*


 

HTL vs CVD


Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật Bản thành công với cuộc Duy tân 1867–1895, vì đã gửi sinh viên đi khắp thế giới với chủ đích là để học hỏi và dịch thuật tầm tri thức mũi nhọn của châu Âu. Và trong hai thập niên 1960–1980 Hàn Quốc đã động viên toàn bộ sinh viên du học và trí thức để dịch thuật hàng ngàn tác phẩm kinh điển cho học sinh và nhân dân trong nước có thể theo kịp với thế giới. Đã đến lúc chúng ta phải biết hổ thẹn. (1)

Chúng ta nên biết hổ thẹn, không làm như Nhật Bản, hay Hàn Quốc, hay nên tự hào, vì có Cớm Văn Hóa, có kiểm duyệt?
Một thằng chăn trâu học lớp 1, hay 1 tên y tá dạo lên làm Thủ Tướng, thì cần gì đến phiên dịch?
Trên thế giới có trường hợp nào như trên?

Tệ như Râu Kẽm, bé không học, lớn làm Phó Tông Tông Ngụy mà cũng còn có Thầy là Vũ Khắc Khoan, Thầy của GCC, nữa là!

Mưa rơi đâu cần phiên dịch?
Bom hẹn giờ cũng không.


Soudain, avec “Ivan Denissovich”, il invente le nouveau héros soviétique: un bagnard banal et violent qui restreint son humanité aux besoins élémentaires de subsistence
Paris Match
Bất thình lình, với “Ivan Denisssovich”, ông phát  minh ra vị anh hùng mới của Xô Viết: một anh tù tầm thường, hung dữ, hạn chế tính người của hắn tới mức đủ dùng cho nhu cầu sơ đẳng của sinh tồn

Câu dịch trên, của độc giả TV, chỉnh giùm câu Gấu dịch, sai, dưới đây:

Bất thình lình, với Một ngày, ông phát minh ra anh hùng mới [nhân vật mới thì cũng được, le nouveau héros] của Liên Xô: Một tên tù bình thường, tầm thường, hung dữ, bặm răng kiềm chế chất người ở trong anh ta, vì nhu cầu tối thiếu của sự sống còn. (1)

Loạt bài viết nhân vụ dịch loạn, bị 1 độc giả e-mail, chửi, mi đúng là 1 tên vô đạo đức, bợ đít 1 tên VC ranh con, là CVD, trong khi chửi bới 1 cách vô học một ông tài đức như TTD, đã từng đóng góp rất nhiều cho nền văn học Miền Nam trước 1975.

GCC cáu quá, bèn chửi lại, 1 tên bỏ chạy cuộc chiến, sống ở Tây cho đến khi hết cuộc chiến mới mò về tranh ăn với đám VC ở trong nước, làm sao mà so với GCC, đến hết mùa biển động, cực chẳng đã mới bỏ ra đi!

Ghi chú trong ngày

Vào khoảng cuối thập niên 60 thế kỉ trước, tác phẩm đầu tay của nhà văn ly khai Tiệp Khắc Milan Kundera được nhà thơ Louis Aragon (1897-1982) qua mặt công an mang về Pháp, cho chuyển dịch rồi xuất bản dưới nhan đề tiếng Pháp là La Plaisanterie (Trò đùa - 1969). Tác phẩm tố cáo chính sách mị dân và hành vi lừa bịp của một số nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp khắc thời ấy, được giới phê bình khen ngợi và độc giả ưa thích trong bầu khí chiến tranh lạnh. Tiếp theo là mấy tác phẩm Pháp dịch La Vie est ailleurs (Cuộc sống không ở đây), Le Livre du rire et de l’oubli (cười cợt và quên lãng), L’Immortalité (Bất tử)…, khiến tác giả, bấy giờ không được xuất bản sách của mình trong nước và chưa được phép xuất ngoại, đã phải mỉa mai lên tiếng tự trào, gọi mình là “một thứ nhà văn Pháp quả tình quái lạ là viết bằng tiếng Tiệp”. Cho tới năm 1975, ông mới được phép di cư sang Pháp. Nhập quốc tịch nước này năm 1981, rồi nảy ý biến mình thành một nhà văn Pháp, vứt bỏ tiếng mẹ đẻ để nối tiếp sự nghiệp văn chương của mình bằng tiếng Pháp. Các tác phẩm thực hiện tham vọng này gồm: La Lenteur (Chậm rãi), L’Identité (Nguyên bản) và L’Ignorance (Lạc lõng) lần lượt ra đời.
Đọc ba tác phẩm viết thẳng bằng tiếng Pháp vay mượn, chúng tôi nhận thấy ngay ngôn ngữ và bút pháp ở đây xem ra hết sức ngọng nghịu, què quặt, thiếu máu: tác giả không ngừng tư duy theo lối bẩm sinh rồi phát biểu qua mớ ngôn ngữ chưa thuần. Khiến chúng tôi không khỏi nhại thầm lời tự trào trước kia của đương sự, nghĩa là “một thứ nhà văn Tiệp quả tình quái lạ là viết bằng tiếng Pháp”. Vậy mà cũng có không ít phê bình gia Pháp hùa nhau ca tụng, lờ đi những nhận xét không mấy tốt lành nhưng rất chính xác mà chúng tôi vừa nhắc trên đây.

TTD

Note: Những nhận xét về Kundera, theo GCC, ông Tây mũi tẹt, hiện ở Tây, nên gửi thẳng cho mẫu quốc của ông, hay cho những tờ báo Pháp.
Ông viết bằng tiếng Mít, Kundera & mẫu quốc của ông làm sao đọc?
Còn những gì ông phán về dịch đối với dân Mít, theo Gấu cực nhảm.
Lý do là do ông…  bỏ chạy cuộc chiến!
Chứng cớ, GCC đã từng lôi ra, khi ông đề nghị dịch cụm từ “tình yêu trái phá” qua tiếng Tây là cú sét đánh [coup de foudre], qua tiếng Anh là “yêu từ cái nhìn đầu tiên” [love at the first sight].
Ông đâu có biết trái phá nó nổ ra làm sao đâu?

Cái thứ tiếng Tây của Kundera, theo GGC, ông nhận xét những gì gì “ngọng nghịu”, có thể đúng, vì rõ là, nó phải khác, thứ tiếng Tây của Tây, lẫn của ông Tây mũi tẹt không rành về văn học.
Không mê văn học như một người sáng tác, đúng hơn.
Cũng chưa từng viết tiểu thuyết hay tiểu luận văn học.
Chứng cớ, mấy cái tít tác phẩm của Kundera, ông dịch đều nhảm cả!

Le Livre du rire et de l’oubli: Cuốn sách của tiếng cười và sự lãng quên
La Vie est ailleurs: Cuộc sống thì ở đâu đó. Dịch “Cuộc sống không ở đây” là không được, bởi vì, nếu 1 người nào đó, dịch ngược trở lại là khác hẳn cái tít nguyên thuỷ [tiếng Tây ở đây].
La Lenteur: Sự chậm rãi.
L’Identité: Căn cước [Nguyên bản là cái chó gì?]
L’Ignorance làm sao mà là Lạc Lõng được?

Đâu có phải Tây mẫu quốc của ông ngu đến mức không nhận ra "cái gì gì ngọng nghịu" đâu. Vậy mà họ đưa Kundera vô toàn bộ Pleiade, ngay là khi ông còn sống, tức là phải có lý do.(1)

V/v đạo đức, K hơn hẳn TTD:

K đếch có về nước lèm bèm nhảm như TTD. Ông chọn nước Pháp để chết.
Còn TTD bỏ chạy giờ thấy êm, bò về, lên tiếng chê bai hết mọi dịch giả.

V/v văn học.
Một cách nào đó, 'lối viết' của Kundera được tóm gọn vào câu sau đây, của ông:
"the struggle of man against power is the struggle of memory against forgetting.": Cuộc chiến đấu của con người chống lại quyền lực là cuộc chiến đấu của hồi ức chống lại sự lãng quên.
TTD làm sao hiểu nổi 1 câu như trên?
Khó lắm!

V/v tiếng Tây ngọng của Kundera.
GCC bệ cả 1 đoạn sau đây, để trả lời anh Tẩy mũi tẹt: (2)

Những cuốn sách lớn được viết bằng một thứ tiếng nước ngoài" (Great books are written in a kind of foreign language. Proust, Contre Sainte-Beuve, Daniel W. Smith và Michael A. Greco dịch qua tiếng Anh). Theo nghĩa đó, bất cứ một bản dịch nào cũng có phần "tồi tệ, lủng củng", nhất là khi đụng tới một hệ tư tưởng khác, thí dụ như hệ tư tưởng Âu Châu, mà G. Steiner là một trong những người đại diện đích thực của nó. Trong một bài viết khác, Steiner khẳng định: "Chẳng có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều kiện khủng hoảng tri thức luận". Ngôn ngữ ngoại, mà Proust nói, theo triết gia Gilles Deleuze giải thích, còn là hiệu quả của văn chương đối với ngôn ngữ. Nó mở ra một thứ ngôn ngữ ngoại bên trong một ngôn ngữ… một ‘trở nên-khác’ của ngôn ngữ. G. Deleuze trích dẫn Kafka, khi để cho một nhà vô địch bơi lội nói: "Tôi nói cùng một ngôn ngữ với ông, vậy mà tôi không hiểu dù chỉ một từ ông nói." (I speak the same language as you, and yet I don’t understand a single word you’re saying).

Hay đoạn này: (3)

La première édition de La Plaisanterie parut à Paris dans un français pathétique, loin du style sobre de Kundera.

À cette époque, Kundera avait réussi à imposer l'idée d'Europe centrale comme contexte de son œuvre. Le roman connut alors un grand retentissement (il s'en vendit plus de cent mille exemplaires). De son côté, la première édition de La Plaisanterie parut à Paris dans un français pathétique, en contradiction avec le style sobre et rationnel de Kundera. Et lorsque La vie est ailleurs fut traduit pour la première fois en espagnol, on s'étonna que le roman, qui mettait en scène un poète, soit écrit dans une « langue platement prosaïque ». Un poète fut donc chargé de récrire l'intégralité du texte dans un espagnol plus fleuri. La première édition anglaise fut elle aussi complètement défigurée: on y supprima un chapitre sur le folklore morave (curiosité est-européenne dont le lecteur occidental n'avait que faire!) et l'ordre des chapitres fut chamboulé afin de rendre le texte plus compréhensible. De toute façon, un écrivain venu de 1'« au-delà communiste» était forcément un incapable sur le plan artistique qui n'utilisait la fiction que comme moyen de protestation voilé contre le système. Cette « surinterprétation » des œuvres littéraires d'« Europe centrale » reflétait l'égocentrisme grossier d'un lecteur occidental politiquement manipulé. Milan Kundera l'affirma haut et fort et, en imposant la notion d'Europe centrale, il mena contre cette façon de lire un combat victorieux. 

Đó là việc các nhân viên được Nhà xuất bản và Công ty văn hoá và truyền thông giao phó trọng trách duyệt xét các dịch phẩm sắp được ấn hành lại thường là hạng dịch giả mà trình độ văn hoá và hiểu biết ngoại ngữ chưa đủ tầm mức cần thiết.
TTD

Nghe ra có ý thèm ghế, tranh ăn?

Một bài ngắn, viết không nên thân, vậy mà lên lớp hoài!
NQT

Roland Barthes có câu này cũng rất khủng, và áp dụng vô đây, thật tuyệt:
Mỗi nhà văn ra đời là mở ra trong người đó vụ án văn chương.
(Chaque écrivain qui nait ouvre en lui le procès de la littérature. - R. Barthes. Le degré zéro de l’écriture)

Áp dụng vô K, hay Linda Lê…  viết văn tiếng Tây, mới thấy rõ ý câu của Barthes.
Cái vụ án văn chương với K, nằm trong câu phán của ông. Với Linda Lê, là cái xác chết của 1 đứa bé Mít ở trong bà.
Trường hợp Sebald viết văn bằng tiếng Đức cũng có gì xem ra áp dụng được ở đây.
Tiếng Đức của ông khác hẳn dòng chính, đến nỗi nước Đức cũng ngần ngại không dám nhận vơ ông là nhà văn Đức!

Hà, hà!

Khi ông Tẩy mũi tẹt bỏ chạy xứ Mít, qua Tây, sáng sáng ngồi bàn cà phê Quán Chùa ở Paris, kế ngay bàn Sartre, dịch Camus, gửi về cho tờ Văn đăng từng kỳ, thì GCC tiếng Tây ăn đong, đọc bập bẹ Người Xa Lạ, Buồn Nôn, đọc chạy đua với chiến tranh, khi đó còn "chưa" hứa hẹn những điều khủng khiếp, chạy đua với Thần Chết, thèm ghê là thèm, giá như mình giỏi tiếng Tây hơn chút nữa, thì đỡ khổ biết bao.

Chỉ đến khi về già thì mới ngộ ra chân lý, rằng, nếu mi giỏi tiếng Tây hơn tí nữa, hay đẩy đến tận cùng luận lý, nếu mi học tiếng Tây để bỏ chạy, như tên khốn đó, thì suốt đời mi đếch có tổ quốc, dù Tây, dù Mít, và sợ rằng, mi mất mẹ con tim, linh hồn Mít của mi.

Cái vụ án văn chương với Kundera lớn lao hơn nhiều, nhưng dù thế nào, thì cũng từ “phát giác” của ông, về hồi nhớ và cuộc chiến đấu của nó, theo tờ Books:

L'EUROPE RÊVÉE DE KUNDERA

Âu Châu trong mơ của Kundera

L'écrivain tchèque entre ce mois-ci dans la Pléiade. Installé en France depuis 1975, Milan Kundera est partout célébré pour avoir ressuscité une Europe centrale dont l'identité avait été annihilée par la logique bipolaire. Mais sa vision de l'histoire est idéalisée.
VACLAV BELOHRADSKY. Literarni Noviny.

L’idée d'Europe centrale aura été le premier grand thème lancé par Milan Kunndera, avec un succès surprenant. Avant que l'écrivain tchèque ne s'en mêle, les éditeurs de l'Ouest traitaient les œuvres issues de la région comme de simples témoignages sur le communisme, pas nécessairement d'une grande importance littéraire, mais que le « monde libre » se faisait un devoir moral de publier.

Note: Đây là 1 bài viết lạ, và hay, về Kundera, từ 1 tác giả ở quê hương của ông.

Vụ dịch loạn vẫn chưa yên.
Trong nước xúm nhau thoi đám dịch giả, mà người ăn đòn nặng nhất, là “Anh Cu Dzũng”.
Ngay khi vừa nổ ra, là GCC đã cảnh cáo rồi, và nêu bài viết của Remnick, Trận Chiến Dịch Thuật [Chiến Dịch] trong đó, ông nêu trường hợp một chuyên gia dịch văn học Nga, dịch loạn còn hơn CVD nhiều, vậy mà toàn thế giới Phương Tây đời đời cám ơn, bởi vì không có bà này dịch loạn, là họ chẳng hề biết tới văn học Nga, vào đúng lúc họ cần, quá cần.

Trong bài viết xin lỗi, cám ơn, CVD đã nhắc tới thân phận của anh, là cũng theo ý đó. 

… tôi tham gia xuất bản và dịch thuật ở Việt Nam vào cuối một giai đoạn và ở đoạn mở đầu một thời kỳ khác. Chính vì biết được những giai đoạn khác từng như thế nào mà tôi, cùng nhiều người nữa, đang nỗ lực rất lớn, để thay đổi, mặc dù biết rằng công việc ấy không hề dễ dàng. 

Chửi thì dễ quá.

Bản thân GCC, khi dịch Mặt Trời Vẫn Mọc, dùng bản tiếng Tây của chuyên gia dịch Faulkner và Hemingway, Maurice Edgar Coindreau, kèm theo nguyên tác tiếng Anh. Chỉ tới lúc đó, GCC mới biết đến nguyên tác tiếng Anh, và hỡi ơi 1 tiếng thấu trời.
Dịch như thế này mà được khen là chuyên gia dịch Hemingway!

Ấy là vì, không phải ông ta dịch sai, mà là, mỗi 1 câu tiếng Anh, ông dịch thành 1 chuỗi câu tiếng Tây.

Đếch được.

Bạn đọc, cũng trên trang TV hiện đang đọc, nhận xét của Vila-Matas về văn Hemingway. Ông khen H. là một nhà điêu khắc gia ngôn từ.

Cũng ý đó, Lê Huy Oanh phán, H khi viết văn, là như cầm 1 nắm chữ vận nội lực phóng lên mặt giấy, chữ nào cắm vô giấy là hết hòng cậy lên nổi!
Nói rõ hơn, một câu tiếng Anh của H, là phải "chỉ" 1 câu tiếng Tây.

Khi GCC dịch MTVM, bèn cố dịch mỗi câu tiếng Anh bằng 1 câu tiếng Việt, đúng cái ý của Sartre khi giải thích văn phong của Người Xa Lạ của Camus, là từ Hemingway, mỗi câu là 1 hòn đảo trơ cu lơ, độc lập, không ăn với câu nào, mỗi câu là 1 khởi đầu viết. Nhưng, vì nhu cầu nhà in, dịch tới đâu in tới đó, nên lỗi khủng, dịch sai, dịch loạn như.... điên!

Nhớ, hồi cuốn này được nhà Văn Học, bộ phận phía Nam tính in lại, GCC làm việc với “nhà biên tập” Nhật Tuấn, em Nhật Tiến, ông nói với tay Nguyễn Mai, tiếng Tây của Gấu Xì Ke nhảm quá!

Bài viết của Remnick nhằm vinh danh một chuyên gia dịch Nga văn sang tiếng Anh. Bà này dịch nhanh, dịch khoẻ, dịch nhiều. Nhưng than ôi, bà dịch sai khủng khiếp, và bị hai ông nhà văn, nhà thơ nổi tiếng số một thế giới, là Nabokov và Brodsky phạng tơi bời. Nhất là Nabokov!
Nếu không có Garnett, những nhà văn Nga [những "Rooshians", như Ezra Pound đã từng gọi] của thế kỷ thứ 19 chẳng thể nào có một ảnh hưởng nhanh chóng đến chóng mặt tới văn chương Mỹ đầu thế kỷ 20. Trong "A Moveable Feast" Hemingway đã chẳng mừng đến phát điên lên, khi khám phá ra kho tàng văn học Nga, trên những giá sách của Sylvia Beach (1). Trước đó, ông nghe người ta truyền tụng, Katherine Mansfield là đệ nhất văn sĩ chuyên viết truyện ngắn, nhưng sau khi đọc Chekhov, ông thấy bà này cũng... "xoàng"!
Bà Garnett dịch dở đến nỗi, như Remnick cho biết, trở thành nhân vật chính trong một tác phẩm châm biếm,"Anh em nhà Karamavov Ngu Dốt", "The Idiots Karamazov"!
Remnick viết, "Tội nghiệp bà Garnett!. Những dịch giả sau khi chết đi, vẫn còn khổ sở cay đắng vì sự vô ơn của người đời. Nhưng có khi chưa đến kiếp sau, mà kiếp này đã gặp họa: Trước khi Vua James can thiệp, những nhà dịch thuật Anh, chuyên dịch Kinh Thánh, đôi khi còn bị tín đồ đóng cọc thiêu chết, hay bị thắt cổ cho chết, hay như trong trường hợp William York Tyndale, được hưởng cả hai!"

(1) Beach, Sylvia (1887-1962).Through her Parisian bookshop and her editorial work, American expatriate and lesbian Sylvia Beach did much to influence the course of modern literature. [Google]. Người Mẽo, qua Pháp sống lưu vong, thuộc thế hệ bỏ đi mà Hemingway đã từng nói tới. Một lesbian, [đồng tính luyến ái], chủ nhà sách và nhà xb. Ảnh hưởng rất nhiều tới văn học hiện đại.


Của Thầy Cuốc, trên VOA Blog

Roland Barthes, một người được xem là cấu trúc luận ở cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 và là hậu cấu trúc luận từ cuối thập niên 60 về sau, xem mọi văn bản đều chỉ là một không gian trong đó có vô số các văn bản đan xen nhau, hoà trộn với nhau, và không có yếu tố nào là thực sự độc sáng cả. (4)
NHQ Blog VOA

Tò mò GCC thử coi tiểu chú số 4 là cái gì:
(4) Roland Barthes, "The Death of the Author", tài liệu đã dẫn, tr. 166-172.

Câu tiếng Anh (được dịch từ tiếng Tẩy) như sau, nhưng Thầy Cuốc đếch dám trưng ra:

We know now that a text consists not of a line of words, releasing a single "theological" meaning (the "message" of the Author-God), but of a multi-dimensional space in which are married and contested several writings, none of which is original: the text is a fabric of quotations, resulting from a thousand sources of culture.

GCC dịch:

Chúng ta bây giờ biết một bản văn thì không phải là một đường chữ, đưa ra một nghĩa “thần học” đơn (“thông điệp”của đấng Tác giả-Thượng đế), nhưng mà là một không gian đa chiều, ở trong đó một số bản viết phối với nhau, và kèn cựa lẫn nhau, chẳng bản viết nào còn zin: bản văn là một miếng, mảnh [giống như mảnh vải] những trích dẫn, kết quả của cả ngàn nguồn văn hoá.

Còn đây là của TV [Tiền Vệ, không phải Tin Văn nhe, hà, hà!]

Nhân chuyện nói không với cuộc chiến, và nhân đọc thơ Brodsky (1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin ghi ra đây.

Odysseus nói với Telemachus

Telemachus con yêu của ta,
                                               Cuộc chiến thành Troy

giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.

Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể

đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.
[HNB dịch]

Bản tiếng Anh [Collected Poems in English]

My dear Telemachus,
              The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.

Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó.
Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào được coi là... liệt sĩ, cái bị coi là... nguỵ.

Những sai sót dịch thuật, ở trên, của Thầy Cuốc, hay của Thầy Mít Butor - cũng một trong những ông bạn mà GCC đinh ninh bạn quí của mình, từ những ngày ngồi Quán Chùa – GCC, khi đọc câu tiếng Việt, là đã ngửi ra có vấn đề.

Câu của Thầy Cuốc, là do từ ‘độc sáng”.
Ai đã từng đọc Roland Barthes, là biết ngay, ông ta không hề sử dụng những từ như thế, ấy là bởi vì tham vọng của ông, nếu có thể nói như vậy, là muốn trở về cái thời kỳ không độ của văn chương, của cách viết, tức là xóa sạch tu từ pháp, và cùng với nó là thứ văn chương đọc thì nghe kêu xoang xoảng, nhưng thực chất là lập đi lập lại, nói quẩn, ‘thùng rỗng kêu to’, như Mít nói. Đây là văn chương của... Mai Thảo, mà người ta khen là hào hoa, tài hoa, đào hoa... mỗi ngón tay là một tháp bút, tháp chữ… Chính vì thế mà Barthes mới khen Camus, và thứ văn chương trắng, trung tính của ông.
GCC dâu có khốn nạn, thù Thầy Cuốc đến nỗi bới lông tìm vết như… Hà Súc Sinh thù CVD!

Cũng thế, là câu thơ dịch của Thầy Mít Butor. Đọc là chối tai liền. Làm gì có 1 ông thi sĩ Brodsky “máu” đến như thế!

V/v một người có lương tri.

Khi GCC dùng từ này, là nghĩ đến bộ Liêu Trai của Bồ Tùng Linh, và cái truyện ngắn mở ra thế giới hồ ma của ông:

Đây là câu chuyện 1 anh học trò, đang sống nhăn mà được mời xuống âm ti thi thành hoàng, và đậu, chỉ nhờ 1 câu trong bài văn:

"Hữu tâm vi thiện, tuy thiện bất thưởng,
Vô tâm vi ác, tuy ác bất phạt"

Làm việc thiện mà có chủ ý thì không được thưởng,
Làm việc ác mà không có chủ ý thì không bị phạt 

Ông “Hà hà” này làm cái "việc thiện", chỉ ra những cái lỗi dịch thuật của CVD, tâm địa đâu có tốt lành gì đâu.
Đúng ra chẳng những không được thưởng mà còn phải đè ông ta phết cho chừng 100 roi mới phải.
Vậy mà bà Beo còn xin được đứng về phía ông Hà hà!
Một khi mà về phe với ông ta, là về phe với cái ác.

Hà, hà!

Câu chuyện ông Hà Thúc Lang (người phát hiện 3.000 lỗi dịch cuốn Bản đồ và vùng đất)… (1)

Con số 3.000 này, sau này, chắc chắn sẽ đi vô kỷ lục Guiness, bởi vì, không phải không có có ai dịch sai hơn, quá con số đó, mà là, không có ai tâm địa khốn nạn như ông Hà Xúc Xích này, khi bới lông tìm vết như vậy.
Hơn nữa, trong số 3000 lỗi đó, có rất nhiều trường hợp, không phải là dịch sai, mà là do mỗi dịch giả có 1 cách dịch khác nhau.
[Sẽ đưa ra minh chứng sau].
Thường ra, một con người có lương tri, thực tình quan tâm đến việc dịch thuật, khi đọc 1 dịch phẩm có vấn đề, thì sẽ lôi ra 1 vài lỗi quan trọng, nằm trong “ba bước đi xuống địa ngục”, theo nhận định của Nabokov, mà TV đã nhắc tới, như là những minh chứng, và đề nghị tác giả và nhà xb coi lại, nếu là những lỗi quá trầm trọng, làm lệch pha tác phẩm.
Có ai mất thì giờ mò ra tới 3000 lỗi, nếu đầu óc không có gì trục trặc?
Bởi thế ngay từ đầu, là “anh cu Gấu” đã ngửi ra có một âm mưu triệt hạ “anh cu Dũng”, và lên tiếng báo động rồi.
Trong quá khứ dịch dọt của VC trong nước, Tin Văn đã lôi ra rất nhiều trường hợp cố tình dịch sai đi, để bảo đảm đường lối của VC, nghĩa là đã đi quá bước 1, tới bước 2, bước 3, xuống địa ngục.
Không chỉ trong nước, mà luôn cả VC làm cho đám mũi lõ, cho Bi Bì Xèo, chẳng hạn, cũng mắc những lỗi này.

Cả một diễn đàn như thế, hiện diện cũng đã lâu đến như thế, không hề có được một nhà văn, nhà phê bình, nhà thơ nào ra hồn, chuyên môn sống bằng những xì căng đan, có thấy nhục nhã không?

Một nhà phê bình, hay tệ hơn, một người chỉ ra những lỗi lầm dịch thuật, đâu phải là 1 bóng ma. Cứ mỗi lần tạo 1 xì căng đan, là 1 lần đẻ ra 1 cái tên lạ hoắc. Cái ông Hà Thúc Lang lúc đầu xuất hiện là...  Hà Thúc Sinh, sau thấy trùng với tên của 1 người viết đã có, bèn sửa lại. Nguyễn Tôn Hiệt aka Hoàng Ngọc Tuấn aka Hoặc Ngữ, aka, aka, aka, có tới 72 aka, như...  Bác Hồ vậy, nhưng cũng như Bác Hồ, đều chỉ là… cớm.
Bác cũng là cớm của điện Cẩm Linh.
Đó là sự thực, tháng tháng Bác nhận, cỡ hai ngàn đô Mẽo.

Chuyển Dịch Vịt

Của e Văn

"Ba ơi, nếu Ba trưởng thành trong một ngôn ngữ mà cả đời ba không sử dụng nó để diễn tả đích thực về mình, để nói lên sự thực, thì tốt hơn hết, hãy thử nói một thứ ngôn ngữ khác, và hãy nói thật nhiều, bằng ngôn ngữ mới này. Nó sẽ biến Ba thành một con người mới".

Tình cờ, Hai Lúa đọc một bài trên eVăn, về nhà văn Yiyun Li, và cuốn "A thousand years of good prayers" của bà, và thấy đúng câu trên, được eVăn dịch là:

"Bố, nếu một ai đó ít dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để diễn đạt những tâm tư, suy nghĩ của bản thân thì việc học ngoại ngữ với người đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Điều này khiến cho người ta trở thành một con người mới", một nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn nói chuyện với bố.
Còn đây là nguyên văn bằng tiếng Anh, scan từ TLS:

*

Của Thầy Cuốc, trên VOA Blog

Roland Barthes, một người được xem là cấu trúc luận ở cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 và là hậu cấu trúc luận từ cuối thập niên 60 về sau, xem mọi văn bản đều chỉ là một không gian trong đó có vô số các văn bản đan xen nhau, hoà trộn với nhau, và không có yếu tố nào là thực sự độc sáng cả. (4)
NHQ Blog VOA

Tò mò GCC thử coi tiểu chú số 4 là cái gì:
(4) Roland Barthes, "The Death of the Author", tài liệu đã dẫn, tr. 166-172.

Câu tiếng Anh (được dịch từ tiếng Tẩy) như sau, nhưng Thầy Cuốc đếch dám trưng ra:

We know now that a text consists not of a line of words, releasing a single "theological" meaning (the "message" of the Author-God), but of a multi-dimensional space in which are married and contested several writings, none of which is original: the text is a fabric of quotations, resulting from a thousand sources of culture.

GCC dịch:

Chúng ta bây giờ biết một bản văn thì không phải là một đường chữ, đưa ra một nghĩa “thần học” đơn (“thông điệp”của đấng Tác giả-Thượng đế), nhưng mà là một không gian đa chiều, ở trong đó một số bản viết phối với nhau, và kèn cựa lẫn nhau, chẳng bản viết nào còn zin: bản văn là một miếng, mảnh [giống như mảnh vải] những trích dẫn, kết quả của cả ngàn nguồn văn hoá.

Còn đây là của TV [Tiền Vệ, không phải Tin Văn nhe, hà, hà!]

Nhân chuyện nói không với cuộc chiến, và nhân đọc thơ Brodsky (1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin ghi ra đây.

Odysseus nói với Telemachus

Telemachus con yêu của ta,
                                               Cuộc chiến thành Troy

giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.

Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể

đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.
[HNB dịch]

Bản tiếng Anh [Collected Poems in English]

My dear Telemachus,
              The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.

Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó.
Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào được coi là... liệt sĩ, cái bị coi là... nguỵ.

Hồi CVD mới vô làng dịch, GCC đã đụng độ với anh ta rồi, qua cái vụ “chuyên” dịch những tác phẩm vô can, vô hại, nghĩa là tránh những tác phẩm có vấn đề.

Có thể hiểu ra “thông điệp” của GCC, anh bỏ công dịch “Những Kẻ Thiện Tâm”, một tác phẩm viết về Lò Thiêu.

Nhắc lại ở đây, để cho thấy, vấn đề không phải là dịch loạn, dịch sai, mà dịch ai, dịch cái gì mà trong nước thật cần. Trang TV ít khi để ý đến tác phẩm/tác giả dù rất nổi tiếng, nhưng “vô can” với Mít.

Thời gian GCC mới ra hải ngoại, tiếng Anh ẹ thật ẹ, vậy mà dám liều lĩnh dịch Steiner, thậi coi trời bằng vung, là vì nghĩ ông anh nhà thơ đã biểu GCC, dịch, sai đến đâu sửa đến đó, đừng sợ.
GCC không hề sợ dịch sai, dịch loạn, mà chỉ sợ tâm… loạn, cái cần dịch thì không dịch.
Bởi thế GCC không hiểu tại sao CVD lại dịch cái anh Tẩy dù được Goncourt. Đến mẹ của ông cũng không chịu nổi thằng con.

Thời gian viết cho VHNT của Phạm Chi Lan, đa số bài viết là dịch thuật, GCC còn nhớ, cuối tuần thường có 1 bàn tròn văn học, theo kiểu tổng kết, giữa các thành viên trong Ban Chủ Trương, và PCL thường chuyển nội dung của cuộc thảo luận, sau đó, cho GCC. Một số thành viên rất ư là ngạc nhiên về cái chuyện dịch dọt khủng khiếp của GCC.
Khi talawas, rồi tờ Việt, rồi diễn đàn Hậu Vệ xuất hiện, GCC thực sự là quá mừng, bởi vì nghĩ rằng, sẽ có rất nhiều người tiếp tay, làm cái công việc dịch dọt, làm những tên biệt kích văn hóa. Thế là hăm hở viết cho họ. Kết quả ra sao thì độc giả TV cũng đã biết.

Cả 1 lũ đầu óc đen tối, đố kỵ, chỉ chăm chăm làm cớm, gây xì căng đan....


What We Talk About When We Talk About Anne Frank by Nathan Englander (Weidenfeld & Nicolson, hardback, out now). Reading this deeply felt and unsettling collection reminded me of walking into the forest of concrete slabs that form the Holocaust Memorial in Berlin. To begin with, all seems simple; soon you are in deeper, and darker, than you expected. The linking theme is Jewishness, and the Jews in Nathan Englander's stories, whether orthodox or secular, are preoccupied by fine distinctions - between neurosis and humour, piety and superstition, legal contract and human trust. The first and last stories deal with the effects of the Holocaust as it casts its long shadow down the generations; in each, Englander's spare, unshowy prose enhances a sense of devastation. The book comes so larded with compliments - from Jonathan Franzen,Jennifer Egan and Dave Eggers, among others - that you set out feeling certain it will disappoint. It doesn't.
Intel Life

Chúng ta nói gì khi chúng ta nói về… Anne Frank.
GCC hỏi BHD.

Đọc tập truyện thấm thật sâu, gây nỗi quan hoài, lo lắng này, như thấy mình đang đi vô 1 khu rừng làm bằng những phiến đá mỏng tạo thành Đài Tưởng Niệm Lò Thiêu ở Berlin. Để bắt đầu, thì lại có vẻ như rất ư là đơn giản; chẳng mấy chốc, bạn cảm thấy sâu quá, tối quá, sâu tối hơn rất nhiều so với bạn dự đoán. Đề tài nối kết là Do Thái Tính, và những người Do Thái trong tập truyện, Chính Thống Giáo hay là Thế Tục, thì đều quan tâm đến những sự phân biệt tinh, mịn, nguyên – giữa loạn thần kinh, hay tiếu lâm, giữa mộ đạo và mê tín, giữa hợp đồng hợp pháp hay là lòng tin cậy giữa con người. Truyện đầu và cuối đụng tới hậu quả của Lò Thiêu, như nó đổ cái bóng của nó xuống hàng hàng thế hệ; trong mỗi truyện ngắn, văn của tác giả, thanh đạm, kiềm chế, tạo sự tan hoang, rã rời ở nơi người đọc.
Nhiều người thổi nó quá, toàn những bậc thầy, như Jonathan Franzen,Jennifer Egan and Dave Eggers … có thể làm bạn ngại, và có thể còn làm bạn bất bình, thất vọng, nhưng không phải như vậy.
Đọc thì biết, BHD biểu GCC.

Note: GCC mua tờ Intel Life, một phần là do đọc bài điểm sách trên. Nhưng bữa nay đi trả phim mướn, tại cái mỏ phim cũ, ghé tiệm sách, thấy 1 bài trên tờ TLS, dài hơn, thú hơn nhiều. Sẽ “đi” liền.

Cậu có “đi”  không?

Ui chao lại nhớ cái lần đầu tiên ghé xóm, cùng đám bạn Nam Kít, cùng làm trang VHNT của tờ Mã Thượng. Có HPA, DVB [sau là dân biểu]. Chúng bỏ mặc GCC ngồi trơ cu lơ một mình, và khi bà má mì hỏi, cậu có đi không, GCC tưởng bà đuổi, lắc đầu,"Tôi không đi"!

Hà, hà!

Do cái bài viết phạng “anh cu D”, mà GCC biết đến blog của bà Béo (1)
Ui chao, sao giống Gà Mái Gáy quá.
Cũng đéo, đù, cũng tuyệt cú mèo, cũng phê bình, phê biếc…

Chán quá. GCC lại nhìn ra cái bà Bắc Kít mất vịt, ra tận đầu ngõ…. (2)

Thảo nào, Bà Béo mê Nguyễn Viện, 1 trong những nhà văn số 1 của trong nước!

Cái tởm của những tay như NV này, là chúng không thể làm được điều mà Jane Fonda đã làm. (1)
Bà quá đau lòng vì cái vụ ngồi lên nòng súng bắn máy bay Mẽo tại Hà Nội, và than, tôi mang nỗi ân hận qua quá bên kia nấm mồ của mình.
Đám nhà văn VC Bắc Kít này, đứa nào thì cũng đầy kít, vậy mà không làm được điều Jane Fonda, đã làm, hay Grass đã làm:
Chúng chửi VC như chúng là... Thánh, sạch hơn cả Thánh!

What Remains [Cái tít này là của Sến, nhưng trước đó, thì có nữ văn sĩ Đông Đức, xài rồi] (2)
Chẳng lẽ còn lại đống kít này ư?

Đọc bà Béo viết về Hồng Y Nguyễn Văn Thuận mới ghê: Bà biết cả chuyện NVT là.... Xịa!
*

AFP BỊA ĐẶT

AFP hôm qua đưa tin, Việt nam rút visa của phái đoàn Vatican vào điều nghiên việc phong thánh cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận.
Thông tin này là hoàn toàn bịa đặt. Việc phái đoàn này chưa vào là sự thu xếp nội bộ của Vatican và, chính quyền hẳn không sợ Vatican đến độ phải cấm nhập cảnh mấy ông thầy tu.
Hồng y Nguyễn Văn Thuận người gốc Huế. Sinh năm 1928 mất năm 2002. Trước giải phóng ông là Giám mục Nha Trang. Sau 75 ông bị  bắt đi tù 2 năm vì liên quan đến CIA.
Đính chính: (Beo đánh máy lộn không đọc dò lại) Hồng y Nguyễn văn Thuận bị đi tù 2 năm chứ không phải 12 (từ 76 đến 78).

Còn đây là BBC:

Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận bị chính phủ cộng sản bắt năm 1975, trải qua 13 năm tù, tại nhiều trại giam khác nhau, trong đó có chín năm biệt lập.
Sau khi được thả năm 1988, Ngài sống lưu vong ở Rome, được bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình của Vatican năm 1998.
BBC cho biết, có cái vụ rút visa.

Note: Cái hình DTH chỉ có tính minh họa!

*

Hình Paris Match

“J’AURAIS FAIT N'IMPORTE QUOI POUR ÊTRE AIMÉE. JE SUIS UN CAMÉLÉON”
"Tôi làm bất cứ điều gì để được yêu.
Tôi là con cắc kè"

-Finalement, que regrettez-vous le plus?
Sau cùng, điều bà ân hận nhất?

De ne pas avoir été une mère exemplaire. Je me rattrape avec mes petits-enfants. Et puis, évidemment, il y a eu Hanoi. En 1972, je me suis fait photographier, riant, assise sur un lance-missiles nord-vietnamien pour viser les soldats américains, sans me rendre compte de ce que je faisais. Je l'ai payé très cher, et on me le reproche encore. J'irai dans ma tombe en regrettant cette photo.

Không là 1 người mẹ gương mẫu. Tôi chuộc lỗi này qua mấy đứa cháu. Và, tất nhiên, Hà Lội. Vào năm 1972, tôi ngồi chụp hình ở cái trụ bắn hoả tiễn vào máy bay Mẽo của VC, chẳng hề nghĩ đến hậu quả cái điều mình làm đó. Tôi trả giá quá đắt cho tấm hình. Người ta vẫn còn trách tôi, và tôi mang theo với tôi vào đến tận tấm mồ của mình, sự ân hận của mình.
Gần như bài phỏng vấn nào, Jane cũng nói ra nỗi ân hận của bà.

Không 1 tên VC,  nằm vùng hay Bắc Kít, nói ra điều như Jane Fonda Hà Lội. Cái tội chúng đẩy cả nước Mít xuống hố nặng hơn cái tội của Jane Fonda nhiều.
Có vẻ như dân Mít ở trong nước đã kiếm ra được cách trừng trị tụi Mafia Đỏ: Làm thịt chúng, bằng cách gài bom vô nhà chúng ở. Hay trước khi chết, thì cũng phải thịt được vài thằng…
Có thể rồi sẽ xẩy ra cái cảnh, 1 người dân Mít chạy tới ôm hôn thắm thiết đồng chí Tấn Dũng, hay vị Chủ Tịch Lước, và "cờ lích" 1 phát, và ình 1 cú!

Chẳng ai cầu mong chuyện đó, nhưng có lẽ chỉ còn có cách đó. Khi Mẽo dội bom Hà Nội, là cũng sử dụng cách đó, để bắt Bắc Kít ngồi vô bàn hội nghị. Chết cả Miền Nam chúng đâu cần, nhưng chết “con chó” nhà chúng là không được!

Tất nhiên, chó chết, chủ nó cũng chết!
Bom mù mà!

Cái còn lại

Gunter Grass:

Christa Wolf thuộc thế hệ trong có cả tôi. Chúng tôi đều bị đóng dấu bởi chủ nghĩa Quốc Xã và sự “ngộ” ra muộn - quá muộn - về tất cả những tội ác mà người Đức đã phạm phải trong quãng thời gian chỉ trải dài 12 năm. Kể từ đó, cái gọi là hành động viết, đòi hỏi, mi đã làm cái gì trong 12 năm đó, nghĩa là, phải giải thích những dấu vết còn lại của năm tháng kể trên.

Bữa nào rảnh GCC sẽ đi 1 đường về những nhà văn được Bà Béo nhắc tới, và sẽ chỉ ra cho thấy, cái mà đám nhà văn VC thiếu, cực thiếu: Tụi mi đã từng nhận ra, như Grass nhận ra, như trên, chưa?

PD có bản nhạc, cũng 1 thứ “Kinh Cầu”, nhà nhạc sĩ thiên tài của giống Mít cầu xin Thượng Đế cho ông “đi lại từ đầu”. GCC hoảng quá, cũng năn nỉ Thượng Đế, xin Ngài đừng, đừng: Mấy em nhí may mắn vuột khỏi bàn tay lông lá của ông ta, chắc chắn là sẽ không thoát, trong cái lần ông đi lại từ đầu này đâu!

Hà, hà!

GCC tự hỏi, giả như Cuộc Chiến Mít được làm lại, từ đầu, thì nó sẽ như thế nào?
PD sẽ theo kháng chiến, và không bỏ về thành, không khổ sở vì đời đời đau "vết thương di tản", nào di tản từ chiến khu về Hà Nội, từ Hà Nội vô Sài Gòn, từ Sài Gòn qua Mẽo, rồi xin được về chết ở quê hương, hết còn đau vết thương di tản, và được VC cho phép, nhưng phải sau khi nhà xb Phương Nam giơ cục bạc ra nhử nhử!

Và những ông như Nguyễn Viện, những Sến Cô Nương, hay Cao Bồi, ["bạn của Gấu"], rồi Võ Đại Tướng [ông có chịu bớt đi 1 số thương vong trong số 3 triệu Mít…].
Họ sẽ ‘đáp ứng’ ra sao?

Ui chao, đây chính là đề tài mà Nathan Englander, tác giả tập truyện ngắn, Chúng ta nói gì khi chúng ta nói về Anne Frank, tưởng tượng ra, “the Anne Frank game”: giả như một Lò Thiêu thứ nhì xẩy ra, ai trong số những người hàng xóm, Gentile neighbors, sẽ che giấu họ?


“Tầm này rồi giai trẻ khó bỏ bùa mê thuốc lú được lắm bác Việt kiều ạ”
Blog Beo

Không biết Bà Beo có tính nhắn gì GCC không, nhưng cũng thấy... nhột, và delete mấy dòng nặng nề ở trên, và sorry, very sorry.
Hà, hà!


Những biến động liên tiếp như trên, chỉ về già, thì GCC mới nhận ra, chúng có tính "nhân quả", chứ không phải liên tưởng, hay ẩn dụ.
Để cho GCC được thưởng thức món thịt chuột, thì phải chờ cái bị đựng gạo, chờ mấy trăm bạc giấu trong đó. Nhưng nếu không gặp cái tay TNXP đã từng đọc Gấu Dịch Giả, dịch Cronin, thì chắc chắn mất mẹ mấy trăm bạc.
Nhưng để có Gấu Dịch Giả, thì là nhờ Nguyễn Mai, giới thiệu Gấu với ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son.
Để được NM giới thiệu, thì là nhờ cái ơn đăng bài viết của anh, trên trang VHNT nhật báo Tiền Tuyến.
Không chỉ đăng, mà hầu như viết lại toàn thể bài viết, như 1 tên thư ký tòa soạn, và đây là công việc của người đó, điều mà đám Bắc Kít, như Sến Cô Nương, gọi là “hiệu đính”, và tên thằng/con hiệu đính thì để đè lên trên tên người dịch!
Khốn kiếp thật!

Trong giới giang hồ Nam Kít, cũng có lưu truyền từ "hiệu đính", nhưng hách hơn nhiều, lịch sự hơn nhiều. Thí dụ, một thằng đàn em mến phục thằng đàn anh, về tài, về khả năng, về ngoại ngữ, về tính tình, về tư cách, nhân cách… bèn kính cẩn đưa bản thảo cho đàn anh, và xin phép, thưa anh, anh hiệu đính giùm em.
Và chỉ khi đó, thằng đàn anh mới được phép để tên mình vô bài viết!

Hiểu chưa?

Đâu có phải sửa một, hai chỗ dịch sai, nhờ rành ngoại ngữ, rồi đề tên vô, thêm chữ “hiệu đính”!

Chuyện hiển nhiên đang xẩy ra, cái tay Hà Súc Sinh chắc chắn không thể nào dịch hay hơn Nhị Linh, vì muốn dịch hay hơn, là phải dịch chuyên, phải tạo cho mình một văn phong, độc giả đọc 1 phát là biết ngay tên người dịch. Đâu có phải mang kính hiển vi ra, rồi soi, rồi chỉ ra những chỗ dịch sai, rồi la làng, làm công việc nhục nhã của 1 tên cớm. Làm như thế, là lộ ra tâm địa đốn mạt, bởi vì chẳng có ai mất công như vậy, điều này cho thấy, đấng này chắc là thù NL hơn cả bạn quí của Gấu thù Gấu!
Cả một lũ bây giờ chắc là đang hả hê vì đập bể nồi cơm nhà NL.

Chán thật.
Lại phò tên nhóc VC rồi!

Hà, hà!

Trong đời GCC, dịch dọt cũng nhiều, nhưng nếu biểu giữ lại cuốn gì, nếu phải thẩy hết vô lửa thì chỉ có cuốn Istanbul. Một vị độc giả đọc nó, gửi mail khen, đọc thấy nhớ Sài Gòn và những ngày xưa kinh khủng. Một vị khác, dịch mướt lắm, và than, bao giờ thì Việt Nam có 1 tác phẩm như vầy… Những nhận xét tựu chung là muốn nói cùng 1 điều, bản dịch của GCC được quá, đạt được cái điều, giả như 1 độc giả Thổ Nhĩ Kỳ đọc Istanbul bằng tiếng của họ, thì "cẩm", comme, như 1 độc giả Việt đọc Istanbul, bản tiếng Mít, do GCC dịch!

Khi dịch, Gấu nhớ Sài Gòn, nhớ BHD, nhớ những ngày có em, chưa bị em đá, có Sài Gòn...  đến muốn… khóc, và có thể nhờ vậy mà bản dịch tới.... chỉ?

Thành thử bạn có giỏi ngoại ngữ cách mấy, mà không phải là dịch giả, không mê văn chương, thì chưa chắc dịch hay.
Cái tay HTL này quả đúng như thế, ông ta làm nghề thầy cò, làm nghề cớm, thì được.

Khác CVD. Anh có thể dịch sai, nhưng bắt buộc thôi.
Bản thân GCC, mỗi lần tính dịch cuốn nào, là phải cố tậu cho được cả hai, bản chính, và bản dịch, qua tiếng Anh, hay ngược lại.
Những tác phẩm của bậc thầy, sở dĩ những dịch giả không dám bập vô ngay, là cũng chờ cho nó chín nẫu, toả mùi rộng ra, rồi mới dám đụng vô.
Tây mũi lõ, đến bây giờ mới có bản dịch Inner Workings, của Coetzee, thí dụ.
Bạn CVD này, giá mà chờ thêm ít lâu, có thêm bản tiếng Anh, của Bản Đồ, rồi hãy dịch, hãy vẽ, [Không biết bạn có hiểu “vẽ bản đồ” nghĩa là gì không], thì khoẻ hơn nhiều.

Mà thôi, để ý làm đéo gì, nghỉ ngơi ít lâu, đọc tiếp, viết tiếp, dịch tiếp. Nó không nhã thì mình… bất nhã [nam] vậy: Kiếm 1 nhà xb khác.
Dễ ợt!

Hà, hà!


Có ba bực quỉ ma đi xuống địa ngục, trong dịch thuật. Những lỗi lầm về dịch của “anh cu D” ở bậc 1, và trong số đó, có rất nhiều chưa hẳn đã là dịch sai. Ngay từ đầu, là GCC đã ngửi ra, 1 trò cớm, chó săn săn mồi, “anh cu D” biến thành dê tế thần, và có nguy cơ bể nồi cơm.
Quả đúng như vậy.
Y chang cú PXN, nhưng PXN sau đó, cốt lại lên, và bây giờ đang ngồi ngất ngưởng ghế chủ tịt.
Quả này, biết đâu lại hay cho “anh cu D”
Hà, hà!

Cũng cần đi 1 đường ghi chú, là, cái tay Trùm NN liên lạc với TV/NQT, order dịch Istanbul, không phải cái tay email cho Hậu Vệ, đề nghị… thay thế tên người dịch "Bản Đồ" bằng... Hà Thúc Linh, thay vì...  Nhị Linh!
Hà, hà!
Bởi vì, có vẻ như NN không có ai biết Tây hết, thành ra không làm sao quyết định được về "độ ngờ" của bản dịch "Bản Đồ"!

Đã xẩy ra trường hợp này rồi, với tờ Tia Sáng. Ông Trùm ở đó, lấy bài viết của GCC, về bản dịch "Trăm Năm Cô Đơn", đăng trên talawas, đăng lại, với cái tít “Độ ngờ…”, đếch thèm nói với GCC một tiếng.
Khi GCC về HN, cũng chẳng thèm nhắc tới, vì đâu có đáng! Vả chăng có thể là Sến tự động gửi cho anh ta.

“Vả chăng”, thấy tay này cũng… được. Rất mê nhạc cổ điển. Dân Hải Phòng, vì lần Gấu được bằng hữu bạn văn VC bố trí cho đi thăm BNT, ở HP, anh ta đã tháp tùng xe, và trong khi đi đường, nói nhỏ vô tai GCC, cái bài anh viết về World Cup, Sến có gửi cho TS, nhưng TS không đăng, không phải vì ‘nhạy cảm’ mà vì anh viết đểu quá!
Hà, hà!

Còn điều này, GCC không phải là 1 tên quốc gia, và không hề Chống Cộng, như những người này, trong có vị độc giả, hiểu. Đừng coi Gấu là 1 trong bọn, rồi chửi tên hèn, gió chiều nào theo chiều đó, chạy theo VC ăn tí cơm thừa canh cặn.
Nhà nước Canada ban cho Gấu đủ rồi, chẳng cần canh cặn của VC.
Gấu dịch sách, cho ai cũng được, nếu là sách hay, và phải trả tiền!

Chiến Dịch

Xin nói ngay, "chiến dịch" ở đây, có nghĩa, Những cuộc chiến dịch thuật, The translation wars, tên bài viết của David Remnick trên tờ Người Nữu Ước, số đề ngày 7 Tháng Một, 2005, về vấn đề dịch văn chương Nga, đặc biệt là hai ông Tolstoy và Dostoevsky.
Do đọc bài của một tác giả trên talawas, phạng dịch giả CVD, Hai Lúa bỗng nhớ đến bài viết của Remnick kể trên.
Chuyện dịch sai, và được chỉ cho biết những sai sót, theo tôi, là đại vạn hạnh cho người dịch. Nhưng cái đại vạn hạnh này, chỉ là đại vạn hạnh, một khi người chỉ ra sai sót kia thực tình muốn cho bản dịch trở nên hoàn hảo hơn, chứ không phải nhân dịp, mượn cớ sửa sai, để phạng tới tấp dịch giả.
Bài viết của Remnick nhằm vinh danh một chuyên gia dịch Nga văn sang tiếng Anh. Bà này dịch nhanh, dịch khoẻ, dịch nhiều. Nhưng than ôi, bà dịch sai khủng khiếp, và bị hai ông nhà văn, nhà thơ nổi tiếng số một thế giới, là Nabokov và Brodsky phạng tơi bời. Nhất là Nabokov!
Nếu không có Garnett, những nhà văn Nga [những "Rooshians", như Ezra Pound đã từng gọi] của thế kỷ thứ 19 chẳng thể nào có một ảnh hưởng nhanh chóng đến chóng mặt tới văn chương Mỹ đầu thế kỷ 20. Trong "A Moveable Feast" Hemingway đã chẳng mừng đến phát điên lên, khi khám phá ra kho tàng văn học Nga, trên những giá sách của Sylvia Beach (1). Trước đó, ông nghe người ta truyền tụng, Katherine Mansfield là đệ nhất văn sĩ chuyên viết truyện ngắn, nhưng sau khi đọc Chekhov, ông thấy bà này cũng... "xoàng"!
Bà Garnett dịch dở đến nỗi, như Remnick cho biết, trở thành nhân vật chính trong một tác phẩm châm biếm,"Anh em nhà Karamavov Ngu Dốt", "The Idiots Karamazov"!
Remnick viết, "Tội nghiệp bà Garnett!. Những dịch giả sau khi chết đi, vẫn còn khổ sở cay đắng vì sự vô ơn của người đời. Nhưng có khi chưa đến kiếp sau, mà kiếp này đã gặp họa: Trước khi Vua James can thiệp, những nhà dịch thuật Anh, chuyên dịch Kinh Thánh, đôi khi còn bị tín đồ đóng cọc thiêu chết, hay bị thắt cổ cho chết, hay như trong trường hợp William York Tyndale, được hưởng cả hai!"
(1) Beach, Sylvia (1887-1962).Through her Parisian bookshop and her editorial work, American expatriate and lesbian Sylvia Beach did much to influence the course of modern literature. [Google]. Người Mẽo, qua Pháp sống lưu vong, thuộc thế hệ bỏ đi mà Hemingway đã từng nói tới. Một lesbian, [đồng tính luyến ái], chủ nhà sách và nhà xb. Ảnh hưởng rất nhiều tới văn học hiện đại.

Không đa đa siêu thực
khởi từ ca dao sang tự do

ai hỏi anh ngoài hàng rậu
lãng mạn lập thể siêu thực dã thú đa đa
tôi mở những trái cây vườn nhà
cử chỉ trữ tình tinh khiết
TTT:
Tôi không còn cô độc.

Nói thiệt đọc bản dịch bài báo trên, viết nhơn dịp cuộc triển lãm dành riêng cho ông Bourgois được tổ chức ở Trung tâm Pompidou, tôi tự hỏi không hiểu nó giúp ích chi cho độc giả Việt Nam. Toàn chuyện «bếp núc» của mấy nhà xuất bản Pháp không à!
Nouvel Observateur là một tờ báo không chuyên môn về văn chương, phong cách cũng không có chi cao sang, bài phỏng vấn cũng không có tham vọng chi.

Margaret Nguyen:Đôi điều về bản dịch một bài báo trên Nouvel Observateur về Christian Bourgois của ông Cao Việt Dũng
[talawas] (1)

Bài viết này, rất tốt, tuy cũng khều nhẹ CVD mấy cú, nhẹ nhưng cũng đau!

Tuy nhiên, người viết nói thẳng, không phải dân chuyên môn, mà chỉ ở Tây thôi, nên rành tiếng Tây.
Tôi nghĩ HTL chắc cũng ở Tây, rành tiếng Tây, cả tiếng lóng nữa, nhưng cả hai đều không phải dân trong nghề.

Một người tự coi là dân trong nghề, thì phải dịch đủ thứ, chờ thật giỏi thì mới bắt tay vô những tác phẩm kỳ vĩ, sợ muộn mất!
Đó là bài học nhà thơ TTT, dậy thằng em, ngay những ngày đầu dịch dọt.
Ông nói, đại khái, dịch tới, dịch tưới, sai đến đâu, sửa đến đó.
Và ông cho biết, đó là kinh nghiệm viết của NDT khi viết Triết Học Nhập Môn.

Cuốn sách của Nguyễn Đình Thi, đúng như cái tên của nó (Triết học nhập môn), là một cuốn sách vỡ lòng. Do đọc cùng lúc với cuốn của Henri Lefèbvre (duy vật biện chứng pháp, le matérialisme dialectique), tôi đã có ý nghĩ, ông Ta đâu có thua gì ông Tây nổi tiếng đó; bởi vì nếu ông Tây đặt nặng ý niệm, rằng, trên đường rong ruổi, cái gọi là lý thuyết và cái gọi là thực hành (praxis), hai cái quyện vào nhau, triệt tiêu lẫn nhau để có được con người hoàn toàn, l’homme total, theo Marx; Nguyễn Đình Thi coi động/tĩnh là hai yếu tố quan trọng của duy vật biện chứng. Tĩnh là phần lý thuyết, động là phần thực hành.
Cuốn của Nguyễn Đình Thi hồi đó, được các giáo sư tại Đại Học Văn Khoa sử dụng như là sách giáo khoa, cho sinh viên năm dự bị, hay năm đầu cử nhân triết.

Source

Trong bài viết "Hãy Bước Qua Lằn Ranh Này", Rushdie trích "Ghi chú về dịch thuật" của Nabokov, qua đó, nhà văn Nga này cho rằng, có "ba bậc quỉ ma" [three grades of evil], trong thế giới lạ kỳ dịch thuật.
Bậc thứ nhất, không đến nỗi tà ma cho lắm, là do thiếu hiểu biết, hiểu sai. Cái này tha thứ được. Vì làm người có nghĩa là phải có lỗi lầm.
Bậc thứ nhì dẫn tới Địa Ngục, "The next step to Hell", là thiến vô tư, thoải mái những chữ, những đoạn, mà dịch giả không hiểu nghĩa , hay cảm thấy, chúng có vẻ mù mờ, tối tăm, hay thô bỉ, dơ dáy, tục tĩu đối với những độc giả mà người dịch mường tượng ra ở trong đầu.
Bậc thứ ba, tội ác tệ hại nhất trong dịch thuật, là dịch giả muốn "làm tốt", sửa đổi, improve, nguyên tác, "đánh bóng, minh họa" nó, sao cho tác phẩm đi đúng luồng, phục vụ yêu cầu của nhân dân [to conform to the notions and prejudices of a given public: phù hợp với quan niệm và định kiến của một tầng lớp công chúng nhất định].


DẠY ĐỜI TÍ ĐÊ
 

Trên Tiền vệ có một loạt bài vạch ra những lỗi dịch thuật tiếng Pháp của Cao Việt Dũng. Beo đánh giá đây là loạt bài hết sức tốt, thậm chí có thể coi như cour miễn phí, về tiếng và về văn hóa Pháp, cho những người học tiếng Pháp.
Mở ngoặc, Beo đọc được sách Pháp ngữ nguyên bản chứ không cảm tính khi đứng về phía ông Hà Thúc Lang.
Beo Blog

Bà Beo Béo này nhiều chuyện, nhưng hình như không nắm được câu chuyện.
Lại còn thòng thêm cái mở ngoặc nữa chứ, trong khi bên trên, bà viết tiếng Tây, “cour” miễn phí.
Hay là bà nhầm “cour” với cua… Beo, cua gái? [Faire la cour]

Hà, hà!

Cái chuyện dịch sai được người đọc chỉ ra những chỗ sai, là 1 điều vạn hạnh, cho dù bất cứ lý do, trường hợp nào.
Ở đây, người sửa sai tính nắn gân dịch giả, vì có hẳn cả 1 chiến dịch, mỗi lần CVD ra cuốn dịch nào, là bèn được chiếu cố.

Cũng tốt thôi.

Nhưng vì người sửa sai chẳng có tí tốt bụng, chẳng để tên thực [khi thì HTS, khi thì HTL…] thành thử, cứ đi một đường cám ơn, và, sẽ sửa những chỗ dịch sai, lần xb tới.

Chấm hết.

NQT

Chính những dòng khen tặng nức nở HTL, hoá ra làm hại ông này/bà này: “loạt bài hết sức tốt, thậm chí có thể coi như cour miễn phí, về tiếng và về văn hóa Pháp, cho những người học tiếng Pháp”.

Nếu như vậy, thì  HTL, là một độc giả rành tiếng Pháp chỉ cho dịch giả CVD một số sai sót trong khi dịch, hay là 1 nhà phê bình điểm nguyên tác của 1 anh Tẩy mà GCC không làm sao ưa nổi, hay là một vì giáo sư mở “cour” dậy tiếng Tây miễn phí online?

Đọc những gì HTL phán loạn cào cào về anh Tây tác giả mới tức cười. Viết 1 bài viết nhỏ, chỉ ra những chỗ dịch sai cũng không nên thân, chỉ vì do đố kỵ, muốn hạ nhục người khác, có khi còn muốn làm bể nồi cơm nhà người ta, vậy mà cũng có kẻ khen nức nở, mà còn phân bua, tôi cũng biết tiếng Tây, không phải vì cảm tính…
Kể cũng rách việc, nhưng lâu lâu cũng vác ngà voi, chơi!

NQT

Đã sai là sai, nhất là với những nhà văn như Kundera hay Houellebecq,  mỗi từ viết ra đều có dụng ý.
HTL

Kít!

NQT

Cái vụ NL làm nhớ lần PXN được Sến Cô Nương, vị nữ thủ lãnh Bắc Kít trên lưới, ra lệnh cho đàn em làm thịt, tơi bời hoa lá cành, khủng đến nỗi chính Sến sau cùng đành giả đò thương hại, thui, đụng tới sinh mệnh chính trị của nó rùi, ngưng!
Đâu phải chỉ PXN, mà còn PHT, DMT…

Gần như cả 1 lũ sống bằng cái nghề thật bửn là làm cớm văn nghệ!
Tởm thật.

Mấy vị thân hữu của trang TV, vị nào cũng bực mình, có vị đoạn tuyệt luôn với GNV, chỉ là vì cứ “nay dọn, mai dọn”, tay lúc nào cũng tanh máu giang hồ.
Mấy vị nghĩ như thế, thì cũng phải, và là do quá quí Gấu Cà Chớn, chỉ sợ chúng lại xúm vào mà xâu xé trang TV, mà nện cho Anh Cu Gấu một trận, hay giở những đòn âm độc... , nhưng chỉ thấy có 1 phần của vấn đề, và không biết đến quá khứ ngày xưa của tên sa đích văn nghệ, đã từng được nhà thơ NS âu yếm viết cả một loạt bài, sau in thành sách để… khen, chưa kể ông nhà báo TS, tức nhà văn DA, trên báo Sống của Chu Tử, chửi liên tục gần một năm, ngày nào cũng chửi, thằng NQT CCC [con củ Xê] là thằng nào.
Vậy mà Gấu đâu có trả lời, không một lần!
Ngay cả khi còn talawas, bị chúng đánh, Gấu cũng đâu trả lời, đến nỗi Sến mail chửi, sao để cho mấy vị độc giả talawas đỡ đòn, không đích thân trả lời, làm hỏng mưu độc của Sến?

Khi còn trẻ, chưa nhìn thấy… quan tài, mà đã nhịn giỏi như vậy, tại sao bây giờ, nhìn thấy quan tài rồi, để sẵn đó rồi, lại khác vậy, là phải có lý do rất ư là chính đáng chứ?

Cái thái độ của NL trong vụ này, rất OK.
Đành phải gật gù khen 1 tị vậy.

Từ trước tới giờ, xuyên suốt lịch sử văn học Bắc Kít, nhất là cái thời Cái Ác Bắc Kít lên ngôi, gần như chỉ có một dòng văn học "phi độc bất trượng phu": Nào NHT, nào SCN, nào Tố Hữu [thì cũng đành phải gán mác Bắc Kít cho anh Trung Kít này, bỏ xứ mà đi ra Bắc làm Dzua] đều độc, cực độc cả.
Chưa từng có một anh/em nào, “nhân hậu và cảm động”, cả?
Biết đâu lần này, nhờ NL mà cả 1 dòng văn học “độc như rắn rết”, đổi hẳn đi, hoặc "lệch pha" đi!

Ai cũng hiểu bà Thu Hồng viết chữ “cour” theo kiểu nói thông thường của người Việt, nhưng ông Cao Việt Dũng lại cố tình sửa lưng bà Thu Hồng một quả để cho cân bằng với mấy lời cảm ơn!
Source

Những cái “note”, thí dụ, thì note, có s, hay không có s, đều được hết.
"Cours", là “giáo trình”, bài giảng.
“Cour”, là cua ghệ.
Bà Thu Hồng viết nói theo kiểu thông thường của người Việt, là theo kiểu nào?

Có 1 vị độc giả, giọng chẳng có tí thân thiện, mail, vặc GCC: Tại làm sao mà mi vạch ra, chỉ một cái lỗi của Bà Beo, trong khi Cao Việt Dũng dịch sai, dịch loạn, mi vờ.
Và hỏi, có phải mi lại bắt tay với VC, và nâng bi CVD, vì nhờ nó mà mi có được tí tiền khi dịch Istanbul?

Xin trả lời: Cuốn Istanbul, GCC dịch, khi có 1 tay ở trong nước mail cho TV, đề nghị dịch. Gấu không biết tay này là ai, nên phải hỏi em CM, em của Gấu, ở Sài Gòn, nhờ hỏi giùm coi có ông đó, không? Em CM quen CVD, cũng chỉ qua cái nick, và blog NL. NL mail cho CM, cho biết, cái ông đó có thực, và đúng là 1 trong những ông Trùm của NN.

Nhân đây, cho Gấu được cảm ơn ông Trùm NN một phát!

Tks, many Tks.

Nhất là về cái vụ thanh toán tiền, trước khi dịch xong cuốn sách, khi cô Út của Gấu về VN, lo việc trải tho than của bà nội, và chú xuống biển Vũng Tầu.

V/v Bà Thu Hồng.

Bà TH này, thì cũng như GCC, là người ngoài, trong cái vụ dịch dọt này. Bà người ngoài, mà xiá vô, dạy khôn, khoe tài tiếng Tẩy, GCC phải lên tiếng, để cho công bằng đôi bên.

V/v CVD dịch loạn, thì để cho CVD lo.

Còn cái ông/bà HTL, theo Gấu, có những chỗ ông ta vạch ra, sai, nhưng theo nghĩa, ông ta dịch và hiểu một kiểu, CVD, một kiểu khác.

Nhưng có những chỗ, CVD dịch sai.

Còn điều này nữa, theo GCC, HTL không phải dân trong nghề. Ông rành tiếng Tây thôi. Không biết viết 1 bài viết cho ngắn gọn, vào đúng trọng tâm của nó, nhưng lại thừa thắng xông lên, tự biến thành 1 tên hề… phê bình: những nhà văn như “Kundera, hay Houellebecq, mỗi từ viết ra đều có dụng ý”!

Giả như hai ông mũi lõ này, mỗi từ viết ra đều có dụng ý, thì dịch làm chó gì?

Vả chăng, làm gì có người mất công mất thì giờ, đọc CVD, theo kiểu vạch lá tìm sâu như thế?
Hỏi, tức là trả lời: Có 1 cái gì đó, một âm mưu, có thể, rất ư là đen tối và bẩn thỉu trong vụ này.

Chuyện rõ ràng như vậy, làm sao chửi GCC, phò tên nhóc VC quên cả cuộc Thánh Chiến Chống Cộng Điên Cuồng?
Còn điều này, GCC không phải là 1 tên quốc gia, và không hề Chống Cộng, như những người này, trong có vị độc giả, hiểu. Đừng coi Gấu là 1 trong bọn, rồi chửi tên hèn, gió chiều nào theo chiều đó, chạy theo VC ăn tí cơm thừa canh cặn.

Nhà nước Canada ban cho Gấu đủ rồi, chẳng cần canh cặn của VC.

Gấu dịch sách, cho ai cũng được, nếu là sách hay, và phải trả tiền!