|
Cali Nov
2012 With Sad Seagull
Lần gặp đầu
Jérôme
Lindon
Một bữa, năm
1950, một người bạn, Robert Carlier, biểu tôi, ông phải đọc bản thảo
của tay này,
một gã Ái nhĩ lan, viết văn bằng tiếng Tây. Hắn tên là Samuel Beckett.
Sáu nhà
xb đã từ chối. Tôi lúc đó trông coi Nhà
xb Nửa Đêm được hai niên. Vài tuần sau,
nhà xb nhận được ba bản thảo: Molloy,
Malone meurt, L’Innommable, với cái tên tác
giả lạ hoắc nhưng bề ngoài quen thuộc.
Chính là từ
ngày đó mà tôi biết tôi sẽ là nhà xb, thứ
thiệt. C’est de ce jour que j’ai su
que serai peut-être un éditeur, je veux dire un vrai
éditeur. Ngay dòng đầu – “Tôi ở trong căn phòng của mẹ tôi. Tôi
bây giờ sống ở trong căn phòng này. Tôi cũng không biết như thế nào tôi
lại sống
ở trong căn phòng này” – ngay dòng đầu, cái đẹp rã rời, nát tan, la
beauté écrasante,
của bản văn đã hớp hồn tôi. Tôi đọc Molloy
trong mấy tiếng đồng hồ, như chưa từng
đọc 1 cuốn sách…. Một bản thảo chưa từng được in ra, không phải
chỉ chưa được
in ra mà là bị nhiều nhà xb từ chối. Tôi không làm sao tin nổi.
Bữa hôm sau,
tôi nói với bà vợ, Suzanne, phải in liền tù tì ba cuốn, mà tôi lại đếch
có tiền.
Bà lo chuyện mang hợp đồng đến cho Samuel Beckett ký kết, và mang về
cho tôi. Đó
là ngày 15 Tháng Chạp 1950. Vài tuần sau, ông ghé văn phòng của tôi. Bà
vợ tôi
kể lại, ông ra về mặt buồn thiu. Và Suzanne rất ư là ngạc nhiên. Hay là
tụi chúng
tôi có làm gì ông buồn. Cái hợp đồng in sách đầu tiên của ông có
gì làm ông không vừa lòng. Và ông trả lời ngược hẳn, là ông quá mừng,
nhưng thật ái ngại, vì cái việc in sách của ông, sẽ làm cho chúng tôi
thất bại, nếu không
muốn nói, phá sản, que la publication de Molloy allait nous conduire à la
faillite.
Cuốn sách ra
lò 15 Tháng Ba. Chủ nhà in, 1 tay Alsacien, dân Ky Tô, sợ liên can đến
thuần phong mỹ tục, đếch dám để tên nhà in ở cuối cuốn sách.
Vài ngày sau
tôi viết thư cho Sam để biểu ông gửi tôi một tấm hình, và 1 truyện
ngắn ông
hứa gửi cho tờ báo.
Và ông trả lời, thư sau đây:
10.4.51
Cher
Monsieur Lindon,
Nhận được thư
ông hôm qua. Sướng điên lên về cái món tiền a văng của ông.
Chiều nay đi
chụp hình. Ngày mai gửi liền
Tôi nghe nói
là Roger Blin đang tính dựng kịch của tôi. Chắc là phải đòi tí tiền
còm. Nhưng
căng đấy, tôi muốn nói cái việc cho phép dựng kịch của tôi. Hãy đợi Godot. Nhưng
ngày mai, chưa đâu. Attendons Godot,
mais pas pour demain.
Cái truyện
ngắn, phần đầu dưới cái tít La Fuite
[Trốn chạy], đã đăng trên Thời Mới, Les
Temps
Modernes, tùy ông sử dụng….
1. Món tiền tạm
ứng, tôi nhớ không lầm, thì là 25 ngàn Phật lăng cũ.
2. Cái kịch ở đây
là Trong khi chờ Godot, ở
Paris. Những nhà hát từ chối từ lâu, vì kịch đếch
có “đàn bà, cộng sản, thầy tu”.
Sau cùng ra mắt tháng Giêng 1953.
*
The best
part of a writer's bigraphy is the biography of style.
Nabokov
Cái phần đẹp
nhất của tiểu sử một nhà văn là tiểu sử của văn phong.
Tuyệt!
Áp dụng vào
trường hợp Gấu Nhà Văn lại càng tuyệt.
Cái
truyện
ngắn đầu tay của Gấu, Những Con Dã Tràng,
viết sau lần đi nghỉ hè biển Nha Trang, sau khi rớt Tú Tài Hai, khóa I,
gửi thẳng
xuống tòa soạn Sáng Tạo, được TTT khen um lên, qua lời kể lại của bà cụ
của ông,
và ST tính đi, nhưng báo ngỏm, và sau Gấu thấy cái tên Sơ Dạ Hương
trong mục hộp
thư của tờ Văn Nghệ của băng
Dương Nghiễm Mậu, Lý Hoàng Phong, nhưng sau không
thấy đăng.
Gấu cũng bỏ, vì thực tình lúc đó, còn lo học.
Chỉ mãi sau này, thì Gấu
mới hiểu ra, có 1 cái gì đó trục trặc với cái truyện ngắn đầu tay, dù
được
khen, và cái chuyện tờ Văn Nghệ vứt
thùng rác, có thể lại là cái hay cho Gấu.
Trước 1975,
Gấu không được quen Đỗ Long Vân. Có gặp, đúng hai lần. Một, ở Quán
Chùa, ông đi
cùng một hai người bạn, liền ngay sau bài giới thiệu Gấu viết về 1 cuốn
sách của
ông mới ra lò, đăng trên trang VHNT của nhật báo quân đội VNCH, Tiền
Tuyến.
Gấu có nhắc
lại cuộc gặp gỡ này, trong bài tưởng niệm ông, khi nghe tin ông mất,
trước đó
cũng lâu, ở quê nhà, trên tờ Văn Học của NMG. Bài viết thực sự là cho
báo Sóng
Văn, nhưng NMG, đọc bản thảo, thú quá, bèn biểu “thằng người
làm”,
“thằng viết
muớn”, thằng “hitman”, ông cho tôi bài này. Ông chủ báo Sóng Văn, biết,
bực lắm,
nhưng cũng bỏ qua!
Lần thứ nhì,
gặp ông, là đi cùng với Joseph Huỳnh Văn tới Đài truyền tin Phú
Lâm, nơi
ông trực
thuộc, khi bị bắt đi lính, như là 1 bình nhì, vì không trưng bằng cấp,
tuy là
giáo sư Đại Học. Joseph hẹn gặp, để lấy bài Truyện Kiều ABC, của DLV,
viết cho
tờ Tập San Văn Chương.
Chắc cũng chỉ
tình cờ, bữa tá túc nhà bạn Bạn, ông hỏi tôi, Đỗ Long Vân thuộc băng
đảng nào
trước 1975.
Gấu bèn ngớ
ra, và sau đành nói đại, ông hay viết cho tờ Trình Bày, như vậy, chắc
thuộc
băng “phản chiến”!
Còn ông bạn
họa sĩ đang ngồi khoa tay, thì trong 1 lần nhậu, cho biết, có gặp bà xã
của Đỗ
Long Vân, trong lần triển lãm tranh ở Houston, Texas, và có nhắc tới
cuốn Gấu
viết về DLV, bà xã của ông bèn đưa ra nhận xét, ông ta có viết, nhưng
đâu có viết
gì về Đỗ Long Vân!
Đúng như vậy.
Gấu không được quen với DLV.
Những bè bạn
của ông, viết, mới đúng.
Đinh Cường
có lần nhắc tới DLV, ngồi đọc sách, trong khi ông nhậu với mấy đấng bạn
khác,
hình như thế.
Mới đây, Gấu
đọc báo trong nước, 1 tay nào đó, có viết về cái
chết, thật
là đau lòng của ông, nhưng thôi, bỏ.
VC viết thì cũng khó tin, nhưng quả là những
ngày sau 1975 của ông thì thê lương hơn nhiều, so với những ngày cũng
thê lương
chẳng thua gì, trước 1975.
Đời Gấu Cà
Chớn mà chẳng thê luơng sao?
Hà, hà!
Đâu có sao!
Mà có sao
thì cũng đếch cần!
Duyên do Gấu
viết về bản văn “Vô Kỵ giữa chúng ta” của Đỗ Long Vân:
Gấu về Hà Nội,
vớ được nó, tại 1 sạp báo. Từ sạp báo, nhìn qua con hồ, Hồ Gươm, Gấu
muờng tượng
ra 1 cái tiệm thuốc Tây, hồi Gấu được về Hà Nội học, 1954 còn thấy nó,
nghe nói
của gia đình DLV. Ông đi Tây học, để về làm chủ tiệm thuốc Tây, nhưng
mê văn
chương, nhất là mê Simone Weil, thế là bèn tung hê hết. Cái chết của
ông, như
sau này đọc qua 1 tay nào trong nước viết, nếu đúng như thế, thì chắc
cũng là
noi gương Simone Weil.
Về lại
Canada, Gấu vừa gõ bài viết của DLV, vừa viết ở bên lề bản văn, lập lại
trường hợp
Đạt Ma Tổ Sư viết Cửu Dương Thần Công, ở bên lề 1 cuốn kinh Phật, vì
vậy mà sau
này mở ra 1 trường giang hồ gió tanh mưa máu, cùng sự xuất hiện của đủ
các thứ
môn phái võ học, nào Nga Mi, nào Côn Luân, nào Võ Đang....
Tưởng Niệm Đỗ
quân và Joseph Huỳnh Văn
Đỗ Long Vân
mất tại quê nhà tháng Tám năm 1997. Người viết chỉ được biết, nhân đọc
mục thư
tín trao đổi với bạn đọc của một tạp chí văn học ở hải ngoại.
Và sau đó có
viết vài dòng về ông, như một tưởng niệm muộn, và mượn ngay tên bài
viết của
ông làm của mình. Cả bài viết của ông, sau bao tai biến, chỉ còn lại
một cái
tên trong trí nhớ người viết. Gửi theo ông rồi, mới quên điều tính hỏi:
Vô Kỵ
là ai, mà ở giữa chúng ta?
***
"Mỗi một
bài viết bạn đang đọc…", bạn đọc hãy coi những dòng sau đây, như là một
bài viết bên lề, vẫn như một lời tưởng niệm muộn, gửi theo người đã
khuất.
***
Chết là hết,
như người Việt thường nói. Nhưng Volkov, trong bài viết tưởng niệm thi
sĩ
Joseph Brodsky, "Con sói cô đơn của thơ ca", đã trích dẫn câu thơ của
nữ sĩ Akhmatova, "Khi một người đàn ông chết, những bức chân dung của
người
đó thay đổi", và đưa ra nhận xét, "có chút chi lạnh lẽo ở hai dòng
thơ này". Theo ông, thường ra, khi được tin một người bạn mất, và được
trao công việc lọc lựa những bức chân dung, ông nhận thấy có những thay
đổi thật
tế vi, đôi khi gây kinh ngạc, từ nét mặt người quá vãng. Như thể thần
chết vạch
giùm cho chúng ta thấy một ý nghĩa, một viễn tượng nào đó, ở nơi người
chết, chỉ
sau khi đã phán bảo: người này chết rồi. Những giai thoại-sau cái chết
(the
posthumous legend) càng mạnh, hậu quả của chúng càng xáo trộn, ở nơi
những bức
chân dung đó. Và theo Volkov, chuyện như vậy đã không xẩy ra, trong
trường hợp
của Joseph Brodsky. Sau khi ông mất vì bịnh tim vào ngày 28 tháng Giêng
năm
1996 ở New York City, giai thoại về ông khi còn sống nhập hẳn vào những
bức
hình của ông, qua đó, là thời niên thiếu nổi loạn trong một thành phố
bị vây
hãm, cuộc vây hãm 900 ngày, dài nhất trong lịch sử cận đại, chưa kịp
hồi phục bị
giáng thêm đòn thanh trừng thời kỳ Stalin, rồi tới bản án theo kiểu
Kafka của
nhà nước Xô viết…
Người viết
đã có lần giới thiệu bài tưởng niệm Joseph Brodsky, của T. Tolstaya,
rồi nhân
đó, tưởng niệm một nhà thơ Việt. Một người quen đã bực mình, tại sao
lại để hai
nhà thơ kế nhau như thế? Brodsky thì ai cũng biết, nhà thơ bạn anh, đâu
có ai
biết đến mà chơi cái trò ăn theo!
Tôi thật sự
ngạc nhiên, khi bị hỏi như vậy, lần đó.
Trong bài viết
của Tolstaya có nhắc tới một người thợ mộc ở Moscow, nhân được phỏng
vấn, đã trả
lời: Tôi chỉ mong có một cuộc sống riêng tư. Như Joseph Brodsky!
Anh bạn nhà
thơ của người viết sau 1975 đã làm nghề thợ mộc. Trước đó anh làm nghề
dạy học.
Anh khoe, tìm thấy những vân gỗ y hệt những vần thơ!
Cái ông thợ
mộc chẳng ai biết đến đó lại mong có một cuộc đời rất riêng tư của một
nhà thơ
được giải Nobel văn chương!
Cái ông thợ
mộc bạn tôi, giả sử như gặp nhà thơ Nga ở cái thế giới nào đó, có thể
sẽ là hai
người bạn thân. Tôi thực sự mong mỏi như vậy. Và tôi còn tin rằng
Joseph
Brodsky sẽ thèm thuồng cái số phận của anh bạn thơ của tôi, ở trong cái
thế giới
cả hai đã cùng từ bỏ.
Nhà thơ Nga
bị nhà nước Nga tống xuất, xin xỏ mãi để được ở lại, mà không được. Bạn
tôi cứ
tà tà ở lại, chẳng ai đuổi, và cũng chẳng thèm đi! Bạn tôi làm thợ mộc,
nhà thơ
Nga phải làm nghề mổ tử thi. Ông tự hào về nghề đó, và xấu hổ khi phải
bỏ nghề.
Anh bạn nhà thơ của tôi tự hào là một anh thợ mộc, và anh tìm thấy thơ
ở đó,
khi không còn có thể làm thơ được nữa.
Thử hỏi
Brodsky có tìm thấy thơ từ những xác chết hay không?
Anh bạn nhà
thơ của tôi, là bạn thân của Đỗ Long Vân.
Tôi viết bài
tưởng niệm Đỗ quân cũng trong ước vọng đó: được có một cuộc đời riêng
tư như Đỗ
quân.
Bởi vì cái
cuộc đời riêng tư đó thật là hiển hách vô cùng, đối với đám tụi tôi.
Đám chúng
tôi, khi đi trình diện nhập ngũ, trưng đủ thứ bằng cấp, để được đi học
sĩ quan
(bằng tú tài), để được biệt phái về một đơn vị không tác chiến (bằng
chuyên
môn)…
Đỗ quân, tuy
bằng cấp đầy mình, đã từng du học Paris, giáo sư đại học, đi trình diện
như một
cái bang chẳng có một túi nào!
Sĩ quan,
binh lính miền nam trước 1975 thường mặc quân phục bó sát người. Kỷ
niệm của
tôi về Đỗ quân, trong lần tình cờ đi cùng anh bạn thi sĩ Joseph Huỳnh
Văn ghé
thăm ông tại Đài Truyền Tin Phú Lâm, là một anh lính trong bộ quần áo
nhà binh
rộng thùng thình, tươi cười, thoải mái. Tôi có cảm tưởng ông thoải mái
hơn cả lần
đầu gặp tại quán Cái Chùa, đường Tự Do.
Trích Vô Kỵ giữa chúng ta
Vô Kỵ Giữa
Chúng Ta
Tribute to DLV
Đỗ Long Vân,
tác giả Truyện Kiều ABC, Vô Kỵ Giữa
Chúng Ta, Nguồn Nước Ẩn Trong Thơ Hồ Xuân
Hương... đã mất tháng Tám năm vừa qua (1997), tại quê nhà. Người
biết chỉ được
tin, qua mấy dòng nhắn tin, trong mục thư tín, trên tạp chí Văn Học, số tháng
Ba, 1998.
Ngay từ trước
1975, ông đã sống một cuộc sống lặng lẽ, "từ chối" mọi đặc quyền, nếu
có thể gọi đây là một đặc quyền mà chế độ Miền Nam dành cho những người
có bằng
cấp: được đi học trường sĩ quan Thủ Đức. Khi bị gọi động viên, ông đã
trình diện
như là "lính trơn", nghĩa là chẳng trưng ra những bằng cấp, chẳng nhớ
gì (?) tới những năm tháng du học Paris. Bạn với một số bạn lặng lẽ:
Joseph Huỳnh
Văn, Phạm Kiều Tùng, hình như có cả Nguyễn Tử Lộc, và đứa em út trong
bọn, Nguyễn
Đạt (gọi là em út, vì nhà thơ này là em ruột Nguyễn Nhật Duật), nghĩa
là hầu hết
anh em trong nhóm Tập San Văn
Chương. Khi cả bọn xúm nhau làm tờ báo, chỉ có
Joseph Huỳnh Văn,"Tổng Thư Ký" tòa soạn, mới đủ tư cách mang "cẩm
nang võ công của Trương Tam Phong, tổ sư phái Võ Đang", nói nôm na,
những
bài Cầm Dương Xanh của anh,
tới "Thiếu Lâm Tự", Bắc Đẩu Võ Lâm, để đổi
lấy một cách đọc bí kíp/văn bản: Hãy đọc ở độ thấp nhất, mức độ ABC,
của nó.
Tôi chỉ còn
giữ được một kỷ niệm về Đỗ quân, về Nguồn
Nước Ẩn, khi cuốn sách được xuất bản,
thời gian tôi đang phụ trách trang Văn
Học Nghệ Thuật cho một nhật báo. Bèn viết
bài giới thiệu.
Phải nói rõ
một điều: Đỗ Long Vân, cũng như tôi, và nhiều người khác nữa, đều có
chung một
số ông thầy. Và cái trường phái võ học/văn chương đang thịnh hành hồi
đó là cơ
cấu luận, với những đại gia như Roland Barthes, Claude Lévi-Strauss...
Khi đọc
Nguồn Nước Ẩn, trí óc tôi còn tràn ngập những hình ảnh, những
chiêu thức phê
bình văn chương, thí dụ như, phê bình là siêu-ngôn ngữ, phê bình là một
bản văn
(choàng, cover) trên một bản văn, là sáng tạo của sáng tạo... Nói tóm
lại, tôi
không đọc tác phẩm của Đỗ quân, mà chỉ lo ca tụng nguồn võ công đã sản
xuất ra
một chiêu thức kỳ tuyệt như thế.
Vẫn là câu
chuyện Cửu Dương Chân Kinh, của Thiếu Lâm, và võ công của
Trương Tam Phong, tổ
sư Võ Đang. Tuy thoát thai từ Cửu Dương Thần Công, nhưng Miên Chưởng, Thái Cực
Quyền/Kiếm...
là hoàn toàn do Trương Tam Phong tổ sư sáng tạo ra. Theo nghĩa đó, Cửu
Dương thần
công chỉ đạt tới mức siêu việt của nó, qua nhân vật Vô Kỵ, người mang
trong
mình tất cả những võ công chính tà: Cửu Dương/Càn Khôn Đại Nã Di. Nếu
không có
Trương Tam Phong, không có Cửu Dương Công, bởi vì nó sẽ mục nát trong
Tàng Kinh
Các, hay mãi mãi "ở trong dầu", tức là trong bụng một con vượn.
Đây một chân
lý văn chương/võ học, theo ý nghĩa của Borges, khi ông viết về Kafka:
mỗi nhà
văn phải sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó.
Bản thân
Borges ảnh hưởng
nặng nề Kafka, nhưng giữa những ngụ ngôn của ông, và của Kafka là một
khoảng
cách vời vợi.
Buổi sáng
đó, Đỗ quân rời núi, tới chùa (quán Cái Chùa, ở đường Tự Do, Sài-gòn);
khi một
người nào đó, cùng ngồi bàn, nhắc tới bài điểm sách, và cho rằng, đây
là những
lời khen tác giả Nguồn Nước Ẩn, ông nhìn tôi, cười: Bạn ơi, bạn đâu có
khen
tôi, mà là khen Roland Barthes.
Tatyana
Tolstaya, trong một bài tưởng niệm nhà thơ Joseph Brodsky, có nhắc đến
một cổ tục
của người dân Nga, khi trong nhà có người ra đi, họ lấy khăn phủ kín
những tấm
gương, sợ người thân còn nấn ná bịn rịn, sẽ đau lòng không còn nhìn
thấy bóng
mình ở trong đó; bà tự hỏi: làm sao phủ kín những con đuờng, những
sông, những
núi... nhà thơ vẫn thường soi bóng mình lên đó?
Chúng ta quá
cách xa, những con đường, những sông, những núi, quá cách xa con người
Đỗ Long
Vân, khi ông còn cũng như khi ông đã mất. Qua một người quen, tôi được
biết, những
ngày sau 1975, ông sống lặng lẽ tại một căn hộ ở đường Hồ Biểu Chánh,
đọc, phần
lớn là khoa học giả tưởng, dịch bộ "Những Hệ Thống Mỹ Học" của Alain.
Khi người bạn ngỏ ý mang đi, ra ngoài này in, ông ngẫm nghĩ rồi lắc
đầu: Thôi để
cho PKT ở đây, lo việc này giùm tôi....
NQT
Cali Nov
2012 With Sad Seagull
“Anh có thật?
Ngày chủ nhật kia có thật? Ngôi chùa gió lộng có thật? Ngôi nhà trong
đêm thơ mộng
khủng khiếp nhớ đời có thật? Em hỏi em hoài chừng ấy và hoang mang
không thể tưởng.
Những tiếng
nổ ở phi trường buổi sáng em đi thì chắc chắn có thật. Chúng nổ inh
trong tai
em, gây rung chuyển hết thẩy. Những nụ hôn chia biệt cũng có thật, còn
như hằn
rát hai bên má em, không biết bao giờ phai.”
TTT: Một Chủ
Nhật Khác
Gấu Nhà Văn,
quá đát, chẳng dám mơ những nụ hôn hằn rát hai bên má, khi gặp gỡ, cũng
như khi
chia biệt, với Sad Seagull, nhưng có được 1 cái ôm nhẹ, và 1 cái hôn
thoảng, lúc
hạnh ngộ.
Samuel
Beckett, một thoảng nhớ...
Về cái chuyện
sống, Sam đặt cho mình 1 kỷ luật nghiêm ngặt. Một tối, hai đứa chúng
tôi có hẹn
nhậu, liền sau khi Gill và tôi lấy nhau, em lần đầu, còn tôi, một, hai,
ba, lần
thứ ba.
Một vợ là đủ rồi. Ông gật gù, lèm bèm. Đó
là tất cả những gì mà 1 người đàn ông cần có. Yeats một, và chỉ một mà
thôi,
như thằng cha GCC. Joyce thì cũng thế. – Tôi cũng sẽ chỉ có thế.
Sam có những người hùng của ông… và tôi
nghĩ tôi chẳng bao giờ được kể như 1 trong số đó.
Những hồi ức quan trọng nhất của tôi về Beckett
thì không phải về 1 nhà văn thần sầu, số dách, tuyệt cú mèo. Những mà
là một
người bạn thần sầu. Tôi biết đến ông, là qua những gì ông viết - Tình
cờ gặp ở
Factory Bistro. Một tay nào đó, đứng xớ rớ đó, giới thiệu. Ông nói, tôi
đọc ông
nhiều rồi, nay mới gặp - nhưng liền đó, với tôi, ông trở thành một
trong số ít ỏi,
mà chúng ta cẩn thận chọn, ngược hẳn ý bà mẹ, để phục vụ, như là ông
via của
mình.
Lần gặp chót, cách đây chừng vài tháng, thì
ông mỏng và trong suốt như... 1 anh VC nằm
dưới hố được tụi Ngụy lôi lên!
Ông sống trong 1 phòng của 1 cái nhà dành
cho đám người già ở đường Remy-Dumonce, chỉ cách nhà của vị bác sĩ "môi
hở
răng lạnh" của ông chừng vài nhà. Tôi sững sờ khi nhận ra, ông sống y
chang 1 nhân vật do ông phịa ra. Để tới được căn phòng của ông, người
ta phải
đi qua 1 cái gì được gọi như là "phòng giải trí" của người già. Chừng
một, hoặc hai tá ông già bà lão Tẩy ngồi một dọc, giống như đám chim sẻ
trên sợi
dây điện, coi 1 màn ca hát nhảy múa thật là cà chớn, của một người đàn
ông trên
màn hình của 1 cái TV đen trắng, ở xứ Bắc Kít, khi chưa giải phóng được
Miền
Nam để… nhận hàng, dù là bơ thừa phó mát
cặn
Yankee mũi lõ bỏ lại. Tôi nhảy bổ vào giấc mơ chiến thắng Miền Nam của
đám già
đang chia sẻ cho nhau này, và hỏi phòng của bạn quí của tớ ở chỗ nào.
Có vẻ như
chẳng có ai biết ông. Tôi kiếm văn phòng của “viện dưỡng lão”, và sau
đó, được
dẫn qua một cái sân nhỏ ở đằng sau khu nhà, và tôi nhìn thấy một căn
phòng nhỏ xíu,
ở tầng chệt, màn cửa sổ ấp ló. Beckett ở trong phòng, mặc 1 cái áo cũ
te tua, làm
việc với cây viết và mực, tại 1 cái bàn [loại bàn thường dùng để chơi
bài bridge].
Tôi đột nhiên
đứng sững, lơ láo nhìn, nhớ lại cú sốc của Beckett, lần ông
khám phá
ra, tôi đếch biết “Dong buồm tới [Sailing to] Byzantium” của Yeats.
Đêm
đó, trước
khi rời cái bàn, bài thơ của Yeats chạy từ hồi ức của Mr Beckett qua
hồi ức của
tôi, cùng với 1 cái ghi chú nho nhỏ, có tính khoa bảng, của sự cẩn
trọng,
của
Sam: "Tôi thực sự không hoàn toàn gật đầu hài lòng, ở cái phần “linh
hồn
vỗ tay”
của bài thơ!"
ISRAEL
HOROVITZ
Khi thấy tôi
cầm tập thơ Thắp Tạ của Tô Thùy Yên,
chủ nhà ngạc nhiên, ông kiếm ở đâu ra vậy.
Tôi tìm hoài mà không thấy!
Câu nói của ông
làm Gấu Cà Chớn hết hy vọng chôm, hoặc mượn tập thơ, thực sự cũng
không phải của
ông, mà của 1 tay nào đó, như trang đầu có thủ bút của tác giả
cho thấy.
Bèn lấy cái máy
hình ra bấm vài pô:
Il ritorno d'Ulisse
Returning from a lengthy trip
he was astonished to find
he had strayed to a country
not his place of origin
For all his encounters in
scattered spots
with the black paper hearts of men
shot by the arquebuse
his bow-and-arrow story
did not happen
Then there was Penelope's
Castilian grandmother
blocking his entry at the garden gate
wordless and busy with embroidery
Sure, the grandchildren
are smiling in the background
apparently better disposed
towards foreigners
Their furtive hopes
still almost too small
for the naked eye
(But the idea is good
and the noise far away
even the building)
Sebald
Note: Bài thơ này làm nhớ một,
hai bài thơ trong Thơ Ở Đâu Xa,
tả cảnh anh tù, nhà thơ, sĩ quan VNCH, gốc Bắc Kít, về quê Bắc Kít
ngày
nào, và, tất nhiên, còn làm nhớ bài thơ của TTY, Ta Về.
Ta Về
Trở về sau 1
chuyến dài dong chơi địa ngục
Hắn kinh ngạc
khi thấy mình lạc vô 1 xứ sở
Đếch phải
nơi hắn sinh ra
Trong tất cả
những cú gặp gỡ ở những điểm này điểm nọ rải rác, tản mạn
Với những
trái tim giấy đen của những người bị bắn bởi cây súng mút kơ tông
Thì giai thoại,
kéo cây cung thần sầu, bắn mũi tên tuyệt cú mèo, đếch xẩy ra.
Và rồi thì
có bà ngoại Tây Bán Nhà của bà vợ Penelope của hắn
Bà chặn đường
đếch cho hắn đi qua cổng vườn
Đếch nói 1
tiếng, và tỏ ra bận rộn với cái trò thêu hoa văn khăn tay
Gửi người
lính trận vượt Trường Sơn kíu nước, hà, hà!
Tất nhiên rồi,
chắc chắc là có lũ con nít
– không phải
lũ con nít nhếch nhác kéo nhau coi lũ tù Ngụy đi qua thôn nghèo –
chơi ở vườn
sau, chúng có vẻ rất tự nhiên, cười đùa với khách lạ
Những hy vọng
ẩn giấu của chúng
thì vẫn quá
nhỏ nhoi,
với con mắt
trần trụi
(Nhưng ý
nghĩ thì tốt
Và tiếng động
thì xa
mặc dù tòa
nhà)
Ba tập thơ,
của TTT, TTY, và của Sebald, lạ, là có cùng 1 air.
Với TTT, là
tìm lại vừa được thơ, vừa được cái chất thiền vốn là cốt lõi của thơ
ông, theo
nghĩa “bạo động của bạo động”, như Gấu có lần lèm bèm.
Thơ Tô Thùy
Yên, theo Gấu, có sự “gò”, theo nghĩa của cụm từ “tour de force”, của
Tẩy.
Cực hay, nhưng cũng cực… cực!
Cực giống
Sebald, ở chỗ, không có “footnotes”, là không làm sao nắm được. Thí dụ,
bài thơ
tặng TTT, trên.
Sebald, thì như 1 nhà phê
bình gọi
ông, kẻ săn hồn ma, a ghost hunter, và ông cũng nghĩ về mình, đúng như
thế:
Ghost
Hunter
Eleanor
Wachtel [CBC Radio’s Writers & Company on April 18, 1998]:
Sebald
viết một kinh cầu cho một thế hệ, trong Di dân, The Emigrants, một cuốn
sách
khác thường về hồi nhớ, lưu vong, và chết chóc. Cách viết thì trữ tình,
lyrical, giọng bi khúc, the mood elegiac. Ðây là những câu chuyện về
vắng mặt,
dời đổi, bật rễ, mất mát, và tự tử, người Ðức, người Do Thái, được viết
bằng 1
cái giọng hết sức khơi động, evocative, ám ảnh, haunting, và theo cách
giảm
bớt, understated way. Di dân có thể gọi bằng nhiều cái tên, một cuốn
tiểu
thuyết, một tứ khúc kể, a narrative quartet [Chắc giống Tứ Khúc BHD của
GCC!],
hay, giản dị, không thể gọi tên, sắp hạng. Ông diễn tả như thế nào?
WG
Sebald: Nó là một hình thức của giả tưởng văn xuôi, a form of prose
fiction.
Theo tôi nghĩ, nó hiện hữu thường xuyên ở Ðại lục Âu châu hơn là ở thế
giới
Anglo-Saxon, đối thoại rất khó chui vào cái thứ giả tưởng văn xuôi này….
EW:
Một nhà phê bình gọi ông là kẻ săn hồn ma, a ghost hunter, ông có nghĩ
về mình
như thế?
WGS:
Ðúng như thế. Yes, I do. I think it’s pretty precise… (1)
Riêng
về tập
Thơ Qua Sông, qua Nước, thì có câu của
Walter Benjamin, như 1 vinh danh thật là tuyệt vời dành riêng cho ông:
"To
perceive the aura of an object we look at," wrote Walter Benjamin,
referring more to the work of art than to landscapes, "means to invest
it
with the ability to look at us in return"
"Để cảm
nhận hào quang của vật mà chúng ta nhìn vô", W. Benjamin viết - ông
muốn
qui nhiều về nghệ phẩm hơn là về phong cảnh - "có nghĩa là đầu tư nó,
tiêm
chích nó, cái khả năng nhìn trở lại chúng ta".
Cali
Tháng 11, 2012
Wed, Dec 19,
2012
MERRY
CHRISTMAS
Ong TRU chi
HONG va gia dinh.
Noel 2012
NDT
Chúc hai bạn
Thuần & Hương mọi điều tốt lành trong Mùa Giáng Sinh và Năm Mới
Xin gửi lời
chúc đến tất cả bạn bè Cali & SJ & SD
Take care, plse.
Thân
NQT và gia
đình
Trong chuyến
đi Cali tháng 11, do nhà NDT có khách ghé thăm, lại dặn chỗ trước, Gấu
phải qua
nhà bạn Bạn tá túc. Lúc đầu ngại lắm, vì nghe thiên hạ đồn, ông này khó
lắm, tưởng
dzậy mà không phải dzậy đâu, đừng tưởng bở!
Không ngờ thật
là tuyệt vời, và Gấu cứ gật gà gật gù, phải như thế chứ! Không lẽ Gấu
nhận lầm
người… quân tử!
Hà, hà!
Gấu ruột ngựa,
cũng chẳng giấu. Ông cười, gật gù, quả có phần đúng, tôi khôn quá.
Khôn “vừa vừa” như Bắc Kít, mà còn bị ông chửi tơi bời hoa lá cành, nữa
là 1 thằng
Quảng Nôm thứ cực kỳ Quảng Nôm như tui!
Và thế là,
được dịp, ông bèn nói về những ngày đi tù VC, và cái khôn của ông, để
sống sót
Cái Ác Bắc Kít.
Nghe, thì lại như thấy đang đọc (Một ngày trong đời) One
Day in the Life of Ivan Denisovich của
Solzhenitsyn.
ISRAEL
HOROVITZ
A
REMEMBRANCE OF SAMUEL BECKETT
Samuel
Beckett, một thoảng nhớ...
Samuel
Beckett had strict rules for living. We'd met for a drink one night,
just after
Gill and I were married (her first marriage, my third). "One wife!"
he scolded. "That's all a man is meant to have! Yeats only had one,
Joyce
only had one-I'll only have one."
Samuel
Beckett had his heroes . . . and I knew that I would never be listed
among
them.
My most
important memories of Beckett aren't memories of a superb writer, but
of a
superb friend. I was first
attracted to Beckett because of his writing, but he
quickly became for me one of those few men we painstakingly choose,
against
mother's will, to serve as father.
When I saw
Sam last, some months ago, he'd grown as frail as old paper.
He was
living in a room in an old people's home in the rue Remy-Dumonce, a few
doors
from his (holistic) doctor's house. I was
stunned to realize that Beckett was now living like a character of his
creation. To reach Beckett's room one had to pass through something
called
"the recreation room." Two dozen elderly French sat in a row like
sparrows on a telephone wire, watching an obnoxious song-and-dance man
via an
outdated black-and-white television set. I broke into their shared
reverie and
asked where Beckett could be found. Nobody seemed to know him. I found
the
home's office. I was directed through a small courtyard to the rear of
the
block, where I saw a tiny ground-floor room with window blinds partly
drawn.
Beckett was inside, dressed in a tattered old robe, working with pen
and ink at
a bridge table. I stopped and stared a while, for some reason
remembering
Beckett's shock, twenty-two years before, at discovering that I didn't
know
Yeat’s "Sailing to Byzantium." Before I left the table that night,
Yeast’s poem had passed from Mr. Beckett's memory to my memory, along
with
Sam's small scholarly note of caution: "I don't totally approve of that
'Soul clap its hands' part!"
Samuel Beckett's final room was seedy, small,
sad: a bed, a bedside table, bridge table and a matching chair, a
television
set "for sporting events." It was prisonlike, pathetic. My initial
impulse was to pick him up and run, carrying him out, away, to some
time past.
It's taken me nearly a year to let it go, to accept that this was his
choice.
We talked for a few hours. He asked the usual questions about my
children,
about my work, about Gill's recent marathons, did I need any money, or
was I
okay?
My turn. I
asked about the state of his health. He understood his particular
illness,
explaining the mechanics of it as might a scientist. His brain wasn't
getting
proper circulation of blood. But when he
detailed the sensation - how the problem was manifest in his particular
body -
he was all writer: succinct and artfully clear. "I am standing in
quicksand."
When I left
Sam the last time, I knew that I might never see him alive again. I
organized
my life so that I could return to Paris and be close by him for six
weeks,
starting in January. I
underestimated the quicksand by nearly a month.
Say something of the man and
let it go. What Beckett said of Joyce is finally what I say of Beckett:
"He never wrote about
something. He always wrote something."
I worry
that the world will over-saint Sam and overlook the most important,
most
obvious truth: with his life Mr. Beckett proved that it was actually
possible,
even in our own inferior century, for a writer to work and to live with
a great
seriousness, a great caring and a great integrity. What Samuel Beckett was
possible. Not a saint - at times not even totally tasteful - but ever
an artist:
clear-voiced, responsible, in line with the best. Beckett was,
professionally,
from youth onward, an old crab. And with good cause. Around him, the
quality of
Life was odious, and the quality of Death an unsatisfying alternative.
The Paris Review Spring
1997: Theater
Bài ai điếu
Beckett này, GCC đã đi một đuờng phỏng dịch, khúc đầu. Vớ lại được số
báo, thì
lại tiếc khúc sau, bèn chơi luôn toàn bài.
Cũng là 1
cách viết về ông bạn Quảng Nôm.
A superb friend!
Một ông bạn thần sầu!
Lần này, do ở
nhà ông bạn thần sầu, thành thử Gấu vờ 1 số bạn văn, bởi là vì ông bạn
thần sầu
này có vẻ chẳng ưa đám viết lách, theo như GCC lờ mờ nhận ra!
Sinh viên gốc
Á ở Mỹ là quá thông minh nên bị kỳ thị? Asians: Too Smart for Their Own Good?
(NYT 19-12-12)
Source
Nhân nói đến
thông minh của Mít. Cái tít tiếng Anh, được ông “thông minh” này dịch
ra tiếng
Việt, đếch đúng ý của nó. Tiếng Việt kêu là láu cá vặt, khôn lỏi, khôn
có lợi
cho mình, khôn ăn người….
Samuel
Beckett, một thoảng nhớ...
Về
cái chuyện sống, Sam đặt cho mình 1 kỷ luật nghiêm ngặt. Một tối, hai
đứa chúng
tôi có hẹn nhậu, liền sau khi Gill và tôi lấy nhau, em lần đầu, còn
tôi, một, hai, ba, lần thứ
ba.
Một vợ là đủ rồi. Ông gật gù, lèm bèm. Đó là tất cả
những gì mà 1 người
đàn
ông cần có. Yeats một, và chỉ một mà thôi, như thằng cha GCC. Joyce thì
cũng thế.
– Tôi cũng sẽ chỉ có thế.
Sam có những người hùng của ông… và tôi nghĩ tôi
chẳng bao
giờ được kể như 1 trong số đó.
Những hồi ức quan trọng nhất của tôi về Beckett thì
không phải
về 1 nhà văn thần sầu, số dách, tuyệt cú mèo. Những mà là một người
bạn
thần sầu. Tôi biết đến ông, là qua những
gì ông viết - Tình
cờ gặp ở Factory Bistro.
Một tay nào đó, đứng xớ rớ đó, giới thiệu. Ông nói, tôi đọc ông
nhiều rồi, nay mới gặp - nhưng liền
đó, với
tôi, ông trở thành một trong số ít ỏi, mà chúng ta cẩn thận chọn, ngược
hẳn ý
bà mẹ, để phục vụ, như là ông via của mình.
Lần gặp chót, cách đây chừng vài tháng, thì ông mỏng
và trong suốt
như...
1 anh VC nằm dưới hố được tụi Ngụy lôi lên!
Ông sống trong 1 phòng của 1 cái nhà dành cho đám
người già ở đường
Remy-Dumonce, chỉ cách nhà của vị bác sĩ "môi hở răng lạnh" của ông
chừng vài nhà. Tôi sững sờ khi nhận ra, ông sống y chang 1 nhân vật do
ông phịa
ra. Để tới được căn phòng của ông, người ta phải đi qua 1 cái gì được
gọi như
là "phòng giải trí" của người già. Chừng một, hoặc hai tá ông già bà
lão Tẩy ngồi một dọc, giống như đám chim sẻ trên sợi dây điện, coi 1
màn ca hát
nhảy múa thật là cà chớn, của một người đàn ông trên màn hình của 1 cái
TV đen
trắng, ở xứ Bắc Kít, khi chưa giải phóng được Miền Nam để… nhận hàng, dù là bơ thừa canh cặn Yankee mũi
lõ bỏ lại. Tôi nhảy bổ vào giấc mơ chiến thắng Miền Nam của đám già
đang chia sẻ
cho nhau này, và hỏi phòng của bạn quí của tớ ở chỗ nào. Có vẻ như
chẳng có ai
biết ông.
Cái
này là dịch loạn, sorry!
Thì cũng giống Thầy Kuốc dịch “Cái Chết của Tác Giả”, của Roland
Barthes!
Hà, hà!
Có 1 điều
GCC cứ thắc mắc hoài, về Quảng Nôm, qua ông bạn Bạn: Ông dặn đi dặn lại
GCC,
mi phải cảm ơn “con vợ” Bắc Kít của ta đấy nhé, không là ta ngượng lắm
đấy.
Với
bà ấy, phải là bạn thế nào thì ta mới rước về nhà.
Nhớ nhé!
Mà
thế thực. Trong mấy ngày ở đó, GCC được đối xử thật là thân tình. Nghe
Gấu
than, thèm thịt đông, dưa chua quá, ghé Hà Nội, tên bồi lắc đầu, món
này
ít người order quá, delete mất rồi.
Ghé Nguyễn Huệ, có, có, dở như hạch!
Thế
là bà đi mua thịt tươi, đúng thứ làm đông lạnh [Bạn biết phải thứ thịt
gì rồi mà,
phải không?]
Tuần lễ 7 ngày, đi làm 7 ngày, vậy mà vẫn lo đủ hai món đông lạnh dưa
chua cho bạn của chồng.
Bảnh thật! Tuyệt thật!
Tks again. Many Tks.
NQT
Cái này tôi
hỏi riêng ông, đừng nói với ai nhé.
OK. Go
ahead!
Tui nghi cái
tay Quảng Nôm, cùng quê với ông, tiến sĩ dởm quá!
Không, thiệt
đấy!
Thiệt sao...
kỳ dzậy!
There is among all your
memories one
which has now been lost beyond recall.
J.L. Borges: Limits
Trong tất cả hồi ức của
mi, có một,
mất tăm, tích, không làm sao nhớ lại
được.
Gấu không
làm
sao nhớ lại được khuôn mặt của Sad Seagull, sáng bữa đó, ở quán cà phê
Sarbucks,
hay ở 1 quán ăn ở Quận Cam, buổi chiều hôm đó.
Tính ghé tiệm
sách, nhưng em đổi ý.
Khi ăn xong,
anh cũng không còn nhớ, ăn món gì, em nhìn trời, nhìn đồng hồ, nói trễ
quá, phải
trả xe cho người bạn….
|
|