*
Notes



















  I am the poetess

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!
TMT: Tôi là Thi Sĩ.
Cái vụ nằm mơ thấy biết chắc mình là người Việt này, theo tôi nghĩ, nó nhiêu khê lắm, chứ không đơn giản. Nhưng tựu chung, nó liên quan không phải tới người, mà tới tiếng. Mấy anh Mít, lưu vong xứ người, hơi một tí là 'fắc dzu', chỉ khi nào nhớ quê hương quá, cô đơn quá, say xỉn quá, thì mới được cái hạnh phúc, là văng tục bằng tiếng Mít.
Nabokov, và Brodsky nữa, mỗi người khi được hỏi, thì đều trả lời, khác nhau, nhưng cùng đồng ý, là, khi cả hai nằm mơ, thì đều bằng tiếng Nga. Suy nghĩ, viết lách, yêu đương…. gì gì đó, có thể bằng các thứ tiếng khác, mà cả hai đều rành, nhất là Nabokov, nhưng nằm mơ, là xài tiếng Nga, tiếng mẹ đẻ, của cả hai.
Cái vụ một người đàn bà, nhất là Bắc Kít, về thăm lại quê hương ngày nào trước 1954, mà bị quê hương mắng mỏ, mi không còn là Bắc Kít nữa, cũng lại nhiêu khê hơn, và nó liên quan tới Cái Ác Bắc Kít đích thị, chính y.
Yankee mũi tẹt rất coi thường đàn bà, và nhất là đàn bà lấy chồng nước ngoài. Chúng gọi là me Tây, me Mẽo. Đàn bà, thiếu nữ.. đẹp, dân Nam gọi là người đẹp, chúng gọi là gái đẹp. Đàn bà chúng gọi Cái Thanh, Cái Hà… thí dụ. Lẽ dĩ nhiên, đây là tiếng địa phương, phương ngữ, nhưng tiềm ẩn ở trong đó, là sự miệt thị phái nữ, chắc chắn như vậy.
"Tôi là thi sĩ". Hình như có một người nữa, cũng phán, hách, như vậy, là Brodsky, nếu Gấu nhớ không lầm. (1)
Bảnh thật!
(1)
Cách đây vài năm, tôi có vinh dự được gặp nhà thơ Brodsky, bằng xương bằng thịt, trước mắt tôi. Và tôi  nhận ra là, trong số tất cả những nhà thơ mà tôi được biết, ông là người độc nhất rất khoái “tớ tự coi tớ là một thi sĩ”. Ông nói lên từ này một cách rất ư là vô tư, thoải mái, không tỏ ra bị ức chế, mà đúng ra, ngược hẳn lại: Ông nói tớ là thi sĩ theo cái kiểu tự do mà thách đố. Như thể, sự thể nó phải như vậy, bởi vì ông nhớ lại những đối xử tàn nhẫn mà ông đã từng trải qua khi còn trẻ.
Thi Sĩ và Thế Giới
Diễn văn Nobel 1996
Wislawa Szymborska
"Như thể, sự thể nó phải như vậy, bởi vì ông nhớ lại những đối xử tàn nhẫn mà ông đã từng trải qua khi còn trẻ".
Thành thử, phải hách như thế, nào, hoặc phải kết hôn với nó [ngôn ngữ], thì mói dám coi mình là thi sĩ.
*
Tớ đếch phải người Đức!
Gấu cũng đã từng có cái hạnh phúc như vậy, khi về lại xứ Bắc, đi thăm em, và trong khi vừa làm việc vừa thủ thỉ, em bực mình mắng mỏ, mi nói cái thứ tiếng gì thế, mi là thằng Nam Kỳ tại sao lại tập tành nói tiếng Bắc Kỳ. Hay gì tiếng Bắc Kỳ mà cũng cố mà học.
Ý là em muốn nói, anh thử nói ‘anh thươn em’ bằng tiếng Nam Bộ, nghe thử coi, coi có sướng thêm lên chút nào chăng!
*
“At heart Joseph was a pagan”, một tác giả [Mark Strand] nhận xét về Brodsky, khi phải bàn về chất Ky tô của thơ ông [‘Brodsky’s every poetic breath praises God’].
Gấu bỗng nhớ tới nhà thơ Nga, bị kết án đi, nhớ đừng trở về nhé!
"Ở trái tim của ông, Joseph là một tên vô đạo". Một anh Mít, văng tục bằng tiếng Mít, và phải bằng cái tiếng địa phương của hắn, Địt mẹ, thí dụ, thì, chỉ khi đó, mới là một thi sĩ, vô đạo "như" Brodsky, chăng?
*
"Tôi hết còn tin tưởng ở xứ sở đó. Tôi không quan tâm (đến chuyện này). Tôi đang viết bằng tiếng nước tôi, và tôi thích tiếng nước tôi. Tôi thực sự không biết giải thích thế nào cho ông thấy. Xứ sở là... những người của nó. Tôi là một trong những người đó, và tôi thấy quá đủ hoặc quá thiếu về tôi rồi... Khi Thomas Mann từ Đức đến California, người ta hỏi ông về văn chương Đức, ông trả lời: Văn chương Đức là nơi tôi đang ở (German literature is where I am). Nếu một người Đức dám chấp nhận điều này, tôi cũng dám chấp nhận. Bây giờ tôi sửa soạn để chết tại đây. Cũng chẳng quan trọng chi chuyện đó. Vả chăng tôi cũng không biết chốn nào khá hơn. Mà nếu có biết, tôi cũng chưa kịp sửa soạn để đổi đời."
Tôi hết còn tin vào nơi chốn ấy
[To U. Co Tu. NQT]
*
Nhưng hách nhất, phách lối nhất, thì phải là câu phán của chính Brodsky, về mình:
I was only too glad to be the handmaid of genius, and to be taken for granted.
Tớ thật khoái tỉ khi được coi là tên tà lọt của thiên tài, và được bảo đảm như vậy.
Những câu xêm xêm:
Là tương tâm tự vấn của một thời đại, là cũng đủ sướng cả một đời rồi.
Thus it is enough for the poet to be the bad conscience of his age. Saint-John Perse, Diễn văn Nobel 1960
Được xách dép cả đời cho BHD thì cũng xứng đáng một đời rồi, cần chó gì nữa! [Gấu nhà văn]
Rushdie, khi được hỏi, khi ông đang viết, ông có lúc nào nghĩ tới ai sẽ đọc ông, trả lời, tôi thực sự không biết, nhưng khi còn trẻ, tôi thường nói, Không, mình chỉ đầy tớ cho tác phẩm. [No, I’m just the servant of the work], và tay phóng viên thú quá, gật gù, Bảnh thật! [That’s noble]
George Steiner trả lời phỏng vấn của Nhật báo Nam Đức:
Ta là bọ chét trong lông sư tử mà thôi.
Phỏng Vấn Steiner

[Phạm Thị Hoài dịch]
Nhưng tất cả đều thua anh thi sĩ Mít VC:
Tớ làm thơ dưới ánh sáng của Đảng, tớ là nhà thơ của Nhân Dân!
Đúng là Xạo Hết Chỗ Nói!
*
Nhiều người Quốc gia tốt lành đã được tặng không cho Cộng sản. Thật đáng buồn!
TMT.
Tuyệt!
Đăng ở Chợ Cá lại càng tuyệt!
Nhưng, thứ 'không tốt lành', liệu có nên 'tặng không'? NQT

Tà lọt của nhà thơ
Alongside the awe, the respect, and the genuine love, these books contain some of the most penetrating observations ever made about Brodsky, both the poet and the man. About the former, Pyotr Vail observes: "Pushkin was all about how we wanted to be; Brodsky was all about how we really are". About the man, Annelisa Allleva makes some cutting remarks, notably: "He stole other people's love in order to hide his insecurity". Derek Walcott puts the two together: "Joseph didn't make a distinction between his calling and his life. He was the best example I know of someone being a poet in the professional sense".
Joseph [HV] Brodsky đếch thèm để ý đến sự tách biệt giữa thiên hướng nhà thơ và đời của ông. Ông là thí dụ đẹp nhất mà tôi biết về một người, là một nhà thơ, theo một cái nghĩa nhà nghề của từ này.
"Joseph was a man who realized himself. That for me is the main lesson of his life. What more does a man need?".
Ui chao xin được xách dép cho nữ thi sĩ, mà chẳng... đặng, sao?
I am 'the' poetess
Quái đản thật, Gấu này chưa từng bao giờ có cái thắc mắc 'thơ ca, quí phái, thượng lưu, siêu hình, ma quái...', “mi là ai”? Suốt đời, có lẽ đến đời sau nữa, nếu có, Gấu vưỡn biết tỏng tòng tong, mi là một tên Yankee mũi tẹt, và loay hoay, hì hục... nói như Amos Oz: "I write to exorcise evil spirits", trục quỉ, con quỉ ở chuồng lợn của Kafka, con quỉ Bắc Kít ở trong Gấu!
Hà, hà!
Sở dĩ Gấu Đực lấy Gấu Cái, là để “pha loãng” cái độc Bắc Kit ở mấy đứa  nhỏ, và đây là một trong những lý do khiến Gấu Cái điên người, khi phát giác, chửi toáng, ta tưởng mi lấy ta vì 'thươn' ta, mi làm hư cả cuộc đời của ta rồi, thằng Bắc Kỳ ăn cá rô cây kia ơi!
Bạn có thể đọc, những hồi ký Đi tìm cái tôi đã mất, Tớ là thằng hèn, hồi ký NDM, Ba Người Khác.. trong cái dòng "trục quỉ Bắc Kít", cũng được!
Hà, hà!
Nhưng, những kẻ sau 30 Tháng Tư lặng thinh, đưa con mắt giận dữ nhìn tên công an phường, hay nở nụ cười thông cảm khi gặp cái nhìn của chúng tôi, hay ngồi vệ đường Sài Gòn khóc rưng rức, hay cúi mắt ra dáng hổ thẹn, hay viết hồi ký trục quỉ Bắc Kít, viết Thiên Đường Mù… tất cả những kẻ đó, thì hơi bị ít, thành ra khó mà giơ hai tay, ngẩng mặt lên trời, "Trời cứu chúng ta rồi, Phật lại nhập thế rồi!"
[Ceux qui pendant le Troisième Reich ont fui le Troisième Reich, en se taisant, en lançant un regard courroucé à l'adresse du rapporteur SS Rakas, en ébauchant un sourire de compassion à notre égard, ou en baissant les yeux de honte, tous ceux-là n'étaient pas assez nombreux pour imprimer à ma statistique non chiffrée une orientation salvatrice.]....
Je ne me sens pas bien dans ce beau pays pacifique, habité par des gens respectables et modernes. Pourquoi, on l'aura deviné : j'appartiens à cette espèce humaine heureusement en voie de dispariition que l'on s'est mis d'accord de baptiser globaalement du nom de "victimes nazies".
Tôi chẳng cảm thấy dễ chịu trong cái xứ sở hòa bường, giải phóng, với những con người đàng hoàng đàng ngoài. Tại sao? Thì bạn đoán ra rồi đấy: Chúng tôi là Ngụy!


Một Lần Tới Thủ Đô
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài...
Chúng tôi chọn quán này vì nó vắng, có bàn ghế mà ngồi. Ông chủ quán bưng ra ba tô tái chín, bốc hơi nghi ngút, ngửi mùi tôi đã rạo rực. Một anh bạn tôi, theo thói quen, nói rất dõng dạc: "Cho xin chén giá chụng đi". Ông chủ quán quay lại nhìn chúng tôi như nhìn người ngoài hành tinh, rồi bảo: "Giá chụng hả? Vào Sài Ghềnh mà ăn", ông ta nói với cách nhái giọng Miền Nam, thái độ chẳng thân thiện gì.

I am 'the' poetess
[Ta là Bà Chúa Thơ]
*

NGUYỄN LƯƠNG VỴ 
PHỐ CŨ DƯƠNG CẦM THU

Lá vàng rơi thương tưởng Dương Cầm Thu
Phố ươm nắng vàng câm. Âm biếc nắng
Bờ bến gọi. Thức tròn mùa xa vắng
Em đi đâu?! Dương cầm réo sông xa

Dương Cầm Thu ngấm men rượu Hoàng Hoa
 Phố thầm nhắc một mái lầu phong nguyệt
Màu cổ điển. Rằm phơi âm bất tuyệt
Em đi đâu?! Cỏ ướt khúc tình sầu

Dương Cầm Thu tóc xõa Dương Cầm Nâu
Phố khuya hát ngàn sông. Rêu nhớm rễ
Âm níu Nhạc. Ngàn sông bay nắng xế
Để ngàn khuya tan theo Dương Cầm Thu

Muốt tay em mềm hết dấu sương mù
Phố điêu khắc. Dương Cầm Thu chín đỏ
Lá say hết âm vang chìm đáy mộ
Nắng vàng câm. Âm biếc nắng nhớ nhau

Nắng vàng câm. Vang bóng đến ngàn sau
Phố ngực nõn dậy thì trăng ướt mượt
Phím chất ngất. Dương Cầm Thu hẹn ước
Trăng gọi nước xuôi ngàn. Đàn vang bước em đi…
 8/2005

Quả là một khúc thần sầu. Chất viril [chất đực], chất eros [chất huê tình], chất sauvage [dã man, tàn bạo]... nhưng cũng thật thơ mộng:
Em đi đâu, cỏ ướt khúc tình sầu.
Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Rõ nhất, là Joseph Huỳnh Văn, rồi tới Bùi Giáng, rồi tới Thanh Tâm Tuyền [chất đàn ông, hung bạo mà cả hai đấng kia không hề có].
Có lần, Gấu thú thực, chưa tìm ra chìa khoá vô cõi thơ NLV. Có NTN, lần anh viếng thăm Mẽo, và nhà thơ này gật gù, đúng, mỗi cõi thơ là mỗi chìa khoá. Thơ của tôi, chìa khoá nằm ở mãi cõi Thơ Đường.
Nói chung, thơ của mấy ông này, chìa khóa thì đều nằm trong Cõi Điên cả.
Trừ Joseph HV, cõi thơ Ky Tô, giống của Brodsky.
Trừ TTT, cõi thơ trí tuệ, gần cõi thơ Milosz, nhưng lại thiếu cõi quê của Milosz.
Cõi quê như chính ông tâng bốc:
It is good to be born in a small country where nature is on a human scale, where various languages and religions have coexisted for centuries. I am thinking here of Lithuania, a land of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le với con người, nơi ngôn ngữ và tôn giáo cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi đang nghĩ về Lithuania, miền đất của huyền thoại và thi ca.
Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.
Với TTT, thì đây là Đất Bắc mà ông đã từ bỏ, và khi trở về, thì như một tên tù:

Chiều cuối năm qua xóm nghèo
Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78
(Thơ ở đâu xa)

Note: Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Chúng ta phải hiểu câu này, trong cái dòng của câu của Dos, như bài điểm cuốn Dead Souls, dưới đây:
Chúng ta đều chui ra từ Chiếc Áo Khoác của Gogol:
The famous remark often attributed to Dostoevsky that "We all emerged from Gogol's overcoat" (a reference to Gogol's story of 1842) remains more accurate.

Thơ  NLV quả là đã chui ra từ cái áo khoác, là cõi thơ Miền Nam, tụ vào mấy đấng Joseph Huỳnh Văn, Bùi Giáng, và TTT.
Tại sao trong cõi thơ đó, không có, thí dụ TTY?

Thơ TTY, là dòng thơ cảm khái, có từ ngàn đời, và đời nào cũng có. Nhà thơ giáo chủ Tân Hình Thức gọi, đây là thơ biên tái, biên đình.

*

V/v Nabokov & Brodsky nằm mơ nói tiếng Nga.
Brodsky, đúng, nhưng Nabokov, phán bảnh hơn nhiều: Tôi suy nghĩ như là một thiên tài, viết như là một tác giả thật xịn, và nói như một đứa trẻ... Ngay cả giấc mơ mà tôi kể lại cho bà xã, ở bữa ăn sáng, cũng là một tiền dự án, un avant-projet.
[Trích lời nói đầu, của chính ông, mở ra cuốn Bạo Miệng, Strong Opinions, bản tiếng Pháp, Partis Pris.]
*
- Vous considérez-vous comme américain?
Nabokov: Oui, je suis aussi américain que l'avril en Arizona. La flore, la faune, l'air des Etats de l'Ouest sont mes liens avec la Russie d'Asie et de l'Arctique. Bien sûr, je dois trop à la langue et au paysage russes pour être ému par, disons, la littérature régionale américaine, ou les danse indiennes ou le “pumpkin pie” considéré sur le plan spirituel; mais j'éprouve une bouffée de chaleur, une fierté tendre et joyeuse quand je montre mon passeport vert USA aux frontières européennes. La critique primitive des affaires américaines m'offense et me désole. Sur le plan de la politique intérieure, je suis farouchement antiségrégationniste. En politique extérieure, je suis résolument du côté du gouvernement. Et quand je doute, je choisis le plus simplement du monde la ligne de conduite qui est de nature à déplaire le plus aux Russes et aux Rouges.
- Y- a-t-il une communauté à laquelle vous avez l'immpression d'appartenir?
- Pas vraiment. Mentalement, je peux réunir un assez grand nombre de personnes que j'aime, mais ils formeraient un groupe fort disparate et discordant si la vie réelle les réunissait sur une île réelle. Par ailleurs, je peux dire que je me sens assez à l'aise en compagnie d'intellectuels américains qui ont lu mes livres.
Ông coi ông là Mẽo chứ?
Tất nhiên rồi, tôi Mẽo như 30 Tháng Tư ở Arizona. Mùi cứt đái, cây cỏ, mùa màng, không khí, đồng ruộng, mùi vị nước mưa ở những tiểu bang phía Tây là những sợi rằng buộc với Miền Nam của Mít của tôi. Lẽ dĩ nhiên, tôi nợ quá nhiều ngôn ngữ Mít, khung cảnh Mít, thành ra cũng khó mà hơi bị quá cảm động, bởi, thí dụ, văn chương miệt vườn của Mẽo, nhưng tôi mê như điên Faulkner... Ui chao còn cái sự hãnh diện dịu dàng, sung sướng khi chìa cái thông hành mầu xanh của Mẽo ra, tại những cửa khẩu Âu Châu...
*
Ui chao, đúng là cái hãnh diện, cái sung sướng, cái tự hào của Gấu, khi, lần đầu, cầm cái thông hành Canada, trình tại một cửa khẩu...  Gấu đã từng viết ra cái cảm giác này, trong một bài viết, nhân đọc Rushdie
Sách quí

Cuốn sách quí giá nhất của tôi, là tờ thông hành.
Salman Rushdie

Trước 30 tháng Tư, đi đâu, Gấu cũng phải thủ đủ ba bửu bối, là thẻ căn cước - tức giấy chứng nhận là công dân miền nam cộng hòa - giấy chứng nhận hợp lệ tình trạng quân dịch, và thẻ nhà báo quân đội.
Đúng vào ngày 30 tháng Tư - sau này, khi phải nhớ lại, Gấu như vẫn còn thấy trước mắt -  là hình ảnh một người lính VNCH ở ngay đầu ngõ, anh cởi vội bộ quân phục - Ôi, cái cảnh tụt cái quần nhà binh, 'nhổ' đánh phẹt vào cuộc chiến, sao mà nó sướng đến thế! Bạn cứ thử tưởng tượng, một anh chàng bị táo bón dài đằng đẵng,"ba mươi năm táo bón từng ngày", tới lúc đó, phẹt một cái - chỉ giữ lại cái quần xà lỏn, cái áo thun, và nhập vào đám người nhốn nháo trên đường phố Sài Gòn. Như một phản xạ rất ư là tự nhiên, Gấu bèn bắt chước, nghĩa là đốt bỏ ngay hai món đồ nguy hiểm, chỉ giữ lại tấm thẻ căn cước, như muốn "phân bua" với một ông VC vô hình nào đó: Trình mí ông, tui chỉ là một phó thường dân.

Sau ba ngày học tập cải tạo tại chỗ, nghĩa là tại ngay cơ quan Bưu Điện Sài Gòn, khi bước ra, Gấu không còn một tờ giấy tùy thân, và sống trong trình trạng bất hợp pháp như thế đó, cho đến ngày bỏ chạy quê hương.
Đúng ra, là, cho đến ngày nhận  những cuốn sách quí, thí dụ sau đây:

*
Sau này, khi thi đậu quốc tịch, và được phát thẻ công dân Canada, Gấu gọi điện thoại về Sài Gòn báo tin cho Bà Trẻ, bà mừng quá, nói: Bây giờ, cháu lại là người rồi!.
Nhưng - đúng như Rushdie hùng dũng tuyên bố ở trên - giây phút  sung sướng nhất, hạnh phúc nhất và cũng quí giá nhất đối với Gấu, đó là lúc cầm tờ giấy thông hành, với cái mác công dân Canada, trình cho tay kiểm tra tại phi trường, trong chuyến đi thứ nhất trở lại quê hương Lào, xum họp cùng mấy đứa nhỏ. Đến lúc đó, mới thấm câu của Bà Trẻ của tui, bây giờ mi mới lại là người.

Câu nói của Rushdie, là trong bài viết "Hãy bước qua lằn ranh này". Ông nói thêm, như tất cả những lời tuyên bố hùng dũng [ông dùng chữ, trần trụi, bald], nó có vẻ cường điệu. Tờ thông hành, nói cho cùng, chỉ là một món đồ tiện dụng, lẽ dĩ nhiên, nó đòi hỏi một chút chăm sóc nào đó: Đừng để quá hạn, đừng làm hư hỏng...  A passeport is no big deal.... It's just ID. Một tấm giấy thông hành thì có ghê gớm chi đâu, chỉ là một thứ căn cước cá nhân.
Đúng rồi, nó chỉ là một tờ căn cước. Nhưng với Gấu tui, và có thể nói, với cả một miền đất, sau ngày 30 tháng Tư, chúng tôi đếch có thẻ căn cước, và được gọi chung bằng một từ, Ngụy.
Cho tới khi Gấu tôi có được tấm thông hành Canada.
Nhân đây cũng xin được nói lời cảm tạ đất nước đã cưu mang Gấu tui trên mười năm trời, kể từ ngày lên máy bay, rời trại chuyển tiếp Panat Nikhom ở Thái Lan, với tờ giấy mầu vàng "landed immigrant" [di dân thường trú], vượt hai đại dương, tới thành phố Toronto, vào đúng một ngày bão tuyết, trận bão tuyết khủng khiếp nhất kể từ 40 năm, theo như báo chí địa phương lúc đó, 44 độ âm. Đó là ngày 23 tháng 11 năm 1994.

Trên mười năm trời, mới thỏ thẻ một lời cám ơn, liệu như vậy là quá trễ chăng?
Trong một câu chuyện mà Gấu tôi đọc từ hồi còn nhỏ, [hình như trong tập "Những Tâm Hồn Cao Thượng" do Hà Mai Anh dịch từ một tác giá Ý, De Amicis (?)], có một cô bé bị câm, được một bác sĩ chữa trị. Một đêm nọ, cô bé trong lúc cố tập nói, bất thình lình âm thanh phát ra. Thế là cô bé cứ âm thầm ngậm những âm thanh đầu tiên đó, đợi tới sáng, khi vị bác sĩ tới giường cô, bấy giờ cô mới thốt lên mấy âm thanh mà cô tập nói suốt trong đêm: Con cám ơn bác sĩ.
Trường hợp của Gấu tôi cũng tương tự như vậy, nhưng không phải những âm thanh đầu tiên, mà có thể, cuối cùng, của một người già cảm thấy sắp sửa đi hết cuộc đời của mình.
****
Cuốn sách quí trên, có được vào năm 1985. Nó cho phép vượt "biên giới" - những hàng rào kẽm gai nhà giam Bà Bèo, sau lần vượt biển thất bại tại bãi Vàm Láng, vào đúng đêm ông Táo về Trời. Tôi đã kể qua về chuyến đi bi hài này, trên một số báo Văn. Trong cơn giông bão thập tử nhất sinh, anh chàng thanh niên ngồi kế bên, cứ nhè tôi là người yêu đi cùng chuyến với anh, mà vò đầu, mà bứt tai, mà hôn, mà hít, mà lảm nhảm những lời nói hoảng loạn.
Cô gái là một trong những người rời trại Bà Bèo sớm nhất. Ba mẹ cô là cán bộ gộc. Tôi, là nhờ bên vợ. Nhờ Cậu Tư. Người vô trại đón tôi, sau đó chở Honda thẳng lên nhà tôi, ở Sài Gòn, là Hải, con trai cậu Tư. Một trong những đứa trẻ miền nam, trong những năm chiến tranh, vượt Trường Sơn ra bắc. Mấy người bạn tù bảo tôi: Trại này chưa từng có một trường hợp công an vào tận nơi rước về nhà!
*
-Anh Hai, anh có nhớ em không?
Hải, mặt đỏ gay, từ trong một căn phòng ồn ào, bước ra, hỏi tôi.
Quen hồi nào đâu mà nhớ?
Tôi chỉ cười cười.
Anh công an tự giới thiệu:
-Em Hải, con ông Tư Long. Chị Hai biểu dzô rước anh về Sài Gòn.
À, con ông Tư. Lần thăm nuôi vừa rồi, bà xã đã cho biết sơ sơ về chuyện nhờ cậy ông cậu.
Sau này, tôi nghĩ, câu "Anh còn nhớ em không?", là Hải cố tình nói, nhắm vào đám công an coi trại.
Nhờ có chuyến đi 1985 mà có chuyến đi sau đó.
Tôi vẫn đinh ninh sẽ có ngày chạy thoát được quê hương. Tôi cũng vẫn đinh ninh, không thể nào vượt biển.
Gia đình tôi bị nước trù yểm. Ông già tôi bị giết, bị buộc đá, bỏ sông cho xác đừng nổi lên. Thằng em trai chết tại một khúc sông, khi là thiếu uý chủ lực quân biệt phái địa phương quân, bảo vệ vòng đai phi trường Sóc Trăng. Còn tôi, ăn hai trái mìn claymore nơi nhà hàng nổi Mỹ Cảnh tại bờ sông Sài Gòn. Nằm trong nhà thương Grall, vị bác sĩ  ngó vết thương, hỏi, có té xuống sông không, tôi lắc đầu, sau này vẫn thường nhớ lại, và vẫn thường tự hỏi, nếu té xuống sông, liệu có thể chết vì nhiễm độc?
Lần đầu tiên, bước ra ngoài, đi dạo với Bông Hồng Đen giữa những luống hoa trong nhà thương Grall, ngó bộ mặt méo xệch của tôi, cô an ủi, anh bị gãy xương, liền lại mấy hồi, mất khúc nào là mọc thêm khúc đó, không chết đâu, đừng lo!
Cô đang tính học, hoặc đang học y khoa, năm đó.
[Khi tôi đang viết những dòng này, Bông Hồng Đen đang phải nhập viện trị chứng ung thư  -phương pháp hóa trị liệu gì đó - và không được ra khỏi phòng chữa trị trong một tháng. Nghe nói, thời gian của cô không còn nhiều. Tôi bỗng nghĩ đến những ngày nằm tại salle hậu giải phẫu tại bệnh viện Grall, và chỉ mong được "phóng thích" để gặp cô...]