The
counter-revolutionary's
tale
Christopher
Tayler applauds a
first novel by a skilled storyteller
Yiyun
Li's 2005 story
collection A
Thousand Years of Good Prayers - which won four
prizes, including
the Guardian First Book award - was admired for taking a calm,
Chekhovian look
at a changing China
and the lives of Chinese emigrants.
Chúng
tôi hô khẩu hiệu khi
đạn vô sọ anh ta.
Yiyun
Li: A
thousand years of good prayers
*
Nhân
nhắc tới Yiyun Li, Gấu lại nhớ tới cái cú chuyển dịch [ra tiếng]
Vịt của eVăn.
Chuyển Dịch Vịt
"Ba ơi,
nếu Ba trưởng thành trong một ngôn ngữ mà cả đời ba không sử
dụng nó để diễn tả đích thực về mình, để nói lên sự thực, thì tốt hơn
hết, hãy
thử nói một thứ ngôn ngữ khác, và hãy nói thật nhiều, bằng ngôn ngữ mới
này. Nó
sẽ biến Ba thành một con người mới".
Ôi chao, tôi cứ tưởng tượng ra một cô gái, ở trong nước; cô nói với ông
bô bà
bô VC của cô như thế này:
"Cái thứ tiếng Việt mà bố mẹ, thầy bu... đang nói đó, không phải
là
tiếng Việt!
Nhưng cái tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt, cũng đếch phải tiếng Anh
luôn!
Tình cờ, Hai Lúa đọc
một bài
trên eVăn, về nhà văn Yiyun Li, và cuốn A
thousand years of good prayers của bà, và thấy
đúng cái câu trên, được
eVăn dịch là:
"Bố, nếu một ai đó ít
dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để diễn đạt những tâm tư, suy nghĩ của bản
thân
thì việc học ngoại ngữ với người đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Điều
này
khiến cho người ta trở thành một con người mới", một nhân vật trong
truyện
ngắn của nhà văn nói chuyện với bố.
Còn đây là nguyên
văn bằng
tiếng Anh, scan từ TLS:
Hai Lúa gọi nó bằng
cái tên, phản xạ "Kiến Cắn", nhân đọc Kim Dung mà ngộ ra.
Trong
Lãnh Nguyệt Bảo Đao, Kim
Dung tả trận đụng độ giữa Thần Đao Hồ Đại Đởm và Đả biến thiên hạ vô
địch thủ
Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng, bà vợ Thần Đao đứng ngoài bế con, đêm
về nói với
thằng nhỏ, bố mày là số 1 rồi, Miêu Nhân Phượng cũng phải thua thôi,
ông chồng
ngạc nhiên quá, anh đấu với ông ta mấy ngày mấy đêm, không hơn được nửa
ly, Hồ
gia đao pháo không hơn nổi Miêu gia kiếm pháp, làm sao em lại nói như
thế? Bà vợ
cười nói, bữa nay, em, do đứng ngoài, nhìn từ phía sau lưng, thì nhận
ra một sơ
hở của Miêu Nhân Phượng, cứ mỗi lần ông ta ra chiêu [Gấu quên mẹ tên],
là cái
vai trái của ông lại nhích nhích một cái, như bị con gì đó cắn. Ngày
mai, nếu ông
ta ra chiêu đó, anh dùng chiêu đó đó, là xong đời Miêu Nhân Phượng.
Bữa
sau, quả như thế. Nhưng ông
chồng, thay vì bửa cổ họ Miêu, thì ngưng đao lại, và hỏi tại sao, họ
Miêu cười,
nói, đúng như thế. Số là khi còn nhỏ, ông già dậy kiếm, đến chiêu đó,
tôi bị một
con kiến cắn đúng chỗ đó, đi trật đường kiếm, bị ông già đánh cho một
trận để đời,
và thế là sau này, cứ đi đường kiếm đó, là bị kiến cắn!
Gấu
nghi rằng, mấy anh chị Mít,
làm cho eVăn, mấy anh chị Yankee mũi tẹt làm cho Bi Bì Xèo, cũng đã
từng bị kiến
cắn, y hệt, mỗi khi đụng nhằm một từ ’nhạy cảm’!
Hay là đúng lúc đó
thì bị kiến cắn ở đúng vùng... 'nhậy cảm'?
*
Ui chao, dịch mới dọt, bỗng
nhớ một câu
tuyệt vời vinh danh Solz, Gấu dịch sai, được độc giả Tin Văn “hiệu
đính”:
Soudain,
avec “Ivan
Denissovich”, il invente le nouveau héros soviétique: un bagnard banal
et
violent qui restreint son humanité aux besoins élémentaires de
subsistence.
Bất thình lình, với Một ngày,
ông phát minh ra anh hùng mới của Liên Xô: Một tên tù bình thường, tầm
thường,
hung dữ, bặm răng kiềm chế chất người ở trong anh ta, vì nhu cầu tối
thiếu của
sự sống còn.
Câu độc giả chỉnh lại:
Bất thình lình, với “Ivan
Denisssovich”, ông phát minh ra vị anh hùng mới của Xô
Viết: một anh tù
tầm thường, hung dữ, hạn chế tính người của hắn tới mức đủ dùng cho nhu
cầu sơ
đẳng của sinh tồn.
Tks again. NQT
*
Chuyện phản động
Tập
truyện ngắn Ngàn Kinh Kệ,
2005, của Yiyun Li, đoạt bốn giải
thưởng, trong có của Guardian cho tác phẩm đầu tay. Lần này, với cuốn
tiểu
thuyết đầu tay, bà làm độc giả mến mộ, với cái nhìn trầm tĩnh của tay
thầy
thuốc Nga Chekhov, khi ngó vào một nước TQ thay đổi, và cuộc sống của
những di
dân của nó. Đây cũng còn là một tuyệt chiêu thật ấn tượng, về sự thích
nghi,
ứng xử, khi phải vượt rào cản văn hóa, khi đụng tới kinh nghiệm của
người
TQ, trong dòng văn chương tiếng Anh của người Mỹ, mà những khuôn mẫu
hầu hết
đều là từ văn chương Âu Châu.
*
Danh
xưng "Đánh khắp
thiên hạ không kiếm ra địch thủ ông Phật Mặt Vàng Miêu Nhân Phượng",
của
họ Miêu, là để chọc giận Thần Đao, khiến ông bỏ núi, Tây Vực, xuống
đồng bằng, Trung Nguyên, để làm
thịt.
Kim Dung, với Gấu.
tuyệt
nhất, vẫn là Tuyết Sơn Phi Hồ. Câu chuyện thằng nhỏ Hồ Phi, chẳng có bố
mẹ, làm
Gấu nhớ đến... Gấu!
Nó cũng gặp một Bông Hồng
Đen, y chang Gấu!
Hai đứa gặp nhau lần
đầu tiên
tại Thương Gia Bảo, em của Hồ Phi khi đó là baby, mẹ theo trai, em khát
sữa
quá, khóc ỏm tỏi, vậy mà vẫn nhớ đến Hồ Phi, và khi gặp lại, em nói, em
sẽ
không như mẹ em đâu!
Ui chao, sao mà
tuyệt như thế
cơ chứ!
*
Nằm trong nôi, mà gặp một cái,
mà đã nhận ra, chàng đây rồi, đúng là chàng của mình đây rồi!
Thảo
mà mà ca dao Mít có câu
thương em từ độ ông via của em gặp bà via của em! (1)
Vậy
mà một ông bạn của Gấu chê
Gấu, mày mê con Hồng Đen đó hả, khi tao gặp nó, thì thấy nó ỉa đùn, từ
trên đầu
cầu thang
chảy dài xuống cuối cầu thang. Ghê quá! Vậy mà mê được sao!
(1) “Sao Vua chín cái nằm kề,
Thương em từ thuở mẹ về với
cha.
Sao Cày ba cái nằm ngang,
Thương em từ thuở mẹ mang
trong lòng.
Sao Vua chín cái nằm chồng,
Thương em từ thuở mẹ bồng mát
tay.
Sao cày ba cái nằm xoay,
Thương em từ thuở em hay khóc
nhè."
*
Nói
chuyện văn chương chưởng. Có lẽ đây là chiến lợi phẩm tuyệt vời nhất,
đối
với Miền Bắc nhờ chiến thắng Miền Nam mà có được, không
kể ba thứ đồng hồ không người lái, một cửa sổ, hai cửa sổ!
Tuy
nhiên, cũng còn tùy.
Bởi
vì có lần, Gấu hỏi bà chủ
sạp cá, đã từng đọc Kim Dung, bà dựng ngược, thứ đó, mà anh bảo tôi đọc
ư, tôi
đâu có thì giờ?
Bởi vậy rắm ai vừa mũi người đó,
là vậy.
Bất giác lại nhớ lần đầu được
thưởng thức sầu riêng.
[Nhưng cái món rau rấp (?), Gấu,
cho đến bây giờ vẫn chịu thua!]
Vẫn nói chuyện cứt đái.
Ông trưởng đài VTD của Gấu, một
lần, nhân nói chuyện con nít, ông cho biết, không bao giờ ông bế con,
bởi vì chỉ
sợ nó ị hay tè ra người!
Gấu nghe ông nói, mà tiếc cho
ông. Một trong những “đại thú” của con người, là được bế con của mình,
và được
nó ị, hay tè vào người!
Ấy đấy, cái thú đọc Kim Dung,
tuy không bảnh đến mức như thế, nhưng biết đâu, cũng chẳng thua, với
những đệ tử
chân truyền của ông?
Nói rộng ra, cái thú đọc sách?
*
Vẫn tiếp chuyện cứt đái. Hồi còn Sài Gòn, còn Quán Chùa, có những buổi
sáng thật sớm Gấu ngồi với Mai Thảo, ông thì ra lấy bài [Gấu lúc đó giữ
mục Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề], những lần rảnh rang, ông không phải lo viết
fơi ơ tông, hai anh em lèm bèm về cái thú coi phim. Nhờ vậy, mà Gấu
biết,
ông cũng rất mê hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, và rất thú, những chi tiết là
thượng đế ở trong phim, thí dụ, hiệp sĩ mù cứu thoát một đứa
con nít, và được nó thưởng cho một vòi nước đái, bèn thú quá, la lên, ô
con
trai, hay hiệp sĩ mù mơ thưởng thức cảnh mặt trời mọc nơi bãi
biển, thí dụ, và tới lúc đó, tai nhảy nhảy, mũi hích hích ngửi mùi gió,
mùi muối, mùi vị nong nóng của mặt trời vừa ló lên khỏi mặt biển, thay
vì mắt mở lớn. Ui chao tuyệt!
Gấu mới tậu được mấy phim hiệp sĩ mù. Coi, lại nhớ Mai Thảo.
[Tậu, là vì phim loại này hiếm, và mắc lắm!]
*
Gấu có lần lèm bèm về nước cờ
Hư Trúc, và tuyệt chiêu của Kim Dung, chuyên mồi thuốc bằng một cây
diêm xài
rồi! Thế mới ghê.
Thường ra, thì chúng nhân mô phỏng, bắt chước, ăn
cắp, đạo
văn, thuổng… Có một ông đại thi sĩ, Ông Số Hai, như Gấu đã từng xưng
tụng, Trời
cho ông đủ thứ trên đời, chẳng thiếu một thứ chi, Gấu này cũng thèm, và
tin
rằng, chẳng bao giờ ông này thèm một thứ chi, ấy thế mà ông thiếu và
thèm, và ăn
cắp,
chỉ một cái tít, của một bài viết, thế mới quái đản!
Kim Dung là bậc đại tài,
trong cái nghề mô phỏng, và khi túng quá, kẹt quá, ông bèn đốt thuốc
bằng cây
quẹt quẹt
rồi!
Nước cờ Hư Trúc đúng là độc
nhất vô nhị trên võ lâm giang hồ. Lần đầu, KD sử dụng nó, để cứu mạng
Ác quán mãn doanh Đoàn Diên Khánh, lần
thứ
nhì, cứu Thiên Sơn Đồng Mỗ Lý Thu Thuỷ. Tuyệt chiêu, là còn theo nghĩa
đó, vô cuộc cờ không phải để tranh được thua, nhưng mà là để cứu người,
không chỉ một, mà tới hai lần!
Cũng vậy, là tuyệt chiêu Kiến
Cắn.
Kim Dung cũng là sư phụ cứu mạng của Gấu, những ngày cải tạo nông
trường Đỗ Hòa.