*

1
2
3
4
5

 


*

manhhai
VIETNAM 1962-64 - Đường Bến Hàm Tử, qua khỏi gầm cầu Chữ Y là nối tiếp vào cuối đường Bến Chương Dương.
Photo by R. W. Hamlin

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/28963010454/


Ôi chao, nhìn cái hình 1 phát, là bèn nhớ liền đến bài thơ thần sầu của ông anh nhà thơ, và nhớ Sài Gòn đến phát điên lên được

Thanh Tâm Tuyền

Một chỗ trên ô tô buýt

Tặng Nguyễn

Buổi chiều vào chật khoang xe. Đèn thắp lên.
Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài.
Mưa xuống bên ngoài cửa sổ. Những bàn tay níu lấy vòng sắt lạnh.
Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau,
Thân mật ngó lên mái tóc rối nền trời khuya.
Ngó vào mắt hoang xa giòng sông không bờ.
Sau một ngày làm việc em mơ về khói ấm khuôn mặt riêng.
Tôi nghĩ về cuộc đời thầm thầm hàng ngày,
Trên những thành ô tô buýt người ta xô chạm vô tình.
Tôi bám chặt cửa xe xin một chân đứng.
Nhớ đến chúng bạn: một người bên Xóm Cỏ, một người ngoài Phú Thọ.
Muốn gặp nhau mang tình cảm cho nhau qua hai chặng đường len giữa ồn ào.
Chuyến xe buýt chạy trong buổi chiều. Trời mưa, mưa ngoài châu thành.
Không tìm thấy bến không đỗ lại.
Vai áo đã ướt đầy.
Tóc em rét mướt.
Một ngày mới bắt đầu với tờ báo phát hành sớm gói trong tay.
Xe còn chạy mưa hoài giòng sông hoang mắt bỏ cố níu lấy cửa xe.
Nhưng chúng ta không kiếm được một lời nào để mà nói.

Không tìm thấy bến không đỗ lại
Không kiếm được mộ
t lời nào để mà nói

Tóc em rét muớt

Câu này
làm nhớ đến cô bạn, và 1 buổi trú mưa ở Nhà Thương Đô Thành, gần bót Lê Văn Ken và bài nhạc:

Have You Ever Seen The Rain
ừ thôi trí nhớ rồi như gió
đêm thổi từng cơn qua biển đông
em vui áo lụa mềm lưng phố
có động lòng thương kẻ cuối đường ? (*)
Du Tử Lê

(*) Có bản chép như hai câu trích của bác.
[Blog Tin Văn]

1. Hai cặp thơ trên, lạ. Không thể làm sao hiểu nổi tại làm sao chúng lại đứng cặp với nhau để thành một khổ thơ?

2. Em đi hay Em vui?
Gấu này nghĩ Em đi, mới đúng [mới hợp tình hợp cảnh Gấu]
*

Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ cuối đường...

Có những câu văn, thơ, được viết ra, không phải để được đọc liền tù tì, mà là để đợi một độc giả độc nhất, độc giả độc, độc giả xịn, độc giả tri âm tri kỷ của nó.
Tao chỉ đợi mày, tao còn sống đây, là vì mày...
Tao đây nè, đọc, đọc đi để tao hoàn tất cái đời của tao.
Hoàn tất theo nghĩa, trở thành bình thường như mọi câu văn câu thơ khác.
Cho đến một lúc nào đó, lại thức giấc và lại đợi.

Hai câu thơ trên của Du Tử Lê, là như thế đối với Hai Lúa.
Ghê gớm hơn nữa, nó liên quan đến một nơi chốn, của Sài Gòn.

Cũng cái cảm giác như thế, Hai Lúa nghe, lần đầu tiên trong đời, bản nhạc Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, tại trại cải tạo Đỗ Hòa, Duyên Hải, khi cuộc chiến kết thúc đã từ đời thưở nào, chẳng còn ai đi "lượm" xác chồng...
Bản nhạc vừa cất lên một cái là thằng Hai Lúa rùng mình, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, nó đây rồi, nó là của mình, không của ai khác, ông nhạc sĩ sáng tác ra cho riêng thằng Hai Lúa này. Mấy người khác chỉ nghe ké, thưởng thức ké, đau khổ ké....

Viết tới đây, bỗng Hai Lúa nhớ đến một ý của Benjamin. Ông này nói, có những cuốn sách nằm ngủ ở trong thư viện, để cho bụi đắp đầy mình, chờ có khi hàng ngàn năm, độc giả của nó khật khừ tới, và đánh thức nó dậy...

Have you ever seen the rain?

Lần đầu nghe câu hát này, Hai Lúa giật mình tự hỏi, tại sao lại có một lời ca lạ kỳ như vậy.
Rồi chẳng bao giờ Hai Lúa tìm hiểu những lời tiếp theo.
Bởi vì câu hát đó, đến đó, là trọn vẹn đối với Hai Lúa.

Câu hát trọn vẹn của nó đối với Hai Lúa là như vầy:
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi trên tóc, trên mặt, trên má em, bữa hai đứa mình đứng trú mưa, tại vỉa hè đường Lê Lợi, ngay trước rạp hát, kế bên Nhà Thương Đô Thành... (1).
Làm sao em nhìn thấy được!
Và bây giờ, sau bao nhiêu năm, làm sao em nhớ được!
Chỉ có một mình anh nhớ, cho cả anh và em.
Và cũng chẳng ai thèm nhìn, thèm để ý, trừ cái thằng ngố đứng sững như trời trồng, buổi sáng bữa đó.

Đâu có thua gì Barbara, của Prévert.
Cũng có một cuộc chiến chó đẻ, rình rập.
Cũng cố vội vàng, hạnh phúc.

Đoạn mới viết đó, là để trả lời cái mail của Du Tử Lê, khi Hai Lúa hỏi, trọn bài thơ trong có hai câu trên nó ra làm sao. Anh kiếm cả buổi, nhớ cả buổi, không làm sao kiếm được, nhớ ra được, thế rồi anh chậc chậc, mày đâu cần cả bài thơ? Cần làm quái gì?
Hai câu là đủ rồi, cha nội!

(1) Rạp Vĩnh Lợi, nhớ ra rồi. Còn Lê Lợi là rạp chiếu phim thường trực, ở sau chợ Sài Gòn, gần trường Văn Khoa cũ, nơi có lần Hai Lúa rủ em đi coi movie, hết ghế, chật cứng người, phải đứng coi ngay gần cửa, chưa đầy phút, em đã đi ra, nói, có một thằng khốn nạn đứng phía sau em.

Have you ever seen the rain?

Someone told me long ago there's a calm before the storm,
I know; it's been comin for some time
When it's over, so they say, it'll rain a sunny day,
I know; shinin down like water

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Yesterday, and days before, sun is cold and rain is hard,
I know; been that way for all my time
til forever, on it goes through the circle, fast and slow,
I know; it can't stop, I wonder

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Yeah!

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Someone told me long
Bài Phượng Hoàng & Bồ Câu, nếu đúng như Hendler cắt nghĩa, thì nó liên quan đến bài thơ của Dickinson, TTT cũng đã từng dịch, và "nếu đúmg như thế", thì nó liên quan đến nhân vật Hiền trong MCNK, tức Đảo Xa ở ngoài đời.

The Phoenix And The Turtle poem by Shakespeare is perhaps his most obscure work, verging on the metaphysical as an allegorical poem about the death of a perfect love. The Phoenix And The Turtle was published untitled in 1601 as one of the Poetical Essays appended to Robert Chester’s ‘Love’s Martyr’.
http://www.nosweatshakespeare.com/shakespeares-poems/the-phoenix-and-the-turtle/

Phượng Hoàng & Bồ Câu là 1 bài thơ cực kỳ u tối, khó hiểu. Chúng ta tự hỏi, tại làm sao TTT lại dùng nó làm đề từ cho cuốn tiểu thuyết?
Bây giờ, lại thêm 1 cú bí hiểm thứ nhì, là bài thơ dịch Dickinson.
Tin Văn sẽ đi 1 đường tiếng Mít, và sau đó, độc giả tùy nghi....

Bài ngụ ngôn nho nhỏ, bắt nguồn từ “Cái Đẹp là Sự Thực, Sự Thực Cái Đẹp” của Keats’s Urn, là 1 trong nhiều toan tính thi ca nhằm hòa giải Cái Tốt, Cái Thực và Cái Đẹp - hiểu theo truyền thống như là tam giác [tình] lý tưởng. Có lẽ chưa có ai đem đến một sức nặng đồng đều cho cả ba. Keats, chính ông, thực ra đã bắt đầu coi trọng Cái Tốt, trong những tác phẩm sau cùng, nhưng ông trải qua hầu hết cuộc đời ngắn ngủi để suy tư về liên hệ của Cái Đẹp (sáng tạo mỹ học và những sản phẩm của nó) với Sự Thực (cả về triết lý lẫn trình diễn). Dickinson giải quyết cuộc lèm bèm cũ rích này, về sự thực của Cái Đẹp và sự thực của Lý Lẽ, bằng cách, để Lý Lẽ chối bỏ sự hiện hữu của 1 cuộc lầu bầu như thế, Chúng ta là bằng hữu, là bạn quí, là tín hữu,  là… Anh ta phán. Bạn quí như thế nào, gặp nhau ở đâu (chắc ở Quán Chùa, “Chúa Ơi!”- thuổng NDT), cho đến khi nấm mồ kết nối họ. Dickenson để cho nhân vật chết vì Cái Đẹp, làm phát ngôn viên dẫn đạo của bài thơ, xì ra tí ti, về liên hệ, chúng là là đạo hữu, bị nhốt chung vào 1 nấm mồ. “Sự Thực” là “đực”, trong dòng kể, như đại danh từ “he” cho thấy. Nếu như thế, thì có thể, Dickinson coi “Cái Đẹp” là “cái”. Mỗi bên nửa trái cầu, cùng nhau, họ làm thành trọn ổ.
[Trong MCNK, nhân vật Hiền sau cùng biến mất, và Duy, có lần tính hỏi Kiệt, Hiền đâu rồi. Khi dịch bài thơ của Dickinson, có thể TTT  nhắm trả lời Duy, Hiền ở chỗ đó đó, chỗ mà Kiệt đưa cô tới, rồi trở về với vợ con. Và cái truyền thuyết về 1 miền đã mất, sản sinh ra những tác phẩm như Anh Môn, Gatsby, MCNK, sau cùng, do Dickinson trả lời: Nấm Mồ.]


Brodsky cũng có ba búa TGK, như TTT, khi truyền lại cho thằng em.
Búa thứ nhất, Milosz chỉ ra, khi vinh danh ông. Con người sở dĩ sống sót được, là nhờ truyền thống, thông qua đẳng cấp.
Búa thứ nhì: Mĩ mới là Mẹ của Đạo Hạnh.
Búa thứ ba, con người do tiến hoá, mất mẹ cái đuôi, và để bù lại, Thượng Đế ban cho nó hồi ức.

Lũ Bắc Kít cực kỳ thông minh, chúng sống sót, không phải là nhờ đạo hạnh mà nhờ bửn quá, do óc bị thiến mất 1 mẩu, trong mẩu này có cái gọi là lương tri của con người.
Phát giác này, cũng do Brodsky nhận ra.
GCC mấy bữa rày, dịch loạng quạng, trật trịa tứ lung tung, một phần là do đang bấn xúc xích bởi 1 đề tài, tại sao Mít không thể tưởng niệm, nhân đọc Sebald viết về văn học Đức sau chiến tranh, tức Hậu Lò Thiêu, và, tại làm sao lũ Bắc Kít cứ cực kỳ thông minh, là óc bị thiến mất 1 mẩu?
Hà, hà!
Đọc số báo LaPham, về tai họa, trong có 1 bài viết, Gấu ngộ ra được điều này.
Steiner rất đau lòng, vì có ông bố quá khôn, bỏ chạy kịp trước khi Cựu Lục Địa vào tay Nazi, nhờ vậy gia đình ông sống sót Lò Thiêu.
Ông coi mình cũng 1 thứ sống sót, là do vậy.
Lũ chuột, bỏ chạy, khi nhà cháy, như trong chuyện dưới đây, cho thấy, là do chúng ngửi ra trước tai họa.
Nhưng cái sống sót của con người, như 1 Steiner, là do hồi ức: Ông sống sót để kể câu chuyện về Lò Thiêu.
Một khi bạn quá thông minh, là phần đạo hạnh rất dễ bị thương tổn, và cái đuôi của bạn ló ra, thay cho hồi ức.
Đó là ba búa TGK của Brodsky!
Hai mảng văn chương lớn nhất, là thứ văn chương tiên tri và văn chương hồi ức, như thế, là đều liên quan tới cái đuôi của con người đã bị mất đi theo đà tiến hóa của nó.

C.200: Rome

The Departed

When a house is on the verge of ruin the mice in it, and the martens also, forestall its collapse and emigrate. This, you know, is what they say happened at Helike, for when the people of Helike treated so impiously the Ionians who had come to them, and murdered them at their altar, then it was (in the words of Homer) that "the gods showed forth wonders among them. “For five days before Helike disappeared all the mice and martens and snakes and centipedes and beetles and every other creature of that kind in the town left in a body by the road that leads to Keryneia. And the people of Helike seeing this happening were filled with amazement but were unable to guess the reason. But after the aforesaid creatures had departed, an earthquake occurred in the night; the town collapsed; an immense wave poured over it; and Helike disappeared, while ten Lacedaemonian vessels that happened to be at anchor close by were destroyed together with the city I speak of.

Aelian, from On the Nature of Animals. A teacher of rhetoric, Aelian earned the nickname Meliglottos, meaning "honey-tongued," based on his fluency with Greek. In addition to his seventeen-volume work on animals, Aelian published Indictment of the Effeminate, a posthumous attack on the emperor Marcus Aurelius Antoninus, and a collection of fictional letters about Attic country life. Elsewhere in Animals, he describes the tradition of tuna fishermen to pray to Poseidon, whom they called "Averter of Disaster," asking for neither swordfish nor dolphin to destroy their nets.

I am above the weakness of seeking to establish a sequence of cause and effect between the disaster and the atrocity.
Edgar Allen Poe, 1843

Tớ ở bên trên cái sự yếu ớt, tạo một tiếp nối về nguyên nhân và hậu quả, giữa tai ương và sự độc ác.
Cái sự độc ác của dân chúng ở Helike đối với dân Ionians, đến nỗi những vị thần mà cũng ngạc nhiên giữa họ, như thế, không mắc mớ gì đến tai ương động đất.

Và cũng như thế, Haruki Murakami phán, mọi người, trong thâm sâu của trái tim của họ, đợi tận thế tới:
Everyone deep in their heats is waiting for the end of the world to come (2009).

Dù thế nào chăng nữa, chúng ta phải sống, trong khi chờ đợi ngày đó:
We got to live, no matter how many skies have fallen, D.H. Lawrence, 1928.

Tuy nhiên, chỉ sau 1 tai ương thật dài, thì một xã hội mới, mới sản sinh ra, và làm chúng ta hãnh diện về nó.
Out of the experience of an extraordinary human disaster that lasted too long must be born a society of which all humanity will be proud
Nelson Mandela, 1994

Có thể, 1 xã hội như thế, sẽ xuất hiện, sau tận thế, chăng?
GCC

http://huyvespa.blogspot.ca/2014/09/sang-tao-so-2-1956-thu-inh-nghia-van.html

* *

*

*

Hôm nay Hiếu đi học.
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc,
là Hiếu lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường!



Your Memories on Facebook
Quoc, we care about you and the memories you share here. We thought you'd like to look back on this post from 2 years ago.

WALKING

I never run into anyone from the old days.
It's summer and I'm alone in the city.
I enter stores, apartment houses, offices ...

See More

xom_ga

WALKING

I never run into anyone from the old days.
It's summer and I'm alone in the city.
I enter stores, apartment houses, offices
And find nothing remotely familiar.
The trees in the park-were they always so big?
And the birds so hidden, so quiet?
Where is the bus that passed this way?
Where are the greengrocers and hairdressers,
And that schoolhouse with the red fence?
Miss Harding is probably still at her desk,
Sighing as she grades papers late into the night.
The bummer is, I can't find the street.
All I can do is make another tour of the neighborhood,
Hoping I'll meet someone to show me the way
And a place to sleep, since I've no return ticket .
To wherever it is I came from earlier this evening 

Charles Simic: That Little Something 

Cuốc Bộ

Tớ chẳng đụng đầu với 1 kẻ nào quen thuộc ngày nào.
Mùa hạ, tớ một mình trong thành phố
Tớ đi vô mấy tiệm, mấy căn nhà, mấy văn phòng
Và chẳng kiếm thấy 1 cái gì quen quen ngày xưa.
Cây trong công viên – Xưa chúng cũng to lớn như vậy ư?
Và những con chim, cũng ẩn ẩn, im ắng như thế?
Cái xe buýt đi qua lối này, đi đâu?
Những cửa tiệm bán rau quả, tiệm cắt tóc?
Rồi cái ngôi trường giống như căn nhà với cái hàng rào đỏ?
Cô Harding chắc vẫn ngồi ở bàn giấy
Thở dài khi sắp xếp giấy tờ muộn vào đêm
Chán mớ đời, tớ không kiếm ra con phố.
Tất cả những gì mà tớ làm, là làm 1 tua nữa vòng vòng khu xóm
Hy vọng kiếm ra ai đó chỉ đường chỉ hướng cho tớ đi
Và kiếm ra 1 chỗ để mà ngủ, bởi vì tớ quên mua vé khứ hồi
Trở về bất kỳ chỗ nào, tớ tới từ đó, vào đầu buổi chiều.

Note: Đúng là cái lần Gấu trở lại con hẻm cũ, nhà ông anh nhà thơ, Xóm Gà. Đếch làm sao kiếm ra nhà. Tới căn nhà yên chí là nhà ngày nào, đếch phải, đành đi trở ra, nhưng bực quá, vô lý quá, lại quay lại, và 1 bà trong xóm bèn nói lớn, vọng tới Gấu, cái nhà có hai ông sĩ quan đi cải tạo ở đằng kia kìa, ở cuối cái sân....Tới đó, thì bèn “ơ rơ ka” một phát, và tự nhủ thầm, tại làm sao mà lại quên được nhỉ!
Thiếu mấy con chim nhảy lò cò ở bãi biển, [ở bài thơ trên] nhưng thay vào đó, là mấy con gà đang lang thang trong sân đất…

SN_GCC_2016

Ways of escape: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách!
Hồi ký của Greene. Những đoạn viết về Việt Nam - Miền Nam, đúng hơn - thật tuyệt

Cuốn sách này không phải một thứ chân dung tự thuật. Tớ để việc đó cho bạn bè và kẻ thù. Tuy nhiên, trong nhiều năm tớ đặt tớ vào cái tình trạng tìm kiếm, truy lùng một thằng cha nào đó, tự coi nó là Graham Greene.
He goes: I follow: no release
Until he ceases.
Some years ago in Chile, after I had been entertained at lunch by President Allende, a right-wing paper in Santiago announced to its readers that the President had been deceived by an impostor. I found myself shaken by a metaphysical doubt. Had I been the impostor all the time? Was I the Other?....
Hắn đi, tớ đi, không nhả
Cho tới khi hắn ngưng.
Cách đây vài năm ở Chilê, sau khi tớ dùng cơm với Tổng thống Allende, một tờ báo tả phái loan tin cho độc giả của họ, Tổng thống bị lừa bởi một tên giả mạo. Một nỗi hồ ng
hi siêu hình khuấy đảo t
: Hay là suốt đời mình là một tên giả mạo? Tớ là Kẻ Khác kia?


Kẻ Khác.

Khi tôi mua Tuyện tập thơ của Edward Thomas,  hơn nửa năm chục năm trước đây, một bài thơ tên là “Kẻ Khác” ám ảnh tôi, tôi không hiểu tại sao.
Nó không phải là 1 trong những bài thơ hay nhất của ông. Bài thơ
kể câu chuyện môt vị lữ hành trên đường đi, ở 1 cái quán này, hay quán kia, liên lỉ đụng những dấu vết của 1 kẻ nào đó, y hệt anh ta, đi trước anh ta trên con đường đó:

Tôi thuộc con đường của anh ta, và bất kỳ thế nào
Chắc chắn rồi, Tôi là Tôi, rời một cánh rừng tối
Đằng sau, chim cắt, chim gõ kiến
Quán bên đường, mặt trời, lâng lâng hạnh phúc
Khi tôi lần đầu tiên thưởng thức ánh sáng mặt trời ở đó
Tôi đi nhanh, hy vọng vượt kẻ kia
Sẽ làm gì, nếu tóm được,
Tôi nghĩ không,
Tôi tiếp tục săn đuổi
Để chứng tỏ sự giống nhau, và nếu thực
Để săm soi, cho tới khi, chính tôi, tôi hiểu


Và bài thơ chấm dứt:

Hắn đi, tôi theo: không ngưng nghỉ
Cho tới khi hắn ngưng. Và như thế tôi cũng sẽ ngưng



http://damau.org/archives/43784#comment-71454

  • Đinh Từ Bích Thuý viết:

    “Một Lời” của Dương Nghiễm Mậu hiện gây nhiều tranh cãi, dù đó là quan điểm ứng biến/ “snapshot” của ông vào tháng tư 1975. Sự tản cư của các đồng bào Việt từ thành phố thất thủ này cho tới thành phố thất thủ khác vào những ngày tháng đó có thể, theo ông, là một cách chạy trốn không đủ ý thức hoặc vô vọng. Ông luôn muốn là một người “có ý thức” trong mọi hoàn cảnh, cho dù quyết định của ông không giống người khác.

    Tạm gác qua một bên những phản ứng thúc đẩy bởi tình cảm hay quá khứ đau buồn, tôi thấy “Một Lời” của DNM cần được phân tích như một khuynh hướng của nhà văn về khái niệm “quốc gia.” Tôi hy vọng sẽ có thời gian trong tương lai viết một bài so sánh ông với Thanh Tâm Tuyền. Theo sự nhận định lúc này của tôi thì khái niệm quốc gia của DNM có liên hệ mật thiết đến địa lý và tình cảm/tình yêu (qua tác phẩm Gia Tài Người Mẹ của DNM). Do đó, DNM khác Thanh Tâm Tuyền ở chỗ từ chối quyết định lưu vong. Ngược lại, Thanh Tâm Tuyền, ngay từ tác phẩm đầu tay là Bếp Lửa, cho tới Một Chủ Nhật Khác, xem sự lưu vong là cần thiết nếu đất nước (hoặc thể chế chính trị) không đáp ứng được nhu cầu văn chương hay cá nhân của TTT – là một người muốn sống, viết và suy nghĩ trong một môi trường không bị kiểm duyệt hay áp chế. Nhưng DNM thà đổi nghề nghiệp hơn là đổi quốc gia. Truyện “Thuỷ Đao Lan” có thể đọc như một ẩn dụ về quyết định treo bút của DNM. Cây Thuỷ Đao Lan – một loài cây hư cấu – tượng trưng cho nghề cầm bút, vì như loài hoa lan có hình thể như đao kiếm, ngòi bút cũng có thể giết người (hay một triều đại). Cái chậu sứ đựng cây hoa bị kiếm sắc của một hiệp sĩ lạ chém ngang thành hai mảnh nhưng cây trông vẫn tươi đẹp qua bao nhiêu mùa đông, cho dù cây đã fossilized và trở thành như một cây giả. Những tác phẩm của DNM, như Thuỷ Đao Lan, bị lưỡi kiếm thời đại chia cắt ra khỏi thời gian.

    Một văn bản, tuy khởi đầu là một hình chụp một khoảnh khắc, vẫn cần sự phân tích vượt ra ngoài cảm tính, ngoài giới hạn thời gian và không gian. Một bông hoa “thật,” như nguồn sáng tạo của nhà văn, cho dù bị cắt đứt, hình thể của hoa/những ý tưởng về một thời của DNM vẫn “sống”, vẫn cần được tranh luận, và “cân nhắc” lại, như các quý vị đã chứng minh ở đây. Trong khía cạnh nhìn nghệ thuật như một “di sản” thoát ra khỏi sự kềm hãm của chính trị và lịch sử, thì DNM không khác TTT. Như thông điệp “Thủy Đao Lan” của DNM, TTT đã gửi gấm di sản văn học miền Nam cho thế hệ mai sau qua những trích dịch từ bài điếu “The Phoenix and the Turtle” của Shakespeare (“Phượng Hoàng và Bồ Câu” — turtle ở đây là turtledove) như epigraph cho quyển Một Chủ Nhật Khác :

    Cái đẹp thật, sự hiếm quý
    Ân sủng rất mực giản dị
    Táng tro cốt nơi đây

    Cõi chết Phượng Hoàng nương náu
    Và ngực Bồ Câu đoan trinh
    Trong thiên thu an nghỉ

    Không lưu truyền tông tích
    Chẳng bởi tật nguyền
    Vì chưng hôn phối thanh khiết.

    Vẻ thật, không sao thật
    Dáng đẹp phô, hão huyền
    Sự thật cùng cái đẹp đã mai một.

    Trước quan khách đôi linh điểu
    Hằng chân thật hoặc mỹ miều
    Vọng gửi khúc kinh cầu ngưỡng mộ.

    (bản dịch Việt ngữ của Thanh Tâm Tuyền )

    (Beauty, truth, and rarity,
    Grace in all simplicity,
    Here enclos’d, in cinders lie.

    Death is now the Phoenix’ nest,
    And the Turtle’s loyal breast
    To eternity doth rest,

    Leaving no posterity:
    ‘Twas not their infirmity,
    It was married chastity.

    Truth may seem but cannot be;
    Beauty brag but ’tis not she;
    Truth and beauty buried be.

    To this urn let those repair
    That are either true or fair;
    For these dead birds sigh a prayer.

    William Shakespeare)

    Để phục hồi “Cái đẹp thật, sự hiếm quý” của Văn học Miền Nam ra khỏi sự kềm chế của chính trị và lịch sử, điều mâu thuẫn là chúng ta cũng cần thời gian, một không gian khác, nhiều cái nhìn khác, từ ảnh hưởng của một hay nhiều nền văn hóa khác, để thẩm định một cách chín chắn và đa diện nền văn học này. Do đó tôi hoàn toàn đồng ý với chị Nguyễn Tà Cúc là sự nghiên cứu khách quan và công phu về một nhà văn hay một nền văn học cần nhiều thời gian, đòi hỏi nhiều tư liệu, kinh nghiệm và tinh thần sáng tạo. Đây cũng là cách tôi hiểu câu cuối cùng trong bài phúng của Shakespeare, “For these dead birds sigh a prayer” (“Vì những con chim chết này gửi (thở dài/trối trăng) lời nguyện cầu.” (Bản dịch của TTT chưa được chính xác ở một vài chỗ, cho nên ở đây tôi xin mạn phép chỉnh lại câu cuối — nhưng điều này cũng cần được thảo luận trong một bài viết khác).

    Trân trọng,
    Đinh Từ Bích Thuý

  • Này những tên bất lương, hãy vơ vét, hãy chạy đi cho mau tiếp tục sống làm đầy tớ cho những tên chủ, và hãy đừng bao giờ ngửng mặt lên, hãy quên đi, đừng bao giờ nhắc đến hai tiếng Việt Nam. (DNM)

    Cả ba thằng, cùng xuất hiện 1 lúc, có thể nói như thế. 
    DNM với Rượu Chưa Đủ, trên Sáng Tạo. Cung Tích Biền, Ngoại Ô, trên Nghệ Thuật, 1 số trước, thì tới Sơ Dạ Hương, với Những Ngày Ở Sài Gòn, Nghệ Thuật số 9, vẫn còn nhớ, liền sau đó.

    Bientôt… Soon, very soon….

    Our Gang

    Like moths
    Around a streetlamp
    In hell
    We were

    Lost souls
    One and all
    If found,
    Returned to sender

    Tụi Tớ

    Như thiêu thân
    Quanh ngọn đèn đường
    Ở địa ngục
    Tụi tớ

    Những linh hồn mất linh hồn
    Một và tất cả
    Nếu kiếm thấy
    Gửi trả người gửi

    Charles Simic


     TTT 10 years Tribute

    Vẫn trong cái dòng tưởng niệm ông anh TTT, Đinh Cường, người có thể coi là người bạn độc nhất của TTT, như với GCC, là Joseph Huỳnh Văn, cái/lũ còn lại bỏ hết, và mới nhất, là Dương Nghiễm Mậu, Tin Văn lèm bèm tiếp về 1 số tác giả khác, cùng thời với họ, nhóm Sáng Tạo, Võ Phiến....
    Đang tính viết về Walser, nhân đó, viết về tranh Đinh Cường, nhưng Cô Út đem làm từ thiện cả kho sách, mất sạch, chỉ còn mấy cuốn quanh quẩn nơi bàn viết.
    Biết đâu, nhân đó, lời chúc của K thành sự thực, chỉ làm thơ thôi, ngoài ra bỏ hết....
    Ui choa, được như thế, thì quá tuyệt!

    http://www.tanvien.net/Viet/HNB_Case.html

    Note: Có hai tay, viết truyện trinh thám mà cứ như làm thơ, hoặc ít ra, thật khó mà sửa 1 câu văn của họ, theo GCC.
    Đó là Raymond Chandler và Ian Fleming.
    Còn mấy tay nữa, không chỉ hai tay này. Thí dụ, Len Deighton.
    Mít, viết câu nào là phải sửa câu đó, chán thế, "nhất là" mấy đấng có tên tuổi, có đấng có cả chục đầu sách.
    Nếu không sửa văn, thì sửa lỗi chính tả.
    Sến phán, đọc vài dòng, là vứt thùng rác, chắc là do đó?
    Thí dụ, Nguyễn Đăng Thường, hay Nguyễn Văn Lục, chẳng hạn?

    NDT đã từng chê bài thơ Dạ Khúc thần sầu của TTT, trong có câu thần sầu, “ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới”, Gấu cũng đã từng chỉ ra, 1 bài thơ như vậy mà không đọc được [tính kiếm lại mà không sao tìm ra], (2) làm sao đọc Beckett, nhưng bây giờ, nghĩ lại, có thể do anh ta…  quê một cục, tại sao chúng chỉ đọc, chỉ khen thơ TTT, mà không tên nào khen thơ của…  ta?

    TTT cũng như thằng em của ông, cả hai đều bị chúng ghét, và chúng, ở đây, đa số đều là bạn quí cả!

    MT thì nghĩ bạn mình ngỏm ở trong tù VC rồi, nên nhớ lại lần đầu gặp bạn, thì tưởng là, 1 tên thợ sắp chữ nhà in báo Dân Chủ, và thằng khốn còn dám ngửa tay xin Công Tử Hà Nội, 1 điếu thuốc lá.
    Bạn VL, trong bài mới viết, tưởng niệm 10 năm, thì lôi cái chuyện đã từng bỏ ra 10 ngàn đồng, giúp TTT thanh toán 1 vụ tiền tạm ứng, hồi còn Sài Gòn, vậ
    y mà khi ra hải ngoại, phôn, không thèm trả lời!
    Em Thụy Khê, Trùm 1 diễn đàn của Tẩy, phôn, đếch thèm bắt phôn, gần như phát điên!

    Thi sĩ Phố Văn thì bệ những lá thư viết cho “đảo xa” về blog của chàng, ra ý, tưởng là đạo đức thế nào, hóa ra cũng có bồ nhí!

    NDT cả 1 đời làm thơ, đâu có cuốn thơ nào?
    Mãi đến cuối đời
    , được nhà xb Giấy Vụn thương hại in cho 1 tuyển tập.
    Đọc bài trường thiên phỏng vấn, mấy kỳ liên tiếp
    trên Gió O, thấy tinh thần có vẻ loạng quạng rồi!
    In, dối già, hay chạy tang?
    Ông cho biết, không có ý định in, dù đã từng là 1 trong những trụ cột của nhà xb Trình Bày.
    Lý do theo Gấu, NDT chưa kiếm ra được giọng thơ của ông, và mỗi lần làm thơ là nhại giọng của 1 nhà thơ nào đó. Anh đã từng nhại giọng thơ TTT.

    Sống chẳng làm cho chúng vui, khi chết làm sao bắt chúng buồn cho được.
    TTT đã từng căn dặn gia đình, như vậy, khi biết mình sắp đi xa.


    Borges Conversations
    Đạo Hạnh & Văn Hóa

    *

    Cuốn sách cuối cùng của Borges, là cuốn Conversations, và nó gồm hai cuốn, cuốn thứ nhì cũng đã xb, nhưng Gấu đọc tin văn trên 1 tờ báo mũi lõ, không nhớ tờ nào, cho biết, cuốn thứ nhì dở, do Borges già quá, trí nhớ lộn xộn rồi.

    "Phần hồi ức con người" của Kafka, thì cũng giống như 1954 của TTT, với hồi ức Mít: Chúng ta không thể nào hiểu được 1954 nếu thiếu "Bếp Lửa", thí dụ vậy,

    Nhưng chúng ta được biết là chúng ta không thể có được cú diễn giải trung thực về thời của chúng ta nếu không có sự giúp đỡ của Kafka.

    Đúng, nhưng K quan trọng hơn thời của chúng ta. Thật thê lương, K phải sống sót thời kỳ này, và những giản lược của nó. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta chịu đựng cái thế kỷ này mà chẳng có lấy 1 tí tự hào, Với tí hoài nhớ thế kỷ 19, mà nó thì lại có tí hoài nhớ thế kỷ 18. Có lẽ Oswald Spengler có lý về cái sự thoái trào mà chúng ta hoài nhớ - hiển nhiên là chúng ta có thể nói về cái thời cũ kỹ [trước 1975] của chúng ta, và chúng ta có lý, hơn lũ VC, tất nhiên. Bất cứ cái chó gì dính dáng tới trước 1975, thì đều bảnh tỏng cả!

    Có em Carmen Gándara đi 1 đường tiểu luận thú vị về Kafka, tôi mới đọc gần đây. Em phán 1 phát cực lạ về Kafka: Xuyên suốt đời mình, Kafka tìm kiếm một Thượng Đế “vắng mặt” của thời của chúng ta.

    Borges: Tôi bị hỏi hoài về vụ này, mà thực sự không hiểu. (1)
    Ý của tôi là, mặc dù mọi chuyện, Kafka có thể là 1 tín hữu, hay có 1 tinh thần tôn giáo. 

    Borges: Đúng như thế, nhưng tinh thần tôn giáo thì không cần phải tin vào một ông trời cá nhân. Thí dụ tín hữu Phật Giáo đâu có tin vào một ông Phật có hình hài giống… chúng ta, đúng không, và chuyện đó đâu cần. Cái ý tưởng tin vào 1 ông trời cá nhân thì không phải là 1 yếu tố cần thiết trong tinh thần tôn giáo. Những kẻ phiếm thần, hay Spinoza – ông này thì thực là bí ẩn và ông phán, “Deus sive natura”, Trời hay Thiên nhiên. Hai thứ đó là một đối với ông ta.

    (1)

    Điều mà Borges, bị hỏi hoài, mà thực sự không hiểu, theo Gấu, chính là cái gọi là Tận Thế Là Đây, mà xứ Mít cần, trong bài essay trên tờ Harper's nhắc tới, dưới đây.
    Thượng Đế vắng mắt, là để cho Tận Thế xuất hiện.
    Gấu nhức đầu, với câu hỏ
    i này, cho tới khi cầm số báo Harper's mới nhất lên...
    Bây giờ chỉ có Tận Thế thì mới cứu Mít ra khỏi Địa Ngục Đỏ do Cái Ác Bắc Kít gây nên thô
    i!






    Khóc đi Nguyễn
    Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa
    TTT

    Quá cả mép bờ thế giới

    Cuốn tiểu thuyết của Daniel Defoe, về 1 anh chàng thuỷ thủ bị đắm tầu, hớp hồn độc giả bao thế kỷ.
    Simon Willis có được cái thi vị, của cuộc đời Lỗ Bình Sơn, khi ông thăm viếng hòn đảo của “phiện thú lắm” [inspiration, yên sĩ phi lý thuần] này
    Khi tôi [Simon Willis] mail cho hãng hàng không, họ nói, không có thời khóa biểu. Họ hy vọng có chuyến bay vào những ngày Thứ Ba, hay Thứ Sáu, nhưng Hè đang trở thành Thu, gió và mưa tới, thành thử không chắc. Tuy nhiên, vào 1 buổi sáng mù sương, tôi thấy mình ở trên 1 sân bay tư nhân mà hãng hàng không chia sẻ với sở cảnh sát Chilê. Hành lý đã được cân, và thế là xong xuôi. Ngoài tôi ra, còn 4 hành khách.
    Nơi tới là Lỗ Bình Sơn, 1 hòn đảo trong quần đảo, cách bờ biển Chile chừng 700 km.
    Cái lãng mạn của hòn đảo thì cũng văn học như tự nhiên, trời sinh ra thì nó là như thế.
    Trong 4 năm nó là nhà của Alexander Selkirk, một thuỷ thủ Ái nhĩ lan bị đắm tàu, sống 1 mình, vào năm 1704, và câu chuyện sống sót của anh ta đã gợi hứng cho Daniel Foe, và ông ta bèn viết 1 cuốn sách, và cuốn sách này, gợi hứng cho rất nhiều người, khiến hòn đảo bây giờ mang tên Lỗ Bình Sơn, vào thập niên 1960.
    Nhưng vai trò của hòn đảo, mà nhờ đó, có cuốn tiểu thuyết, và hòn đảo đổi tên, thì cũng chưa hết
    ly kỳ.
    S
    au đó, có 1 ông nhà văn Mít, bèn đi 1 đường thư từ cho bồ nhí của ông, tự coi mình là Lỗ Bình Sơn, còn bồ nhí, là Đảo Xa, gây chấn động giang hồ trong giới viết lách Mít lưu vong.
    Nhưng cũng vưỡn chưa hết ly kỳ, như sau đây cho thấy.
    Chỉ ít lâu sau khi hòn đảo được tạo thành, mầm hạt được gió mang tới, làm xanh hòn đảo, với những giống cây cổ xưa như Lactoris, xưa nhất trong mọi lục địa. Chim chóc, hải cẩu mò tới… Ngày nay, quần đảo trở thành những nơi chốn tụ hội giàu có nhất của wildlife trên mặt đất 
    Nhưng, đời sống ở đây, thực khó khăn...

    *

    Vẫn chuyện ly kỳ liên quan đến Lỗ Bình Sơn.
    Primo Levi, trong trò chuyện với Philip Roth, cũng cảm thấy ông là LBS, khi ở Địa Ngục,
    Lò Thiêu!

    Roth: Survival in Auschwitz concludes with a chapter entitled "The Story of Ten Days," in which you describe, in diary form, how you endured from 18 January to 27 January 1945 among a small remnant of sick and dying patients in the camp's makeshift infirmary after the Nazis had fled westward with some twenty thousand "healthy" prisoners. What's recounted there reads to me like the story of Robinson Crusoe in Hell, with you, Primo Levi, as Crusoe, wrenching what you need to live from the chaotic residue of a ruthlessly evil island. What struck me there, as throughout the book, was the extent to which thinking contributed to your survival, the thinking of a practical, humane scientific mind. Yours doesn't seem to me a survival that was determined by either brute biological strength or incredible luck. It was rooted, rather, in your professional character: the man of precision, the controller of experiments who seeks the principle of order, confronted with the evil inversion of everything he values. Granted you were a numbered part in an infernal machine, but a numbered part with a systematic mind that has always to understand. At Auschwitz you tell yourself, "I think too much" to resist: "I am too civilized." But to me the civilized man who thinks too much is inseparable from the survivor. The scientist and the survivor are one. 

    Levi: Exactly-you hit the bull's eye. In those memorable ten days, I truly did feel like Robinson Crusoe, but with one important difference. Crusoe set to work for his individual survival, whereas I and my two French companions were consciously and happily willing to work at last for ajust and human goal, to save the lives of our sick comrades.

    Survival in Auschwitz




    Cả ba thằng, cùng xuất hiện 1 lúc, có thể nói như thế. 
    DNM với Rượu Chưa Đủ, trên Sáng Tạo. Cung Tích Biền, Ngoại Ô, trên Nghệ Thuật, 1 số trước, thì tới Sơ Dạ Hương, với Những Ngày Ở Sài Gòn, Nghệ Thuật số 9, vẫn còn nhớ, liền sau đó.

    Bientôt… Soon, very soon….

    Our Gang

    Like moths
    Around a streetlamp
    In hell
    We were

    Lost souls
    One and all
    If found,
    Returned to sender

    Tụi Tớ

    Như thiêu thân
    Quanh ngọn đèn đường
    Ở địa ngục
    Tụi tớ

    Những linh hồn mất linh hồn
    Một và tất cả
    Nếu kiếm thấy
    Gửi trả người gửi

    Charles Simic


    I KILLED HITLER

    IT IS LATE; I am old. I should finally confess to what happened in the summer of 1937 in a small town in Hesse. I killed Hitler.
        I am Dutch, a bookbinder, retired for some years now. In the thirties I was passionately interested in the tragic European politics of the time. But then my wife was Jewish, and my interest in politics was in no way academic. I decided to wipe out Hitler myself, with a draftsman's precision, just as one would bind a book. And I did it.
        I knew that Hitler liked to travel in the summer with a small group, practically without bodyguards, and that he stopped in small villages, often in outdoor restaurants, in the shade of linden trees.
        What good are the details. I will say only that I shot him and was able to get away.
        It was a humid Sunday, a storm was on its way, bees meandered as if they were drunk.
        The restaurant was concealed beneath enormous trees. The ground was covered with a fine gravel.
        It was almost completely dark, and there was such drowsiness in the air that it took great effort to press the trigger. A wine bottle was knocked over and a red blot spread over the whit paper tablecloth.
        Then I sped away in my small car like a demon. But no one was after me. The storm broke, down came a heavy rain
        Along the way I threw the gun into a ditch overgrown will nettles; I flushed out two geese, which began to run with an awkward waddle.
        Why the details?
        I returned home triumphant. I tore off the wig, burned my clothes, washed the car.
        And all for naught, because the next day someone else exactly like him down to the last detail and perhaps even crueler than the one I killed, took his place.
        The newspapers never mentioned the murder. One man vanished, another appeared.
        The clouds that day were completely black, the air sticky as molasses.

    Adam Zagajewski: Two Cities

    Note: Đây là truyện ngắn “Kinh Kha với con chủy thủ trên đất Tần bất trắc" của DNM, được nhà thơ Ba Lan mô phỏng, hoặc viết lại, bằng 1 văn phong nhẹ nhàng hơn nhiều!
        Một anh chàng thú tội, đã từng ám sát Hitler, nhưng lạ làm sao, chẳng ai phát hiện, và 1 kẻ khác, y chang Hitler, có lẽ còn hung ác hơn nhiều, thế chỗ tên bị giết!


    Hai mươi năm VHMN

    "Những con dã tràng", truyện ngắn đầu tay của GCC, là cũng nằm trong dòng văn chương hục hặc hiện sinh, như truyện Cuối Đường, hay Tư của TTT. Sau này, đọc Kẻ Xa Lạ, Gấu nhận ra nhân vật chính trong truyện có dáng dấp của Meursault, và luôn cả Camus, vì Camus có thời gian ho lao, như nhân vật chính trong “Những con dã tràng”. 
    Như thế, có thể nói, Gấu đọc Camus, gián tiếp, qua TTT.
    Bởi là vì thời gian đó, Gấu chưa biết gì về Camus.
    Truyện viết từ chuyến đi Nha Trang, trong dịp hè, sau khi rớt Tú Tài Hai, Khoá I, và nhân bà bạn của bà cụ Chất, bà Thời, tổ chức Trại Hè cho đám con cái công nhân viên hoả xa, hai cụ cho đi theo luôn. Hết hè về, Gấu thi đậu khoá hai, bạn bè rớt hết.

    Gấu vẫn còn nhớ, là, khi đọc bản nháp, bài luận Triết của Gấu, đưa về trình ông anh, TTT không nói gì hết. Chỉ đến khi Gấu làm được cả hai bài Toán, và Vật Lý, ông mới gật đầu, phán, đậu, nhưng do Toán và Vật Lý, chứ bài Triết chỉ đáng 1 gậy!

    Như thế, ông không tin tài văn, tài triết con mẹ gì ở Gấu, và cũng thế, là nhận xét khi đọc “Những Con Dã Tràng”, mi sẽ đi xa hơn DNM.
    Ông đâu khen Gấu viết hay hơn DNM!

    Chỉ đến khi viết được truyện ngắn “Những Ngày Ở Sài Gòn”, thì Gấu hiểu ra, mình đã thoát ra khỏi cái bóng của ông anh, và đã tìm ra được văn phong của riêng mình, nhờ kiếm ra ông thầy, là Faulkner.
    Đây cũng nằm trong lời khuyên của ông anh, mi hãy đọc, đọc, đọc, đọc thật nhiều, và sẽ có 1 ngày, mi tìm ra cái dòng văn của mi, qua ông thầy của mi.

    Trên số báo sau đây, Asia Literary Review, Spring 2010, có bài viết “Pico Iyer và Dalai Lama”, thật là tuyệt, với riêng Gấu.

    Thầy của Iyer Pico là Graham Greene. Và ông nhìn Dailai Lama qua Thầy của mình.
    Không chỉ Dalai Lama mà còn luôn cả Phật Giáo, qua cá nhân Phật Sống.

    Số này có mấy đấng Mít, Gấu mua là vì mấy đấng Mít, Nguyễn Quí Đức và Andrew Lam, bỏ qua bài về Pico.
    May quá, mới kiếm thấy tờ báo!

    *

    THE QUIET AMERICAN

    by Graham Greene, 1955

    Greene's book is widely regarded as a classic, prophetic literary tale that examines the start of American engagement in Vietnam. The acclaimed English novelist and journalist, who covered the French war in Vietnam from 1951 to '54, set the book in 1954 Saigon. The quiet American of the title is Alden Pyle, who tries to forge an American solution to the Communist insurgency. Another character, cynical British journalist Thomas Fowler, say of Pyle : "I never knew a man who had better motives for all the trouble he caused”. In a discussion of The Quiet American , essayist Pico Iyer said: “Lyrical, enchanted descriptions of rice paddies, languorous opium dens and even slightly sinister Buddhist political groups are a lanterned backdrop to a tale of irony and betrayal." Greene died in 1991.

    Note: Bài viết ngắn trên, trong số báo trên, trong nhắc tới câu của anh ký giả ghiền Hồng Mao, nói về anh Mẽo trầm lặng: "Tôi chưa từng thấy thằng nào có những ý hướng tốt đẹp hơn, như anh, về những khốn nạn mà nó gây ra [cho xứ Mít, ở đây]".

    Quả như thế thực. Đau thế.

    Bài viết ngắn nhắc tới Pico Iyer. Tò mò, Gấu lần ra bài viết của tay này, cũng thật là tuyệt vời, về GG:

    The Disquieting Resonance of 'The Quiet American'

    by Pico Iyer
    April 21, 2008 5:08 PM ET

    Pico còn viết cả 1 cuốn sách về ông thầy của mình, ở trong đầu của mình, The Man Within My Head

    Ever since he first discovered Graham Greene's work, Pico Iyer has felt a haunting closeness with the English writer. In The Man Within My Head, Iyer follows Greene's trail from his first novel, The Man Within, to such later classics as The Quiet American, examining Greene's obsessions, his elusiveness, and his penchant for mystery. The deeper he plunges into this exploration, the more Iyer begins to wonder whether the man within his head might not be Greene but his own father, or perhaps some more shadowy aspect of himself.

    Drawing upon experiences across the globe, from Cuba to Bhutan, and moving, as Greene would, from Sri Lanka in war to intimate moments of introspection, this is the most personal and revelatory book yet from one of our most astute observers of inner journeys and crossing cultures.

    Võ Phiến, khi qua Paris, ở nhà Kiệt Tấn, khi nghe chủ nhà hỏi về TTT, đã phán, nhớ đại khái, thằng chả nổi tiếng nhờ tiểu thuyết.
    Thoạt nghe Gấu bật cười, nhưng sau nghĩ lại, có phần đúng. TTT được đọc nhiều, và có đệ tử, là nhờ truyện ngắn, tiểu thuyết.
    Thơ của ông, số 1, nhưng đếch có đệ tử, đúng như Đặng Tiến nhận xét.

    Ph
    ải đến mãi bây giờ, trong khi ăn mừng thượng thọ, thì
    GCC mới ngộ ra, tiểu thuyết, truyện ngắn của TTT sở dĩ khủng như thế, là vì cái viễn ảnh/ảnh tượng/thi ảnh....  của chúng.
    Bóng dáng 1 anh chàng "lỡ độ đường", không nhà nào dám chứa, lom khom bên lu nưóc, chiếu lên nền trời mỗi lần hoả châu rực sáng, "cũng còn là" hỉnh ảnh 1 thuyề
    n nhân Mít đếch nước nào muốn nhận.
    Lạ nhất là Kiệt.
    Bắc Kít di cư, bỏ chạy thoát cuộc chiến nhờ ông bố khôn tổ cha, bò về để kịp chết - lỡ cuộc chết vs lỡ độ đường - GCC cứ tự hỏi chính mình hoài, liệu có 1 tên Bắc Kít chịu chết thay cho cả 1 giống Bắc Kít như "cái tay này"?
    Lạ nhất cũng là Hiền.
    Như thể có 1 thoát xác, chuyển kiếp....  nếu chúng ta biết tới nguyên mẫu "đảo xa",
    ở ngoài đời!

    Những đứa trẻ của Dickens

    17.2.1973

    Em và anh thuộc loại máu lạnh ở xứ nóng không hợp thật. Mấy ngày em ở Sài Gòn, tuy nói với em là vẫn làm việc nhưng anh chẳng làm gì cả. Làm mấy bài thơ thì có. Lúc nào anh cũng ngóng, biết em không đến, nhất là hai bữa cuối trước ngày em đi. Em đi lần này không có anh đưa. Giả thử anh có đưa chỉ làm em nặng thêm, máy bay nặng thêm. Bữa ấy - chắc là có cô H.A đưa ra đến Phạm Ngũ Lão - có thấy nhẹ không?
    Ngồi trước mặt em, anh thật chẳng hiểu mình ra sao, mình muốn gì. Bởi anh toàn nói bậy không. Lúc nào anh cũng cứ nghĩ chẳng nên làm em buồn, hãy cùng vui lúc bấy giờ. Nhưng cái vui anh gây ra cũng tệ. Anh tự hỏi : tại sao đối với em, anh không làm như với những người khác, hay bình thường là hai kẻ yêu nhau, như mọi người. Bữa em hỏi anh có sợ em không, bây giờ anh thấy có lẽ anh sợ em. "Sợ" như cái mặc cảm anh biết bắt rễ tự nơi anh ngày nhỏ:  không bao giờ anh có được cái mà tất cả mọi người đều có. Đứa trẻ bất hạnh mồ côi ra đời quá sớm mà. Nó chỉ nhìn đồ chơi bày trong tủ kính, nhìn đồ chơi những đứa khác chơi, nó chẳng có, chẳng ai nghĩ đến cho nó. Em có biết anh đọc Le Petit Chose năm nào không? Năm học lớp ba và từ xửa xưa đó anh đã thấy nhân vật đó là anh rồi. Những đứa trẻ của Dickens đều vậy, lớn lên khá hơn nhưng rốt cuộc vẫn khốn đốn vì yêu người.

    Note: Ui chao Le Petit Chose là cuốn sách Gấu học tiếng Tẩy, với Thầy Roch Cường, thời gian học Đệ Nhị, sửa soạn thi Tú Tài I, ở trưòng Hồng Lạc của Thầy Đoàn Viết Lưu, đường Sương Nguệt Anh kế bên vườn Bờ Rô, sống nhờ ông anh rể Nguyễn Hoạt, bà chị họ, Chị Hoạt, con ông Cả Hoán, tối đi làm bồi bàn ở tiệm chả cá Thăng Long, một bữa ông thầy cùng bà vợ ghé
    ăn, bèn không lấy học phí nữa, chuyện này kể rồi, in ra rồi trong Lần Cuối Sài Gòn, hình như thế.

    Lại nói về Dickens, và những đứa trẻ bất hạnh. Graham Greene, trong Gánh Nặng Tuổi Thơ, có 1 bài thần sầu về Dickens, trên Tin Văn cũng đã từng chôm


    *

    http://www.tanvien.net/notes_1/burden_childhood.html

    Trong cuốn tiểu luận nho nhỏ trên, đa số là những phê bình, nhận định, điểm sách, có hai bài viết về tuổi thơ, phải nói là tuyệt cú mèo. Tin Văn sẽ post, và lai rai ba sợi về chúng.
    Bài “Tuổi thơ đã mất”, The Lost Childhood, viết về những cuốn sách mà chúng ta đọc khi còn con nít. “Gánh nặng tuổi thơ”, theo Gấu, tuyệt hơn, phản ứng của con người, ở đây, là ba nhà văn hách xì xằng, về thời thơ ấu khốn khổ khốn nạn của họ, và bằng cách nào, họ hất bỏ gánh nặng này.
    Khi Gấu trở về lại Đất Bắc, Gấu thấy mình giống như một kẻ đi tìm gặp một thằng Gấu còn ở lại Đất Bắc, và, tìm hiểu, bằng cách nào thằng Gấu đó hất bỏ được gánh nặng tuổi thơ…
    *
    Trong bài Gánh nặng tuổi thơ, Graham Greene viết:

    "Có vài nhà văn, khác nhau, như Dickens khác Kipling, chẳng ai giống ai, nhưng đều có chung nỗi bất hạnh, chẳng làm sao hất đi được: gánh nặng tuổi thơ. Đứa con nít bị tống vô một xưởng máy đen thui, trong trường hợp Dickens, còn với Kipling, là những ngày tháng ăn cơm thừa canh cặn nhà bà cô Aunt Rosa, bên một con đường cát bụi vùng ngoại ô, cả hai đều chẳng bao giờ quên được. Tất cả những kinh nghiệm sau đó của họ, đều như dính mắc tới những tháng, những năm bất hạnh đó."
    "Thường thì cuộc đời tàn nhẫn nhe bộ nanh hung hãn của nó ra khi chúng ta đã có tí ti kinh nghiệm, để mà tự vệ. Thê thảm nhất, là bị nó cắn vào những năm tháng còn thơ dại như trên."
    *
    Giả như phải tìm một lời giải thích cho sự hiện hữu của một cái xuồng chứa toàn những cay đắng ngày nào, (1) thì có lẽ những lời phán của Greene xem ra cũng đặng.
    Hai tuổi thơ bất hạnh của Gấu, đực và cái, đã tìm cách nương tựa vào nhau, đâu lưng tự vệ, trước nanh vuốt của cuộc đời, "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát hai quê hương, một Nam, một Bắc, tìm ra được quê hương đích thực cho dòng Gấu, và sau cùng, trốn thoát cả một lô những ông bạn quí hoá."
    *
    Hai ông nhà văn nhớn trên, bị cuộc đời cắn, bất thình lình, đúng vào lúc chưa biết thế nào là tự vệ. Khác thường làm sao, là cách họ phản ứng, sau khi bị cắn. Dickens học được sự thân ái, sympathy. Kipling, sự độc ác. Dickens phát hiện và khai triển một văn phong dễ dãi, tự nhiên, easy and natural, đến có thể ôm trọn cả nhân loại vào trong sự hiểu biết của nó.
    Kipling chế tạo ra cỗ máy đi dã ngoại, rất ư là hợp thời, vào thời đó.
    *
    Câu này, Bonaparte viết cho người yêu Joséphine, Gấu mượn để tặng Gấu Cái:
    Sự nghèo khổ, bị tước đoạt, và sự cùng cực làm nên vợ nhà văn nhớn. La pauvreté, les privations et la misère sont l'école du bon soldat. Napoléon Bonaparte. Extrait d'une Lettre à Joséphine de Beauharnais.
    Note: Tks. Napoléon Bonaparte. Gấu.

    (1) Đây là Gấu Cái nhớ lại kỷ niệm tuyệt vời nhất trong đời, là lần rời Cai Lậy về Sài Gòn, và, vì nước lụt, xe cô dâu biến thành xuồng.
    Bả than: Trên xuồng có đủ cay đắng, đủ dùng cho... ba người, người thứ ba là cô phù dâu cũng ngồi trên xuồng!
    *
    Gấu, nhà văn

    Unpredictability, not the inevitable death, Nooteboom seems to say, is at the core of our life.

    Nguồn

    Không thể biết trước, chứ không phải chết không thể nào tránh được, đó mới là cốt lõi của cuộc đời của chúng ta.

    Unhappiness wonderfully aids the memory.
    Greene: The Burden of childhood
    [Bất hạnh là thuốc bổ của hồi nhớ]
    *
    Không thể biết trước được.
    Quả có thế.

    Kh
    ốn đốn vì yêu người!
    TTT

    Chúc ai mãi giữ được nụ cười
    K

    Tks
    NQT

    *
     TTT 10 years Tribute

    http://www.tanvien.net/Viet/11.html

    Lướt Tin Văn

    Winter Poem

    The valley resounds
    With the sound of the stars
    With the vast stillness
    Over snow and forest.

    The cows are in their byre.
    God is in his heaven.
    Child Jesus in Flanders.
    Believe and be saved.
    The Three Wise Men
    Are walking the earth.

    W.G. Sebald: Across the Land and the Water

    Thơ Mùa Đông

    Thung lũng dội,
    Bằng âm thanh của những vì sao
    Bằng sự tĩnh lặng bao lao
    Lên tuyết và rừng.

    Bò thì về chuồng rồi
    Chúa thì ở thiên đàng
    Chúa Hài Đồng ở Flanders
    Tin và Được Cứu Rỗi.
    Ba Vì Hiền Giả
    Đang lang thang trên mặt đất.

    Il ritorno d'Ulisse

    Returning from a lengthy trip
    he was astonished to find
    he had strayed to a country
    not his place of origin

    For all his encounters in scattered spots
    with the black paper hearts of men
    shot by the arquebuse
    his bow-and-arrow story
    did not happen

    Then there was Penelope's
    Castilian grandmother
    blocking his entry at the garden gate
    wordless and busy with embroidery

    Sure, the grandchildren
    are smiling in the background
    apparently better disposed
    towards foreigners

    Their furtive hopes
    still almost too small
    for the naked eye
    (But the idea is good
    and the noise far away
    even the building)

    Note: Bài thơ này làm nhớ một, hai bài thơ trong Thơ Ở Đâu Xa, tả cảnh anh tù, nhà thơ, sĩ quan VNCH, gốc Bắc Kít, về quê Bắc Kít ngày nào, và, tất nhiên, còn làm nhớ bài thơ của TTY, Ta Về.

    Ta Về

    Trở về sau 1 chuyến dài dong chơi địa ngục
    Hắn kinh ngạc khi thấy mình lạc vô 1 xứ sở
    Đếch phải nơi hắn sinh ra

    Trong tất cả những cú gặp gỡ ở những điểm này điểm nọ rải rác, tản mạn
    Với những trái tim giấy đen của những người bị bắn bởi cây súng mút kơ tông
    Thì giai thoại, kéo cây cung thần sầu, bắn mũi tên tuyệt cú mèo, đếch xẩy ra.

    Và rồi thì có bà ngoại Tây Bán Nhà của Penelope
    Bà chặn đường dẫn vô vườn
    Đếch nói 1 tiếng, và tỏ ra bận rộn với cái trò thêu hoa văn khăn tay
    Gửi người lính trận vượt Trường Sơn kíu nước,
    Này khăn tay này, này thơ này,
    Đường ra trận mùa này đẹp nắm!
    Hà, hà!

    Tất nhiên rồi, chắc chắn có lũ con nít
    – không phải nhếch nhác kéo nhau coi tù Ngụy qua thôn nghèo –
    chơi ở vườn sau, chúng có vẻ rất tự nhiên, mỉm cười với khách lạ

    Những hy vọng ẩn giấu của chúng
    vẫn hầu như quá nhỏ nhoi,
    với con mắt trần trụi

    (Nhưng ý nghĩ thì tốt
    Và tiếng động thì xa
    mặc dù tòa nhà)

    Allow me to offer an example that will take us into the heart of the difficulty of translating Sebald's poetry. Many of the poems in this volume-which opens with a train journey-reenact travel "across" various kinds of land and water (even if the latter is only the fluid of dreams). Indeed, several, as the writer's archive reveals, were actually written "on the road," penned on hotel stationery, menus, the backs of theatre programs, in cities that Sebald visited. Train journeys constitute the most frequently recorded mode of travel. The following poem may refer to one such journey. "Irgendwo," translated in English as "Somewhere," was probably written in the late 1990s and originally belonged to the sequence of "micropoems" that provided the material for Sebald's posthumous collection Unerzdhlt (Unrecounted), published in 2003:

    Somewhere

    behind Turkenfeld
    a spruce nursery
    a pond in the
    moor on which
    the March ice
    is slowly melting

    Cho phép tôi đưa ra 1 thí dụ dẫn chúng ta tói trái tim của sự khốn khó trong việc dịch thơ Sebald. Rất nhiều thơ trong tập này  - mở ra bằng 1 chuyến đi xe lửa – tái tạo, tái kích hoạt, cuộc lữ “qua” những vùng đất đai, sông nước (ngay cả nếu thứ sông nước này chỉ là dòng mộng mị). Thực sự, một vài bài thơ, như thư khố của nhà thơ bật mí, đúng là đã được viết “trên đường", được gắn, ghim vào những tờ tiêu đề của khách sạn, thực đơn, đằng sau những tờ chương trình kịch nghệ, trong những thành phố mà Sebald từng thăm viếng. Những chuyến đi bằng xe lửa thường được nhắc tới, trong số những phương thức du lịch. Bài thơ sau đây, có thể là từ 1 trong những chuyến đi như thế. "Irgendwo," dịch qua tiếng Mít là “Đâu đó” có thể đã được in ấn vào cuối thập niên 1990, nguyên thuộc một chuỗi những “vi thơ”, chúng là chất liệu cho tác phẩm được xb sau khi tác giả mất, Unerzdhlt (Unrecounted), 2003:

    Đâu đó

    Đằng sau Turkenfeld
    Một
    vườn ương cây thông (1)
    Một ao
    Vùng truông,
    Băng Tháng Ba trên mặt ao
    Đang chầm chậm tan

    (1) Tuy dịch là "vườn" chứ thực ra, những vườn ương thông này rộng bạt ngàn, như rừng .

    K

    Tks. NQT

    The unadmitted reason why traditional readers are hostile to e-books is that we still hold the superstitious idea that a book is like a soul, and that every soul should have its own body.
    ADAM KIRSCH
    Cái lý đo đếch làm sao chấp nhận được e búc, e thơ, là, chúng ta vẫn khư khư giữ tục mê tín, 1 cuốn sách thì giống như 1 linh hồn , và mỗi linh hồn nên có riêng 1 cơ thể của nó.


    *

    *
    *

    in Thắp Tạ

    *

    Note: Trong cuốn này, có 1 bài "y chang" bài thơ của TTY tặng TTT!
    Cả bài thơ của TTY, là nói về cú đi ẩn của Lão Tử. Khi qua Ải Tây, người gác cổng năn nỉ, trước khi đi ẩn, cố để lại cho đời bộ Đạo Đức Kinh.
    Bài của Sebald thì mắc mớ đến 1 địa danh của Lò Thiêu

    Ải Tây kể chuyện Lão Tử, đi ẩn, người gác cửa đời năn nỉ, làm ơn để lại cho đời 1 cái gì đó, rồi hãy đi.
    Nhờ vậy đời có bộ Đạo Đức Kinh
    Cũng thế, là Thơ Ở Đâu Xa.


    TTT 10 years Tribute


    BALLAD OF THE MAN WHO'S GONE

    No money to bury him.
    The relief gave Forty-Four.
    The undertaker told 'em,
    You'll need Sixty more

    For a first-class funeral,
    A hearse and two cars-
    And maybe your friends'll
    Send some flowers.

    His wife took a paper
    And went around.
    Everybody that gave something
    She put 'em down.

    She raked up a Hundred
    For her man that was dead.
    His buddies brought flowers.
    A funeral was had.

    A minister preached-
    And charged Five
    To bless him dead
    And praise him alive.

    Now that he's buried-
    God rest his soul-
    Reckon there's no charge
    For graveyard mold.

    I wonder what makes
    A funeral so high?
    A poor man ain't got
    No business to die.

    Langston Hughes
    *

    Homo Poeticus.
    Regardless
    Con người Con vật thi sĩ
    Bất kể


    We are exotica, we are political scandal, we are at best fond memories from the First World War and the conscience of the old poilus' d' Orient and members of the Resistance. We are also beautiful sunsets on the Adriatic, balmy memories of beautiful, peaceful sunsets on the Adriatic, memories dripping with sljivovica. And that's it. We are barely a part of European culture. Politics? Fine! Sightseeing? Terrific! Slibowitz (as the Germans have it)? Naturally! But who in God's name would expect to find literature there? Who could be expected to make sense of their nationalist nonsense, of all those languages and dialects so close to one another yet (or so they claim) so different, of all those religions and regions?
        When it comes to literature, we've got more than enough, we Europeans. Some pretty good stuff, too. While those-what-do-you-call-' em?-srbo-krkrs, well, when they deal with their sensitive issues, when they poke fun at their leaders and their system, when they write about political scandals in picturesque settings-then they'll have a literature of their own. We civilized Europeans, pure in heart and mind, we'll describe the beauty of our sunsets and our childhoods (like St.-John Perse), we'll write poems about love and whatnot. Why don't they stick to their politico-exotico-Communistski problems and leave the real literature-the maid of all work, the sweet servant of our childhood-to us. If they start writing about what we write about-poetry, suffering, history, mythology, the human condition, "the timeworn trinkets of plangent vanity"-we won't be interested. Then they'll be like us, with their Andric and their Krleza (now how do you pronounce that one?) and Milos Cmjanski (another krkr) and Dragoslav Mihajlovic and so on, all of whom we can easily do without.
        So Homo politicus is for us Yugoslavs, while they have the rest, that is, every other facet of that wonderful, multifaceted crystal, the crystal known as Homo poeticus, the poetic animal that suffers from love as well as mortality, from metaphysics as well as politics. Have we deserved our fate? We have. We are guilty and must bear the consequences in silence. For we have failed to resist the temptation of exporting our minor (or major-what's the difference?) problems of nationalism and chauvinism and shouting from the rooftops that we are not primarily Yugoslavs, no, we are Serbs or Croats, Slovenes or Macedonians or whatever, listen carefully, it's very important, ladies and gentlemen, you mustn't get us mixed up, some of us are Catholic, others Orthodox, we've got Muslims and of course a few Jews (mustn't forget the Jews!). So here we are, poor "Yugoslovaks" back to our family squabbles. And we wanted to talk about literature, quote that Croat monstre sacré Miroslav Krleza (krkr!) and that Serb or Croat (take your pick) monstre sacre Ivo Andric, but no, we are so clumsy we've gone and smashed the bibelot aboli, the timeworn trinket known as literature. Which is why we don't deserve to be taken seriously.
        However-and this really is not our fault, God is to blame-where in heaven's name are we to place this language or languages and literature? Granted it's a Slavic language, a Slavic literature, yes, a slavyanskaya zemlya, a Slavic country, correct, but with a socialist regime slightly different from the rest. Which makes us "something like the Russians." All right, then: all-but-Russians. At least Russians don't make trouble. True, they come in a number of shapes and sizes (Azerbaijanis, Bashkirs, Kalmucks), but we can always lump them together if we use the term Soviet. So what? So nothing. No need to get excited. There have always been great traditions, great literatures, and small languages, small nations, just as there have always been large and small banknotes (dixit Andric). So let's be modest, keep our voices down, and try not to drag the whole world into our family altercations.  
        And most important, let's not be taken in by the time-worn myth that we Yugoslovaks and other Hungarians should give up literature and stick to entertaining he whole world with politico-exotico-Communistski themes, give up trying to be anything but Homines politici, everywhere and always, and get it through our heads that poetry, play and playfulness, metaphysical obsessions (who am I? where do I come from? where am I going?), and the transports of love are not for the likes of us, that sunsets are none of our business and belong exclusively to tourists enamored of literature and poetry and hence entitled to admire them wholeheartedly and with a clear conscience.
        No, literature and poetry (and like Pasternak I put an equal sign between the two) are equally for us and you, our barbaric dreams and yours, our myths and yours, our loves and yours, our memories and yours, our day-to-day existence and yours, our unhappy childhood and yours (which may just have been unhappy, too), our obsession with death and yours (identical, I hope).
        I am well aware that poetry (=literature) is-and is becoming more and more-the description and impassioned condemnation of social injustice (much as it was in Dickens's day), the description and condemnation of labor camps, punitive psychiatric clinics, and every variety of oppression aimed at reducing human beings to a single dimension, the dimension of a zoon politikon, a political animal. Yet, by so doing, it robs them of their wealth, metaphysical thought, and poetic sensibility; it destroys their non-animal substance, their neocortex, and turns them into militant beasts, naked, blind engagés enragés, raving ideologues. The triumph of engagement, of commit- ment-to which, we must admit, we adhere only too often and which stipulates that literature which is not committed is not literature-shows to what extent politics has penetrated the very pores of our beings, flooded life like a swamp, made man unidimensional and poor in spirit, to what extent poetry has been defeated, to what extent it has become the privilege of the rich and "dec- adent" who can afford the luxury of literature, while the rest of us ...
        It is a danger that threatens us all. Yet we must realize that literature-poetry-is a defense against  barbarism and that even if it may not "ennoble our sentiments" it does do some good: it does give some meaning to the vanity of existence. If only on the strength of this anthropological fact, then, we belong to the family of European nations, and have as much right as they or more-given our Judeo- Christian, Byzantine, and Ottoman tradition-to membership in the European cultural community. Then, and only then, come the technical issues of translation, commentary, references, parallels, and such. The rest . . . is literature.
     TTT 10 years Tribute

     
    Next Spring
    The nations were exhausted after many wars
    and lay serenely in their marriage beds
    vast as the Danube river basin.
    Spring had begun, the first ecstasies.
    In the boughs of trees, still naked,
    Turkish turtle doves were cooing.
    No one knew what to do, what to think.
    We were orphans, since winter
    had left us no testament;
    a young butterfly studied flying
    haphazardly, from scratch.
    Butterflies lack tradition.
    But we must die.
    This is an inelegant
    way to end a poem,
    R protests. And adds:
    A poem should end
    better than a life. That's the point.

    Adam Zagajewski: Unseen Hand

    Xuân Tới

    Những xứ sở mệt nhoài sau nhiều cuộc chiến
    Và nằm thanh thản trên những chiếc giường hôn phối của chúng
    Rộng như lòng sông Danube
    Mùa Xuân bắt đầu, những cực khoái đầu tiên
    Trong những nhánh cây, vưỡn trần truồng,
    Rùa biển Thổ Nhĩ Kỳ gù gù
    Chẳng ai biết làm gì, nghĩ gì
    Chúng ta là những kẻ mồ côi,
    Kể từ mùa đông chẳng để lại cho chúng ta một cái di chúc nào cả;
    Một em bướm trẻ học bay,
    Theo kiểu may rủi, tình cờ, không chọn lựa.
    Bướm đếch có truyền thống
    Nhưng, than ôi, chúng ta phải chết
    Đúng là 1 cách bất lịch sự, chẳng ra làm sao cả
    Để kết thúc một bài thơ.
    TTT phản đối: Thơ là lời hơn lời
    Và phán thê
    m, từ phiá bên kia nấm mồ:
    Một bài thơ nên chấm dứt
    Đẹp hơn là cuộc đời.
    That’s the point

    Adam Zagajewski:


    http://www.tanvien.net/Dayly_Poems/22.html

    THE GREAT POET HAS GONE

    THINKING OF C.M.

    Of course nothing changes
    in the ordinary light of day,
    when the great poet has gone.
    Gray sparrows and dapper starlings
    still squabble heatedly
    in the tops of ancient elms.

    When the great poet has gone,
    the city doesn't miss a beat, the metro
    and the trams still seek a modern Grail
    In the library a lovely girl
    looks in vain for a poem that could explain it all

    At noon the same noise surges,
    while quiet concentration reigns at night,
    among the stars-eternal agitation.
    Soon the discotheques will open,
    indifference will open-
    although the great poet has died.

    When we part for a long while
    or forever from someone we love,
    we suddenly sense there are no words,
    we must speak for ourselves now,
     there's no one to do it for us
    -since the great poet is gone. 

    Nhà thơ lớn đã ra đi

    Nghĩ về C.M.

    Lẽ dĩ nhiên chẳng có gì thay đổi
    Trong ánh dương bình thường của ngày,
    Khi nhà thơ lớn đã ra đi
    Bầy sẻ xám, đám sáo đá lanh lẹn
    Vưỡn cãi nhau loạn sạ trên những ngọn cây đu

    Khi nhà thơ lớn ra đi
    Thành phố đếch thèm hụt 1 nhịp, xe điện ngầm, xe điện,
    vưỡn tìm kiếm một Grail hiện đại
    Trong thư viện, một em xinh ơi là xinh, đáng yêu cực đáng yêu
    Kiếm đỏ con mắt một bài thơ giải thích mọi chuyện cà chớn đó

    Tới trưa, vẫn thứ tiếng ồn đó nổi lên,
    Trong khi một sự chú tâm lặng lẽ ngự trị đêm
    giữa những vì sao - một lay động thiên thu
    Chẳng mấy chốc, quán nhạc mở cửa
    sự lạnh lùng, dửng dưng cũng sẽ mở cửa –
    mặc dù nhà thơ lớn đã chết,

    Khi chúng ta bỏ đi, một chuyến đi dài
    Hay mãi mãi, xa một người nào đó mà chúng ta yêu
    Chúng ta bất thình lình cảm thấy đếch kiếm ra lời.
    Đếch có lời.
    Chúng ta phải nói cho chúng ta, bây giờ.
    Đếch có ai làm chuyện này cho chúng ta nữa-
    Kể từ khi mà nhà thơ lớn đã ra đi

    Adam Zagajewski  

    Note: CM: Czeslaw Milosz


    CLOUD

    Poets build a home for us-but they themselves
    can't dwell in it
    (Norwid in the poorhouse, Holderlin in a tower).

    At dawn mist above the forest,
    a journey, the rooster's husky call,
    the hospitals are shut, uncertain signals.

    At noon we sit in a cafe on the square,
    we observe the azure sky
    and a laptop's azure screen;

    a plane writes out the pilot's manifesto
    in clear, white script,
    perfectly legible to the farsighted.

    Azure is a color that happily
    promises great events,
    and then sits back and waits.

    A leaden cloud draws close,
    terrified pigeons rise
    gracelessly into the air.

    Storms and hailstones gather
    in dark streets and squares,
    and yet the light doesn't die.

    Poets, invisible like miners,
    hidden in the shafts,
    build a home for us:

    lofty rooms rise
    with Venetian windows,
    splendid palaces,

    but they themselves
    can't dwell in it:

    Norwid in the poorhouse, Holderlin in a tower;
    the jet's lonely pilot
    hums a lullaby; awaken, Earth.

    Adam Zagajewski: Unseen Hand

    Mây

    Thi sĩ xây nhà cho chúng ra – nhưng họ thì không thể ở trong đó
    (Norwid trong viện tế bần, Holderlin, một ngọn tháp)

    Rạng đông, sương mù trên khu rừng
    một chuyến đi, tiếng gọi khàn khàn của con gà trống
    Bịnh viện đóng cửa, những tín hiệu không rõ rệt

    Trưa, chúng ta ngồi cà phê quảng trường Bưu Điện Xề Gòn
    Nhìn bầu trời thiên thanh
    Và màn hình thiên thanh của cái laptop

    Một cái máy bay vẽ ra bản tuyên ngôn của viên phi công
    bằng 1 thứ chữ sáng sủa, màu trắng
    đọc thật rõ với những kẻ viễn thị

    Thiên thanh là màu hớn hở
    hứa hẹn những sự kiện lớn
    rồi ngồi xuống, và đợi

    Một đám mây màu chì tới gần
    Đám bồ câu khiếp sợ bay lên,
    chẳng tí duyên dáng, vào bầu trời

    Dông tố, mưa đá tụ tập
    Trong những con phố và quảng trường
    Tuy nhiên ánh sáng đếch, hoặc chưa, chịu chết

    Thi sĩ, vô hình như mấy anh thợ mỏ
    ẩn náu trong hầm
    Xây nhà cho chúng ta

    Những căn phòng cao ngất dâng lên
    với những cửa sổ Vienne
    những cung điện tuyệt trần

    Nhưng, chính họ -
    không thể ở, trong đó.

    Norwid trong viện tế bần, Holderlin trong 1 ngọn tháp;
    TTT, X
    óm Gà

    Viên phi công ư ử một bài ru em
    Hãy thức giấc, Trái Đất




    *

    Nhưng tôn vinh cho Thơ cũng là tôn vinh qua các thi sĩ - kẻ làm thơ, suốt đời chỉ làm thơ, không biết và cũng không thể làm gì khác. Giữa chúng ta có một vài người, như Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng.
    Làm thơ. Làm thơ hành động tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người vào cõi phi lý. Ngõ ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là đời chúng ta. Như đêm nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống một đêm nào ở mai kia. Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối duyên tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không thể làm” được ở đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà lại cứ làm. Tại sao? Tại sao vậy?
    Trầm trọng phải không? Tự nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ và của việc làm thơ.
    Thi sĩ đêm nay của chúng ta Vũ Hoàng Chương - làm thơ suốt một đời. Một đời để ra làm thơ. Thơ Vũ Hoàng Chương đi từ “Đêm Hoa Đăng đèn xanh bóng trăng” từ “Phách ngọt đàn say đêm khói êm” từ “Áo vải mộng phong hầu” đến “Ngồi quán” đến Isabel Baes đến nhị thập bát tú và không gian “bốn bề vẫn chỉ một phương,” đến Ngày lớn. Chúng ta không thể nào hiểu Vũ Hoàng Chương còn đi đến đâu - hỏi thực cũng như chúng ta đây chúng ta trong giây phút này có biết chúng ta đi đến đâu - nhưng hiện thời chúng ta cũng đang biết - biết gì? - biết Vũ Hoàng Chương đang ăn nằm với Thơ như đang ăn nằm với cái chết. Chết cũng là một cách nói thôi. Như Trang nói chết là tỉnh giấc chiêm bao. Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết? Mà nói chi những điều ấy. Nhưng người làm thơ cứ nói. Nói miết. Thay nhau nói. Tranh nhau nói. Để làm gì?
    Thôi nói chi những chuyện ấy. Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ. Thơ đọc trong đêm nay dành cho Vũ Hoàng Chương.

    TTT

    Thơ là lời và hơn lời

    GNV không biết TTT có về lại Đất Bắc lần nào không, khi đã ra hải ngoại. (1) Nhưng có lần ngồi lèm bèm với Thảo Trường, hình như Gấu có than, giá mà về được 1 lần dối già, nữa, nhỉ, ông bèn ‘mắng cho’:
    Ông về, một lần thắp hương cho ông cụ, ở đúng cái chỗ ông cụ ra đi, bên mé sông Hồng, Việt Trì; một lần chụp hình cái lô cốt, vậy là quả đủ rồi!

    Ui chao, sao mà bạn Gấu hiểu Gấu, quá cả Gấu hiểu Gấu!
    Cái lô cốt trên đê làng Thanh Trì quả là khủng khiếp thật.
    Cứ như Cột Đồng Mã Viện ấy, nhỉ!

    (1)

    Chắc là không. Ông trở lại Sài Gòn, lần bà cụ đau nặng, rồi qua, ông em về thay ông anh, rồi qua, sau đó, ông mất, trước bà cụ. Bài tưởng niệm TTT của đấng bạn quí NTV, trừ mấy cái thư riêng mang ra khoe, là bài trả lời phỏng vấn LHK, và bài này, thì GCC đã cho đăng trên Văn Học NMG, từ khi ông còn sống.
    Nội dung mấy lá thư riêng, cho thấy TTT vưỡn mong viết lại, khi ông kể trường hợp mấy đấng mũi lõ, đến khi sắp xuống lỗ, vưỡn có tác phẩm lớn, hay khi kể về 1 thứ cây gì gì đó, tưởng chết theo mùa đông, nhưng mùa xuân bèn sống lại. Hiện tượng này, ở Canada rất là rõ nét. Thiên nhiên chẳng những sống lại, mà sống nhanh sống vội sống ào ào.
    Tuy nhiên, có hai ý tưởng mà NTV gán cho TTT, một, khi coi ông là nhà văn lưu vong, cái gì gì “writer in exile”, và "tâm thái" thì lúc nào cũng ở nơi quê nhà, làm GCC có tí thắc mắc.
    GCC sự thực, không tin, TTT coi ông là nhà văn lưu vong. Ông đi Mẽo là do tự nguyện, theo chương trình của Mẽo dành cho sĩ quan Ngụy. Và ông đi, là nghĩ đến thế hệ tương lai của đám con cái của ông, khi ra hải ngoại, gần như ông không viết nữa.
    Có vẻ như ông không làm sao “viết như đếch có chó gì xẩy ra”, và đây mới là tâm thái của ông, chứ đếch phải xứ Mít mà ông, có thể, cũng đếch thèm nhớ.
    Ông đâu trở về lại đất Bắc, trừ lần đi tù?
    Còn Miền Nam ư? Tất nhiên, nhớ, thì ai mà chẳng nhớ, nhưng nó mất mẹ mất rồi, và mỗi người tự chọn cho mình 1 cách nhớ, thương nhớ đồng quê, thương nhớ....  biển, thí dụ vậy.


    Mar 24, 2015

    Văn học miền Nam: Thanh Tâm Tuyền

    Thơ ở đâu xa không phải là một tác phẩm văn chương đơn thuần, mà đó là lời bia mộ cho cả một thời.

    Blog NL



    *

    Ngô Khánh Lãng & Vũ Bạch Tuyến & Nguyễn Hải Hà
    Trụ ơi !

    Tớ còn nhớ là Hải chở tớ đến nhà Trụ khoảng hè 1972, Trụ còn rủ bọn này đi "bát phố Bonnard" như ngày nào năm xưa mà.
    Hơn cả nửa năm 1956, ngày nào Trụ cũng đòi ngồi trên sườn xe đạp của tớ từ nhà anh Nguyễn Hoạt (Hiếu Chân) ở căn gác sau BV Bình Dân đến trường Thành Công của Ô. Chu Tử trên đường Lê Văn Duyệt, Trụ còn nhớ Ngô Tùng Lam, Đoàn Đức Long, Mai Ngọc Liên, Vũ Ngọc Hải ...ngày ấy không ? (tất cả đều không còn nữa!)
    Hình ngồi trong tiệm phở, tay to con, Nguyễn Hà Trỵ đó.
    Rất tiếc là Chánh Biện Lý Phạm Văn Hàm đi Úc đến 18/9 mới về nên không gặp và hẹn Lãng sáng hôm sau gặp mặt Nguyễn Trọng Văn và Quyên Hải quân nữa....nhưng Lãng có chuyện đột xuất ....đành hẹn kỳ sau vậy.
    Nghe Lãng nói có thể Trụ sẽ có dịp về nam Cali. khoảng tháng 10 này, phải không ?  Nếu nhất định được ngày gìờ thì cho Tuyến biết, có thể chúng mình sẽ gặp lại nhau sau 40 năm đó.
    Giữ gìn sức khỏe để còn gặp lại nhau nhé
    Thân,
    Tuyến


    Như vậy, Gấu đậu Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1956. Kỳ 2. Kỳ 1, rớt vì bài Luận văn, vì ông Diệm, đúng hơn

    Tôi mê Ngô Đình Diệm đến nỗi… thi rớt trung học đệ nhất cấp, kỳ một!


    Kỳ đó, đề Việt văn: luận về hai chữ ‘anh hùng’.
    Tôi, ngoài chuyện mê Ngô Đình Diệm ra, còn mê chuyện Tầu.
    Khi còn ở ngoài bắc, đã mê rồi, nhưng mới làm quen sơ sơ những vị anh hùng như Tần Thúc Bảo, với đường Sát Thủ Giản, La Thành với đòn Hồi Mã Thương… qua Thuyết Đường. Vào tới Sài Gòn, như cá gặp nước, rồng ra biển! Thế là cứ thế ngốn, hết Thất Hiệp Ngũ Nghĩa tới Tục Thất Hiệp; hết Chinh Tây tới Chinh Đông…. Trong một cuốn, có chữ anh hùng, dịch giả cắt nghĩa là con chim và con gấu.

    Tôi ‘cọp dê’ luôn, đưa vào bài luận, rồi cứ thế phăng phăng tiến về đất bắc, giải phóng quê hương ‘ngày xưa’, thoát khỏi ngục tù Cộng Sản!
    Người buồn nhất, khi biết tôi hỏng thi, là ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông không tin, vì biết tôi học chăm, và khá giỏi! Khi tôi đưa bản nháp, ông bật cười: đáng đời! Còn nhỏ, lo học, chưa chi đã lo cứu đời, cứu nước!
    Trớ trêu nữa, là sau đó, ông vô tù, vì chống Ngô Đình Diệm.

    Trong đời ‘ôi thi ơi là thi, sinh mi làm chi’, tôi lận đận, đều là do văn chương, triết học.
    Lần đầu, như kể trên. Lần hai, thi tú tài hai. Sau bài triết, tôi đưa bản nháp cho anh Tâm (tức nhà thơ Thanh Tâm Tuyền) coi. Anh không nói gì hết. Qua bài toán, và lý hóa, biết tôi chẳng tha một bài nào, anh cười: vậy là đậu rồi. Hai bài này đủ kéo cho bài triết, chỉ đáng ăn trứng (tức zéro), hoặc gậy (tức một điểm)!




    *

    Hãy nói cho tôi

    Tại sao nỗi cô đơn của tôi
    Bài hát của tôi
    Giấc mơ của tôi
    Trì hoãn

    Lâu
    như thế?

    Khuyên

    Nè bồ tèo, nghe nè
    Sinh dữ
    Tử lành
    Hãy có tí ti tình yêu
    Ở giữa

    Harlem

    Chuyện gì xẩy ra cho giấc mơ bị trì hoãn?
    Liệu nó khô queo dưới nắng gắt như lửa?
    Hay mưng mủ như nỗi đau
    Rồi bỏ chạy?
    Hay thối rữa như đồ ăn thiu
    Hay tráng tí đường
    Như cục kẹo?
    Có khi nào nó trũng xuống
    Như chở nặng quá?
    Mà, có khi nào
    Nó nổ cái đùng?

    *

    Vưỡn như ngày nào.
    Cái cổng sắt khi đó chưa có

    WALKING 

    I never run into anyone from the old days.
    It's summer and I'm alone in the city.
    I enter stores, apartment houses, offices
    And find nothing remotely familiar. 

    The trees in the park-were they always so big?
    And the birds so hidden, so quiet?
    Where is the bus that passed this way?
    Where are the greengrocers and hairdressers, 

    And that schoolhouse with the red fence?
    Miss Harding is probably still at her desk,
    Sighing as she grades papers late into the night.
    The bummer is, I can't find the street. 

    All I can do is make another tour of the neighborhood,
    Hoping I'll meet someone to show me the way
    And a place to sleep, since I've no return ticket .
    To wherever it is I came from earlier this evening

    Charles Simic


    Đi Bộ

    Tớ chẳng đụng đầu với 1 kẻ nào quen thuộc ngày nào
    Mùa hạ, tớ một mình trong thành phố
    Tớ đi vô mấy tiệm, mấy căn nhà, mấy văn phòng
    Và chẳng kiếm thấy 1 cái gì quen quen ngày xưa.

    Cây trong công viên – Xưa chúng cũng to lớn như vậy ư?
    Và những con chim, cũng ẩn ẩn, im ắng như thế?
    Cái xe buýt đi qua lối này, đi đâu?
    Những cửa tiệm bán rau quả, tiệm cắt tóc?

    Rồi cái ngôi trường giống như căn nhà với cái hàng rào đỏ?
    Cô Harding chắc vẫn ngồi ở bàn giấy
    Thở dài khi sắp xếp giấy tờ muộn vào đêm
    Chán mớ đời, tớ không kiếm ra con phố.

    Tất cả những gì mà tớ làm, là làm 1 tua nữa vòng vòng khu xóm
    Hy vọng kiếm ra ai đó chỉ đường chỉ hướng cho tớ đi
    Và kiếm ra 1 chỗ để mà ngủ, bởi vì tớ quên mua vé khứ hồi
    Trở về bất kỳ chỗ nào, tớ tới từ đó, vào đầu buổi chiều.


    Note: Đúng là cái lần Gấu trở lại con hẻm cũ, nhà ông anh nhà thơ, Xóm Gà.
    Đếch làm sao kiếm ra nhà. Tới căn nhà yên chí là nhà ngày nào, đếch phải, đành đi trở ra, nhưng bực quá, vô lý quá, lại quay lại, và 1 bà trong xóm bèn nói lớn, vọng tới Gấu, cái nhà có hai ông sĩ quan đi cải tạo ở đằng kia kìa, ở cuối cái sân....
    Tới đó, thì bèn “ơ rơ ka” một phát, và tự nhủ thầm, tại làm sao mà lại quên được nhỉ!

    Thiếu mấy con chim nhảy lò cò ở bãi biển, nhưng thay vào đó, là mấy con gà đang lang thang trong sân đất…

     

    We have time to grow old.
    The air is full of our cries
    .
    Samuel Beckett, Waiting for Godot

    Thời gian, đủ để già
    Trời kia, đầy tiếng khóc


    Tôi vừa được tin Ngọc Dũng mất. Và cả một thời niên thiếu của tôi, của "chúng tôi", có bóng dáng của ông ở trong, bừng sống lại. Tôi viết ra ở đây, như những lời chúc tốt lành nhất mong ông mang theo…



    Nhà cụ Chất khi đó, và bây giờ, vẫn nằm trong con hẻm Đỗ Thành Nhân, ngay sau Tòa Thị Chính Gia Định. Căn nhà là của bà Kh, bà cụ Chất thuê, tầng dưới. Sau cụ dành dụm đủ tiền mua căn nhà. Trên lầu có hai phòng. Phòng anh Tâm ở phía trước, có lối đi riêng là cầu thang ở bên ngoài. Tôi đã viết về lần đầu tới, thấy anh Tâm ngồi ở một cái bàn góc phòng khách, co cả hai chân lên ghế, cặm cụi viết… và tôi nhận ra một điều, và tôi tự nhủ chính mình: hãy cố sống như anh, ở ngoài đời, cũng như ở trong… văn chương!
    Ngọc Dũng khi đó còn sống độc thân, nghèo. Và thường tới cụ Chất để xin tiếp tế gạo. Anh có chiếc ruột tượng, mỗi lần tới, cụ Chất đổ gạo vô, rồi anh đeo quanh người, phủ chiếc áo lên, ra về.

    Hai cuốn tiểu thuyết của ông, quả đúng là chúng đóng dấu ấn của chúng lên lịch sử Mít.
    Bếp Lửa, 1954, phát sinh cùng
    chủng loại Mít có tên là Bắc Kít Di Cư, trong nó, có thứ chủng loại nhà văn - như là con hoang của 1 miền đất.
    MCCN tưởng tượng ra 1 tên bỏ chạy cuộc chiến, tới lúc nó sắp sửa chấm dứt, sợ quá, bèn vội vàng trở về để…  kịp chết!

    Gấu học trước Thầy Đạo ít nhất 1 năm, nếu ông học cùng ông anh BHD. Nhờ đậu đạt nhanh, ba năm làm ba cái bằng.
    Trung Học Đệ Nhất Cấp, cc 1955, đậu
    kỳ 2. Kỳ 1, rớt, vì tông tông Diệm, như đã kể.
    Giáo dục Ngụy cấm dính dáng tới chính trị. Không chỉ ở Tiểu Học, mà luôn cả ở Đại Học.
    Nghe lời xúi bẩy của đám bạn bè như Ngô Khánh Lãng - đậu kỳ 1, ba tháng hè học Đệ Tam, vô năm học - cũng  theo lên luôn Đệ Nhị.
    Lúc này hết còn ăn chực ông anh rể Nguyễn Hoạt, mà qua Thủ Thiêm trọ học, nhờ bà cô từ Tây tháng tháng gửi tiền về, tiền ăn, tiền học.
    Cuối năm, mình Gấu thi đậu Tú Tài I.
    Cả đám rớt.
    Trường tư lúc đó, chưa có Đệ Nhất, thế là được vô học Đệ Nhất Chu Văn An, nhờ thế quen bạn Chất.
    Cuối năm, thi kỳ 1, cả đám rớt, thi kỳ 2, cả đám rớt, trừ Gấu đậu.
    Ba năm chơi ba cái bằng, là thế!

    Lần đầu gặp ông anh BHD, chắc là nghe bạn bè kể, thằng đó giỏi toán, ông bèn nhờ giải 1 bài toán, chương trình Đệ Tam, vẫn còn nhớ.
    Thế là Gấu lôi cours ra, đánh vật với nó, giải được, bèn mang tới nhà, không gặp ông anh BHD, bèn đưa cho bà cụ. đang đứng bán hà
    ng, một cửa tiệm tạp hóa, nhớ đại khái. Nhớ là, bà ngạc nhiên ra mặt, chắc là bà không tin thằng bé lùn lé này giỏi hơn con của bà. Đúng lúc đó, BHD ở đâu chạy về. Thế là đến lượt cô bé ngạc nhiên ra mặt.
    Có thể là cái nhìn lé xệch của Gấu làm cô nhận ra [nhận ra…. cái gì?], và cô ngạc nhiên, tại sao mi nhìn ta như thế, không lẽ mi….  yêu ta, ư, mà mi là ai…. ?
    Thì cú sét đánh, mặc khải, ngộ, bị cái rìu phá băng bổ trúng đầu, kẻ mộng du đang lang thang bất ngờ vớ được chân lý.... “cái con mẹ gì”, chắc là như thế!
    Phải đến già, Gấu mới hiểu ra 1 điều, về mặc khải: Bạn phải ở trong tư thế, sửa soạn, và quá nữa, sẵn sà
    ng, ready, để đón nhận.
    Cái học, cái đọc, cái đời của Gấu, trước kia, trước khi ra hải ngoại, với bao nhiêu khổ đau… chỉ là 1 cái test, để nhận cái họa mà Thượng Đế, thì vừa cười, vừa xoa đầu Gấu, vừa trao gói quà.
    Cái cú gặp TTT, đang ngồi viết văn, mà nhận ra, ngộ ra, sau này, Gấu sẽ y chang, sở dĩ xẩy ra, là nhờ cú đọc cọp Bếp Lửa trên lề đường Xề Gòn, trước đó.

    *

    Ngô Khánh Lãng & Vũ Bạch Tuyến & Nguyễn Hải Hà
    Trụ ơi !

    Tớ còn nhớ là Hải chở tớ đến nhà Trụ khoảng hè 1972, Trụ còn rủ bọn này đi "bát phố Bonnard" như ngày nào năm xưa mà.
    Hơn cả nửa năm 1956, ngày nào Trụ cũng đòi ngồi trên sườn xe đạp của tớ từ nhà anh Nguyễn Hoạt (Hiếu Chân) ở căn gác sau BV Bình Dân đến trường Thành Công của Ô. Chu Tử trên đường Lê Văn Duyệt, Trụ còn nhớ Ngô Tùng Lam, Đoàn Đức Long, Mai Ngọc Liên, Vũ Ngọc Hải ...ngày ấy không ? (tất cả đều không còn nữa!)
    Hình ngồi trong tiệm phở, tay to con, Nguyễn Hà Trỵ đó.
    Rất tiếc là Chánh Biện Lý Phạm Văn Hàm đi Úc đến 18/9 mới về nên không gặp và hẹn Lãng sáng hôm sau gặp mặt Nguyễn Trọng Văn và Quyên Hải quân nữa....nhưng Lãng có chuyện đột xuất ....đành hẹn kỳ sau vậy.
    Nghe Lãng nói có thể Trụ sẽ có dịp về nam Cali. khoảng tháng 10 này, phải không ?  Nếu nhất định được ngày gìờ thì cho Tuyến biết, có thể chúng mình sẽ gặp lại nhau sau 40 năm đó.
    Giữ gìn sức khỏe để còn gặp lại nhau nhé
    Thân,
    Tuyến


    Như vậy, Gấu đậu Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1956. Kỳ 2. Kỳ 1, rớt vì bài Luận văn, vì ông Diệm, đúng hơn

    Tôi mê Ngô Đình Diệm đến nỗi… thi rớt trung học đệ nhất cấp, kỳ một!


    Kỳ đó, đề Việt văn: luận về hai chữ ‘anh hùng’.
    Tôi, ngoài chuyện mê Ngô Đình Diệm ra, còn mê chuyện Tầu.
    Khi còn ở ngoài bắc, đã mê rồi, nhưng mới làm quen sơ sơ những vị anh hùng như Tần Thúc Bảo, với đường Sát Thủ Giản, La Thành với đòn Hồi Mã Thương… qua Thuyết Đường. Vào tới Sài Gòn, như cá gặp nước, rồng ra biển! Thế là cứ thế ngốn, hết Thất Hiệp Ngũ Nghĩa tới Tục Thất Hiệp; hết Chinh Tây tới Chinh Đông…. Trong một cuốn, có chữ anh hùng, dịch giả cắt nghĩa là con chim và con gấu.

    Tôi ‘cọp dê’ luôn, đưa vào bài luận, rồi cứ thế phăng phăng tiến về đất bắc, giải phóng quê hương ‘ngày xưa’, thoát khỏi ngục tù Cộng Sản!
    Người buồn nhất, khi biết tôi hỏng thi, là ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông không tin, vì biết tôi học chăm, và khá giỏi! Khi tôi đưa bản nháp, ông bật cười: đáng đời! Còn nhỏ, lo học, chưa chi đã lo cứu đời, cứu nước!
    Trớ trêu nữa, là sau đó, ông vô tù, vì chống Ngô Đình Diệm.

    Trong đời ‘ôi thi ơi là thi, sinh mi làm chi’, tôi lận đận, đều là do văn chương, triết học.
    Lần đầu, như kể trên. Lần hai, thi tú tài hai. Sau bài triết, tôi đưa bản nháp cho anh Tâm (tức nhà thơ Thanh Tâm Tuyền) coi. Anh không nói gì hết. Qua bài toán, và lý hóa, biết tôi chẳng tha một bài nào, anh cười: vậy là đậu rồi. Hai bài này đủ kéo cho bài triết, chỉ đáng ăn trứng (tức zéro), hoặc gậy (tức một điểm)!






     
     TTT 10 years Tribute

    Miếng cơm, manh chữ  ( Nguyễn Quốc Trụ)

    Tưởng niệm họa sĩ Ngọc Dũng  ( Nguyễn Quốc Trụ)


    Nhà cụ Chất khi đó, và bây giờ, vẫn nằm trong con hẻm Đỗ Thành Nhân, ngay sau Tòa Thị Chính Gia Định. Căn nhà là của bà Kh, bà cụ Chất thuê, tầng dưới. Sau cụ dành dụm đủ tiền mua căn nhà. Trên lầu có hai phòng. Phòng anh Tâm ở phía trước, có lối đi riêng là cầu thang ở bên ngoài. Tôi đã viết về lần đầu tới, thấy anh Tâm ngồi ở một cái bàn góc phòng khách, co cả hai chân lên ghế, cặm cụi viết… và tôi nhận ra một điều, và tôi tự nhủ chính mình: hãy cố sống như anh, ở ngoài đời, cũng như ở trong… văn chương!
    Ngọc Dũng khi đó còn sống độc thân, nghèo. Và thường tới cụ Chất để xin tiếp tế gạo. Anh có chiếc ruột tượng, mỗi lần tới, cụ Chất đổ gạo vô, rồi anh đeo quanh người, phủ chiếc áo lên, ra về.

    Người viết đọc lại những gì đã viết, về một quãng đời trong có bóng dáng một họa sĩ (Ngọc Dũng) vừa ra đi, và nhận ra một điều: cái đói ám ảnh ngay từ dòng chữ mở đầu... Hay nói một cách khác: đây là những kỷ niệm về cái đói.
    Nào là cái ruột tượng đựng gạo, nỗi sợ mỗi lần nhìn thấy... cháo, cơn đói lả mà cứ tưởng là bịnh...

    Bác có anecdotes chi - Phục Bác Gấu sát đất về các anecdotes quái dị của Bác - về cái đói khát, túng thiếu.. tác động lên tâm hồn con người.
    Bác thì kinh nghiệm đầy mình!
    Một độc giả.

    Tks. NQT

    Ph
    ải đến già, sắp đi xa, thì GCC mới ngộ ra 1 điều, tất cả những gì Gấu trải qua trong đời, đều mắc mớ đến cái test của Kafka, để nhận món quà Ông Trời ban cho Gấu:
    Cái họa Lò Thiêu!
    Khủng khiếp thực.
    Phi Gấu ra, không tên Mít nào dám vô...  Lò Thiêu!
    Bốc phét dã man!
    Hà, hà!

    TTT 10 years Tribute

    Notes about Brodsky

    Nghĩ về ông hoài hoài kể từ khi ông mất, tôi cố gọi ra bài học, to name the lesson, mà ông để lại cho chúng ta. Làm sao mà một người không hoàn tất học vấn trung học, chẳng hề bao giờ học đại học, trở thành 1 quyền uy được công nhận bởi những danh nhân của tri thức nhân loại: How did a man who did not complete his high school education, who never studied at a university, become an authority recognized by the luminaries of humanistic knowledge? Ông thông minh, và không phải ai cũng được ban cho món quà này. Nhưng còn có 1 điều gì đó và điều này mới là điều quyết định. Môi trường, the milieu, Leningrad, của thế hệ của ông, những nhà thơ trẻ, và những nhà dịch thuật không-Xô viết, nghiến ngấu sách vở. Cái thôi thúc đến ám ảnh đọc mọi thứ mà họ có thể kiếm thấy ở thư viện, hay tiệm bán sách cũ, thì thật là đáng sợ, gây choáng, stunning; họ cũng học tiếng Ba Lan, như Brodsky đã từng, để đọc văn chương Tây Phương, vốn chỉ có, available, trong ngôn ngữ đó. Bài học mà lịch sử cuộc đời của ông cung cấp, thì là 1 bài học lạc quan, bởi là vì nó chỉ ra sự chiến thắng của ý thức trên hiện hữu, it points to the triumph of consciousness over being.  

    “Tôi cho phép tôi mọi chuyện, trừ phàn nàn”. Câu nói của Brodsky phải được nhập tâm bởi mọi người trẻ tuổi mà thất vọng, mà chán chường, mà chỉ muốn tự tử. Ông chấp nhận tù đầy một cách triết lý, không nóng giận, anger; ông coi cái chuyện đào đất, đào kinh, tại 1 nông trường cải tạo Xô Viết như là 1 kinh nghiệm hướng thượng, positive; bị tống xuất khỏi nước Nga, ông quyết định hành xử như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi. Ông coi, equate, giải Nobel văn chương như là 1 trò đùa trớ trêu của số mệnh, the capricious turns of fate, như ông đã từng trải qua trước đó. Những vị hiền giả cổ xưa đòi hỏi một cách ứng xử như thế, nhưng đâu có nhiều người làm được điều này, not many people who can behave like that in practice.
    Milosz 

    TTT cũng đâu có bằng cấp đại học, hà hà? Ông đi thi Tú tài chưa đủ tuổi, phải làm đơn xin được chiếu cố. Đậu xong hai cái Tú Tài, ông bỏ học, đi dạy học để nuôi mẹ, nuôi em, buồn buồn ghi tên học Luật, lấy đâu được 1 chứng chỉ. 

    Khi Gấu đậu xong cái bằng Tú Tài, bà cụ thì đi giữ  trẻ cho 1 nhà người quen, thằng em thì hầu hạ 1 ông cử nhhân hán học, cụ Ngô Thúc Địch, chỗ bà con của ông anh rể Nguyễn Hoạt. Gấu bèn hỏi ông anh, làm sao bi giờ, làm sao học Đại Học, ông nói, thì đi làm, vừa làm vừa học. May làm sao Bưu Điện mở lớp, Gấu bèn thi vô, và quả là Trời cứu, bởi vì nếu không học Bưu Điện, ra trường làm anh thợ sửa máy, thì vô phương làm thêm cho UPI.

    Nhờ tiền Mẽo, thế là tha hồ mua sách Tây, đọc lia lịa, đọc chạy đua với chiến tranh với Thần Chết...

    *

    Granta, Số Mùa Hè, 1997. Mua tại 1 tiệm sách cũ, cũng lâu lắm rồi. Tham Vọng, gồm những hồi ký, của toàn những Trùm. Bài của Steiner, sau đưa vô Errata, hình như vậy. [Note: Bài của S. là đoạn mở ra Errata. NQT]
    Đọc thấy câu, giả tưởng rồi sẽ trở nên già khằn, to be outgrown, vì con người trở nên chín nẫu, ripened, ở trong cái gọi là “nguyên lý thực tại”, “reality principle”.
    Sau mấy cái cà chớn như "Đêm giữa ban ngày" [cũng hồi ký "dởm", ngay cái tít, là đã đi chôm của người], hay, mới nhất "Bên Thắng Nhục", Gấu tin là, phải 1 cuốn giả tưởng, thứ bảnh, thì mới đem lại sự thực cho cuộc chiến Mít, cho cả đôi bên, cho cả nước!

    Thời kỳ 1954 thì có "Bếp Lửa"!
    Thời kỳ 1975, có “Nỗi Buồn Chiến Tranh”, “Một Chủ Nhật Khác”, “Thời Gian Của Người....”. Chúng, mỗi thứ trong cái riêng của nó, nói được 1 phần nào sự thực.

    Note: Đọc lại, thì lại vang lên ý của 1 tay, khi viết về Brodsly, đặt 1 dấu chấm hết to tổ bố cho thứ văn chương Xạo Hết Chỗ Nói của Liên Xô:

    Brodsky's greatest achievement, says the poet Olga Sedakova, was to have 'placed a full stop at the end of [the Soviet] literary epoch". He did so by bringing back to Russian letters a quality crushed, in the name of optimism, by the Soviet culture industry: a tragic conception of life.
    Coetzee: Joseph Brodsky

    V/v văn học Miền Nam. Coetzee, trong bài viết về Joseph Brodsky, đã nhắc tới một nhận định của nhà thơ Olga Sedakova, theo đó, thành tựu lớn lao nhất của Brodsky, là đã "đặt một cái dấu chấm hết ở cuối trào lưu văn học Xô Viết."
    Ông làm được vậy, theo Coetzee, là do, đã lấy lại cho văn học Nga cái chất quí hiếm mà nền kỹ nghệ văn hóa Xô Viết, nhân danh chủ nghĩa lạc quan, đã vứt vào thùng rác: Thân phận bi đát được làm người, hay, cảm nhận bi đát về đời sống, a tragic perception of life.

    Tên VC Nam Kít Trần Bạch Đằng, chẳng đã từng gọi mỗi tên bộ đội cụ Hồ là 1 Phù Đổng Thiên Vương?
    Một tên Quỉ Đỏ, thì cũng thế.
    Đâu phải là người?

    Trong NBCT, VC cũng phi xì ke như điên, trước giờ xung trận.
    Lạ, là vừa mới ra hải ngoại, bài viết đầu tiên của GCC, là về NBCT.
    Chẳng lẽ, Gấu nhận ra nó, nhờ mùi
    khói hồng hoang?



    TTT 10 years Tribute



    *

    *  

    And If I Remained By the Outermost Sea

    Note: Đọc bài thơ này, THNM, GCC bỗng nhớ lần từ giã Trại Tị Nạn Thái Lan, chờ máy bay đi tái định cư nơi Xứ Lạnh.
    Quá khiếp hãi, với cái ý nghĩ, sẽ chẳng bao giờ trở lại cái xứ sở khốn nạn Á Châu cằn cỗi, cái xứ Mít đầy Cái Ác Bắc Kít, bịnh cao áp ra đòn, huyết áp tăng vọt, khiến Bác Sĩ tính hủy bỏ tên trong danh sách chuyến bay.
    Chuyện này cũng đã kể rồi.
    Nhờ bữa đó Thứ Bẩy. Chuyến bay Thứ Hai.
    Thế là bèn đưa vô bịnh viện, chích thuốc, tới Thứ Hai, trở lại bình thường.

    After Nature
    gồm ba bài thơ dài.
    Sau đây là 1 mẩu, trong bài thơ dài,
    có tên như trên:

    Nếu tớ ở mãi nơi Mỏm Biển Bắc, Xứ Lạnh

    ... Immer steipetider hebst, Woge, du dich!
    Ach! die letzte, letzte bist du! das Schiff 8eht unter!
    Und den Todtetiqesang heult dumpf fort,
    Auf dem gro[b]en, immer offenen Grabe der Sturm!

    ... Higher and higher, billow, you rise!
    Ah, you're the last, the last! the ship's going down!
    And muted, over the grave yet open and huge,
    Still the gale howls its death-chant, its dirge.

    Friedrich Gottlieb Klopstock, "The Worlds," Feb. 1746


    · ··IV···

    When the ship sailed out of Danzig Bay,
    Steller, who had never yet confronted
    the sea, stood on the deck for a while,
    wondering at the passage
    over water, at power and weight,
    at the salt in the air and
    the darkness pushed down to the deep
    under the keel. To the left,
    the outermost point of the Putzig spit,
    to the right, the headland
    fronting the Frische Haff,
    a pale grey streak endlessly
    merging into a still paler grey.
    This behind him had been Germany,
    it occurred to him, his childhood,
    the woods of Windsheim;
    the learning of ancient languages,
    protracted throughout his youth

    perscrutamini scripturas,
    shouldn't that read,
    perscrutamini naturas rerum? (1)

     TTT 10 years Tribute

     

    Một kỷ niệm thần sầu với ông anh nhà thơ ,về Woolf:
    http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/34.html



    Paul Celan

    A LEAF, treeless
    for Bertolt Brecht:

    What times are these
    when a conversation
    is almost a crime
    because it includes
    so much made explicit?

    Một Cái Lá, không cây
    gửi Bertolt Brecht


    Thời nào, những thời như thế này
    Khi tán gẫu là một tội
    Bởi là vì nó bao gồm quá nhiều điều
    Nhờ tán gẫu mà trở thành dứt khoát?

    Note: Bài thơ trên, không ngờ có trên TV rồi,và ly kỳ hơn, còn kèm thêm 1 giai thoại về nó, chôm từ TLS:

    Một LÁ, không cây,
    Gửi Bertolt Brecht:
    Thời nào thời này
    Khi chuyện trò
    là tội ác?

    *

    Và nếu như thế, thì ở phương trời này, là bao u trầm phiêu lãng, thì phương trời kia, là sự im lặng của bao điều ghê rợn:

    Tại sao thi sĩ,
    Trong thời  điêu đứng như thế này?  Holderlin

    V/v u trầm phiêu lãng.

    Đây là nói về thi sĩ kiêm tu sĩ có nick là Tu Bụi, lèm bèm về 1 bài thơ của Tẫu, trong có hình ảnh đối sầu miên:


    Cuộc gặp gỡ của Gấu với Woolf, cũng tình cờ, cũng "nhiệm mầu", nhưng chưa ghê gớm như của Garcia Marquez. Ông đọc, chỉ một câu, của Woolf, trong Mrs Dalloway, mà nhìn ra, trọn cả tiến trình phân huỷ của Macondo, và định mệnh sau cùng của nó ["I saw in a flash the whole process of decomposition of Macondo and its final destiny"].
    *
    Lần đầu, là tại một tiệm sách ở Sài Gòn, một ngày đẹp trời lang thang giữa những tiệm sách ở đường Bonnard, (1), tình cờ cầm lên cuốn Dalloway, vào thời điểm mà cả thành phố và lớp trẻ của nó đã, đang, hoặc sẽ đợi cái ngày con quỉ chiến tranh gọi đến tên mình, và trong khi chờ đợi như thế, đọc Sartre, Camus, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, cuốn tiểu thuyết của Woolf thật quá lạc lõng, nhưng chỉ tới khi bạn nhập vào một ngày trong đời người đẹp, nhập vào cái giọng thầm thì, hay dùng đúng thuật ngữ của những nhà phê bình, giọng độc thoại nội tâm, dòng ý thức... là bạn biết ngay một điều, nó đây rồi, đây là đúng thứ "y" cần, nếu muốn viết khác đi, muốn thay đổi hẳn cái dòng văn học Việt Nam...
    Mấy ngày sau, khoe với nhà thơ đàn anh, về mấy ngày đánh vật với cuốn sách, ông gật gù, mắt lim dim như muốn chia sẻ cái sướng với thằng em, và còn dặn thêm: cậu hãy nghe "tớ", phải đọc đi đọc lại, vài lần, nhiều lần...

    Bonnard, hai "n", Gấu viết trật, đã sửa lại, theo bản đồ Sài Gòn xưa,  Việt Nam Xưa

    Ghi chú về 1 giọng văn: Woolf

    Favourite trick  Ventriloquism. Woolf was an exponent of the “free indirect style”, whereby the narrator inhabits the voice of the character. In “Mrs Dalloway”, for instance, the following lines are attributed to the narrator, but they are unmistakably Clarissa’s thoughts: “Hugh’s socks were without exception the most beautiful she had ever seen — and now his evening dress. Perfect!” As J. Hillis Miller put it, the narrator is a function of the character’s thoughts in Woolf’s writing, not the other way around – “they think therefore I am.”

    Mánh thần sầu. Nói bằng bụng.

    Ui chao, bèn nhớ đến Kim Dung.
    Đúng hơn, Kiều Phong, trong trận đấu kinh hồn lạc phách ở Tụ Hiền Trang. Kiều Phong mang A Châu tới, năn nỉ Tiết Thần Y trị thương cho nàng, sau khi trúng đòn của Kiều Phong.
    Mãnh hổ Nam Kít [Khất Đan] địch quần hồ Bắc Kít [Trung Nguyên]... May được vị đại hán mặc đồ đen cứu thoát.
    Trước khi bỏ đi, bèn tát cho KP 1 phát, và chửi, tại sao mi ngu thế, chết vì 1 đứa con gái xa lạ, không quen biết.
    Ui chao, lại Ui chao, đây là đòn phục bút, để sửa soạn cho cú tái ngộ Nhạn Môn Quan, Kiều Phong tung A Châu lên trời, như con gà con, chờ rớt xuống, ôm chặt vào lòng, hai ta ra quan ngoại chăn dê, sống đời tuyệt tích, không thèm dính vô chốn giang hồ gió tanh mưa máu…
    Trong đời KP, hai lần đánh xém chết người đẹp, hai chị em sinh đôi, đều yêu ông, tếu thế.
    Lần đánh A Châu, được Tiết Thần Y cứu, lần đánh A Tử, nhờ đó, tìm lại được xứ Nam Kít của ông, rồi chết vì nó…
    Ui chao, lại nhớ Sến. Em chửi, sao ngu thế, mất thì giờ với tiểu thuyết chưởng!

    Thơ Mỗi Ngày

    Thơ Tháng Tư

    *

    Xóm Gà


    http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/Merwin.html

    *

    *

    Lament for the makers: Khóc người làm thơ

    ROBERT FROST

    NEITHER OUT FAR NOR IN DEEP

    The people along the sand
    All turn and look one way
    They turn their back on the land.
    They look at the sea all day.

    As long as it takes to pass
    A ship keeps raising its hull;
    The wetter ground like glass
    Reflects a standing gull.

    The land may vary more;
    But wherever the truth may be-
    The water comes ashore,
    And the people look at the sea.

    They cannot look out far.
    They cannot look in deep.
    But when was that ever a bar
    To any watch they keep?

    Không xa mà cũng chẳng sâu

    Ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
    Mà lòng mình phơi trên kè đá
    TTT

    Đám người dọc theo cát
    Tất cả quay và nhìn một phía.
    Lưng xoay vô đất
    Mắt nhìn biển cả ngày.

    Con tàu dâng thân lên
    Chừng nào nó đi qua
    Thân tầu, lóng lánh như mặt gương,
    Phản chiếu một hải âu đứng sững.

    Đất có thể tang thương như thế nào
    Một khi sự thực thì như thế nào đó –
    Nước vẫn tạt vô bờ
    Và mọi người nhìn ra biển

    Họ không thể nhìn xa
    Họ không thể nhìn sâu
    Nhưng liệu có 1 cái kè đá nào
    Cho bất cứ 1 cái nhìn mà họ giữ?

    Ui chao đọc bài thơ này, thì bèn nghĩ liền đến bài thơ của Gấu!

    *

    Biển

    Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
    Nhìn hồ Georgian
    Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.

    Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
    Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả

    Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
    Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này

    Số phận còn thua hạt cát.

    Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
    Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời

    Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
    Như con hải âu già
    Giấu chút tình sầu
    Vào lời thì thầm của biển...


    *

    Canvas

    I stood in silence before a dark picture,
    before a canvas that might have been
    coat, shirt, flag,
    but had turned instead into the world.

    I stood in silence before the dark canvas,
    charged with delight and revolt and I thought
    of the arts of painting and living,
    of so many blank, bitter days,

    of moments of helplessness
    and my chilly imagination
    that's the tongue of a bell,
    alive only when swaying,

    striking what it loves,
    loving what it strikes,
    and it came to me that this canvas
    could have become a winding-sheet, too.

    Canvas

    Tôi đứng im lặng trước bức hình tối thui
    Trước tấm vải bố
    Có thể là
    Áo khoác, áo sơ mi, cờ quạt
    Nhưng thay vì vậy thì biến thành
    Thế giới

    Tôi đứng im lặng trước tấm vải bố tối thui
    Tẩm trong nó là thích thú, đam mê và nổi loạn và tôi nghĩ
    Tới nghệ thuật vẽ và sống
    Tới những ngày trống rỗng, cay đắng

    Tới những khoảnh khắc vô vọng
    Và trí tưởng tượng lạnh lẽo của mình
    Cái lưỡi chuông
    Chỉ sống khi lắc lư

    Thoi, cái yêu
    Yêu, cái đấm
    Và bất chợt tôi ngộ ra rằng thì là
    Tấm vải bố này, cũng, có thể trở thành tấm vải liệm.

    Tưởng niệm 10 năm TTT cũng là tưởng niệm Đinh Cường vừa mới mất, với riêng Gấu. Họ là bạn của nhau, theo cái nghĩa, chỉ cần 1 người bạn là đủ ở trong cõi đời này, như Gấu chỉ có Joseph Huỳnh Văn, vào lúc cần nhất, và ông Trời bèn gật đầu, lời khẩn cầu của mi, đã được chấp thuận.

    *

    Đấng này, cũng bạn quí của TTT, khi thấy thư/thơ Lỗ Bình Sơn gửi cho Đảo Xa xuất hiện trên net, mừng quá,
    bệ ngay về blog, la lớn, ơ hơ, tưởng Người vĩ đại cỡ nào, hóa ra cũng có bồ nhí, như mình!


    A HISTORY OF SOLITUDE

    Birdsong diminishes.
    The moon sits for a photo.
    The wet cheeks of streets gleam.
    Wind brings the scent of ripe fields.
    High overhead, a small plane cavorts like a dolphin.

    Adam Zagajewski

    Chuyện Tình Buồn

    Tiếng chim loãng dần.
    Mặt trăng ngồi vào một bức hình
    Má phố ướt, ánh lên ánh trăng.
    Gió mang mùi lúa đang độ chín
    Mãi tít phía bên trên, một cái máy bay
    quẵng 1 đường,
    như chú cá heo. (a) 

    Cái tít Chuyện Tình Buồn này, thay vì Một chuyện về nỗi cô đơn, là do Gấu nhớ đến cô bạn, và những ngày Ðỗ Hòa.
    Lần đầu tiên Gấu nghe Chuyện Tình Buồn, là ở Ðỗ Hòa, 1 buổi tối văn nghệ tổ, trong 1 lán nào đó, khi là Y Tế Ðội, và khi 1 anh tù hát lên bản này, một anh khác cầm hai cái muỗng đánh nhịp, Gấu bèn nhớ ra liền buổi tối mò đến thăm em, đứng tít mãi bên ngoài, trong bóng tối nhìn vô căn nhà cũ, em thì đã lấy chồng, có đến mấy nhóc:

    Anh một đời rong ruổi
    Em tay bế tay bồng

    Bèn lủi thủi ra về. Trưa hôm sau, bị tó ở bên Thủ Thiêm, đưa vô trường Phục Hồi Nhân Phẩm, Bình Triệu, vừa hết cữ vã, là xin đi lao động Ðỗ Hòa liền, hy vọng trốn Trại, kịp chuyến vượt biên đường Kampuchia.

    Đọc lại thơ Adam Zagajewski

    En Route
    GULLS

    Eternity doesn't travel,
    eternity waits.
    In a fishing port
    only the gulls are chatty.

    Hải Âu

    Vĩnh cửu không du lịch,
    Vĩnh cửu đợi
    Tại một cảng đánh cá

    Chỉ hải âu thích tán gẫu.


    *

    In memory of my mother

    Phi trường AMSTERDAM
    Tưởng nhớ Mẹ 

    Hoa hồng vào Tháng Chạp, ước muốn trái khoáy
    trong khu vườn tối thui, trống trơn,
    gỉ sét ở trên đám cây và khói dầy đặc
    như thể nỗi cô đơn của ai đó đang cháy

    Trong lúc lang thang ở ngoài trời ngày hôm qua, tôi lại nghĩ
    về phi trường Amsterdam -
    những hành lang không phòng ốc,
    những phòng đợi đầy ắp những giấc mộng của những người khác,
    những giấc mộng đầy tì vết của vận rủi

    Phi cơ cào xiết trên nền xi măng
    giận dữ, những con chim ưng
    không có mồi, đói meo

    Có lẽ đám tang của mẹ nên được tổ chức
    tại đây - những đám đông ồn ào, bát nháo
    đúng là một nơi chốn tốt, bỏ uổng.

    Một con người nên lo lắng đến những người đã chết
    ở bên dưới tấm lều lớn ở phi trường.
    Chúng ta lại là những kẻ du mục;
    Mẹ lãng đãng đi về phía tây trong cái áo dài mùa hè,
    ngỡ ngàng vì chiến tranh, và thời gian,
    những điêu tàn vụn nát, tấm gương
    phản chiếu một cuộc đời nhỏ nhoi, mệt mỏi.

    Trong bóng tối, những sự vật sau chót sáng chói:
    chân trời, một con dao nhỏ, và mọi mặt trời mọc
    Mẹ rời phi trường, bề bộn
    thung lũng là nơi nước mắt bán xôn.
    Hồng tháng Chạp, cam ngọt:
    Không có mẹ chẳng có Giáng Sinh.

    Những chiếc lá bạc hà làm dịu cơn nhức đầu...
    Ở tiệm ăn mẹ luôn luôn nghiền ngẫm tờ thực đơn thật lâu....
    Trong gia đình khổ hạnh của chúng ta
    mẹ là bà chủ của diễn đạt
    nhưng mẹ chết thật thầm lặng....

    Vị linh mục già sẽ lắp bắp xướng tên mẹ.
    Xe lửa sẽ ngưng ở cánh rừng.
    Bình minh tuyết sẽ rơi
    ở nơi phi trường Amsterdam

    Mẹ ở nơi đâu?
    Nơi hồi ức vùi lấp.
    Nơi hồi ức nẩy nở.
    Nơi trái cam, bông hồng, và tuyết vùi lấp.
    Nơi tro than nẩy nở.

    Adam Zagajewski

    Có những bài để lại ấn tượng thật lâu, sâu đậm như bài Phi trường Amsterdam...
    DV

    Tks

    Bài này, khi Gấu dịch, không mấy xúc động, nhưng khi đọc lại, bồi hồi nhớ Mẹ, nhất là khổ thơ sau cùng:

    Mẹ ở nơi đâu?
    Nơi hồi ức vùi lấp.
    Nơi hồi ức nẩy nở.
    Nơi trái cam, bông hồng, và tuyết vùi lấp.
    Nơi tro than nẩy nở.



    Brodsky cũng có ba búa TGK, như TTT, khi truyền lại cho thằng em.
    Búa thứ nhất, Milosz chỉ ra, khi vinh danh ông. Con người sở dĩ sống sót được, là nhờ truyền thống, thông qua đẳng cấp.
    Búa thứ nhì: Mĩ mới là Mẹ của Đạo Hạnh.
    Búa thứ ba, con người do tiến hoá, mất mẹ cái đuôi, và để bù lại, Thượng Đế ban cho nó hồi ức.

    Lũ Bắc Kít cực kỳ thông minh, chúng sống sót, không phải là nhờ đạo hạnh mà nhờ bửn quá, do óc bị thiến mất 1 mẩu, trong mẩu này có cái gọi là lương tri của con người.
    Phát giác này, cũng do Brodsky nhận ra.
    GCC mấy bữa rày, dịch loạng quạng, trật trịa tứ lung tung, một phần là do đang bấn xúc xích bởi 1 đề tài, tại sao Mít không thể tưởng niệm, nhân đọc Sebald viết về văn học Đức sau chiến tranh, tức Hậu Lò Thiêu, và, tại làm sao lũ Bắc Kít cứ cực kỳ thông minh, là óc bị thiến mất 1 mẩu?
    Hà, hà!
    Đọc số báo LaPham, về tai họa, trong có 1 bài viết, Gấu ngộ ra được điều này.
    Steiner rất đau lòng, vì có ông bố quá khôn, bỏ chạy kịp trước khi Cựu Lục Địa vào tay Nazi, nhờ vậy gia đình ông sống sót Lò Thiêu.
    Ông coi mình cũng 1 thứ sống sót, là do vậy.
    Lũ chuột, bỏ chạy, khi nhà cháy, như trong chuyện dưới đây, cho thấy, là do chúng ngửi ra trước tai họa.
    Nhưng cái sống sót của con người, như 1 Steiner, là do hồi ức: Ông sống sót để kể câu chuyện về Lò Thiêu.
    Một khi bạn quá thông minh, là phần đạo hạnh rất dễ bị thương tổn, và cái đuôi của bạn ló ra, thay cho hồi ức.
    Đó là ba búa TGK của Brodsky!
    Hai mảng văn chương lớn nhất, là thứ văn chương tiên tri và văn chương hồi ức, như thế, là đều liên quan tới cái đuôi của con người đã bị mất đi theo đà tiến hóa của nó.


    C.200: Rome

    The Departed

    When a house is on the verge of ruin the mice in it, and the martens also, forestall its collapse and emigrate. This, you know, is what they say happened at Helike, for when the people of Helike treated so impiously the Ionians who had come to them, and murdered them at their altar, then it was (in the words of Homer) that "the gods showed forth wonders among them. “For five days before Helike disappeared all the mice and martens and snakes and centipedes and beetles and every other creature of that kind in the town left in a body by the road that leads to Keryneia. And the people of Helike seeing this happening were filled with amazement but were unable to guess the reason. But after the aforesaid creatures had departed, an earthquake occurred in the night; the town collapsed; an immense wave poured over it; and Helike disappeared, while ten Lacedaemonian vessels that happened to be at anchor close by were destroyed together with the city I speak of.

    Aelian, from On the Nature of Animals. A teacher of rhetoric, Aelian earned the nickname Meliglottos, meaning "honey-tongued," based on his fluency with Greek. In addition to his seventeen-volume work on animals, Aelian published Indictment of the Effeminate, a posthumous attack on the emperor Marcus Aurelius Antoninus, and a collection of fictional letters about Attic country life. Elsewhere in Animals, he describes the tradition of tuna fishermen to pray to Poseidon, whom they called "Averter of Disaster," asking for neither swordfish nor dolphin to destroy their nets.

    I am above the weakness of seeking to establish a sequence of cause and effect between the disaster and the atrocity.
    Edgar Allen Poe, 1843
    Tớ ở bên trên cái sự yếu ớt, tạo một tiếp nối về nguyên nhân và hậu quả, giữa tai ương và sự độc ác.
    Cái sự độc ác của dân chúng ở Helike đối với dân Ionians, đến nỗi những vị thần mà cũng ngạc nhiên giữa họ, như thế, không mắc mớ gì đến tai ương động đất.
    Và cũng như thế, Haruki Murakami phán, mọi người, trong thâm sâu của trái tim của họ, đợi tận thế tới:
    Everyone deep in their heats is waiting for the end of the world to come (2009).
    Dù thế nào chăng nữa, chúng ta phải sống, trong khi chờ đợi ngày đó:
    We got to live, no matter how many skies have fallen, D.H. Lawrence, 1928.
    Tuy nhiên, chỉ sau 1 tai ương thật dài, thì một xã hội mới, mới sản sinh ra, và làm chúng ta hãnh diện về nó.
    Out of the experience of an extraordinary human disaster that lasted too long must be born a society of which all humanity will be proud
    Nelson Mandela, 1994
    Có thể, 1 xã hội như thế, sẽ xuất hiện, sau tận thế, chăng?
    GCC

    Trong cuộc trò chuyện với Volkov, về Maria Tsvetaeva, Brodsky có nhắc tới Susan Sontag; theo bà này, phản ứng đầu tiên của một con người, khi đứng trước thảm họa, là hỏi, tôi có làm điều chi lẫm lỗi, và bây giờ tôi phải làm gì để sửa chữa, cho nó đừng xẩy ra nữa.
    Tuy nhiên, bà nói, còn một cách nữa, cứ để cho thảm họa cầy nát bấy bạn ra, và nếu, bạn lại đứng lên được, thì lúc đó, bạn sẽ trở thành một con người khác.
    Đó là nguyên lý phượng hoàng, the phoenix principle. Và, Brodsky rất tâm đắc với nó.

    TTT 10 years Tribute


    Cuốn này, thấy lâu rồi, nhưng không dám đụng vô. Bìa cứng, xót tiền quá, và đọc, thì cũng cực quá.
    Nhân Tết Mít, bèn bệ về, vì, cũng có ý, đi 1 đường tưởng niệm ông anh nhà thơ, bằng cái bài của bà nữ phê bình TK "Yankee mũi lõ" này, về Langston Hughes. 

    Lần đầu GCC nghe cái tên ông nhà thơ da đen này, là qua thơ TTT.
    Nghê thuật đen.
    Đen, với ông anh là da đen, là Jazz...
    Nhưng với GCC, là…  cơm đen!

    Như cái note dưới đây

    Suicide's Note:

    The calm,
    Cool face of the river
    Asked me for a kiss

    *
    Christ is a nigger,
    Beaten and black:
    Oh, bare your back!

    Mary is His mother:
    Mammy of the South,
    Silence your mouth.

    God is His father:
    White Master above
    Grant Him your love.

    Most holy bastard
    Of the bleeding mouth,

    Nigger Christ
    On the cross
    Of the South

    Christ là tên mọi đen
    Bị đánh đập, và đen:
    Ôi, trật cái lưng ra đây!

    Mary là Má của Nó,
    Nam Kít
    Hãy câm miệng!

    Chúa của Nó
    Da trắng ở trên Trời
    Ban cho Nó tình yêu

    Ôi đứa con hoang kia ơi
    Miệng đầy máu
    Christ da đen
    Trên thập tự
    Christ, Nam Kít!

    *

    The saxophone
    Has a vulgar tone.
    I wish it would
    Let me alone.
    The saxophone
    Is ordinary.
    More than that,
    It's mercenary!
    The saxophone's
    An instrument
    By which I wish
    1'd never been
    Sent!
    *
    Me and the Mule

    My old mule,
    He's got a grin on his face.
    He's been a mule so long
    He's forgot about his race.
    I'm like that old mule-
    Black-and don't give a damn!
    You got to take me
    Like I am.

    Helen Vendler: The Unweary Blues. The Collected Poems of Langston Hughes
    [in The Ocean, the Bird and the Scholar]


    *

    Rạp Cao Đồng Hưng, gần hẻm Đỗ Thành Nhân, nhà bạn Chất.

    Sáng sáng, Gấu cuốc bộ từ Hẻm Đội Có, Phú Nhuận, đi hết con đường Chi Lăng, qua Xóm Gà, được bạn Chất dẫn tới tiệm phở ở đây.
    Thời gian đó, cụ C đã mua tầng lầu bên trên. C. có phòng riêng. Ông anh có phòng riêng. Cụ còn nuôi thêm hai cô người làm. Hai chị em. Chắc cũng chẳng cần tới hai người, nhưng nuôi cô chị, chẳng lẽ bỏ cô em, đại khái vậy.
    Hai cô xẩm. Cứ mỗi lần, vào buổi tối, Gấu ghé, thường là bụng đói, và cô chị biết liền, và bèn lấy cơm nguội ra cho Gấu ăn.
    Thế rồi Gấu mê, cả cơm nguội, lẫn người ban cho mình cơm nguội.
    Cô biết. Và có lẽ cũng thương Gấu!
    *
    Cụ nuôi cô chị trước, ít lâu sau, nuôi thêm cô em. Cô em, nhìn cái cảnh thằng cu Gấu tới, cô chị lăng xăng săn sóc cái bụng đói, hai con mắt đói, chắc là hiểu. Thành thử cô em đối với Gấu rất ư là tự nhiên, cứ như là người trong gia đình, đây là anh Hai của mình mà! Có những lần Gấu tới, không có cô chị, chắc là về nhà thăm gia đình, thế là cô em thay cô chị, lo săn sóc anh Hai, còn thân mật hơn cả cô chị, và chẳng hề có một tí mờ ám nào cả.
    Gấu cũng thế.
    Cho tới một bữa, Gấu, mắt lé, nhìn cô em ra cô chị, và lỡ dại cầm tay. Thế là xong.
    *
    Lần về thăm cụ, vào năm 2000, Gấu vẫn canh cánh trong lòng, về hai cô xẩm. Hỏi thăm, cụ nói, tụi nó đi nước ngoài hết cả rồi. Gấu mừng quá. Nhưng một lát sau, cụ nói, tao nhớ lộn. Hai đứa nó vẫn còn ở Việt Nam.

    Đêm giữa ban ngày

    *

    TTT, cũng dân Toán, cũng chỉ có cái bằng Dự Bị Đại Học - năm thứ nhất, Luật – thành ra hai anh em còn cái đồng điệu, là đọc những tác giả mà đám Văn Khoa không thể đọc được, như Koestler thí dụ.
    Nhớ, 1 lần ngồi Quán Chùa, nhân nhắc tới sự trù ẻo của cái vòng tròn, la malé
    diction du cercle, đề tài của cuốn Những Kẻ Mộng Du của K. ông cho biết, nó có ba cuốn chứ không phải 1, nhờ vậy, Gấu tìm đọc toàn bộ.

    Cái tít nguyên thuỷ của nó là Vòng tròn xấu xa, “The Vicious Circle”, và Daphne đổi lại, như trên, khi K bị nhà cầm quyền Anh giam giữ tại nhà tù Pentonville. K. tỏ ra thích cái tít này, mà ông nghĩ, từ Milton: Oh, dark, dark, dark, amid the balze at noon, nhưng nguồn của nó, qua Daphne, từ Book of Job.

    Chỉ 1 cuốn sách, với bạn quí của nó, là cuốn Trại Loài Vật, mà Âu Châu không bị nhuộm đỏ, và Tây Phương thắng cuộc chiến tranh lạnh!
    Khi nó vừa mới ra lò, ở Pháp, Sartre ra lệnh cho đệ tử đi từng tiệm sách thu gom, và đốt sạch!  

    Khủng khiếp thật.

    Với riêng GNV, không đọc nó những ngày 1954, chắc là lên rừng, phò HPNT, đúng như lời cầu chúc của 1 đệ tử Thầy Cuốc rồi!

    Cái từ khủng khiếp Tẩy Não,
    brainwashing, 1 cách nào đó, là do Koestler phịa ra! (1)

    Lần đầu tiên, Gấu biết tới Những Kẻ Mộng Du, 1959, là đúng vào thời mê BHD, quen HPA, và cùng anh hay la cà mấy tiệm sách cũ khu Chợ Ðũi, Trần Quí Cáp, loanh quanh ngôi trường Kiến Thiết, nơi em học tiểu học, cho đến khi đậu vô trường Gia Long, và nhà rời từ đường Phan Ðình Phùng lên đường Gia Long.
    Cũng nơi có quán cà phê hủ tíu, sáng Gấu hay ngồi, chờ em, đưa em đi học trường KT, nơi chị học ngày xưa, rồi sau đó, tới ngồi uống cà phe với Gấu! Có kể trong
    Hà Nội Của Gấu rồi.

    Chính là 1 trong những lần lục sách báo cũ đó, Gấu vớ được 1 số báo nrf điểm cuốn Những Kẻ Mộng Du của Koestler, và không làm sao quên được sự chúc dữ của cái vòng tròn, la malédiction du cercle, tức thời kỳ Koestler gọi là Dark Interlude.
    Do quá say mê cái vòng tròn, mà nhân loại chìm đắm vào trong cõi u minh hai ngàn năm, vì cứ đinh ninh quĩ đạo của các hành tinh là vòng tròn, thay vì hình quả trứng e-líp.

    Lịch sử lập lại: Cái sự say mê chủ nghĩa không tưởng Mạc xịt thì đâu có gì khác?

    Nhớ 1 lần ngồi Quán Chùa, nhắc tới Koestler, nhắc tới kỷ niệm trên, với ông anh nhà thơ. Hóa ra là ông cũng mê Koestler. Nhân đó, ông giới thiệu Gấu cuốn Le Cri d'Archimède, The Act of Creation, 1964, Hành động sáng tạo, của Koestler.

    Koestler viết: Nhờ những cuộc cãi lộn về bản chất con người mà tôi viết ra được những cuốn tiểu thuyết. Những cuốn sách kia, là những toan tính của tôi, nhằm nghiên cứu, cùng một số phận về bản chất của con người, nhưng bằng những thuật ngữ khoa học.

    Càng về già, Gấu càng biết ơn Koestler, nhờ đọc Ðêm Giữa Ban Ngày đúng vào lúc mới lớn, nói theo Applebaum, người viết Gulag Một Lịch Sử, nó giống như 1 thứ thuốc chủng, nhờ vậy đã không lên rừng phò HPNT, những ngày ở Sài Gòn!
    NKTV




    Geoff Dyer: Working the Room

    F. Scott Fitzgerald:

    Tender is the Night*


    It was The Great Gatsby we were 'doing' for A-level, not Tender is the Night, but my English teacher got me to read it anyway. I was seventeen and remembered practically nothing about it - but I never quite forgot it.
    This, it turns out, is a not uncommon reaction, or at least a variant of a fairly common one. Putting into practice an idea he'd 'got from Conrad's preface to The Nigger', Fitzgerald believed that 'the purpose of a work of fiction is to appeal to the lingering after-effects in the reader's mind'. He was responding to some surly comments about Tender from Hemingway; who, as if succumbing to exactly these 'lingering after-effects', later told Max Perkins of a 'strange thing' about Fitzgerald, namely that 'in retrospect his Tender is the Night gets better and better'. John Updike bounces this kind of response back into the works themselves. 'So often in Fitzgerald,' he writes, 'we have only the afterglow of a dream to see by.' I don't remember when I read Tender for the second time. Even the note scribbled in the front of my Penguin edition is uncertain: 'Read 2, 3 times (?) before this, Paris, April/May 92.' I had gone to Paris in 1991 to write a novel which, I hoped, was going to be a contemporary version of Tender is the Night, so the afterglow of those undated re-readings was, evidently; still strong. Appropriately enough

    •    This piece was commissioned by The American Scholar for their Rereading series. They responded to the draft I sent in by asking if I could make it more personal, so some of what's here is me being obedient, not self-indulgent! (Note added 2010.)

    * *

    Hình như có lần Fitz than với Hemingway [trong Paris là 1 ngày hội?], anh nổi tiếng vì thành công, còn tôi, thất bại.
    Nếu đúng thế, thì đây là 1 tự hào.
    Hemingway không thể viết được Tender.
    Khi cố viết, bèn tự đòm mình 1 phát!

    Geoff Dyer đọc Tender, coi đây là đề tài tủ, dành cho ai tính nghiên cứu Fitz, chính cái sự thất bại làm cho chàng thành công.

    *

    Robert Walser, Berlin, cc 1907
    An Adorable Bookling’
    Looking at Pictures 
    by Robert Walser, translated from the German by Susan Bernofsky, with additional translations by Lydia Davis and Christopher Middleton
    Christine Burgin/New Directions, 143 pp., $24.95
    Tờ NYRB số mới nhất, 23 June, 2016, đi 1 đường về Walser, điểm cuốn Tin Văn đã/đang giới thiệu, Looking at Pictues, như 1 tưởng niệm 10 năm TTT ra đi, và bạn ông, Đinh Cường, mới ra đi.

    *




    * *

    Note: Số báo này O gửi. Tks. NQT

    Bài trả lời phỏng vấn Le Huu Khoa, “Thơ giữa chiến tranh..”, nằm trong loạt bài của Le Huu Khoa, có tên chung là Mảng Lưu Vong, 1995.
    Le Magazine Littéraire, Văn chương và Trại Tù, Tháng Giêng, 2005.
    TTT ra đi tháng 3, 2006.
    Gấu tin rằng, nhà thơ chưa đọc số báo Le Magazine Littéraire trên, vậy mà bài viết của ông nằm vào đúng dòng đó.
    Một bên, là Lò Cải Tạo: Thơ giữa chiến tranh và Trại Tù
    Một bên là Lò Thiêu: Văn chương và Trại Tù

    Trong những kỳ tới, TV sẽ giới thiệu một số bài quan trọng trong số báo trên.
    Họ gọi tên cái không thể gọi tên, Ils ont nommé l’innomable,
    par Pierre Mertens.
    Văn hóa thì đi đời nhà ma ở trong trại tù ư?, La culture est-elle morte à Auschwitz? par Theodor W. Adorno.
    Cuộc du ngoạn lớn của hồi ức. Le grand voyage de la mémoire,
    par Jorge Semprun…

    Và, áp dụng câu phán của Adorno vô hoàn cảnh và thực tế Mít, đề xuất vấn nạn: Giả như cố đấm ăn xôi, hăm hở viết, sau Lò Cải Tạo, thì cái sản phẩm đó, có thể coi là văn chương Mít?
    Nó rõ hơn, giả như cứ vờ câu hỏi “Tại sao Lò Cải Tạo”, viết “như chẳng có gì xẩy ra”, “không chịu chọn đừng”, thì được cái gì?

    Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

    Tôi nhớ bấy giờ là cuối năm 1970. Phạm Công Thiện, trong tư cách khoa trưởng Văn khoa Đại học Vạn Hạnh, lên đường đi Âu châu dự một hội nghị đại học quốc tế rồi đi luôn không bao giờ còn trở về Việt Nam nữa. Hết thảy chúng tôi đều sững sờ, khó hiểu. Riêng Thanh Tâm Tuyền không. Bảo tôi: “Anh phải nhìn thấy sớm muộn rồi Phạm Công Thiện cũng phải một lần bỏ đi như thế, đi hẳn thật xa, mất tích. Có như vậy mới đúng là Phạm Công Thiện. Chúng ta ít nhiều là những định tinh. Hắn hơn là một hành tinh. Hắn là một ngôi sao băng”. (Mai Thảo, Chân Dung: Mười lăm nhà văn nhà thơ Việt Nam, Văn Khoa xuất bản, California, 1985, pp. 146–147).

    Source

    Cái chuyện PCT bỏ đi xa, đi hẳn thật xa, mất tích, theo Gấu, không thực sự bảnh như TTT phán.
    Bảnh là phải như Kiệt, trong MCNK cơ. Bỏ đi rồi lại bò về để chết.

    Vả chăng, MT phán, cũng đáng nghi lắm. Trí nhớ của ông có vấn đề, theo Gấu.

    Gấu có tí kỷ niệm về PCT.

    Khi đám “tiểu thuyết mới” nổi đình nổi đám, có lẽ ông bực, và đi 1 đường chửi mấy tên, bò vô nhà sách Xuân Thu, mua tờ báo Tây, ra đường, cặp nách, nhún nhảy, rồi tạt vô Quán Chùa.
    Hình ảnh này, là từ Người Đi Trên Mây, theo Gấu. Anh có dáng điệu nhún nhảy đúng như PCT mô tả.
    Hình như PCT cũng thấy mình hơi lố, bèn thòng 1 câu, tôi chửi chúng cũng là chửi tôi.
    Ông biết, cái viết của ông, thực sự là cũng của thiên hạ.

    Kỷ niệm kia, là về Simone Weil. Gấu hồi đó, tiếng Tây ăn đong, làm sao đọc nổi Weil. Đọc PCT, thấy chê Weil quá cỡ thợ mộc. Bèn bỏ qua tác giả này.
    Rõ ràng là PCT không đọc, chưa từng đọc, hay có đọc mà chẳng thể nào hiểu nổi, Weil.
    Thầy của ông là Henry Miller, nhưng sau này, Gấu đọc Miller, thấy PCT cũng chưa đọc thấu tay này, mà chỉ gãi ghẻ. Miller dám sống, và sống tới, viết tới, hơn PCT
    PCT bảnh nhất, theo Gấu, như 1 thi sĩ. Đúng ra ông chỉ nên làm thơ, và dịch sách. NQT

    Trường hợp PCT làm GCC nhớ tới Alain, và lời phán thật tuyệt của ông, trong lúc hơi có tí tự hào về… con người:

    Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
    "Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
    Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.

    PCT lúc còn trẻ, cực kỳ kiêu ngạo [như ông viết, và được trích dẫn, trong bài viết “nguồn” nêu trên], nhưng do ông sợ cuộc chiến quá, bỏ chạy, thế là trúng thương, và đếch làm sao viết được nữa: ông “sống sót”, ngược hẳn ý của Alain, mà đúng như của Brodsky, khi phán:

    "Virtue, after all, is far from being synonymous with survival; duplicity is."
    J. Brodsky: "Collector's Item"

    Đạo hạnh mắc mớ gì tới sống sót? Nhập nhằng, điếm thúi đồng nghĩa với nó

    Cesare Pavese, viết, “Buồn ơi là buồn, khi làm hỏng những giấc mộng của đời mình, bằng cách thực hiện chúng”. (1)

    GCC đã từng chép tặng PD, câu phán tuyệt vời này, khi ông mất.

    Câu của CP, một cách nào đó, cũng có thể áp dụng vào trường hợp PCT.

    (1)

    “Il est une chose plus triste que d’avoir raté ses idéaux: les avoir réalisés”
    Cesare Pavese, Le Métier de vivre, Nghề sống

    Cả 1 lũ, cả 1 thế hệ, tinh anh Miền Nam, bỏ chạy cuộc chiến, bợ đít VC, không tên nào ra hồn, 1 cách nào đó, đều “sống sót”, theo nghĩa câu của Brodsky: Một lũ điếm thúi. 

    Đâu phải tự nhiên VC cấm cửa chúng, không cho trở về lại xứ Mít? 

    MT có thể coi là người độc nhất, trong nhóm ST - nếu không tính tới Ngọc Dũng, đi trước 30 Tháng Tư, 1975 - sống sót cuộc chiến Mít, sau 1975, ông không đi tù VC, và vượt biển, qua xứ Người sớm sủa, làm bạn với PCT, nghe nói, có hồi, cùng mê 1 em, và đã từng đánh lộn với nhau, vì bướm này. 

    Ông nhớ lại TTT nói về PCT theo Gấu, là cũng để xoa đầu bạn quí PCT.
    Với MT, TTT kể như chết rồi, nên ông nhớ “bậy” về bạn, như TV đã từng khui ra: Ông lầm TTT với 1 tên thợ sắp chữ, cũng trong cuốn sách được đám Hậu Vệ nhắc tới, “Chân Dung nhà văn” cái con mẹ gì đó. 

    Cả cái vụ viết về DNM, rằng ông [MT] nhặt truyện ngắn đầu tay của DNM trong sọt rác 1 tòa soạn báo văn học Xề gòn, cũng rất đáng ngờ! DNM, còn sống, có lẽ nên đi 1 đường về cú nhớ này, nên chăng? NQT
    [Note: MT nh
    ớ bậy. Chẳng hề có chuyện nhặt truyện ngắn DNM từ sọt rác, như 1 tay,
    trên blog NL cho biết]