1
2
Lolita by Vargas Llosa
Lolita
vs BHD
Âm
nhạc của trái cầu
Ghi 1/chet_vi_tinh.html
|
Lolita
vs BHD
Em Alice ở
ngoài đời, của Lewis Carroll
Alice hay là tuổi thơ muôn đời: Sức
mạnh trinh nguyên và lật đổ [La force pure
et subversive].
Pure, như Người Đẹp Bay Lên Trời của Garcia Marquez. Nhưng đúng vào lúc
bạn nhìn
em mà con heo của bạn xổng chuồng, là bạn ngỏm!
Le Monde
Dossiers & Documents. Culture- Alice, no # 424, Nov 2012
Divine levity: Khinh suất thánh
Tiếng tăm của Na Bô Kộp
thì cao vời vợi, và còn cao hơn nữa, và
sẽ còn
nhiều tác phẩm sắp ra lò viết về ông.
Martin Amis phán.
Trước mắt, thì có Lolita của
Mít, và bài viết của NL, và trang web của Nhã Nam, và Mr. TV nữa chứ!
Nhưng người
đầu tiên dịch Nabokov, là TTT, sau khi ra tù VC, nghe nói, do đói quá!
Trong bài viết
về Nabokov, “Cruelty, Beauty, and Time on Nabokov’s Ada
and Lolita, Độc, Đẹp
và Thời gian trong tác phẩm Ada và Lolita",
Pamuk biện minh cho cái ác của
Na bô cộp
[Chưa thấy ai biện minh cho cái ác của Sến, và đám nhà văn VC Bắc Kít,
ngoài GCC ra !!!]:
Để hiểu cái ác
và cái đẹp của nó, của Nabokov, chúng ta phải nhớ là đời tàn bạo
với ông ra
sao. Sinh ra trong 1 gia đình trưởng giả, quí tộc Nga, ông bị chúng
xung công hết
sau cú cách mạng Bòn xề vịt thành công. (Sau này, ông phán, ông đếch
thèm để ý đến
chuyện vặt này!)
Ui chao, chính
đây là nỗi đau lớn của Người.
Y chang anh chàng VC nằm
vùng NBC của trung tâm
WJC, chuyên mời VC qua Mẽo lãnh tiền, viết về Mít lưu vong!
Anh ta than thở, phải
bỏ tiền ra hối lộ đám VNCH mới được đi du học Mẽo, trốn thoát cuộc
chiến, và suốt
đời thù Mẽo, mê VC!
Ông bạn văn của Gấu, xin không được nêu tên, suốt đời thù
VNCH, vì trốn lính, bị bắt, bị đưa đi lao công chiến trường, và mê VC!
Nhà thơ
NS, suốt đời thù VC, vì tịch thu mẹ mất cái trường to đùng của ông, như
1 lần
trả lời phỏng vấn.
Nhìn ở 1 mặt khác, thì chính đó là nỗi đau của họ, khi không
biết đến cái khổ, cái nhục, cái đói, khi sống với VC sau 1975!
Cũng thế với
Nabokov.
Cũng thế đối
với đám bỏ chạy bợ đít VC, cả ở Bắc cũng như ở Nam Kít.
Nabokov chê
Camus, chê Faulkner, viết văn không bằng ông, nhưng chính đấy là nỗi
đau của
Nabokov: Đếch biết nỗi khổ đau của con người.
Văn TTT cũng
có chất hung bạo, độc ác, mà Gấu coi như là biểu hiện của cái gọi là
chất đực, virility,
ở nơi ông: Bạn còn nhớ, 1 nhân vật của ông quần 1 em tơi bời hoa lá,
rồi buông
1 câu, "em biết tay anh chưa"!
Cái cảnh
trong Người Gác Cổng mới ghê: Anh già bị thằng bồ của đứa con gái tẩn
cho một
trận vì thèm con bé quá, và trước khi bỏ đi, thằng bồ thét đứa con gái,
cởi cái
xú chiêng ra, ném vào mặt thằng già, cho nó tí ân huệ!
Thằng bồ nhặt
một thanh sắt cầm tay đứng giữa sân rình rập. Con nhỏ lắng tai thấy
tiếng giầy
im lặng, bất thình lình nó xô lão Chà vùng dậy, nhảy xuống đất, ngã
chúi va đầu
vào tường và la lên:
- Anh ơi.
Nó hốt hoảng
chạy vội ra giữa sân ôm lấy thằng bồ. Thằng này hỏi:
- Nó đâu?
Con nhỏ chỉ
tay về phía xe hơi nhưng níu tay thằng này lại, lắp bắp trong hơi thở:
- Không có
gì hết, chưa có chuyện gì hết.
Thằng này dằng
tay ra xăm xăm bước tới, con nhỏ chạy theo níu kéo không được. Lão Chà
vịn vào
thành xe nhẩy xuống, té và đống dầu nhớt, thằng nhỏ cầm thanh sắt đập
liên hồi,
con nhỏ bưng mặt khóc. Thấy lão Chà chỉ còn thoi thóp, nó bảo con nhỏ
cùng nó
khiêng xác lão Chà để lên thùng xe. Con nhỏ thút thít nói:
- Thôi chạy
đi anh ơi.
Nó quắc mắt
dữ tợn bảo:
- Đừng lôi
thôi.
Đặt lão Chà
vào đúng chỗ nằm lúc trước của con nhỏ, nó đập bể ve dầu thơm ở bên
cạnh, lột hết
quần áo của lão liệng vào góc.
- Anh làm gì
vậy?
Nó không đáp
và truyền lệnh:
- Cởi cái xú
chiêng liệng vào đống quần áo đó.
Con nhỏ còn
ngần ngừ, nó bật tung nút áo và nắm tay dật đứt cái bao vú liệng vô
đống đồ của
lão Chà. Vừa lúc ấy lão Chà hồi tỉnh một vài giây, ngửi thấy mình nằm
trên dầu
thơm, thân thể trần truồng và con nhỏ đang nhìn xuống, ngực nó không
cài trắng
muốt. Rồi tiếng thanh sắt liệng xuống thành xi măng...
Nói một cách
khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm
Mậu. Rượu
Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng
định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một
miền đất.
Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền
quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux...
Một Thanh Tâm Tuyền
"khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động...
Nguyễn
Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một
bên là
bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau.
Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải
(Nguyễn Đình
Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị
Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm
Lãng Quên, truyện
ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả
Miền Nam,
thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ
tên, viết
về ông già gác dan, (gác ga-ra?) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng
bị gã con
trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã
thét cô bồ:
lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão!
Mùi vị đàn bà, cuộc tình hối hả...
làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa
Ngục
(Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm
Lãng Quên, về một già muốn làm con ong hút
nhị từ cô gái....
Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra văn. Ở
Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn
bà,
không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái
Sống đều
thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng
ở trước,
hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những
con người
đứng bên lề...
Vladimir Nabokov
Một trong những quái gở
trở thành nhà
văn là, để làm được như thế, bạn phải đau khổ về 1 tuổi thơ bất hạnh.
Đôi khi, trường hợp ngược lại xẩy ra.
Như là 1 bằng chứng, là cái hình Vladimir Nabokov, khi đó 8 tuổi. Thằng
bé ngồi ở
dưới cái cổng ở Vyra, căn nhà mùa hè của gia đình, đang “nghiên cứu”
một cuốn sách
về bướm, chân đi đôi vớ tắt thở!
Nhìn là biết liền, thằng bé con nhà
giàu. Một gia đình trưởng giả, quí tộc, có 1 ông bố, một bà quản gia,
là một bà
đầm. Vào năm 1917, Cách Mạng chấm dứt tất cả. Thằng bé mà bạn nhìn thấy
trong tấm
hình còn không còn hiện hữu.
Mà thực thế không, nó hết còn hiện hữu?
Sau
này, khi bắt đầu viết ở xứ người, lưu vong, Nabokov quần thảo tơi bời
cái thế
giới của bức hình để moi ra giả tưởng của mình. Tuy nhiên, ông không
viết “về”
một nước Nga đã mất, nhưng mà là, mầy mò, sờ xoạng, nhâm nhi, hít ngửi,
"giữ
liên lạc", “keeping contact” với những mùi vị của cuộc đời mà ông đã
được hưởng
thụ, khi còn là 1 đứa bé. Thật sớm sủa, ông đã khám phá ra, ông có tài,
[như Đoàn
Dự ngửi mùi đàn bà, con gái] “synesthetic”, như bà mẹ của ông. Với ông,
màu
xanh có mùi vị. Cái tài “tai nghe âm thanh, mũi ngửi ra mùi vị”, hay
“nhìn màu
ra mùi” này đánh dấu sự phát triển trí thức và thẩm mỹ của ông.
Và,
như 1 người đàn ông, ông sửa soạn ngồi vào bàn, và viết, với thái
độ, dáng
vẻ của thằng bé ở trong hình: ngồi 1 cách rất ư là vương giả, thật hách dịch, thật quyền
uy
, để nghiên cứu, xem xét, và để mổ xẻ, giải phẫu sáng
tạo. Cái ghế bằng liễu gai, phong nhã, lịch lãm, chồi bông nơi cửa sổ,
căn nhà
mùa hạ thần sầu, chính nó - ba cái lẻ tẻ nhưng cũng thật là cần thiết
“đưa anh
vào mộng”. Bởi thế văn xuôi của ông, thì đầy cái gọi là “xì tai”, thơm
phức [mùi...
Lolita], chưa kể mùi tự thuật.
Pamuk
coi “Hãy nói đi hồi ức”, bảnh nhất về văn phong của Nabokov. Gấu cũng
chỉ đọc
được hai cuốn của ông, là Lolita, và Speak,
Memory
Thú
thực, Gấu không thấy 1 tí nào, của Nabokov và Kafka ở trong Sến, văn
cũng như đời!
Đọc, rồi… liên
tưởng, và Gấu bèn ngộ ra 1 hành vi, cử chỉ,
tưởng rất ư là tình cờ, khi bỏ chạy quê hương Miền Nam, "nhà văn nhớn"
Gấu Cà Chớn,
thay vì quơ vội cái áo thung, ông bạn quí ban cho, những ngày viết
muớn, ghiền
xì ke, ở bên ngoài vỉa hè Bưu Điện, Sài Gòn, thì là cuốn Lolita,
bản tiếng Tây.
1989.
Trong
một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa
ông và cô
bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ.
Và một
thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi
ông đang đọc
mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc
dậy vẽ
cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật
đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.
Trong chuyến
đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy
hai cuốn,
một của Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc "Darkness at Noon" qua
bản
dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời
với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di
cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao
quên nổi
chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.
Ghi
chú
trong ngày
Nabokov có 1
từ để gọi thứ văn chương tạp ghi của Mít, là “poshlost”, theo nghĩa “ăn
cắp của
ăn cắp”, imitations of imitations. Tuy nhiên nghĩa của từ này rộng hơn
nhiều,
như ông giải thích, khi trả lời tờ The
Paris Review. TV post lại ở đây, rồi nhẩn
nha bàn tiếp.
Nabokov vốn,
vừa bạo miệng, vừa phách lối. Với ông, những tác giả được chấp nhận
[accepted
authors] chẳng có nghĩa gì: Tên của họ được khắc trên những cái mả
rỗng, sách của
họ toàn đồ bá láp… Brecht, Faulkner, Camus và nhiều người khác tuyệt
đối chẳng
là gì đối với tôi.
Tuy nhiên,
câu trả lời sau đây, thì thành thật. Khi được hỏi, ngoài chuyện viết
ra, ông
làm gì, hay thích làm gì, ông phán:
-Ô, săn bướm,
lẽ dĩ nhiên, và nghiên cứu bướm. Những lạc thú và phần thưởng nhờ cảm
xúc văn
chương, chẳng là gì hết so với khám phá ra 1 loài bướm lạ, và ngắm nó
dưới ống
kính… Giả như không xẩy ra cách mạng ở Nga, thì tôi đã dâng hết đời
mình cho
“lepidopteroloy” [ngành nghiên cứu bướm và bướm
đêm, moth] và chẳng thèm viết một cuốn tiểu
thuyết nào hết.
Những nhận xét
của Nabokov về cuốn tiểu thuyết “Dr. Zhivago” của Pasternak, cho thấy,
ông không
cảm được nỗi đau của người khác, và phần nào, đây là nỗi thua thiệt của
ông, do
“con nhà giàu” mà ra.
*
One of the
fallacies about becoming a writer is that, in order to do so, you have
to
suffer an unhappy childhood. Sometimes, the opposite is the case. As
evidence,
we have this photograph of Vladimir Nabokov, age eight. He sits on the
porch at
Vyra, the Nabokov summer home, studying a butterfly book and wearing a
breathtaking pair of socks. As you can see, Vladimir was a rich kid. He
came
from an aristocratic family, had a father and a French governess. In
1917, the
Russian Revolution ended all that. The boy you see here ceased to exist.
Or did he?
Later, when he began to write in exile, Nabokov would draw again and
again on
the world of this photograph to derive his fiction. He would do so,
however,
not by writing about his lost Russia but by keeping in touch with the
qualities
of existence his childhood there had acquainted him with. Early on,
Vladimir
had discovered that he was synesthetic like his mother. For him, the
color blue
had a taste. Such doublings of consciousness marked his intellectual
and aesthetic
development. As a man, he set upon his writing with the attitude of the
boy in
this photograph: magisterially seated to peruse and dissect creation.
The
elegant wicker chair, the sprig of blossom in the windowsill, the
fanciful
summerhouse itself, these things accompanied the waking of Vladimir's
sentient
mind. Thereafter, his prose was full of their style and fragrance, if
not their
autobiographical presence.
All of
Nabokov's novels reenact the discovery that the color blue has a taste.
Vladimir
here is almost Lolita's age. His connoisseur's
eye and screened pelvis foretell
Humbert Humbert. This was
before exile, before Nabokov's own father was shot and killed-
tragedies
Vladimir would write about, for the most part, obliquely, preferring to
make
his books like the one here in his lap: a collection of shimmering
creatures,
delicately pinned, each, in its journey from worm to butterfly,
demonstrating
the extravagant imagination of nature.
-Jeffrey
Eugenides (1)
Một trong những
quái đản về chuyện trở thành nhà văn, là phải có 1 tuổi thơ khốn nạn.
Trường hợp
Nabokov là 1 bằng chứng ngược chân lý cà chớn này.
Tớ là thằng
bé có 1 tuổi thơ hạnh phúc nhất, không thể nào tưởng tượng ra được.
Gấu được đọc
hai bài viết về cuốn “Dr Zhivago” thần sầu, một của Milosz, đã giới
thiệu lai
rai trên TV. Một của “Italồ Canvìnồ” [Italo Calvino], trong “Tại sao
đọc những
nhà văn/tác phẩm cổ điển”, cũng thật trứ danh. Sẽ lèm bèm về nó trên TV
Lại nói thêm
về sư phụ của Sến, Nabokov.
TTT cũng mê
Nabokov, và đã từng dịch Nabokov, bằng 1 cái tên khác, để kiếm sống,
sau 1975.
Nhân vật Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác,
cũng có 1 cõi riêng, với cô Oanh, cô Hiền,
y chang Nabokov, để cả thực tại vào trong ngoặc, bà vợ sau cùng khám
phá ra sự
thực thê thảm, không phải là thằng chồng ngoại tình, mà là, nó đếch coi
mình có
mặt ở trên cõi đời này:
Thùy ngồi ngả
trong ghế. Ở đi văng xa, Kiệt đang xỏ giầy. Nàng nhếch mép khinh bạc.
Kiệt trừng
trừng, hung hãn, xong cúi buộc giây giầy. Ngửng lên hắn lại nhìn nàng.
Nàng giữ
nguyên vẻ mặt thách thức. Hắn thở phì, nhắm mắt rồi bỗng cười. Nụ cười
lặng lẽ,
mở rộng, lay động khuôn mặt ngẩn ngơ. Phút ấy Thùy tỉnh ngộ dưới mắt
Kiệt nàng
không là gì. Hắn cười trong cõi riêng. Từ bao giờ hắn vẫn sống trong
cõi riêng,
với nàng bên cạnh. (1)
Cả 1 thế giới
tiểu thuyết của Nabokov là 1 cõi riêng, the lost
domain, chữ của Fowles, đệ tử của Alain Fournier, tác giả Anh Môn. Lolita thì cũng 1
cõi riêng, của những gã già mê con nít, không phải
con nít, mà
là nymphet, đàn bà-con nít.
BHD của anh cu Gấu cũng 1
thứ đàn bà-con nít, ngay
từ nhỏ, đã già hơn Gấu rất nhiều, đã nhìn ra thằng cha Gấu chỉ mê đứa
con nít ở
trong em, thay vì mê 1 đứa con gái bình thường!
Và cùng đứa
con nít, là Hà Nội của nó!
Mi đâu có thương
yêu gì ta, mi mết 1 đứa con nít, 11 tuổi, là ta, từ hồi nảo hồi nào, và
Hà Nội
của mi ở trong đứa con nít đó.
Hà, hà!
Nhưng phải là
Varga Llosa mới nhận ra Nabokov và cô bé Lolita của ông:
Lolita Thirty Years On
Một tác phẩm văn học lớn luôn
gây những cách đọc đập lộn lẫn nhau;
nó là cái hộp Pandora, trong đó, mỗi độc giả khám phá ra những nghĩa,
những ngụ
ý, sắc thái, và ngay cả những câu chuyện khác nhau. Lolita hớp
hồn những
độc giả phiến diện nhất, cùng lúc, làm mê mẩn những độc giả khó tính
nhất, qua
cơn lũ của những ý tưởng, ám dụ, ẩn ý, và tính phong nhã, sành điệu của
văn
phong; những độc giả khó tính, đòi sự tuyệt đối của cái đọc, những kẻ
đến với
cuốn sách với cái hất hàm, nè, liệu mi có làm nổi 1 việc làm thật dễ
dàng đối
với mi, nếu là một tuyệt tác: Hãy làm cho ta kinh ngạc!, như 1
anh chàng
trẻ tuổi đã đòi hỏi ở tác phẩm của Cocteau.
Varga Llosa
Nhưng chỉ đến sau 1958, khi ấn
bản ỡ Mẽo ra lò, cùng với cỡ trên
chục ấn bản khác, trên toàn thế giới, thì cánh bướm của em nhí Lô mới
tỏa rộng
ôm choàng lên quá cả con số những độc giả của cuốn sách. Trong khoảng
một thời
gian ngắn, cái từ mới “Lolita”, vẫn như 1 cánh bướm [hai mới đúng chứ
nhỉ], mở
ra một khái niệm mới: người đàn bà-con nít, được giải phóng mà không
cần nhận
ra, một biểu tượng vô thức của cuộc cách mạng đã xẩy ra trong xã hội
đương
thời. Tới một chừng mực nào đó, thì Lolita chính là cái mốc lịch sử đó,
cái cột
cây số đó, milestone, và là một trong những nguyên nhân của một thời
đại dễ
dãi, khoan dung cho cái bướm, thằng cu, con hĩm, sexual tolerance,
thách đố,
coi như pha, những cấm kỵ, của tầng lớp thanh thiếu niên tại Mẽo, và
Tây Âu, và
trào lưu này lên đến đỉnh cao vào thập niên 1960.
Nàng “nymphet” không ra đời với nhân vật của Nabokov. Nàng có, hẳn
nhiên, chẳng
chút nghi ngờ, ở trong những giấc mơ của những tên “dâm loàn, đồi bại”
[chữ của
TTT, trong Một Chủ Nhật Khác, đúng ra, chữ của bà vợ Trung Uý
Kiệt,
chửi... Cô Hiền, người đàn bà chỉ có thể làm tình nhân, không thể
làm
vợ], và ở trong sự mù lòa và những xao xuyến run rẩy của những cô gái
ngây thơ,
và sự thay đổi khí hậu đang bắt đầu đem đến cho nó sự tin cậy. Nhưng,
nhờ cuốn
tiểu thuyết, nó mang một cái dáng riêng, rũ khỏi sự hiện hữu giấu diếm
nóng
nẩy, bồn chồn của nó, và thâu đoạt chùm chìa khoá của thành phố. Điều
lạ
thường, là, cuốn tiểu thuyết của Nabokov đã gây ra cơn cuồng phong, địa
chấn,
ồn ào, náo nhiệt đó, thấm vào, ảnh hưởng tới, cách cư xử, thái độ, sự
nhạy cảm
của hàng triệu triệu con người, và trở thành một phần của huyền thoại
học hiện
đại.
Bởi vì thật khó mà tưởng tượng, một ông nhà văn Nga, lưu vong, chuyên
mê bướm
[bướm thiệt nhe], như là Nabokov, một nhà văn trong số những nhà văn
của thế
kỷ, chẳng bao giờ thèm để ý đến những vấn nạn, những giải pháp phổ
thông, đương
thời, lại tạo ra cơn địa chấn đó, một nhà văn đếch thèm để ý đến, ngay
cả cái
gọi là thực tại: thực tại là cái chó gì, như ông ta viết, nếu nó không
được đặt
ở trong mấy cái ngoặc kép.
Vargas Llosa
Lolita
vs BHD
We never
grow up - only older, then old-
Chúng ta chẳng
bao giờ trưởng thành, nhưng cứ thêm tuổi mãi ra, già mãi ra, rồi già.
In one of
Nabokov's works - this is another of my lost trouvailles - a character
tells of
someone losing something, a ring, I think it was, in a rock pool
somewhere on
the Riviera and returning a year later to the day and finding it again
in
exactly the spot where it was lost, but that kind of thing only happens
in the
Russian enchanter's magical version of our sullenly acquisitive world.
Trong 1
trong những tác phẩm của Nabokov - thì cũng lại là 1 trong những mất đi
tìm lại
được của tớ - một nhân vật kể về 1 tay nào đó, đánh mất một cái gì đó -
một cái
nhẫn. Hình như tại một cái ao, bên dưới 1 hòn đá, ở một nơi nào đó, ở
Riviera,
và một năm sau trở lại, vào ngày đó, và kiếm lại được cái nhẫn đúng tại
nơi đã
mất, nhưng cái thứ này chỉ xẩy ra trong 1 ấn bản thần tiên của một tay
phù thuỷ
Nga....
Ui chao,
đúng là cái tình cảnh của GCC:
Như người
xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền,
chàng trở lại
chốn xưa, tìm vết giầy trên lớp bụi thời gian, và tiếng cười của nàng
vẫn còn
văng vẳng đâu đây!
Ôi chao, giờ
đọc lại vưỡn còn bùi ngùi!
Nhưng tại
làm sao mà em ngộ ra rằng thì là, GCC chẳng bao giờ trưởng thành, cứ
yêu mãi 1
đứa con nít... là nàng, từ đời thuở nào?
Hà, hà!
|