|
View of an
arcade (the passage Choiseul,
located in the second arrondissement of Paris),
as
an example of the characteristic architecture of the covered arcades
of
19th-century Paris. (1)
Thương Xá là
từ của NTV đề nghị, để dịch cái tít The Arcades Project của Walter
Benjamin.
Nhưng
bây giờ, GCC nghĩ, nên dịch Dự Án Vòm thì mới giữ được cái giấc
mộng xì
ke tuyệt vời của ông, và nhờ nó mà ông đi luôn, không bị đưa đi cải tạo
phục hồi
nhân phẩm ở Phạm Văn Cội, Củ Chi, hay ở Đỗ Hòa, Cần Giờ như GCC!
Trong cuốn tiểu sử của Koestler,
[Koestler:
The Literary and Political Odyssey of a Twentieth-Century Skeptic],
Michael
Scammell cho biết, vào những
ngày nhốn nháo đó, hai ông bạn gặp nhau, và K có hỏi xin Benjamin một
liều, phòng ngừa lúc chót, lỡ gặp VC/SS, thì bèn bỏ vô họng.
K. không phải
sử dụng tới, còn Benjamin thì được toại nguyện!
Dự Án Vòm
thì còn có lý, chứ Ngõ Vòm thì nhảm quá.
Vòm của GCC là
muốn nhắc tới cái đỉnh cao vời vợi,
thường gọi là Quang Minh Đỉnh, hay Đỉnh Vòm, nơi đệ tử Cô Ba tụ họp,
thường là
1 gác xép trên đỉnh một tòa nhà cao ngất ở Sài Gòn.
Với GCC là đỉnh vòm ở một tòa
nhà trên đường Trần Hưng Đạo, khu Nancy.
Đó là nơi GCC và ông bạn ca sĩ SP thường
kéo nhau tới đi mây về gió.
Walter
Bejamin là ai? Một triết gia? Một nhà phê bình? Một sử gia? Hay "chỉ
là" một nhà văn?
Câu trả lời
hay nhất có lẽ là của Hannah Arendt: ông ta là một "trong
số
những người không thể xếp loại… là những người có tác phẩm không hợp
với trật tự
đang có, mà cũng chẳng đưa ra một thể loại mới nào."
Cách tiếp cận độc đáo của ông – tới với một đề tài không theo lối thẳng
băng,
mà đi xiên từ một góc độ, bước từng bậc, từ một tổng kết qui mô đã hoàn
hảo, tới
bậc kế tiếp – khiến người ta nhận ra ngay, vì chẳng ai bắt chước nổi,
với trí
tuệ sắc bén, với kiến thức nhẹ mang, và với một văn phong chính xác và
súc tích
tuyệt vời, đã có lần ông đành không dám nghĩ về mình, là giáo sư tiến
sĩ. Làm
sao tới được sự thực về thời đại của chúng ta, đó là cốt lõi dự án của
ông, và
nó được nhấn mạnh bởi một tư tưởng, mà Bejamin nhận thấy, đã được diễn
tả bởi
Goethe: làm bật ra những sự kiện, theo kiểu này: những sự kiện sẽ là lý
thuyết
của chính chúng.
Coetzee: Những Kỳ Tích
về Walter Benjamin
Trang đầu của Dự
Án Vòm
by Elif Shafak
'One doesn't
read him to feel better – one reads him to feel'
Tôi
là sinh viên cao đẳng khi bắt đầu đọc Walter Benjamin. Nhà phê bình văn
học,
triết gia, tiểu luận gia, ông là 1 người của những con chữ. Là một
người Đức Do
Thái, sinh vào thời nhiễu nhương, vào cuối thế kỷ 19, và ở một nơi chốn
nguy hiểm
nhất, Berlin.
Khi còn sống, ông được chỉ một dúm người biết tới, và sau khi chết,
danh tiếng
của ông thì bắn đi như 1 trái hoả tiễn. Tôi còn nhớ, mình kiên nhẫn đợi
khủng
như thế nào, bản tiếng Thổ “Dự Án Vòm” của ông.
Cuốn sách du lịch mọi nơi cùng với chủ của nó, là tôi, tất nhiên, trang
nhàu
nát, góc xoắn tít, thời gian nhấm nháp, tàn thuốc ăn lủng, mặt đầy tàn
nhang,
là những giọt cà phê, và một lần, trong 1 buổi hòa nhạc rốc, chủ của nó
bỏ mặc
nó dưới mưa.
Trong tất cả những cuốn sách mà tôi đọc trong năm dó, giả tưởng hay
không giả
tưởng, không có cuốn nào được yêu thương bằng 1 cách thương đau, một
cách rã rời,
tả tơi như Dự Án Vòm!
Benjamin là một nhà luyện kim kiểu này hoặc kiểu nọ, một nhà trí thức
Mác Xít
quái đản nhất, con cừu đen ở mọi bày đàn. Ông quậy văn chương vô triết
học, những
câu hỏi được tôn giáo nêu ra với những câu trả lời từ thế tục, đối lập
tả phái
với chủ nghĩa thần bí, chủ nghĩa lý tưởng Đức với duy vật lịch sử, chán
chường,
tuyệt vọng với sáng tạo… Ông là một chuyên gia về Goethe, Proust,
Kafka, va
Baudelaire, nhưng cũng còn viết rộng rãi về những điều nhỏ bé, bình
thường ở đời.
Ông không phải thứ triết gia tháp ngà. Một khi bạn tiếp tục đọc ông thì
hầu như
bạn đang theo dõi ông lang thang trên đường phố, lắng nghe những con
người,
loay hoay ghi chép, làm những phác họa, hoài hoài thâu gom, nhặt nhạnh.
Người ta không đọc ông để cảm thấy khá hơn. Người ta đọc ông để “cảm
thấy”.
Trong vũ trụ của ông không điều gì xuất hiện như là nó xuất hiện, có
đó, và có
một sự cần thiết sống còn, cực kỳ quan trọng, là, vượt quá những bề mặt
và móc
nối với nhân loại. Sống là bước trên đống đổ nát, lắng nghe bất cứ dấu
hiệu của
đời sống từ bên dưới điêu tàn vọng ra. Buồn bã tạo nên phần nội của
hiện hữu của
ông. Một buổi chiều, một tên bạn trai tôn thờ hư vô chủ nghĩa, nhậu
say, nhìn bức
hình Benjamin trên tường la lớn: “Cười đi, me-xừ Walter!” Đâu cần ông
vác thế
giới trên đôi vai của ông. Ông chết rồi mà, hãy relax!” Anh ta sau đó
ném ly rượu
vang vào ông. Tôi nghi là anh ta tính quăng vào mặt tôi. Tôi lau dọn
sạch sẽ bằng
xà bông giặt đồ, một vệt dơ rượu vang nằm ỳ trên mắt kiếng, khiến như
ông nhìn
mọi vật qua cặp kiếng màu đỏ.
Thượng Đế, tiến bộ, văn minh, không có thứ gì mà ông không nghi ngờ,
đặc biệt
là, chính ông. Nhà trí thức cao vời vợi như ngọn tháp còn là 1 con
người hồ
nghi một cách thật khiêm nhường.
Gershom Scholem, tổ sư của chủ nghĩa thần bí Do Thái cho rằng, Benjamin
là một
linh hồn đặc dị nhất, nhưng hà cớ làm sao mà ông ta lại đàn đúm với đám
tả
phái, lại phò… VC!
Brecht cực kỳ nể Benjamin nhưng cũng chẳng bao giờ hiểu nổi ông loay
hoay làm
gì với đám thần bí.
Và giữa hai thế giới đó, trong khi chuyển giải những từ ngữ của những
kẻ chẳng
nói chung 1 thứ ngôn ngữ, Benjamin dọn riêng cho mình 1 cái chiếu, đẹp
tuyệt vời
trong cái cô đơn mình ên của ông.
Khi Nazi cũng cố quyền lực của chúng, và nhân loại đổi lẽ phải lấy
khùng điên,
hài hòa lấy mù quáng, ông phải bỏ chạy quê hương của ông, người đàn ông
không
thể nào sống rời xa cái thư viện của mình. Cuộc lữ lòng vòng quanh Âu
Châu thì
đầy những hiểm nguy. Vào ngày 26 Tháng Chín 1940, ông tự chấm dứt đời
mình ở
biên giới Pháp- Tây Ban Nha, trong khi chờ visa được chấp thuận.
Suddenly
he
had decided to wait no more, doubt no more.
Bất thình lình,
ông quyết định đếch thèm đợi, đếch thèm nghi ngờ nữa.
Elif Shafak
• Elif
Shafak's Honour is published this
month by Viking.
Danh dự, tác
phẩm của Elif Shafak đượcViking xb tháng này [April, 2012]
Thương Xá, The Arcades
Project, của Benjamin mở ra bằng câu thơ của một thi sĩ Việt
Nam,
để vinh danh Paris, Kinh Đô Thế Kỷ 19:
The waters are blue, the
plants pink, the evening is sweet to look on;
One goes for a walk; the grandes dames go for a walk; behind them
stroll the
petites dames.
[Những dòng nước xanh, cây cối đỏ hồng, buổi chiều nhìn thú biết bao;
Người ta đi dạo, những mệnh phụ phu nhân đi dạo, theo sau nhẩn nha là
những phụ
nữ bình dân]
Nguyen Trong Hiep, Paris, capitale de
la France: Receuil de vers (Hanoi, 1897),
poem 25.
Bản tiếng Anh của Harvard University Press.
Nguyên bản tiếng Pháp [do
Nguyễn Tiến Văn sưu tầm]:
Les eaux sont bleues et les
plantes roses;
Le soir est doux à contempler;
on se promène.
Les grandes dames se promènent;
derrière elles vont et viennent de petites dames.
Nguyễn Trọng Hiệp
[1934-1902], danh thần đời Tự Đức, quê Hà Đông, tác giả những bộ sử
quan trọng
như Minh Mạng Chính Yếu, ĐạiNam
Chính Biên Liệt Truyện,
từng giữ chức Tổng Tài
Quốc Sử Quán.
Hai câu thơ Benjamin trích dẫn, ở trong tập thơ Tây Sà Thi Tập.
Benjamin khởi sự viết Thương Xá tháng Năm 1935, sau khi
bỏ chạy Đức Nazi qua
Pháp. Vụ Yên Bái nổ ra vào năm 1930.
Simone Weil bị ảnh hưởng sâu
đậm
bởi những
bài báo trên tờ Người Paris Nhỏ,
về số phận người Annamites, vài tháng sau khi
vụ Yên Bái bị dập tắt trong hai tuần lễ. "Tôi không bao giờ quên được
lúc
mà, lần đầu tiên trong đời, tôi cảm và hiểu được bi kịch thực dân thuộc
địa".
Chắc là Benjamin cũng bị ảnh hưởng tương tự, và đó là lý do Benjamin mở
ra Thương Xá bằng
những dòng thơ của Nguyễn Trọng Hiệp, như là một tiên đoán sự
cáo chung của chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam.
Engels nói với tôi rằng chính
tại Paris, vào năm 1848, ở quán Café
de la
Régence [một trong những trung tâm sớm sủa nhất của cách mạng
1789), Marx đã
trình bày cho Engels định mệnh thuyết kinh tế về lý thuyết duy vật lịch
sử của
ông. - Paul Lafargue.
Vào năm 1757 cả Paris chỉ có 3 tiệm cà phê.
[Thương Xá, trang 108].
Tôi bị hạ đo ván, khi đọc Thương Xá, nói vậy vẫn chưa đủ mạnh!
Tôi biết, đây là một tác phẩm về lịch sử văn hóa, và nó còn thật có ích,
nếu được đọc như phê bình văn học, hay triết học.
Nhưng tôi không làm sao bỏ qua, ý tưởng, rằng,
đây là một bài thơ sử thi vĩ đại nhất được viết bởi thế kỷ 20:
mẩu đoạn, mâu thuẫn, xung đột, và mời gọi một cách thật là sâu thẳm.
André Alexis, Globe and Mail
"Thương Xá", cho
dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất
khả,
impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn
minh: sử
dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền
văn minh
đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin
(trong
"Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau
khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu
gọi này
mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về
chính nó,
trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.
Coetzee: Những Kỳ Tích về Walter Benjamin
Đây là sân khấu của tất cả
những cuộc chiến đấu, tất cả những tư tưởng
của tôi.
Benjamin viết về Thương Xá (1)
It… "must be
saved. It is more important than I am".
Nó,
trang Tin Văn, phải được
‘save’.
Nó quan trọng hơn Gấu Cà Chớn rất nhiều!
Hà,
hà!
"Tay này không học bơi, theo chiều, hay nguợc
chiều dòng nước"
Hannah Arendt
Trong
bài viết về ông, trên tờ Le Magazine
Littéraire,
số Tháng Chín, 2009, có một chi tiết sai: ông
mất ở Port-Bou,
thuộc Tây Ban Nha, không phải Pháp.
Những Kỳ Tích về Walter Benjamin
Từ một khoảng
cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi nhớ một điêu tàn lớn lao
khác của
văn học thế kỷ 20, "Thi khúc" ("Cantos"), của Pound. Cả hai
tác phẩm đều được chiết ra từ những năm tháng đọc sách theo kiểu cú vọ
(jackdaw
reading). Cả hai đều được dựng nên từ những mẩu đoạn và những trích
dẫn, và
trung thành với một thẩm mỹ học hiện đại bậc cao, về hình ảnh và dàn
dựng. Cả
hai đều có tham vọng kinh tế và đều nằm dưới sự chứng giám của những
nhà kinh tế
(một bên là Marx, và một bên là Gesell và Douglas).
Cả hai
tác giả đều có đầu tư vào trong những ngành cổ học, và cả hai đều đánh
giá quá
cao sự thích nghi của chúng đối với thời đại của chính họ. Chẳng người
nào biết,
khi nào thì dừng. Và cả hai, sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là
chủ nghĩa
phát xít. Với Benjamin, là một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.
"To great writers, finished
works weigh lighter than those
fragments on which they work throughout their lives."
("Với những nhà văn lớn, những tác phẩm hoàn tất nhẹ ký hơn, so với
những
mẩu đoạn mà họ miệt mài suốt đời.")
Walter Benjamin (1892-1940)
Ui chao, câu
trên mà đề tặng
Gấu Nhà Văn thì thật là tuyệt:
Bài viết nào
cũng nhếch nhác, chẳng bài nào hoàn tất, chẳng biết khúc
nào
Gấu viết, khúc nào Gấu chôm chĩa!
Vẫn thua giấc
đại mộng của Benjamin: Viết một đại tác phẩm, toàn trích
đoạn, chôm của kẻ khác!
My hero:
Walter Benjamin
by Elif Shafak
'One doesn't
read him to feel better – one reads him to feel'
Walter
Benjamin, trong bài viết về Kafka (16), nhận xét: "điều lạ là, đàn bà
nòi
đĩ ở trong truyện Kafka không hề tỏ ra đẹp (these whorelike women never
seem to
be beautiful)... Hơn thế nữa, cái đẹp ở trong thế giới Kafka thường chỉ
xuất hiện
tại những nơi u tối nhất - ở giữa đám "tề nguỵ" (cho phép tôi liều
lĩnh dịch chữ "accused persons" như vầy, cho đúng với "tinh thần
bài viết"!)... "Vụ Án cho thấy những thủ tục là vô hy vọng đối với tội
nhân, vô hy vọng ngay cả khi họ có hy vọng để trắng án. Có thể chính
cái gọi là
vô hy vọng đã làm lộ ra cái đẹp ở nơi họ; chỉ có họ là được ông ưu ái"
(17). Benjamin nhớ lại một cuộc trò chuyện giữa Max Brod (18) và Kafka.
"Tôi nhớ lại", Brod viết, "một lần trò chuyện với Kafka, bắt đầu
bằng Âu-châu ngày-này và sự suy tàn của nhân loại. 'Chúng ta là những
tư tưởng
hư vô, những tư tưởng tự sát vốn đến từ cái đầu của Thượng Đế', Kafka
nói. Điều
này thoạt đầu làm tôi (Brod) nhớ tới ý niệm Gnostic (19), về cuộc đời:
Thượng Đế
chỉ là một ác thần. Thế giới: Sự Sa Ngã của Người. 'Ô, không phải đâu,'
Kafka
nói, 'thế giới chúng ta chỉ là một cơn xấu tính, bad mood, của Thượng
Đế, một
ngày xấu của người.' 'Vậy thì có hy vọng ở bên ngoài cái thế giới mà
chúng ta
biết'. Ông mỉm cười. 'Ôi, nhiều hy vọng, hằng hà sa số hy vọng - nhưng
không
cho chúng ta, dù chỉ một'. Những lời nói này đã tạo cây cầu tới những
nhân vật
thực là kỳ quái của Kafka: những kẻ độc nhất đã thoát ra ngoài cái
vòng tròn
gia đình, chỉ với họ may ra có thể có hy vọng. Những kẻ không phải
là loài
vật; ngay cả giống lai hoang (hybrids), hay nhân vật giả tưởng như Cat
Lamb hay
Odradek cũng không luôn; họ vẫn còn ở trong cái vòng tròn gia đình. Không
phải
ngẫu nhiên mà Gregor Samsa thức giấc như là một con bọ ở trong nhà bố
mẹ, mà
không ở một nơi nào khác, và cái con vật khác thường nửa mèo nửa cừu
đó, là thừa
hưởng từ người cha. (Một nhân vật) Odradek như thế là mối quan tâm
của người
cha trong gia đình. "Những kẻ trợ giúp", tuy nhiên, là ở bên ngoài
vòng tròn này. (The "assistants", however, are outside this circle).
Một chuyến đi
Không
phải ngẫu nhiên mà nhân vật Tâm, trong
Bếp Lửa, khi đã bỏ chạy thoát cái nước Mít
khốn nạn, viết về cho Thanh, cô bạn gái, người em họ, cô ca sĩ:
Buộc vào quê hương phải
là những người cùng máu mủ với mình.
Thanh,
Không ngờ
Thanh còn nhớ đến anh.
Anh cảm động
khi đọc thư. Anh tưởng nơi quê hương không còn ai nhớ đến anh nữa. Đôi
lúc anh
vẫn ân hận rằng anh không buộc với xứ sở một dây liên lạc nào ngoài anh
ra. Nguời
ta gặp nhau ở ngoài phố rồi quên nhau ngay, thì ở quê hương hay một
phương trời
nào khác gì nhau.
Một hôm
tình
cờ anh nghe đài phát thanh và được gặp giọng hát Thanh.
Vẫn giọng
ấy. Trở về mái nhà xưa. Anh
định viết cho Thanh nhưng anh nghĩ biết đâu, Thanh chẳng
đã quên anh rồi như mọi người. Được thư Thanh anh phải cám ơn Thanh
nhiều.
Thanh lại
sống
một mình. Nga đã lấy chồng. Chắc Nga thôi viết văn rồi nhỉ? Bên này anh
cũng có
người bạn gái là văn sĩ nổi danh. Thanh hát lại là phải, anh đã chẳng
nói thế
sao? Vợ chồng Minh vẫn mạnh khỏe, được mấy cháu rồi? Hãy nói với Minh
lấy tên
anh đặt cho một đứa con của Minh để anh được đinh ninh anh còn nhiều
liên lạc với
quê hương.
Chúng ta
là
những người sinh ra để đi một mình suốt đời. Thanh hãy can đảm nhận lấy
điều ấy.
Đi một mình suốt đời khó nhọc đấy chứ. Không có một sự gì ràng buộc ta,
thật là
bất hạnh.
Những
buổi
trời lạnh, tự sửa soạn bữa ăn lấy, anh nhớ Thanh hơn hết. Anh chỉ còn
có Thanh
và chắc Thanh chỉ còn có anh. Hãy cho anh sự tin tưởng khi anh có dịp
trở về
quê hương, anh đã có sự ràng buộc, ấy là Thanh. Không phải những người
bạn. Bạn
chưa đủ. Buộc vào quê hương phải là những người cùng máu mủ với
mình.
Chúng ta
phải
tự tạo lấy sự ràng buộc nhau để cùng bám chặt quê hương, nếu không
chúng ta sẽ
mất trong sự quên lãng.
Anh yêu
quê
hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Tâm
Viết xong tại
Thủ Dầu Một
vào tháng
10-1956
Bếp Lửa
Tôi là sinh
viên cao đẳng khi bắt đầu đọc WB. Nhà phê bình văn học, triết gia, tiểu
luận
gia, ông là 1 người của những con chữ. Là một người Đức Do Thái, sinh
vào thời
nhiễu nhương, vào cuối thế kỷ 19, và ở một nơi chốn nguy hiểm nhất,
Berlin.
Khi còn sống,
ông được chỉ một dúm người biết tới, và sau khi chết, danh tiếng của
ông thì bắn
đi như 1 trái hoả tiễn. Tôi còn nhớ, mình kiên nhẫn đợi khủng như thế
nào, bản
tiếng Thổ “Dự Án Vòm” của ông.
Cuốn sách du lịch mọi nơi cùng với chủ
của nó,
là tôi, tất nhiên, trang nhàu nát, góc xoắn tít, thời gian nhấm nháp,
tàn thuốc
ăn lủng, mặt đầy tàn nhang, là những giọt cà phê, và một lần, trong 1
buổi hòa
nhạc rốc, chủ của nó bỏ mặc nó dưới mưa.
Trong tất cả những cuốn sách
mà tôi đọc
trong năm dó, giả tưởng hay không giả tưởng, không có cuốn nào được yêu
thương
bằng 1 cách thương đau, một cách rã rời, tả tơi như Dự Án Vòm!
Benjamin là
một nhà luyện kim kiểu này hoặc kiểu nọ, một nhà
trí thức Mác Xít quái đản nhất, con cừu đen ở mọi bày đàn. Ông
quậy văn chương vô triết học, những câu hỏi được tôn giáo nêu ra với
những câu
trả lời từ thế tục, đối lập tả phái với chủ nghĩa thần bí, chủ nghĩa lý
tưởng Đức với duy vật lịch sử, chán chường, tuyệt vọng với sáng tạo…
Ông
là một chuyên gia về Goethe, Proust, Kafka, va Baudelaire, nhưng cũng
còn viết
rộng rãi về những điều nhỏ bé, bình thường ở đời. Ông không phải thứ
triết gia tháp
ngà. Một khi bạn tiếp tục đọc ông thì hầu như bạn đang theo dõi ông
lang thang
trên đường phố, lắng nghe những con người, loay hoay ghi chép, làm
những phác họa,
hoài hoài thâu gom, nhặt nhạnh.
Người ta không
đọc ông để cảm thấy khá hơn. Người ta đọc ông để “cảm thấy”. Trong vũ
trụ của ông
không điều gì xuất hiện như là nó xuất hiện, có đó, và có một sự cần
thiết sống
còn, cực kỳ quan trọng, là, vượt quá những bề mặt và móc nối với nhân
loại. Sống là
bước trên đống đổ nát, lắng nghe bất cứ dấu hiệu của đời sống từ bên
dưới điêu
tàn vọng ra. Buồn bã tạo nên phần nội của hiện hữu của ông. Một buổi
chiều, một
tên bạn trai tôn thờ hư vô chủ nghĩa, nhậu say, nhìn bức hình Benjamin
trên
tường la lớn: “Cười đi, me-xừ Mr. Walter!” Đâu cần ông vác thế giới
trên
đôi vai của ông. Ông chết rồi mà, hãy relax!” Anh ta sau đó ném ly rượu
vang vào
ông. Tôi nghi là anh ta tính quăng vào mặt tôi. Tôi lau dọn sạch sẽ
bằng xà bông giặt đồ, một vệt dơ rượu vang nằm ỳ trên mắt
kiếng, khiến
như ông nhìn mọi vật qua cặp kiếng màu đỏ.
Elif Shafak
Walter
Benjamin là ‘hero’của Gấu Già, so với những Lukacs, Henri Lefebvre,
Roland
Barthes… của một Gấu Trẻ, thời mới lớn ở Sài Gòn.
Đám đệ tử của Thầy Cuốc
thì cứ
đổ diệt, thầy của mi là TTT, là Camus…, và về già, do mi muốn hồi đầu
VC, thì
là “hitman” HPNT, thí dụ.
Hay thằng
nhóc VC, CVD!
Chả là Gấu
đã từng viết bài Mùa Xuân nói chuyện
Mậu Thân, trong có khen văn tài của đao phủ
thủ HPNT.
Chúng cứ thấy
khen VC là chịu không nổi!
Hà, hà!
Cái từ “vòm”
này, chỉ dân “ken” mới hiểu được.
GCC đọc bài viết của cái em Thổ xưng
tụng
hero của mình, bèn nhớ ra,WB còn là bạn của GCC, bạn hút, và cùng lúc,
nhớ
ra cuốn sách trên của ông, viết về thú đi mây về gió.
Trong văn
chương, nó đã từng được Nguyên Hồng sử dụng, trong Bỉ Vỏ, “cái
gì gì”,
"anh đây công tử không vòm", câu hát một tay anh chị ngân nga khi bị
bắt vô tù.... Nhờ câu hát, bà vợ hoàn lương, lấy anh cai tù, bèn bỏ chồng mới, cứu chồng cũ, và cùng nhau trở lại cõi
giang hồ.
GCC đã từng đòi
phen toan tính sử dụng “kỹ thuật viết “của Walter Benjamin, hay đúng
hơn, tham
vọng, hay, giấc đại mộng của ông, làm sao viết 1 cuốn sách chỉ gồm toàn
trích dẫn.
Lần bạn
quí nhờ đỡ cho 1 tay, do đang đau ốm gì đó, đi 1 đường trên mục anh phụ
trách,
trên Blog VOA.
Bèn, 1 công đôi
ba việc:
Viết về nhạc
vàng, nhạc lính, nhạc sến, làm sao làm bật ra chân lý: cái hồn của văn
học Miền
Nam nằm trong những câu hát của nhạc sến.
Và bị độc giả
& bạn quí [LTL, anh của KT] & đệ tử Thầy Cuốc chửi tơi bời hoa
lá [thí
dụ, thường, đọc nhiều, hiểu nhiều, phải
tiêu hóa của
hay vật lạ thành cái của riêng mình. Chứ bạ đâu cũng mượn tên ông Nga
này, bà
Tây nọ nhét vào bài viết, tựa như gái quê khoe của..]
Bài viết ngắn của Gấu về “nhịp thời
gian”, khi nhắc
tới câu của Brodsky vinh danh Mandelstam, khi nhắc tới Kinh Cầu của
Akhmatova,
là để đặt chúng vào hai đỉnh của một tam giác, đỉnh thứ ba là bài Rừng
Lá Thấp.
Chẳng có vấn đề tiêu hóa, ăn thức ăn mũi lõ rồi ị ra
cứt Mít ở đây.
Cấu trúc bài viết, mô phỏng
Walter Benjamin, khi ông mơ, viết được một
tác
phẩm, gồm toàn trích dẫn, và nếu có gì của ông ở trong đó, thì chúng
giống như
dàn giáo.
Nhà dựng xong, là tháo gỡ bỏ.
Nói rõ hơn, chẳng có cái chó gì của Gấu ở trong đó!
Nếu có thì đều là những 'câu bất thành cú', toàn là đồ vứt đi, sau khi
dựng
xong căn nhà!
*
Ở Việt Nam, có một
điều rất chi thú vị:
tôi nhận ra là tuyệt đại đa số người ta rất hãi, rất dị ứng, rất nổi da
gà da
vịt trước những gì không hiểu được ngay sau một lần đọc. Mọi thứ phải
thật là
uốn éo dễ hiểu sáng quắc cơ. Thói này tôi gọi thẳng luôn tên là chứng
bạo dâm
bệnh lý: một người đọc "trí thức" ở Việt Nam luôn luôn có xu hướng đè
bẹp tác giả, muốn đọc ai đó viết hay nhưng phải thấp thấp một tí, ẻo ẻo
một tí,
để mình được ở hơn, ở trên. Thế cho nên ngày nay chính là mảnh đất màu
mỡ cho
những người như Lê Hoàng hay Nguyễn Quang Lập :d Cách thức này không
giúp gì
cho việc tiếp cận, đọc thực sự những người như Coetzee. Hic, giải thích
khó
nhỉ, các bác cứ thử bỏ khoảng mấy tháng để lần mò theo một cuốn sách
nào đó của
Benjamin thì có thể lờ mờ hiểu tôi muốn nói gì.
Blog NL
Cuốn Thương Xá [tức Dự Án Vòm] của Walter Benjamin,
khổng lồ, gồm toàn trích
dẫn.
Độc giả Mít, đọc, chắc là phát điên lên được.
Tây mũi lõ cũng phát điên chứ đừng nói Mít.
Đọc bài biết của Coetzee về cuốn này, khi
đăng trên NYRB, "Điểm sách New
York", số đề ngày 11.1.2001, là Gấu bèn dịch liền tù tì, vốn liếng
tiếng
Anh ăn đong, phải viện tới NTV.
Gấu đã kể kỷ niệm tuyệt vời này rồi, hai thằng
ngồi quán cá phê Tầu, Coffee Time,
ở Phố Tầu Đông, cãi nhau ỏm tỏi, chủ quán
bèn đuổi cổ ra công viên gần đó…
Bài này sau in trong Inner Workings,
cuốn sách bạn NL đang giới thiệu
|