*

 



Sau này, nhìn lại cái sự ngu dại của mình - mết 1 em chẳng hề biết tính tình ra sao, đẹp đẽ thế nào, chỉ có cái giọng Bắc Kít của em không thôi, là đã bị mất mẹ linh hồn - GCC bèn đổ tội cho sự trả thù của tuổi thơ, [cho cái chuồng giam giữ thời thơ ấu của Gấu, đúng hơn, y chang con khỉ của Nabokov, từ đó bóng dáng của Lolita lung linh xuất hiện]. Thành thử, lần đầu nghe giọng em, cc 1998, liền sau khi xb Lần Cuối Sài Gòn, bèn gửi sách, bèn có thư cám ơn, trong có số phôn, và khi hỏi, tại sao không lấy thằng Mít, hay bảnh nhơn nữa, 1 tên Bắc Kít, mà lại lấy 1 tên mũi lõ, và nghe em trả lời….  thế là bèn tưởng tượng ra Gấu sẽ là tên Bắc Kít cuối cùng, thương Em, em Bắc Kít cũng cuối cùng của một giống dân bị diệt chủng, vì Cái Ác Bắc Kít!

Khủng khiếp thực!

Bố láo bố lếu thực!

Mối tình khủng chấm dứt cũng thật khủng!
Đúng là cái bong bóng xà phòng của 1 thời/trời thơ ấu Bắc Kít của Gấu, từ 1 cái ống rơm chui ra, những ngày còn bố, khi ông chưa bị 1 tên học trò làm thịt.

When going home with Oẳn Tà Roằn?

 I am the poetess

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

TMT: Tôi là Thi Sĩ.

Cái vụ nằm mơ thấy biết chắc mình là người Việt này, theo tôi nghĩ, nó nhiêu khê lắm, chứ không đơn giản. Nhưng tựu chung, nó liên quan không phải tới người, mà tới tiếng. Mấy anh Mít, lưu vong xứ người, hơi một tí là 'fắc dzu', chỉ khi nào nhớ quê hương quá, cô đơn quá, say xỉn quá, thì mới được cái hạnh phúc, là văng tục bằng tiếng Mít.
Nabokov, và Brodsky nữa, mỗi người khi được hỏi, thì đều trả lời, khác nhau, nhưng cùng đồng ý, là, khi cả hai nằm mơ, thì đều bằng tiếng Nga. Suy nghĩ, viết lách, yêu đương…. gì gì đó, có thể bằng các thứ tiếng khác, mà cả hai đều rành, nhất là Nabokov, nhưng nằm mơ, là xài tiếng Nga, tiếng mẹ đẻ, của cả hai.

Cái vụ một người đàn bà, nhất là Bắc Kít, về thăm lại quê hương ngày nào trước 1954, mà bị quê hương mắng mỏ, mi không còn là Bắc Kít nữa, cũng lại nhiêu khê hơn, và nó liên quan tới Cái Ác Bắc Kít đích thị, chính y.

Yankee mũi tẹt rất coi thường đàn bà, và nhất là đàn bà lấy chồng nước ngoài. Chúng gọi là me Tây, me Mẽo. Đàn bà, thiếu nữ.. đẹp, dân Nam gọi là người đẹp, chúng gọi là gái đẹp. Đàn bà chúng gọi Cái Thanh, Cái Hà… thí dụ. Lẽ dĩ nhiên, đây là tiếng địa phương, phương ngữ, nhưng tiềm ẩn ở trong đó, là sự miệt thị phái nữ, chắc chắn như vậy.
Theo Gấu, cũng không phải là "tự nhiên" mà SCN đi một đường, khi nào về, nhớ dắt lũ con đen, trắng, mũi lõ về.

GCC mất hết cả quãng đời còn lại, khi ra hải ngoại, chỉ là vì, cố làm sao cho một người đàn bà, lấy chồng mũi lõ, hiểu ra rằng, vẫn có 1 thằng, mũi tẹt, và hơn thế nữa, Bắc Kít, thiệt tình "thươn" em!
Mi làm phiền ta quá. Kiếp trước mi đúng là 1 con đỉa...
Đó là cái mail sau cùng. Cũng là cái mail cảnh cáo/cảnh tỉnh, mi đừng có nhớ ta nhiều đến như thế chứ!
Bởi vì cái mail trước đó, thì thật là tuyệt vời, ta bận chồng, bận con, bận công chuyện nhà thờ, bận đủ thứ, có những chuyện làm sao nói ra, và bận “viết” nữa.
Chữ viết, em lịch sự để trong ngoặc, GCC sao y bản chính!
Hà, hà!


When going home with Oẳn Tà Roằn?

Về bài viết của SCN, bao giờ về thăm quê Mít với thằng con Oẳn Tà Roằn, chỉ Bắc Kít đọc mới thấm. Nam Kít hiểu, nhưng không đau, không thấm như Bắc Kít.
Đây là kinh nghiệm riêng tư của Gấu thời gian được Cô Dung, 1 bà cô lấy chồng Tây, tức 1 Me Tây nuôi nấng, cho ăn học tại Hà Nội.
Trên net, Gấu có đọc 1 bài, đúng hơn, 1 cái còm, về 1 gia đình Bắc Kít, chưa từng biết cái sướng, tiện nghi đời sống [thí dụ, cái bàn là điện, cái quạt điện…]do tiền bạc đem lại, rồi biết đến nó, nhờ 1 cô con gái sang Singapore làm điếm, gửi tiền về cho bố mẹ, và cả gia đình vênh mặt hãnh diện với lối xóm.
Hay là trường hợp 1 nữ thi sĩ di cư 1954, rồi 1975 qua Mẽo, có chồng Mẽo, trở về thăm xứ Bắc ngày nào, và quê hương, con người làm mặt lạnh…

Nhưng để hiểu nó, trên cái tầm “toàn cầu hóa”, thì phải đọc thêm bài của Vargas Llosa, TV post kế bên, thật tuyệt. Phải tay này cơ, thì mới nhìn ra vấn đề, hà hà!

*

Cuốn này, GCC đã từng chôm bài viết về Phu Nhân ở Somerset. để tặng vị sư phụ tiếng Anh của GCC!
Đọc 1 phát, là nhìn ngay ra vị sư phụ, và cái trang văn học của Bà, dù chưa từng gặp!
Hà, hà!

Ngoài ra còn mấy bài GCC tính chôm, nhưng chưa có dịp. Bài về Steiner cũng thú lắm. Vargas Llosa cũng rất mê cuốn Ngôn Ngữ và Câm Lặng, nhưng sau đó thì không còn mặn lắm với Steiner, mà duyên do theo Gấu, là Vargas Llosa không ở vào trường hợp của Steiner, 1 kẻ mà như ông tự nhận, cũng là 1 thứ sống sót Lò Thiêu, 1 cách nào đó, a kind of.
Thành ra vấn đề là, bạn chọn Thầy, hay tác giả đọc, còn là do hoàn cảnh riêng của bạn.
Bạn NL, thí dụ, đọc không nổi Camus [không ưa đúng hơn], nhưng phải là 1 tay Bắc Kít bỏ chạy cái đói, cái lạnh, cái tàn nhẫn của miền đất Bắc Kít, thì mới mơ 1 thiên đàng Mặt Trời Địa Trung Hải!

“Ôi, mặt trời Bắc Kịt, ôi bãi biển Đồ Sơn, ôi những hòn đảo Hạ Long của những trận gió thương mại, ôi những hồi ức của thuở thanh niên, chúng mới làm cho đám Bắc Kít chúng ta chán chường làm sao!”

[‘Oh, sun, beaches, islands of trade winds, memories of youth that make us despair’].

Ở Camus, cái đẹp và cái ấm mà con người được thừa hưởng từ thiên nhiên không chỉ thỏa mãn nỗi thèm khát của cơ thể, mà còn là một thứ thánh dược thanh tẩy tâm hồn!




Note: Bài viết, trích lại từ Blog Sến Cô Nương, Bọ Lập ghi:

Theo pro&contra

"Theo" GCC, phải ghi là “trích”, “nguồn”, hoặc “source”… “Theo”, không được, vì sẽ lầm với từ “after”, mà từ này có nghĩa là phỏng theo, mô phỏng, thêm thắt: in imitation of; in the manner of….
Nhân tiện, đi cái "note" này:

Tháng Tư
Tôi có tật ít nhớ ngày và nhớ tháng.
Blog / Nguyễn Hưng Quốc

Câu trên, trật.
Đúng ra phải viết, “tôi có tật ít nhớ ngày, và tháng”.
Viết như Thầy Kuốc, sẽ bị hiểu là, tôi ít nhớ ngày, [nhưng] nhớ tháng.
Thầy viết tiếng Việt không nên thân. NQT

Bài viết "Tháng Tư" này, cũng có gì quai quái. Thường thì, cứ đến Tháng Tư, là Mít thấy nhói 1 cú.
Nhưng Thầy Kuốc, không.
Tháng Tư, Thầy nhớ thơ Nguyễn Khuyến, rồi sau đó, mới tự hỏi, nhớ bài thơ "Tháng Tư" của NK, là do tiềm thức nhớ ngày 30 Tháng Tư!

Thầy viết cái gì cũng khác thường
[Khác người bình thường]
Thích quái chiêu!

Câu tiếng Việt trên, có thể, cũng do cái tính quái dị của Thầy mà ra?
*

Lịch sử Mít, cũng "cực kỳ thực", hiện thực ròng, cũng bò ra từ hậu môn của thế giới, mà đâu có đẻ ra văn chương bảnh tỏng?

Trong This I Believe, An A to Z of a Life, Carlos Fuentes đi một chuơng cho chữ N [Novel]. Bài viết tuyệt lắm. TV sẽ post và đi 1 đường “tự kiểm”: Liệu Mít có biết viết tiểu thuyết không, và nhất là, tiểu thuyết lịch sử?

Bởi là vì, theo như câu của em Hilary Mantel, thì tiểu thuyết lịch sử là, tưởng tượng ra 1 lịch sử khác, khác cái thứ mà mình đếch thích. Sông Côn Mùa Lũ,Mùa Biển Động của NMG là viết về cùng 1 thứ lịch sử nước Mít, về hai cuộc xâu xé, một, thời Tây Sơn, và một, thời VC/VNCH.

“Écrire un roman, c'est accomplir un acte révolutionnaire. Un roman est un acte d'espoir : il nous permet d'imaginer que les choses pourraient être differentes qu'elles ne sont. » C'est ce qu'affirmait Hilary Mantel dans son essai « Pas de passeport ou de carte d'identité requis : l'écrivain est chez lui en Europe! »

"Viết 1 cuốn tiểu thuyết, là hoàn tất 1 hành động cách mạng. Một cuốn tiểu thuyết là 1 hành động của hy vọng: Nó cho phép chúng ta tưởng tượng những vụ việc có thể khác, không như chúng là". Đó là điều Hilary Mantel khẳng định trong tiểu luận “Đếch cần thông hành hay căn cước: Nhà văn thì ở nhà của hắn ta, ở Âu Châu”.
*

Cái cuốn Điều mà tôi tin Gấu mua cũng lâu rồi. Những bài ngắn, cũng 1 thứ ABC của Milosz, gồm những entry, theo vần ABC, mà ông này nói, nó là đặc sản của Ba Lan.

Bài về Kafka, ngắn, cực thú, mở ra bằng giai thoại.
“Ông đọc Kafka chưa”, Milan Kundera hỏi tôi.
“Tất nhiên”, tôi trả lời. “Với tôi, ông ta là nhà văn thiết yếu của thế kỷ 20”.
K[undera] cười 1 cái cười rất ư là đểu - y chang văn Sến, đệ tử của K[afka]:
“Ông đọc bằng tiếng Đức ư”?
“Không”.
“Vậy mà dám nói đọc Kafka ư”?

Viết để tặng 1 ai đó, một sinh viên ban Văn, sau này, giả như mê Sến, và đi 1 đường “thèse” về Sến, thì sẽ đụng phải 1 vấn nạn, là, tại làm sao hai sư phụ của Sến là Nabokov và… Kafka.
Một ông cực độc, cực ác, và 1 ông cực thiện.  

Có cái gì đó, rất tương tự giữa Nabokov và PD, và làm nhớ đến Vi Bức Vương, con dơi xanh, cứ mỗi lần giở khinh công tuyệt đỉnh ra là phải hút máu người.

Đây là 1 đề tài lớn, làm nhớ đến câu của Walter Benjamin, mọi tài liệu về văn minh là 1 tài liệu về dã man.
Câu văn mặc khải của Walter Benjamin đổi hẳn phương thức phát Nobel những năm gần đây, theo Gấu.
Trước, chỉ vinh danh những thành tựu lớn lao.
Sau, vinh danh rác rưởi, nhục nhã, cay đắng, dã man…  mà con người đã phải chịu đựng, được nhà văn ghi lại.
Mạc Ngôn đợp Nobel là vậy. Ông nói về cái trường kỳ bất hạnh của dân Á Châu, dưới Cái Ác Á Châu.

Cũng không phải tự nhiên Nabokov khóc ròng vì không được Nobel, và coi mình là nhà văn Chống Cộng, “đầu tiên, trước cả Pasternak”! Ông thèm đau nỗi đau của dân Nga, được Pasternak mô tả, qua cuộc nội chiến giữa Hồng Quân và Bạch Vệ. Một cách nào đó, ông giống Steiner, thèm được chết ở Lò Thiêu!

Gấu đọc Lolita lần đầu, là không làm sao quên nổi, cái cảnh mở ra Lolita, ở bãi biển, anh già mắc dịch HH tính làm thịt "tiền thân" của Lolita, dưới sự chứng kiến của cặp mắt kiếng màu mà 1 du khách bỏ quên trên mặt cát.
Cuộc làm thịt em thất bại, vì hai ông "tiền sử" từ dưới đáy biển xuất hiện, hét toáng lên, cổ võ, "Dzô, Dzô"!

Đâu có phải tự nhiên mà cuốn sách bị cấm trong bao năm dòng dã.
Khi anh Mít dịch nó, và bây giờ còn trao giải thưởng cho bản dịch, là Gấu biết, hỏng rồi.

Cái giai thoại kể trên, của Fuentes, được kể ra đây, với câu kết khác hẳn:
Độc như thế mà dám nói đệ tử của Kafka, ư?

Hà, hà!

Trong văn Nabokov có 1 cái gì rất độc, rất ác. Điều này Pamuk nhận ra, trong 1 bài viết thần sầu của ông. Pamuk cũng là 1 đệ tử của Nabokov, mỗi lần giang hồ vặt, là phải mang theo Nabokov, để gối đầu.

Trên TV đã giới thiệu cuốn Điều mà tôi tin qua bài viết vinh danh đàn bà, đúng hơn, vinh danh Sister Benedicta & Anna Akhmatova & Simone Weil (1)

Tribute to Carlos Fuentes

Ông nghĩ sao về liên hệ giữa văn chương và chính trị, chúng xà nẹo với nhau?

Thì tất nhiên, văn chương luôn luôn xà nẹo với chính trị. Đôi khi tốt, đôi khi xấu. Theo tôi, văn chương đặt để trên thực tại cơ bản, được thiết lập bởi ngôn ngữ và sự tưởng tượng. Trách nhiệm của nhà văn là ở đó: mi làm gì với ngôn ngữ, với những từ, và với sự tưởng tượng. Khi ngộ ra điều này, thì là ngộ ra cái nền của sáng tác văn học. Nhà văn cũng có thể nói: tôi là công dân, tôi sẽ bầu cho cái này, ông này, tôi sẽ chấp nhận ý thức hệ này, nọ…. Nhà thơ Chile Pablo Neruda, một nhà thơ lớn, chuyện ông ta là Xì ta li nít, hay Cộng Xít, chỉ là thứ yếu, một chọn lựa của công dân. Céline bài Do Thái, thù Do Thái đến phát điên, nhưng những cuốn sách của ông mới bảnh sao.
Khốn nạn nhất là bắt văn chương phò 1 chủ nghĩa, 1 ý thức hệ. Hầu hết đám VC Liên Xô bắt văn chương phò Xì, phò Cộng xít, và họ viết ra toàn thứ cứt đái, là vậy.

Mượn câu của Fuentes áp dụng vô Mạc Ngôn, thật tuyệt.
Cái vấn nạn mà Mạc Ngôn đặt ra là, tại sao mi chửi ta, trong khi mi viết như kít!

Hà, hà! (2)

FBI treated Carlos Fuentes as communist subversive

FBI đã từng coi Fuentes như 1 tên CS, đếch cấp visa. Milosz cũng bị y chang, và cũng như Fuentes, sau đều là giáo sư ở Đại Học Mẽo.

Tribute to Carlos Fuentes

Un des personnages du Bonheur des familles constate: « Le pays nous a filé entre les doigts. » Quelle est la responsabilité des intellectuels dans tout ça ?

C.F C'est toujours très facile de rejeter la faute sur les intellectuels, de leur attribuer le sauvetage d'un pays. Moi, j'y vois une erreur grossière. Parce que, en fin de compte, c'est aux citoyens de sauver le pays. La citoyenneté se retrouve à tous les niveaux, économique, politique, social, fanmilial. Charge à chacun d'aider le pays à se rénover, comme savent si bien le faire les Etat-Unis. Certes, ils n'ont pas un passé comparable à celui du Mexique. Ils ont tué tous les Indiens, ils ont mis les Noirs en esclavage. Mais aujourd'hui, justement, ils ont élu un Noir à la présidence......

Xứ sở tuột ra khỏi chúng ta, như con lươn qua những ngón tay. Đâu là trách nhiệm của trí thức trong vụ này?
Trí thức thì làm được cái đéo gì ở đây. Phải là những công dân mới cứu được xứ sở của họ.


*

Gallant in Paris in 1959. "No one is as real to me as people in the novel," she wrote.
“Không ai thực với tôi như là những người ở trong tiểu thuyết”

Miếng Cơm Manh Chữ
hay là

Nhật Ký Đói

THE HUNGER DIARIES
A writer's apprenticeship.

BY MAVIS GALLANT

In 1950, at the age of twenty-eight, Mavis Gallant left a job as a journalist in Montreal and moved to Paris. She published her first short story in The New Yorker in 1951 and spent the next decade travelling around Europe, from city to city, from hotel to pension to rented apartment, while working on her fiction.
The following excerpts from her diary cover March to June, 1952, when Gallant was living hand to mouth in Spain, giving English lessons and anxiously waiting for payment for her New Yorker stories to arrive via her literary agent, Jacques Chambrun.


Hãy Săn Sóc Mẹ

… tôi chắc chắn một điều, cho dù miền đèo heo hút gió đó - tôi muốn nói Bắc Hàn - tà ma ác quỉ tới mức nào, tôi chẳng thể thù ghét nó." ("... I am certain, no matter how evil North Korea is supposed to be, that I could never hate it". Suki Kim: A Visit to North Korea, NYRB, số đề ngày 13 tháng Hai, 2003)

Ui chao, GCC cũng muốn phán như thế, về cái xứ "quỉ tha ma bắt", quê hương Bắc Kít của Gấu, nhưng sao… khó quá!

Hà, hà!
*

Tôi vẫn tự chế nhạo mình viết như một ca sĩ không có giọng hát tốt, yêu hát nhưng không vươn lên nốt cao được cũng không cúi xuống nốt trầm được, nên mãi mãi hát những nốt chung chung ngang phè phè nghe ngấy lỗ tai.
Tôi có những nỗi đau, tự trách mình nhưng giấu kín không dám viết ra, không dám đối diện với cái thất bại, cái ngu xuẩn của chính mình. Biết chỗ nào đau tôi né tránh chứ không hề dám đụng đến.

Blog HH

*

Tình cờ, GCC đọc bài viết ngắn trên, cùng lúc đang đọc cuốn A Reader on Reading [Một độc giả về Đọc] của Alberto Manguel. Trong có bài viết The End of Reading [Chấm dứt Đọc].
Trích:

Lars Gustafsson, trong cuốn tiểu thuyết cảm động của mình, Death of a Beekeeper [Cái chết của Người giữ mật ong], trong đó, nhân vật kể chuyện, Lars Lenmart Westin, chết vì ung thư, trước khi chết, làm 1 danh sách những hình thức nghệ thuật, art forms, theo mức độ khó khăn của chúng, according to their level of difficulty.
Đứng đầu là nghệ thuật huê tình [erotic arts. Thảo nào viết về sex cực khó!], tiếp theo là âm nhạc, thơ, kịch…
Nhưng có 1 thứ hình thức nghệ thuật không làm sao lọt vô danh sách trên: Nghệ thuật ôm nỗi đau, the art of bearing pain. “Chúng ta đụng hình thức nghệ thuật độc nhất mà mức độ khó quá cao”, Westin viết, “cho đến nay, chưa từng có ai hiện hữu để mà thực tập nó”. (1)

Có thể, Mít chưa có một tác giả nào đạt tới thứ “nghệ thuật mang nỗi đau”, thành ra không có tác phẩm lớn?

Mỹ là mẹ đạo hạnh: Bạn thực sự đau nỗi đau Mít tới đâu, thì tác phẩm văn học nghệ thuật của bạn tới đó, đây là ý của Brodsky trong bài diễn văn Nobel văn chương của ông:

“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”
Coetzee

Toàn 1 lũ bỏ chạy, hoặc miệng ngập ngụa "chiến lợi phẩm", trong có kít Mẽo bỏ chạy, sau khi ăn cướp được Miền Nam, mà viết lách cái nỗi gì?
Chúng đâu có bao gi
ờ “đau” đâu?

Bài viết, trích lại từ Blog Sến Cô Nương, Bọ Lập ghi:
Theo pro&contra
Theo GCC, phải ghi là “trích”, “nguồn”, hoặc “source”… “Theo”, không được, vì sẽ lầm với từ “after”, mà từ này có nghĩa là phỏng theo, mô phỏng, thêm thắt: in imitation of; in the manner of….

NQL: Mình nhắn tin hỏi Hoài: cái này là truyện ngắn à? Hoài trả lời:"Em không viết truyện nữa anh ơi. Hư cấu xách dép cho hiện thực không xong." Hi hi đúng vậy. Cái gọi là hư cấu trong văn học hầu như đã quá lạc hậu, ai còn đánh đu với nó kẻ đó chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi. Nếu như bên truyền hình người ta đã chán những phóng sự cắt dựng theo lối hư cấu và bị hút hồn bởi truyền hình thực tế, thì với văn học tuồng như văn tả thực đang rất quyến rũ mọi người. Điều này giải thích vì sao mình không còn ngó ngàng gì đến truyện ngắn nữa, chỉ mải miết viết tạp văn. Ngay cuốn tiểu thuyết mình vừa viết xong xét cho cùng cũng là một tạp văn dài 350 trang mà thôi.

Còm của GCC:

Cái mẩu viết của Sến Cô Nương, ai đọc thì cũng biết, không phải truyện ngắn, thành ra câu hỏi của Bọ Lập “hơi bị lạ”.
Nhưng câu trả lời của SCN mới quái đản, rồi lại những lời bàn thêm của Bọ Lập mới lại càng quái.

Hư cấu là hư cấu, làm sao xách dép hiện thực được?
Tạp văn làm sao mà là...  tiểu thuyết được?

Hiện thực? Làm gì có hiện thực? Hiện thực bị “Thầy” Nabokov bỏ vô trong ngoặc để an tâm viết giả tưởng rồi mà? (1)

Cái gọi là hư cấu trong văn học hầu như đã quá lạc hậu, ai còn đánh đu với nó kẻ đó chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi.
NQL

Phán liều lĩnh đến như thế, và xem ra trong đó còn có mùi tự cao tự đại nữa, rằng, ta không lạc hậu, ta không chuốc lấy thất bại.

(1)

Bởi vì thật khó mà tưởng tượng, một ông nhà văn Nga, lưu vong, chuyên mê bướm như Nabokov, một nhà văn trong số những nhà văn của thế kỷ, chẳng bao giờ thèm để ý đến những vấn nạn, những giải pháp phổ thông, đương thời, lại tạo ra cơn địa chấn đó [tác phẩm "Lolita"], một nhà văn đếch thèm để ý đến, ngay cả cái gọi là thực tại: thực tại là cái chó gì, như ông ta viết, nếu nó không được đặt ở trong mấy cái ngoặc kép?

[Because it is difficult to imagine among the writers of this century anyone less interested in popular and contemporary issues - even in reality itself, a word that, he wrote, meant nothing if it were not placed between inverted commas -....]

Vargas Llosa

Julian Barnes, trong khi bảo vệ Bà Bovary của Flaubert, đã gọi những người coi giả tưởng không đáng xách dép cho hiện thực, là những tên quỉ đáng thương, không đủ sức sống tới mức độ, về cảm tính và tưởng tượng, mà Bà được dậy qua giả tưởng - poor devils who are incapable of living at the level of sensitivity and imagination that she has been taught by fiction. (2)

Vả chăng, vấn đề này thì cũng xưa như trái đất. Sartre đã chẳng từng phán: Đứng trước 1 đứa trẻ chết đói, cuốn “Buồn Nôn” của tôi chẳng đáng 1 sợi lông của Lolita!
"En face d’un enfant qui meurt, la Nausée n’a pas de poids" (3)

Câu của Sartre, sau đó gây ra cả 1 trường tranh luận, sau được in thành sách, với nhan đề, "Văn Chương thì làm được cái đéo gì, Que peut la literature?" và 1 tác giả, Yves Berger, Gấu nhớ đại khái, vì đọc từ hồi mới lớn, đã trả lời Sartre, đứa trẻ chết đói đó ở đâu, nếu cần tôi tham gia vô cái vụ làm cho nó hết đói, OK, nhưng sau đó, cho tôi tí thời giờ viết giả tưởng nhe!

Không phải những câu hỏi văn chương là gì của Sartre, trong có những câu tại sao viết, viết cho ai, viết làm gì... là không còn có giá trị, nhưng rõ ràng là văn chương còn có một giá trị vượt lên trên những câu hỏi đó. Bởi thế Barthes phân biệt, "nhà văn" và "nhà dùng văn". Bạn tha hồ viết cho ai, viết để làm gì, tại sao viết, khi bạn nhập vai "nhà dùng văn", écrivant, và bạn bức xức với những vấn đề liên quan tới đời sống, xã hội của cái thời bạn đang sống, và bạn muốn thay đổi nó, làm sao cho nó tốt đẹp hơn. Nhưng, một khi bạn rảnh rang, muốn viết một cái đó, thật riêng tư, cho riêng mình, cho cái món mà mình mê nhất là văn chương, thì khi đó, bạn quên luôn, cái xã hội mà bạn đang sống, quên luôn cả bản thân, quên tuốt tuột, và bạn cắm cúi viết một cái gì, mà bạn mơ mơ hồ hồ nghĩ rằng, cái mà mình đang viết đó có vẻ như, chưa từng có trên đời, chưa từng có ai nghĩ đến, hoặc viết ra! Chính vì thế mà đám tiểu thuyết mới phán, tôi viết là để hiểu, tại sao tôi viết. Và khi Sartre phán, đứng trước đứa trẻ chết đói cuốn Buồn Nôn chẳng là thứ cứt đái gì, một ông tiểu thuyết mới [Yves Berger, hình như vậy. NQT], nhỏ nhẹ khều tay Sartre, này, ông có cần tôi tiếp tay, cho đứa trẻ khỏi chết đói, thì OK, nhưng ông vưỡn cho phép tôi viết văn nhé! (4)

Sến Cô Nương, như đã có lần viết, hồi nhỏ, học hành thật giỏi, được vinh dự cắm cờ trên những thành phố Miền Nam, mỗi ngày, sau mỗi trận thắng. Nhờ vậy, được đi du học Đức, có gia đình Đức, cuộc chiến Mít thực sự không tham gia, khác những người như Dương Thu Hương, thí dụ. Còn Bọ Lập, thì có thời viết cũng tới lắm, nhưng chỉ như ánh lửa ma trơi, loé lên rồi tắt ngóm, cả hai biết gì về...  hiện thực Mít?
Còn giả tưởng ư, sợ cũng không rành lắm đâu, so với đám Miền Nam, chúng có đọc, có sống, có chết, có đủ thứ, trừ có cái nhục thắng trận.

Cái “hiện thực”, “bao giờ đưa con về", là kết quả của cái nhục thắng trận, cái nhục cắm cờ ngày nào, theo GCC.
*

Thực sự đáng kể, là con số khá nhiều nhà thơ tuyệt vời Ba Lan đã đến với thế giới trong thế kỷ vừa qua. Quả là 1 thành tựu lạ kỳ của một xứ sở được coi như là một “short cut” [đường cắt ngắn, lối đi tắt…] giữa hai cuộc thế chiến, bởi cả hai quân đội Đức và Nga, xâm lăng, rồi rút lui, và, không chỉ vẽ lại bản đồ biên giới, và chiếm giữ đất nước trong nhiều năm, mà còn làm thịt hàng triệu người Ba Lan, tống xuất, lưu đầy hàng triệu người Ba Lan khác. Có lẽ, như Czeslaw Milosz phán, vào năm 1965, trong lời tựa cho 1 tuyển tập thơ của ông, rất được ái mộ, Thơ Ca Hậu Chiến Ba Lan, một nhà thơ bò lồm ngồm ra khỏi đáy của con tầu lịch sử, thì đúng là đã được sửa soạn đầy đủ, thông tri đầy đủ… để đóng cái vai nhà thơ, và thi hành OK những trách nhiệm được trao cho anh ta, hơn là ba thứ cà chớn khác, tức những đồng nghiệp văn hữu, thi hữu của anh ta, ở trong những xứ sở hạnh phúc hơn. Đối với chúng ta, ông [Milosz] nói, “lịch sử cực kỳ thực. Điều này chưa chắc đã đúng, đối với những nhà thơ Mẽo, thí dụ, nhưng đối với chúng ta [những nhà thơ Ba Lan], nó quá đúng, quá đúng, là 1 phần của thực tại”.
Nghe thì có vẻ thật là bùi tai, nhưng cũng lại chính Milosz, ở 1 chỗ khác, phán, chỉ một phần trăm rất nhỏ của nhân loại đau khổ cực kỳ may mắn được bò vô văn chương, thơ ca, trong khi đa số, hoặc hầu hết nhân loại, biến mất, chẳng để lại 1 tí dấu vết. Rất nhiều quốc gia trải qua rất nhiều đau thương tang tóc, kinh hoàng, man rợ… tương tự như Ba Lan, nhưng mà sau đó trở thành câm, hoặc cả nước bị Sáu Dân, Tấn Dũng…  bịt miệng, thành thử cái chuyện thơ ca bảnh tỏng như Ba Lan hậu chiến có thể còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, ngoài yếu tố lịch sử của nó.
Mặc dù vậy, chỉ một cái nhìn thoáng qua cuộc đời ba nhà thơ Ba Lan được đề cập tới ở đây, là ngộ ra liền tù tì, là có ngay 1 kết luận không thể chệch đi đâu được: Sự chán chường, và sự vi phạm đạo đức, về những gì xẩy ra cho đất nước của họ, là yếu tố quyết định đối với mỗi một người trong cả ba.

Charles Simic (1)

Lịch sử Mít, cũng "cực kỳ thực", hiện thực ròng, cũng bò ra từ hậu môn của thế giới, mà đâu có đẻ ra văn chương bảnh tỏng?