nqt

Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]

Liu Xiaobo Elegies
Nobel văn chương 2012

Anh Môn

Kỷ niệm 100 năm sinh của Milosz

IN MEMORIAM W. G. SEBALD
http://tapchivanhoc.org



Happy New Year

*

Boast of Quietness 

Writings of light assault the darkness, more prodigious than meteors.
The tall unknowable city takes over the countryside.
Sure of my life and my death, I observe the ambitious and would like to
        understand them.
Their day is greedy as a lariat in the air.
The night is a rest from the rage within steel, quick to attack.
They speak of humanity.
My humanity is in feeling we are all voices of the same poverty.
They speak of homeland.
My homeland is the rhythm of a guitar, a few portraits, an old sword,
the willow grove's visible prayer as evening falls.
Time is living me.
More silent than my shadow, I pass through the loftily covetous multitude.
They are indispensable, singular, worthy of tomorrow.
My name is someone and anyone.
I walk slowly, like one who comes from so far away he doesn't expect to
        arrive.
-S.K.

J.L. Borges
Gấu bốc phét về sự êm ả, trầm lắng của mình

Chúng huyênh hoang về nhân loại, về nòi giống Bắc Kít của chúng
nh nhân loại của Gấu Cà Chớn thì là ở trong cảm nghĩ
Chúng ta là tất cả giọng nói của cùng một sự nghèo khổ
Chúng nói về Quê Mít
Cái gì gì, nếu ai đếch có thì đếch được làm người!
Quê hương của Gấu là 1 dúm nhạc sến.

Thời gian bye bye Gấu
Lặng lẽ hơn cả cái bóng của mình
Gấu bước chầm chậm,
Như kẻ nào đó từ nơi nào xa thật xa,
Và chẳng hề mong, tới.

When I wake up, I wake to something worse. It's the astonishment of being myself.
Borges

Tớ thức giấc, thức vô điều tồi tệ: Mày là thằng Gấu Cà Chớn!


If only morning meant oblivion
Nếu buổi mai có nghĩa là quên lãng


Waking Up
Daylight leaks in, and sluggishly I surface
from my own dreams into the common dream
and things assume again their proper places
and their accustomed shapes. Into this present
the Past intrudes, in all its dizzying range-
the centuries-old habits of migration
in birds and men, the armies in their legions
all fallen to the sword, and Rome and Carthage.

The trappings of my day also come back:
my voice, my face, my nervousness, my luck.
If only Death, that other waking-up,
would grant me a time free of all memory
of my own name and all that I have been!
If only morning meant oblivion!
-A.R.
J.L. Borges

Tưởng Niệm

Tribute to Dinh Cuong
Thơ Mỗi Ngày

OLD FASHIONS

I remember an old, meticulously executed print.
Swallowed by a whale, a small man with a frock coat sits inside
its belly at a small table, lit by an oil lamp.
        But from time to time the whale gets hungry. And here is the
second print.
        A powerful wave of seawater rushes through the throat to the
belly, with a shoal of swallowed small fish.
        The table with the lamp is knocked down; the small man,
diving, nestles against the slick wall of the whale's massive bulk.
        After the wave's retreat he sets up his table, hangs the lamp,
and begins to work.
        Perhaps he is studying the Old Testament? Perhaps he is
studying maps?
        What else could be of interest to a traveler miraculously saved
from a shipwreck?
        I often think of this print as I lay books down on my table for
work, after tightly closing windows and doors.

                                                                                      -Julia Hartwig
                    (Translated from the Polish by John and Bogdana Carpenter)
                                                                              NYRB April 27, 2006



At My Father's Funeral

The idea that the body as well as the soul was immortal was probably linked on to a very primitive belief regarding the dead, and one shared by many peoples, that they lived on in the grave. This conception was never forgotten, even in regions where the theory of a distant land of the dead was evolved, or where the body was consumed by fire before burial. It appears from such practices as binding the dead with cords, or laying heavy stones or a mound of earth on the grave, probably to prevent their egress, or feeding the dead with sacrificial food at the grave, or from the belief that the dead come forth not as
spirits, but in the body from the grave.
                                                          J.A. MacCulloch, The Religion of the Ancient Celts


We wanted to seal his mouth
with a handful of clay,
to cover his eyes
with the ash of the last

bonfire he made
at the rainiest edge
of the garden

and didn't we think, for a moment,
of crushing his feet
so he couldn't return to the house
at Halloween,

to stand at the window.
smoking and peering in,
the look on his face

like that flaw in the sway of the world
where mastery fails
and a hinge in the mind
swings open - grief

or terror coming loose
and drifting, like a leaf,
into the flames.

LRB 26 Jan, 2012


     
The Watcher
The light enters and I remember who I am; he is there.
He begins by telling me his name which (it should now be clear) is mine.
I revert to the servitude which has lasted more than seven times ten years.
He saddles me with his rememberings.
He saddles me with the miseries of every day, the human condition.
I am his old nurse; he requires me to wash his feet.
He spies on me in mirrors, in mahogany, in shop windows.
One or another woman has rejected him, and I must share his anguish.
He dictates to me now this poem, which I do not like.
He insists I apprentice myself tentatively to the stubborn Anglo-Saxon.
He has won me over to the hero worship of dead soldiers, people with
            whom I could scarcely exchange a single word.
On the last flight of stairs, I feel him at my side.
He is in my footsteps, in my voice.
Down to the last detail, I abhor him.
I am gratified to remark that he can hardly see.
I am in a circular cell and the infinite wall is closing in.
Neither of the two deceives the other, but we both lie.
We know each other too well, inseparable brother.
You drink the water from my cup and you wolf down my bread.
The door to suicide is open, but theologians assert that, in the subsequent
            shadows of the other kingdom, there will I be, waiting for myself.
-A.R.
J.L. Borges

The Double

Kẻ Kép

Ðược đề xuất, huých huých bởi những phản chiếu từ gương soi, từ mặt nước, từ cặp song sinh, ý tưởng về Kẻ Kép thì thông thuộc trong nhiều xứ sở. Thí dụ câu này “Bạn Quí là một GNV khác”, của Pythagore, và tư tưởng Hãy Biết Mình của trường phái Platonic được gợi hứng từ đó. Trong tiếng Ðức, Kẻ Kép được gọi là Doppelganger, có nghĩa, “người đi bộ sóng đôi”. Trong tiếng Scotland thì có từ fetch, cũng có nghĩa là “bạn quí”, nhưng ông bạn quí này đem cái chết đến cho bạn. Từ wraith, tiếng Scottish, có nghĩa là hồn ma, y chang bạn, và bạn chỉ vừa kịp nhìn thấy, là thở hắt ra, đi một đường ô hô ai tai!
Thành ra cái chuyện “Gấu gặp bạn quí là Gấu” [ngồi bờ sông lâu thể nào cũng thấy xác của mình trôi qua], quả đáng ngại thật. Ðiềm gở. Khúc “ba lát” bi thương "Ticonderoga" của Robert Louis Stevenson kể 1 giai thoại về đề tài này. Bức họa lạ lùng của Rossetti [Họ gặp chính họ như thế nào, "How They Met Themselves"], kể câu chuyện hai kẻ yêu nhau đụng đầu trong khu rừng âm u vào lúc chạng vạng. Còn nhiều thí dụ, từ Hawthorne ("Howe's Masquerade"), Dostoyevsky, Alfred de Musset, James ("The Jolly Corner"), Kleist, Chesterton ("The Mirror of Madmen"), and Hearn (Some Chinese Ghosts).
Những người Ai Cập cổ tin tưởng, Kẻ Kép, the “ka”, là phần chiếu tướng đích thị của một con người, kẻ đối tác có cùng bước đi, cùng chiếc áo dài. Không chỉ con người mà thần thánh, thú vật, đá, cây, ghế, dao, đều có “ka” của chúng, vô hình, trừ một vài ông thầy tu là có thể nhìn thấy Kẻ Kép của những vị thần và được thần ban cho khả năng biết được những sự vật đã qua và sắp tới.
Với người Do Thái, sự xuất hiện Kẻ Kép không phải là điềm gở, [tới giờ đi rồi cha nội, lẹ lên không lỡ chuyến tầu suốt, rồi không làm sao mà đi được, như Cao Bồi, bạn của Gấu, hay như Võ Ðại Tướng, vừa mới chợp mắt tính...  đi, là đã thấy 3 triệu oan hồn hau háu, đau đáu chờ đòi mạng, thì đi thế đéo nào được?] Ngược lại, họ tin đó là bằng chứng bạn tu luyện đã thành, đạt được những quyền năng tiên tri. Ðó là cách giải thích của Gershom Scholem.
Một giai thoại được ghi lại trong Talmud kể câu chuyện một thằng cha GNV, suối đời tìm hoài Thượng Ðế, và khi gặp, hóa ra là… GCC!
Trong “William Wilson” của Poe, Kẻ Kép là lương tâm của nhân vật trong truyện. Anh ta thịt nó, thế là bèn ngỏm theo. Cũng cùng đường hướng như vậy, Dorian Gray, trong tiểu thuyết của Wilde, đâm bức hình của anh ta, và bèn gặp gỡ Thần Chết. Trong những bài thơ của Yeats, Kẻ Kép là phía bên kia của chúng ta, kẻ bổ túc, hoàn thiện chúng ta, kẻ mà chúng ta không, và sẽ chẳng bao giờ trở thành.

Plutarch viết, người Hy Lạp gọi, cái ngã khác, bằng cái tên, viên đại sứ của hoàng đế.
J.L. Borges


Một giai thoại được ghi lại trong Talmud kể câu chuyện một thằng cha GNV, suối đời tìm hoài Thượng Ðế, và khi gặp, hóa ra là… GCC!

1. Jorge Luis Borges: Thiên Thư

Gửi những cư dân của một đền thiêng Sài Gòn, đã từng đọc ra câu thần chú của Đức Thánh Trần: Hãy lấy nước mà dựng đất, và từ đó, có một dân tộc được gọi là "thuyền nhân".
JT

Nhà tù sâu. Bằng đá. Như một nửa trái cầu thật tròn trịa. Mặt đất, cũng bằng đá, chặn đứng nhà tù, khi nó mon men tới gần vòng tròn lớn, như để tăng thêm cảm giác tù túng. Một bức tường cắt nhà tù ngay tại tâm của nó. Tường thật cao, nhưng không đụng mái cầu bên trên. Một bên bức tường, là tôi, Tzinacán, đạo sĩ ở kim tự tháp Qaholom. Tháp này đã bị Pedro de Alvarado thiêu rụi. Bên kia, là một con báo. Con vật đếm thời gian và không gian bên trong chuồng bằng bước chân vô hình, đều đặn của nó. Sát mặt đất, là một cửa sổ lớn, có chấn song, ăn vào bức tường giữa nhà tù. Vào giờ không bóng [giờ ngọ], người ta mở cái bẫy sập ở bên trên, và người gác, cũng mòn mỏi dần theo năm tháng, ròng xuống một sợi cáp, ở đầu sợi cáp là nước uống và vài mẩu thịt. Ánh sáng nhờ đó cũng tuôn vào căn hầm. Và đó là lúc tôi có thể nhìn thấy con báo.
Tôi cũng không còn nhớ rõ mình đã trải qua bao năm tháng ở trong cõi tối tăm này. Tôi, vốn ngày nào trẻ măng, còn đi lại trong chuồng, chẳng làm chi ngoại trừ chờ, kết thúc của đời mình, mà ông trời đã quyết định, bằng thái độ của một kẻ biết mình sẽ chết. Tôi, ngày nào, với con dao bằng đá nhọn hoắt, mở banh ngực biết bao nạn nhân, giờ này không làm sao nhắc nổi thân hình lên khỏi bụi bặm, nếu không nhờ ma thuật.
Buổi tối, bữa tháp bị đốt, đám kỵ sĩ, từ những con ngựa cao lớn, đã tra tấn tôi, bằng những thanh sắt nặng nề. Họ tra khảo, bắt chỉ ra nơi chôn giấu kho tàng. Họ đạp đổ tượng trời, ngay trước mắt tôi, nhưng trời đã không bỏ tôi, và tôi cứ thế lặng câm, trong những lần tra tấn. Họ đánh đập, dầy vò, chà nát thân xác tôi. Rồi tôi tỉnh dậy, thấy mình ở trong nhà tù này, nơi kéo dài những ngày sống còn lại của mình.
Bị thúc đẩy bởi ý nghĩ, phải làm một điều gì nhằm lấp đầy thời gian, tôi tính hồi tưởng, trong bóng đêm, tất cả những gì tôi đã biết. Tôi đốt phí, hết đêm nay tới đêm mai, cố nhớ lại một số rắn đá, bao nhiêu con, con nào trước, con nào sau; hình dạng một thứ dược thảo. Bằng cách đó, tôi trốn chạy năm tháng, và sở hữu tất cả những gì đã từng thuộc về mình. Một đêm, tôi cảm thấy mình đang sáp gần một kỷ niệm thật quí báu, như thể, trước khi nhìn thấy biển, kẻ du lịch chợt nhận ra, rằng máu mình sôi động. Vài giờ sau, kỷ niệm thấp thoáng hiện ra.
Đây là một trong những truyền thống liên quan tới ông trời. Tiên đoán ra được rằng, vào cuối thời gian, sẽ xẩy ra rất nhiều tai ương và điêu tàn, vào cái ngày đầu tiên sáng tạo ra vũ trụ, ông trời viết ra một câu thần chú; biết được câu thần chú này, là tránh khỏi mọi tai tương. Ông trời viết, theo một cách mà bao nhiêu thế hệ sau này, dù xa xăm cách mấy, hoặc may mắn, tình cờ tới cỡ nào, cũng không làm sao mở ra được. Chẳng ai biết ông trời đã viết ở đâu, và bằng những con chữ gì, nhưng chúng ta chẳng hề nghi ngờ, rằng câu thần chú chắc chắn là ở đâu đó, và sẽ có ngày có người được chọn lựa, và người đó sẽ mở ra được. Tôi suy nghĩ, như là chúng ta luôn luôn thấy đấy, lúc này chúng ta đang ở những ngày cuối cùng của thời gian, và tôi, với tư cách vị tu sĩ cuối cùng của đạo trời, có thể mình sẽ có đặc ân mở ra câu thần chú. Sự kiện, những bức tường nhà tù bao quanh, chẳng làm sao ngăn cấm hy vọng này của tôi. Có thể tôi đã từng nhìn thấy câu thần chú này hàng nghìn lần, được ghi tại Tháp Qaholom, và đã bỏ qua không tìm hiểu.
Ý nghĩ này cho tôi can đảm, nhưng liền lập tức, nó làm tôi choáng váng. Trời đất bao la như vầy, bao la những hình dáng cổ xưa, bao la những hình dáng không thể lụi tàn, gần như thiên thu vĩnh viễn cứ như vậy: bất cứ một hình dáng nào trong hằng hà sa số đó, cũng có thể chứa đựng thiên thư. Một ngọn núi cũng có thể là lời của trời, hay một dòng sông, một đế quốc, hay là sự sắp xếp của những vì sao. Nhưng qua bao thế kỷ, núi mòn đá lở, sông thay đổi dòng, đế quốc tang thương dâu bể, con đường của những vì sao khác đi. Nhà trời cũng đâu tránh được sự chuyển nhượng, từ thế lực này qua thế lực khác. Núi và sao là những cá thể, và những cá thể qua đi. Tôi phải kiếm một thứ gì bền bỉ hơn, ít bị hư hỏng hơn. Tôi nghĩ tới đời này qua đời nọ những loài ngũ cốc, cây cỏ, chim chóc, con người. Có thể câu thần chú được viết trên mặt tôi, và chính tôi là mục đích sự tìm kiếm của mình. Đúng vào lúc đó, tôi chợt nhớ ra là con báo cũng là một trong những tùy tùng của trời, cũng do trời mà ra.
Thế là lòng thành kính dâng lên ở trong tôi. Tôi tưởng tượng ra buổi sáng đầu tiên của thời gian. Tôi tưởng tượng, trời đã giấu câu thần chú ở trong da của những con báo, một loài vật quần tụ, sinh sôi nẩy nở đời này qua đời khác, ở hang, đồng, đảo, và sau cùng con người đã nhận chúng. Tôi tưởng tượng một mạng lưới những con hổ như thế đó, một mê cung nóng bỏng những con hổ, reo rắc khủng bố ghê rợn trên những cánh đồng, giữa những đàn súc vật, để bảo tồn một ý đồ. Phòng giam kế bên chứa một con báo. Trong gang tấc như thế đó, tôi nhận ra mối tương liên và niềm ân điển bí ẩn.
Tôi đã trải qua những năm tháng dài, để học hỏi trật tự và sắp xếp những công việc phải làm. Cứ mỗi ngày mù lòa cho tôi chút ánh sáng, và tôi có thể gắn chặt vào hồi ức của mình những khoảng đen đánh dấu bộ lông vàng. Có những khoảng cho thấy những điểm, những khoảng khác làm thành những đường vằn ăn vào mặt sau những ngón chân; những khoảng khác lập đi lập lại hàng năm. Có thể vẫn chỉ là, cùng một âm thanh, hay cùng một từ. Rất nhiều khoảng có những đường viền mầu đỏ.
Cực nhọc trần ai, làm sao tôi có thể nói ra cho hết được. Đã bao lần, tôi la lớn, vào những bức tường, chuyện giải ra một câu thần chú như vậy, là điều không thể. Hết còn cảm giác, tôi đánh vật với câu đố đang hành hạ tôi, dù sao cũng chưa cực nhọc nhiều, nếu so với toàn thể câu đố mẹ của mọi câu đố, tức là là câu thần chú mà ông trời đã viết ra. "Câu nói lên sự thông minh tuyệt đối, nó phải như thế nào?" Tôi suy nghĩ, ngay trong những ngôn ngữ con người, mỗi câu nói là giả dụ tất cả vũ trụ. Nói "hổ", là nói những con hổ đẻ ra "hổ", những con hươu, những con rùa mà "hổ" đã xé xác, cỏ mà những con hươu sống nhờ nó, đất là mẹ của cỏ, không gian đem ngày đến cho đất. Tôi suy nghĩ thêm, trong ngôn ngữ của một ông trời, lời nói đẻ ra một chuỗi vô tận những sự kiện, không phải theo kiểu ôm vào, mà là mở ra; không phải theo cách liên lũy, mà là tức thì. Cùng với thời gian, ý niệm về một câu nói thiêng liêng, đối với tôi, nó có vẻ chứa đầy nguy nàn, và cũng không kém phần bổ báng. Tôi nghĩ, "Ông trời chỉ nói một từ, và từ này ôm ở trong nó sự tràn đầy. Bất cứ một từ, đẻ ra từ đó, đều chỉ là thứ yếu, so với vũ trụ, và chẳng thể nào được coi là hoàn tất, so với tổng số thời gian. Những từ đầy ứ tham vọng, nhưng cũng thật nghèo nàn đáng thương của con người, "tất cả, thế giới", vũ trụ": chỉ là những cái bóng, những âm thanh nhai nhái của tiếng trời, chỉ có tiếng trời mới tương đương một ngôn ngữ, và chứa đựng tất cả những gì mà ngôn ngữ có thể chứa đựng."
Bữa đó, hay đêm đó – đêm hay ngày khác chi đâu đối với tôi? – tôi mơ thấy trên mặt đất nhà tù của tôi có một hạt cát. Tôi lại thiu thiu, chẳng màng chi tiết này. Tôi mơ thấy mình thức giấc, và có hai hạt cát. Tôi lại ru mình ngủ, và mơ thấy có ba hạt cát. Chúng sinh sôi chứa chật nhà tù, và tôi, tôi chết ngạt ở bên trong nửa trái cầu cát. Tôi hiểu mình mơ, và cố gắng thức dậy. Ích chi đâu, thức dậy: cát làm tôi nghẹt thở. Một người nào đó có nói cho tôi hay rằng,"Mi không thức giấc sau đêm, mà là từ giấc mộng trước. Giấc mơ này là ở bên trong một giấc mơ khác, và cứ thế cho tới vô cùng, và là con số những hạt cát. Con đường trở ngược là vô tận; mi sẽ chết trước khi thực sự thức giấc."
Tôi thấy mình tiêu tùng. Cát chật mồm tôi, nhưng tôi la lên: "Hạt cát mơ, mi làm sao giết nổi ta; làm gì có chuyện những giấc mơ ở trong những giấc mơ khác." Một tia sáng làm tôi tỉnh. Trong cõi tối tăm hết mực, một vòng tròn sáng vẽ ra. Tôi nhìn thấy hai bàn tay và khuôn mặt người cai ngục, cái ròng rọc, sợi dây cáp, thịt, và những cái hũ.
Từng chút từng chút, con người nhập dạng, là cái phần số của mình; cứ thế cứ thế, nó trở thành những hoàn cảnh của nó. Một kẻ giải mã câu thần chú, một người trả thù, một tên thầy tu của một đền thiêng, đâu chỉ có vậy mà còn hơn thế nữa: tôi là một tên tù. Từ mê cung miệt mài không mệt mỏi của những giấc mơ, tôi trở lại căn hầm gớm ghiếc, như nơi ăn chốn ở của mình. Tôi chúc phúc cho cái ẩm ướt của nó, tôi chúc phúc cho con hổ của nó, tôi chúc phúc cho cái cửa hầm tù, tôi chúc phúc cho cái thân già đau khổ của tôi, tôi chúc phúc cho sự tối tăm của đá.
Thế rồi tới sát na, tôi không thể quên, mà cũng không thể trao đổi liên lạc. Tới sát na, tôi nhập vào, đồng nhất với sự thiêng liêng cao cả, với thiên tính, với vũ trụ, (tôi không hiểu hai từ thiên tính – divinité - và vũ trụ – univers - có khác nhau gì không). Cực lạc như thế đó, là không thể lập đi lập lại những biểu tượng của nó. Có người nhìn thấy Ông Trời trong một phản ánh, kẻ khác nhận ra Ông Trời trong một thanh gươm, hay là trong những vòng tròn của một bông hồng. Tôi nhìn thấy Một Cái Bánh Xe rất cao, không phải ở trước mắt tôi, cũng không phải ở đằng sau tôi, mà là ở khắp cả mọi chốn, cùng một lúc. Cái Bánh Xe này làm bằng nước, và cũng bằng lửa, và, rõ ràng phân biệt được những đường viền, vậy mà nó vô vùng. Hỗn mang ở trong đó, tất cả những sự vật sẽ là, đang là, và đã là, được tạo thành. Tôi là một sợi, của cái khổ dệt toàn thể đó, và Pedro de Alvarado, kẻ tra tấn tôi, là một sợi khác. Trong đó, có tất cả, nào là nguyên nhân, nào là hậu quả, và chỉ nhìn Cái Bánh Xe, tôi đủ hiểu, những nguyên nhân hậu quả như thế đó, là vô tận. Ôi, nỗi vui hiểu còn hơn cả nỗi vui tưởng tượng, hoặc cảm tượng (sentir)! Tôi nhìn vũ trụ và tôi nhìn thấy những mưu đồ thầm kín của vũ trụ. Tôi nhìn thấy những cội nguồn được kể ở trong cuốn Lời Khuyên (Le Livre du Conseil). Tôi nhìn thấy những ngọn núi từ dưới nước nhô lên. Tôi nhìn thấy những con người đầu tiên, được làm bằng lá cây và thớ gỗ. Tôi nhìn thấy sỏi đá tấn công người. Tôi nhìn thấy chó xé nát mặt người. Tôi nhìn thấy một ông trời không mặt, ở phía sau những ông trời. Tôi nhìn thấy những con đường vô tận tạo thành cực lạc độc nhất, và, ngộ ra mọi điều, tôi đọc ra được hổ thư (l’écriture du tigre).
Đó là một công thức gồm mười bốn từ ngẫu nhiên (có vẻ như là ngẫu nhiên). Tôi chỉ cần đọc lớn lên là trở thành bách chiến bách thắng đả biến thiên hạ vô địch thủ. Tôi chỉ cần đọc lên là nhà tù bằng đá này tan biến vào hư vô, là ngày biến vào đêm đen của tôi, là trẻ mãi không già, là bất tử, là hổ xé xác Alvarado, là lưỡi dao thiêng cắm ngập vào những lồng ngực Tây Ban Nha, là đền thiêng được dựng lại, là cả vương quốc được tái lập. Mười bốn con chữ, mười bốn từ, và tôi, Tzinacán, tôi sẽ cai trị những vùng đất mà Moctezuma đã cai trị. Nhưng tôi biết rõ một điều, tôi sẽ chẳng bao giờ đọc lên mười bốn từ huyền diệu đó, lý do là, tôi chẳng còn nhớ gì về Tzinacán.
Hãy chết đi, tôi, tôi, tôi, cùng với câu thần chú ghi trên da loài hổ dữ kia. Kẻ nào đã từng ngộ ra vũ trụ, ngộ ra những mưu đồ cuồng điên của vũ trụ, làm sao kẻ đó còn có thể nghĩ tới, chỉ một con người, với những trò thổi bong bóng rẻ tiền, những hạnh phúc dớ dẩn, cho dù con người đó đích thị là... tôi? Con người đó "đã có thời là nó", nhưng bây giờ, ích chi đâu? Rằng nó cưu mang số phận kia, tổ quốc nọ, ích chi đâu, một khi nó chẳng là một ai, chẳng là gì? Chính vì lý do đó, tôi sẽ chẳng thèm đọc lên câu thần chú, tôi sẽ để cho ngày tháng quên lãng mình, nằm sóng sượt trong đêm đen.

Jennifer Tran chuyển ngữ

(Theo bản tiếng Pháp của Roger Caillois, "L’Écriture de Dieu", trong "L’Aleph" - chữ đầu tiên trong bảng mẫu tự tiếng Do Thái cổ Hêbrơ - nhà xuất bản Gallimard, tủ sách L’Imaginaire).
Chú thích của Roger Callois: Trong "Thiên Thư", (L’Écriture de Dieu), cuốn "Lời Khuyên" (Le Livre du Conseil), lẽ dĩ nhiên là "Popol-Vu", cuốn sách thiêng của người Mayas-Quichés. Có một bản dịch tiếng Pháp, của Georges Raynaud (Tủ sách "École des Hautes Études", t. XLI, Paris, 1925).

Lời bạt của tác giả, Jorge Luis Borges, về "Thiên Thư" của ông:
"... Thiên Thư được xét đoán với thiện cảm; con báo bắt buộc tôi phải để vào miệng "nhà thuật sĩ của tháp Qaholom" những câu nói có vẻ thần bí." (J.L.B. Buenos Aires ngày 3 tháng Năm 1949).

2. Borges: Tôi thường ngẩn ngơ trước chuồng hổ...

Trong Thiên Thư, bản tiếng Pháp của Roger Caillois, để chỉ con vật chia sẻ một nửa nhà tù với nhà thuật sĩ tháp Qaholom, dịch giả thoạt đầu sử dụng từ "báo" và sau đó, từ "hổ". Ông không giải thích tại sao.
Tình cờ được đọc bài viết của Olivier Rolin, trên tờ báo Pháp Thế Giới (Le Monde), số đề ngày Thứ Năm 26 tháng Tám 1999: Borges, "Sự thực hành huyền bí" của ("La pratique mystérieuse" de) Buenos Aires, trong đó tác giả vô tình giải thích giùm thắc mắc của Jennifer tôi: "Từ ‘hổ", ở Nam Mỹ thường được dùng để chỉ những loài báo tầm thường (vulgaires tigres)."
Nhưng con hổ mang trên mình chữ của trời chắc chắn không phải là một loài báo tầm thường của Nam Mỹ.
"Tủ sách của ông bố, giầu có với những bộ bách khoa, những cuốn sách bằng tiếng Anh, bị hớp hồn bởi những con hổ ở trong vườn thú, sự can đảm của những tay anh chị khu ngoại ô Palermo: đây là những dấu ấn về những năm đầu tiên của một nhà văn uyên bác và cũng không kém phần ác độc (cruauté)," tác giả bài viết giới thiệu Borges như vậy.
Trong bài viết còn có bức hình của cậu học sinh trung học Jorge Luis Borges, chụp năm 1911; bức vẽ thảo một chú hổ của "Georgie", khi mới sáu tuổi, và bức hình tuyệt vời của Borges, vào năm 1969, khi ông đã mù. Bức hình của Eduardo Comesana này được rất nhiều độc giả của Borges biết tới.
Không phải loài hổ tầm thường của Nam Mỹ.
Olivier Rolin, tác giả bài viết trên tờ Thế Giới nhớ lại, đã từng gặp Borges trước đó nhiều năm. Một tấm biển đồng khắc tên ông, tại một căn nhà trên phố Maipú. Bà mucama, la gouvernante (quản gia), mời tôi (Olivier Rolin) vào phòng khách. Borges ngồi ở cuối phòng, trên sô pha, tay cầm tẩu, tì nhẹ lên cây gậy. Dọc theo tường phòng khách, là những chiếc ghế, đều có người ngồi, và đều là khách như tôi, và đang đợi tới lượt mình. Người tới mời ông chủ trì một trung tâm văn hóa địa phương, người mong một lời đề tặng... Tất cả mọi người đều có thể được mời, và người ta kể cho tôi nghe, có cả những du khách Mỹ, tới để mong ông chụp hình cùng với họ. Bạn có thể tưởng tượng ra được, hoàn cảnh của tôi lúc đó: chẳng khác chi lạc vào phòng đợi của nha sĩ. Có điều, tại phòng nhổ răng, người khách không thể biết "nỗi đau một góc con người" [lấy ý từ câu nói của người Việt, ‘cái răng cái tóc một góc con người’], của người tới trước mình nó ra sao.
Đã từng đọc rất nhiều tác phẩm của Borges, đặc biệt là "Ca ngợi bóng tối", trong đó ông viết, "Thoạt đầu thì chưa, nhưng rồi thì thế là, tôi đã dành cả cuộc đời dài ngoẵng của mình cho mớ chữ.... cho sự thực hành huyền bí của thành phố Buenos Aires, và cho những điều ngỡ ngàng, mà nếu bạn không nghĩ là tôi quá tự kiêu, thì hãy tạm gọi nó là siêu hình học", Rolin tính gặp Borges để hỏi về "sự thực hành huyền bí" đó. Nhưng ông bỏ cuộc, có lẽ vì thấy còn lâu mới tới lượt mình, nhưng đúng ra, ông biết, khó mà hỏi Borges, trong một hoàn cảnh như vậy. Bài viết là nhằm để trả lời thay cho Borges.
"Tôi (Borges) thường ngẩn ngơ trước chuồng hổ." Nói rõ hơn, cái điều mà ông thực hành với một niềm ngưỡng mộ, đó chính là "ngẩn ngơ trước chuồng hổ", chính là con hổ "gậm một mối căm hờn trong cũi sắt đó"! Ông giải thích thêm, "không phải hổ mắt đốm của những hòn đảo trôi bềnh bồng nơi vùng Paraná... nhưng mà hổ da vằn, thuộc vùng Á Châu, thật uy nghi thật vương giả, và chỉ có những chiến binh (hommes de guerre), ngồi chót vót ở trên lưng những chú voi cao khềnh mới dám đương đầu với nó."
"Tôi thường ngẩn ngơ, dứt tình bỏ đi không nổi, trước một trong những cái chuồng ở trong vườn thú; tôi mê những cuốn bách khoa rộng lớn, và những cuốn sách lịch sử tự nhiên, chính vì vẻ tuyệt vời của những con hổ ở trong đó (tôi vẫn còn nhớ những hình ảnh này, và mỗi lần nhớ, tôi vẫn thường lầm chúng với vầng trán và nụ cười của một người phụ nữ)."
Hổ, sự độc ác, đàn bà, bách khoa... có tất cả những thứ đó, trong đầu một nhà văn, vào cái thời còn cắp sách đi học. "Những con đường chia năm xẻ bẩy", cũng từ đó. Chúa sơn lâm, chính là sự dữ dằn, và cũng là tình yêu. Đó là tình yêu được cảm thấy, như là một sự độc ác. [Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã từng ví mùa Thu với một người đàn bà là vậy: Độc và Đẹp]. Emma Zunc, trong một câu chuyện mang tên nàng, khi hiến thân cho một người thủy thủ norvégien, "nàng nghĩ (nàng không thể không nghĩ), rằng cha nàng đã làm điều ghê rợn đó với mẹ nàng, cái điều mà bây giờ người ta làm với nàng." Nói một cách ngắn gọn, trong văn chương Borges, không có cái hành động làm tình, hoặc có thì cũng bị coi là gớm ghiếc! Độc giả của Borges chắc khó mà quên câu chuyện khủng khiếp, "L’intruse", hai anh em san sẻ cùng một người đàn bà, và sau bán cho một ổ điếm, cuối cùng chuộc lại, để làm thịt, bởi vì thân thể của nàng đã chia rẽ hai anh em. Hành động làm tình, người ta có thể nói, là "sự độc ác xấu", giống như tấm gương, cứ thế nhân lên mãi, những vẻ bề ngoài của chúng ta, một cách thật là vô tích sự. Trên tất cả, hổ là vật tổ của cái gọi là "sự độc ác tốt", có ở những đấng hảo hớn thiện nghệ dùng dao, chuyên ném bút chì... Tới đây, chúng ta dời vườn thú để đi gặp những tay anh chị mà Borges đã từng say mê, nơi ngoại ô Palermo, phía bên kia đại lộ Santa Fé.
Nhưng trước khi gặp gỡ họ, Rolin cẩn trọng chúng ta, về sự khác biệt giữa nhà văn tồi [loài báo tầm thường] và nhà văn tốt [hổ Á Châu, có vằn, uy nghi vương giả]: Điều phân biệt chữ [cách viết] của nhà văn, với cách viết của "những gã nho nhỏ thích viết" [tạm dịch cụm từ cay độc mà Rolin mượn của Michaux, "les petits hommes qui aiment à écrire"], đó là tính đa tầng của những đề tài đan chéo vào với nhau, những nút câu, đoạn xoắn lại. Đó là độ đậm đặc của những ngã ba, tư, năm, sáu... của một thành phố, tức mê cung chữ. Chính vì vậy, viết, đọc là những hành động làm nên điều mà Ponge gọi là "chơi tư tưởng" (jouir de la pensée).
Tôi thường ngơ ngẩn trước chuồng hổ....
Jennifer Tran

Thơ làm khi đi nuôi cá

Gánh cỏ trên vai thơ trong đầu
Trời chớm thu hạ muờng tượng hồng au
Tung hê cỏ vụn trên hồ vắng
Băm nát tình si đều nhịp dao.

[Yên Báy. Bắc Việt]
Thanh Tâm Tuyền

*

Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente (1)

How violently flowers fade.
How awfully slow life is.

Lá thu vàng mới hung bạo làm sao
Đời lừng khừng mới chán chường thế nào!


Viết Mỗi Ngày

Puppet Maker
In his fear of solitude, he made us.
Fearing eternity, he gave us time.
I hear his white cane thumping
Up and down the hall.
 
I expect neighbors to complain, but no.
The little girl who sobbed
When her daddy crawled into her bed
Is quiet now.
 
It's quarter to two.
On this street of darkened pawnshops,
Welfare hotels and tenements,
One or two ragged puppets are awake.

Charles Simic
 
Lão Tặc Thiên
 
Sợ cô đơn, Lão bèn nặn ra lũ chúng ta
Sợ vĩnh cửu, bèn cho chúng ta thời gian
[Đủ để làm đủ Tứ Khoái]
Tớ nghe tiếng ba toong của Lão
Lên và xuống hành lang
 
Tớ hy vọng lối xóm phàn nàn, nhưng không
Cô bé khóc ư ử
Khi ông bố bò vô giường
Bi giờ chắc là ngủ rồi
 
Cỡ hai giờ thiếu mười lăm.
Trên con phố với những tiệm cầm đồ tối thui
Những khách sạn của dân ăn tiền trợ cấp xã hội, và những khu nhà tập thể
Hai hay ba con rối tã tượi đã mở mắt

Note; Bài này, mới được 1 vị độc giả đi 1 cái còm thần sầu, nhưng giữ riêng, không post được.
V/v Charles Simic, Gấu nhớ là hồi đầu, đọc, sợ, mãi sau mới quen được.
Tập thơ mới nhất, toàn những bài ngắn, nhưng thật là tuyệt vời.
Đúng cái ý của Brodsky, gừng càng già càng cay.

Đó, đó, lại lăm le mở hé cửa quá khứ. Bỏ đi tám ơi .
Tại sao lại hai giờ thiếu mười lăm ? Giờ khắc này đánh dấu hay biểu hiện một điều gì ? Là lúc các con rối khác quá mỏi mệt để khóc ? Là lúc các con rối khác nữa chưa lục đục mang mặt nạ để cười ? Là khoảnh khắc nhỏ nhoi để sống cho mình trong yên lặng ?

Bữa trước, có đọc 1 bài thơ về cũng cái giờ này, hay lắm, nhưng bây giờ quên sạch.

Kiếm
thấy rồi, nhưng mà là 4 giờ sáng!

FOUR A.M.
The hour between night and day.
The hour between toss and turn.
The hour of thirty-year-olds.
The hour swept clean for roosters' crowing.
The hour when the earth takes back its warm embrace.
The hour of cool drafts from extinguished stars.
The hour of do-we-vanish-too-without-a-trace.
Empty hour.
Hollow. Vain.
Rock bottom of all the other hours.
No one feels fine at four a.m.
If ants feel fine at four a.m.,
we're happy for the ants. And let five a.m. come
if we've got to go on living.

Szymborska: Poems New and Collected 1957-1997



http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/Lunatic_Simic.html

Obscurely Occupied

You are the Lord of the maimed,
The one bled and crucified
In
a cellar of some prison
Over which the day is breaking.

You inspect the latest refinements
Of cruelty. You may even kneel
Down in wonder. They know
Their business, these grim fellows

Whose wives and mothers rise
For the early Mass. You, yourself,
Must hurry back through the snow
Before they find your rightful

Place on the cross vacated,
The few candles burning higher
In your terrifying absence
Under the darkly magnified dome.

Charles Simic 

U tối bận rộn

Người là Chúa Tể của những kẻ bị thương tật
Người chảy máu, bị đóng đinh trên cây thập tự
Ở nơi tầng hầm một nhà tù nào đó
Bên trên ngày ló dạng

Người kiểm tra những trau truốt sau cùng
Của sự độc ác.
Người có thể quỳ xuống, ngạc nhiên lẩm lẩm
Chúng quả là quá rành nghề của chúng,
Những tên nhẫn tâm, ác nghiệt này

Vợ của chúng, mẹ của chúng
Dậy sớm, cho Lễ Sớm
Người, chính Người
Phải vội vã trở lại, băng qua tuyết
Trước khi họ tìm sự công bằng chính trực của Người

Hãy để trước cây thập tự bỏ trống
Vài cây đèn cầy, cháy thật cao
Cao hơn cả sự vắng mặt khủng khiếp của Người
Dưới vòm trời phóng lớn tối thui.

Note: Bài thơ này cực kỳ…  u tối. Chỉ bằng mấy dòng thơ Simic bèn dẫn ra 1 Ông Trời “bỏ chạy, vắng mặt, ẩn giấu" [Dieu caché], khi xẩy ra Lò Thiêu.
Đọc Simic, GCC cứ sờ sợ, là vậy!

THIS TOWN IS ALRIGHT

A little river, then a bridge,
After which a row of white homes
With well-trimmed lawns
And a fat, bowlegged dog
Walking slowly from the curb,
Carrying a paper in his mouth.

Charles Simic

Thành phố này thì OK

Con sông nhỏ - Sông Hương, rồi cây cầu - Trường Tiền (?)
Sau cây cầu, một dẫy nhà màu trắng
Với những lối cỏ gọn ghẽ
Và một con chó mập, chân vòng kiềng
Nhàn nhã tản bộ từ mép đường
Miệng ngậm tờ giấy

*

Hội An

Có hai nơi, ở Việt Nam, Gấu chưa được “đi”, là Hội An, và Pleiku. Nhiều nơi chưa đi, như Qui Nhơn, thí dụ, nhưng chỉ thèm, tự hỏi, và tự trách mình, tại làm sao mà chưa “đi” Pleiku và Hội An.

Huế cũng chưa, nhưng lại có 1 kỷ niệm thật thê luơng về Huế. Lần bỏ chạy quê hương, trên đường từ Sài Gòn tới Lao Bảo, có nghỉ 1 đêm ở Huế. Buổi chiều, xe chạy trên 1 con cầu, ngó xuống, thấy xa xa, 1 anh chạy xích lô, dừng cái xế, chìa cái tay ra cho 1 anh bán ken chích cho 1 phát.

Ui chao, nhớ hoài. 

Ði, ở đây, có 1 “gia nghĩa”, connotation, thật thú vị, và liên quan tới 1 nhà thơ, bạn của Gấu từ hồi còn đi học. Anh học sư phạm, ra trường, được bổ về Pleiku. Tuổi trẻ, xa nhà, làm thơ, sống rất bụi, chẳng có tí giáo sư nào trong cách sống cả.
Nghe truyền tụng, giường anh nằm, nơi nhà trọ, chăng đầy nội y của bướm. Mỗi 1 lần đi là xin bướm nội y về treo quanh giường làm kỷ niệm. Một lần có 1 anh bạn, trưởng 1 cái tầu hải quân, ghé thăm. Thì lại rủ đi thăm bướm. Trong câu chuyện anh có nói cho anh bạn biết, học trò tao có 1 em làm nghề này, 1 lần tao gặp, thầy trò đều ngượng. Anh trưởng tầu vô ý kể lại cho 1 anh bạn, dân Pleiku. Anh này lại có 1 đứa con gái học ông thầy, thi sĩ cà chớn.

Thế là ầm lên. Ông bạn nhà giáo thi sĩ sau phải đưa đi tỉnh khác.


Sách & Báo Mới


http://www.tanvien.net/Dich_1/don_quixote.html


Note: Bữa trước, nhớ là có nhắc tới Manguel, và bài viết của ông về cuốn The Sign of Four, cùng khám phá của ông, Sherlock Holmes, ghiền xì ke.
Nay post thêm bài viết của Graham Greene, về cuốn này,
trong Reflections
Borges Conversations

You Only Need To Be Alive

Bạn chỉ cần, sống.
To be alive

Một trong những bài điểm sách mà Gấu nhớ đời, khi mới vào làng văn, là bài viết về cuốn Nỗi Bơ Vơ Bầ
y Ngựa Hoang, của Trần Hoài Thư, khi giữ mục Điểm Sách cho trang VHNT cuối tuần của nhật báo Tiền Tuyến, của quân đội VNCH, thời gian TTT phụ trách, sau ông chán, thảy qua thằng em.
Khi viết, nhân Y Uyên vừa mới chết, thằng em trai của Gấu cũng tử trận, trước Mậu Thân chừng 1 năm. Trong đầu toàn hình ảnh chết chóc, Gấu phán, bạn chỉ cần sống sót, vì sau đó, bạn "bèn" đụng 1 trận chiến khác, khủng khiếp chẳng kém: Văn chương!

u phán, "You only need to be alive", trong "Borges, Tám Bó", Borges cho biết, là của 1 bà làm bếp, hay tớ gái...

Có thể nói, câu phán “chỉ cần còn sống”, quả đúng là 1 cái bad luck cho toàn 1 cõi văn chương Ngụy, trước 1975, không phải cho "những người đã chết đều có thực", như Y Uyên, mà cho chính những kẻ mà chúng cần "to be alive"
Đúng cái ý vị thân hữu:

How can I survive without your mail?
Xạo!


   













Trang NQT

art2all.net


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây