Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 



29.7.2013

Czesław Miłosz: Intelligence and Ecstasy

In honor of the birthday of Czesław Miłosz (born in Lithuania on June 30, 1911; died in Kraków on August 14, 2004) we present a selection of his work from the Review’s archives.

Miłosz defected from Poland to the West in 1951, living in France at first and moving in 1960 to the United States. In 1980 he was awarded the Nobel Prize in Literature. In a 2004 essay, Adam Zagajewski praised the bravery and scope of his work: “Lesser talents develop a snail-like tendency to take refuge in a hut, a shell, to escape contrary winds, contrary ideas, to create miniatures. As both a poet and a thinker, though, Miłosz courageously takes the field to test himself against his foes, as if he’d told himself, I’ll survive this age only by absorbing it.”

Tờ NYRB vinh danh Milosz nhân sinh nhật ông, viện dẫn Adam Zagajewski:
Tài năng tẹp nhẹp bắt chước con sên chui vô vỏ, tránh bão tố, tạo ba thứ tủn mủn. Như cả hai - nhà thơ và nhà  tư tưởng - Milosz can đảm xung trận để thử nghiệm chính mình trước kẻ thù, như tự bảo chính mình, ta sẽ sống sót thời đại này chỉ bằng cách nuốt trọn nó.

Tưởng Niệm Czeslaw Milosz [1911-2004]

Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Adam Zagajewski

Ông là nhà thơ của thông minh lớn và tuyệt cảm lớn [a poet of ‘great intelligence and great ecstasy’]; thơ của ông sẽ không thể sống sót nếu thiếu hai món này. Thiếu thông minh, là sẽ rớt vào trò cãi tay đôi với một trong những đối thủ này nọ, rồi cứ thế mà tủn mủn, tàn tạ đi [bởi vì, những con quỉ của thế kỷ 20 này, chúng đâu có thiếu khả năng biện chứng, chẳng những thế, chúng còn tự hào về những “biện chứng pháp” duy này duy nọ…]. Thiếu tuyệt cảm, làm sao vươn tới được những ngọn đỉnh trời? Thiếu nó, là sẽ chỉ suốt đời làm một anh ký giả tuyệt vời! Ông tự gọi mình là một tay bi quan tuyệt cảm [ecstatic pessimist], nhưng chúng ta cũng sẽ vấp vào những hòn đảo nho nhỏ của sự tuyệt cảm mà Bergson coi đây là dấu hiệu khi chạm tới được một sự thực nội tại.

Vào thời đại của Beckett, một nhà văn lớn lao, dí dỏm, và cũng rất ư là sầu muộn, Milosz bảo vệ chiều hướng tông giáo của kinh nghiệm của chúng ta, bảo vệ quyền được vuơn tới cõi vô cùng của chúng ta. Bức điện tín của Nietzsche, thông báo cho những con người ở Âu Châu, rằng Thượng Đế đã chết, bức điện đã tới tay Milosz, nhưng ông không từ chối ký nhận, và cứ thế gửi trả cho người gửi.


*

Czeslaw Milosz

The Nobel Prize in Literature 1980 was awarded to Czeslaw Milosz "who with uncompromising clear-sightedness voices man's exposed condition in a world of severe conflicts".

Giải Nobel văn chương 1980 được trao cho Czeslaw Milosz “người mà, bằng cái nhìn rạch ròi, cương quyết, không khoan nhượng, gióng lên phận người bày ra đấy, trong một thế giới với những mâu thuẫn gay go, khốc liệt”.

Một trong những người được Noebel mà tôi đọc khi còn là 1 đứa con nít đã ảnh hưởng đậm lên tôi, tới cả những quan niệm về thơ ca. Ðó là Selma Lagerlöf. Cuốn sách thần kỳ của bà, Cuộc phiêu lưu trên lưng ngỗng mà tôi thật mê, đã đặt anh cu Nils vào một vai kép. Anh cu Nils bay trên lưng ngỗng nhìn Trái Ðất như từ bên trên, và cùng lúc, trong mọi chi tiết. Cái nhìn kép này có thể là 1 ẩn dụ về thiên hướng của nhà thơ. Tôi tìm thấy 1 ẩn dụ tương tự ở trong một ode La Tinh, của nhà thơ thế kỷ 17, Maciej Sarbiewski, người được cả Âu Châu biết dưới bút hiệu Casimire. Ông dạy thơ ở đại học của tôi. Trong 1 bài ode, ông miêu tả cuộc du lịch của mình - ở trên lưng Pegasus, từ Vilno tới Antwerp, thăm bạn thơ của ông. Như Nils Holgersson, ông ôm bên dưới ông, sông, hồ, rừng, nghĩa là 1 cái bản đồ, vừa xa nhưng lại vừa cụ thể.
Như thế, thì đây là hai bí kíp của nhà thơ:
đói nhìn và đói, ham muốn miêu tả cái nhìn thấy. Tuy nhiên, kẻ nào coi thơ ca là “nhìn và miêu tả”, thì phải coi chừng, vì thể nào cũng có lần cãi lộn với...  Thầy Kuốc, người vỗ ngực xưng tên là “Hiện Ðại”, “Cái Mới”, và thể nào cũng mụ người, trở thành cù lần vì muôn vàn lý thuyết về 1 ngôn ngữ thi ca đặc dị.

Simone Weil mà tôi mang nợ rất nhiều những bài viết của bà, nói: “Khoảng cách là linh hồn của cái đẹp”. Tuy nhiên, đôi khi giữ được khoảng cách là 1 điều bất khả. Tôi là Ðứa bé của Âu châu, như cái tít của 1 trong những bài thơ của tôi thừa nhận, nhưng đó là 1 thừa nhận cay đắng, mỉa mai. Tôi còn là tác giả của một cuốn sách tự thuật mà bản dịch tiếng Tây có cái tít Một Âu châu khác. Không nghi ngờ chi, có tới hai Âu châu, và chuyện xẩy ra là, chúng tôi, cư dân của một Âu châu thứ nhì, bị số phận ra lệnh, phải lặn xuống “trái tim của bóng đen của Thế Kỷ 20”. Tôi sẽ chẳng biết nói thế nào về thơ ca, tổng quát. Tôi phải nói về thơ ca và cuộc đụng độ, hội ngộ, đối đầu, gặp gỡ… của nó, với một số hoàn cảnh kỳ cục, quái dị, về thời gian và nơi chốn…

Czeslaw Milosz

Chính là nhờ đọc đoạn trên đây, mà Gấu “ngộ” ra thời gian đi tù VC của Gấu là quãng đời đẹp nhất, và “khoảng cách là linh hồn của cái đẹp”, cái đẹp ở đây là của những bản nhạc sến mà Gấu chỉ còn có nó để mang theo vô tù.

Cái câu phán hãnh diện của Gấu, linh hồn văn chương Miền Nam trước 1975 ở trong những bản nhạc sến, nhờ đọc đoạn trên mà có được!

Trại Tù VC: Hoàn cảnh kỳ cục, quái dị về thời gian và nơi chốn,
ở nơi đó,
nhạc sến được cất lên:
sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua?
và, đâu cần một dạng hoàn hảo nào cho thơ.
Milosz

Let Us Be Careful

More could be said
of a dead fly
in the window
of a small shed,
and of an iron typewriter
that hasn't
lifted a key in years
both in delight
and dark despair.

Merrymakers

A troop of late night revellers,
most likely shown the door
at some after-hours club
or a party in theneighbourhood,
still whooping it up
as they stagger down the street
with a girl in a wedding dress
walking pigeon-toed far behind them,
and calling out in distress:
'Hey, you! Where the fuck
do you think you're going?'

Passing Through

An unidentified,
inconspicuous someone,
smaller than a flea
snuck over my pillow last night,
unbothered by me,
in a big rush", I bet,
to get to his church
and thank his saints.

In Its Own Sweet Time

That one remaining, barely moving leaf
The wind couldn't get to fall
All winter long from a bare tree -
That's me! Thinks the old fellow,

The one they roll out in a wheelchair
So that he can watch the children
Play in the park, their mothers
Gossip all day about their neighbours

While pigeons take turns landing
And taking off from a newly arrived hearse
Parked in front of the parish church,
Dragging his gaze along as they do.

LRB [London Review of Books] May 9 2013


Bất hạnh là tài sản

Christa Wolf by Economist

Yiyun Li by Economist

Note: Hai bài viết trên The Economist, em Phan Vịt nên đọc – em rành tiếng mũi lõ lắm mà -  vì, một cách nào đó, đều có liên quan tới Bất Hạnh là Tài Sản.

Bài về Christa Wolf, “một linh hồn chia năm xẻ bảy” - a divided soul - 1 bài điểm sách, nhưng nói đến cái tâm trạng của bà - a “loyal dissident”, in the end, no one judged Christa Wolf more harshly than herself- Đám Bắc Kít không khi nào lâm vào tâm trạng này, vì không thể nào coi cú ăn cướp Miền Nam, là “bất hạnh” được!
Còn bài của Yiyun Li là 1 mẩu hồi ức những năm tem phiếu.
Hai bài này TV sẽ dịch hầu độc giả TV, vì cũng ngắn, và cần!
Và bài về Kafka, dưới đây.
Hà, hà!
*

Mấy bữa nay bác viết hay ghê – hết viết tục rồi.
Cám ơn nhiều.

Anh Nguyễn tuyệt quá, càng già càng dẻo càng dai - Hổng khác gì con trai!!. Cầu chúc anh mạnh khỏe nhiều nhiều để còn cho ra những bài thật tuyệt.

Tks. NQT

Không viết tục, nhạt miệng lắm. Bọ Lập trần tình với độc giả. Với riêng Gấu, nó là thứ “chim mồi”, ở những người quá đát. Cái bài viết Nước Mắm Lá Chuối  tình cờ kiếm lại được, hóa ra là viết dở, rồi bỏ ngang, đến cái tít cũng chưa giải thích được, và nó – cái tít - là 1 hình ảnh tuyệt vời, giống như những hình ảnh tuyệt vời của 1 miền đất, như những “cá rô cây, cá gỗ”... Khi bỏ vô Nam, Gấu giữ cho riêng mình 1 số kỷ niệm, hình ảnh, của cái làng Bắc Kít của Gấu, trong đó có "Nước Mắm Lá Chuối". (1)


Kafka: Years of insight
Những năm đốn ngộ


Tưởng niệm 7 năm TTT mất

Độc và Đẹp

Tên Người Yêu Dấu

Tên Người Yêu Dấu 

I 

Trên đỉnh đèo Hải Vân
Nếu nhớ quê hương
Muốn chết
Vũ Đạo Ánh
Chiến tranh vẫn còn (đến khi nào)
Đồn đóng sườn núi
Ngó biển không
Chiều chẳng mặt trời
Một mình rừng
Mây lõa thể
Vũ Đạo Ánh
Đập cụt cổ chai bia
Lấy súng bắn lên không
Đạn chì sẽ ghim ngực tao lép
Vũ Đạo Ánh
Chím én vẫn bay đầy đàn trên trời chiều đường phố Sài Gòn

7 – 58

II 

Khóc đi Nguyễn
Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa
Trời thành phố ngục tù
Màu xanh thoảng tiếng cười của kỷ niệm bâng quơ
Canh bạc về khuya
Viên đạn lăn đã mỏi
Chiếc đĩa quay không ngừng
Rồi đó bệnh tật và nghèo đói
Trở về căn nhà [chúng ta]
Chăn chiếu héo khô
Giống chiếc quan tài của Thoại

Khóc đi Nguyễn
Trong giấc mộng hằng đêm
Sân khấu lặng thinh
Mưa dột trên sàn gỗ
Mồ hôi giữa ngực và lưng
Những hàng ghế thầm muốn hỏi
Sao không một ánh nến
Không người nào
Mang một vòng hoa
Ném lên nhà mồ ấy
[Khóc đi Nguyễn] 

Khi tỉnh dậy
Chẳng một ai ôm mình
Đêm dài tiếng kèn thê thiết
Thổi trên môi ung độc người nhạc sĩ đen
Tội lỗi nhét đầy hai con mắt ngây ngô 

Kể lể toàn chuyện tình vô vọng
Với một mình cấu lấy tóc mình
[Phương ơi] 

Khóc đi Nguyễn

8-58

Thanh Tâm Tuyền
Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy

Chú thích: 

1. Vũ Đạo Ánh: Một người bạn của nhà thơ, sĩ quan VNCH, tử trận [tại Bình Dương?], người được đề tặng nơi trang đầu cuốn Bếp Lửa, của TTT.

2. Quách Thoại: Thi sĩ, (em trai Lý Hoàng Phong, chủ trương tờ báo Văn Nghệ), đã mất vì bịnh lao, tại Sài Gòn trước 1975.

3. Nguyễn: Chắc là Trần Lê Nguyễn, kịch tác gia, thi sĩ, thuộc nhóm Sáng Tạo. 

Những chữ in nghiêng, và ngày tháng, không có trong tập thơ Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy, nhà xb Sáng Tạo, nhưng có trong bài thơ được đăng trên báo Khởi Hành của Viên Linh, số tháng 11, 2001. 


Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn (1)

Nhưng không được. Tôi không thể chịu nổi sự trong sáng, nhẹ nhàng, hiền lành và chậm chạp của các cuốn sách ấy. Cuối cùng, bao giờ tôi cũng bỏ cuộc. Hoặc buông sách. Hoặc đọc nhảy lóc cóc từng khúc.
NHQ

Cả 1 bộ lạc Cờ Lăng và râu ria  làm 1 cuộc thổi Tự Lực Văn Đoàn, thú thực, Gấu chẳng đọc được 1 bài nào ra hồn!
Nhưng khủng nhất là bài của Thầy Cuốc!
Hóa ra Thầy không biết 1 tí gì về thế nào là truyện ngắn, thế nào là truyện dài, là tiểu thuyết, và thảm hơn nữa, Thầy chê TLVD hết lời.
Chê, thì cũng được thôi, nhưng, lại “nhưng”, Thầy viện thêm mấy đấng nữa, đám hậu duệ TLVD, cũng chê luôn!

TLVD, nếu bỏ đi ba thứ tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh, hay của Hoàng Đạo, thì những truyện ngắn của Thạch Lam, chẳng hạn, mà chẳng thần sầu, vượt thời gian ư?

Chỉ nội một truyện Sợi Tóc, mà chẳng khủng sao, chưa kể cái truyện hai em điếm, ngày Tết, nhớ nhà, cúng ông bà, không có cái bát nhang, bèn lấy luôn cái chén ngày thường rửa buớm, sau mỗi lần đi khách, một công đôi chuyện!
Tuyệt như thế mà Thầy Kuốc chê!
Khoan chưa nói đến tiểu thuyết, thí dụ, Đôi Bạn của Nhất Linh.
Cái sự chê bai TLVD theo Gấu, một phần là do nhóm Sáng Tạo mà ra. Nhưng Sáng Tạo, khi "làm cỏ" TLVD, là có lý do của họ. Khoan sẽ bàn tiếp.
Cái ý "đọc nhảy lóc cóc" của Thầy Cuốc, là từ TTT, khi ông chê văn chương TLVD, trong 1 cuộc thảo luận bàn tròn của nhóm Sáng Tạo, về TLVD, bạn có thể kiếm thấy trên talawas.

Văn chương TLVD được coi như thứ văn chuẩn, và được đưa vô trong trường lớp, của nền giáo dục VNCH sau 1954 tại Miền Nam, cùng với 1 số nhà văn tiền chiến khác ở bên ngoài TLVD, trong số đó, có 1 ông có thể coi là Thầy của TTT, là Nguyên Hồng, như chính ông có lần viết ra. Cái sự đánh giá lại TLVD nếu có, là phải từ hai cái nhìn quy chiếu ấy, tức là từ cái cú đánh TLVD của Sáng Tạo, và từ cái quan điểm coi TLVD là văn chương chuẩn của 1 chế độ, trong khi Miền Bắc, cùng thời với nó, là 1 nền sư phạm học về hận thù, mà 1 trong những thành tựu tiêu biểu của nó, là Sến Cô Nương, như chính Sến thú nhận, trong bài viết "Còn lại gì", hay "Cái còn lại", "What remains". Nếu mượn cái tít này, thì cái tít cho cú thổi TLVD phải là "Cái còn lại", sau tiền chiến, TLVD, Sáng Tạo, và cùng với tất cả, là di sản văn minh của một Miền Nam đã không còn.

Nhất Linh là 1 bậc thầy viết tiểu thuyết. Cuốn "Viết và Đọc Tiểu Thuyết" của ông là 1 cuốn đại cẩm nang cho bất cứ ai mơ tưởng trở thành tiểu thuyết gia. Ở trong mảng tiểu thuyết của ông, cũng có tới ba mảng, tiêu biểu bằng ba cuốn: Đôi Bạn, Xóm Cầu Mới, Dòng Sông Thanh Thuỷ. Chúng khác hẳn nhau. Đôi Bạn là của thời mới lớn, và cùng với nó, là cuộc tình Dũng Loan, đâu có thua 1 mối tình thơ dại nổi tiếng nào trên thế giới: Dũng làm nhớ đến Camus và câu phán nổi tiếng của ông: Chúng ta – lũ mới lớn – luôn có dáng điệu của 1 kẻ sắp sửa ra đi. Xóm Cầu Mới là 1 tham vọng lúc đã chin mõm trong nghề văn: Viết 1 trường thiên tiểu thuyết, roman-fleuve, tiểu thuyết sông, tiểu thuyết ngăn kéo, roman-tirroir, cứ mở mỗi ngăn, là có 1 cuốn… với những nhân vật từ “nowhere” trôi giạt, tụ vào 1 bãi sông, nước.
Dòng Sông Thanh Thuỷ
mới ghê: Quốc Cộng giết nhau cứ tỉnh bơ, không có toát ra 1 tí mùi ý thức hệ, hay hận thù, “giết như không giết” [cái này là nhại văn Gấu Cái: "viết như không viết"!]

clip_image002
by Nguyễn Gia Trí [sơn dầu] (1)

Nhất Linh dang dở

 Nghe thấy rồi!

Nhất Linh, khi viết Đôi Bạn, lăm lăm với ý tưởng, phải làm bật lên hai nhân vật chính là Loan và Dũng, cùng với nó, là một thế giới cũ, mà hai người bị nó nghiền nát, đưa tới một cô Loan giết chồng sau đó. Cứ tạm coi, “nghĩa chính” của cuốn chuyện là Loan. Nhưng về già, khi viết Viết và Đọc Tiểu Thuyết, ông nhận ra, nhân vật phụ là Hà lại nổi lên lấn át nhân vật chính. Cái cảnh từ giã giữa người yêu và cô khép lại cuốn truyện mới tuyệt vời làm sao! Anh chàng tới từ giã người yêu, để đi làm cách mạng, nghĩ trong bụng, chắc là căng lắm. Nàng tuy căng lắm, nhưng cứ tỉnh như không. Chàng ra về, trên đường, bóp chuông xe đạp leng keng, như một nỗi vui nho nhỏ, rằng cuộc chia ly đã không thê thảm như là chàng nghĩ.
Tiếng chuông vọng tới tai người yêu, nàng “đau” lắm, đau hơn cả nỗi đau chia ly [Hà bị bịnh lao, nghĩa là chẳng bao giờ có cơ hội gặp lại người yêu], bĩu môi, buông một câu:

 -Nghe thấy rồi!
 Đây mới là “nghĩa chính” của Đôi Bạn, mà đến chót đời Nhất Linh mới nhận ra!

 Chiếc Lư Đồng Mắt Cua của Nguyễn Tuân cũng kết thúc bằng một câu cà chớn như vậy:
 -Xuyến người bên lương hay là bên giáo? 

 Hay câu kết của Bếp Lửa, nói lên ý nghĩa của bếp lửa:
-Anh yêu em, yêu quê hương vô cùng. 

  Câu nói đó, là câu nói của bao nhiêu năm sau này, của bao nhiêu con người sau này, đã sống sốt cuộc chiến, sống sót cuộc bỏ chạy, sống sót biển cả, sống sót cuộc hội nhập nơi xứ người - như tiếng chuông xe đạp leng keng vọng về Quê Nhà.

  -Nghe thấy rồi!
  Chúng ta tự hỏi, có gì nối kết những câu nói tưởng như bình thường, vô nghĩa đó?

NQT

Theo tôi, trong các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, chỉ có một vài cuốn có thể được xem là bất hủ thực sự, còn lại, đều là những tác phẩm bất hủ một phần. Đó là những tác phẩm, để thấy hay, người ta phải ở một lứa tuổi nhất định nào đó; và để thấy lớn, người ta phải đặt chúng trong cái thời đại mà chúng ra đời.

NHQ

Phán, kêu như chuông!

Bài viết đầu tiên của GCC về TLVD, là cho tờ Vấn Đề, có cái tên “Đi tìm 1 tác phẩm sẽ có”, và trong đó, nhớ, có chôm 1 câu xanh rờn, đếch còn nhớ của ai:
Nhà văn nhớn là người kết hôn với xứ sở của họ.

Bài viết, là về Nhất Linh, và cái xứ sở của ông, là xứ Bắc Kít.
Nếu phải “đặt” Nhất Linh....  thì vào cái thế nhà văn lớn của xứ Bắc Kít, của 1 cái thời mà chúng ta đếch có tuổi, như tác phẩm của ông đếch có tuổi!
Ui chao, lại nhớ cái lần đến nhà cô bạn, thấy trên bàn học, đúng tờ Vấn Đề, mở ra đúng cái bài viết của Gấu Cà Chớn. Sướng ơi là sướng!
Hà, hà!


When going home with Oẳn Tà Roằn?

*

Đây là 1 khiá cạnh khác nữa, của "vấn nạn" “Oẳn Tà Roằn": Sắc dân và Sex, vào cái thời còn mẫu quốc.



  Ghi chú trong ngày

**

Dân Đức ngày càng mê Hitler!


*

Phản bội

*

Trong số báo, có bài trên, trong bài viết, Tabucchi, 1 tác giả Ý, coi mình là "alias" [nick, bí danh] của Pessoa.
Tabucchi khám phá ra bài thơ "Tiệm Thuốc Lá" của Pessoa, mê quá xá quà xa!

Nếu như thế, thì Gấu cũng là "alias" của Pessoa!
Bởi là vì trên TV, Gấu cũng đã từng coi "Tiệm Thuốc Lá" là bài thơ thần sầu nhất của Pessoa.

Bài viết ngắn, nhưng quá tuyệt. "Hoài nhớ" đã ghê, ở đây, là hoài nhớ bình phương, la “Nostalgie au carré”!
Không phải hoài nhớ cái đã có, mà cái có thể có – “không phải tiếc cuộc đời đã sống, mà cuộc đời bỏ lỡ, nhớ hoài”, thơ Gấu Cà Chớn!

"Reviens demain, réalité! Ajourne-toi présent absolu!"
Thực tại ư? Mai trở lại nhé!
Mà nhớ thêm vô hiện tại tuyệt đối, nhe!"
Pessoa viết

Tiệm Thuốc Lá

*

Khi ta chết hãy đem ta ra biển: Chàng du tử Ulysse trở về Xề Gòn

Từ hoài nhớ, nostalgie, nguồn của nó là nostos, tiếng Hy Lạp, theo Jacques Lacarrière, tác giả bài viết Le Chemin vers Ithaque, về nhà thơ Cavafy, và cũng là dịch giả bài thơ Ithaque của nhà thơ này, trong số báo Le Magazine Littéraire, Janvier 2004, đặc biệt về Homère. Từ này, là từ những tiếng nhấp môi của người Hy Lạ mà ra, và nó bắt chước tiếng thì thầm của biển khi những con sóng của nó chết và tan ra khi đụng bờ.        

L'Odyssée, poème du nostos, ce désir intense de revoir le pays natal éprouvé depuis toujours par tout marin expatrié ou exilé. Quand Ulysse va pleurer sur le rivage dans l'ile de Calypso, il pleure sous la brusque emprise du nostos, ce mot qui revient souvent dans l'Odyssée et qui, des siècles plus tard, a donné en francais nostalgie, terme aujourd'hui banal et affadi mais qui, au temps d'Homère et longtemps par la suite, en fait jusqu'à nos jours, fut toujours synonyme en Grèce d'état quasi visceral de manque,  le privation et de dépossession.
Je me souviens, à Ithaque précisement, où je suis allé dans les années 60 et retourné en 1978, de ma logeuse lisant une lettre de son fils, marin sur un tanker grec. Il était absent depuis trois ans et naviguait alors sur les mers d'Australie et dans sa lettre, il y avait trois fois le mot nostos ! Voilà un phénomene vraiment propre à la langue grecque : des mots vieux de plus de trois mille ans continuent d'être utilisés aujourd'hui dans un contexte presque identique. II suffit qu'un Grec, marin ou non, se sente loin de chez lui pour que sur ses lèvres, en son coeur ou en sa mémoire, surgisse le mot nostos. Je me suis d'ailleurs souvent dit que, par sa consonnance et ses deux consonnes sifflantes, ce mot reproduisait ou imitait le murmure lancinant de la mer quand ses vagues viennent de mourir ou expirer sur le rivage ...

*


Quách Thoại Page

Về Quách Thoại 

Còn gì chăng?
Tôi bưng mặt khóc bên thềm cửa
Trời đất rưng rưng
Em không để cầm tay
Khi người thi sĩ ấy chết trơ trụi
Không một lời trối trăng từ biệt
Mắt khép không đợi vuốt
Nửa đêm
Còn gì chăng?
Tôi ngồi khóc bên bờ sông trôi mãi
Em bỏ đi
Những ngiười thân nhất đều hắt hủi
Giữa xứ sở đau thương tôi chịu đọa đầy
Khi người thi sĩ ấy đã gặp
Người tình ngàn đời là vô cùng
Trong hồn đất

Còn gì chăng?
Tôi bé nhỏ và tôi than thở
Em bỏ đi
Em cũng chẳng trở về
Những vì sao rụng bỗng đầy lệ nhân gian
Người thi sĩ bay vào miền đất lạ
Không nhớ mảy may biển gió cát muôn trùng
Ở đây tôi còn mở mắt
Dìu linh hồn lang thang 

Thanh Tâm Tuyền

Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy


Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Văn học miền Nam: Huỳnh Phan Anh

Miền Nam trước 1975 có những nhân vật đa dạng đến đáng kinh ngạc.
Trong số ấy có Huỳnh Phan Anh: viết văn, viết báo, dịch sách, phê bình, nghiên cứu...

(còn nữa)
Blog NL

*

@ Tiệm thịt chó, chân cầu Thị Nghè, 2001

Trang HPA

Gặp gỡ cuối năm

Nhà văn Guenter Grass, khi Đức quốc còn bị chia đôi - bởi vì tên ông luôn được nhắc tới, ròng rã trên hai thập kỷ - ông vẫn thường tự hỏi, tại sao không chia giải thưởng Nobel, cho hai nhà văn thuộc hai miền của một đất nước bị chia cắt, cho Christa Wolf, và tôi? Và, "hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc…", khi mấy ông Hàn Thụy điển đóng kín cửa phòng lo tranh cãi, bàn bạc, Guenter Grass bảo cô thư ký, họ lại ỳ ra thôi, và chúng ta sẽ có một mùa thu tuyệt vời!

Khi nghe tin được giải, ông nhắc lại đề nghị, nhưng mấy ông Hàn lắc đầu.

Và ông kết luận: may mắn thay, cả hai chúng tôi đều sống sót.

Grass cho rằng, cũng như ông, Wolf, bằng tác phẩm đã cố gắng ngăn chặn một sự "chia cắt vĩnh viễn" nước Đức. Tình bạn và sự kính mến giữa hai người, đã có từ nhiều năm. Nhân dịp sinh nhật thứ 70 của ông, Wolf đã viết thư chúc mừng, kể kỷ niệm, về cảm giác lúc nào cũng thấy ông hiện diện, nhưng không đâu bằng, ở Dantzig-Gdansk. "Bạn đã 70 tuổi rồi. Không có bạn, tôi không thể nào tưởng tượng ra được phong cảnh văn hóa Đức. Hãy cứ khỏe mạnh. Và hãy lấy cái ống vố ra khỏi miệng nhé!" 

Theo Grass, sau chiến tranh và suốt chiến tranh lạnh, nước Đức bị tuyệt đối chia cắt về kinh tế, ý thức hệ, quân sự, nhưng hai nền văn chương, không bao giờ bị đứt đoạn. Trong bài phỏng vấn trên tờ Magazine Littéraire, sau khi được Nobel, ông nhớ lại những chuyến vượt bức tường qua Đông Bá Linh gặp bạn văn, trong những căn hộ ấm cúng, khi ra về trời đã khuya, vui như Tết, hồn thoáng chút hơi men, và tội nghiệp cho mấy tay mật vụ suốt buổi ở bên ngoài trời lạnh! 

Người viết cứ luẩn quẩn với những điều Grass viết, nhân chuyến gặp gỡ ông bạn cũ Huỳnh Phan Anh, ở nơi xứ người. Bên chai rượu đỏ, tại sao chúng tôi không có quyền đi một đường cảm khái: may mắn thay, cả hai vẫn còn sống! 

Nhưng gặp ở đâu, chứ ở Paris thì còn ca cẩm gì nữa!
*

GCC mua số báo Cahiers du Cinéma, sống lại quãng đời mới quen HPA, con hẻm Trần Quí Cáp với ngôi trường Kiến Thiết, nơi BHD học tiểu học, rồi sau đó, vô Gia Long, khu Chợ Đũi với quán cà phê hủ tíu, nơi vẫn thường ngồi chờ BHD sau khi đưa em đi học - cũng ngôi trường Kiến Thiết - và sau gặp Gấu... nhưng còn là vì bài viết trên, nhất là câu mở ra nó, tính bệ về, chép tặng…  Sến và Bọ Lập, khi cả hai chửi giả tưởng, chẳng đáng xách dép cho hiện thực kít đái xứ Mít hiện tại: “Giữa lịch sử và giai thoại, tớ chọn giai thoại” [John Ford]. Gấu cũng “tâm đắc với cái ý này” – thuổng nhà thơ Mít VCC - khi cho rằng, sau này, chỉ giả tưởng mới nói lên được sự thực xứ Mít, không phải ba thứ hồi ký dởm "Đêm giữa ban ngày", hay "Bên Thắng Nhục", hay những trang viết của Bọ Lập mà xừ luỷ rất tự hào, cái gì gì [Cái gọi là hư cấu trong văn học hầu như đã quá lạc hậu, ai còn đánh đu với nó kẻ đó chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi. Nếu như bên truyền hình người ta đã chán những phóng sự cắt dựng theo lối hư cấu và bị hút hồn bởi truyền hình thực tế, thì với văn học tuồng như văn tả thực đang rất quyến rũ mọi người. Điều này giải thích vì sao mình không còn ngó ngàng gì đến truyện ngắn nữa, chỉ mải miết viết tạp văn. Ngay cuốn tiểu thuyết mình vừa viết xong xét cho cùng cũng là một tạp văn dài 350 trang mà thôi. NQL]

JOHN LE CARRE'S MEASURED FURY

Về từ Miền Lạnh
Bạt

[Cho lần xb 50 năm sau, tháng này, Tháng Tư, 2013)

Tôi viết Tên điệp viên về từ miền đất lạnh ở cái tuổi ba mươi của mình, dưới sức ép thật căng, không thể chia sẻ với ai, và cực kỳ cá nhân. Là 1 sĩ quan tình báo với cái vỏ bọc là 1 nhà ngoại giao trẻ ở Tòa Đại Sứ Anh ở Bonn, tôi là 1 bí mật, với những đồng nghiệp, và trong hầu hết thời gian, với chính tôi. Tôi đã viết vài cuốn tiểu thuyết trước đó, bắt buộc dưới 1 cái tên giả, và Sở của tôi gật đầu cho phép in. Và sau 1 hồi dài tra hỏi linh hồn (soul-searching), họ cũng gật đầu với The Spy.
Vào ngày này, [50 năm sau], tôi tự hỏi, nếu Sở lắc đầu, thì quyết định của tôi sẽ ra sao.
Như chuyện xẩy ra, họ có vẻ như kết luận, hẳn là có ngần ngại, rằng cuốn truyện thuần giả tưởng, từ đầu cho tới cuối, chẳng có gì cho thấy là rút ra từ kinh nghiệm cá nhân, và như thế, nó không phạm luật xé rào an ninh. Tuy nhiên, đây không phải là cách nhìn của giới báo chí thế giới, mà, với một tiếng nói, quyết định rằng, cuốn sách không hoàn toàn chân thật, nhưng mà là 1 thứ Thông Điệp Từ Phía Bên Kia có tính phát giác, mặc khải gì đó, một phán quyết như thế khiến tôi, đâu có phản ứng nào khác, ngoài chuyện ngồi im re, và theo dõi, lẽ dĩ nhiên cũng rất ư là lạnh cẳng, như thể cuốn sách leo mãi lên tít cao của danh sách những best-seller, rồi chết sững ở đó, trong lúc hết nhà phê bình này tới nhà phê bình khác gật gù, đúng thứ thiệt đấy!
Và cái lạnh cẳng của tôi, thì sau đó được thêm vào, với thời gian, cái giận dữ, cũng của tôi.
Một giận giữ bất lực.
Bởi là vì, kể từ ngày cuốn tiểu thuyết của tôi được xb, tôi nhận ra là, bây giờ cho đến mãi về sau, tôi bị chụp mũ, một tên điệp viên biến thành nhà văn, chứ không phải, một nhà văn, và, bởi vì là nhà văn, lại có tí lem nhem với thế giới bí mật, và thế là bèn viết về nó. Tôi là 1 tên bí mật ngay cả với chính tôi!
Nhưng những ký giả thời đó không phải như thế. Tôi là 1 tên điệp viên Ăng Lê, một kẻ bước ra khỏi thế giới bí ẩn của mình, và nói, nó thực sự như thế nào, và bất cứ cái gì tôi nói ngược lại, thì đều củng cố thêm lên, huyền thoại. Và, bởi vì tôi viết cho một công chúng ăn phải bả [hooked on] Bond và tuyệt vọng cố tìm thuốc rã độc [desperate for the antidote], huyền thoại càng dính cứng. Cùng lúc, tôi có được 1 thứ quan tâm mà nhà văn mơ tưởng. Vấn đề độc nhất của tôi là, tôi đếch khoái công chúng của riêng tôi. Tôi đếch khoái, ngay cả khi tôi phụ thuộc vào nó, đăng ký nó [subscribing to it].

Một sự thực tế nhị, A delicate truth, (1) là tên cuốn tiểu thuyết mới nhất của le Carré, và Bạt, là của tác giả, 50 năm sau, khi nhìn lại cuốn tiểu thuyết điệp viên đưa ông lên đài danh vọng, Tên điệp viên về từ miền đất lạnh, “The Spy Who Came in from the Cold”.

Tác giả giải thích: Cuốn tiểu thuyết của tôi không bảnh [the merit], vì nó chân thực [authentic] nhưng mà là vì nó đáng tin cậy, credible.

Mít chúng ta cần thứ sự thực này, khi viết về cuộc chiến vừa qua. Chúng ta đếch cần sự thực, vì “đéo” có. Chúng ta cần 1 “sự thực tế nhị”. Trên trang Tin Văn, có 1 sự thực tế nhị như thế, khi GCC viết về VC, bởi rõ là họ rất quí Gấu Cà Chớn, khi dám viết ra rằng cuộc chiến vừa qua là giấc mơ tuyệt vời của dân Mít: Chúa cho giống dân này ra đời, để thực hiện giấc mơ đó. Nhưng sau cùng, giấc mơ biến thành ác mộng!

Hà, hà!

Không chỉ "sự thực tế nhị", Mít chúng ta còn cần cả 1 cơn "cuồng nộ kiềm chế", a "measured fury"!

Le Carré: Notes on a voice
TYPICAL SENTENCE

It takes three (two short, one long) to show his measured fury. "'This is a war,' Leamas replied. 'It’s graphic and unpleasant because it is fought on a tiny scale at close range; fought with a wastage of innocent life sometimes, I admit. But it’s nothing, nothing at all besides other wars—the last or the next.'" ("The Spy Who Came in from the Cold")

Câu văn thần sầu

Phải ba (hai ngắn, một dài), để chỉ ra, cơn cuồng nộ cố dằn lại của ông. “Đây là một cuộc chiến,” Leamas trả lời. “Nó có tính đồ thị, minh họa, và làm khó chịu, bởi là vì xẩy ra trong 1 phạm vi hẹp, và ngay trong tầm tay; đôi khi làm phí những mạng người vô tội, tôi đồng ý. Nhưng bõ bèn gì, bên cạnh những cuộc chiến khác – cái vừa qua, hay cái sắp tới.” ("Tên điệp viên về từ miền lạnh”)
*
Với Gấu Cà Chớn, câu văn thần sầu của Gấu mà nhờ Le Carré mới viết được - vắt qua hai cuộc đời, một đã qua cùng cuộc chiến đã qua, và một sắp tới, cùng cuộc chiến hội nhập sắp tới - là câu văn mà, chỉ 1 khi Gấu được Cao Uỷ Tị Nạn cho xe tới rước, sau hai tháng tù vì tội nhập vô Thái Lan bất hợp pháp, tại nhà tù quốc tế Bangkok, và sau đó đưa vô Trại Phanat Nikhom - chỉ tới khi đó, mới viết được khúc đuôi của nó:
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể." (1)

Note: "Đáng kể", “kể”, kể ra, viết ra...


Benjamin: Kẻ tản bộ


Cali 2012 With H/A

Poet Power

Miłosz’s very first contribution to the Review was this short letter, humorously objecting to the addition of his name to a manifesto on “Poet Power” that had been drafted by Allen Ginsberg in 1968.

November 7, 1968
Czesław Miłosz.

In response to:
Poet Power from the August 22, 1968 issue                                                   

To the Editors:

I found my name under the “Poet Power” manifesto published in your issue of August 22. My belief is that poets should not add to the general confusion by using words in an irresponsible way. A joke should not be presented as a credo. Because of my European background I consider a search for salvation through racial myths, tribal structures, high natural herbs etc. dangerous nonsense. When the text was being written by Allen Ginsberg at Stony Brook, both myself and my friend Zbigniew Herbert treated the whole matter as an exercise in humor. We did not sign the thing.

Czeslaw Milosz

Berkeley, California
*

Đóng góp rất ư là đầu tiên của Milosz cho tờ NYRB, là, nhờ các anh 1 tí, hãy bỏ cái tên của tớ ra khỏi cái danh sách manifesto “Quyền lực của thi sĩ”…

TTT hình như cũng có cái đóng góp rất đầu tiên, tương tự, cho băng đảng Cờ Lăng, khi băng này để ông vào danh sách những người phân ưu nhà thơ “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc” - khi còn sống, ông gọi thứ thơ này là thơ kẹo mứt, thơ tán gái:

-Nè, bỏ tên ta ra ngay!

Cái mối tình tưởng tượng của Gấu, kéo dài hết quãng đời còn lại của Gấu, khi ra được hải ngoại, chấm dứt, khi Gấu qua Cali, được biết người tình tưởng tượng của Gấu cũng có mặt cùng lúc, và Gấu bèn đi 1 đường mail, xin gặp, đi 1 đường cà phê, vừa uống cà phê, vừa chiêm ngưỡng em, và em trả lời, đại khái, tôi có mặt trong bữa ra mắt sách báo cái con mẹ gì của băng Cờ Lăng. Anh muốn gặp tôi thì tới chỗ đó đó....

Ui chao, có bao giờ Gấu nhục nhã đi dự ba thứ cà chớn đó đâu, nhất là ở chỗ có ông số 2, đã từng ngồi nhâm nhi cà phê ở tòa soạn, ở Quận Cam, nhẹ nhàng phán, Sài Gòn có người chết đói đấy, ở ngay bên hông chợ Bến Thành, hay ông “fondateur” giải thưởng văn học Mai Thảo!

Ôi chao, cái lần gặp Hải Âu Buồn, quả là đúng được Ông Trời bồi thường!
Em cũng từ 1 thành phố lạ đến Quận Cam, Gấu thì từ Canada qua, gặp nhau…

Tks again, and please forgive

GNV 

Sau đây là cái mail, của 1 tên trong cái băng cà chớn đó, viết cho Gấu, phản ứng v/v Gấu khen thơ của em, những ngày đầu vừa mới ra hải ngoại: 

Anh Tru,

Toi nghi, tha anh dung viet gi ca ve “….” [tên riêng] con do... kho cho tac gia hon la viet theo kieu nay.
Cai goi la van chuong  của “….”, la mot loai Gia Huan Ca con o dang tho thien, tot nhat, cu de no nam yen o do, hon la viet ve no, nhat la viet mot cach... kie^.m lo+`i va co ve nhu khong phai la trong tam cua bai viet, thi “….” [tên riêng], thu nhat, se khong hieu gi het (toi hieu lam tam muc tu duy van hoc gioi han cua ba chi nay), thu hai, ba chi se rat khong vua long. Doc sach, theo loi nhin va hieu cua ba ay thi phai dai khai theo kieu trung hoc de nhat cap: gioi tieu tac pham, tac gia, tom tat cot truyen moi truyen, chua them vai loi binh, cuoi cung la ket luan: truyen nhan hau, day ap tinh nguoi, nguoi Viet Nam ly huong, xa roi coi nguon, bi tha hoa trong cac xa hoi phuong Tay, tac pham nhu mot cai neo, se gin giu va danh thuc trong moi chung ta ky cuong, tinh tu dan toc (sic)...

Thoi ong oi, tha cho doc gia gium toi. Nguyen Quoc Tru ma viet nhu the thi con gi la Nguyen Quoc Tru ?!!!

[còn 1 khúc chót, GCC delete. NQT] 

Cứ mỗi lần Sad Seagull bực Gấu, là 1 lần em nghỉ chơi thật lâu, sau 1 cái mail bằng tiếng của tụi mũi lõ. Gấu như đang thấy em bực mình, làm sao mà mi để ta dính vô cái vụ cà chớn như thế này

Hà, hà!

Nhưng quả cái lần đầu tiên gặp HA, tại quán phở Nguyễn Huệ, là do Ông Trời sửa sai, sau khi trao tặng "lầm" Gấu, món quà vào lúc chót đời, sau khi gật gù hài lòng, về 1 số mission impossible, mà Gấu hoàn tất!