the Queen of Sheba. In The Cat's
Table,
this vision of how art can offer us a place for turning our back on the
brutalities of the world, and imagining a different way of organizing
society,
is alive on every page. "This art feels safe, doesn't it?", a man of
great power (and exploitativeness) says in a room of Italian frescoes.
"But art is never safe. All of this is only one small room in a
life." A few pages later, however, we see him transfixed by a cellist,
precisely because she lives in a world that all his money and influence
can
never touch.
Nguyên
lý Ngàn Lẻ Một Đêm là nguyên lý tạo nên văn chương. Ông hoàng
khát máu
nói với Schéhérazade: "Kể cho ta một câu chuyện, nếu không ta giết
mi." Nỗi hăm dọa của cái chết làm cô gái trẻ đẹp biến thành một người
kể
chuyện, với một trí tưởng tượng lạ thường. Nguyên lý Con Bệnh Anh có
thể là
giai đoạn thứ nhì của việc làm văn này, bởi vì bệnh nhân người Anh,
toàn thân
phỏng cháy, nói với Hana, người đàn bà trẻ đang săn sóc anh: "Đọc cho
tôi
những cuốn sách, nếu không, tôi chết." Anh ta chỉ vẽ cho cô, ngay cả
tới
cách đọc: "Kipling là phải đọc từ từ. Rình mò từng dấu phẩy, và cô sẽ
khám
phá ra những chỗ lặng tự nhiên. Đây là một nhà văn sử dụng ngòi viết,
và mực."
Con Bịnh Anh
Tahar Ben
Jelloun
Con Bệnh Anh
Sinh tại Sri
Lanka, Michael Ondaatje học tại Anh, hiện định cư tại Toronto, Canada,
nơi ông
dậy môn văn chương. Tác phẩm của ông nhằm hòa giải những văn phong và
những văn
hóa, như chúng vẫn thường đối nghịch. Nhà thơ, tiểu thuyết gia, người
kể chuyện
phương Đông này cũng còn là một nhà văn luôn thử nghiệm những hình thức
mới. Thấu
thị, và hiện thực, ông sở hữu cùng lúc, khiếu chi ly về cõi riêng thầm
và cảm
quan sử thi (le gout de l'intimité et le sens épique). Bởi vì ông quan
tâm, chỉ
bước đi của cuộc đời, và những giả tưởng của ông giống như những căn
nhà miền
nhiệt đới, với những kiến trúc di động, mặc tình cho gió, không khí, và
nước,
qua lại.
(Bệnh nhân
Anh đã đoạt giải The Booker năm 1992, được Anthony Minghella đưa lên
màn ảnh,
và là phim hay nhất trong năm 1996. Lần đầu dịch ra Pháp ngữ với nhan
đề Người
cháy, L'homme Flambé, nhà xb Olivier, 1993. Bài giới thiệu dưới đây,
bằng Pháp
ngữ, là từ tủ sách Points, nhà xb Seuil, 1995.
Tahar Ben
Jelloun, sinh năm 1944, người Ma-rốc, viết văn bằng tiếng Pháp, tác giả
nhiều
tiểu luận, tuyển tập thơ, truyện kể, kịch, giải thưởng Goncourt 1987
với cuốn
tiểu thuyết Đêm Thiêng, La Nuit Sacrée).
--------------------------------------------------------------------------------
Nguyên
lý Ngàn Lẻ Một Đêm là nguyên
lý tạo nên
văn chương. Ông hoàng khát máu nói với Schéhérazade: "Kể cho ta một câu
chuyện, nếu không ta giết mi." Nỗi hăm dọa của cái chết làm cô gái trẻ
đẹp
biến thành một người kể chuyện, với một trí tưởng tượng lạ thường.
Nguyên lý
Con Bệnh Anh có thể là giai đoạn thứ nhì của việc làm văn này, bởi vì
bệnh nhân
người Anh, toàn thân phỏng cháy, nói với Hana, người đàn bà trẻ đang
săn sóc
anh: "Đọc cho tôi những cuốn sách, nếu không, tôi chết." Anh ta chỉ vẽ
cho cô, ngay cả tới cách đọc: "Kipling là phải đọc từ từ. Rình mò từng
dấu
phẩy, và cô sẽ khám phá ra những chỗ lặng tự nhiên. Đây là một nhà văn
sử dụng
ngòi viết, và mực."
Bệnh nhân
Anh là một trong những cuốn sách mà người ta không thể không đọc. Với
con người
kỳ bí, căn cước mù mờ, lửa liếm gần hết mặt, người ta có thể mượn lời
Jorge
Sumprun,* và nối điêu: Cái đọc, hay là cái sống; văn chương, hay là cái
chết.
(La lecture ou la vie; la littérature ou la mort). Bởi vì đây là sự
sống sót và
hồi ức dẫn về hiện tại, một hiện tại độc ác hơn, xấu xa ghê tởm hơn là
quá khứ
của những bậc tổ tiên, đã chết trong những cuộc chiến Tôn Giáo.
Câu
chuyện bịa đặt bởi một nhà văn nhiều gốc
gác, giằng buộc: Michael Ondaatje sanh tại Sri Lanka, học tại Anh, và
hiện đang
giảng dậy tại Toronto. Ông ở trong (dans) rất nhiều văn hóa, không chỉ
ở giữa
(entre) hai văn hóa. Khi người ta ở giữa, có nghĩa là, chẳng ở đâu. Tuy
nhiên,
như một số nhà văn không diễn tả bằng tiếng mẹ đẻ của họ, ông là mối
nối, là
cây cầu giữa hai thực thể. Ông cũng có một quãng cách đủ xa, với căn
cước mượn
của mình, để nói điều cần nói, để cầm cái gì khẩn cấp phải cầm. Cái
nôi, hay là
quê nhà của ông không thực sự xuất hiện ở trong cuốn tiểu thuyết. Thì
cứ nói rõ
ra ở đây: ông đã để cho Kip, anh chàng trẻ tuổi theo đạo Sikh, nói
chiều sâu tư
tưởng của mình, về những nền văn minh được gọi là giống trắng này;
những nền
văn minh mà hồ sơ luật pháp đã ngập đầu tại tòa án xét xử các quốc gia.
Cõi dã
man đâu có đặc quyền riêng một cửa khẩu nào. Nó ở ngay nơi người đàn
ông cúi xuống
quá khứ thú vật, nơi gợi nhớ gốc gác man rợ của mình.
Bệnh nhân người Anh, do những vết bỏng da,
do bộ dạng không còn, đã được đẩy, về trinh nguyên tư tưởng, về trần
trụi kỷ niệm.
Đọc chầm chậm, tái tạo cuốn sách đã thoát kiếp phần thư, phân biệt đâu
là từ
Kipling, đâu thuộc về Kinh Thánh, đó là một trong nhiều bổn phận, của
cô y tá
săn sóc anh ta; cô không rơi từ trên trời xuống như người bệnh của
mình, nhưng
đến từ tiền-xứ của nhà văn, người kể chúng ta nghe câu chuyện lạ kỳ, và
cũng thật
giản đơn cảm động.
"Đâu
là nền văn minh tiên đoán thời gian
và ánh sáng? El-Ahmar hay Al-Abiyađ, bởi vì đây chắc chắn là một trong
những bộ
lạc của sa mạc tây-bắc," người đàn ông mặt đắp cỏ, tự hỏi. Một bộ lạc
văn
minh có thể cứu được người đàn ông ở mấp mé bờ sinh tử. Hãy ngả mũ chào
những
người Bédouins,1 hay người Touaregs,2 những con người của sa mạc đang
quan sát
thân thể bị lửa đốt. Nhưng cuốn tiểu thuyết vượt quá những quan tâm
liên-văn
hóa. Cuốn tiểu thuyết là để đọc từ từ. Phải chú ý đến từng nhân vật,
bởi vì câu
chuyện cứ từng bước lộ diện. Phải chú ý hơn thế nữa, bởi vì nó được chế
tạo, y
hệt những trái bom mà anh chàng theo đạo Sikh đến để gỡ bỏ. Sẽ là một
màn tứ tấu,
bắt được trong bước nhẩy thầm, tại một nơi chốn, một biệt thự bên trên
thành phố
Florence, được dùng như một bệnh viện tình cờ. Mặt đất nhiều cạm bẫy,
cũng như
cuốn tiểu thuyết. Người gỡ mìn là một nghệ sĩ. Người đọc phải có tài.
Và
Michael Ondaatje thì chịu chơi, ông thích những thai đố, những câu
chuyện, ông
thích chữ viết.
Chúng
ta có được ở nơi đây, tụ họp, rất nhiều
định mệnh thêu dệt từ những xứ sở khác nhau (Ý, Canada, Ấn-độ, Anh, và
chắc chắn
rồi, Sahara, sa mạc của những sa mạc) và trên những niên biểu văn
chương khác
biệt. Những điển cố (Hérodote) được coi như là những cơ duyên
(prétexts) để kể
tên, những ngọn gió: Aajei, Africo, Arifi, Bis Roz, Ghibi, Haboub,
Harmattan,
Imbat, Khamsin, Datou, Nafhat, Mezzar-Ifouloussan, Beshabar, Samiel...
tất cả
là để gợi cho chúng ta, hãy chọn ngọn gió nào sẽ quét sạch văn minh
Tây-
phương. Bởi vì những cuốn sách, trầm luân; những trang, thiếu hụt;
những nhà thờ,
những pho tượng, những hồi ức bị chà đạp. Và Kip, chàng gỡ mìn, đã nhắc
lại, lời
nhắc nhở của người anh em: 'Đừng bao giờ quay lưng lại, về phía
Âu-châu. Những
con người này chuyên lo chuyện kinh doanh, khế ước, bản đồ. Đừng bao
giờ tin tưởng
những người Âu-châu.' Và những trái bom nguyên tử đã được bỏ xuống
Hiroshima và
Nagasaki. 'Một trái bom, rồi một trái bom nữá.
Cuốn sách về
sự độc ác của những con người, huỷ diệt chỉ vì mê hoặc; sửa sang chỉ vì
ích kỷ;
những con người chẳng hề áy náy, và họ khám phá ra rằng, sa mạc không
chỉ là
cát, mà còn là một nơi chốn diệu kỳ ấp ủ một nền văn minh lớn, của
những người
Bédouins, Touaregs, hay những người xanh.(3) Người bệnh Anh đã mất bộ
mặt, và
chính sa mạc sẽ cho lại anh ta, kể cả khi cái chết còn đó, kỷ niệm cuộc
chiến cận
kề thì khốc liệt và sự bí ẩn thì tràn khắp, ở từng nhân vật.
Michael
Ondaatje là một người kể chuyện biết rất
rõ Tây-phương mà ông ta đang đốt cháy. Cách viết của ông, chính xác;
những con
chữ, sàng lọc; cấu trúc, đa dạng và xảo diệu; văn phong, nhiều tầng.
Lối kể
chuyện không đơn tuyến; nó sử dụng, không chỉ thơ mà luôn cả truyền
thuyết, ẩn
dụ, cũng như huyền thoại. Đây là một người phương Đông đọc rất nhiều về
Tây-phương, và đã đang sống tại đó. Ông để cho một người Anh nói,
(trong kỷ niệm
của Hana): "Tình yêu thì nhỏ bé đến nỗi nó có thể rách bươm, khi chui
qua
lỗ trôn kim." Thật đúng là một hình ảnh mà một người Đông-phương có thể
viện
dẫn ra để tóm gọn, chỉ trong vài từ, quan niệm tình yêu, bằng cách bịa
ra một
nhân vật kỳ bí, có tên khiến người ta mơ mộng: Zerzura. Ông biến mỗi
sinh vật
thành một hành tinh, làm xáo trộn, gieo hỗn loạn. Và người đàn bà nói
với người
đàn ông: "Nếu anh làm tình với em, em sẽ không nói dối. Nếu em làm tình
với
anh, em sẽ không nói dối."
Cuốn
tiểu thuyết là một lời thú nhận, Michael
Ondaatje cho nghe nó. Nhưng chắc chắn, ông ta sẽ không trao cho chúng
ta chiếc
chìa khóa. Chìa khóa ở trong chúng ta, những độc giả chăm chú, và sững
sờ. Cuối
cuốn sách, người ta cảm thấy như bị cuốn hút vào "giải im lặng"
(nappe du silence) mà Maurice Nadeau đã nói tới; nơi những từ chỉ là vô
tích sự,
và những sinh vật hiện hữu chỉ vì chúng. Những nhân vật tiếp tục sống,
và chết
giữa đôi tay của chúng ta. Và người ta tự nhủ, tác giả viết để giũ khỏi
cõi tưởng
tượng của mình vài vết phỏng, những vết thương cả một dân tộc cưu mang.
Nguyễn
Quốc Trụ dịch
Chú
thích:
(*)
Tác giả Văn chương hay Cuộc sống,
viết về
trại tù Buchenwald, khi ông bị Gestapo bắt vào lúc 21 tuổi - đã là một
triết
gia và nhà thơ - vì hoạt động trong lực lượng kháng chiến Pháp.
1 Từ tiếng Ả-rập,
badawi, một sắc dân du mục ở sa mạc.
2 Một sắc
dân du mục da trắng ở sa mạc Sahara.
3 Chắc là chỉ
người Pháp.