Horst Faas,
AP combat photographer, dies at 79
Horst Faas, phóng
viên/nhiếp ảnh viên chiến trường,
cựu
Trưởng Phòng Hình Ảnh Saigon AP, mất.
Xử VC
The Saigon
Execution
Horst Faas, nhiếp ảnh
viên, đã từng là trưởng phòng hình ảnh AP, Sài Gòn, nay đã về hưu, nhớ
lại cái ngày mà ông nhìn thấy bức hình được giải thưởng Pulitzer của
Eddie Adams, nhiếp ảnh viên AP, chụp cảnh hành quyết 1 tay VC vào năm
1968
TheDigitalJournalist
London, Sept. 19, 2004 –
When Greene interviewed
President Diem, he asked him why he had
allowed The to return when he was responsible for killing so many of
his own
people. Greene recalled that Diem burst into peals of laughter and
said:
'Peut-être, peut-être’.
Khi Graham Greene phỏng vấn Tông Tông Diệm, ông hỏi, tại sao lại cho
phép Thế
[Trình Minh Thế] trở về, khi Thế phải chịu trách nhiệm về việc giết rất
nhiều
dân chúng, Greene nhớ là, Diệm bật cười lớn và nói, “Có thể, có thể”
[bằng
tiếng Tây]
Norman Sherry: Cuộc đời Greene, Tập Ba; Chương 33: Chẳng có ai trung
lập, No Man Is Neutral
Khi xẩy ra biến động Miền Trung thì Gấu đã cầy hai
job, như thuật ngữ
hiện đại; một, cán sự kỹ thuật Bưu Điện, và một, chuyên viên vô
tuyến
viễn ảnh của UPI Sài Gòn bureau.
Cuộc tham gia biểu tình đầu tiên và cũng là cuối cùng của Gấu, [cho tới
khi ra
hải ngoại, nhân ghé thăm bạn bè, và tiện thể, tham gia cuộc biểu tình
Trần
Trường tại Tiểu sài Gòn], là cú tấn công phái đoàn VC Văn Tiến Dũng,
tại khách
sạn Galliéni, không gặp, bèn tiếp tục tấn công, truy diệt, tại khách
sạn
Catinat nơi bờ sông Sài Gòn.
Nhưng, do làm cho UPI, có thể nói, Gấu tham gia hầu hết các cuộc biểu
tình, các
cú biến động lớn trong thời gian chiến tranh qua những bức hình chụp từ
khắp
nơi, khắp mấy vùng chiến thuật gửi về.
Ngồi trên Đỉnh Cồn, là thượng tầng tòa building số 5 Phan Đình Phùng,
[số 3 Đài
Phát Thanh], Gấu ‘thấy hết, hiểu hết’, chẳng thua gì Cao Bồi!
Trong lúc Gấu gửi hình chiến
tranh, đảm bảo các mạch vô tuyến viễn
liên, thì PXA lo đọc lén tài liệu mật tại văn phòng Time, cũng
chẳng xa
nơi Gấu đang cặm cụi làm việc và mơ tưởng cô bạn!
Gấu đã kể về trường hợp ‘làm quen’ Huỳnh Tấn Mẫm, khi anh ta nằm bất
tỉnh trên
cáng, được cảnh sát khiêng và, hộ tống, ra khỏi cuộc biểu tình, và,
trong khi
gửi hình, Gấu hỏi Horst Faas, trưởng phòng hình ảnh AP, anh trả lời,
tôi nghĩ
anh ta là VC.
Lần đó, Faas đích thân mang hình lên Đài, cho ông Hưng, nhân viên AP,
cùng làm
một công chuyện gửi hình vô tuyến như Gấu.
Gấu nhớ là, Faas, khi nói như
vậy, có vẻ buồn buồn, như thể anh muốn nói, hỏng
rồi, hỏng rồi!
Có thể Gấu này quá tếu, tưởng tượng quá mức, nhưng thực sự là anh ta có
vẻ buồn,
Gấu nhớ rõ ràng như thế.
Chẳng có ai trung lập được. Đúng như thế.
Và còn tệ hơn thế nữa! (1)
Bị
nặng nhất là trong Mậu Thân đợt hai. Khoảng gần nửa đêm, UPI vớ được
hình đặc
biệt, bằng mọi giá phải chuyển ngay đi Tokyo: Chừng trên dưới một chục
ký giả,
phóng viên ngoại quốc, ngồi xe díp lùn có gắn bảng báo chí, Press, ở
kính trước,
không may bị Việt Cộng tóm được tại khu chợ Thiếc. Sau cùng là thảm
sát. Người
gục chết trên vô lăng, kẻ vắt nửa khúc đầu trên sàn xe, nửa khúc đuôi
trên mặt
lộ. Sau này, khi cuộc chiến nghiêng về phía Miền Bắc, dư luận thế giới
hình như
chỉ còn nhớ cảnh tướng Loan xử bắn tù binh ngay trên đường phố. Hôm
sau, Horst
Fass, trưởng phòng hình ảnh AP, thay vì gọi điện thoại than phiền với
Trưởng
Đài Vô Tuyến Điện Thoại, anh viết văn thư cho ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện, tố cáo gã chuyên viên trẻ, Jeune Technicien,
nhân viên Bưu
Điện làm cho UPI, đã gửi hình trong giờ giới nghiêm. (2)
Tuy cùng là
Mỹ, nhưng hãng thông tấn AP giầu hơn UPI. Lương hậu hĩ hơn. Một số
thông tín
viên, nhiếp ảnh viên thường coi UPI là nơi học nghề. Khi đã có chút tên
tuổi,
chờ AP bật đèn xanh, là nhẩy. Tôi vẫn còn nhớ nhiếp ảnh viên Henri
Huêt, người
Pháp lai, làm cho UPI, sau về AP. Mỗi lần lên Đài, nơi tôi làm việc,
anh hay
nói chuyện với tôi, và chị Linh, nữ điện thoại viên phụ trách mạch
Paris. Bằng
tiếng Pháp. Một bữa, anh vừa quay đi, chị Linh ghé tai tôi nói nhỏ:
Thằng chả
ăn mắm hút ròi, chưa lột lưỡi đã biết tiếng Việt, vậy mà bầy đặt! Thực
tình,
cho tới lúc đó, tôi vẫn nghĩ anh không biết tiếng Việt.
Cách loan
tin cũng khác. UPI thường chuyển tin liền, nếu cần, cải chính sau. Tin
AP do đó
chính xác hơn. Nhân viên cũng nhiều hơn. Đám phóng viên tự do,
freelance, thường
ghé AP trước. Nếu UPI có hơn được AP một chút gì đó, là nhờ kỹ thuật
chuyển vô
tuyến viễn ảnh. Ông Hưng, tuy cựu nhân viên bưu điện, nhưng lo về bưu
vụ; khi
chuyển hình, ông thường để tín hiệu tối đa, vô tình tăng nhiễu. Thời
gian đầu,
Horst Faas, trưởng phòng hình ảnh AP nghi, gã chuyên viên trẻ UPI
"phá". Anh kêu Iwasa, chuyên viên kỹ thuật của hãng, từ Tokyo qua
Sài-gòn, lên Đài kiểm tra chất lượng máy móc, đường dây. Iwasa ăn ngủ
trên Đài
cả tháng. Anh rất chịu gã chuyên viên trẻ, chịu khó nghe gã bập bẹ
"dịch"
vừa bằng tay, vừa bằng miệng, truyện ngắn đầu tay của gã sang tiếng
Anh, và hỏi
cái cô Mai ở trong truyện là cô nào trong số các cô ban ngày anh thường
gặp. Mai của tôi, My Mine
[Trái Mìn Của Tôi], khi đó đã
bỏ bưu điện qua làm nữ tiếp viên hàng không Air
Vietnam.
Note: Bài viết
này không hiểu sao, và bằng cách nào top hit vào lúc này!