*

Về Quách Thoại 

Còn gì chăng?
Tôi bưng mặt khóc bên thềm cửa
Trời đất rưng rưng
Em không để cầm tay
Khi người thi sĩ ấy chết trơ trụi
Không một lời trối trăng từ biệt
Mắt khép không đợi vuốt
Nửa đêm
Còn gì chăng?
Tôi ngồi khóc bên bờ sông trôi mãi
Em bỏ đi
Những ngiười thân nhất đều hắt hủi
Giữa xứ sở đau thương tôi chịu đọa đầy
Khi người thi sĩ ấy đã gặp
Người tình ngàn đời là vô cùng
Trong hồn đất

Còn gì chăng?
Tôi bé nhỏ và tôi than thở
Em bỏ đi
Em cũng chẳng trở về
Những vì sao rụng bỗng đầy lệ nhân gian
Người thi sĩ bay vào miền đất lạ
Không nhớ mảy may biển gió cát muôn trùng
Ở đây tôi còn mở mắt
Dìu linh hồn lang thang 

Thanh Tâm Tuyền

Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy
Quách Thoại Page

*

*

Bia mộ "QT" mũi lõ, Oscar Wilde!


*

"Tôi để thiên tài của tôi trong đời tôi"

*

*

Đường Trương Minh Giảng

Phía bên trái, lui lại 1 tí là Chợ TMG. Tới 1 tí, phiá bên phải, là hẻm nhà Joseph Huỳnh Văn, quá tí nữa, phiá bên trái, nhà Ngọc Dũng, Chợ Vườn Xoài, nhà ông anh rể của Gấu, Nguyễn Hoạt [Hiếu Chân], rồi tới Cổng Xe Lửa số 6, Nhà Thờ Ba Chuông…
Nhà Lý Hoàng Phong, tác giả Sau Cơn Mưa, anh ruột Quách Thoại cũng ở khu này
Trúc Sĩ có 1 truyện dài “Xóm Vẹc” (?), là viết về khu này.

Lần độc nhất, Gấu gặp LHP, là cái lần ông ở trong hẻm đi ra ngoài phố, chắc thế, kiếm sạp báo, kiếm bài viết của Gấu, cũng là bài điểm sách đầu tiên trong đời, về “Sau Cơn Mưa” của ông. Nhìn thấy Gấu, [ông chắc biết], ông giơ tay cầm tờ báo, vẫy vẫy, ra ý chào, đồng thời ra ý khoe, hay khen, và nói, nghe nhiều người nói về bài viết của anh, kiếm thấy nó rồi!
Ông là chủ tờ Văn Nghệ, còn là tờ báo vứt truyện ngắn đầu tay “Những Con Dã Tràng” của Gấu vô thùng rác.
Gấu không gửi cho báo Văn Nghệ, mà cho tờ Sáng Tạo, nhưng TTT đọc, tính đăng, thì báo ngỏm, ông bèn chuyển hết số bài vở còn lại, cho Văn Nghệ, chắc thế.
Gấu thấy tên của Gấu, ký là Sơ Dạ Hương, ở Hộp Thư Tòa Soạn, thì đoán vậy.
 

Bài điểm sách của Gấu, là trên tờ nhật báo Dân Chủ của Vũ Ngọc Các. TTT kêu Gấu viết phụ trang Văn Học. Đây cũng là nơi - nếu tin theo hồi ức của Mai Thảo, trong “Chân Dung 15 nhà văn” (?) – Mai Thảo lần đầu tiên gặp Thanh Tâm Tuyền, bạn quí sau này của ông, và lầm với 1 tay thợ sắp chữ, và tay này còn láo lếu dám hỏi xin ông một điếu thuốc lá!

Cũng trong Chân Dung, Người kể chuyện, đã lôi Rượu Chưa Đủ, truyện ngắn thần sầu mở ra cõi văn Dương Nghiễm Mậu, từ 1 thùng rác, 1 tòa soạn, một tờ báo, không nhớ báo nào, vì hình như ông cũng không nói ra, và Gấu đã lầm với tờ Văn, nhưng 1 vị bạn văn, cho biết, khi đó, chưa có tờ Văn.

Phải viết rõ như thế, để giải thích cái vụ ra sạp báo đầu ngõ.

Ba cái hình cũ về Sài Gòn, trên TV, với riêng Gấu, là cả 1 trời kỷ niệm, đẹp thần sầu, nhưng cũng đầy bi thương, tan nát!

Rạp Đa Kao, khi đó, là nơi Gấu hay chở 1 em tới coi ciné.
Hồi đó, ở Phú Nhuận, sống nhờ Bà Trẻ, gia đình sống bằng cái sạp bán đồ mã não của Bà Trẻ ở Chợ Phú Nhuận.  Không còn ở hẻm Xóm Đội Có nữa, mà dời qua hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, đằng sau Hội Đồng Xã Phú Nhuận. Em ở xóm Đội Có cũ, người quen xưa, thì cứ cải luơng như vậy cho nó tiện, vì em rất mê đọc truyện trên mấy tờ nhựt báo… Đâu có dám đưa em đi rạp gần nhà, khu Phú Nhuận, mà phải tới Rạp Đa Kao!

Bữa nào Gấu kể tiếp, sợ Gấu Cái bực!

Thoại's Summer

"Hair, dit-il". [Hãy thù ghét, hắn ta nói]

Linda Lê hiện giữ mục "Trở về mái nhà xưa" [Trở về với những tác giả cổ điển, "retour aux classiques"] cho tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire. Số Tháng Chín [?], là bài viết về William Hazlitt: Thuốc độc và ngòi viết.

Bà viết: Hiếm nhà văn, rành cái việc, thù ghét, cho ra hồn.
Anh hãy vì em làm thơ tình ái, thì nhiều lắm, nhưng hãy nói cho em biết, cái thú thù ghét, nó ra làm sao, cái đó coi bộ khó!

Le Plaisir de hair, Thú thù ghét, là tên một tác phẩm của nhà văn người Anh Hazlitt (1778-1830), mới [lại?] được dịch ra tiếng Tây. Người dịch Patrice Oliete Loscos, nhà xb Alllia, 48 trang, 6,10 Euro. 

Khi ta chết, hãy nhớ chôn theo cùng với ta một tên phê bình! Nguyễn Tuân đã từng dặn với lại.
Đâu phải ai cũng di chúc một câu hiển hách như vậy!
Nhưng bi giờ, có lẽ một ông phê bình chưa chắc đã dễ ghét, so với ông biên tập! 

Linda Lê viết, cái ông nhà văn Anh cổ này không có thói quen ăn mày tình yêu của đồng loại, rất trọng nguyên tắc, không thèm ve vuốt độc giả của mình, và luôn sẵn sàng bảo vệ, và ngợi ca, lòng thù hằn: "Trong tinh thần con người, có cái nhân chi sơ, tính rất dễ để lòng thù hằn rủ rê, quyến rũ, une aspiration  vers lui, và từ đó, là cái thú khốn kiếp, bệnh hoạn, nhưng cũng rất ư là sung sướng: làm một kẻ độc ác, tàn nhẫn, être méchant, hãy độc ác. Đây là một cái nguồn sảng khoái không bao giờ cạn. Lòng tốt trinh nguyên chẳng mấy chốc trở nên đục ngầu, thiếu nét sáng tạo, và thiếu lửa. Sự đau khổ là một nỗi chua cay dịu dàng, nhưng người ta chẳng bao giờ "lại được đau khổ như những ngày đó đó". Tình yêu, với một tí ti "ẩn dụ", hãy cứ để cho nó đến, rồi đi, chẳng mấy chốc trở thành chán chường. Chỉ có lòng thù hằn là bất tử!" (1) 

Ui chao thảo nào bạn quí của Gấu thù Gấu khủng khiếp như thế!
Mi đi muộn quá. Hết mẹ nó mùa vượt biển từ đời thuở nào rồi!
Tại sao mi không đi theo…. Cô Ba? Tụi tao đứa nào cũng thủ sẵn một bài ai điếu thật là mùi cho mày rồi! 

Tưởng đứng đắn, đàng hoàng, ai ngờ cũng thèm…. phở!
*

Ông nói, " Đạo đức là cấu trúc. Tôi chỉ có một sự tò mò lớn lao là hiểu biết những con người, một ao ước lớn lao là khai phá". Ông tính đem đến cho cái từ "đạo đức" này một ý nghĩa chi?
Naipaul: Một nhà văn mất mẹ nó ý thức đạo đức ở trong tác phẩm chẳng là gì dưới mắt tôi, tôi chẳng thèm quan tâm tới thứ nhà văn này. Evelyn Waugh? Tay này có một tham vọng đạo đức? Làm gì có. Nếu có, thì đó là cơ hội. Proust? Bạn đặt trọng tâm đạo đức tác phẩm của ông ta vào chỗ nào? Một thứ kịch xã hội?
Ông thực quá khắt khe với Proust.
Bà vợ, Nadira Naipaul, [tố thêm]: Còn Gabriel Garcia Marquez? Một thằng cha bất lương, bạn của lũ bạo chúa. Salman Rushdie hả? Một gã thủ dâm trí thức.
Vào năm 1967, trong cuốn Lần Viếng Thăm Thứ Nhì, một thứ phóng sự về Ấn Độ, ông đã từng nói: "Tất cả những tự thuật Ấn Độ đều được viết bởi, vẫn chỉ có một người: dở dang". Phải chăng, đây là định nghĩa Willie? [nhân vật chính trong Nửa Đời Nửa Đoạn, La Moitié d'une vie, tác phẩm của Naipaul].
Vâng, đúng như vậy. Cám ơn đã để ý tới điều này.

[Tạp Chí Văn Học Pháp, số Tháng Chín 2005. Naipaul trả lời phỏng vấn] (2)

Cái định nghĩa của Naipaul, có thể áp dụng cho xứ Mít.
Hạn hẹp hơn, cho thi sĩ Mít, theo nghĩa, họ thiếu 1 nửa, 1 cái gì đó.

Thiếu Thầy.

Nửa đời nửa đoạn: Cái xứ mình nó thế!

Đọc, dịch, thơ văn nước ngoài, và đưa mắt nhìn họ, nhất là đám thi sĩ, Gấu thật ngỡ ngàng: Họ thật rành nhau, thật quí nhau. Đọc Adam Zagajewski viết về Milosz, về Brodsky, hay đọc Milosz viết về Brodsky, về Pasternak, ui chao thật là sướng điên lên được.

Cái đó, Mít quá thiếu. Không chỉ thiếu Thầy, mà còn thiếu cả bạn.
Những dòng viết về bạn của Mít, không thù tạc, thì [ngấm ngầm] thù ghét, dè bỉu, thằng đó mà viết cái gì, thí dụ.
MT, thấy bạn mình đi tù VC là coi như chết rồi, đi 1 đường thật khốn nạn về người bạn thân nhất của mình. VP, lấy tiền Mẽo, viết về văn học Mít trước 1975, tại Miền Nam, bèn chơi xả láng đám ST, cho bõ lúc còn ở ngoài Trung, tụi mày làm Trời ở Sài Gòn!

"I permitted myself everything except complaints"
“Tôi cho phép tôi tất cả, trừ phàn nàn”
Brodsky phán

Cả 1 dòng văn học "chiến tranh" của Miền Nam sặc 1 mùi than van, thương thân trách phận, nhược tiểu da vàng, con cờ của ngoại bang…. Chỉ đến khi vô tù, hay ra được hải ngoại, thì mới có tí tự hào về mình, nhưng cũng chỉ ngưng ở đó. Bài học tù VC kể như tiêu!
*

Cũng không có gì đáng tiếc. Với nhà văn, có khi gặp trên trang sách là đã đủ. Kinh nghiệm cho tôi thấy việc gặp gỡ ngoài đời ít khi thực sự có ích cho việc đọc văn của nhau. Những nhà văn ngoài đời lớn và đẹp hơn tác phẩm của chính họ thường, phần lớn, là các nhà văn loại xoàng. Những nhà văn lớn, thực sự lớn, thì thường lớn trong tác phẩm hơn là trong cuộc sống, do đó, những cái chúng ta thấy ngoài đời thường nhàn nhạt, có khi, thậm chí, nhạt thếch, so với những gì chúng ta đọc trên trang giấy. Dĩ nhiên, tôi không hoàn toàn phủ nhận tác dụng của các cuộc tiếp xúc. Chúng có thể làm nảy nở tình bạn hoặc gợi ra một số khía cạnh nào đó khi đọc. Nhưng chúng cũng đầy bất trắc. (1)

Nếu đúng như thế, thì Gấu sợ rằng ngoài đời Thầy Kuốc không được đẹp trai cho lắm, vì tác phẩm của Thầy đâu thuộc hạng xoàng!
Thảo nào NXT đếch thèm bắt tay Gấu: Gặp làm gì thằng chó chết đó!
Đầy bất trắc!
 

Hà, hà!

Bài viết của Thầy thì cũng thuộc dạng “ai điếu”, nhân cái chết của 1 vì đàn anh về tuổi đời, bèn vin/vịn vào, để đi 1 đường tự đề cao mình.
[Thầy mới đi thêm 1 đường "vịn xác chết" nữa, ở đây]

Văn chương Thế Uyên ra sao thì cũng đã nhiều người nói rồi. Ông thuộc thứ mà Barthes gọi là người dùng văn, “écrivant”, sử dụng chữ viết cho những mục đích ở bên ngoài sáng tạo, “Nghĩ trong một xã hội tan rã”, thí dụ, không quá chú trọng tới câu chữ, khác thứ mà Barthes gọi là “écrivain”.
Văn Thế Uyên, qua thời của ông, là trở nên lỗi thời.

Không chỉ ông, mà rất nhiều tác giả Miền Nam cùng thời với ông, bây giờ, không làm sao đọc được nữa.
Ngay cả TTT, như 1 đấng bạn văn, rất thân với Gấu, đã có thời rất mê TTT, bây giờ phán, đọc lại, không thấy “phê” như hồi mới lớn đọc ông!

[Trong bài viết dưới đây, hai tác giả nổi cộm, một Booker, một Nobel, giải thích tại làm sao mà họ vưỡn mê Flaubert, qua Madame Bovary.
    Barnes: Tui quên không nhắc vị điều khiển chương trình, our moderator, là Mario đã mê Emma Bovary 40 hoặc 50 năm rồi.
    Llosa: Đúng như thế, Tuyệt đối đúng như thế.
TV sẽ đi bài này, tuyệt lắm. Một kinh nghiệm về đọc văn, viết văn, và mê gặp nhà văn!]

Thích.
Dù phải nói thật là không thích lắm!
(1)

Vẫn cái giọng khen 1 cú, thoi cho 1 cú: Người ta nói Võ Phiến chẻ sợi tóc làm tư, nhưng tôi thấy, lâu lâu, ông quên…  chẻ!
Mai Thảo ư? Hồi đầu gặp ông, nghe ông phán về thơ, đọc thơ, hãi quá, sau hóa ra Người chỉ rành thơ tiền chiến!
*

Gặp làm chó gì thằng chó đó!

Brodsky có kinh nghiệm này rồi: Do cứ phải nhìn cái bản mặt của Lenin ở bất cứ mọi nơi, mà ông có được cái sự chán chường, ghẻ lạnh chế độ Liên Xô:

A writer's biography is in his twists of language. I remember, for instance, that when I was about ten or eleven it occurred to me that Marx's dictum that "existence conditions consciousness" was true only for as long as it takes consciousness to acquire the art of estrangement; thereafter, consciousness.
....

All that had very little to do with Lenin, whom, I suppose, I began to despise even when I was in the first grade-not so much because of his political philosophy or practice, about which at the age of seven I knew very little, but because of his omnipresent images which plagued almost every textbook, every class wall, postage stamps, money, and what not, depicting the man at various ages and stages of his life. There was baby Lenin, looking like a cherub in his blond curls. Then Lenin in his twenties and thirties, bald and uptight, with that meaningless expression on his face which could be mistaken for anything, preferably a sense of purpose. This face in some way haunts every Russian and suggests some sort of standard for human appearance because it is utterly lacking in character.

Brodsky: Less than one

Ui chao Gấu cũng rơi đúng vô trường hợp…  Lê-nin!
Đám đệ tử Thầy Kuốc có lần mail chửi, tại làm sao mà mi lôi đầy hình ảnh mi, gia đình, bạn bè lên trang… Tin Văn?

Đừng nghĩ là Gấu phịa!

Ai không biết, nhưng riêng với Thầy Kuốc, vì Thầy hay khoe súng của Thầy, nên có 1 vị, chỉ mong được gặp, coi có đúng như ‘văn kỳ thanh nhất kiến kỳ hình’! [Nghe tiếng lâu rồi, đọc văn lâu rồi, bi giờ mới được gặp mặt].

Vị này, chắc cũng nhiều người biết, nhất là độc giả talawas.

“Văn kỳ thanh…” Ui chao lại nhớ BVCC: Lần đầu gặp tác giả “Cơ Hội Của Chúa” ở Hà Nội, anh mượn câu nói cổ xưa đó, để welcome Gấu.
Nhưng anh nói thêm, phê bình thì “em” thua, viết văn, viết tiểu thuyết, thí dụ, thì nhường đàn em 1 tí nhé!

*

Chú thích hình: Từ trái qua phải: Nguyễn Thanh Sơn, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, buổi tối tại quán cà phê Rendez-vous (Điểm Hẹn) bên Bờ Hồ Hà Nội (tháng Sáu 2001).

*

@ Bảo Ninh, 6/2001

Quách Thoại by LHP


Bài thổi NXT của Đặng Tiến thật tuyệt (1), nhưng cũng thật hỏng, là vì ông này cũng bị vết thương di tản như PD: Người bỏ chạy cuộc chiến, nhờ ưu đãi của VNCH, và trong thâm tâm, thì lại rất mê VC, thành ra tìm đủ mọi cách đưa thơ của NXT vào cái dòng suy tư đó.

Khốn nạn nhất, là so sánh thơ NXT với của Nguyễn Chí Thiện:
“Anh không thuộc loại người làm thơ để ném vào sứ quán.”

Nếu nói về vinh danh, thứ hàng xịn, chỉ sau khi chết mới được hưởng, như của Walter Benjamin, thí dụ, (2), thì NXT, và ngay cả TTT, làm sao so được với NCT?

Nguyễn Chí Thiện

Trong tôi còn lại chi? Gia đình, bạn bè. Những bài thơ, chắc chắn rồi, đã được đọc, được ghi thầm. Đúng một lúc nào đó, ký ức nhanh chóng bật dậy, đọc, cho mình tôi, những bài thơ. Luôn luôn, ở đó, bạn sẽ gặp những tia sáng lạ. Thời gian của điêu tàn làm mạnh thơ ca… cõi thơ êm đềm ngự trị bên trên sự bình thản của vũ trụ."

Sự tương phản càng nổi bật, khi so sánh những dòng thơ của một "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện – mộc mạc, chơn chất - với những dòng thơ của một sĩ quan cải tạo như Nguyễn Xuân Thiệp trong "Tôi Cùng Gió Mùa". Như "hắn" và ông Thanh Vân, ‘mỗi người một mặt bằng khác nhau’, số phận của Nguyễn Chí Thiện nghiệt ngã hơn nhiều: ông từ chối những chói lòa của thơ văn cách mạng, từ chối làm cai tù, chấp nhận làm ngục sĩ liên miên. Ông đâu biết trút nỗi đau của ông vào đâu, nên đành cứ nhè ông Hồ mà "vạc", nhè chế độ mà "chửi", rồi quăng vào tòa đại sứ, hy vọng những lời chửi của ông vọng tới thế giới bên ngoài. "Tã trắng thắng cờ hồng", một ẩn dụ thơ như thế là từ đời sống mà ra. Hy vọng "tã trắng thắng cờ hồng" của ông, là trông vào một Miền Nam ông chưa từng biết tới. Hãy nhớ lại nỗi đau của ông, khi nghe tin Miền Nam thất trận.

Còn những dòng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát của Nguyễn Xuân Thiệp, là do đằng sau ông có cả một đồng đội, cả một chân lý, lẽ phải, chính nghĩa mà chỉ khi vào tù ông mới có được. (Hãy nhớ lại giấc mơ của "nhân loại", khi Cộng Sản Miền Bắc còn che giấu được mục đích chiếm đoạt Miền Nam, bằng cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, thống nhất hai miền: Mơ sáng ngủ dậy, thấy biến thành người Việt!)

Văn nào, thơ nào? Ngay cả những dòng thơ của Paul Celan mà còn bị lạm dụng. Nhưng đây không phải lỗi của ông, như nhà thơ Auden đã từng nói: "Không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm, thơ của mình bị người đời sử dụng như là một trò phù thuỷ." Bài thơ "Điệu Tango của Thần Chết" của Celan, sau chiến tranh, đã đem đến cho người Đức một niềm khuây khỏa lớn lao, kỳ diệu, chẳng thua gì câu chuyện "khôi hài đen", một nghệ thuật lớn vốn thịnh hành cùng lúc đó: "Người Đức sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho người Do Thái về Auschwitz!". Chính vì thế, mà Adorno cảnh cáo tiếp: Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi đau lớn, khi được đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành điệu, thì vẫn làm cho hiện tượng kia có thêm sự huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of acceptability – (Phỏng vấn G. Steiner). Đây cũng là lý do tại sao những vần thơ mộc mạc của Nguyễn Chí Thiện vẫn chuyển tải được Cơn Kinh Hoàng của thế kỷ: nó vẫn còn đúng với thực tại Việt Nam:

Còn Đảng là còn Khổ,
 Hết Đảng là có Phở!

NQT đọc CKN2000 (1)

(2)
Walter Benjamin

Giả dụ đường đời bằng phẳng: chuyện đời sẽ khác hẳn, nếu những kẻ chiến thắng trong cái chết, là những kẻ thành công trong cuộc đời (How different everything would have been "if they had been victorious in life who have won victory in death"). Danh vọng muộn, một điều chi rất ư kỳ cục, cho nên không thể trách cứ, rằng không có mắt xanh (người đời mù hết), hay là chuyện chiếu trên chiếu dưới, xôi thịt, tham nhũng... trong "đám" nhà văn, "ô nhiễm" trong "môi trường văn chương".
Bất tri tam bách: không thể coi, đây là phần thưởng cay đắng cho một kẻ đi trước thời của mình, như thể lịch sử là một chạy đua, người chạy nhanh nhất đã mất hút trước khi người đời kịp nhìn...
Ngược lại: Trước khi có danh vọng muộn, đã có tri âm, dù ít oi, giữa những kẻ ngang hàng. Khi Kafka mất vào năm 1924, sách của ông bán chừng vài trăm cuốn, nhưng với bạn văn và một ít độc giả, qua mớ tản mạn này (chưa có một cuốn tiểu thuyết nào của Kafka được xuất bản): không nghi ngờ chi, đây là một trong những bậc thầy của văn xuôi hiện đại. Walter Benjamin cũng được vinh dự này. Bertolt Brecht, khi được tin ông mất, đã tuyên bố: đây là tổn thất thực, thứ nhất, mà Lò Thiêu đã gây ra cho văn chương Đức.

Hannah Arendt

They exiled me to the heart of the jungle
Wishing to fertilise the manioc with my remains.
I turned into an expert hunter
And came out full of snake wisdom and rhino fierceness. 

They sank me into the ocean
Wishing me to remain in the depths.
I became a deep sea diver
And came up covered with scintillating pearls. 

Chúng đầy tôi tới đáy rừng
Hẳn là chúng chắc mẩm cái thân tàn của tôi sẽ trở thành phân bón sắn
Tôi biến mình thành 1 tên thợ săn siêu phàm
Có được sự khôn ngoan của loài rắn, và sức mãnh liệt của loài tê giác 

Chúng dìm tôi xuống đáy biển sâu
Và cứ mãi dưới đó.
Tôi biến thành một anh thợ lặn
Và khi trồi lên mặt biển, thì là với một mớ ngọc trai lấp lánh. 

NXT làm sao mà làm được thứ thơ này. Đó là sự thực. Trong chiến tranh, ông không thực sự lâm chiến. Chỉ đến khi vô tù VC, thì ông mới có dịp gần gụi cuộc đời bụi bặm tù đầy. Nhờ vậy mà có những dòng thơ thực.
Trước đó, ở Miền Nam, và sau đó, ở Mẽo, ông trở lại với thứ thơ của ông, có từ khi còn trẻ:

“Mấy dặm cát vàng duyên nối tiếp
Đôi bờ sông rộng mặc ai đưa
Tôi đâu dám bảo Trường giang hẹp
Chỉ hẹn muôn năm với bến bờ 

Đêm ấy người đi sương xuống lạnh
Trăng mùa tiễn biệt sáng mông lung 

Ai tiễn ta qua vài bến nước
Với hai sào gió bốn sào trăng 

Ai tiễn ta rơi vài giọt lệ
Lệ chảy đầy trong đôi mắt trong
Quấn bàn tay lạnh trong tà áo
Từ nay xa cách mấy con sông” (1)

Nhưng, cùng với thời gian, và tuổi già, và xa xứ, ở hải ngoại, chúng tệ đi nhiều.
Nên nhớ, trước khi có những dòng thơ tù, không ai biết những dòng thơ của NXT, như trên, đẹp như mơ. Chỉ đến khi có những dòng thơ tù, và phải 1 con mắt phê bình bậc Thầy, và phải có cái tấm lòng “nhị nguyên”, “là Ngụy nhưng đếch phải là Ngụy” như Đặng Tiến, thì mới đọc ra.



Thoại's Summer

Bài thổi NXT của Đặng Tiến thật tuyệt (1), nhưng cũng thật hỏng, là vì ông này cũng bị vết thương di tản như PD: Người bỏ chạy cuộc chiến, nhờ ưu đãi của VNCH, và trong thâm tâm, thì lại rất mê VC, thành ra tìm đủ mọi cách đưa thơ của NXT vào cái dòng suy tư đó.

Khốn nạn nhất, là so sánh thơ NXT với của Nguyễn Chí Thiện:
“Anh không thuộc loại người làm thơ để ném vào sứ quán.”

Nhìn 1 cách nào đó, thơ của NCT đúng là thứ thơ làm ở hậu môn của thế giới, theo ý của Milosz.
Nhà thơ Solzhenitsyn của xứ Mít cũng có 1 bài thơ nói lên đúng cái ý của Milosz, viết về cái cảnh, ở trong tù VC, đúng ngày sinh nhật rởm của HCM, cả miền Bắc tưng bừng làm thơ nhớ Bác, thì ông bèn đi ỉa, và kệ cha Bác.

Nhưng, đẩy quá lên 1 chút nữa, thì chính những dòng thơ thanh thoát của NXT, những bài hay nhất được ĐT xưng tụng, là cũng được làm ở nhà tù VC, và với riêng Gấu, ông chỉ có được những bài đó, nó nằm kế bên những dòng của TTT, Thơ ở Đâu Xa, của Tô Thùy Yên, Ta Về.

Để giải đáp vấn nạn này, ngoài "Anus Mundi" của Milosz, còn câu phán của Cioran, trong bài viết về Paul Celan:

Là đặc quyền, hay là trù ẻo, khi bị bất hạnh lọc ra?
It is a privilege or a curse to be marked by misfortune?

Is it a privilege or a curse to be marked by misfortune? Both at once. This double face defines tragedy. So Celan was a figure, a tragic being. And for that he is for us somewhat more than a poet . (2)

*

Thơ Paul Celan thật khó đọc, và khó dịch. Gấu mua cuốn trên, phần lớn là do những bài viết về ông, và có ý định nhẩn nha dịch.

Bài "Với Paul Celan", " For Paul Celan", của Andrea Zanzoto, đặt ra vấn nạn Celan quá vấn nạn Lò Thiêu:
Với bất cứ ai, và đặc biệt với một người làm thơ, tiếp cận thơ Celan, ngay cả trong bản dịch, tản mạn, từng khúc, từng đoạn, thì đúng là 1 kinh nghiệm tả tơi, shattering experience. Ông bày ra, represents, một sự thực hiện, the realization, của một điều gì có vẻ vô phương, bất khả, that seemed impossble:
Không chỉ là không thể làm thơ sau Auschwitz, mà còn là, viết "ở bên trong", "within" những tro than đó, để tới 1 thứ thơ ca khác....

Đây cũng là 1 bài viết thật tuyệt vời về thơ sau Lò Thiêu, Lò Cải Tạo. TV nhẩn nha sẽ chơi hết, vì là những bài ngắn, nhưng quá cô đọng, của toàn những bậc thầy.
Bởi là vì chỉ có cách đó, mới mở ra được 1 con đường cho thơ Mít: Bắt buộc nhà thơ Mít, làm thơ khác đi, cùng lúc giới thiệu những dòng thơ thế giới, cho độc giả Mít, có cái để mà đọc, thay vì đọc toàn thứ nhai đi nhai lại đến “rách cả bã”, là thứ tản mạn bên ly cà phê, hay, “nay trong thánh nữ có đời tôi”, thí dụ!
Hà, hà!

*

TTT làm được thơ trong Trại Tù VC, trở lại được với thơ, đúng hơn, nhưng khi về đời, ra hải ngoại, hết làm được thơ nữa, và ông tự hỏi chính mình:  [Làm sao] viết như thể không có gì xẩy ra?

Làm sao đến được 1 thứ thơ ca khác?

Đó là điều trang TV đang làm: Đến được thứ thơ ca khác, khác hẳn thơ Mít.

Lại tự thổi!
Không phải, đây là điều mà độc giả TV mong muốn, đòi hỏi:

Kính gửi đến ông vài lời, sau khi làm độc giả thường nhật của tanvien.net hơn một năm nay. Bởi quá thích, mục "Thơ mỗi ngày", nên hôm nay mới đánh bạo viết mấy dòng gửi ông, để cám ơn những gì mà một mình ông làm, kiến tạo và duy trì hào hứng trang web này trong suốt thời gian qua. Kính chúc ông viết hăng mỗi ngày, và qua việc viết, sẽ đem đến cho đời ông, và độc giả những chất liệu và phương thức sống, đọc & viết tươi mới mãi. (3)

Tks again.
Many Tks
NQT

Tôi cùng gió mùa

Lần xb Lần Cuối Sài Gòn, Gấu qua Cali, lần đầu, hẹn gặp ông chủ Văn Mới, tại Cà Phê Factory, và khi ông từ LA xuống, Gấu ký tặng sách tất cả bằng hữu giang hồ có mặt, đa số Gấu đâu có quen. Bà xã NMG nói, anh in sách còn là để bán nữa chứ, tặng thế, còn đâu người mua. NMG bèn đi 1 đường ra mắt sách tại tòa soạn, mục đích để cho vợ chồng Gấu có tí tiền còm, khi về lại Toronto, phụ tiền mua giấy máy bay!

Sau đó, lại tìm đủ mọi cách gửi cho bằng hữu không quen trên chốn giang hồ, như nhà thơ TQ, ở Úc, NXT ở Texas.
Lúc đó, Gấu còn ôm ấp giấc mộng lớn, được làm bạn với tất cả bạn văn Mít hải ngoại, để cùng xúm lại vá cái bản đồ Mít 1/1 rách bươm như bướm!
Hà, hà!
*

*

Anh Tru than,
Vua nhan duoc sach. Cam on anh nhieu. Doc truyen "Lan cuoi, Saigon" thay ngam ngui. Anh hoi nho Hong Lam va anh Nhan khong, nho lam,  anh Nhan da bi ban chet sau 2 thang GIAI PHONG.
Du Tu Le cung hoi nhu vay.

September 12 nay Du Tu Le sang toi de cung ra mat sach mot lan.

Anh nho NGUYEN TUONG GIANG (Tap San Van Chuong ) khong ? Da gap lai chua ? Luc truoc o Boston bay gio don xuong Virginia cho gan DINH CUONG.

Chu tieng viet anh dung bo chu nao ? De lan toi danh chu tieng viet co bo dau cho de doc.
Cho toi dia chi cua anh de gui sach va CD cua toi.

Than NTK

*

Thường Quán & Phạm Phú Minh

Anh NQT quí mến, 

Vừa nhận được Lần Cuối Sài Gòn trưa nay. Đọc trên chuyến xe lửa từ nhà trở lại sở. Đọc thích thú. Đọc chia sẻ. Và đọc, không biết tại sao, lại rất buồn, có lẽ những thành phố anh đang gợi lại đã vĩnh viễn ngoài chúng ta, có phải thế?
Hà Nội là một chiếc bóng đằng sau Sài Gòn. Sài Gòn là một chiếc bóng đằng sau hiện tại. Chữ gợi lại chập chùng những bóng. Những người đã từng có mặt. Những chỗ ngồi. Những góc đường. Những tàng cây.
Mới cách đây vài hôm, đọc lại Rilke, toàn bộ thư của Rilke và tập Duino Elegies, vẫn còn bần thần, vì nhận ra, quả là đúng, chúng ta vừa nhìn cái gì, là lập tức cái ấy đã là nội tại, là mất đi. Mọi thứ đều đã là Lần Cuối. Chúng ta tới đây, như để có mặt, một lần, nhìn, [hai chữ không rõ nghĩa], rồi qua đi.
Đọc mới xong phần đầu của bút ký, và thơ, đã đầy cả Sài Gòn của một thời kỳ kỳ lạ, tan hoang, lãng mạn, đổ vỡ, và bi tráng của nó.
Cám ơn anh đã gửi sách. Đã cho một buổi trưa [chấn động như nhìn xuống con nước Thị Nghè, trưa có mây - hay là “trưa cỏ may”?- chiều nhiệt đới, mù trắng xa xa Thủ Đức].
Vài hàng viết gấp kẻo anh trông, sợ sách có thể đi lạc.
Sẽ đọc tiếp Lần Cuối tối nay. Anh vẫn viết mạnh. Mong anh mãi được vậy.
[1998]
TQ

Tôi Cùng Gió Mùa, in dưới bảng hiệu nhà xb Văn Học. Khi đó Gấu làm công cho NMG, ông bèn thẩy cho một cuốn.
Thành thử chẳng có lời đề tặng.
Nhưng cái duyên văn nghệ nó lại mắc mớ đến tờ VHNT của PCL, mà trụ sở của nó ở Texas.
Lần bà chủ báo lấy chồng, có mời vợ chồng Gấu.
Bèn quyết định đi dự, nhân tiện gặp NXT luôn. Khi đó anh làm một tờ báo văn học [Phố Văn?] và Gấu có gửi bài đăng.
Nhưng chuyến đi phải huỷ, vào phút chót, vì cái dịch cúm gà cúm vịt gì đó, phát tác tại thành phố Gấu đang ở.
Đi, chẳng lẽ mang virus theo, gieo họa cho bè bạn ?
Giả như trong đám cưới, có người biết, trong số khách mời có người đến từ "thành phố bị vây hãm", làm sao họ dám tới dự?
*
Vì vậy, gọi là bạn, cũng hơi cường điệu.
Nhưng thực sự, Gấu tin, NXT coi Gấu là bạn.
Ấy là vì một cái thư anh gửi, cám ơn, khi nhận được cuốn sách Gấu gửi tặng. Lời lẽ trong thư khiến Gấu tin như vậy.
*
Bạn văn. Dựa hơi bạn bè.
Sao nghe cứ ra dựa lưng nỗi chết?

Tình trạng của Gấu mới thảm. Hồi mới lớn, mê văn chương, chưa ghê bằng mê bạn. Hoặc hai cái mê đó là một.
Thế rồi, gặp thảm họa, rớt xuống bùn đen. Mấy ông bạn quí mừng quá!
*
Cái cay đắng của mấy đấng bạn thân, bạn quí, bạn hiếm của Gấu, về già Gấu hiểu ra được, nhân một ông cũng tốt nghiệp cử nhân triết, Đại học Văn Khoa Sài Gòn, phán, Gấu không phải thuộc lớp khoa bảng [như ông ta?].
Đó là do họ đều học triết, và đều nghĩ, chỉ có họ mới có quyền nói về triết, về hiện sinh, về phận người, về Camus, về Sartre...
Mấy ông Mít học trường Tây, thì lại nghĩ khác: Mày có biết tiếng Tây không đấy, mà đòi đọc?
*
Ông anh nhà thơ của Gấu chẳng đã từng thực sự ngạc nhiên, khi nghe Gấu nói, mê cuốn Buồn Nôn của Sartre, và đã từng bật cười khi nghe thằng em hét: Sẽ viết về thơ của ông anh.
-Ừ thì viết đi!
Nhưng với ông, là vấn đề 'ngộ' hay không 'ngộ', một tư tưởng triết học. Một cõi thơ.
Hiểu, với ông, có nghĩa là đốn ngộ, là... mặc khải!
*
Thành thử, về già, gật gù nói, thằng đó bạn tao, nó khác rất nhiều, so với khi còn trẻ.
*
Note: Thổi đến như thế, dù chưa từng gặp. Thế mà gặp, đếch thèm bắt tay.
Đau dế thực!
NQT

Đau, chưa bằng ông anh.
Làm thơ tặng bạn. Chết rồi, bị em tung hê thư riêng lên net, rồi lại bị chính ông bạn của mình “xì” 1 phát, tưởng đàng hoàng, đâu ngờ cũng bồ nhí, bồ nhiếc!

Trang Thơ Mỗi Ngày, sở dĩ có, là cũng từ giấc mơ lớn - được làm bạn với tất cả các bạn văn Mít – không thành, mà ra: Bởi là vì làm đếch gì có thi sĩ Mít?
Giả như có, thì cũng toàn đồ dởm! (1)

Thay vì Gấu được làm bạn với những đấng thi sĩ Mít này, nọ, thì làm sao cho độc giả Mít được làm bạn với thi sĩ của thế giới, của loài người, với những nhà thơ mũi lõ, da không vàng, hoặc vàng mà không phải Mít.

Nói rõ hơn, đây là giấc đại mộng, “đổi hẳn thơ Mít”, của Gấu!

Đúng là già rồi, mà đếch chịu hiền đi để mà chết, hà, hà!

(1) Để “hiểu câu của Gấu”, phải đọc ý của Milosz, khi viết về Brodsky, sau đây.

Đại lượng, rộng lượng, là 1 trong những nét lớn của ông, generosity was one of his traits. Bạn bè của ông luôn cảm thấy, gặp ông là 1 đại hội, đồ biếu tới tấp, his friends always felt showered with gifts. Ông luôn luôn sẵn sàng để "help", giúp, bất cứ lúc nào, để tổ chức, organize, sắp xếp, to manage things. Nhưng trên tất cả, để xưng tụng, để thổi bạn, to praise.
Sự rộng lượng của ông hiển hiện rõ ràng nhất, ở trong Trò chuyện với Brodsky, của Volkov, về Akhmatova. Qua xưng tụng của Brodsky, bà mới vĩ đại, minh triết, wisdom, dịu dàng, và trái tim mới lớn lao làm sao!
Với ông, sự vĩ đại của 1 nhà thơ thì không thể tách ra khỏi sự vĩ đại, như 1 con người!
Tuyệt!


Trên Tin Văn đã từng trang trọng giới thiệu thơ NXT
Lần mới qua Cali, có gặp ông.
Gấu ngồi bàn với ai…  nhỉ, quên mất, ông ghé bắt tay ông bạn ngồi cùng bàn, nhưng vờ Gấu!

Cũng được.
Quá được là đàng khác!
NQT


Note: Lâu lắm, mới đọc được 1 bài tản mạn NXT có tí muối.

Nhận xét của QT về NXT ("Văn anh viết như giọng văn Thạch Lam... ") theo Gấu chỉ đúng ở bề mặt. Thạch Lam có những truyện ngắn tới được cõi "mê ta" [méta, như trong métaphysique] như Sợi Tóc, chẳng hạn.
Chút muối, những hạt muối ném xuống những hàng chữ ở "Mùa Hè Của Thoại", là những kỷ niệm có thực, và thực là đẹp, giữa QT, DC, và NXT.
Giá mà tay này bớt làm dáng, bớt “dandy” đi, thì đọc được.
NQT

Note: Bạn có thể hiểu từ “mê ta” này, theo nghĩa tiếng Mít, dịch ngược trở lại, thì nó hàm chứa hai từ, “narcissism” và “dandy”: Văn của NXT có cả hai chất này.
Thì cứ quanh quẩn bên ly cà phê, lèm bèm hoài, thành nhàm, thành nhạt.

Between Two Worlds

Brodsky ventures, "American poetry is essentially Virgilian, which is to say contemplative."

Trong bài diễn văn Nobel, Brodsky lập lại câu hỏi của Adorno, "Làm sao một người có thể làm thơ sau Lò Thiêu?", và viết tiếp:
Một người nào quen thuộc với lịch sử Nga, có thể lập lại câu hỏi trên, bằng cách thay tên Auschwitz bằng 1 cái tên khác, và sự chứng thực, justification, còn bảnh hơn, even greater, Auschwitz, bởi vì con số những người chết trong trại tù Stalin vượt quá hơn nhiều, so với Lò Thiêu, hay, như nhà thơ Mẽo, Mark Strand, đã từng chặn họng, retorted, Adorno: “Làm sao một người có thể ăn trưa [sau Lò Thiêu]?”

Trong bất cứ trường hợp, thế hệ tôi [Brodsky] thuộc về, thừa sức làm thứ thơ đó [that poetry].

Thơ ca Mít, nhất là đám Miền Nam sau 1975, đụng đúng cú này, và TTT trả lời, “đếch” làm được:
Làm sao làm thơ, coi như đếch có gì xẩy ra?

LIFE SENTENCE

Those sufferings are over.
No crying anymore.
In an old album
you look at the face of a Jewish child
fifteen minutes before it dies.

Your eyes are dry.
You put the kettle on,
drink tea, eat an apple
You'll live.

Án Chung Thân

Những nỗi đau khổ đó thì xong rồi
Không khóc lóc nữa.
Trong một cuốn album cũ
bạn nhìn vô mặt một đứa bé Do Thái
15 phút trước khi nó chết
Mắt bạn khô queo.
Bạn đặt cái ấm nước lên,
uống trà,
ăn 1 trái táo
Bạn sẽ sống.

GOOD FRIDAY IN THE TUNNELS
OF THE METRO

Jews of various religions meet
in the tunnels of the Metro, rosary beads
spilled from someone's tender fingers.
 

Above them priests sleep after their Lenten supper,
above them the pyramids of synagogues and churches
stand like the rocks a glacier left behind. 

I listened to the St. Matthew Passion,
which transforms pain into beauty. 

I read the Death Fugue by Celan
transforming pain into beauty. 

In the tunnels of the Metro no transformation of pain,
it is there, it persists and is keen. 

Thứ Sáu Thiêng ở đường hầm Metro

Do Thái từ nhiều tôn giáo khác nhau tụ tập
ở đường hầm Metro, những hạt màu hồng
tràn ra khỏi những ngón tay dịu dàng của một người nào đó. 

Ở bên trên họ, những thầy tu ngủ sau Bữa Ăn Tối Lenten
Ở bên trên họ, những tháp giáo đường, nhà thờ
đứng như những khối đá một băng hà để lại phía sau. 

Tôi nghe  St. Matthew Passion,
Bản nhạc biến nỗi đau thành cái đẹp. 

Tôi đọc Tẩu Khúc Của Thần Chết của Celan
Bài thơ biến nỗi đau thành cái đẹp 

Ở nơi đường hầm Metro không có sự biến hóa nỗi đau,
nó ở đó, lì lợm, và gay gắt.


Adam Zagajewski: Without End (1)


TẢN MẠN BÊN TÁCH CÀ PHÊ


Mùa hè của Thoại

Nguyễn Xuân Thiệp




                                                  Nhớ Quách Thoại. Thái Tuấn


Những cây phượng nở đỏ ven bờ sông Hương, dọc theo hoàng thành.Tiếng ve kêu rợp những khu vườn, như một dàn đại hợp xướng, vừa mới lặng tiếng ở một nơi này, bỗng lại bùng lên ở một góc khác, một khu vườn khác.
Đó là mùa hè ở Huế, qua đôi nét phác thảo. Nhưng là một mùa hè đã xa, xa lắm. Năm mươi năm về trước lận. Tôi gặp Quách Thoại lần đầu tiên mùa hè ấy. Xa, quả là quá xa, vậy mà tưởng như vừa mới đây thôi.

Ngày ấy, Quách Thoại từ Sài Gòn về Huế, quê hương anh, định ẩn cư với đá và cây cùng chim muông trong vườn. Tôi gặp Thoại qua một người bạn, không nhớ rõ là ai. Thoại ăn mặc đẹp, dáng vẻ một dandy kiểu Baudelaire. Complet màu beige, mũ feutre. Tôi thì hãy còn là học sinh, đi chiếc xe đạp đàn ông hiệu Saint-Etienne sơn đen, có một cái chuông rất lớn, một porte-bagage rất chắc. Những bài thơ, một vài tùy bút và truyện ngắn đầu tiên, hãy còn non dại lắm, đăng trên Đời Mới, Thẩm Mỹ, dưới bút hiệu Châu Liêm... gây được sự chú ý ở bạn bè xa gần. Đinh Cường, Tô Thùy Yên, Minh Đăng Khánh, Trần Lê Nguyễn, và Quách Thoại.

Thoại về Huế năm ấy, như đã nói, vào dạo hè. Mùa hè nóng như một cơn điên màu đỏ, nhưng có lúc chợt lãng đãng trong màu tím trôi trên sông. Ngồi ở đây, một thành phố miền Trung Mỹ, mà tôi như còn thấy lại hình ảnh Quách Thoại. Dáng anh cao, nghiêng, chiếc mũ dạ cũng nghiêng theo chiều gió, bước qua cầu, nhìn những lá đò trôi trên sông và dãy núi xa, mờ.

Một buổi chiều, chúng tôi họp mặt ở nhà anh Thái bên An Cựu, uống trà và nói chuyện thơ. Lần đầu tiên tôi được nghe Như Băng Trường Tình của Quách Thoại. Như Băng, một thời là người Thoại yêu, sau ẩn mình trong tu viện. Như Băng ơi, vì đâu mà lệ ứa, Ta khóc than nghĩ tủi phận đời ta...  Chúng tôi kéo nhau đi ăn bánh bèo dưới chân núi Ngự. Thoại vui, nói chuyện có duyên. Anh có vẻ xanh, gầy, nhưng trong và sáng. Cuối buổi đi chơi, tôi chở Quách Thoại về miệt Bãi Dâu, trên chiếc xe đạp cổ lỗ sĩ của tôi. Thoại ngồi sau xe, lật tờ Đời Mới có đăng bài tôi, nói: "Văn anh viết như giọng văn Thạch Lam... ". Thời trẻ dại ấy, được nghe lời khen đó, tôi sướng lắm. Tôi chở Thoại tới nơi anh ẩn cư. Giường anh nằm giữa hai dãy giường dài, chung quanh cũng là những người gầy xanh như Thoại. Thì ra đây là nơi cho những người đau dưỡng bệnh.

Sau 1956, gặp lại Quách Thoại ở Sài Gòn. Quán cà phê hè phố Kim Sơn. Trên đường Catinat. Anh trông gầy và xơ xác đi nhiều lắm. Nhưng đôi mắt lấp lánh. Đây là thời của anh và các bạn. Thời tạp chí Sáng Tạo. Rồi ít lâu sau, anh mất. Với tôi, hình ảnh đẹp nhất của anh không phải là trên hè phố Sài Gòn. Mà là bên bờ sông Hương ở Huế. Và trong thơ:

Quách Thoại đi
giữa lòng cuộc đời
còn sót
lẻ loi
một bông
thược dược

NXT