*

1
2
3
4
5

 

Vẫn trong cái dòng tưởng niệm ông anh TTT, Đinh Cường, người có thể coi là người bạn độc nhất của TTT, như với GCC, là Joseph Huỳnh Văn, cái/lũ còn lại bỏ hết, và mới nhất, là Dương Nghiễm Mậu, Tin Văn lèm bèm tiếp về 1 số tác giả khác, cùng thời với họ, nhóm Sáng Tạo, Võ Phiến....
Đang tính viết về Walser, nhân đó, viết về tranh Đinh Cường, nhưng Cô Út đem làm từ thiện cả kho sách, mất sạch, chỉ còn mấy cuốn quanh quẩn nơi bàn viết.
Biết đâu, nhân đó, lời chúc của K thành sự thực, chỉ làm thơ thôi, ngoài ra bỏ hết....
Ui choa, được như thế, thì quá tuyệt!


Note: Có hai tay, viết truyện trinh thám mà cứ như làm thơ, hoặc ít ra, thật khó mà sửa 1 câu văn của họ, theo GCC.
Đó là Raymond Chandler và Ian Fleming.
Còn mấy tay nữa, không chỉ hai tay này. Thí dụ, Len Deighton.
Mít, viết câu nào là phải sửa câu đó, chán thế, "nhất là" mấy đấng có tên tuổi, có đấng có cả chục đầu sách.
Nếu không sửa văn, thì sửa lỗi chính tả.
Sến phán, đọc vài dòng, là vứt thùng rác, chắc là do đó?
Thí dụ, Nguyễn Đăng Thường, hay Nguyễn Văn Lục, chẳng hạn?

NDT đã từng chê bài thơ Dạ Khúc thần sầu của TTT, trong có câu thần sầu, “ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới”, Gấu cũng đã từng chỉ ra, 1 bài thơ như vậy mà không đọc được [tính kiếm lại mà không sao tìm ra], (2) làm sao đọc Beckett, nhưng bây giờ, nghĩ lại, có thể do anh ta…  quê một cục, tại sao chúng chỉ đọc, chỉ khen thơ TTT, mà không tên nào khen thơ của…  ta?

TTT cũng như thằng em của ông, cả hai đều bị chúng ghét, và chúng, ở đây, đa số đều là bạn quí cả!

MT thì nghĩ bạn mình ngỏm ở trong tù VC rồi, nên nhớ lại lần đầu gặp bạn, thì tưởng là, 1 tên thợ sắp chữ nhà in báo Dân Chủ, và thằng khốn còn dám ngửa tay xin Công Tử Hà Nội, 1 điếu thuốc lá.
Bạn VL, trong bài mới viết, tưởng niệm 10 năm, thì lôi cái chuyện đã từng bỏ ra 10 ngàn đồng, giúp TTT thanh toán 1 vụ tiền tạm ứng, hồi còn Sài Gòn, vậ
y mà khi ra hải ngoại, phôn, không thèm trả lời!
Thụy Khê, c
ựu Trùm 1 diễn đàn của Tẩy, phôn, TTT đếch thèm bắt phôn, Em gần như phát điên!
Thi sĩ Phố Văn thì bệ những lá thư viết cho “đảo xa” về blog của chàng, ra ý, tưởng là đạo đức thế nào, hóa ra cũng có bồ nhí!

NDT cả 1 đời làm thơ, đâu có cuốn thơ nào?
Mãi đến cuối đời
, được nhà xb Giấy Vụn thương hại in cho 1 tuyển tập.
Đọc trường thiên phỏng vấn, mấy kỳ liên tiếp
trên Gió O, thấy tinh thần có vẻ loạng quạng rồi!
In, dối già, hay chạy tang?
Ông cho biết, không có ý định in, dù đã từng là 1 trong những trụ cột của nhà xb Trình Bày.
Lý do theo Gấu, NDT chưa kiếm ra được giọng thơ của ông, và mỗi lần làm thơ là nhại giọng của 1 nhà thơ nào đó. Anh đã từng nhại giọng thơ TTT.

Sống chẳng làm cho chúng vui, khi chết làm sao bắt chúng buồn cho được.
TTT đã từng căn dặn gia đình, như vậy, khi biết mình sắp đi xa.


*

Liquidation: Thủ tiêu, làm thịt, thanh toán


Liquidation fait ainsi écho au très beau Kaddish pour l'enfant qui ne naîtra pas (2), troisième volet de la trilogie amorcée par Être sans destin: on retrouve dans les deux cas un écrivain du nom de B., séparé d'une femme médecin, un personnage nommé Obláth, une soirée où chaque convive cite les camps par lesquels il est passé ... Face au néant ne subsiste en définitive que la foi en l'écriture professée par Keserü : “Le monde se compose de tessons qui s'éparpillent, c'est un obscur chaos incohérent que seule l'écriture peut maintenir. Si tu as une idée du monde, si tu n'as pas oublié tout ce qui s'est passé, alors sache que c'est l'écriture qui a créé pour toi le simple fait que tu as un monde et qu'elle continue à le faire, elle est la toile d'araignée invisible qui relie nos vies.” Une image qui se rapproche étrangement de celle qu'emploie Imre Kertész pour parler de la littérature, “grande toile faite de filiations et de rejets”. Il aime qu'un auteur se réfère à d'autres et ses livres sont truffés « de citations en filigrane », d'allusions à Kafka, Camus ou Paul Celan, voire, comme on l'a vu, à ses autres livres. Kertész avait ainsi intégré au Kaddish des bribes de la Todesfuge (3), la fameuse “Fugue de mort” de Celan, emblème d'une poésie qui s'oppose fondamentalement à l'assertion d'Adomo selon laquelle « écrire un poème après Auschwitz est barbare ». À quoi Kertész rétorque voolontiers que “ne pas écrire de poème après Auschwitz aurait été bien plus barbare ...”. Comme Celan, Kertész considère qu'en creusant la part d'ombre, le néant, on redonne sens à la parole. « On fouille les recoins les plus obscurs de soi-même et l'on aspire à la clarté, c'est l'essence même de l'écriture. On part du désespoir, d'un monde traversé de part en part par la souffrance, et l'on veut atteindre la lumière. On y arrive ou non. Parfois l'écrivain et le héros du roman réussissent, parrfois les deux sombrent. Avec Liquidation, le héros succombe, mais l'écrivain que je suis donne un entretien ... »
Minh Tran Huy

Làm thơ sau Lò Thiêu dã man
Không làm thơ sau Lò Thiêu dã man hơn nhiều

Cái vụ việc Nguyễn Đăng Thường thổi bạn quí của ông là Hoàng Ngọc Biên, khi coi Đêm Ngủ Ở Tỉnh, Chuyến xe... 1 thất bại rực rỡ, lấy lông chim của Beckett gắn vô cằm, giả làm
râu Mít Butor, nó cực nhảm, là theo cái nghĩa liên quan đến Lò Thiêu, như trên.
Beckett viết thứ thơ văn, như ai điếu cho cái dòng văn chương lãng mạn, đọc văn tới đâu vãi đái tới đó, (1) trong khi văn Beckett, khác hẳn, đọc khúc trên, của 1 em Mít, viết về Kertesz, áp dụng cho Beckett cũng đặng:

Comme Celan, Kertész considère qu'en creusant la part d'ombre, le néant, on redonne sens à la parole. « On fouille les recoins les plus obscurs de soi-même et l'on aspire à la clarté, c'est l'essence même de l'écriture. On part du désespoir, d'un monde traversé de part en part par la souffrance, et l'on veut atteindre la lumière. On y arrive ou non. Parfois l'écrivain et le héros du roman réussissent, parrfois les deux sombrent. Avec Liquidation, le héros succombe, mais l'écrivain que je suis donne un entretien ... »

Minh Tran Huy

(1) Steiner, viết, nặng nề hơn:
Những người khóc khi coi truyện tình lãng mạn "Werther" hay nghe nhạc Chopin đâu có biết rằng họ đi qua địa ngục thực sự.


http://www.tanvien.net/cn/cn_humane_literacy.html

HNB Case

Về tập truyện ngắn ĐÊM NGỦ Ở TỈNH

Cái sự đọc & dịch Linda Lê, Beckett, ở hai đấng này, theo Gấu, chỉ là trò làm dáng trí thức. Mít Butor chẳng đã từng trả lời tờ Văn, NXH, trong khi Saigon lên cơn sốt hiện sinh, thì anh ta đã bước qua tiểu thuyết mới rồi!

Và cái sự kiện NDT dịch Linda Lê, bị Sến chê, theo GCC, là do “Người” quá dốt tiếng Mít.
GCC “chẳng đã từng” phán rất ư là ngược ngạo, bạn phải thật rành tiếng Mít, thì mới đọc được Beckett.

Kafka phán, ông nói tất cả các thứ tiếng bằng tiếng Do Thái, ‘I speak all languages but in Yiddish,” là cũng ý đó.
Trên Tin Văn  chẳng đã từng chỉ ra, Mít Butor dịch sai thơ Brodsky, và cái sự sai sót này, không phải là do dốt tiếng Mít hay tiếng mũi lõ, mà là vì “tâm tư” của anh có cái gì “khuất tất”.
Gấu, một bữa lướt net, vô trang Hậu Vệ, tình cờ đọc bài thơ dịch của ông ta, thấy quái quá, không lẽ Brodsky mà "máu" y chang 1 tên Bắc Kít thế này ư, đành phải đi kiếm bản tiếng Anh.
Hoá ra Người dịch sái đi, để lấy lòng lũ Vẹm!

(1)

Nhân chuyện nói không với cuộc chiến, và nhân đọc thơ Brodsky (1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin ghi ra đây.

Odysseus nói với Telemachus
Telemachus con yêu của ta,
                                               Cuộc chiến thành Troy
giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.
Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể
đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.

[HNB dịch]

Bản tiếng Anh [Collected Poems in English]

My dear Telemachus,
              The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.


Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó. Để... ăn cướp!

Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào "được" coi là... liệt sĩ, cái nào "bị" coi là... nguỵ.

HNB chẳng đã từng khoe, người đầu tiên giới thiệu Brodsky tới độc giả Mít, ở trong nước
 
Tâm tư, tâm địa như thế, làm sao dịch Beckett, Brodsky?
Cũng thế, với NDT, khi dịch Linda Lê.

Một trong những
thi sĩ mà Linda Lê ngưỡng mộ là Tsvetaeva.
Đồng bệnh tương lân. Họ có cái gì giống nhau, và tương kính lẫn nhau.

Cái gì giống nhau đó, NDT không có, làm sao dịch?

Đọc màn nâng bi bạn - điểm Một Chuyến Xe của HNB, trên Văn Vịt - Gấu có tí thắc mắc. NDT trích dẫn Beckett:

Làm hoài. Thất bại mãi. Chả sao. Làm nữa. Thất bại thêm. Thất bại rực rỡ hơn. Nói theo Beckett thì Chuyến xe là thất bại rực rỡ nhất của nhà văn Hoàng Ngọc Biên. Thông thường mà nói thì nó là một kiệt tác.

Cái gọi là thất bại rực rỡ nhất, kiệt tác, là của Beckett. Ai đọc Beckett thì cảm nhận ra được.
Gấu phải đến cuối đời mới đọc được Beckett, 1 phần còn là nhờ cuộc đời thê lương thảm hại của Gấu.
GCC chiêm nghiệm đời mình, và ngộ ra cõi văn Beckett.
Người đọc, đã từng đọc HNB, và đọc bài điểm, thì không làm sao ngộ ra được cái thất bại rực rỡ và kiệt tác của HNB.

Đây là trò bịp bợm. Lấy của Beckett, rồi choàng lên HNB.

Cả 1 đời HNB, hay NDT, làm sao có nổi thất bại, đừng nói thất bại rực rỡ nhất.
Cũng thuộc loại đời nào, chế độ nào cũng sống được, làm sao nói thất bại?

NDT làm thơ suốt đời, không tạo riêng cho mình 1 văn phong, 1 air thơ. Mỗi lần làm thơ là nhại thơ người khác.
HNB thì áp dụng cách viết của Butor, đúng như NDT nhận ra, khi đọc Một Chuyến Xe phân tích, nhưng phải thổi vào nó, 1 cái gì đó, của riêng HNB.
Cái riêng này, ông ta không có. Rõ ràng là tác phẩm của HNB không được độc giả nhìn nhận, nên cứ thế mà chìm dần.
Nhiều người như ông, nhưng cái đó không phải là thất bại rực rỡ, kiệt tác.

Beckett, Gấu giới thiệu, trước khi ông được Nobel, trên tờ Nghệ Thuật.
Vẫn còn nhớ những câu, thí dụ, nửa đêm, trời mưa, tôi trở về nhà. Không phải nửa đêm. Không phải mưa.

Cái trò lấy râu Beckett cắm vào cằm HNB này, không chỉ một NDT sử dụng.
Thầy Phúc cũng đã từng bắt Beckett đứng bên Vũ Khắc Khoan, và rồi tặc lưỡi, với cả hai ông, kịch chỉ là "cái cớ".  
Trần Vũ thì nhét cái bào thai đứa trẻ Mít chết, của Linda Lê, vô... bụng Thận Nhiên.
Thì cũng hình thái lưu vong như nhau!