11.11.2006
Lá
thư Grass viết cho một học viện Israel giọi thêm chút ánh sáng
về cái vụ ông không chịu bỏ chạy lịch sử mà không có tí cứt ở trên
người.
Thư được viết khi học viện này rút bỏ quyết định phát bằng khen ông nhà
văn Nobel, và yêu cầu ông giải thích về cái vụ hung hăng con bọ xít gia
nhập SS.
Tí
cứt đó, lần này, ông gọi là vết chàm
"Cain" [nghĩa 'nôm na' là Yankee mũi tẹt làm thịt thằng em Abel
Nam Bộ]
Trên tờ Điểm Sách London
số
đề ngày 2 Tháng 11, bài của Neal Ascherson, Sự Im Lặng của Gunter
Grass, đưa ra nhiều chi tiết lý thú về một tí cứt làm nên mùi vị của
nhà văn Nobel này. Tin Văn sẽ đi vài đường diễn nghĩa khi nào rảnh rang.
Grass
và SS
Moths to a
flame
Orpheus, Young Werther, Anna Karenina, Tristan and Isolde -
literature and art are full of young lovers killing themselves for
passion, or
attempting to vanquish death itself. Ahead of the release of the film
Perfume,
based on his bestselling novel, Patrick Süskind explores the link
between Eros
and Thanatos
Patrick Süskind
Saturday November 11, 2006
The Guardian
Tin Văn đã từng giới thiệu tay nhà văn Đức này, với cuốn tiểu thuyết
quái dị của ông, Mùi, đã quay thành phim, tốn kém nhất trong lịch sử
phim Đức. Nhân cuốn phim sắp trình làng, ông viết bài này, bàn về sự
liên hệ giữa Thần Tình, Eros, và Thần Chết, Thanatos.
Nhân vật chính cuốn Mùi này, một tên sát nhân khủng khiếp nhất trong
lịch
sử những tên sát nhân, có biệt tài ngửi, và anh ta muốn trở thành một
vị chúa tể của vũ trụ, bằng mọi phương tiện, dù ghê tởm tàn nhẫn tới cỡ
nào, bởi vì "kẻ nào làm chủ mùi là làm chủ trái tim con người" ["qui
maitrisait les odeurs, maitrisait le coeur de l'homme"].
Trong những lời bình cuốn tiểu thuyết, có câu của tay vua đọc sách của
Tây, Bernard Pivot:
Nếu nhìn từ cái mũi, thì đây là một tuyệt tác.
Gilbert Adair
discovers the real
secret of Agatha Christie's
success
Saturday November 11, 2006
The Guardian
Over the
past two years I have read or reread every one of
Agatha Christie's 66 full-length murder mysteries, from The Mysterious
Affair
of Styles - the very first of her whodunits to feature Hercule Poirot -
to
Sleeping Murder, the very last of them to feature Miss Marple. This
demented
overdose was not the result of some nerdily completist fantasy or, as
non-admirers of Christie may suspect, an uncontrollable bout of
masochistic
self-flagellation. It was because I was writing what I myself liked to
think of
as the 67th, The Act of Roger Murgatroyd, a
celebration-cum-critique-cum-parody
of what remains perhaps her most ingenious and celebrated thriller, The
Murder
of Roger Ackroyd, first published 80 years ago.
Trân trọng kính mời độc giả
Tin
Văn @ Tiểu Sài Gòn
ghé thăm phòng
tranh
Đinh Cường
& Trịnh Cung & Rừng
& Nguyễn
Trọng Khôi & Nguyễn Đình Thuần
tại Việt Báo
Gallery
khai mạc ngày
25 Tháng 11 2006
Les
Bienveillantes
Chúc
mừng 5 năm talawas
Tháng
Mar 2006, không hiểu sao tới 12426 visits, Gấu coi lại, hóa ra là do
loạt bài viết ké bên cạnh cuốn Một Chủ Nhật Khác.
Đà Lạt
*
talawas là của một số anh em, không phải của riêng PTH, anh viết bài mà
cứ để là của PTH không thôi, là không có fair, Gấu nhớ những ngày đầu,
có lần bà chủ quán căn dặn. Nhưng 5 năm trời 'rong ruổi', (1), nhìn
lại, Gấu vẫn có cảm tưởng, đằng sau nó, chỉ có PTH !
*
(1) Gấu có một bài viết, cứ ấp ủ mãi, mà không làm sao viết ra được,
cho đến lúc thấy cái tít kỷ niệm 5 năm talawas !
Bài viết
liên can đến một bài hát, Gấu nghe, lần đầu trong đời, những ngày ở
trại lao động cải
tạo Đỗ Hải, Cần Giờ.
Chuyện Tình Buồn.
Có hai
tay ca bài này thật là tới, một là bạn thân của Gấu, Sĩ Phú, và một,
Tuấn Ngọc.
Năm năm trời không gặp,
Được tin em lấy chồng...
..
Anh một đời rong ruổi,
Em tay bế tay bồng..
*
Chả là, trước khi bị tóm, bị tống đi lao động cải tạo, một buổi tối,
Gấu nhớ cô bạn quá, mò tới con hẻm ngày xưa, đứng thật xa nhìn vô căn
nhà, lúc đó cũng đã tối, thành thử cũng chẳng ai thèm để ý, và Gấu thấy
cô bạn ngày nào đang đùa với mấy đứa con, đứa bò, đứa nằm dưới sàn nhà,
tay cô thì bận một đứa nữa.
Cảnh này, cứ mỗi lần nghe bản nhạc là lại hiện ra, ngay cả những ngày
sắp sửa đi xa như thế này....
Thế mới thảm !
Thế mới nhảm !
Thế mới chán ! NQT
*
Sau cùng phải
cảm ơn cô bạn đã cho có đủ thời giờ kể hết mối
tình. Con chó dại trong một phút cô đơn, tỉnh táo không còn sợ hãi cái
bóng của
chính nó. Những lần từ biệt cô trên đường trở về, thành phố những đêm
run rẩy
chờ đợi những đợt pháo kích bất thần giáng xuống. Những ngã tư đường
chằng chịt
những vòng kẽm gai. Có những khoảng đường phải xuống xe dẫn bộ. Đôi khi
đi lầm
vào một quãng đường cấm phải đi ngược trở lại. Trong bóng đêm nhợt nhạt
của
những ngọn đèn đường, nhìn thấy những mũi súng đen sâu thăm thẳm chứa
đầy ngờ
vực đe dọa. Nhìn thấy hết mọi nỗi bi thương, nếu chẳng may sinh ra mà
không
được gặp cô bạn, nếu chẳng may bị cô hất hủi, nói không, nói không thể
yêu,
không thể hiểu được tình yêu là gì. Nhiều lần tới nhà khi đã quá khuya,
trong
nhà đèn đã tắt, tất cả chắc đã yên ngủ từ lâu: Hoặc hết sức muốn gặp.
Muốn nhìn
thấy bóng dáng. Nghe tiếng chân di động. Tiếng lách cách mở cửa. Rồi
tiếng nói,
tiếng nói... Muốn liều lĩnh đập cửa ầm ầm. Bắt buộc cô hốt hoảng trở
dậy, vội
vã bật đèn, vội vã mở cửa. Bắt buộc cô phải nghe, phải nói, phải gật
đầu ưng
thuận, trong khi không có thì giờ để phân vân, cân nhắc...
Cõi
khác
Trong số những nhà văn ly
khai, phản kháng, đến phải lưu vong, chưa ông nào số phận thê lương như
tác giả cuốn Wizard of the Crow. Trở về thăm quê hương, ông bị
công an mật vụ giả làm kẻ cướp phá cửa vô, hành hạ chồng và hãm hiếp
vợ.
Tưởng Niệm Cách Mạng Hung
Giọt
mưa trời khóc ngàn năm trước
To exile a poet is one
thing; to prevent him from writing poems is quite another.
Clarence Brown giới thiệu
Tiếng Động
Thời Gian, The Noise of Time, tản
văn của nhà thơ Nga, Osip Mandelstam.
Bắt phong trần phải phong trần,
Bắt không được làm thơ, là một chuyện khác hẳn.
TMT:
Cõi Ngoài [Trong
thi tập
Nến Muộn]
Làm Thơ Ở
Sài Gòn
Cựu
chủ viết về nhân viên cũ
Anh George yêu
quí của Em,
Em muốn cầu
xin Anh một điều mà không một người đàn ông phong nhã nào có thể chấp
nhận.
Em muốn trở
lại với Anh.
Em hiện đang ở
khách sạn Baur-au-Lac ở Zurich tới cuối tháng.
Em trông
tin Anh
Ann
Smiley cầm cái
phong bì lên và nhìn phía sau phong bì: "Bà Juan
Alvida".
Không, không, chẳng có một người đàn ông phong nhã nào chấp
nhận nổi lời mời mọc này.
Call For
The Dead
Quả thế thực,
theo như Gấu hiểu được.
Cái thư của bà Ann, sau khi bỏ chồng theo trai, bị trai bỏ rơi, viết
cho chồng, xin trở lại, làm Gấu nhớ đến cái bức điện của Cao Bồi.
Chẳng mắc mớ gì với nhau, mà sao lại nhớ, thế mới khỉ ! NQT
PXA 3
*
"Thai đố" trên hành Gấu đến mất ăn mất ngủ.
Bây giờ thì Gấu hiểu ra rồi.
Bức điện của bà Ann không liên hệ gì tới bức điện của PXA, nhưng nếu
có, là với lá thư, nếu có, mà PXA gửi cho đồng nghiệp cũ.
Nhưng phải đọc cả một đoạn đó, mới thấy thảm ơi là thảm, cái tâm sự của
ông trùm Smiley khi bị vợ bỏ. "Nàng cần gì cơ chứ? Tiền hả, tiền thì đễ
ợt, muốn bao nhiêu cũng có, trong số tiền của ta, dù cho nàng đã bỏ
đi...".
Đọc đoạn này, Gấu mới hiểu ra là tại sao những đồng nghiệp cũ của Ẩn
chẳng tiếc gì tiền, khi anh cầu cứu. Cái mà họ không thể cho anh được
là "cái khác", y hệt như Smiley.
Bữa nào rảnh, Gấu dịch tiếp cuốn này hầu độc giả Tin Văn. Tuyệt cú mèo.
*
Đọc
Call For The Dead
là Gấu lại nhớ đến những ngày tù tại nhà
tù quốc tế Bangkok, lần bỏ chạy quê hương, và nhờ ơn Trời, thoát !
Lần mới nhất trở lại thăm Bangkok năm ngoái, và gặp Cha người Pháp đã
từng
cứu vợ chồng Gấu những ngày đó, Gấu mất gần hết buổi sáng sớm, mới tìm
ra nhà thờ của Cha. Vậy mà, lần thứ nhất đó, vừa nói vạt vạt,
[chùa,
chùa] thế là anh tài xế xe tắc xi đã đưa ngay đến tận nơi, chẳng thèm
hỏi đi hỏi lại !
*
Gấu được một bà cô là me Tây lo cho ăn học, hồi ở Hà Nội. Nhưng ông Tây
chồng bà cô mới đích thực là người nhìn ra Gấu, tin rằng Gấu có thể ăn
học thành người được !
Gấu đã kể chuyện này cũng vài lần rồi, và cái tâm niệm, học tiếng Tây,
chỉ để làm cái việc đầu tiên cần phải làm, là viết một cái thư cám ơn
một ông Tây thuộc địa, sau đó, tha hồ mà đọc sách, mà dịch, mà
diệc !
Nhưng, về già, nhớ những ngày ở nhà thờ Saint Francis, Bangkok,Thái
Lan, và lần gặp
Cha
người Pháp, Gấu mới hiểu ra, là, nhờ biết tiếng Tây, Cha mới
hiểu
ra được số phận của Gấu. Bởi vậy, khi Gấu nói cám ơn, Cha nói, ta mới
là người cám ơn con, không có con, đâu có Cha ở trên đời này? Chúa muốn
như thế, đâu phải ý của Cha. Vả chăng, đâu phải chỉ mình con ?
Gấu và Cha Brisson @ văn phòng
của Cha tại nhà thờ Saint Francis.
Chuyện
Tử Tế
Gấu,
nhà văn
Hắn nhấp nháy con mắt nhiều
hơn, và mang thêm biệt danh Chuột nhũi.
Nhưng cô
thư ký mới vào nghề khâm phục hắn, và luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của
tôi.
Call For
The Dead
Có thể mượn, tên một tác phẩm của nhà thơ Hung
Faludy vừa
mới mất, để gọi quãng thời gian hai năm Gấu ở trại Đỗ Hải, nhưng phải
trừ bỏ những ngày đầu tiên, khi chưa liên lạc được với gia đình,
đói, và nhớ nhà quá, trốn, bị bắt, bị tống vô tổ trừng giới.
Những ngày hạnh phúc của Gấu ở Địa Ngục
*
Lần bị bắt đúng lúc có chuyến vượt biên đường bộ, ngả Căm Bốt. Gấu Cái
cho thằng lớn đi thế. Gấu được tin, trước khi bị đưa đi tập trung cải
tạo. Bà cụ đi thăm, vừa vui vừa buồn, đưa cái hình thằng lớn chụp trước
Tòa Đô Chính, trước khi từ giã Sài Gòn, nói nhỏ vô tai Gấu, nó đi thoát
rồi.
Nhìn bức hình, Gấu nhận ra, đúng chỗ đó, nó đã từng chụp hình, bức hình
polaroid có thể nói là đầu tiên tại Miền Nam, do tay Horst Faas chụp,
khi anh chàng Đức này vừa từ trên văn phòng hãng AP, ở phía bên trên
Passage Eden xuống, đang tính thử
cái máy chụp đầu tiên ở Sài Gòn của anh ta.
Hóa ra không. Thằng nhỏ bị bắt, đưa từ biên giới về Sài Gòn, giam tại
khám Chí Hòa. Lúc Gấu đi Đỗ Hải, là Gấu Cái đang tất tả lo cho nó,
thành thử
chẳng có ai đi thăm, bà cụ đâu biết Đỗ Hải hay Bến Hải hay Cà Mâu, đến
khi hỏi ra, thì đã mấy tháng trời, Gấu vừa đói, vừa lo,
không biết gia đình như thế nào, thế là liều lĩnh vượt trại.
Khi Gấu Cái lên thăm, là lúc Gấu đang ở "tù trong tù."
Cái hình thằng lớn, do Faas chụp đó, Gấu nhớ, là vì nó rất tức cười:
anh cu Tuấn - từ đó, ra nick Tuấn Anh, khi viết Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề.
Anh là tên cô bạn, trong
Cõi
khác - do bị sán kim, đứng đâu thì cũng
thò tay vào trong đáy quần để gãi đít, do sán kim làm ngụy ! Có thể, đó
là một trong những tấm hình polaroid đầu tiên của Sài Gòn. Cu Tuấn cũng
có thể là đứa con nít đầu tiên ở Sài Gòn được chơi mấy món đồ điện tử
remote control, do mấy tay phóng viên UPI đi xả hơi ở Hồng Kông, hay
Tokyo mang về.
Gấu đứng trước
căn nhà ở chúng cư Nguyễn Thiện Thuật, thời
gian trước Mậu Thân, hình do cô bạn chụp, từ phía trong nhà.