|
Đăng
bài Anh, tôi viết lời nhắn mời anh đến chơi tòa soạn. Mai Thảo đến.
Anh đi chiếc xe đạp đầm sơn trắng, đầu còn đội mũ phớt kiểu Hà
Thành Công Tử. Yên xe đạp được nâng lên cao hết cỡ vẫn chưa vừa với tầm
chân của anh. Chúng tôi rủ nhau ra quán cà phê đầu hẻm gần đấy, ngồi trên
ghế thấp trên lề đường Lê Lai trông sang bờ tường rào của nhà ga Sàigòn
nói chuyện. Hồi ấy anh mới vào Nam, còn ở chung với gia đình anh Viên trong
một căn phố đường Jacques Duclos, thuộc khu Tân Định (đường này song song
với đường Trần Quang Khải, trong khoảng từ nhà hát bội đến lối vào Xóm
Chùa. Tôi nói bỡn: “Anh ở trúng vào con đường mang tên một tay tổ Cộng Sản
Pháp”).
Chuyện giữa hai chúng tôi xoay quanh văn chương, thi ca. Anh đọc
và nhớ khá nhiều thơ Việt Nam thời hiện đại kể cả loại thơ ít người đọc như
thơ Nguyễn Xuân Xanh trong Xuân Thu Nhã Tập. Anh rất chịu thơ Chế Lan Viên.
Nhân đề cập đến thơ ở Hànội rồi Sàigòn lúc ấy, tôi nhắc đến một bài thơ
gần đây tình cờ đọc trong một trang Văn Nghệ của một tờ báo mới xuất bản:
một bài thơ mới, lạ, chững chạc, dưới ký tên lạ hoắc chưa từng thấy: Nhị;
một bài thơ lạnh, tôi rất thích chất lạnh của thơ,và cách biểu hiện cảm
thức bằng những hình ảnh dở dang, trở đi trở lại dưới những ánh rọi khác
nhau, đồng thời với cái tiết điệu biến hoá được nối kết lại bằng những câu
trùng; tôi đọc những câu thích nhất, có hơi thơ gần siêu thực:
Lại thấy con đường như lặng
Những đỉnh cây xanh
Và những ngón tay trên phím dương cầm
Đôi guốc mộc trong căn phòng trừu tượng.
Cúi đầu xuống cúi đầu xuống.
Anh lặng nghe tôi bình phẩm, đọc thơ, rồi nói: Nhị là tôi.
Chúng tôi thân thiết nhau ngay từ buổi gặp gỡ ấy.
*
Cúi Đầu
Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà đi vào chiều xanh đỉnh cây
Một đẹp lên khối hai đẹp lên hình
Người cúi đầu đi vào chiều mình
Thảm cỏ non cánh cổng thấp
Lớp đá đường rồi thảm cỏ non
Hướng chiều thăm thẳm phố hoang vu
Người tuổi ấy hát chiều sao ấy
Tiếng hát suối trong hàng mi liễu buồn
Mắt tròn im lặng.
Tôi chọn tình yêu làm biển trời
Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà thương trở lại nhớ nhung về
Hàng hiên xưa, trang sách mở, cánh tay ngọc
Chiếc dây chuyền và sợi len đỏ
Mái tóc dài của người trong vườn
Cột điện đầu tường lá rụng
Rào rào mái đựng mùa thu
Phố đếm chân đi về mãi mãi
Điếu thuốc lá, chiếc khăn quàng, vành mũ lệch
Đổ xuống bờ vai bóng tối núi rừng
Mưa phùn ngõ nhớ nghiêng lưng
Lối đi là lối dương cầm
Đôi guốc mộc căn phòng trừu tượng
Tôi chọn tình yêu làm biển trời
Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà dựng tình yêu thành thế giới
Cấy những chùm sao lên nền trời
Hát nghìn năm biển đầy vĩnh viễn
Lại thấy con đường im lặng
Những đỉnh cây xanh
Và những ngón tay trên phím dương cầm
Đôi guốc mộc căn phòng trừu tượng
Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
NHỊ
Note: Gấu mới kiếm ra, bản tiếng Tây, bài thơ trên, của Le Huu
Khoa, trong Mảng Lưu Vong, khi LHK, cùng lúc, lèm bèm về từ “cúi
đầu”, se pencher.
Cái từ thần sầu này, theo LHHK, chưa được phê bình gia Mít nào
ngó ngàng tới.
TTT 10 years Tribute
Người yêu nhạc thì sẽ yêu cái tên Nguyễn Đình
Toàn vì những bản tình ca nặng lòng với quê hương
“Mai tôi đi, tôi đi vào sương đêm
Sương rất độc, tẩm vào người nỗi chết
Quê hương ta sống chia giòng vĩnh biệt
Chảy về đâu những nước mắt đưa tin…”(Mai tôi đi)
Note:
Hai câu đầu, chắc là từ thơ TTT, trên Tin Văn đã từng post.
Có thể NDT đọc TV, rồi nhập tâm.
Nếu bài viết của NDT có trước đó, thì là trùng
hợp
Nó nằm trong 1 bài thơ ông làm, khi sắp sửa
vô Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ. Dán lên tường, nơi bàn viết của
ông.
Gấu, 1 lần lén vô, bèn chôm liền.
Cái gì gì:
Khi anh đi trời còn mù sương
Thành phố… chùm áo cũ
Chúng ta còn một mình bơ vơ
Hai câu cuối:
Khi anh đi, anh đi vào sương đen
[đen, không phải đêm]
Sương
rất độc, tẩm vào người nỗi chết
http://www.tanvien.net/Ghi_1/suong_rat_doc.html
Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết
Đọc Chân Dung và Đối thoại của Trần Đăng Khoa
Có những bút
danh do tình cờ mà thành, lại có khi do sự viết sai, mà nên. Thí dụ
như Trần Đăng Khoa chẳng hạn. Vốn là Trần Giang Khoa (em gái của Khoa
tên Giang) nhưng vì mới đi học nên anh viết (trật) là Trần Dang Khoa,
đến khi (có bài) đăng báo, tòa soạn sửa lại thành Trần Đăng Khoa.
(Trích Chuyện
vãn về bút danh, tác giả Ngô Vĩnh Bình, báo Sài Gòn Giải Phóng,
qua báo Nhân Dân trên Internet).
*
Đây là một cuốn
sách đã và đang gây chấn động ở trong nước. Nghe kể lại, đã in tới
lần thứ tám hoặc chín, được bán kèm với gần như tất cả những vật dụng
cần thiết cho đời sống hàng ngày của người dân trong nước: tờ giấy
số, nhật báo, hay gói mì ăn liền... Hiện tượng, một tác phẩm "văn học"
đi vào cuộc sống mỗi ngày, là một chuyện khó hiểu. Đừng coi đây như
hiện tượng best-sellers ở Tây-phương. Có lẽ chỉ có thể giải thích
bằng lời phẩm bình của nữ thi sĩ Nga, Akhmatova: Chỉ người nào có
sống ở Nga, và nghe radio (la-dô, đài) mỗi ngày, mới hiểu chủ nghĩa
Cộng-sản là gì. (Only someone who lives in Russia and listens to the
radio every day can understand what communism is, trích dẫn từ Chuyện
trò với Joseph Brodsky, của Solomon Volkov, nhà xb The Free Press, 1998).
Cuốn sách cũng
đang gây "chấn động" ở hải ngoại. Tờ này, tờ nọ chọn đăng lại. Người
viết, khi nghe nói về nó, liên hệ tới chuyện "đói thông tin" ở trong
nước, nghĩ: chắc nó cũng giống hiện tượng Đêm Giữa Ban Ngày đối với
độc giả hải ngoại. Người ta đọc trước tiên vì tò mò, khoan nói
tới mong ước, có trong tay "Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich" (Solzhenitsyn).
Mới đây được đọc,
và thấy có phần đúng. Nhưng không giản dị như vậy.
Riêng phần dữ
kiện, nó hé cho thấy không chỉ đằng sau một chế độ, mà còn đằng sau
một con người, nhiều con người. Nhiều cõi nhân sinh, quan điểm nghệ
thuật, có thể đồng ý, hoặc phản bác, hoặc dựa vào đó, để công kích,
để "chống Cộng"....
Bài quan trọng
nhất, theo tôi, là chân dung tự họa của Trần Đăng Khoa. Đây là điểm
qui chiếu của tác phẩm. Cũng có thể coi chi tiết "viết sai tên, Giang
thành Dang" ở trên như là một ẩn dụ làm nền cho cái đọc Chân Dung
và Đối thoại... của chúng ta.
Bởi vì tất cả
những chân dung sau đó, đều là những "phó bản" của tự họa.
Người viết có
"tham vọng" đọc từng bài, rồi "tản mạn" về từng bài. Như một cách "giao
lưu văn hóa."
Trước tiên là
bài viết, về Tố Hữu, và nhân đó, về Nguyễn Tuân.
Một chuyên gia
về biếm văn, sau khi trích đoạn viết về Tố Hữu, đã cho rằng: những
dòng thơ "phịa", về chiến thắng Điện Biên (chỉ ngồi nhà nghe hóng, rồi
viết), vậy mà đã xúi bao nhiêu con người lao vào chỗ chết.
Nhận xét này
theo tôi đã phần nào nói lên cái được, cái mất của tác phẩm: chính
Trần Đăng Khoa, khi phê bình Nguyễn Tuân cũng mắc đúng một khuyết
điểm như vậy.
Những nhận xét
văn học của Trần Đăng Khoa, phần lớn đã lấy thước đo, là đời sống,
là cái "hiện thực". Trong khi nghệ thuật, nó "đếch cần" cuộc đời.
"Nói theo" nhà thơ Nga Joseph Brodsky: nghệ thuật không bắt chước,
nhưng nó "làm độc" đời sống. (1)
Thơ rất độc, tẩm vào
người nỗi chết (2)
Trần Đăng Khoa hỏi,
về xuất xứ bài Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu cho biết:
"Chịu không thể
nhớ được (...) Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày
chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc chạy qua
bên Bộ Tổng, Quân Uỷ Trung Ương, chỗ anh Văn (Võ Nguyên Giáp) hỏi
xem có đánh nhau ở đâu để viết bài tuyên truyền (...)
-Vậy tin toàn
thắng đến với anh vào lúc nào?
-Lúc ấy khoảng
5 rưỡi hay 6 giờ chiều ngày 7-5. Rừng nhá nhem tối mới có điện từ
anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện 'Hỏa tốc, hỏa tốc
- Ngựa bay lên dốc' ấy là có thật (...) chứ làm gì có 'Đuốc chạy
sáng rừng', với 'Làng bản đỏ đèn đỏ lửa' (...) Thực tế lúc ấy,
nhìn ra xung quanh, rừng tối mù mù (...) Vậy thì loa với ai, thế mà
vẫn loa kêu từng cửa (...) Làng bản đỏ đèn đỏ lửa (...). Này xem ra
không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn chuyện phịa. Chỉ
có điều mình phịa như thật, nên người ta tha cho.
Phịa như thật (thật
nào?). Tại sao lại tha cho ?
Nhưng chi tiết liền
sau đó, mới thật "lạ":
Rồi Tố Hữu lại cười.
Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có dáng vẻ một ông Phật.
Có thể Trần Đăng Khoa
đã quên mất mấy chữ "phịa như thật", nên đã mượn "ma", để "chê"
Nguyễn Tuân.
Bàn về văn Nguyễn
Tuân "Ma" nói:
"Quả ông cụ viết
khá nhiều về món ăn... Nhưng đưa các món ăn lên thành những áng
văn chương, thành văn hóa ẩm thực, trước tiên phải kể đến Vũ Bằng với
Thương Nhớ Mười Hai, Miếng Ngon Hà Nội, Món Lạ Miền Nam.... những kiệt
tác về ăn uống... nó là hồn vía của cả một vùng đất. Văn chương của cụ
Nguyễn chưa đạt đến độ ấy. Đôi khi ngay trong chuyện ăn uống này, ông cụ
cũng lại đùa."
Viết về hai nhà
văn tiền bối như vậy, là không đúng, bởi vì người được khen cũng
không cảm thấy hãnh diện. Chưa kể chuyện, vì cũng là món ăn, cho
nên có người ưa món ăn "Nguyễn Tuân", có người ưa món ăn "Vũ Bằng".
Có người ưa cả hai, chẳng chịu bỏ món nào! Tuy "tham ăn", người viết
có thể đưa những lý do, để nói ngược lại (văn của cụ Vũ chưa đạt
tới độ ấy), nhưng không dám, vì quá vô lễ, cảm thấy nình nếu làm
vậy thì cũng giống như một trong "nhiều người tò mò, lặn lội
hàng trăm cây số bom đạn, tìm đến nhà y, chỉ cốt xem y như xem... ma
quỉ hiện hình. Có người còn bắt y xòe tay nom đường chỉ, vạch tóc ngó
xoáy đầu, rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt thật là bí hiểm" (Chân
dung tự họa).
Có thể họ Trần
sẽ nói: đây là những việc thực, người thực, nhưng khi làm văn chương
"nguyên con" như vậy, nó lại lòi ra bản chất của người viết.
Bởi vì nghệ thuật
không bắt chước cuộc đời. Nó tẩm độc cuộc đời. Độc ở đâu ra?
Độc là cần thiết
trong văn chương, theo tôi. Không độc không trượng phu, mà lị!
Nó làm tác phẩm trở thành một tác phẩm, hay một thảm họa, là tùy người
viết.
Cũng vì cố bám
chặt vào "hiện thực", cho nên họ Trần đã không thấy nét đẹp của
Chém Treo Ngành, của những ngôi sao đánh dấu con đuờng từ giếng trời
về trần trong Những chiếc ấm đất. Phê bình Chém treo ngành, ông
viết: "Đưa việc chém người lên thành nghệ thuật và tả đường đao,
mũi đao với kẻ khoái cảm như một dạng thưởng thức nghệ thuật thì chỉ
ở cõi người mới có nhà phê bình viết bài tán dương, chứ ma thì con
xin vái cụ". Ở đây, họ Trần lại mâu thuẫn với chính ông khi chê Nguyễn
Tuân không đưa việc ăn uống lên thành nghệ thuật. Nhưng ngay câu tiếp
theo cho thấy tại sao:
"Ngay cả kẻ bị chém
là lũ tà đạo, lũ cướp đường, tả thế cũng không ổn, huống hồ đó
là quân khởi nghĩa, những người xả thân vì đại nghĩa cả. Nhà văn lớn
ai lại làm thế."
"Balzac mô tả
cái nón, là bởi vì có người đang đội nó" (3). Đằng sau những loa
dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương
lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu
như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh
đất Điện Biên.
Như chúng ta đều biết,
giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng giấu
kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.
--------------
Chú thích:
(1):... art doesn't
imitate life but infects it. (On Grief and Reason, J. Brodsky).
(2) Mô phỏng thơ
Thanh Tâm Tuyền:
Khi anh đi, anh đi vào
sương đen,
Sương rất độc tẩm vào
người nỗi chết.
(3) G. Steiner, trong
bài giới thiệu "Chủ nghĩa hiện thực trong thời đại của chúng
ta", của G. Lukacs.
Khi
anh đi anh đi vào sương đen
Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết
Hai câu thơ trên,
ở trong một bài thơ của TTT mà trong giới viết lách chỉ có Gấu biết, vì
là thơ không phổ biến. Bài thơ được dán ở trên tường, nơi bàn làm việc của
ông, trong phòng riêng của ông, thời gian đám chúng tôi, bạn của ông em,
thường lấy nhà bà cụ làm nơi tụ tập, tức năm Gấu học thi Tú Tài II. Đó là
hai cuối, những câu trên, Gấu quên, đại khái, khi anh đi.. trời vào thu,
thành phố khuya dài chùm áo cũ, .. chúng ta còn một mình bơ vơ.
TV đã gặp 1 trường hợp, 1 tên
thi sĩ dởm, chôm thơ Joseph Huỳnh Văn, rồi phịa ra, đã từng đọc
"đâu đó", trên Khởi Hành!
Trước 1975, Joseph không hề đăng thơ ở đâu, ngoài
Tập San Văn Chương. Vả chăng, câu thơ mà hắn chôm, là cũng thuộc
thứ thơ chưa từng đăng báo, trong 1 lần Joseph và Gấu cùng say, ở trên
cái chiếu ở nhà bếp của anh, thời gian Gấu ghiền nặng, chắc là anh
cũng nghĩ, Gấu sẽ đi trước anh, bèn:
Khuya nức nở những cõi lòng
không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi
Tên này cũng cực tởm.
Gấu đã từng lầm tưởng là bạn, khi mới ra hải ngoại,
dù chưa từng gặp mặt, và, khi xb cuốn đầu tay của đời thứ nhì, bèn
cố có địa chỉ của hắn, để gửi sách biếu.
Lần gặp ở Tiểu Sài Gòn, hắn vờ Gấu, đếch thèm bắt tay!
Cái sự văn minh, lịch sự, bắt hắn phải cám ơn người
tặng sách hắn.
Bèn nhớ lại, hình như hắn chưa từng cám ơn Gấu đã
tặng sách hắn nữa!
Lần, Gấu kiếm được địa chỉ của Thường Quán, và dù không
quen, cũng gửi sách tặng. Anh đi 1 đường cám ơn thật là đẹp.
Thi sĩ, ít ra cũng phải như vậy chứ. (b)
Một tên nữa, Gấu cũng đã
từng làm MC, ra mắt sách của hắn. Cũng bèn vờ. Trong 1 lần, hắn đi
1 cái còm, trong 1 bài viết trên Da Mùi, trả lời 1 cái còm của
GCC, hắn kết thúc cái còm: "mấy lời".
Hắn mất văn minh [bất lịch sự], đến nỗi không hiểu được, tất cả
độc giả DM đều phải chịu đựng “mấy lời” của hắn!
Còn thi sĩ LH thì trong 1 lần kết thúc 1 cái mail, khi còn quen
biết, meo miếc:
Anh chị LH
Nhờ anh chị tí.
Gấu viết văn còn trước anh chị LH,
tuổi đời cũng nhiều hơn.
Những lỗi lầm như thế, đều
là do thiếu học, thiếu văn minh.
Một người có văn minh, lỡ gặp trường hợp như thế, là
họ xin lỗi, do sơ ý.
Một khi bạn vờ, lập tức bạn biến thành 1 tên khốn nạn!
(1)
(b)
Anh NQT quí mến,
Vừa nhận được Lần Cuối Sài
Gòn trưa nay. Đọc trên chuyến xe lửa từ nhà trở lại sở. Đọc thích thú.
Đọc chia sẻ. Và đọc, không biết tại sao, lại rất buồn, có lẽ những thành
phố anh đang gợi lại đã vĩnh viễn ngoài chúng ta, có phải thế?
Hà Nội là một chiếc bóng đằng sau Sài Gòn. Sài Gòn
là một chiếc bóng đằng sau hiện tại. Chữ gợi lại chập chùng những
bóng. Những người đã từng có mặt. Những chỗ ngồi. Những góc đường.
Những tàng cây.
Mới cách đây vài hôm, đọc lại Rilke, toàn bộ thư của
Rilke và tập Duino Elegies, vẫn còn bần thần, vì nhận ra, quả là đúng,
chúng ta vừa nhìn cái gì, là lập tức cái ấy đã là nội tại, là mất
đi. Mọi thứ đều đã là Lần Cuối. Chúng ta tới đây, như để có mặt, một
lần, nhìn, [hai chữ không rõ nghĩa], rồi qua đi.
Đọc mới xong phần đầu của bút ký, và thơ, đã đầy cả
Sài Gòn của một thời kỳ kỳ lạ, tan hoang, lãng mạn, đổ vỡ, và bi tráng
của nó.
Cám ơn anh đã gửi sách. Đã cho một buổi trưa [chấn
động như nhìn xuống con nước Thị Nghè, trưa có mây - hay là “trưa cỏ
may”?- chiều nhiệt đới, mù trắng xa xa Thủ Đức].
Vài hàng viết gấp kẻo anh trông, sợ sách có thể đi
lạc.
Sẽ đọc tiếp Lần Cuối tối nay. Anh vẫn viết mạnh. Mong anh
mãi được vậy.
[Thư thân hữu, 1998]
TQ
(1)
Lạ, là không 1 đấng này, mà
cả 1 băng!
Bữa diễn trò, có thể nói, thành
công. Nhóm M. "order" một cái bàn riêng, ở kế ngay bên diễn đàn
VHNT, theo cái kiểu "tables séparées", bàn riêng, thêm vách ngăn,
cho chắc ăn. Trong lúc, bên ngoài, Gấu diễn trò thổi ống đu đủ, bên
trong, nhóm "văn hữu", vừa thưởng thức tiếng kèn, vừa nhâm nhi ly rượu
mạnh.
Gấu diễn trò xong, cả đám kéo nhau tới một tiệm khác.
Lúc đó, Gấu cũng có phần của Gấu. Thật chu đáo.
Có điều đếch tên nào thèm lên bục, cầm cái micro, cám
ơn ban tổ chức [PEN Toronto], tên Gấu mắt lé cả!
TTT 10 years Tribute
MARK STRAND
When
I came to the end of the dream, there was Mark Strand.
We were in a vast hall, where the ceiling was too high to see,
And the light slanted down from above, and a cold wind blew.
We sat on a bench in the back. A little ways off,
A teacher was teaching a class, and she asked him to speak,
But he shook his head: he was too tired. Then he turned
To me, and he said, "I don't write anymore. I don't
Even look at the moon. But I read." Then he smiled. "When you
read
The books you most love for the last time, you see
The great works of imagination get better and better.
When you come to that passage where, arrayed in battalions,
With all their flashing armor and flapping banners
And bright wings fanning the starlight, the heavenly host
Throws down its spears, you wonder, although you've read it
A hundred times, 'Will it really happen again?,'
And when it does, you are surprised." There were tears
In his eyes as he said this. But were they tears of sadness,
Or tears of joy, or were they just caused by the wind,
That cold wind blowing and blowing? Then he was gone,
And the teacher was gone, with her class, and the students'
voices,
And all I could hear in the hall was the sound of the wind.
-Joseph Harrison
NYRB
June 9, 2016
TTT
Khóc
đi Nguyễn
Mùa này
gió biển thổi điên lên lục địa
Thanh Tâm Tuyền
Khi thằng em mò tới cuối cơn mộng, thì gặp ông anh nhà thơ ở đó
Hai anh em ngồi ở một sảnh rộng lớn, trần thật cao thật khó nhìn
Ánh sáng nghiêng nghiêng, tỏa xuống từ phiá bên trên, gió lạnh thổi.
Cả hai ngồi trên 1 băng ghế ở phiá sau.
Theo kiểu xóm nhà lá ngày nào,
Lần ông anh vo tròn cái khăn lau bảng từ trên bục giảng ném xuống
tới anh học trò ngỗ nghịch
Một bà thầy giáo đang giảng bài, và biểu anh nói
Nhưng anh lắc đầu: Tôi mệt quá
Và quay qua thằng em
Ta đếch viết gì nữa
Ta cũng đếch thèm nhìn mặt trăng
Nhưng ta đọc
Và rồi anh mỉm cười:
Khi mi đọc những cuốn sách mà mi cực yêu chúng
Lần cuối cùng trong đời
Mi nhận ra 1 điều
Những tác phẩm của giả tưởng
Ngày càng bảnh, bảnh hơn, bảnh hơn nữa
Khi mi đọc tới đoạn, giữa hàng hàng binh đội
Cờ xí ngập trời, gươm giáo loảng xoảng, băng rô lớp lớp….
Mi ngỡ ngàng, dù đã đọc ngàn ngàn lần, cái gì gì, đường ra trận mùa
này đẹp lắm
Ơ kìa, chẳng lẽ lại xẩy ra, xẩy ra nữa?
Và nó lại xẩy ra, thật, và mi ngạc nhiên
Và nước mắt của ông anh chảy ra, khi nói như thế
Nhưng những giọt nước mắt của buồn bã
Của mừng vui,
Hay là do gió thổi?
Và gió lạnh vẫn còn thổi, còn thổi?
Và rồi ông anh bỏ đi
Bà giáo cũng bỏ đi cùng lớp học của bả, cùng những tiếng nói của đám
sinh viên
Và tất cả những gì mà GCC tôi nghe được ở đại sảnh
Là tiếng gió.
Đọc, thì bèn nhớ tới bài "Ải Tây" của TTY tặng TTT.
Khi thấy tôi cầm tập thơ
Thắp Tạ của Tô Thùy Yên, chủ nhà ngạc nhiên,
ông kiếm ở đâu ra vậy.
Tôi tìm hoài mà không thấy!
Câu nói của ông làm Gấu Cà Chớn hết hy vọng chôm, hoặc
mượn tập thơ, thực sự cũng không phải của ông, mà của 1 tay nào đó,
như trang đầu có thủ bút của tác giả cho thấy.
Bèn lấy cái máy hình ra
bấm vài pô:
http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/Mark_Strand.html
A man
is, after all, what he loves.
Brodsky
Nói cho cùng, một thằng đàn ông là "cái" [thay bằng "gái",
được không, nhỉ] hắn yêu.
"What",
ở đây, nghĩa là gì?
Một loài chim biển, được chăng?
The
world is ugly,
and the people are sad.
Đời
thì xấu xí
Người thì buồn thế!
Langston Hughes
A Harlem Dance
Party
Truyện ngắn của Langston Hughes, trên
Người Nữu Ước, 6 &13 2016.
Tuần này, ba tờ Guardian Weekly, NYRB, và The New Yorker
đều có những bài tuyệt vời, và đều như dành riêng cho TV.
Thực sự là thế, thế mới thú.
Truyện ngắn trên, gửi theo ông anh & ông via của GCC & DS mà chẳng tuyệt cú mèo
sao?
TV sẽ có bản tiếng Việt soonest possible.
Bài trên Guardian cuối tuần, mới cực bảnh.
GCC vừa mới phách lối về.... GCC:
Mi được lọc ra để đối mặt với Cái Ác Bắc Kít & Lò Thiêu, ngay
từ những năm bắt đầu học trung học, khi mi chọn làm 1 tên thợ máy Bưu Điện.
Guardian Weekly phán tiếp, đúng như thế!
Bài này quá tuyệt. Đúng thứ Mít cần.
Can đảm không mắc mớ đến triết học, đến trừu tượng. Nó thực, cụ thể còn hơn cả đời sống.
Mi cần một động cơ, một mục đích mà mi cảm thấy mê mẩn vì/về nó
Tại làm sao mà GCC.... can đảm như
thế?
Tớ được đào luyện, trained.
Can đảm, đào luyện?
TTT 10 years Tribute
Trên TLS, số 7 Sept 2012,
GABRIEL JOSIPOVIC điểm 1 số sách mới ra lò về Kafka - vị
thầy gối đầu giường của Sến - đưa ra nhận xét, vào cái ngày
23 Tháng Chín này, thì kể như là đúng 100 năm, ngày Kafka viết cái
truyện ngắn khủng ơi là khủng, “Sự Xét Xử”. Và có thể nói,
vào giờ này, độc giả chúng ta cũng chẳng hiểu ông nhiều hơn, so với
những độc giả đầu tiên của ông, và có lẽ sự thể nó phải như thế,
nghĩa là nó phải chấm dứt bằng cái sự đếch làm sao hiểu được Kafka!
Ở đây, cũng phải đi 1 đường
ghi chú ngoài lề!
1. Cuốn Bếp Lửa
của TTT, chấm dứt bằng lá thư của 1 tên Mít, là
Tâm, bỏ đất mẹ ra đi, đếch thèm trở về, viết cho cô em bà con,
buộc vào quê hương thì phải là ruột thịt, máu mủ. (1)
Quái là, đây cũng là nhận xét của
Walter Benjamin, về Kafka: Cái con quái vật, con bọ VC, do Chúa
Sẩy Thai mà có đó, nó chỉ trở thành bọ, vào 1 buổi sáng, khi
ngủ dậy, ở trong căn nhà của bố mẹ nó.
Điều này giải thích, sự kiện, Nobel
Toán Mít phải nhận cái nhà cho bố mẹ xong xuôi, rồi mới
bỏ đi được!
2. Cuốn Sinh Nhật
của bạn quí của Gấu, khi mới ra lò, Gấu đề nghị, nên
đổi tít, là Sinh Nhạt, và còn đề nghị viết
bài phê bình điểm sách, “Đi tìm 1 cái mũ đã mất”:
Ui chao, đây đúng là chuyện xẩy ra
với tác phẩm của Kafka, theo bài điểm trên như đoạn sau đây
cho thấy:
Truyện ngắn mà Brod gọi
là "Prometheus", được kiếm thấy trong Sổ Tay Octavo Notebooks,
của Kafka, đã được gạch bỏ [crossed out]. Câu kết thúc
của truyện: “Giai thoại thường toan tính giải thích cái không
thể giải thích; bởi vì dưng không trồi lên sự thực [chữ của TTT,
trong Cát Lầy], nó phải lại
chấm dứt trong không thể cắt nghĩa được”
[Nguyên văn: "Legend attempts to explain
the inexplicable, because it arises from a ground of truth,
it must end in the inexplicable”]
Nói rõ hơn, nhân
loại không làm sao đọc được Kafka, vì có 1 thằng cà chớn Gấu "nào
đó", nẫng mẹ mất cái nón đội đầu của ông!
Bạn quí của ông, là Brod, thì cắt
mẹ mất chim của Kafka, để biến ông thành Thánh!
Thánh đâu cần chim!
(1)
Thanh,
Không ngờ Thanh còn nhớ đến anh.
Anh cảm động khi đọc thư. Anh tưởng nơi
quê hương không còn ai nhớ đến anh nữa. Đôi lúc anh vẫn
ân hận rằng anh không buộc với xứ sở một dây liên lạc nào ngoài
anh ra. Nguời ta gặp nhau ở ngoài phố rồi quên nhau ngay, thì
ở quê hương hay một phương trời nào khác gì nhau.
Một hôm tình cờ anh nghe đài phát
thanh và được gặp giọng hát Thanh.
Vẫn giọng ấy. Trở về mái nhà xưa. Anh
định viết cho Thanh nhưng anh nghĩ biết đâu, Thanh chẳng đã
quên anh rồi như mọi người. Được thư Thanh anh phải cám ơn Thanh
nhiều.
Thanh lại sống một mình. Nga đã lấy
chồng. Chắc Nga thôi viết văn rồi nhỉ? Bên này anh cũng
có người bạn gái là văn sĩ nổi danh. Thanh hát lại là phải,
anh đã chẳng nói thế sao? Vợ chồng Minh vẫn mạnh khỏe, được mấy
cháu rồi? Hãy nói với Minh lấy tên anh đặt cho một đứa con của
Minh để anh được đinh ninh anh còn nhiều liên lạc với quê hương.
Chúng ta là những người sinh ra để đi
một mình suốt đời. Thanh hãy can đảm nhận lấy điều ấy. Đi một
mình suốt đời khó nhọc đấy chứ. Không có một sự gì ràng
buộc ta, thật là bất hạnh.
Những buổi trời lạnh, tự sửa soạn bữa ăn
lấy, anh nhớ Thanh hơn hết. Anh chỉ còn có Thanh và chắc
Thanh chỉ còn có anh. Hãy cho anh sự tin tưởng khi anh có
dịp trở về quê hương, anh đã có sự ràng buộc, ấy là Thanh. Không
phải những người bạn. Bạn chưa đủ. Buộc vào quê hương phải là
những người cùng máu mủ với mình.
Chúng ta phải tự tạo lấy sự ràng buộc
nhau để cùng bám chặt quê hương, nếu không chúng ta sẽ mất
trong sự quên lãng.
Anh yêu quê hương vô cùng và anh
yêu em vô cùng.
Tâm
Viết xong tại Thủ Dầu Một
vào tháng 10-1956
Đọc cái thư thấy sến ơi là sến.
Nhưng
phải như thế, thì mới cân bằng được với cái nội dung
của 1 cuốn sách, viết về anh Bắc Kít, Hà Lội, chưa sống đã
già, chưa già đã chết, trong Bếp Lửa.
Hiền trong MCNK, có gì
giống nhân vật Khúc Phi Yến trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, của Kim Dung,
xuất hiện rồi biến mất. Duy, bạn Kiệt, đã từng tính hỏi bạn mình,
Hiền đâu rồi? Còn Kiệt, thì thú thực với bà vợ Thuỳ, anh đưa cô
ta tới… đó, rồi trở về với em, với con.
Đó, là chỗ nào?
TTT không thể ngờ được, chỗ đó, là…
internet!
Bởi là vì với ông, chỗ
đó, là ở trong bài thơ Dickinson, mà ông đã từng dịch, để tạ
lòng tri kỷ, trong đó có Duy, và những độc giả của ông.
Chỗ đó, là… nấm mồ! Trước, Gấu cứ nghĩ,
đó là 1 lost domain, như trong anh Môn, thí dụ, hóa
ra không phải.
http://www.tanvien.net/Roman/as_22.html
Duy muốn hỏi Kiệt: Hiền đâu? Hiền ra
sao?
[Milena letters to Max Brod]
[Bạn có thể tưởng tượng, đây là
thư của "đảo xa", gửi cho MT, viết về TTT!]
Dear Herr Doktor:
[beginning of August 1920]
... Obviously, we are all capable of
living, because at one time or another we have all taken refuge
in a lie, in blindness, enthusiasm, optimism, a conviction,
pessimism, or something else. But he has never fled to any refuge,
not one. He [Kafka] is absolutely incapable of lying, just as he
is incapable of getting drunk. He lacks even the smallest refuge;
he has no shelter. That is why he is exposed to everything we are
protected from. He is like a naked man among the dressed ... Everything
he is, says, and lives cannot even be called truth; actually, it is
predetermined being, being in and of itself, being with nothing added
that might allow him to distort his picture of the world- whether into
beauty or distress. And his asceticism is completely unheroic-hence all
the greater and loftier. All "heroism" is lying and cowardice. This is
not someone who chooses asceticism as a means to an end; here is a man
who is forced to be ascetic because of his terrible clairvoyance, his purity
and inability to compromise.
There are very intelligent people
who also refuse to make compromises. But they don magic glasses
and see everything in a different light. That's why they don't need
any compromises. That's why they are able to type quickly and have
their women. He stands beside them and gazes at them in wonder, at
everything, even this typewriter and these women. He will never understand.
His books are amazing. He himself
is far more amazing. Many thanks for everything. I wish you
all the best. I'm allowed to visit you when I come to Prague,
am I not? I send you my most heartfelt greetings.
Hiển
nhiên tất cả chúng ta đều có thể sống, bởi là
vì lúc này lúc khác, chúng ta đều có thể kiếm ra nơi ẩn náu,
trong 1 lời dối trá, trong sự mù lòa, hưng phấn, lạc quan,
tin tưởng, biếm thế, hay một điều gì khác. Nhưng anh ta [Kafka]
không làm được như thế, anh ta chẳng bao giờ chạy tới bất cứ 1 nơi
ẩn náu, không một nơi ẩn náu. Anh ta tuyệt đối không thể nói dối,
như anh ta không thể say rượu. Anh ta không có lấy 1 chốn ẩn náu
cho dù nhỏ bé nhất. Anh ta không có 1 nơi trú ẩn. Chính vì thế
mà anh ta cứ thế phơi ra trước mọi thứ, mọi điều mà chúng ta được
che chở, từ chúng. Anh ta như thể 1 kẻ trần truồng, giữa đám người ăn
vận quần áo. Mọi thứ, mọi điều anh ta là, nói, và sống, không
thể, ngay cả, được gọi là sự thực; sau cùng, đây là một sinh vật
được tiền định, tính toán từ trước, một sinh vật ở trong nó, và của
chính nó, có mà chẳng cần hư vô thêm vào, cái hư vô có thể cho phép
anh vặn vẹo hình ảnh của anh ta về thế giới - trở thành cái đẹp, hay
sự chán chường, kiệt quệ. Và chủ nghĩa khổ hạnh của anh ta thì
hoàn toàn không-anh hùng - từ đó, tất cả lớn lao, cao vời vợi.
Mọi “chủ nghĩa anh hùng” thì là dối trá, hèn nhát. Đây không phải
là 1 kẻ chọn khổ hạnh, như là một phương tiện đưa tới cứu cánh;
dây là 1 người đàn ông bắt buộc khổ hạnh bởi là vì cái tiên tri
khủng khiếp của anh ta, sự trong trắng của anh ta, và cái không thể thoả
hiệp của anh ta.
Letter in the Sofa
1957
Life
finds a thousand ways to cheat lovers.
Đời kiếm đủ
cách để gạt những kẻ yêu nhau
|
|