*




Phê bình là gì?

*

Trong cuốn này, có mấy bài Gấu thú lắm, đọc bản tiếng Tẩy, từ thời còn niên thiếu, về già nhớ lại, bèn có tham vọng dịch qua tiếng Mít!
Hà, hà!

Văn chương và Siêu ngôn ngữ

“Phê bình là diễn ngôn về một diễn ngôn. Đó là ngôn ngữ thứ sinh hoặc siêu ngôn ngữ, nó hành nghề trên ngôn ngữ nguyên sinh (hay ngôn ngữ – đối tượng)” – Roland Barthes
Nguồn: Phê bình văn học

Gấu đọc Blog NL, thấy giới thiệu trang “phê bình văn học”, tò mò vô đọc, thấy câu trên, được đặt trang trọng ngay trên đầu trang, như là tuyên ngôn của trang chủ.
Câu trên Gấu dịch rồi, dịch toàn bài viết luôn, trên mục Lý thuyết phê bình của Tin Văn.
Nguyên văn [bản tiếng Anh, dịch từ nguyên tác tiếng Tây]:

Criticism is discourse upon a discourse; it is a second language, or a metalanguage (as the logicians would say), which operates on a first language (or language object).

Theo Gấu Cà Chớn, "second language" nên dịch là “ngôn ngữ bậc hai”. Bởi vì, ở 1 chỗ khác, Barthes dùng từ "cover", phê bình là 1 ngôn ngữ "phủ" lên 1 ngôn ngữ khác. Dùng "thứ sinh", sẽ bị lầm, là nó sinh ra từ 1 ngôn ngữ bậc nhất, tức ngôn ngữ đời sống.
"Operate" dịch là "thao tác", nghiêm cẩn hơn hơn, đối với 1 trang về phê bình văn học
Dùng từ “hành nghề” sợ lầm với con người.
NQT

Phê Bình Là Gì?

Phê bình là bài viết/nói về một bài viết/nói; nó là một ngôn ngữ bậc hai, hay, một siêu ngôn ngữ (như những nhà lý luận gọi). Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object).

“Language object” không thể dịch là “ngôn ngữ đối tượng” được, mà phải dịch là "ngôn ngữ sự vật". Người nào dịch không nắm được tinh thần & nội dung bài viết của Barthes.

Ông phân biệt hai ngôn ngữ.
Một, của văn chương, đối tượng của nó là đời sống, sự vật, object. Bởi vậy Gấu mới đề nghị dịch là ngôn ngữ bậc 1.
Một, của phê bình, đối tượng của nó không phải là đời sống, sự vật, mà là ngôn ngữ. Nó là "ngôn ngữ của ngôn ngữ", thành ra mới có cụm từ "diễn ngôn về diễn ngôn", nghe lôi thôi quá, thành ra lòi ra từ "siêu ngôn ngữ".
Và Gấu mới phịa ra từ “ngôn ngữ bậc hai”.
Bậc 1, bậc 2, thú thực là chôm từ toán học, phương trình bậc 1, phương trình bậc 2.

Roland Barthes

*

Trong bài viết về Bếp Lửa của TTT, từ những năm 1970, Gấu nhận ra, số phận [sự thất bại] của cuốn này, BL, 'y hệt' cuốn La Nausée.
Susan Sontag cũng nhận ra điều này, mắc mớ giữa Sartre và Barthes:
… Although Barthes agrees with Sartre that the writer's vocation has an ethical imperative, he insists on its complexity and ambiguity. Sartre appeals to the morality of ends. Barthes invokes "the morality of form"- what makes literature a problem rather than a solution; what makes literature.

*




*

Phê Bình Là Gì?
Roland Barthes

Thật dễ dàng miêu tả những nguyên lý phê bình lớn, xứng hợp với hoàn cảnh ý thức hệ của một con người, nhất là ở Pháp, nơi những khung lý thuyết rất được nể nang, chẳng chút nghi ngờ, ấy là vì, chúng, những khung lý thuyết đó đem đến cho người thực hành một bảo đảm, rằng, như vậy là, liền lập tức, người đó được tham dự vào một cuộc chiến đấu, một lịch sử, và, một toàn thể. Phê bình Pháp đã phát triển theo đường hướng đó trong chừng mười lăm năm, với những vận hội của nó, gói trong bốn “triết thuyết” lớn. Trước tiên, là cái thường được gọi, và còn phải tra hỏi, là triết học Hiện sinh, triết thuyết này đẻ ra những tác phẩm phê bình của Sartre, Baudelaire, Flaubert, những bài viết ngắn hơn về Proust, Mauriac, Giraudoux, và Ponge, và, trên tất cả, cuốn Genet  tuyệt vời của ông.

Rồi tới Mác xít. Với nó, là câu "Biết rồi khổ lắm nói mãi", như thế nào, tại ra làm sao, thứ triết học này lại tuyệt tự [how sterile], khi đưa ra một giải thích rất ư là máy móc, và hoàn toàn có tính tuyên truyền, về những tác phẩm, thay vì 'tiêu chí’ những giá trị [criteria of values]. Lạ một điều, và cũng thật thú vị, ở miền Tây Vực, tức "biên cương" của Mác Xít, [không phải ở cái tâm được thừa nhận của nó], chính tại nơi đây chúng ta tìm thấy một phê bình xum xuê nhất: tác phẩm của Lucien Goldmann, rõ ràng là được thừa hưởng rất nhiều từ Lukacs; đây là một trong những phê bình linh động nhất, tài tình nhất, coi lịch sử xã hội và chính trị là khởi điểm của nó.

Rồi tới Phân tâm học; tại Pháp, lúc này, người đại diện số một của phê bình theo kiểu của Freud là Charles Mauron, nhưng cũng giống như trong trường hợp Mác xít, chính là ở biên cương của phân tâm học mà chúng ta có được những nghiên cứu, phân tích phê bình xum xuê [fruitful] nhất; khởi từ một phân tích những chất, những phần, an analysis of subtances (1) [thay vì những tác phẩm], tiếp theo đó là những nhào nặn thật năng động, hình ảnh một số đông những thi sĩ, Bachelard đã tạo dựng một điều có thể được coi như là nền móng cho một trường phái phê bình, rất có ảnh hưởng, đến nỗi người ta có thể gọi nó là nền phê bình Pháp hiện nay, ở một hình thức phát triển nhất của nó, một nền phê bình Pháp lấy hứng từ Bachelard, [a criticism of Bachelardian inspiration], với những phê bình gia như Poulet, Starobinski, Richard.

(1) Chất, như lửa, trong Phân Tâm Học Về Lửa, của Bachelard. CTND.

Sau cùng là cơ cấu luận (hay đẩy tới cực điểm của sự giản đơn, và như thế, tất nhiên, có sự lạm dụng, khi gọi bằng cái tên, chủ nghĩa hình thức, formalism]: chúng ta biết sự quan trọng, ngay cả tính thời thượng của chuyển động này, ở Pháp, kể từ khi Levi-Strauss mở ra cho nó, những phương pháp khoa học xã hội, và một phản ảnh có tính triết học, tuy nhiên, ít có những tác phẩm phê bình thực sự được coi như là những hệ luận, nhờ cơ cấu luận mà có được, nhưng rõ ràng là, chúng đang trên đường sửa soạn, và trong số đó, chúng ta có thể tìm thấy, chẳng nghi ngờ chi, ảnh hưởng của những mẫu mã ngôn ngữ học được xây dựng bởi Saussure, và được mở rộng ra bởi Jakobson, [chính ông này, vào cái thời chập chững bước vào nghề, đã có mặt ở trong một chuyển động phê bình văn học, đó là trường phái phê bình hình thức của Nga): Có vẻ như, thí dụ, người ta có thể phát triển, mở ra cả một nền phê bình văn học, khởi đi chỉ bằng hai phạm trù tu từ được Jakobson thành lập, đó là ẩn dụ và hoán dụ [metaphor and metonymy].

Và chúng ta thấy, Phê bình Pháp này, ngay lập tức, bèn trở thành "đồ lô, đồ nhà" [national, mang tính quốc gia], (nó chẳng nợ nần gì, hoặc nếu có, chỉ tí ti, phê bình Ănglô-Xắc-xông, Spitzer và các đệ tử, những đệ tử của Croce), và mang tính đương thời (người ta có thể gọi, không có niềm tin, "faithless"): hoàn toàn bị cuốn hút vô một hiện tại mang tính ý thức hệ, và thật ngần ngại, nếu phải xác nhận, có một tí truyền thống, tức là một tí Sainte-Beuve, Taine, hay Lanson, ở trong phê bình đương thời, không có niềm tin này. Tuy nhiên, khuôn mặt sau cùng này, phê bình gia Lanson, làm dấy lên một vấn đề đặc biệt cho phê bình đương thời của chúng ta. Tác phẩm, phương pháp, và tinh thần Lanson - bản thân ông ta là một giáo sư Tây chính cống - đã cầm cân nẩy mực qua  bao nhiêu thế hệ, trọn cả một nền phê bình khoa bảng, trong suốt năm mươi năm. Kể từ khi những nguyên lý (được thừa nhận) của nền phê bình này, là, sự khắt khe, tính khách quan, trong công việc xác định, thành lập những sự kiện, nguời ta có thể nói, chẳng có gì là chỏi, giữa chủ nghĩa Lanson và phê bình ý thức hệ. Tất cả đều là những phê bình dẫn giải, interpretation. Tuy nhiên, mặc dù đa số những nhà phê bình Pháp hiện nay, chính họ là những giáo sư, vẫn có một sự căng thẳng, giữa phê bình dẫn giải và phê bình thực chứng (khoa bảng). Đó là vì, chủ nghĩa Lanson, bản thân nó, là một ý thức hệ. Chính vì thế, nó đã không chỉ hài lòng với việc đòi hỏi áp dụng những qui luật khách quan trong tìm tòi khoa học, mà còn muốn hàm ngụ những niềm tin [convictions] tổng quát nào đó về con người, lịch sử, văn học và những liên hệ giữa tác giả và tác phẩm, thí dụ vậy, và tâm lý học của Lanson thì đã được xác định quá rõ ràng, nó chủ yếu là một thứ định mệnh thuyết mang tính loại suy, theo đó, những chi tiết của một tác phẩm phải giống như  [must resemble]  những chi tiết trong đời sống, linh hồn của một nhân vật phải giống như linh hồn của tác giả, vân vân và vân vân - một thứ ý thức hệ rất ư đặc biệt, đến nỗi, kể từ khi ra đời, những năm tiếp theo sau, nó đưa ra những lập luận, thí dụ, tâm lý học đã thừa nhận những liên hệ trái nghịch, những liên hệ chối từ, giữa tác phẩm và tác giả của nó.

Thực ra, những tiền đề triết học là không thể tránh được; chủ nghĩa phê bình Lanson không thể bị trách cứ do những định kiến của nó, nhưng mà do, nó che giấu chúng, khoác cho chúng những mặt nạ, theo đó, tính khắt khe đòi hỏi như thế, khách quan muốn như vậy. Ý thức hệ được giấu trong hành trang khoa học, giống như hàng lậu.

 
Nếu những nguyên lý mang tính ý thức hệ này nọ này khả hữu cùng một lúc [về phần tôi, theo một nghĩa nào đó, tôi chịu một trong số đó, cùng một lúc], chẳng hồ nghi, một chọn lựa mang tính ý thức hệ không làm nên cái gọi là HữuThể, Being, của phê bình và chân lý không phải là Đất Thánh, [Sanction: phê chuẩn, thừa nhận], của nó. Phê bình, như thế, còn là một cái gì vượt lên bài viết/nói nhân danh những nguyên lý "thực" ['true' principles]. Từ đó, suy ra một điều, trọng tội của phê bình, không phải là ý thức hệ, mà là sự câm lặng che giấu nó. Sự câm lặng tội lỗi này có một cái tên là lương tâm tốt, ý thức tốt, good conscience, hay, một lần nữa, niềm tin xấu, bad faith.

Thực sự mà nói, làm sao chúng ta có thể tin tưởng, tác phẩm là một món đồ lạ hoắc đối với tâm tính và lịch sử của con người tra hỏi nó, một món đồ, qua đó, nhà phê bình sẽ hành sử một thứ quyền ngoại địa, a kind of extraterritorial right? Bằng phép lạ nào hầu hết những nhà phê bình hô hoán lên rằng, sự tương thông thăm thẳm giữa tác phẩm và tác giả của nó, sẽ ngưng lại, ấy là vì nó liên quan tới, in relation to, sự nghiệp phê bình, và thời đại, của riêng những phê bình gia? Liệu có chăng những lề luật sáng tạo có giá trị với nhà văn, nhưng chẳng là cái gì, đối với nhà phê bình? Tất cả những nhà phê bình phải đưa vào trong bài viết/nói của mình, bằng bất cứ cách nào, cho dù rất ư gián tiếp, hay rất ư là khiêm tốn - mà họ có thể tưởng tượng ra được: Phải bao gồm ở trong bài viết/nói của họ, một suy tưởng ngấm ngầm về chính nó; mọi phê bình đều là một phê bình về tác phẩm và một phê bình về chính nó. Nói một cách khác, phê bình chẳng hề là một bảng những kết quả hay một khối, a body, những phán đoán, nó thiết yếu phải là một hoạt động, an activity, nghĩa là, một chuỗi những hành động trí thức, một lòng một dạ, [dấn thân hết mình với con người trình diễn chúng; một con người với một hiện hữu mang tính lịch sử, với một cái tôi của riêng người đó, nghĩa là hoàn toàn chủ quan. Liệu một hoạt động có thể "thực"? Nó trả lời cho những đòi hỏi hoàn toàn khác hẳn.

Mọi tiểu thuyết gia, mọi thi sĩ, múa may quay cuồng với những đường đao thế kiếm dựa trên bất cứ một lý thuyết văn học gì thì gì, tựu chung cũng là để nói về tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy [nguyên văn: để nói về những sự vật, và hiện tượng, to speak of the objects and phenomena], cho dù những thứ này là do tưởng tượng, ở bên ngoài hoặc là có trước ngôn ngữ: thế giới hiện hữu và nhà văn nói: đó là văn chương. Sự vật, hay đối vật, the object, của phê bình khác hẳn: Đối vật của phê bình không phải là "thế giới" nhưng mà là một bài viết/nói, a discourse, bài viết nói đó, là của một người nào đó: phê bình là một bài viết/nói về một bài viết/nói; nó là một ngôn ngữ bậc hai, hay, một siêu ngôn ngữ (như những nhà lý luận gọi). Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ phê bình phải đụng (deal) với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình với ngôn ngữ của tác giả được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với thế giới. Chính sự "đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, cái gọi là phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình thật giống với một hoạt động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự phân biệt giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.

Và bởi vì phê bình, như thế, chỉ là một siêu ngôn ngữ, cho nên, nhiệm vụ của nó, chẳng hề là khám phá ra, "những sự thực", nhưng mà là "những cái có giá trị" ["the validities"]. Tự thân, ngôn ngữ không thực, mà cũng chẳng giả; nó có giá trị, hoặc không: giá trị, valid, có nghĩa, tạo một hệ thống hài hòa những ký hiệu. Những lề luật của ngôn ngữ văn chương chẳng màng đến sự ăn ý, giữa nó với thực tại [cho dù mấy trường phái hiện thực lải nhải cỡ nào thì cũng… dẹp!], nhưng mà là sự  cúi mình chịu vô khuôn khép với hệ thống ký hiệu tác giả tạo ra (và chúng ta, lẽ dĩ nhiên, phải đem đến cho cái từ ‘hệ thống’ này một cái nghĩa rất ư là mạnh, ở đây] (1). Phê bình chẳng có tí trách nhiệm nào, về cái việc phải tuyên bố, liệu Proust nói lên “sự thực”, Ngài Baron de Charlus là Count de Montesquiou, Francoise là Céleste, hay tổng quát hơn, liệu xã hội mà Proust miêu tả đó, có y chang những điều kiện lịch sử liên quan tới vụ biến mất tầng lớp quí tộc vào cuối thế kỷ 19; vai trò của nó chỉ nhắm có mỗi một việc, là làm sao tạo ra được một ngôn ngữ mà sự hài hòa, tính lô gíc, hay nói ngắn gọn, tính hệ thống của nó, its systematics, có thể thu gom, hay tốt hơn nữa, có thể “hoà nhập” [“integrate”, theo nghĩa toán học của từ này], càng được nhiêu càng tốt nhiêu, số lượng ngôn ngữ của Proust, y hệt như một phương trình luận lý xét nghiệm giá trị suy luận chẳng cần để ý tới “sự thực” của những luận cứ mà phương trình đó điều động. Người ta có thể nói, nhiệm vụ của phê bình - đây là bảo đảm độc nhất, để cho nó trở thành phổ cập, this is the sole guarantee of its universality - hoàn toàn có tính hình thức [“formal”]: không “khám phá”, ở trong tác phẩm của tác giả, một điều gì được giấu kín, một điều gì thâm sâu, một điều gì bí ẩn, trước đó đã bị bỏ qua, không được để ý tới, [bằng phép lạ như thế nào, mà đám hậu duệ, là chúng ta, lại bảnh hơn lớp đi trước?], nhưng chỉ là điều chỉnh, ngôn ngữ mà thời đại nhà phê bình ban cho anh ta [Hiện Sinh, Mác Xít, Phân Tâm Học], so với ngôn ngữ, hay hệ thống “formal” những câu thúc luận lý được tác giả chi ly ra, theo ngôn ngữ thời đại, của riêng người đó. "Bằng chứng" của phê bình không do lệnh lạc của Thần Sự Thực [nó không diễn tiến theo những cung bậc của sự thực, theo kiểu, cứ theo như sự thực mà thi hành], bởi vì một bài viết/nói mang tính phê bình - như một bài viết/nói mang tính lý luận - chẳng là gì cả, ngoại trừ điều này: nó là [một lối nói/viết] quẩn, quanh, dằng, dai, như cố tình trì hoãn, dù thật muốn, làm bật ra, trọn hữu thể của nó, nhờ cái sự dằng dai đó mà có được, và trở thành, có nghĩa: Racine là Racine, Proust là Proust; "bằng chứng" phê bình, nếu mà có một cái thứ bằng chứng như thế, hệ tại ở khiếu năng, khả năng - không "khám phá" tác phẩm nhưng ngược lại - che chở cho nó, bao trùm lên nó, càng đầy đủ, hoàn toàn, viên mãn nhiêu, càng tốt nhiêu, bằng chính ngôn ngữ của nó.
Như thế, một lần nữa, điều làm chúng ta quan tâm, là một hoạt động thiết yếu hình thức, không phải theo nghĩa thẩm mỹ, mà luận lý, của từ này. Chúng ta có thể nói, với phê bình, cách độc nhất để tránh [làm một thứ] "lương tâm tốt", hay "niềm tin xấu", là, coi mục tiêu đạo đức không phải giải mã ý nghĩa tác phẩm nhưng, làm sao tái tạo dựng, những luật lệ, những câu thúc [constraints] của việc triển khai [elaboration] ý nghĩa tác phẩm, với điều kiện, chúng ta, một lần nữa, thừa nhận, một tác phẩm văn học là một hệ thống ngữ nghĩa [semantic] rất ư đặc biệt., mục tiêu của nó, đem "nghĩa" đến cho thế giới, "nghĩa", "meaning", chứ không phải "một cái nghĩa", "a meaning", tác phẩm; chí ít, tác phẩm nào mong "được, bị, chịu", xâm xoi, dò xét, tìm tòi, bởi phê bình - và có lẽ, đây là một định nghĩa về văn chương tốt - tác phẩm đó chẳng hề hoàn toàn vô-nghĩa, non-signifying, [bí hiểm, hay, "được mặc khải, được gợi hứng"], và cũng chẳng hề hoàn toàn sáng sủa, clear; nó là, người ta có thể nói, một cái nghĩa bị treo, a suspended  meaning: tác phẩm tự nó hiến dâng cho người đọc, như một hệ thống ý nghĩa được nhìn nhận, tuy nhiên, nó cứ co lại, cố nén, cố tránh, cố tạo một khoảng cách với người đọc, như một món đồ có ý nghĩa.
Nỗi bực mình về ý nghĩa của tác phẩm [nói gì thì nói mẹ nó ra, cứ ấm a ấm ớ], giải thích, một mặt, tại sao tác phẩm văn chương lại có được quyền năng khổng lồ tra hỏi thế giới, bằng đủ thứ câu hỏi [trong khi ngồi xổm lên dư luận, ỉa vào mặt những ý nghĩa, những câu trả lời có sẵn, đã được bảo đảm bởi, nào ý thức hệ, thí dụ, viết dưới ánh sáng của Đảng, nào niềm tin, đường ta trận mùa này đẹp lắm, nào, thắng trận giặc Mỹ, Nguỵ này ta sẽ xây dựng cái nhà Việt Nam to đẹp bằng trăm bằng mười, luôn cả ý nghĩa thông thường, cảm quan thông thường], tuy nhiên, đừng trông mong, nó trả lời những câu hỏi liên quan tới những vấn đề nêu trên, [tác phẩm mang tính "độc đoán" chẳng có nhiều], một mặt, tại sao nó cứ tự phơi ra, cho tha hồ giải mã, hoài hoài, vô tận, bởi vì, chẳng lý do nào, chẳng quyền năng nào bắt chúng ta ngưng nói về Racine, về Shakespeare, [ngoại trừ một khi ngấy, chán, bất như ý, nhưng chính sự bất mãn về tác phẩm, chính nó, cũng sẽ trở thành một ngôn ngữ] (2): cùng một lúc, vừa đề nghị dai dẳng, nằng nặc, vừa chạy trốn, tránh né ý nghĩa: văn chương, như vậy thực tình chỉ có thể là một ngôn ngữ, nghĩa là, một hệ thống ký hiệu, hữu thể của nó không phải những thông điệp, nhưng, cái "hệ thống đó". Và như thế, phê bình gia không có trách nhiệm tái tạo dựng thông điệp tác phẩm, chỉ [trách nhiệm tái tạo dựng] hệ thống, chẳng khác chi nhà ngôn ngữ học không có trách nhiệm giải mã nghĩa một câu, nhưng có trách nhiệm tạo dựng cấu trúc hình thức, chính cấu trúc này cho phép ý nghĩa được truyền đi.
Chỉ bằng cách nhìn nhận, tự thân, chẳng là chi, mà chỉ là một ngôn ngữ [hay nói một cách chi ly hơn, một siêu ngôn ngữ], phê bình mới có thể, nghe có vẻ ngược ngạo, nhưng đích thực nó là như vậy,
vừa khách quan vừa chủ quan, vừa mang tính lịch sử vừa mang tính hiện sinh, [theo nghĩa "mình ên", CTND], vừa toàn trị vừa cởi mở. Bởi vì, một mặt, ngôn ngữ mà nhà phê bình chọn lựa để nói ra, không rớt từ trên Trời xuống, nó là một trong số những ngôn ngữ mà thời đại của người đó ban cho, nói một cách khách quan, nó là một sản phẩm ở vào giai đoạn chót của một thời đại lịch sử, nó là thành quả, một sự chín mùi về tri thức, về tư tưởng, về những đam mê trí thức của thời đại lịch sử đó - nó là một sự cần thiết, a necessity; và một mặt khác, ngôn ngữ cần thiết này, được chọn lựa bởi mỗi nhà phê bình, như là một hậu quả của một tổ chức hiện sinh, [nhà phê bình này thuộc miệt vườn...], như là một cuộc hành sử một chức năng trí thức thuộc riêng người đó chỉ người đó mới có quyền hành sử như vậy, một công cuộc thực tập mà người đó ném hết mình vào trong đó, nghĩa là, với tất cả những sự chọn lựa, những niềm vui, những đề kháng, những ám ảnh. Và như thế, bắt đầu, ở ngay nơi trái tim của một tác phẩm phê bình, một cuộc thoại, của hai câu chuyện, của hai chủ thể, một, tác giả, và một, nhà phê bình. Nhưng cuộc thoại này luôn xoáy về hiện tại và đây là tính ích kỷ, vị kỷ của nó: phê bình không phải là một "homage" [sự tôn vinh] chân lý của quá khứ, hay chân lý của "những người khác" - nó là một thiết kế công trình về sự dễ hiểu, dễ cảm nhận...  của riêng thời đại chúng ta.
1963

(1) Thanh Tâm Tuyền, ở đầu tập thơ Tôi Không Còn Cô Độc, như lường trước được phản ứng của độc giả, trước sự ra đời của thơ tự do, đã cảnh cáo, ở đây, tôi là vị hoàng đế của một "vương quốc" - "hệ thống", với một cái nghĩa rất mạnh như Barthes nói. Bạn vô, là phải thần phục, còn không, cứ việc ném nó vô thùng rác - ông viết, ném ra ngoài cửa sổ. CTND.
(2) Genette, phê bình gia Tây, đã từng nói về nhà văn, như là một độc giả, vô thư viện, tính kiếm một cuốn để đọc, không thấy, bực quá, bèn viết một cuốn, thay vì mất công tìm. CTND.
NQTdịch từ bản tiếng Anh: What Is Criticism?
Khi nào kiếm được nguyên bản tiếng Tây, sẽ chỉnh lại.
Cẩn bạch.