*

1 2 3









Sinh Nhạt Bác
http://www.tanvien.net/tap_ghi_7/sinh_nhat_bac.html


    bac_ho
Chào Mừng Sinh Nhạt Bác!
Đi tìm một cái nón cối đã mất
Hình: Uncle Ho, stand discarded.
Ông Hồ...  liệng cống [discarded], thay vì... lộng kiếng!

Viên gạch của Bác Hồ
http://tanvien.net/tap_ghi_5/gach_bac_ho.html

viengach
[BBC photo]

Nhân viết về ông Hồ thời kỳ đói rét ở Paris ngày nào, Gấu sực nghĩ đến huyền thoại về viên gạch đã từng mang lại chút ấm áp cho Bác.
Tình cờ , và thú vị làm sao, Gấu được đọc một mẩu chát trên một diễn đàn, liên quan với vụ việc này. Xin post lại, có bỏ đi một số chi tiết cá nhân.

Bạn... ơi, bạn sang Pháp lâu chưa, hay bạn đang ở nước nào thế? Mình chưa được đến thăm nhà Bác Hồ ở Paris, nhưng cô giáo tiếng Pháp của mình bảo rằng tên phố Bác ở ngày xưa là Compoint cơ, thế có đúng không hả bạn. 

-Thế bạn TT có biết sự tích viên gạch sưởi ở ngõ Công - Poăng không? Hay cực! 

-Mình chỉ biết Bác Hồ dùng gạch để sưởi ấm mùa đông thôi, mình không biết sự tích hòn gạch ấy thế nào bạn ạ. Bạn có thể kể cho mình được không? 

 -Khéo bác...  lại kể chuyện bác mang hòn gạch lấy từ cái lò gạch sinh ra Chí Phèo sang Pháp cũng nên 

-Ừ, vậy tớ kể chuyện viên gạch ngõ Công Poăng cho  các bạn nghe nhá. 

Đầu những năm 70' của thế kỷ XX, sau khi Người đã qua đời được vài năm, một tổ công tác chính trị được thành lập. Đa số các thành viên của tổ là các khoa học gia về bảo tồn, bảo tàng, lịch sử và khảo cổ học. Đó là tiền thân của Bảo tàng HCM sau này. 

Nhiệm vụ của tổ công tác là đi khắp đất nước, và một số địa điểm ngoại quốc để sưu tầm tư liệu, vật dụng hàng ngày... của Người trong thời gian Người bôn ba hải ngoại để tìm đường cứu nước. Một nhóm công tác đặc biệt được cử sang Pháp cũng không ngoài mục đích đó. 

Một nhiệm vụ cụ thể của nhóm công tác là tìm hiểu về sự thực chuyện viên gạch Người dùng để sưởi ấm mùa đông khi Người đang là anh thanh niên 25 tuổi đẹp trai nhưng nghèo khổ ở Paris, sống ở nhà số 9 ngõ Công Poăng. Nhà số 9 Công Poăng tầng dưới là quán cà phê, tầng trên Người thuê ở, người làm nghề rửa ảnh. Phòng kê vừa một cái giường, hai cái ghế một cái bàn con. 

Nhóm công tác đã phỏng vấn nhiều người dân sống trong khu vực này cùng thời với sự kiện viên gạch, và kết quả là không có người dân nào biết về sự kiện này.

Đến ngày cuối cùng trong thời gian làm việc. Nhóm công tác tình cờ gặp một bà cụ già 70-80 tuổi nhăn nheo móm mém nhưng vẫn còn giữ lại một chút nhan sắc thời trẻ sống tại nhà số 11 ngõ Công Poăng. Khi được hỏi về sự kiện viên gạch Người dùng sưởi ấm trong mùa đông giá rét ở Paris, bà cụ già công nhận là có biết chuyện này. Nhóm công tác mừng rỡ và đề nghị bà cụ giúp đỡ để tìm lại viên gạch để mang về Việt Nam, bà cụ gật đầu mỉm cười duyên dáng và nói:

- "Viên gạch đó chính là tôi đây!"

Đỉnh cao chói lọi

*

https://www.thestar.com/entertainment/books/2012/09/01/the_zenith_by_duong_thu_huong_review.html

By Jason Beerman
Wed., Dec. 26, 2012

Think of literature written in or translated into English about Vietnam and a handful of writers come to mind: Marguerite Duras, Graham Greene, and Tim O’Brien. Giller Prize-winning author Vincent Lam also based his recently published first novel, The Headmaster’s Wager, in Vietnam, from where his Chinese parents emigrated.
While these authors each evoke a Vietnam of their choosing — a Vietnam steeped in war, a Vietnam seen through the lens of colonialism or the eyes of American soldiers — none can claim the unique perspective of Duong Thu Huong, a former Vietnamese Communist cadre who was kicked out of the Party and jailed in 1991 after writing two novels — both bestsellers in Vietnam — that depicted the Vietnamese government as corrupt and abusive. Since then, her work has been banned in Vietnam, but has appeared in translation in several languages abroad, likely making her the most widely read Vietnamese novelist in the world.
Huong currently lives in exile in Paris, where she wrote The Zenith, her sixth novel to be translated into English. Like her previous work, this is an overtly political novel — it traces, through several tangentially related narrative threads, Ho Chi Minh’s final days spent in an isolated mountaintop temple, where he languishes under the watchful gaze of a coterie of guards, cooks and a doctor.
To this day, the Vietnamese government cultivates a carefully constructed image of “Uncle Ho” as a celibate saint-like figure who is a revolutionary father to all of Vietnam. Writing about him in a way that does not conform to Party mythology is not permitted, which makes Huong’s version of Ho inherently blasphemous.
When the book begins, it is 1969, and Ho lives an imprisoned and monastic life timed to the temple bells, the chanting of Buddhist prayers and the whims of his guards. He ponders the past in a series of conversations with himself, moments of reflection, and hallucinations, one of which includes a cameo by Chairman Mao, who tells him, “Power cannot be harmonized with ordinary feelings of conscience.”
This idea of power clashing with conscience forms the core of the novel. Surprisingly, it is Huong’s fictionalized Ho Chi Minh for whom conscience overrides the desire for power, to the point where he is powerless to do anything while his erstwhile comrades plunder.
In the novel, Ho is haunted by memories of a love affair he had in the 1950s with a woman forty years younger. The relationship, which resulted in a son and a daughter, was kept out of sight, and when Ho wanted to make it public, the Politburo voted against it and eventually set into motion the woman’s brutal torture, rape and murder.

Ho is tormented by his inaction, but realizes that he is fated to become “a hand-carved wooden puppet to these murderers.” Indeed, he had already ceded power long before. His conscience — his idealism rooted in socialist doctrine — gave rise to a liberated Vietnam, but in the subsequent grab for power, he is turned into a figurehead, “his authority no more than the fleeting enchantment thrown by an opera-house lantern.” As a result, those who are really in power remain huddled in the shadows, pulling tautly on the marionette strings.

The Zenith, lyrically translated by husband-wife translators Stephen B. Young and Hoa Pham Young, is part modern Vietnamese fable, part tragedy. Huong, who says she spent 15 years researching the novel, has written what amounts to a eulogy for Uncle Ho. Amidst the simmering anger directed toward “the state machine,” there is a modicum of sympathy for Ho, who dances under strings manipulated by men without conscience.
Jason Beerman lives and writes in Hong Kong.

“The politics of a country can only be an extension of its idea about human relationships”
Naipaul. Pankaj Mishra trích dẫn trong The Writer and the World. Introduction.
Nền chính trị của một xứ sở chỉ có thể là sự mở rộng ra, ý nghĩ của xứ sở đó, về những liên hệ, giao tiếp giữa con người với con người.
Muốn hay không, thì Hồ Chí Minh cũng là người lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng 8 và đã xoá bỏ chuỗi ngày dài nô lệ.
Còn những người bảo vệ Hồ Chí Minh thì cũng không phải vì Hồ Chí Minh mà vì họ bảo vệ quyền lợi của họ. Bởi vì dù sao ông Hồ trong lịch sử vẫn còn để lại một hình ảnh tốt đẹp trong dân chúng.
Dương Thu Hương BBC
*
“The politics of a country can only be an extension of its idea about human relationships”.
Câu này, của Naipaul, thật tuyệt, và sử dụng nó, vào xứ Mít, thì lại càng tuyệt.
Xứ Mít - ở vào cái thời chỉ có giống dân Yankee mũi tẹt – cái gọi là chính trị của nó, chỉ là cách đối xử, ý nghĩ của nó, đối với cõi bên ngoài luỹ tre làng, tức cõi mà Tô Hoài gọi là Quê Người.
Gần gụi nhất, là Làng Kế Bên, và xa hơn, Nam Kỳ, tức Đàng Trong, về phía Nam, và Trung Quốc, ở phía Bắc.
Đối xử với làng kế bên thì sao? Thì đánh cho nó bỏ mẹ, nếu chàng màng đến gái làng ta.
Đàng Trong? Phải cướp cho bằng được.
Trung Quốc ? Xứ này đúng là cái họa muôn đời của Yankee mũi tẹt. Chính vì đánh không được nó, nên phải lấn về phía Nam.
Cái politics của xứ Mít thật rõ như ban ngày, ngay cả cái vụ đánh Tây, thì cũng phải được nhìn qua tổng thể trên.

Thành thử khó mà nói như DTH nói được: Muốn hay không, thì Hồ Chí Minh cũng là người lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng 8 và đã xoá bỏ chuỗi ngày dài nô lệ.

Bởi vì bạn không thể nào tách nó ra khỏi tổng thể được. Cuộc đánh Tây, phải được nhìn như là một “tổng diễn tập” cho cuộc đánh Mỹ cướp Miền Nam sau này. Cuộc đánh Tây xẩy ra, khi ông Hồ đã được Đảng Mác Xít Liên Xô rửa tội, bởi thế mà khi điệp viên OSS nhẩy dù xuống Miền Bắc gặp ông Hồ, nhìn rõ "chân lý" [chữ của DTH] về Người, đã rút dù bỏ chạy. Điều này được kể ra trong Tạp Chí CS của Đảng, như là một bằng chứng cho thấy, VC không hề muốn theo Liên Xô, mà thực tâm muốn theo Mẽo, nhằm xóa tội gây cuộc chiến lần thứ nhì, và nhằm xoa dịu Mẽo, mời Mẽo trở lại VN.
Có lần Gấu phán ẩu, nếu không có thằng Tây, thì Đàng Trong bị Đàng Ngoài nuốt chửng từ lâu rồi, là cũng theo "tầm nhìn" này. Thằng Tây, không phải tự nhiên mà cho Nam Kỳ tự trị. Không phải đây là chính sách chia để trị của tụi Tây mũi lõ. Thằng Tây cố bảo vệ Miền Nam, đối với Miền Bắc, bởi vì theo thằng Tây, cái gọi là liên hệ người với người của miền đất này, dù sao cũng gần gụi với của Tây mũi lõ hơn, hẳn thế?
Nhìn theo "tổng thể" như thế, thì còn giải thích được cái gọi là politics của VC trong vụ Bô Xịt [Bullshit] hiện đang xẩy ra tại Tây Nguyên.

Nhưng khi Tô Hoài sử dụng cái tít Quê Người, viết về một cái làng quê Bắc Kít, làng Nghĩa Đô, trong thâm tâm ông, là để chỉ điều Conrad gọi là Trái Tim Của Bóng Đen, tức chính cái xứ Đàng Ngoài khốn nạn.
Chính Làng Ta là Quê Người!
Thảm thế!

Note: Qu
ê Người!
Thần sầu!
Đúng là số 1 trong cõi Bắc Kít!

NQT

Cái công ơn đánh Tây, xóa nô lệ của ông Hồ và Vẹm, như bà DTH phán, theo GCC, sai.
Tất cả tội ác của Vẹm
, tức VC, là do đánh Tây mà ra.
Vẹm mượn cớ đánh Tây, nhân đó làm thịt sạch những người không theo Vẹm.
Trần Trọn
g Kim trong thư gửi Hoàng Xuân Hãn, nhận xét, công đầu, mà tội cũng đầu, đúng, chỉ có 1 nửa, là vì ông chết sớm, khác GCC, do sống sau ông, nên giải ra được 1 nửa còn lại.
Giá đừng đánh Tây, thì xứ Mít
thoát mọi tai ương.
Phạm Quỳnh, trước khi bị Vẹ
m dùng đá đập chết, để tiết kiệm 1 viên đạn, đã nói ra điều này. Không có thằng Tây, là thằng Mít chết [vì thằng Tầu, GCC thêm vô]
Nhưng người phán bảnh nhất, là Hannah Arendt. Không có lũ tư bản, chủ nghĩ
a thực dân, là không thể nào hiểu nổi bộ mặt thế giới bây giờ ra sao.

Cái gì làm cho Cựu Lục Địa không bị nhuộm đỏ?
Bà Applebaum cho rằng, nhờ
, chỉ, hai cuốn Bóng Đen Giữa Ban Ngày, của Koestler, và Trại Loài Vật & 1984 của Orwell.
Không hẳn như thế, theo GCC.
Nhờ vắc xin Lò Thiêu.
Chính tội ác Lò Thiêu làm Âu Châu thoát nhuộm đỏ.
Bởi vậy thằng Tây vẫn tự hào, gốc CS của xứ Mít, là từ Tẩy, không phải từ Moscow.
Chỉ 1 khi ông Hồ thoát Paris, qua Moscow, là xứ Mít... chết!

*

Thấy, lâu rồi, ở tiệm, mới bệ về. Đọc loáng thoáng lúc ở quầy, phần afterlife,OK.

Sau cùng, có thể nói, Anne Frank biểu tượng hóa quyền uy, của chỉ một cuốn sách. Do cuốn nhật ký mà cô giữ và viết, từ 1942 đến 1944, cô trở thành một hình tượng đáng nhớ nhất, bật ra từ cuộc thế chiến thứ hai – ngoài Hitler ra, tất nhiên, người lèm bèm [proclaimed] về cuộc đời, và những niềm tin của mình, ở trong một cuốn sách.
Một cách nào đó, có thể coi Lò Thiêu bắt đầu bằng cuốn sách và chấm dứt bằng một cuốn sách khác. Tuy nhiên, chính là cuốn của Anne Frank, sau cùng đã vượt lên - một tác phẩm của sự từ tâm, rắc rối, đa đoan sống dai hơn một tác phẩm đơn giản và độc ác - và đưa được đứa bé thứ nhì (1) nổi tiếng nhất trong lịch sử, vào vòng tay của thế giới.
*

(1) Đứa bé thứ nhất, là Chúa Giê Su

From:
To:
CC:
Subject: Re: Help
Date: Sat, 05 Jan 2008 16:50:15 -0500
Dung roi,
Chua Giesu Hai Dong, l'enfant Jesus.
----- Original Message -----
From:
To:
Cc:
Sent: Saturday, January 05, 2008 4:21 PM
Subject: Help 


*

Nếu Anne Frank là Lần Tới Thứ Nhì của Chúa, thì thông điệp của Người là gì?
Thuốc chủng ngừa độc Lò Thiêu, theo GCC.

Trong 1 bài viết về Anne Frank, "Ai sở hữu Anne Frank", Cynthia Ozick, phán, đúng ra cái bà kiếm thấy cuốn Nhật Ký của Anne Frank, nên đốt bỏ, vì theo bà, cái thế giới độc ác là loài người, không xứng đáng đọc nó.
Nếu như thế, thì nó không xứng đáng để Anne Frank, sống
. Cô bé tới, chịu chung với Âu Châu tai ương Lò Thiêu rồi bỏ đi. Âu Châu sau khi chịu đựng tai ương Lò Thiêu, sống sót, thì bèn có ở trong nó, cái chất đề kháng, và có thể nói, đây mới là thông điệp của Anne Frank. Nhờ nó, Âu Châu không bị nhuộm đỏ.

Yet any projection of Anne Frank as a contemporary figure is an unholy speculation: it tampers with history, with reality, with deadly truth.
Cynthia Ozick: Who Owns Anne Frank? [Ai sở hữu Anne Frank?]
Mọi phóng chiếu Anne Frank, như một hình tượng đương thời đều là trò đầu cơ khốn nạn của đám tà ma ác quỉ. Bởi làm thế là đụng chạm tới lịch sử, tới thực tại, tới chân lý chết người.

http://www.tanvien.net/Tuong_niem/anne_frank_1.html

Thông Điệp Của Anne Frank


Trong chương 9, và cũng là chương chót Những Di chúc bị Phản bội, Kundera bàn về một sự thô bạo trong thế giới văn chương: vấn đề cắt xén, vặn vẹo tác phẩm, ngay từ khi tác giả còn sống, và lẽ dĩ nhiên, càng trở nên thô bạo hơn, khi họ đã chết rồi.
Ông kể chuyện, vào cuối đời, Stravinsky quyết định tự trình diễn, như một tay dương cầm, hay một nhạc trưởng, toàn bộ âm nhạc của ông. Và bị chế diễu thậm tệ: khi Stravinsky trình diễn qua vai nhạc trưởng, ông ta khiếp đảm đến độ, mắt dán vào nốt nhạc, tuy đã thuộc lòng. Và tính giờ. Mọi nguồn vui rời bỏ ông!

Kundera tự hỏi tại sao, và ông tìm được câu trả lời, khi nghiên cứu 146 bức thư, của Stravinsky gửi cho Ernest Ansermet (người chế diễu), khởi sự năm 1914: My dear Ansernet, My dear fellow, My dear friend, Very dear, My dear Ernest, rồi bất thình lình: "Paris Oct 14, 1937, Rất vội, bạn thân của tôi. Tuyệt đối không có bất cứ một lý do gì cắt xén Chơi Bài (Jeu de cartes) khi trình diễn... Cá nhân bạn cảm thấy một vài động tác hơi ngán ngẩm (boring). Về chuyện đó, tôi chịu thua. Nhưng tôi thật sự ngỡ ngàng khi bạn cố thuyết phục tôi về vụ "cắt xén"; tôi, người đã trình diễn nó tại Venice, và cũng đã cho bạn biết về sự hứng khởi của khán thính giả... Tôi thực sự không tin khán thính giả của bạn kém thông minh, so với ở Venice. Nghĩ rằng bạn có thiện ý, khi muốn co dãn để công chúng dễ hiểu hơn: Bạn, người đã từng can đảm chơi một danh tác đầy rủi ro như Giao hưởng Đàn Gió (Symphonies of Wind Instruments); khi khăng khăng cho rằng nó phải thành công, và công chúng thừa sức để thông cảm! Bởi vậy tôi không để cho bạn cắn xén "Jeu de cartes". Tôi nghĩ, tốt nhất đừng chơi nó gì hết, còn hơn là với sự dè dặt! Tôi không còn gì để thêm. Chấm hết!

Ngày 15, tháng Mười, bạn trả lời: "Tôi chỉ xin bạn tha lỗi cho tôi, về một cắt xén nho nhỏ..." "I am sorry, nhưng không cho phép bạn về bất cứ một cắt xén nào trong Jeu de cartes... Bạn ơi, đây đâu phải nhà của bạn."

Samuel Beckett có lẽ vô địch, trong nỗ lực bảo vệ nghệ phẩm: ông theo dõi từng chi tiết, ngay cả khi tập dượt, và nhiều lần nhẩy lên sàn tập, để tự tay điều khiển diễn viên. Rồi in cả một cuốn sách, những ghi chú trình diễn Tàn Cưộc (Endgame). Bạn ông, và là nhà xuất bản đứng coi thiên hạ trình diễn, nếu cần đưa ra tòa, để bảo vệ tác phẩm, sau khi ông đã chết.
Kafka gửi bản thảo Hoá Thân tới một tờ báo. Ông chủ, nhà văn Robert Musil, bằng lòng in, với điều kiện tác giả rút ngắn lại. (Buồn thật, hai thiên tài văn chương bàn chuyện in ấn, xuất bản tác phẩm văn học!). Trả lời của Kafka, cũng nguyên tắc, và cũng lạnh lùng như Stravinsky: Tôi chịu được chuyện bỏ vô thùng rác, nhưng không thể chịu nổi việc in, mà cắt xén, xẻ thịt nó! Ông không được may mắn như Stravinsky, hay Beckett. Và điều này một phần lớn, là do Max Brod, người theo truyền thuyết, vì nhân loại, đã phản bội di chúc của Kafka. Theo Kundera, Max Brod tuy yêu bạn, cố gắng hiểu bạn, đưa bạn ra ánh sáng, tạo nên cả một môn học "Kafkology", nhưng chính ông là người xa lạ nhất với nghệ thuật của Kafka.

Thật dễ dàng khi không vâng lời một người đã chết. Càng dễ dàng hơn, khi người chết là một nạn nhân của Lò Thiêu Người, một cô bé, lại là con gái của một ông bố: trường hợp Anne Frank.

Nếu Anne Frank không mất tại trại tập trung vào năm 1945, cô ăn mừng lễ sinh nhật 68 tuổi vào tháng Sáu vừa qua (1997). Và nếu cô không giữ tập nhật ký khác thường, qua đó, chúng ta có thể coi cô là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỷ - cho dù vậy, số phận của cô cũng không quá sức bi đát, như là bây giờ, sau những khám phá mới nhất về cô.

Cô sinh ra để là một nhà văn. Vào năm 13 tuổi, cô đã cảm thấy quyền năng này; tới 15, cô điều khiển được nó. Nếu cô được phép sống, thật dễ dàng khi tưởng tượng, biết bao nhiêu tiểu thuyết, khảo luận, từ cái nguồn giầu sang, từ ngòi bút lưu loát, chín mùi chữ nghĩa đó. Người ta cũng thấy được những tác phẩm chẳng bao giờ có được đó, sẽ gần gụi với Nadine Gordimer, Nobel văn chương, hơn là Francois Sagan. Cô bé la lên, vào mùa xuân năm 1944: "Ta muốn tiếp tục sống, ngay cả sau cái chết của ta!" (I want to go on living even after my death!)

Ở đây không phải là tình trạng hưng phấn thái quá của tuổi trẻ. Bằng trực giác cô đã nhận ra, sự lớn lao của nghệ thuật nghĩa là gì. Và cũng đã nhận ra sức mạnh văn chương nằm bên dưới bàn tay của cô, trong những trang nhật ký: một ghi nhận văn học về những cuộc sống hãi hùng trong hiểm họa thường nhật; một tài liệu nóng bỏng nhắm thẳng tới tương lai. Vào những tháng cuối cùng, cô miệt mài rũa gọt, thêm thắt, cắt xén một số đoạn, với hy vọng in nó sau chiến tranh. Cô gọi bản thảo của cô là Het Achterhuis, tiếng Đức, "căn nhà phía sau", nhưng thường được dịch là "căn nhà phụ bí mật", và không đúng như ý của cô, qua tác phẩm. Nó liên can đến lịch sử, tới thực tại, tới sự thực chết người. "Khi tôi viết", cô tâm sự, "tôi có thể rũ sạch mọi lo toan. Sự phiền muộn biến mất, tinh anh tôi sống lại!" Nhưng cô không thể rũ bỏ sự tù tội, sự huỷ diệt, của mình.

Anne Frank bị bắt và đưa vào trại tập trung cùng với chị và mẹ như hàng triệu con người. Tất cả bị huỷ diệt, qua một chương trình đã được tính toán để bảo đảm sự thoái hóa độc ác nhất, mới mẻ nhất, quỷ ma nhất của con người. Cô thuộc trong số được chỉ định để bị huỷ diệt, xóa sạch khỏi cuộc đời, không để lại mộ chí, không một ký hiệu, không một dấu vết, bất kể loại gì. Lỗi của cô - tội ác của cô, là người Do thái, và như vậy cô bị xếp vào trong những kẻ không có quyền được hiện hữu, không còn là một vấn đề người, không được như một giống dân hạ cấp, ngay cả làm nô lệ cũng không luôn. Thoát bị đưa vô phòng hơi ngạt, cô chết vì bệnh ban đỏ (bệnh chấy rận), một tháng trước khi giải phóng.

Nhật ký, cho dù thế nào cũng không thể coi là câu chuyện của Anne Frank. Không nên gọi, một câu chuyện là một câu chuyện, nếu phần cuối bị mất. Và bởi vì phần cuối bị mất cho nên câu chuyện của Anne Frank trong vòng 50 năm, kể từ khi "Nhật Ký của một Cô Gái Trẻ" lần đầu tiên được in ra, đã bị vặn vẹo, cắt xén, chuyển hoá, dịch thuật, gia giảm, giả mạo, trẻ con hóa, ngây thơ hóa, Mỹ hoá, đồng nhất hóa, cảm tính hoá... và sự thực, đã bị chối bỏ, một cách thật thô lỗ. Trong số những người làm giả gồm có những nhà bi kịch, những ông giám đốc, những nhà dịch thuật, ông bố của Anne Frank, và ngay cả, công chúng, kể luôn cả những độc giả, những khán giả phim ảnh, kịch nghệ, trên toàn cõi địa cầu. Một tác- phẩm-kể-sự-thực thật sâu xa đã biến thành một dụng cụ để nói lên một phần sự thực, một phản sự thực. Gần như mọi bàn tay đụng vào tập nhật ký, với một thiện ý in nó ra, đều đã góp phần làm chuyện bậy, đảo ngược lịch sử.

Nhật ký được coi như một tài liệu về Lò Thiêu. Điều quan trọng cần nói, là nó không phải như vậy. Gần như bản in nào cũng choàng cho nó những vòng hoa, đại khái "ca khúc của đời sống", "sự vui thích buốt nhói ở nơi tinh thần vô tận của con người". Có một sự chế diễu, trò hề ở đây. Một ca khúc cho đời? Nhật ký chưa hoàn tất, hoặc đã được hoàn tất bởi những nơi chốn khủng khiếp: Westerbork, địa ngục chuyển tiếp ở Hòa Lan, nơi những người Do thái Hòa-lan bị tống xuất từ đó; Auschwitz; hay bởi những ngọn gió tàn khốc của Bergen-Belsen. Chính tại đây, không phải tại "căn nhà phụ bí mật", những tội ác mà chúng ta gọi là Holocaust đã xẩy ra. Ghi nhận của chúng ta là những cột con số, những danh sách tỉ mỉ những chuyến tống xuất trong những dòng chữ viết tay của những thủ thư đẹp trai; những cuốn sách chuyển hàng. Có thể Anne Frank đã được chuyển tới Auschwitz vào đêm Sept 6, 1944, trong chuyến hàng một ngàn mười chín "sucke" (mẩu). Trong đêm đó 549 người được đưa vào phòng hơi, có một người trong nhóm Frank, và tất cả trẻ em dưới 15. Anne lúc đó, 15, thoát, có lẽ để lao động. Từ 20 đến 28 tháng Mười, bị đưa vào phòng hơi ngạt hơn 6 ngàn người, chỉ trong vòng hai giờ, khi họ mới tới. Nhưng lực lượng Xô-viết đang hướng về Auschwitz, và vào tháng 11, đã có lệnh giấu diếm mọi chứng cớ về phòng ngạt, và phá huỷ lò thiêu. Cả chục ngàn tù nhân bị tống ra ngoài trời, trong chuyến đi tử thần. Nhiều người bị bắn. Trong một chuyến di tản vào 28 tháng Mười, hoặc 2 tháng 11, Anne được chuyển đi Bergen-Belsen, chết một hay hai ngày sau đó, vỡ tim, trơ xương, trần trụi dưới một đống rẻ rách.

Đến với nhật ký mà bỏ qua những Đêm, của Elie Wiesel, hay Những Kẻ Chết Đuối và Những Người Được Cứu Vớt, của Primo Levi (chỉ nhắc tới hai chứng nhân), hay những cột con số, những chuyến hàng, những thuật ngữ như "mẩu"... thì đúng là tự cho phép mình được quyền ngây thơ một cách xấu xa, không thể tin được! Những ngợi ca theo kiểu "bản chúc thư hoài hoài về tính cao cả không thể bị huỷ diệt của tinh thần nhân loại", "một nguồn không bao giờ cạn của can đảm và hứng khởi"... sự thực chỉ là những trò ru ngủ. Sự thành công, chiến thắng, của Bergen-Belsen, chính là nó đã thổi sạch, cái gọi là khả tính can đảm, nó cho thấy sự huỷ diệt dễ dàng của tinh thần nhân loại, và đây là bản di chúc lâu dài của nó.

"Hier ist kein Warum", một lính gác ở Auschwitz đã cảnh cáo: ở đây không có "tại sao", không câu hỏi, không câu trả lời, chỉ là một mầu u tối của không-lý lẽ (unreason). Câu chuyện của Anne Frank, được kể lại, rất thực, là không cứu chuộc, không thể cứu chuộc. Và đó là thông điệp của Anne Frank.
NQT

Rất ư là tình cờ, tờ Guardian, số cuối tuần, 20 & 26 May, 2016, phán, đúng như GCC: Á Châu chưa xong đâu, với quá khứ của nó, khác hẳn Âu Châu.
Xứ Mít chết, khi Hồ bỏ....  Lò Thiêu, chọn Cái Ác Ác Châu, Cái Ác Tẫu, Cái Ác Bắc Kít, mà, cho đến lúc này, chưa có thuốc chủng!

*

Chưa xong đâu, với quá khứ 1 ngàn năm nô lệ thằng Tầu

Sinh nhạt Bác

Viên gạch Bác


Ha ha ha
Nghe tin tức nóng hổi nhé các bạn ơi





   
bac_ho
Chào Mừng Sinh Nhạt Bác!
Đi tìm một cái nón cối đã mất
Hình: Uncle Ho, stand discarded.
Ông Hồ...  liệng cống [discarded], thay vì... lộng kiếng!

In one of the back streets of Ho Chi Minh, busts of the father of the nation, Uncle Ho, stand discarded. A local magazine polled young people to discover that they identified Bill Gates as their personal hero rather than the long-dead leader Ho Chi Minh. Police quickly confiscated copies of the paper and burned them after firing the paper’s chief editor.
Tượng ông Hồ ở một con phố buồn thiu tại thành phố mang tên ông. Cha già dân tộc thua phiếu anh Mẽo Bill Gates, qua một cuộc thăm dò giới trẻ Sài Gòn. Tờ báo đăng thăm dò, tịch thu, đốt bỏ, chủ bút, cho về vườn.
Viet Nam at peace”: the empire strikes back
[Việt Nam thời bình: Đế quốc quật ngược. Nhật Ký Tin Văn  56]

Chuyện Bác Hồ thua Bill Gates, là giữa giới trẻ. Với một số người già, Bác Hồ vẫn là số một. Gấu biết chuyện, một bà miền nam đã từng cho xấp nhỏ của bà, vượt Trường Sơn, ra Hà Nội, khi Đảng hô hào, hãy nướng thêm vài thế hệ nữa. Người phụ nữ này, mỗi  lần ngồi cho con cháu chụp hình, là cái nền phía sau phải có treo ảnh Bác.

Nhưng Bác rõ ràng thua... Hitler. Bác có thể hơn Hitler, trong chuyện, dùng vài ba nick  [Bác có vài trăm], viết sách ca tụng Bác, nhưng chắc chắn Bác không biết kể tiếu lâm như Hitler.
Tờ Người Nữu Ước số đề ngày 22 Tháng Năm cho biết, chiến dịch truy tìm cái gọi là Cuốn Sách của Hitler đã chấm dứt. Và nhân loại rất là hơi bị buồn, bởi vì, hóa ra Hitler là một ông dzua kể chuyện tiếu lâm.
Tờ báo đưa ra vài thí dụ. Một tối, tại Berlin, Hitler và tuỳ tùng, Goring, Goebbels, bước vô một quán rượu. Nhìn thấy đám ma vương, anh bồi rượu tay chân run lẩy bẩy. Hitler hỏi, sao tội thế, cháu ngoan của Bác, bịnh hả?
-Tiệm chúng cháu chưa từng được tiếp rước nhiều sĩ quan đệ nhất đẳng của Đệ Tam Reich như thế này.
-Với cái giá cắt cổ như ở tiệm tụi bay, điều này đâu có gì là ngạc nhiên, hử, thằng khốn!
Và Hitler rút khẩu Luger, đòm một phát!
Vào những giờ phút cuối cùng trong bunker, chờ tới giờ linh cùng cô vợ cưng tự sát, Hitler cũng không quên kể tiếu lâm. Ông kể, ông và vị luật sư, sau khi chết, lên Thiên Đường, và vị luật sư thao thao bất tuyệt cãi cho ông. Nghe bùi tai, ông Thánh gác cửa nói:
-Mời Quốc Trưởng dzô.
Tay luật sư vội vàng hỏi:
-Còn tui thì sao?
Ông Thánh nói:
-Mày xuống Địa Ngục.
-Địa Ngục? Tôi làm gì ở dưới đó?
-Mi đi học luật.
Nhân dịp sinh nhật Bác, Gấu cũng sẽ xin hầu một vài chuyện tiếu lâm về Bác, hồi còn tù cải tạo.
*

Bức tượng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở nghĩa trang liệt sĩ TP Hồ Chí Minh là một điển hình. Dưới mắt nhìn, phần đôi chân và lá cờ quá dài, phần bán thân còn lại bị rút ngắn, làm mất dạng vẻ đẹp khí phách và bao la trên khuôn mặt của pho tượng.
Trịnh Cung
Đôi chân đi với lá cờ, quá dài, dưới cái nhìn của một ông sĩ quan Ngụy,
thì  'hài hòa' quá rồi, còn ca cẩm gì nữa?
"Làm mất dạng vẻ đẹp..." hay "Làm mất vẻ đẹp bao la và khí phách..."?
Và tượng Bác trên, khí phách, bao la... không, thưa họa sĩ Trịnh Cung? NQT
   
 Doc cai bai cua ong Trinh Cung nay sao ma thay trong long phien nao qua ha. K.T


Về cái vụ mừng sinh nhật Bác bằng cách ăn cướp trang báo Người Việt online.

Thú thực, nếu đúng là mấy ông VC chơi cú này thì thê thảm quá! Đâu có vinh danh Bác, mà làm nhục Bác.
Gấu thực sự không tin VC, nhưng mà là, VC hơn cả VC, lâu lâu chơi nổi.
Hơn nữa, nói chống Cộng, thì NV không phải là thứ 'gân guốc, sừng sỏ' cho lắm!
Ý nhị. Hóm hỉnh. Lại càng không!
Đâu bằng, "chỉ một dòng", như ông Tây, sau đây:
*

 Cô Cháu Ngoan của Bác chọc quê Bác  trên những tấm áp phích Pepsi.

Lạ thật.
Mới đó, me-xừ KT bị chôm mất tờ báo. Bi giờ đến lượt Ông Số Hai.
Ớn quá!
*
Chỉ một dòng. Thế mới bảnh.
Gấu bỗng nhớ câu chuyện hai ông vua dàn quân chơi nhau. Một ông gửi chiến thư, dài chừng vài thước, kể lể, khoe khoang, khoác lác đủ thứ, rồi cuối cùng, hẹn ngày mai, giờ J. chơi nhau. Ông kia chỉ viết thêm một chữ, Ừ, rồi trả lại!
Nhưng có thể đây là tranh chấp Hậu-Đại Hội Đảng, nhưng chỉ giữa bộ lạc người Kinh. Chẳng mắc mớ gì tới VC.
"Bộ lạc người Kinh" là tên một mục trứ danh trên báo Trăm Con ngày nào, của  NTV, vừa làm chủ xị, vừa viết bài. Nhưng chữ "Kinh" âm hưởng của nó làm bật ra chữ "Cờ-Lăng", chữ này đưa tới chữ "Clan", tiếng Tây, có nghĩa là Bộ Lạc. Nhưng Cờ-Lăng, triết tự, Cờ có nghĩa "Cờ" - không phải cờ máu, không phải cờ vàng - mà là Cờ Hoa, Hoa Cờ, Hoa Kỳ.
Còn "Lăng", là Lăng Bác.
Đây có thể là cuộc tranh chấp nội bộ của bộ lạc Cờ Lăng, giữa Ông Số Hai với Ông Số Ba, Số Bốn...

Số báo Match du Monde, 08132 quả là một số báo đặc biệt về Việt Nam.
Thật độc và đẹp [Chữ của TTT]. Đẹp, thì có Mỹ Tâm.
Độc, nhiều lắm.
*
V/v Hacker tấn công.
BBC cho biết, một tay đã nhận, ta làm, không Đảng Cộng Sản nào hết.
Lý luận của tay này, đúng như Gấu đã tiên đoán, cho thấy, đây là một VC hơn cả VC. Có một độc giả trả lời tay hacker, thật bảnh. Xin phép BBC và bạn Nguyen, post lại ở đây.

Nguyen SaDi
Thân gởi bạn H2P. Tôi chỉ là một người dân bình thường có học xong Đại học tại Việt Nam. Qua hành động của bạn tôi nhận thấy rằng bạn đã phạm pháp, bạn chắc còn trẻ nên nhìn rõ sâu vào hành động của mình.
Tôi không cần bàn đến động cơ nào bạn đã làm, bởi vì nếu bạn sống trong nước thì tôi không bàn đến bởi vì đạo đức của người Việt Nam hiện quá suy đồi như lời của Bác Thuận, Phó chánh văn phòng chính phủ đã nhận định, nhưng tôi muốn nói cho bạn một điều rằng hãy sử dụng trí tuệ và kiến thức của internet mà bạn học được từ những nước dân chủ từ do phục vụ cho dân tộc mình chứ đừng phục vụ cho cái ác.
Ngày xưa Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những tri thức, họ xuất thân từ đâu bạn biết chứ, đó là tầng lớp quan lại, tầng lớp cai trị, họ đã dùng kiến thức của họ ít ra cũng cho một lý tưởng là độc lập dân tộc, tất nhiên họ đã có những đúng sai trước lịch sử. Bây giờ đã độc lập, bạn có thể noi gương Cụ Hồ, Cụ Giáp chống cái ác, bất bình đẳng trong xã hội, có lợi cho dân tộc sau này như giúp nguời dân hiểu hơn về dân chủ về những cái giá phải trả sau này về những món nợ mà chính phủ đã vay mượn từ quốc tế nếu tiền vay mượn bị tham ô.
Đừng bao giờ cực đoan bạn H2P ạ, hiện thời thì ĐCS đã ủng hộ bạn đấy vì bạn đang ủng hộ họ, như thời Pháp đô hộ ta vậy ai theo Pháp làm việc cho Pháp thì được thoả mái hơn đâu có bị tù đầy, bởi vì Ác đi theo Ác thì là Bạn. Nếu Thiện chống Ác thì là Thù. Vài lời để nhằm đánh thức Tâm Thức bạn.

Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!

Tháng Ba, 1946, năm năm trước khi Greene tới Việt Nam, Ho [HCM] ký hòa ước với Tây, thừa nhận, sự ra đi của họ để lại một khoảng trống. Viễn ảnh một Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, do Tây nhử, làm Ho khoái. Ông chửi đám bộ hạ phò Tầu:
Mấy cô chú có hiểu nghĩa là gì, chuyện đám Tầu ở lại? Lần chót tụi nó ở lại một ngàn năm!
Tây dù sao cũng mũi lõ, họ có thể ở một thời gian, và rồi sẽ cút, vì tụi da trắng hết thời ở Á Châu rồi. Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!
Norman Sherry: Tiểu sử Greene, chương 24: Bonjour Vietnam
[Sherry trích câu này từ Hồ Sơ Ngũ Giác Đài, The Pentagon Papers, Senator Gravel Edition, vol 1, Beacon Press, 1979, trang 49-50]. (1)
Ôi chao, giá mà Miền Nam thấm nhuần câu nói của Bác!
Thà rằng 'chọn' thằng Yankee mũi lõ, còn hơn, cũng vẫn thằng Yankee, nhưng mũi tẹt!

(1) Ngôn ngữ "Anh Hai" ở đây, là của Bác. Không phải của Gấu.
Nguyên văn [bản tiếng Anh].
Don't you realize what it means if the Chinese stay?..... The last time the Chinese came, they stayed one thousand years!
The French are foreigners... Colonialism is dying out. Nothing will be able to withstand world pressure for independence. They may stay for a while, but they will have to go because the white man is finished in Asia. But if the Chinese stay now, they will never leave.
As for me, I prefer to smell French shit for five years, rather than Chinese shit for the rest of my life.
Một cách nào đó, Bác đã tiên tri ra được cái vụ Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ Tướng Đảng VC!
Nhất Bác!
Khen Bác thì khen cả ngày, cả đời chưa hết khen!

hcm
Hồ Chí Minh, khi đó mang tên Nguyễn Ái Quốc,
tại hội nghị Tours, Pháp, tháng Chạp 1920.

Một người đương thời miêu tả ông: "Trong con người này có chất [hề] Charlot - vừa tếu lại vừa buồn"
Trích tạp chí Lịch Sử, L'Histoire, số tháng Tư & Năm 2004, đặc biệt về
Việt Nam, thuộc địa, chiến tranh, và Cộng Sản
 [Indochine Vietnam, colonisation, guerres et communisme].
*
The year 1989 did not mark only the bicentennial of the French Revolution, but also the centennials of two figures (1)  who - each in his own way - knew how to exploit the hunger of the masses and their vulnerability and gullibility.
Về Những Tên Hề: Nhà Độc Tài và Người Nghệ Sĩ.
[Cái năm 1989 không những chỉ kỉ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp mà còn kỉ niệm 100 năm sinh của hai hình tượng; mỗi người một cách riêng, đã biết khai thác cái đói khát của quần chúng, điểm yếu nhược, và tính dễ mắc lừa của họ.]
(1)  Đó là Aldolf Hitler, sinh ngày 20 tháng Tư, 1889, và Charlie Chaplin, sinh trước Hitler đúng 100 giờ đồng hồ.
*
 ON CLOWNS: THE DICTATOR AND THE ARTIST
NOTES TO A TEXT BY FELLINI
Về những tên hề: Nhà độc tài và người nghệ sĩ.
Ghi chú về một bản văn của Fellini

The year 1989 did not mark only the bicentennial of the French Revolution, but also the centennials of two figures  who - each in his own way - knew how to exploit the hunger of the masses and their vulnerability and gullibility.

           He was a tramp in the big city, using a park bench for a bed. He wore a weathered black derby and a frock coat askew on his shoulders—both tragicomic attempts at respectability. He drifted along the sidewalks, without family. He had no friends. Acquaintances saw him go into strange fits and thought him a clown. But he became a charismatic clown—the center of a show that he perfected and in which he functioned not just as leading man but as writer, director, producer, and set designer. When his little black mustache had become emblematic, when he had grown into the idol of millions, a great Hollywood star called him 'the greatest actor of us all.' His name was Adolf Hitler, born just over a hundred years ago, on April 20, 1889.
Frederic Morton, "Chaplin, Hitler: Outsiders as Actors," New York Times, April 24, 1989.

Cái năm 1989 không những chỉ kỷ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp mà còn kỷ niệm 100 năm sinh của hai hình tượng; mỗi người một cách riêng, đã biết khai thác cái đói khát của quần chúng, điểm yếu nhược, và tính dễ mắc lừa của họ.

Một kẻ lang thang trong một thành phố lớn, lấy ghế đá công viên làm giường. Đầu đội nón đen quả dưa bốn mùa, khoác áo thụng trên vai -  nón và áo như cầu mong sự kính trọng - vừa tếu lại vừa buồn - của người đời. Lêu bêu trên những hè đường, không gia đình. Không bạn bè. Dáng điệu kỳ cục khiến có người cho rằng, đây là một anh hề. Nhưng đây quả là một tên hề làm mê hoặc mọi người - nhân vật trung tâm của một sô trình diễn, qua đó, ông đạt tới mức tuyệt hảo, không chỉ như người lãnh đạo, mà còn như nhà văn, ông giám đốc, nhà sản xuất, người tạo kiểu mẫu. Khi bộ ria của ông trở thành biểu tượng, khi ông trở thành thần tượng của hàng triệu con người, một ngôi sao lớn ở Hồ Ly Vọng gọi ông là "diễn viên vĩ đại nhất của tất cả chúng ta.". Tên ông ta là Adolf Hitler, sinh ra cách đây đúng 100 năm, vào ngày 20 Tháng Tư, 1898.
Frederic Morton: Chaplin, Hitler: Những kẻ đứng bên lề như là những diễn viên,
Nữu Ước thời báo, ngày 24 Tháng Tư, 1989.

Không biết ông Hồ có bạn không, nhỉ?
*

* *
*
Ông đã gả cô dâu là chủ nghĩa quốc gia cho chú rể chủ nghĩa cộng sản
và hoàn thiện tới mức tối hảo nghệ thuật giết người, là chiến tranh du kích.
Thời Báo, Time, số đặc biệt
Những nhà lãnh đạo & Những nhà cách mạng
Tháng Tư 1998
*
Câu của Karnow, về Bác Hồ, không ngờ thành câu văn tiên tri, về số phận không biết bao nhiêu cô gái bị gả bán sau 1975. Cho chủ nghĩa tư bản.
Nhưng, ghê gớm nhất, là trong chiến tranh, để có thêm những dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy, một nhà thơ VC đã nhờ đến cả
thần nhân.
Những bà mẹ lại đo chân vào thần tích,
Để hoài thai triệu triệu những anh hùng
(Nguyễn Khoa Điềm)
*
Nhân sinh nhạt Bác, đọc lại
Viên Gạch Bác Hồ

Vào năm 1946, ông Hồ cảnh cáo người Pháp, khi ló mòi cuộc chiến: "Các ông có thể giết 10 người của tôi, so với 1 người của các ông. Nhưng chênh lệch như thế, chúng tôi vẫn thắng".
Người Mẽo có vẻ như tin rằng, khí giới ghê gớm của họ sẽ bẻ gẫy ý chí của kẻ thù. Nhưng, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói với tôi [Karnow], vào năm 1990 tại Hà Nội, điều quan tâm chính của ông ta, là chiến thắng. Khi tôi hỏi, bao lâu, "Hai chục năm, có thể 100 năm - lâu cỡ nào cũng được, chết bao nhiêu cũng được", ["Twenty years, maybe 100 years - as long as it took to win - regardless of cost"].
Con số người chết thật là khủng khiếp. Chừng ba triệu người hai miền, cả binh sĩ và thường dân.

Thời gian ở Paris, ông Hồ làm nghề thợ rửa hình [photo retoucher]. Tuy khách sạn sang trọng quá sức ông, nhưng ông vẫn tự ban cho mình một thói quen trưởng giả, là những bao thuốc lá Mẽo, Camel hay Lucky Strikes. Lâu lâu, có dịp là ông chui vô một thính phòng, nghe Maurice Chevalier, một ca sĩ Tây mà ông chẳng bao giờ quên những bài hát đáng yêu của ông ta.

* *
Hồ Chí Minh sống ở Paris từ 1917 tới 1923. Năm 1919, ông vô SFIO, Đảng Xã Hội Pháp.
Hình 1: Đại hội Đảng tại Tours,1920, ông Hồ bỏ phiếu chấp thuận SFIO gia nhập Đệ Tam Quốc Tế.

Một người thời đó đã miêu tả ông: Trong con người này có chất hề Charlot - vừa tếu vừa buồn.
Il y avait dans sa personne quelque chose de chaplinesque - à la fois comique et triste.
Hình 2: Ông Hồ lúc này là Chủ Tịch nước, trở lại Pháp vào mùa hè 1946,
và được đón tiếp theo đúng nghi lễ bởi President du Conseil, Georges Bidault
.

*
Duras, L'Indochinoise.
 Người Đẹp Đông Dương.

Hồi em 16.
Chính tại Đông Dương mà Marguerite Duras đã trải qua một tuổi thơ hoang dại, đau đớn, rã rời.
Một Đông Dương mà những trang sách kéo mãi nàng về...

*
Lối vào con phố Catinat

*
Những ống khói tầu mệt lả
[Hình từ số báo Lịch Sử đã dẫn]