Tôi cũng ngưỡng mộ bác Tin Văn,
mặc dù ổng hay "chưởi tứ phía".
Một vị độc giả Blog NL
Khi mới ra hải ngoại, hăm
hở với giấc mơ quy tụ suốt 1 dải hải ngoại về một mối, tạo thành
1 lực lượng, 1 phong trào… như 1 tiếng nói đối
nghịch hẳn lại, với Hội Nhà Thổ ở trong nước – thì cứ
gọi đại như vậy - Gấu, báo nào cũng viết, nào báo
của lũ chuột túi kan-gu-ru, bú rù, nào Kánh
Én, nào Gió Đông, nào talawas…
Khi ra sách lần đầu,
gửi tặng búa xua, rất nhiều người chưa từng quen biết,
chỉ nghe tên. Lần nhận sách từ nhà xb Văn Mới,
từ Los Angeles mang xuống, Gấu ngồi ở Cà Phê Fuck [Factory],
tặng sách tuốt đám Mít ở đó. Bà
vợ NMG nói, thế không để bán ư, thế là ông
bà NMG bày trò ra mắt sách tại gia, cho
vợ chồng Gấu có tí tiền trở lại Canada.
Cái sự chưởi tứ phía,
như bây giờ, là có ý nghĩa của nó.
Chửi, thật dữ, may ra có thay đổi.
Không lẽ khen thứ thơ vãi linh hồn,
ngồi bên ly cà phê nhớ bạn hiền…
Chửi, chỉ trên Tin Văn, đâu ở chỗ nào
khác, kể cả trên FB?
Trong “cú” chưởi của GCC, của Tin Văn, đúng
hơn, có cái gọi là "bổn phận phục sinh", le
"devoir de résurrection", của xứ Mít, nói theo
1 tác giả trên tờ ML của Tẩy, số đặc biệt về văn học Nga,
dưới đây.
Tks, anyways.
"Nếu có 1 nhà văn
lớn của Việt Nam, thì chắc sẽ là Linda Lê,
lập lại nhận định của NL. " - GNV.
The writer we all are looking for is Tran Vu.
- GC
Blog NL
Trần Vũ, theo GCC, là 1 hiện tượng,
không phải 1 nhà văn.
Anh xuất hiện, là nổi như cồn. Ở dây,
có gì tương tự với hiện tượng Thầy Kuốc.
Thứ thiệt, thường thì, khi xuất hiện, bị chửi
nhiều hơn là được khen, hoặc chẳng ai thèm để ý
đến. Hoặc bị từ chối, refusé.
TTT, khi mới xuất hiện mà chẳng bị chửi dữ sao?
Bây giờ đâu có ai đọc
Trần Vũ nữa?
Hình như anh cũng hết viết văn, và
chuyển qua nghề phỏng vấn?
GCC chỉ chịu được, mỗi bài viết của
TV, kể lại lần gặp "hitman" HPNT, như đã có lần viết
trên Tin Văn.
Bài viết này, cũng phỏng vấn, nhưng có
thể, do bóng ma Mậu Thân phủ lên nó, nên
quá đã!
Nhớ, 1 tay mũi lõ nào đó
phán, Dante, sở dĩ còn được đọc, là vì
bị từ chối!
Bạn chỉ trở thành nhà văn
nhớn, khi bị từ chối, và có chân trong Hội Những Kẻ Bị
Đá Đít, dưới đây!
Quand, rompus de fatigue, les héros
restent à quai, c'est l'auteur qui part.
En attendant le train
Khi mệt quá, độc giả TV ngồi lại,
GCC vưỡn tiếp tục chưởi!
Trong Khi Chờ Tầu!
Nhân đọc mẩu viết về “tầu
hoả”, tức “xe lửa”, trên Blog NL, bèn nhớ tới số
báo này.
Bài "édito" thật tuyệt.
Cái tít làm nhớ đến Beckett, Trong Khi Chờ Godot, và đây
là dụng ý của tay viết.
Và của Gấu!
EN ATTENDANT LE TRAIN
MÉDITANT SUR TOLSTOI
ET DOSTOIEVSKI au fil d'un magistral essai (1), George Steiner ouvre une
brève parenthèse pour souligner le role stratégique
des quais de gare chez ces deux auteurs. Leurs trajectoires, si souvent opposées
et dont Steiner s'applique à minorer les divergences, se
trouvent ainsi réunies, en attendant le train, II ne faudrait
pas toutefois en conclure que le roman russe s'apparente à
l'indicateur Chaix et encore moins à une littérature
de gare, encore que lire Guerre et Paix
dans le Transsibérien demeure un projet séduisant.
Et cohérent. Les héros de Tolstoi comme ceux de Dostoievski
aiment voyager par le train, Que l'on songe à l'ouverture de
L'ldiot, quand le prince Muichkine et Rogojine
approchent de Saint-Pétersbourg par le train de Varsovie. Ou
encore à la tragédie d'Anna Karénine qui commence,
comme elle finira, sur un quai de gare.
Vronsky, on le sait, part pour
la guerre. II existe d'autres destinations plus enviables. D'autant
que le roman russe profite de l'immensité de l'espace pour
pousser ses héros vers de lointaines et mythiques frontières,
là où campent les Cosaques, les tribus du Caucase, les
vieux-croyants du Don et de la Volga. Le héros tolstoien s'évade
volontiers à la campagne, et ce retour à la terre s'accompagne
d'une résurrection de l'âme. Le héros dostoievskien,
pour sa part, cherche son salut dans le royaume de Dieu, improbable
destination que l'auteur des Possédés
conseillait ironiquement de choisir plutôt en juin.
Quand, rompus de fatigue, les héros
restent à quai, c'est l'auteur qui part. Ainsi Tolstoi,
abandonnant au soir de sa vie de domicile conjugal pour retrouver
les lieux de sa jeunesse, fuyant vers le Caucase comme s'il voulait
semer la mort qui est à ses trousses. « Je m'en vais
dans la solitude», écrit-il dans ses Carnets.
Pour terminus, une petite gare, à Astapovo, où il
mourra en laissant sur sa table de chevet deux livres, ultimes compagnons
de voyage: Les Frères Karamazov et les
Essais de Montaigne.
La Russie et l'Europe sont les
deux patries des auteurs russes. Tolstoi admirait Stendhal. De
son coté, Dostoievski avait lu avec passion Sand, Dickens,
Balzac, Sue, Restif... Reconnaissant sa dette envers la culture
européenne, il faisait dire à Ivan Karamazov: «
Je veux voyager en Europe, Aliocha; je veux sortir d'ici. Et pourtant,
je sais que je ne trouverai qu'un cimetière un très
précieux cimetière, voilà ce que c'est! »
Quant à Gogol, il trouva sa Russie alors qu'il pérégrinait
à Paris, Rome ou Vevey.
Indifférente à tant
de transports, l'Europe à longtemps consideré avec
froideur et réticence les auteurs russes, On leur reprocha
une débauche de pathos, l'absence de contraintes esthétiques,
trop de vie, trop de pages. Comment faire face aces « grands
monstres informes », selon la redoutable expression d'Henry
James? Tolstoi a écrit pas moins de quatre-vingt-dix volumes
et, jamais en mal d'inspiration, il se risqua à bâtir
une pièce de théatre en six actes. Voulant rivaliser avec
l'infinité, il faisait en sorte que le dernier chapitre de chaque
roman ménage un prélude à l'oeuvre prochaine. II
refusait de mettre un point final, et en mit même trois pour éviter
de tout à faire conclure Guerre et Paix. Voilà l'un des miracles
de la littérature russe : les trains qui la traversent ne
s'arrêtent jamais.+
(1) George Steiner, Tolstoi ou Dostoievski, traduit de l'anglais par Rose Celli,
réed, 10/18, 2004.
Đọc còm của độc giả Chợ Cá,
về bài ký của Trần Vũ, Gấu ngộ ra một sự thực, về
cái đọc của độc giả quyết định “số phận” cái diễn
đàn của họ.
[Chợ Cá đâu phải bản chất là Chợ
Cá, nhưng mà do những người hội họp ở một nơi, và
nơi này từ đó có tên là Chợ Cá!]
Mr. TV dùng hình ảnh
khoảng lưng trần đẹp ơi là đẹp của phụ nữ, để làm
bật lên tấm lưng trần đầy sẹo của một người đàn ông,
và nhân đó, nói về cái lưng trần
"da beo" của chính TV.
Còn chuyện cái bụng
đàn bà Mít đẻ ra cả một lũ ngu Mít,
trong có Gấu, tất nhiên, lại là chuyện khác!
Cái tay thi sĩ ở trong
nước, nhìn ra hình ảnh Chợ Cá, khi nó
chưa là Chợ Cá, quả là thần sầu!
NQT
Linda Lê, une voix qui
nous hante
Linda Lê, một giọng ám ảnh chúng
ta
Blog Pierre Assouline giới thiệu
cuốn sách mới xb của Linda Lê: Lame de
fond [sóng dữ bất thình lình: lame soudaine,
provenant d'un phénomène sous-marin. Petit Robert],
276 trang, 17 euros, nhà xb Christian Bourgois
TV sẽ có bản tiếng Việt,
sau.
Nhà văn nào
thì cũng viết so với sự bí mật của mình. Và
cây kim để ở trong bọc mãi, thì cũng có
ngày ló ra. Khi, bất thình lình; khi, nhỏ
giọt. Những độc giả trung thành của Linda Lê, một câu
lạc bộ không ngừng lớn mãi, rình mò từ hai
chục năm nay điều này, qua chừng mười lăm cuốn sách. Và,
“hình tượng lột da sống" ["écorchée vive", người
tử đạo văn chương), (1) không phải thứ dễ dàng
lôi kéo, hay hoảng sợ trước những cái micro, hay dưới
ánh sáng chói loà ở phòng ghi âm,
để trải ra sự loạn luân: cái vũ trụ đắng, chát
được chuyển tải bằng 1 cách viết đòi hỏi, không dễ
dàng đến với người đọc. Và nếu bạn chưa từng đọc, thì
chỉ vào lúc này, hoặc là chẳng bao giờ.
Bởi vì tác phẩm mới xb của bà, Lame de
fond, (Sóng ngầm đáy
biển), không phải chỉ, hoàn hảo nhất, thành
tựu nhất: lãng mạn hơn so với đa phần tác phẩm xb trước
đó, cắm sâu hơn, vững hơn, vào cái thực,
nó còn tự ban cho nó cái quyền: chiếc chìa
khoá của tác phẩm của bà, hay, ma trận, tử cung,
cái khuôn, từ đó đẻ ra mọi tác phẩm.
Người ta tìm thấy ở trong đó, cường
độ và ý nghĩa của bi kịch của bà, những tang
tóc, trở đi trở lại, đủ thứ tang tóc, về người, nơi chốn,
ngôn ngữ, nhà cửa, mà lưu vong và bị nhổ,
bật gốc mang theo (bà sinh năm 1963 tại Việt Nam) hay là
từ tái tạo gốc, cắm lại rễ trong tiếng Pháp sống như một
xứ sở ngôn ngữ đối với bà, một tổ quốc di động, ở đó,
bà nương náu, và diễn tả bằng nói và
bằng viết, trong 1 ngôn ngữ độc nhất, trừ bỏ hẳn đi một ngôn
ngữ khác, nơi bà sống hiệu quả, kể từ những ngày “ngày
mai ca hát”, sau ngày 30 Tháng Tư của cuộc chiến Mít.
(1)
Sep 7, 2012
Linda Lê, năm nay
Tiểu thuyết mới nhất của Linda Lê hứa hẹn sẽ có
số phận đặc biệt vào mùa sách Pháp năm nay.
Cuốn sách tên là Lame de fond (Sóng
ngầm ở đáy biển), mà theo Linda Lê tự miêu
tả là "có bốn giọng, viết về sự lưu đày, về một
mối tình loạn luân" như trong
bài trò chuyện với tôi hồi tháng Tư
vừa rồi.
Trong khi chờ quyển sách thì có thể
đọc bài
của PA25 nhấn mạnh vào một giọng văn ám ảnh
và khẳng định Lame du fond là tác
phẩm thành tựu nhất từ xưa đến nay của Linda Lê. Trong
mắt Pierre Assouline (cũng như trong mắt nhiều người), Linda Lê
đích thực là một người tử đạo vì văn chương (PA
dùng cụm từ "écorchée vive").
Cũng sắp có một cuốn sách của Nguyễn
Khánh Long, người chính yếu đưa Linda Lê về
(à quên, đến) Việt Nam. Chỉ riêng đây thôi
cũng đã là một câu chuyện dài của lịch sử
văn chương Việt Nam (lịch sử lớn chứ không phải lịch sử nhỏ).
Cuốn này mới xứng đáng
Goncourt, nhưng nói 1 cách nào đó, tuy
ngược ngạo, Goncourt thực chưa xứng với nó, theo nghĩa, độc giả
Tẩy, lớp trung bình/trung lưu thật "cũng" khó mà
chịu nổi Linda Lê, và có thể, chính vì
lý do này cuốn sách không được trao giải,
theo Gấu Cà Chớn.
Nhân vật tên Van,
đàn ông, Mít, đã chết rồi, một cách
nào đó, là biểu tượng của cái giống đực
Mít, cũng chết rồi, và chỉ còn sống trong hồi ức
của ba người đàn bà cùng yêu anh ["Những
cuộc sống của 1 người đã chết", "les vies d'un mort", là
thế].
Tại sao lại “ba”?
Đây cũng là con số của Hóa
Thân, của Kafka [đọc bài của Nabokov về cuốn này
thì hiểu tại sao “ba”, nhưng Mít thì chẳng cần đọc,
cũng biết, và đau rồi!]
Vào ngày 30 Tháng
Tư khi những người CS chiến thắng ở Việt Nam, Van đo luờng thảm họa…
Một khi tới được Pháp, Van gạch bỏ Vietnam. Rồi thì, khi
yêu Ulma, anh lại kiếm thấy nó… Sóng Ngầm có thể đọc
như là 1 cú đâm vào cái gọi là
gia đình [un terrible charge contre la famille]
Sức mạnh của ngòi viết của Linda Lê là
ban cho những đứa con của gia đình Mít 1 cơ hội, một cái
cửa mở ra tuyệt vời, một sinh lộ, có tên là văn
chương!
Tuyệt!
Ngoài ra, còn bài viết của tay PA trên
Blog của ông, cũng tới lắm, nhưng theo Gấu Cà Chớn, thua
bài trên!
Đâu có phải tự nhiên, vô tư, mà
Linda Lê phán, tôi mang trong tôi 1 đứa trẻ
Việt Nam, đã chết.
Trần Vũ viết bóng
bẩy, hung bạo, cố gắng rắc rối nhưng thiếu nội lực. Nên chỉ
hấp dẫn dân Việt Nam dốt. Sách Trần Vũ đã được dịch
sang Pháp Văn, nếu khá thì bà con thế giới
đã nhận ra. (BBP)
Thưa Bác
Bụng Phệ, ngoài "bóng bẩy, hung bạo, cố gắng rắc rối"
ra, Trần Vũ còn có nhiều hương vị khác, thú
vị lắm. Linda Lê "gãi" đúng cái ngứa cuả châu
Âu, dĩ nhiên phải được "nhận ra" chứ.
Đọc Trần Vũ, là biết ngay anh viết cho độc giả Việt,
tâm hồn cuả anh tác phẩm cuả anh như thể dành trọn
cho người Việt, cho Đất Mẹ Việt Nam. Và rất nhiều người trong
độc giả cuả anh không "dốt", được chưa?
Nhà văn dởm kiêm nghề phỏng
vấn làm sao mà so được với Linda Lê.
Chưa kịp viết là đã ngỏm rồi!
NQT
Gấu chưa hề thích,
bất cứ một cái gì từ Mr. TV [Không phải Mr. Tin
Văn]. Anh ta cường điệu quá. Đây là cú viết
đầu tiên của anh ta, không cường điệu, và quá
bảnh.
Trường hợp TV làm Gấu nhớ đến một xen trong Thạch Kiếm. Tay
kiếm sĩ này bị kẻ thù săn đuổi, được một em kỹ nữ chứa
chấp. Thấy mặt mày kiếm sĩ căng thẳng quá, em kỹ nữ mới
đi một đường truyền dậy bí kíp đánh đàn, và
em nói, y chang bí kíp đấu kiếm.
"Căng quá, thì giống thế này này”,
và em cầm kiếm đi một đường đứt hết dây đàn.
Đại khái vậy.
Một tay kiếm sư trong phim Scaramouche mà
Gấu coi từ hồi nhỏ cũng phán, cầm kiếm như cầm chim. Chặt quá,
nó nghẹt thở, chết; lỏng quá, nó bay mất.
Từ trước giờ TV cầm chim chặt quá, chết mẹ mất chim.
(1)
Bây giờ mới biết cầm!
NQT
(1) Cái tay cầm lỏng quá, theo Gấu, là
me-xừ Đỗ KH.
Còn một tay nữa, cầm chim cũng chặt quá, mặt
mày hầm hầm, như sắp O.K.
Corral tới nơi, thấy ớn, là PNH.
Linda nổi tiếng mấy
không cần biết, chỉ không muốn so sánh hai người.
Phải viết được bằng Tiếng Việt, thì mình mới ưng.
Ví dụ Nhị Linh du học Pháp, rất giỏi, nhưng lại không
viết phê bình được bằng tiếng Việt, thì đâu
còn là Nhị Linh nữa, đúng không? :-)
Note: Đọc, bèn nhớ đến Steiner.
Ông cảnh cáo "Bắc Kít, Phát Xít, Nazít":
For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not
innocent of the horrors of Nazism. (Hãy minh bạch một điều: ngôn
ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê
gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)
George Steiner, Phép Lạ Hổng (The
Hollow Miracle)
Cái thứ tiếng dạy con nít hận thù, nhét
vô... mắt chúng đủ thứ tội ác bịa đặt của Mỹ Ngụy,
đâu phải tiếng Pháp?
NQT
KAFKA WAS BORN IN A building
on the square of Prague's Old Town on July 3, I883. He moved several times,
but never far from the city of his birth. His Hebrew teacher recalled him
saying, "Here was my secondary school, over there in that building facing
us was the university, and a little further to the left, my office. My whole
life-" and he drew a few small circles with his finger "-is confined to this
small circle."
The building where Kafka was
born was destroyed by a great fire in I889. When it was rebuilt in 1902,
only a part of it was preserved. In 1995, a bust of Kafka was set into the
building's outer wall. A portent of the Prague Spring, Kafka was finally recognized
by the Czech communist authorities, hailed as a "revolutionary critic of
capitalist alienation."
In a letter to a friend, he wrote:
"There is within everyone a devil which gnaws the nights to destruction, and
that is neither good nor bad, rather, it is life: if you did not have it,
you could not live. So what you curse in yourself is your life. This devil
is the material (and a fundamentally wonderful one) which you have been given
and which you must now make use of. . . . On the Charles Bridge in Prague,
there is a relief under the statue of a saint, which tells your story. The
saint is sloughing a field there and has harnessed a devil to the plough.
Of course, the devil is still furious (hence the transitional stage; as long
as the devil is not satisfied the victory is not complete), he bares his
teeth, looks back at his master with a crooked, nasty expression and convulsively
retracts his tail; nevertheless, he is submitted to the yoke. . . ."
Kafka ra
đời tại một building ở quảng trường Cổ Thành Prague, ngày
3 Tháng Bẩy, 1883. Ông di chuyển vài lần, nhưng không
bao giờ ra khỏi thành phố. Ông thầy dạy tiếng Hebrew còn
nhớ là vị học trò của mình có lần nói,
“Đây l ngôi trường trung học của tôi, ở chỗ kia kìa,
trong cái toà building đối diện chúng ta, là
đại học, xa tí nữa, về phía trái, là văn phòng
của tôi. Trọn đời tôi” – ông học trò khua vòng
vòng ngón tay – “thì đóng khung ở trong cái
vòng tròn nho nhỏ này”.
Tòa nhà nơi Kafka
ra đời, bị một trận cháy lớn tiêu hủy vào năm 1889. Khi
xây cất lại vào năm 1902, chỉ 1 phần được giữ lại. Vào
năm 1995, một bức tượng nửa người của ông được dựng lên trong
toà nhà, tường phía ngoài. Một điềm triệu của
Mùa Xuân Prague, Kafka sau cùng được nhà cầm quyền
CS Czech công nhận, như là một “nhà phê bình
cách mạng về sự tha hóa của chế độ tư bản”.
Trong 1 lá thư cho bạn,
Kafka viết, luần quần trong bất cứ 1 ai, là một con quỉ, nó
gậm đêm, đến tang thương, đến hủy hoại, và điều này,
đếch VC, và cũng đếch Ngụy, hay đúng hơn, đời Mít là
như thế:
Nếu bạn đếch phải như thế, thì bạn đếch phải là Mít!
Bạn không thể sống, đúng hơn.
Còn quỉ này là…
hàng – như trong cái ý, Nam Kít nhận họ, Bắc
Kít nhận hàng – và bởi thế, hàng này mới
thật là tuyệt vời, "ơi Thi ơi Thi ơi", một em Bắc Kít chẳng
đã từng nghe, đến vãi lệ, 1 giọng Nam Kít, phát
ra từ cặp loa Akai, tặng phẩm-chiến lợi phẩm của cuộc ăn cướp - Bạn ăn cướp
và bây giờ bạn phải sử dụng nó, làm cho nó
trở thành có ích… Trên cây cầu Charles Bridge ở Prague, có một cái
bệ, bên dưới 1 bức tượng thánh, nó kể câu chuyện
của bạn. Vị thánh trầm mình xuống một cánh bùn,
kéo theo với ông một con quỉ. Lẽ dĩ nhiên, con quỉ đếch
hài lòng, và tỏ ra hết sức giận dữ (và đây
là ý nghĩa của ẩn dụ, một khi mà con quỉ cuộc chiến
Mít chưa hài lòng, dù có dâng hết
biển đảo cho nó, thì chiến thắng đỉnh cao vưỡn chưa hoàn
tất), nó nhe răng, tính ngoạm lại sư phụ của nó 1 phát!
Trong tập tiểu luận,
GCC thích nhất, bài viết “Prague của Kafka”. Tác giả
lồng những cuộc thăm viếng thành phố của ông, với Prague của
Kafka. Ông trích dẫn một số thư từ của Kafka, và có
thể, đó là lý do GCC mê bài viết, thí
dụ câu sau đây, nó làm GCC nhớ Xề Gòn:
Prague isn't willing to leave nor will it
let us leave. This girl has claws and people must line up or we will have
to light a fire at Vysehrad and the Old Town Square before we can possibly
depart.
-Excerpt from a letter from Kafka to Oskar Pollak
Xề Gòn đếch muốn bỏ đi, mà
cũng đếch muốn GCC bỏ đi.
Ẻn có răng, có móng, có vuốt, sắc lắm!
Có một cái gì
đó mang tính quốc hồn quốc tuý, đặc Nga
ở trong đó, và nhất quyết không chịu bỏ nước
ra đi.
Khi dịch câu trên, Gấu nghĩ đến Nguyễn
Huy Thiệp, Văn Cao.
Nhất là NHT, và câu chuyện
do anh kể, “tớ” đã từng đi vượt biên, nửa đường bỏ
về, bị tay dẫn đường “xém” làm thịt!
Nhớ luôn cả cái tay phỏng vấn Gấu,
và câu mở đầu cuộc phỏng vấn, “off-record”, lần
Gầu trở lại đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách:
Tôi cũng đi vượt biên, mấy lần, mà
không thoát.
Nhưng, nhớ, nhất, là, Quê Người
của Tô Hoài.
Bài viết này thật
là thần sầu.
Một cách nào đó,
Gấu bị lừa, vì một “thiên sứ” dởm, bởi vậy, khi
Chợ Cá vừa xuất hiện là Anh Cu Gấu bèn cắp
rổ theo hầu SCN liền tù tì.
Gấu đọc NHT là cũng theo dòng “chuyện
tình không suy tư” như vậy: “chấp nhận” Tướng Về
Hưu, "thông cảm" với ông ta, sau khi góp phần
xây dựng xong xuôi Ðịa Ngục Ðỏ của xứ Mít,
bèn về hưu, sống nhờ đàn heo, đuợc vỗ béo
bằng những thai nhi, của cô con dâu Bắc Kít...
Lịch sử Nga là một lịch
sử của đau khổ và nhục nhã gần như không
làm sao hiểu được, hay, chấp nhận được. Nhưng cả hai -
quằn quại vì đau khổ, và ô nhục vì hèn
hạ - nuôi dưỡng những cội rễ một viễn ảnh thiên sứ,
một cảm quan về một cái gì độc nhất vô nhị,
hay là sự phán quyết sáng ngời. Cảm quan này
có thể chuyển dịch vào một thành ngữ của “the
Orthodox Slavophile”, với niềm tin của nó, là, Nga
là một xứ sở thiêng liêng theo một nghĩa thật là
cụ thể, chỉ có nó, không thể có 1 xứ
nào khác, sẽ nhận được những bước chân đầu tiên
của Chúa Ky Tô, khi Người trở lại với trần gian. Hay,
nó cũng có thể được hoá thân vào
trong chủ nghĩa thế tục thiên sứ [chúng ông đều là
Phù Ðổng Thiên Vương cả đấy nhé, như anh VC
Trần Bạch Ðằng đã từng thổi mấy đấng Bộ Ðội Cụ Hồ],
với niềm tin, đòi hỏi sắt đá của CS về một xã
hội tuyệt hảo, về một rạng đông thiên niên kỷ của
một công lý tuyệt đối cho con người, và tất nhiên,
tất cả đều bình đẳng, hết còn giai cấp. Một cảm quan chọn
lựa thông qua khổ đau, vì khổ đau, là nét chung
của cảm tính Nga, với thiên hình vạn trạng dạng
thức của nó. Và điều đó còn có nghĩa,
có một liên hệ tam giác [không phải ‘ba ngôi’
nhe], giữa nhà văn Nga, độc giả của người đó, và
sự hiện diện đâu đâu cũng có của nhà nước,
cả ba quyện vào nhau, trong một sự đồng lõa quyết định.
Lần đầu tiên tôi mơ hồ nhận ra mùi đồng lõa
bộ ba này, lần viếng thăm Liên Xô, đâu đó
sau khi Stalin chết. Những người mà tôi, hay một ai đó
gặp, nói về cái sự sống sót của họ, với một sự
ngỡ ngàng chết lặng, không một khách tham quan nào
thực sự có thể chia sẻ, [trường hợp sống sót nào
cũng thuộc loại độc nhất vô nhị, đại khái thế], nhưng cũng
cùng lúc đó, cùng trong giọng ngỡ ngàng
câm nín đó, lại ló ra một hoài niệm,
tiếc nuối rất ư là kỳ quái, rất ư là tế vi. Dùng
cái từ “hoài niệm” này thì quả là
quá lầm lẫn! Nhưng quả là như thế, tếu thế!
Họ không quên những
điều ghê rợn mà họ đã từng trải qua, nhưng
họ lại hàm ý rằng, ui chao, may quá, những
điều ghê rợn đó, chúng tôi được Ðại
Ác Nhân ban cho, được một Hùm Xám thứ
thiệt ban cho, chứ không phải đồ gà chết!
Chúng tôi đã
được Bác H., một Ðại Ma Ðầu, trị vì, chứ
không phải thằng Thiệu, đồ Việt gian, đồ Ngụy, đồ bán
nước!
Văn Hóa vs Cái
Ác Bắc Kít
“Je suis une sorte de survivant,
tôi chỉ tạm coi mình cũng 1 thứ sống sót.
Steiner viết như vậy về ông, là cũng
từ cái ý thế kỷ bửn mà không có
tí cứt trên người, là đếch có được!
Nhờ ông già khôn như… Bắc Kít, gia đình ông chạy
kịp trên chuyến tầu chót rời cựu lục địa qua Mẽo. Ông
già của ông sau đó, chắc cũng đau vì sống
sót nhờ khôn quá, khi ông con tính
định cư luôn ở Mẽo, bèn chửi, mi mà ở Mẽo thì
thằng Hít Le quá đúng rồi, quá có
lý, còn cái mẹ gì để mà nói
nữa, và ông con bèn ngộ ra liền, bèn về lại
Âu Châu, quanh quẩn bên mớ tro than Lò Thiêu.
Cái cú gia đình Steiner thoát
Lò Thiêu vào phút chót, gần
như 1 phép lạ, như ông kể với tờ The Paris Review,
(1) làm Gấu nhớ đến “phép
lạ Mỹ Cảnh”: Giả như Gấu, vào phút chót không
bật ra cái ý nghĩ, nhường cho hai ông bạn người
Phi hai ghế trong, quay lưng vào bờ, nhìn ra sông
Sài Gòn về đêm với ánh đèn chói
lòa tung tăng trên sóng nước, thì đâu
còn anh cu Gấu ở trên đời nữa?
Và nếu không được VC thưởng cho hai trái
mìn, thì Gấu dính cú Tổng Động Viên,
và có thể cũng mất xác rồi cũng nên, hà
hà!
Y chang chuyện tái ông thất mã!
Ly kỳ nhất, là cái lần đầu đi trình
diện, gặp tay y bác sĩ quân y, ông ta coi cái
hình cánh tay bị thương của Gấu, phán, đi.
Gấu cũng nghĩ thế, đi thì đi, sợ gì,
nhưng Tết đến đít rồi, thế là Gấu bèn trả lời,
OK, đi, nhưng ông cho tôi ăn Tết với gia đình 1
phát, rồi ra Giêng ngày rộng tháng dài,
tha hồ mà đi.
Ông ta bật cười, gật đầu, và cho Gấu
hoãn dịch 3 tháng.
Thế là những lần sau, mấy ông y sĩ khác
bắt chước ông thứ nhất, cho mày 3 tháng!
Tôi rất thích đọc những tài liệu
của báo Văn, và những bài phê bình
đăng trước 75 của ông, như bài viết về Nguyễn Xuân
Hoàng và Thanh Tâm Tuyền. Những tài liệu
đặc sắc này đã giúp tôi kiếm đọc lại những
tác phẩm của các nhà văn này. (Hiện tôi
đang đọc Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền và hy vọng sẽ có
dịp chia sẻ với ông ở vị trí một người đọc tác
phẩm khoảng 60 năm sau lần xuất bản đầu tiên).
Một lần nữa, cám ơn ông. Kính
chúc ông mạnh khoẻ.
Mua
cuốn này, do đọc thoáng câu này, Stein vinh
danh Sapho:
She ought to
be a very happy woman. Now we are able to recognize a photograph. We are
able to get what we want.
-"Marry Nettie,"
Gertrude Stein Writings 1903-1932
(New York,
1999)
Bức hình
Sapho, làm sao có, thôi đành ngắm lưng trần
của TV!
Câu này,
của Sapho, mà chẳng sướng sao:
Do I sill long for my virginity?
Sự thực, Gấu
đang tính viết về một "TV" của Nga, nữ thi sĩ Marina Tsvetaeva,
sư phụ của Brodsky.
Bà này mới xứng đáng ở trong hội quần hồng của
những cái đầu điên cuồng vì yêu, những người đàn
bà viết lại thế giới!
Hồi viết cho Nguyễn Mộng Giác, ông chủ chi địa có
gửi cho Gấu mấy cuốn của TV, có lời đề tặng. Để kiếm & giới thiệu
luôn thể.
BHD phán, thứ tình yêu đầy đam mê mà
anh có đó, em không có.
Cái thứ tình yêu 1/3 là confiance, 1/3 là
respect, 1/3 là “je ne sais quoi”, có lẽ, hình như,
em yêu anh như vậy.
Ôi chao, nhớ là cô Nga, nữ điện thoại viên,
đọc đoạn đó, bèn lắc đầu, nhìn Gấu, thương hại, nói,
cô này không thương cậu đâu.
Cô lớn tuổi hơn Gấu, đã có gia đình, còn
Gấu là 1 thằng nhóc mới lớn...
Em đi bộ, từ nhà, ở Ngã Sáu Xề Gòn, tới
Đài Liên Lạc VTD, số 5 Phan Đình Phùng, đưa
cái thư ông cảnh sát chìm, gác Đài
- sau cú ăn ăn mìn VC ở Mỹ Cảnh mới có, vì
thời gian này Mẽo vẫn lên Đài nói chuyện với
vợ con, gia đình, sau chúng kéo xuống USO ở đường
Nguyễn Huệ..
Hồi chúng lên Đài nói chuyện viễn liên,
có 1 anh Mỹ già, mê cô Phụng, nữ điện thoại viên,
Dì Tám của cô Mai, trong “Những Ngày Ở Sài
Gòn”. Anh già đi PX, mua quà cho cô Phụng, nào
Pall Mall, nào Whiskey, cô cho Gấu tuốt. Khi Gấu và
ông Trưởng Đài ăn mìn VC ở nhà hàng Mỹ
Cảnh, cô nghĩ ông Thạch, Trưởng Đài chết, khóc
quá, mọi người mới biết chuyện.
Có thể vì chuyện này 1 phần, 1 phần còn
do kỹ sư Phương, sếp ông Thạch, và ông Thạch, không
chịu nhau, một ông ở Tây về, mù tịt về kỹ thuật, một
ông cán sự Bưu Điện, học Phú Thọ, đàn anh của
GCC, mấy cô, do ông Phương đề nghị với ông Điều,Tổng Giám Đốc, cho chuyển
về Bưu Điện chính hết, trên Đài chỉ còn mấy cô
luống tuổi.
Gấu nhớ cô Phụng quá, và nhân cô than,
cái headphone quá tệ, thế là Gấu mang cái headphone
xịn ở trên Đài xuống, ngồi kế bên cô, nhìn
cô làm việc suốt cả buổi, chấn động cả Bưu Điện.
Có người báo cho bà vợ ông Thạch, nửa đêm,
Gấu gác Đài, ông Thạch phôn, nói, mày
nói giùm với vợ tao, mày mê cô Phụng, mà
xuống gặp cổ, không
phải tao biểu mày xuống!
Lần qua Mẽo, đến thăm hai vợ chồng, bà vợ hỏi Gấu, về Sài
Gòn có gặp lại cô Phụng mà cả hai anh em cùng
mê không?
Cô Phụng là người khi Thương Xá Eden vừa khai trương,
Gấu và cô cùng đi, mua quà Noel cho BHD.
Khi Gấu lấy vợ, BHD đưa hết cho cô em họ, cô Vy, cái
cô ở Đà Lạt, trong "Tứ Tấu Khúc", giữ giùm.
Cô Mai, cháu cô Phụng, cằn nhằn Gấu, anh cứ tò
tò đi theo Dì Tám của tôi, làm sao Dì
lấy chồng?
Cô Phụng này thật là tuyệt, từ từ Gấu viết thêm
về cô.
Volkov:
Ôi chao, thơ Tsvetaeva mới đằm thắm, mới giông bão,
mới ướt át làm sao!
Brodsky: Chỉ
riêng cái phần ưót át, erotic, không
ai ăn nổi bà.
"Tôi
học yêu bằng cơn đau xé cơ thể"
[I learn love
through the pain all down my body].
Wang
Wei chắc là Vương Duy. Czeslaw Milosz rất mê ông này.
Trong cuốn sách giới thiệu thơ của ông, Cuốn sách của
muôn điều thần sầu, A Book of Luminous Things, có mấy bài
của Wang Wei
Yellow/brown woman
fingers smelling always of onions
My mother raises rare blooms
and waters them with tea
her birth waters sang like rivers
my mother is now me
My mother had a linen dress
the colour of the sky
and stored lace and damask
tablecloths
to pull shame out of her eye.
I am becoming my mother
brown/yellow woman
fingers smelling always of onions.
Lorna Goodison
Tôi đang trở thành má tôi
Người đàn bà /vàng/nâu
Mấy ngón tay lúc nào cũng có
mùi hành
Má tôi trồng bông
lạ
Tưới chúng bằng nước trà
Ngày sinh của bà nuớc reo như sông
Má tôi bây giờ là tôi
Má tôi có
chiếc áo dài bằng lanh
Màu trời
Bà trữ dây vải, lụa
tạp dề
Để lấy nỗi tủi hổ khỏi mắt
Tôi trở thành má
tôi
người đàn bà/vàng/nâu
Ngón tay sặc mùi hành
Bà cụ GCC @ Nghĩa Trang
Quân Đội Gò Vấp, lần đưa xác thằng em trai từ
Sóc Trăng về mai táng
Em tôi nằm xuống với một
viên đạn ở trong đầu. Mấy người lính kể lại, chuẩn uý
không kịp đau đớn. Lời trối trăng nghe như gió thoảng
lại: "Chắc tao chết mất..." Trung đội vi hành tuần tra vòng
đai phi trường Sóc Trăng. Khi nghe tiếng súng, theo phản
xạ, em tôi chúi đầu về phía trước. Chiếc nón
sắt quên không buộc rớt xuống và một viên đạn
trong tràng AK từ bên sông bắn hú họa xuống mặt
sông, dội lên, xớt qua vai rồi hết đà nằm luôn
trong ót. Viên bác sĩ quân y nói với tôi,
ông đã không lấy viên đạn ra vì sợ làm
nát khuôn mặt. "Chuẩn ý Sĩ không kịp ghi địa chỉ
cấp báo. Chúng tôi phải nhờ Bưu Điện liên lạc
với Sài-gòn. Ngoài mấy bức hình chụp lúc
tẩm niệm, chuẩn uý không để lại gì cả. Quần áo,
đồ dùng cá nhân, poncho... đều đi theo với chuẩn
uý."
Có, có , chuẩn
uý Sĩ có để lại một bà mẹ đau khổ như bất cứ
một bà mẹ nào có con trai tử trận, một người anh
trai để mang xác em về nghĩa trang quân đội Gò Vấp
mai táng, một đứa cháu còn nằm trong viện bảo sanh,
người chú vô thăm lần đầu tiên và cũng là
lần cuối cùng, như để tìm dấu vết thân thương, ruột
thịt, trước đi vĩnh viễn bỏ đi...
Em tôi còn để lại
một thành phố Sài-gòn trong đó có
tuổi trẻ của tôi, của em tôi, thấp thoáng đâu
đó nơi đầu đường, cuối chợ Vườn Chuối, ngày nào
ba mẹ con dắt díu nhau rời con tầu khổng lồ Marine Serpent, miệng
còn dư vị hột vịt lộn, người dân Sài-gòn trên
những ghe nhỏ bám quanh con tầu, chuyền lên boong, trong
những chiếc giỏ lủng lẳng ở đầu những cây sào dài.
Hai anh em mồ côi cha vừa mới mất Hà-nội, ngơ ngác
nhìn thành phố qua những đống rác khổng lồ nơi đại
lộ Hàm Nghi, qua ánh điện chói chang, sáng
lòa trên mặt sông, trên những con tầu đậu nối
đuôi nhau suốt hai bên bờ vùng Khánh Hội, và
đổ dài trên những con lộ thẳng băng. Qua những lần đổi vai
đòn gánh của bà mẹ, từ cháo gà, miến
gà, tới cháo lòng, bún riêu, bánh
cuốn... Qua ánh mắt thất vọng của Người. Bốn anh chị em, bây
giờ chỉ còn hai đứa, vậy mà cũng không nuôi nổi.
Cuối cùng cả ba mẹ con đành lạc lối giữa những con hẻm chi
chít, chằng chịt vùng Bàn Cờ. Tôi đi làm
bồi bàn cho tiệm chả cá Thăng Long, làm trợ giáo,
cố gắng tiếp tục học. Em tôi điếu đóm, hầu hạ một ông
cử già, bà con với anh Hoạt, chồng người chị họ. Anh Nguyễn
Hoạt, tức Hiếu Chân, bị bắt chung với Doãn Quốc Sĩ, sau mất
ở trong khám Chí Hòa, chính quyền CS bắt phải
hủy xác thành tro, trước khi mang ra khỏi nhà tù.
Một Sài-gòn trong
có quán cà phê Thái Chi ở đầu đường
Nguyễn Phi Khanh, góc Đa Kao. Bà chủ quán khó
tính, chỉ bằng lòng với một dúm khách
quen ngồi dai dẳng như muốn dính vào tuờng, với dăm ba
tờ báo Paris Match, với mớ bàn ghế lùn tịt. Trên
tường treo một chiếc dĩa tráng men, in hình một cậu bé
mếu máo, tay ôm cặp, với hàng chữ Pháp ở
bên dưới: "Đi học hả? Hôm qua đi rồi mà!"
Đó là nơi em tôi
thường ngồi lỳ, trong khi chờ đợi Tình Yêu và
Cái Chết. Cuối cùng Thần Chết lẹ tay hơn, không
để cho nạn nhân có đủ thì giờ đọc nốt mấy trang
Lục Mạch Thần Kiếm, tiểu thuyết chưởng đăng hàng kỳ trên
nhật báo Sài-gòn, để biết kết cục bi thảm của
mối tình Kiều Phong-A Tỷ, như một an ủi mang theo, thay cho những
mối tình tưởng tượng với một cô Mai, cô Kim nào
đó, như một nhắn nhủ với bạn bè còn sống: "Đừng
yêu sớm quá, nếu nuốn chết trẻ." Chỉ có bà
chủ quán là không quên cậu khách quen.
Ngày giỗ đầu của em tôi, bà cho người gửi tới, vàng
hương, những lời chia buồn, và bộ bình trà "ngày
xưa cậu Sĩ vẫn thường dùng."
Handbag
My mother's old leather handbag,
crowded with letters she carried
all through the war. The smell
of my mother's handbag: mints
and lipstick and Coty powder.
The look of those letters, softened
and worn at the edges, opened,
read, and refolded so often.
Letters from my father. Odour
of leather and powder, which ever
since then has meant womanliness,
and love, and anguish, and war.
Poems on the Underground
Ruth Fainlight
Túi xách tay
Cũ, bằng da, của má tôi Chất chứa trong đó
là Những lá thư bà
mang theo cùng với bà Suốt cuộc chiến Mùi bạc hà,
mùi dầu cù là, mùi mồ hôi Những lá thư,
góc quăn, mở gấp nhiều lần, Chữ bạc dần Thư của ba tôi Túi da, kể từ
đó, nặng mùi nhất, Là mùi
đàn bà, tình yêu, thống khổ và sợ
hãi.
Nhà
cô bạn lúc này đã dời vô Chợ
Lớn. Căn nhà cũ, khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật, tuy
không bị thiêu rụi trong biến cố Mậu Thân nhưng
cũng không còn có thể ở được. Phần hồn của nó
đã chết theo cả khu, còn chút nào cô
gái đem theo cùng với cô về cuộc đời mới, một
buổi tối làm như tình cờ ghé qua, thấy tất cả đều
lạ mặt.
Bức
hình, do cô bạn, từ phía trong nhà,
chụp, những ngày trước Mậu Thân. Lần đầu nhìn, NKL [anh bạn học
từ thời trung học] gật gù, thằng cha nào mà
đẹp trai thế?
Trong những người
Việt đang sống tại nước ngoài thì mình ngưỡng
mộ mỗi hai người: (i) Đặng Thái Sơn và (ii) chính
uỷ Khiem Do. Đặng Thái Sơn thì thôi, khỏi bình
luận, mọi người cứ đọc bài dưới đây thì biết là
tại sao mình thích (bài này được dư luận viên
nước ngoài viết theo chỉ đạo của mình để chào mừng
đại hội thành công tuy là không tốt đẹp lắm).
Còn về chính uỷ Khiem Do thì mình thích
là vì ngài là người duy nhất (cho đến giờ)
mà mình thấy bình thản, an nhiên lướt qua đôi
hàng Quốc, Cộng. Ngài sống phớt Ăng-lê, thích
làm gì thì làm. Ngài cũng đa tài
từ viết tiểu thuyết chữ Tây (mình thề là mình
mà đọc nổi một trang tiếng Tây của ngài thì chỉ
ngày mai bộ chính trị sẽ đến nhà mình giao cho
mình cái chứng chỉ về việc là người Bắc, có
lý luận và không ham quyền lực), tới chụp ảnh gái
(mà công nhận gái của ngài vừa đẹp, vừa sexy lại
vừa military!). Nói chung, nhìn và đọc ngài thì
thấy ngài An Nam hơn cả dân chính gốc An Nam, Ăng-lê
hơn cả dân chính gốc Ăng-lê và tất nhiên
là ga-lăng hơn cả dân Ba-lê xứ Gà Trống. Thôi,
túm lại là ngài là chính uỷ và
không bình luận nữa vì cái sự nhỏ nhen ghen tị
(trong người mình) thì có kể hết cả nhiệm kỳ này
cũng không hết.
Note:
Nhận xét về DTS, thì
không có ý kiến, nhưng về “bạn Khờ của GCC”, nhảm.
Nhất là cái thái độ lướt qua đôi hàng
Quốc Cộng.
GCC theo dõi cái viết của bạn Khờ, từ những
ngày vừa mới ra được hải ngoại. Cái sự thất vọng về
anh, thì cũng đã nói ra rồi.
Cũng 1 thứ Bắc Kít cực kỳ thông minh!
An Nam hơn cả chính gốc An Nam, là theo nghĩa
này?
Người giấu được cái sự tị
hiềm, đối những người lỡ chọn bên, nhất là, lỡ chọn là
Ngụy.
Thí dụ, khi Người viết về Phan Nhật Nam.
Người ở Mẽo, nhưng chửi Mẽo y chang Bắc Kít VC, tếu
thế!
Ngày Tết, mà lèm bèm như vậy
về bạn, thì đúng là "bad" Gấu, như K phán.
Nhưng thà là vậy!
Hà, hà!
Trong quân đội miền Nam,
sĩ quan gốc Võ bị Quốc gia Đà Lạt là thành
phần ưu tú, không bao giờ để bị nhầm lẫn với lại
sĩ quan xuất thân từ trường Bộ binh trừ bị Thủ Đức, Long
Thành. Vì vậy mà những bút ký
của Phan Nhật Nam (Mùa Hè Đỏ Lửa, Dọc Đường Số 1...)
mặc dù tác giả không ý thức hay là
chủ ý, không phải là những bút ký
về "người lính Việt Nam Cộng hòa" mà là
về sĩ quan Võ bị.
DK
Theo GCC, nhận xét này
sai.
Gấu đọc PNN, không thấy cái
gọi là không ý thức hay chủ ý, mà
chỉ thấy anh chọn nghề binh, chọn cả chuyện chống cộng ở trong
đó. Chứng cớ, là, khi đi tù cũng không
thay đổi, đếch thèm nhận quà thăm nuôi của phía
thắng trận, đếch thèm tiếp phần “họ” của mình, ở ngoài
Bắc.
Võ Bị Đà Lạt là của
đám chọn binh nghiệp, khác hẳn Thủ Đức, là
của những người bị động viên, phải vô lính.
PNN có những dòng thổi Võ Bị Đà Lạt,
tất nhiên, là cái nôi của anh, làm
sao không. Nhưng đâu có dòng nào coi
khinh đám Thủ Đức.
Nhận xét về văn nghiệp của PNN như
thế, thì cũng cho phép GCC nhận xét về
văn của DK, cũng y thế, một thứ văn chương Thủ Đức, đếch phải văn
chương thứ thiệt của Đà Lạt, như của PNN!
Viết tiếng Việt còn thấy đỡ đỡ,
bày đặt viết tiếng Tây, ai đọc?
Thú thực, đọc đám Mít
viết tiếng Tây, GCC thấy buồn cười.
Tởm, đúng hơn.
Đó là thứ tiếng Tây
viết đúng văn phạm, nhưng đếch phải văn chương.
Văn chương, là thể nào cũng
có cái gì đó, có tính
u hoài, gọi đại như vầy, về 1 xứ Mít đã
mất. Linda Lê có bao giờ nhận bà là người
Mít đâu, vậy mà đọc, vẫn cảm thấy cái
đó, dù bà phán, tôi viết văn như
kẻ giảng đạo ở giữa sa mạc.
NQT
Phạm Duy Khiêm, xưa chê
đám Mít viết văn bằng tiếng Mít, là
tụi “ratés”, thất bại.
Có thể, vì tiếng Mít
hồi đó còn hoang dại lắm.
Nhưng ratés, bi giờ là để
chỉ đám viết văn bằng tiếng Tây, nhất là
đám con cháu VC!
Chúng đếch biết viết, bằng thứ tiếng
gì nữa, mặt trái/theo kiểu Kafka phán,
tớ nói tất cả ngôn ngữ, nhưng bằng tiếng Do Thái
Với Kafka, là hãnh diện,
còn đối với đám CCCC/VC này, là
nhục nhã, mặt phải/theo kiểu Malaparte chửi Đồng Minh:
Thắng trận nhục nhã lắm!
Bạn DK này, ở Mẽo, nhưng
đọc, thấy có vẻ rất ghét Mẽo!
Y chang đám Bắc Kít!
Khi
Camus bị tử nạn xe cộ cách đây 50 năm, vào ngày
4 tháng Giêng, ông 46 tuổi, đã được Nobel văn chương
và cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông, Kẻ Xa Lạ, giới thiệu tới độc giả trên
toàn thế giới một thứ triết học về sự phi lý. Tuy
nhiên, vào thời điểm ông mất, Camus thấy mình
là một tên bị xã hội ruồng bỏ, tứ cố vô
thân tại Paris, bị nhạo báng bởi Jean-Paul Sartre và
những trí thức tả phái khác, họ tố cáo
thứ suy tư tự do của ông, là từ chối không chịu
hò theo những quan điểm chính trị đang ăn khách.
Như cô con gái của ông nói: “Bố tôi
thì cu ki, chỉ có mình bố tôi” [“Papa was
alone.”]
Lịch sử nhận ra Camus ở về phía của rất
nhiều giải pháp đạo đức của thế kỷ 20. Ông gia nhập
Kháng chiến Pháp chiến đấu chống Nazi, biên
tập nhật báo chui Chiến đấu. Hô hào bãi
bỏ án tử hình. Một thời đã từng theo CS, tác
phẩm chống chế độ toàn trị Con người phản kháng,
xb năm 1951, có trong nó những cảm nhận đáng
kể về những cái ác của chủ nghĩa Stalin, và đưa
đến cú đoạn tuyệt với Sartre, vào lúc đó
vẫn bảo vệ Liên Xô và từ chối kết án hệ
thống nhà tù Gulag.
Camus bỏ Algeria
về đất liền Pháp quốc, nhưng Algeria không
hề bỏ ông. Khi cuộc nổi dậy chống thực dân thuộc địa
nổ ra vào những năm 1950, sự từ chối gia nhập vào lời
kêu gọi hợp lề luật, bien-pensante, cho một nền độc lập đã
bị coi là một hành vi phản quốc bởi đám tả phái
người Pháp. Ngay cả khi khủng bố tấn công những người Algiers, Camus vẫn
đòi hỏi một cách vô ích một giải pháp
liên bang, cùng với một nơi chốn cho người định cư. Khi
ông tuyên bố thật lẫy lừng, “Tôi tin tưởng ở công
lý, nhưng tôi sẽ bảo vệ mẹ tôi trước công
lý”, ông bị tố cáo là một kẻ biện hộ cho
chủ nghĩa thực dân thuộc địa. Gần 40 năm sau, Mr Lenzini kiếm
ra tông tích người cựu sinh viên Algerian đã
gây hấn vì lời tuyên bố trên tại một cuộc họp
báo, anh ta thú nhận, vào lúc đó,
anh ta chưa hề đọc bất cứ một tác phẩm nào của Camus,
và sau đó, đã bị ‘sốc’ và cảm thấy mình
chẳng là gì khi đọc Camus viết về sự nghèo khổ
của những người Ả Rập.
The
public recognition that Camus achieved in his lifetime never quite
compensated for the wounds of rejection and disdain from those he
had thought friends. He suffered cruelly at the hands of Sartre, Simone
de Beauvoir and their snobbish, jealous literary clique, whose savage
public assassination of Camus after the publication of “The Rebel” left
deep scars. “You may have been poor once, but you aren't anymore,” Sartre
lashed out in print.
“He would remain an outsider in this world of letters,
confined to existential purgatory,” writes Mr Lenzini: “He was not
part of it. He never would be. And they would never miss the chance
to let him know that.” They accepted him, says Mr Tanase, “as long
as he yielded to their authority.” What Sartre and his friends could
not forgive was the stubborn independent-mindedness which, today, makes
Camus appear so morally lucid, humane and resolutely modern.
Điều mà Sartre và bạn
bè của ông, không tha thứ cho Camus, là
sự bướng bỉnh của 1 tâm hồn độc lập, điều bây giờ, làm
cho ông xuất hiện trước mắt chúng ta, thật trong sáng
về lương tâm, thật nhân bản, và hiện đại 1 cách thật quyết liệt.
Rất đáng tiếc, Camus chẳng
học được mấy từ Weil, nên về sau đã tạo ra một thứ
triết học và văn chương quáng gà cộng thong
manh dập dờn ánh nắng Địa Trung Hải, được một số trí
thức Việt Nam vô cùng hưởng ứng, đặc biệt là Trần
Thiện Đạo.
Blog NL
V/v Camus học được gì, từ Weil, để đó,
tính
sau, nhưng nhận định TTD & Camus, theo GCC, không đúng.
GCC cũng đã từng lầm về đấng Tẩy mũi tẹt
này, khi thấy ông ta dịch Sa Đọa. Ngoài
ra là chấm hết. Ông này, có viết được
cái gì đâu? Sao lại có cái đặc biệt
ở đây?
TPG, cũng thế, may còn cái
sáng tác, "Ngồi Lại Bên Cầu" (?)
Phải có cái viết ra cơ.
Sợ NL rồi cũng y chang mấy đấng này, hehe!
NQT
Cái sự kiện Camus
ngày càng nổi cộm, liên quan đến sự can đảm
của ông, khi một mình chống chọi với tất cả, đúng
vào lúc thiên hạ chọn CS, hay tư bản.
Độc nhất Camus, dám chào đón
Czeslaw Milosz khi ông bỏ chạy CS Ba Lan, xin tị nạn ở Paris.
Liệu có thể coi, Xứ Mít
đang bị con virus dịch hạch, hoành hành, và
người ở đó, thiếu cái gọi là can đảm, đúng
như Tony Judt tiên đoán.
Camus có cả hai, lòng
ẩn nhẫn, với những con bịnh, và sự can đảm, đối với kẻ
ác.
Có thể, Camus cũng đếch cần đến văn chương,
hay triết học, cũng nên.
à, Camus lại còn cái
nữa rất là hehe: tủ sách mà Camus phụ trách
cho nhà Gallimard tên là "Espoir" tức là
hy vọng, nghe là đủ biết rồi đấy.
Blog NL
"Espoir" ở đây, gốc của nó, là từ
Kafka, như khi Camus viết về ông:
Camus nhìn ra, cả hy vọng lẫn phi lý,
ở nơi Kafka: Nói đến hy vọng ở đây, không
phải tiếu lâm, cà chớn (ridicule). Bởi vì,
càng bi thảm tới cỡ nào là nỗi ở đời của những nhân
vật của Kafka, hy vọng càng ngược ngạo chừng đó...
Hay nói như Kierkegaard, "Phải đập nát
bấy hy vọng trần gian, để làm bật ra hy vọng thứ thiệt, và
được cứu rỗi, nhờ nó"
(On doit frapper à mort l’espérance terrestre,
c’est alors seulement qu’on se sauve par l’espérance véritable
– la Pureté du coeur: Sự Trong trắng, trinh nguyên
của trái tim).
Camus có 1 bài
viết về Kafka, in trong 1 cuốn gồm nhiều phê bình gia,
nhà văn viết về ông.
Để GCC kiếm, rồi trình độc giả TV.
e hèm, hôm có buổi
toạ đàm về Nhượng Tống, mình không tham gia nhưng
sau có nghe giang hồ đồn thổi cả ba diễn giả đều dẫn chiếu
đến đây, như thế có được tính không? :p
Blog NL
Đây là cái
chết của 1 người viết như NL, theo GCC.
Chết vì đồn thổi.
NQT
Câu phán của Camus về Kafka, sở dĩ nhắc tới “hy
vọng”, vì đây là từ “chìa khoá”, khi
đọc ông.
Trong bài viết “Một chuyến đi”,
GCC đã nhắc tới từ này, và cả 1 bộ tiểu sử khổng
lồ, về Kafka, mới được trình làng, 1 phần, là cũng
để đả phá cái quan niệm cực kỳ bi quan của Kafka, về “hy
vọng”:
Walter Benjamin, trong bài viết về Kafka (16), nhận xét:
"điều lạ là, đàn bà nòi đĩ ở trong truyện
Kafka không hề tỏ ra đẹp (these whorelike women never seem to be
beautiful)... Hơn thế nữa, cái đẹp ở trong thế giới Kafka thường
chỉ xuất hiện tại những nơi u tối nhất - ở giữa đám "tề nguỵ"
(cho phép tôi liều lĩnh dịch chữ "accused persons" như vầy,
cho đúng với "tinh thần bài viết"!)... "Vụ Án cho
thấy những thủ tục là vô hy vọng đối với tội nhân, vô
hy vọng ngay cả khi họ có hy vọng để trắng án. Có thể
chính cái gọi là vô hy vọng đã làm
lộ ra cái đẹp ở nơi họ; chỉ có họ là được ông
ưu ái" (17). Benjamin nhớ lại một cuộc trò chuyện giữa Max
Brod (18) và Kafka. "Tôi nhớ lại", Brod viết, "một lần trò
chuyện với Kafka, bắt đầu bằng Âu-châu ngày-này
và sự suy tàn của nhân loại. 'Chúng ta là
những tư tưởng hư vô, những tư tưởng tự sát vốn đến từ cái
đầu của Thượng Đế', Kafka nói. Điều này thoạt đầu làm
tôi (Brod) nhớ tới ý niệm Gnostic (19), về cuộc đời: Thượng
Đế chỉ là một ác thần. Thế giới: Sự Sa Ngã của Người.
'Ô, không phải đâu,' Kafka nói, 'thế giới chúng
ta chỉ là một cơn xấu tính, bad mood, của Thượng Đế, một ngày
xấu của người.' 'Vậy thì có hy vọng ở bên ngoài
cái thế giới mà chúng ta biết'. Ông mỉm cười.
'Ôi, nhiều hy vọng, hằng hà sa số hy vọng - nhưng không
cho chúng ta, dù chỉ một'.
Tờ Người Kinh Tế, khi điểm cuốn tiểu sử Kafka, mới ra lò,
cho thấy, Kafka không đến nỗi bi quan như thế. Cuốn tiểu sử cũng
đả phá cách nhìn Kafka, như là 1 nhà
tiên tri về chủ nghĩa toàn trị.
Hình trên báo
giấy còn thấy được 1 con mắt của Kafka.
Note: Nervous brilliance, tạm
dịch, “sáng chói bồn chồn”.
Bỗng nhớ Cô Tư, “sáng chói, đen, và
hơi khùng” [thực ra là, “đen, buồn và hơi khùng”]
Nhưng cuốn tiểu sử của Mr Stach
cũng cho thấy cái phần nhẹ nhàng, sáng sủa hơn
của Kafka. Trong 1 lần holyday, đi chơi với bồ, ông cảm thấy mình
bịnh, vì cười nhiều quá. Trong những năm sau cùng
của đời mình, ông gặp 1 cô gái ngồi khóc
ở 1 công viên, và cô nàng nói với
ông, là cô làm mất con búp bế. Thế là
mỗi ngày ông viết cho cô bé 1 lá thư,
trong ba tuần lễ, lèm bèm về con búp bế bị mất. Với
người tình sau cùng, Dora Diamant, rõ là ông
tính lấy làm vợ. Cô này còn dụ ông
trở lại được với Do Thái giáo. Những giai thoại trên
chọc thủng hình ảnh 1 Kafka khắc khổ, qua tác phẩm của
ông. Mr Stach còn vứt vô thùng rác [undermine]
những cái nhìn có tính ước lệ [conventional
views] về 1 Kakka như 1 nhà tiên tri của những tội ác
kinh hoàng ghê rợn [atrocities] sẽ tới (ba chị/em của ông
chết trong trại tập trung Nazi, cũng như hai bạn gái của ông).
Trong những nhận xét về mục tiêu bài Do Thái,
ông mô tả 1 thế giới như ông nhìn thấy nó,
đầy nỗi cô đơn và những cá nhân con người bị
bách hại, nhưng không phải 1 thế giới không có
hy vọng.
“Kafka: The Years of Insight” is the second volume of Reiner
Stach’s masterful biography of the author. The first dealt with the
years 1910 to 1915, when Kafka was a young man writing furiously into
the night while working 50-hour weeks. The second volume records his
burgeoning fame up until his death in an Austrian sanatorium at the age
of 40, after years of suffering from tuberculosis. (A third volume, tracing
his early years, is in the works.)
In these final years, from 1916 to 1924, Kafka receives letters
from quizzical bank managers asking him to explain his stories (“Sir,
You have made me unhappy. I bought your ‘Metamorphosis’ as a present
for my cousin, but she doesn’t know what to make of the story”). He spends
hours nagging away at his prose, only to rip it up, throw it away and
start again. He apparently denies being the author of certain stories
when asked by other invalids at a retreat. He has four love affairs, mostly
through letters, and spends much of his time away from his cramped office
at the Workers’ Accident Insurance Institute. These are years of insight,
but also of depression and illness.
Despite the gloom, this biography makes for an excellent read.
Mr Stach, a German academic, expertly presents Kafka’s struggles with
his work and health against the wider background of the first world war,
the birth of Czechoslovakia and the hyperinflation of the 1920s. Alert
to the limits of biography, Mr Stach bases everything on archival materials
and, where possible, Kafka’s own view of events. He is also wryly aware
of the academic cottage industry that has sprung up around Kafka’s work,
hints of which had already emerged in his lifetime. “You are so pure, new,
independent...that one ought to treat you as if you were already dead
and immortal,” wrote one fan.
The picture that emerges is of a difficult, brilliant man. In
Mr Stach’s view, Kafka was “a neurotic, hypochondriac, fastidious individual
who was complex and sensitive in every regard, who always circled around
himself and who made a problem out of absolutely everything”. A decision
to visit a married woman, soon to be his lover, takes him three weeks
and 20 letters. When writing to his first fiancée, he refers to
himself in the third person and struggles to evoke intimacy. Kafka makes
decisions only to swiftly unmake them. Other people irritate him. “Sometimes
it almost seems to me that life itself is what gets on my nerves,” he wrote
to a friend.
But Mr Stach’s biography also shows Kafka’s lighter side. On
holiday with a mistress, he feels almost sick with laughter. In the
last years of his life he meets a crying young girl in a park who explains
that she has lost her doll. He then proceeds to write her a letter a day
for three weeks from the perspective of the doll, recounting its exploits.
With his final mistress, Dora Diamant, Kafka has no doubt that he wants
to marry her. She even inspires him to recover his interest in Judaism.
Such anecdotes pierce the austere image left by Kafka’s work.
Mr Stach also effectively undermines conventional views of Kafka as
a prophet of the atrocities to come (his three sisters died in Nazi concentration
camps, as did two of his mistresses). A frequent target of anti-Semitic
remarks, Kafka depicted the world as he saw it, full of lonely and persecuted
individuals, but not one without hope. Lướt net, vớ được bài
viết của Sontag, về Camus, có câu liên quan tới đấm
sĩ.
A writer who acts as public
conscience needs extraordinary nerve and fine instincts, like a boxer.
(1)
Nhà văn, kẻ hành động như lương tâm công
cộng, cần cân não khác thường và linh tính,
phản xạ, trực giác... cực bảnh, giống như một “bốc sĩ”.
Bài này thú,
TV rảnh rảnh sẽ lèm bèm tiếp, vì cũng thuộc Sài
Gòn ngày nào của GCC: Camus, hiện sinh, tiểu thuyết
mới!
The Ideal
Husband
Susan Sontag
Notebooks,
1935-42
by Albert Camus, Translated from the
French by Philip Thody
Yellow/brown woman
fingers smelling always of onions
My mother raises rare blooms
and waters them with tea
her birth waters sang like rivers
my mother is now me
My mother had a linen dress
the colour of the sky
and stored lace and damask
tablecloths
to pull shame out of her eye.
I am becoming my mother
brown/yellow woman
fingers smelling always of onions.
Lorna Goodison
Tôi đang trở thành má tôi
Người đàn bà /vàng/nâu
Mấy ngón tay lúc nào cũng có mùi
hành
Má tôi trồng bông
lạ
Tưới chúng bằng nước trà
Ngày sinh của bà nuớc reo như sông
Má tôi bây giờ là tôi
Má tôi có
chiếc áo dài bằng lanh
Màu trời
Bà trữ dây vải, lụa
tạp dề
Để lấy nỗi tủi hổ khỏi mắt
Tôi trở thành má
tôi
người đàn bà/vàng/nâu
Ngón tay sặc mùi hành
Bà cụ GCC @ Nghĩa Trang
Quân Đội Gò Vấp, lần đưa xác thằng em trai từ Sóc
Trăng về mai táng
Em tôi nằm xuống với một
viên đạn ở trong đầu. Mấy người lính kể lại, chuẩn uý
không kịp đau đớn. Lời trối trăng nghe như gió thoảng
lại: "Chắc tao chết mất..." Trung đội vi hành tuần tra vòng
đai phi trường Sóc Trăng. Khi nghe tiếng súng, theo phản
xạ, em tôi chúi đầu về phía trước. Chiếc nón
sắt quên không buộc rớt xuống và một viên đạn
trong tràng AK từ bên sông bắn hú họa xuống mặt
sông, dội lên, xớt qua vai rồi hết đà nằm luôn
trong ót. Viên bác sĩ quân y nói với tôi,
ông đã không lấy viên đạn ra vì sợ làm
nát khuôn mặt. "Chuẩn ý Sĩ không kịp ghi địa chỉ
cấp báo. Chúng tôi phải nhờ Bưu Điện liên
lạc với Sài-gòn. Ngoài mấy bức hình chụp
lúc tẩm niệm, chuẩn uý không để lại gì cả.
Quần áo, đồ dùng cá nhân, poncho... đều đi
theo với chuẩn uý."
Có, có , chuẩn
uý Sĩ có để lại một bà mẹ đau khổ như bất cứ một
bà mẹ nào có con trai tử trận, một người anh trai
để mang xác em về nghĩa trang quân đội Gò Vấp mai
táng, một đứa cháu còn nằm trong viện bảo sanh, người
chú vô thăm lần đầu tiên và cũng là lần
cuối cùng, như để tìm dấu vết thân thương, ruột thịt,
trước đi vĩnh viễn bỏ đi...
Em tôi còn để lại
một thành phố Sài-gòn trong đó có
tuổi trẻ của tôi, của em tôi, thấp thoáng đâu
đó nơi đầu đường, cuối chợ Vườn Chuối, ngày nào ba
mẹ con dắt díu nhau rời con tầu khổng lồ Marine Serpent, miệng còn
dư vị hột vịt lộn, người dân Sài-gòn trên những
ghe nhỏ bám quanh con tầu, chuyền lên boong, trong những chiếc
giỏ lủng lẳng ở đầu những cây sào dài. Hai anh em mồ
côi cha vừa mới mất Hà-nội, ngơ ngác nhìn thành
phố qua những đống rác khổng lồ nơi đại lộ Hàm Nghi, qua
ánh điện chói chang, sáng lòa trên mặt
sông, trên những con tầu đậu nối đuôi nhau suốt hai
bên bờ vùng Khánh Hội, và đổ dài trên
những con lộ thẳng băng. Qua những lần đổi vai đòn gánh của
bà mẹ, từ cháo gà, miến gà, tới cháo lòng,
bún riêu, bánh cuốn... Qua ánh mắt thất vọng
của Người. Bốn anh chị em, bây giờ chỉ còn hai đứa, vậy mà
cũng không nuôi nổi. Cuối cùng cả ba mẹ con đành
lạc lối giữa những con hẻm chi chít, chằng chịt vùng Bàn
Cờ. Tôi đi làm bồi bàn cho tiệm chả cá Thăng
Long, làm trợ giáo, cố gắng tiếp tục học. Em tôi điếu
đóm, hầu hạ một ông cử già, bà con với anh Hoạt,
chồng người chị họ. Anh Nguyễn Hoạt, tức Hiếu Chân, bị bắt chung
với Doãn Quốc Sĩ, sau mất ở trong khám Chí Hòa,
chính quyền CS bắt phải hủy xác thành tro, trước khi
mang ra khỏi nhà tù.
Một Sài-gòn trong
có quán cà phê Thái Chi ở đầu đường
Nguyễn Phi Khanh, góc Đa Kao. Bà chủ quán khó
tính, chỉ bằng lòng với một dúm khách quen
ngồi dai dẳng như muốn dính vào tuờng, với dăm ba tờ báo
Paris Match, với mớ bàn ghế lùn tịt. Trên tường treo
một chiếc dĩa tráng men, in hình một cậu bé mếu máo,
tay ôm cặp, với hàng chữ Pháp ở bên dưới: "Đi
học hả? Hôm qua đi rồi mà!"
Đó là nơi em tôi
thường ngồi lỳ, trong khi chờ đợi Tình Yêu và Cái
Chết. Cuối cùng Thần Chết lẹ tay hơn, không để cho nạn nhân
có đủ thì giờ đọc nốt mấy trang Lục Mạch Thần Kiếm, tiểu
thuyết chưởng đăng hàng kỳ trên nhật báo Sài-gòn,
để biết kết cục bi thảm của mối tình Kiều Phong-A Tỷ, như một
an ủi mang theo, thay cho những mối tình tưởng tượng với một cô
Mai, cô Kim nào đó, như một nhắn nhủ với bạn bè
còn sống: "Đừng yêu sớm quá, nếu nuốn chết trẻ."
Chỉ có bà chủ quán là không quên
cậu khách quen. Ngày giỗ đầu của em tôi, bà
cho người gửi tới, vàng hương, những lời chia buồn, và bộ
bình trà "ngày xưa cậu Sĩ vẫn thường dùng."
Handbag
My mother's old leather handbag,
crowded with letters she carried
all through the war. The smell
of my mother's handbag: mints
and lipstick and Coty powder.
The look of those letters, softened
and worn at the edges, opened,
read, and refolded so often.
Letters from my father. Odour
of leather and powder, which ever
since then has meant womanliness,
and love, and anguish, and war.
Poems on the Underground
Ruth Fainlight
Túi xách tay
Cũ, bằng da, của má tôi
Chất chứa trong đó là
Những lá thư bà mang theo cùng với bà
Suốt cuộc chiến
Mùi bạc hà, mùi dầu cù là, mùi
mồ hôi
Những lá thư, góc quăn, mở gấp nhiều lần,
Chữ bạc dần
Thư của ba tôi
Túi da, kể từ đó, nặng mùi nhất,
Là mùi đàn bà, tình yêu, thống
khổ và sợ hãi.
Nhà cô
bạn lúc này đã dời vô Chợ Lớn. Căn
nhà cũ, khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật, tuy không
bị thiêu rụi trong biến cố Mậu Thân nhưng cũng không
còn có thể ở được. Phần hồn của nó đã chết
theo cả khu, còn chút nào cô gái
đem theo cùng với cô về cuộc đời mới, một buổi tối làm
như tình cờ ghé qua, thấy tất cả đều lạ mặt.
Bức
hình, do cô bạn, từ phía trong nhà,
chụp, những ngày trước Mậu Thân. Lần đầu nhìn, NKL [anh bạn học
từ thời trung học] gật gù, thằng cha nào mà
đẹp trai thế?
Số
báo Avril 2016
Chính
sách ngoại giao của tên khùng Nixon
Chưa điên khùng bằng
lũ Bắc Kít.
Chúng phịa ra cả 1 cuộc chiến, và hậu quả của nó,
là địa ngục Mít hiện giờ, khi dựng lên cú
Diệm đầu độc tù VC ở Phú Lợi, và sau đó thành
lập MTGP Miền Nam, ra ý đây là chuyện nội bộ giữa
nhân dân Miền Nam và chính quyền Sài
Gòn. Đám VC nằm vùng, thí dụ tên Tiêu
Dao Bảo Dạ vẫn rêu rao, bị chính quyền Sài Gòn
bắt lính, là theo nghĩa này.
Nguyên do & động cơ cuộc chiến Mít, vào
những ngày này, rõ như ban ngày.
Một bên là Cái Ác Bắc Kít, với
“bộ mặt người” của nó, là giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước; một bên là thiện ý của
Mẽo.
Bằng thiên tài sáng tạo, chỉ thoáng
nghe 1 tên Xịa, nhân say rượu, xì ra, cái thiện
ý của Mẽo, đi tìm 1 lực lượng thứ ba cho xứ Mít,
Graham Greene bèn đi 1 đường giả tưởng, thực hơn cả muôn
đời sự thực, sự thực vĩnh hằng, thì cứ nói đại như vậy, về
cái giống người có tên là Mít - là
cuốn “Người Mỹ Trầm Lặng”, mà cái side-effect - phản ứng phụ,
sự thực bên lề, thêm ra - số phận những người đàn bà
Mít, tên Phượng, trở thành món hàng xuất
khẩu lý tưởng, kíu nguy cho xứ Mít.
Không chỉ xứ Mít, không chỉ thế kỷ 20, cuốn
tiểu thuyết còn tiên đoán, những cuộc chiến khác,
do Mẽo gây nên, cũng với thiện ý Mẽo, ở Iraq, Syria,
và có thể, “lại” ở xứ Mít, như có thể sẽ xẩy
ra, là cuộc đối đầu giữa Tẫu và Mẽo...
Một thiện ý làm chết không biết bao nhiêu
con người, và còn tiếp tục nhân lên mãi,
“Rợp bóng Greene”, như 1 bài viết về tác giả cuốn
“Người Mỹ Trầm Lặng”.
An American comes into a foreign place full of ideas of democracy
and how he will teach an ancient culture a better — in fact, an American
— way of doing things. An Englishman awaits him there, protecting himself
against such foolishness by claiming to care about nothing at all. And
between them shimmers a young local woman who seems ready to listen to
either suitor, and certain to get the better of both.
The Quiet American, by Graham Greene, was written in 1955 and
set in Vietnam, then the site of a rising local insurgency against French
colonial rule. In its brilliant braiding together of a political and a
romantic tangle, its characters serve as emblems of the American, European
and Asian way, and yet ache and tremble as ordinary human beings do. It
also is a typically Greenian prophecy of what would happen 10 years later
when U.S. troops would arrive, determined to teach a rich and complex place
the latest theories of Harvard Square. Lyrical, enchanted descriptions of
rice paddies, languorous opium dens and even slightly sinister Buddhist
political groups are a lantered backdrop to a tale of irony and betrayal.
But that's not why I keep reading and rereading The Quiet American,
like many of Greene's books, and have it always with me in my carry-on,
a private bible. Certainly it's true that if you walk through modern
Saigon, as I have done, you can see Greene's romantic triangle playing
out in every other hotel. And if you think about Iraq, Afghanistan, elsewhere,
you see the outline of the same story.
Một tên Yankee mũi lõ tới một nơi ở hải
ngoại, đầu đầy ắp những ý tưởng về dân chủ và như
thế nào, anh ta sẽ dậy một nền văn hóa cũ kỹ, cổ xưa, hết
thời rồi một cách bảnh hơn - thì cứ nói huỵch toẹt
ra ở đây, đường lối, cách hành xử, lối sống Mẽo. Một
tên Hồng Mao đợi anh ta ở đó, bảo vệ chính anh ta, trước
cái ý nghĩ khùng điên ba trợn như thế, bằng
cách khuyên anh ta đừng để ý đến cái gì
hết.
Và giữa họ là 1 em Mít thơm như Mít,
sẵn sàng nghe hai anh mũi lõ khuyên bảo, và
hưởng lợi được, từ cả hai
Người Mẽo trầm lặng của GG, được viết năm 1955, và đặt
để ở Việt Nam, lúc đó là nơi đang xẩy ra cuộc nổi
dậy của lực lượng bản xứ, chống lại chế độ thực dân thuộc địa của
Pháp. Lồng vào, hoặc phủ lên, tam giác tình,
là 1 tam giác, với ba đỉnh Mỹ, Âu và Á,
với những nhân vật, như là những biểu tượng, những con người
bình thường bị lôi cuốn vào đó với những đau
thương, nhức nhối của họ. Lạ, là tính tiên tri của cuốn
tiểu thuyết….
But that's not why I keep reading and rereading The Quiet American,
like many of Greene's books, and have it always with me in my carry-on,
a private bible. Certainly it's true that if you walk through modern
Saigon, as I have done, you can see Greene's romantic triangle playing
out in every other hotel. And if you think about Iraq, Afghanistan, elsewhere,
you see the outline of the same story.
Nhưng đó không phải là lý do tôi
đọc đi đọc lại “Người Mỹ Trầm Lặng”, như nhiều cuốn khác của GG,
và luôn có nó cùng với tôi, như
1 cuốn thánh kinh cá nhân. Rõ ràng
là, nếu bạn lang thang trong 1 thành phố Saigon hiện đại,
như tôi đã làm, bạn có thể thấy cái
tam giác tình của GG diễn ra ở mọi khách sạn khác.
Và nếu bạn nghĩ đến Iraq, Afghanistan, và đâu
đó, elsewhere, bạn thấy đường ven của cùng 1 câu
chuyện.
Cuốn này, thấy lâu rồi,
nhưng không dám đụng vô. Bìa cứng, xót
tiền quá, và đọc, thì cũng cực quá.
Nhân Tết Mít, bèn bệ về, vì, cũng
có ý, đi 1 đường tưởng niệm ông anh nhà
thơ, bằng cái bài của bà nữ phê bình
mũi lõ này, về Langston Hughes.
Lần đầu GCC nghe cái tên ông nhà
thơ da đen này, là qua thơ TTT.
Nghê thuật đen.
Đen, với ông anh là da đen, là Jazz...
Nhưng với GCC, là… cơm đen!
Như
cái note dưới đây
Suicide's Note:
The calm,
Cool face of the river
Asked me for a kiss
The Ocean, the Bird, and the Scholar: Essays
on Poets and Poetry
by Helen Vendler
Charles Simic đọc nữ phê bình gia số 1, một
thứ Thụy Khê của Mẽo. Bà Thụy Khê Yankee mũi lõ
này bảnh lắm, đúng là 1 chuyên gia về thơ.
Tin Văn sẽ đi bài này, thì cũng 1
cách giới thiệu cho những nhà phê bình
Mít, phê bình là gì, và phê
bình thơ ghê gớm cỡ nào.
Tuy nhiên, cái tít hình như
chôm của NXH, phê bình gia không thể so sánh
vs phê bình gia không phải thời nào cũng có
được.
Helen Vendler khám phá ra tài phê
bình thơ của bà năm 23 tuổi, khi đọc thơ Wallace Stevens.
Trước đó bà cũng đã đọc thơ, và nhớ khá
nhiều bài, nhưng đọc Stevens, là, như thi sĩ Mít
hải ngoại Nguyễn Đức Tùng, hòa tan vô liền - chôm
từ của Thanh Thảo, hay dùng từ của chính bà:
tôi cảm thấy cái tinh anh khoả thân của chính
tôi nói với tôi từ trang giấy, “as if my own naked
spirit spoke to me from the page”!
Bài viết này tuyệt lắm. Mít ta chưa
có tay nào phê bình thơ bảnh như bà
này.
Có Đặng Tiến, nhưng với riêng Gấu, Đặng Tiến
phê bình thơ có cái bẩm sinh, nghĩa là
ít… đọc, còn bà này, đọc kinh người,
khác hẳn.
Helen Vendler is the A. Kingsley Porter University Professor
at Harvard, where she received her Ph.D. in English and American
literature, after completing an undergraduate degree in chemistry
at Emmanuel College. She has written books on Yeats, Herbert, Keats,
Stevens, Shakespeare, Seamus Heaney, and Emily Dickinson. Her most recent
books are The Ocean, the Bird, and the Scholar; Dickinson: Selected
Poems and Commentaries; Last Looks, Last Books: Stevens, Plath, Lowell,
Bishop, Merrill; and Our Secret Discipline: Yeats and Lyric Form. She
is a frequent reviewer of poetry in such journals as The New York Review
of Books, The New York Times Book Review, and The New Republic. Her
avocational interests include music, painting, and medicine.
Since Basho went
not a single year
has lived up to its promise
Kể từ Basho đi xa,
Không có năm nào vươn tới chỉ,
Như nó hứa hẹn với ông!
1990-2010, haiku
translated with Takaka Lento
W.S. Merwin
This year is almost gone
yet the express money carrier crosses
the Seta bridge going the long way around
On the night we watch the old year out
age is treated
with reverence
Given Title: One Shoe
To my benefactor Sekiko
I manage to pay half my debt
at the end of the year
We stand watch to see the year out-
a dried salmon for a sword
a dried cod for a stick
POSTSCRIPT
Our Master Buson often said, "A collection of my haiku
won't be needed; quite often the publication of a celebrated poet's
work reduces his fame and reputation. Wouldn't it be worse for someone
who is just among the ordinary?" However, one of his disciples, a publisher,
wanted to print a collection of his haiku. Our Master of course refused
to allow him to do so. After our Master passed away, a few of his disciples
gathered those of his haiku they had recorded, and selected and organized
them into two volumes to commemorate the Master's first and third memorials.
Their desire was earnest. Yet, to publish this collection of his haiku
does not respect our Master's wishes. May he not be judged by this collection.
So I, Denpuku, do note.
Winter, the twelfth month of the fourth
year of Tenmei Era (1784)
Sư phụ Buson thường lèm bèm, một tuyển tập
Hai Cu của ta, thì chẳng cần, bởi là vì cái sự in thơ, của
ông số 1 thì cũng chỉ làm lấm lem cái
danh tiếng của ông ta mà thôi,
nói gì ba thứ làm xàm bá
láp, tạp ghi tạp ghiếc, bên kia bên ni con chữ!
Hà, hà!
To DPP & Friends there, instead of a Happy New Year
Nhìn hình, thì
lại nhớ, cũng cảnh này, Phan Tấn Hải ký vội mấy cuốn
sách tặng Sad Seagull và Gấu, ở 1 quán cà
phê Starbucks, rồi vội vàng từ giã "cặp tình
nhân" - một, cũng gần nửa đời người, một, ngày một ngày
hai, lên chuyến tàu suốt – đi làm.
Em phán, cấm chụp hình,
khi Gấu đề nghị, và còn chỉ cái đầu của Em,
những hình ảnh nếu có đẹp thì ở trong này,
làm sao "Bác" chụp được?
Bà vợ NDT dặn, nhớ chụp hình nhe, để coi
Em của anh Trụ xinh đẹp cỡ nào!
Gấu đã sợ, không làm sao nhớ nổi khuôn
mặt của Em, và đúng như thế.
Giả như số mệnh cho gặp lại, thì cũng thua!
Ui chao lại nhớ bài thơ
của Borges, trên, hình ảnh của Em, vớiGấu, thì đúng là
như vậy.
.... my own destiny, formed
from anxieties, love and futile upsets
and that of that metal disk
carried away by the water to the quiet depths
Phan Tấn Hải rất quí
Gấu.
Câu phán của anh
về Gấu mới thật là tuyệt, viết ngàn ngàn trang
sách, chưa 1 lần sơ thất!
NTV giải thích, đây
là do hai cái huyệt "nhâm đốc" - cái
con khỉ gì đó, Gấu đâu biết - đã được thông,
thành ra viết cái gì cũng không sợ THNM!
Ui chao, lại tự sướng!
Bức hình, là của
chuyến đi trước, chụp ở bên ngoài tiệm phở Nguyễn Huệ.
Lần này, Gấu gặp Em của Gấu, cũng ở đây.
Buổi tối hôm vừa tới, trong khi nhậu tại nhà
NDT, mở mail, thấy của PTH, Gấu bèn phôn, hẹn sáng
mai gặp ở phở Nguyễn Huệ.
Gặp, anh đưa cái phong bì, trong có
tiền, của Em gửi cho Gấu.
Hỏi Em đâu, thiền sư trả lời, “cô ấy”
chắc là ra liền bây giờ thôi.
Nghe 1 phát, là đã tính run,
như ngày nào còn con nít!
Rất đáng tiếc, Camus chẳng học
được mấy từ Weil, nên về sau đã tạo ra một thứ triết học
và văn chương quáng gà cộng thong manh dập dờn ánh
nắng Địa Trung Hải, được một số trí thức Việt Nam vô cùng
hưởng ứng, đặc biệt là Trần Thiện Đạo.
Blog NL
V/v Camus học được gì, từ Weil, để đó, tính sau, nhưng nhận định TTD
& Camus, theo GCC, không đúng.
GCC cũng đã từng lầm về đấng Tẩy mũi tẹt này, khi thấy
ông ta dịch Sa Đọa.
Cái sự kiện Camus ngày càng nổi cộm, liên
quan đến sự can đảm của ông, khi một mình chống chọi với
tất cả, đúng vào lúc thiên hạ chọn CS, hay tư
bản.
Độc nhất 1 mình Camus, dám chào đón Czeslaw
Milosz khi ông bỏ chạy CS Ba Lan, xin tị nạn ở Paris.
The
plague bacillus never dies or vanishes entirely...
Liệu có thể coi, Xứ Mít
đang bị con virus dịch hạch, hoành hành, và người
ở đó, thiếu cái gọi là can đảm, đúng như Tony Judt, dưới
đây, tiên
đoán.
Camus có cả hai, lòng ẩn nhẫn, với những con bịnh,
và sự can đảm, đối với kẻ ác.
Có thể, Camus cũng đếch cần đến văn chương, hay triết học,
cũng nên.
The plague bacillus never dies or vanishes entirely, ... it can remain
dormant for dozens of years in furniture or clothing, ... it waits patientlyin bedrooms, cellars, trunks, handkerchiefs
and old papers, and ... perhaps the day will come when for the instruction
or misfortune of mankind, the plague
will rouse its rats and send them to die in some well-contented city.
Camus
by David Levine
Thus
The Plague teaches
no lessons. Camus was a moraliste
but he was no moralizer. He claimed to have taken great care to try to
avoid writing a "tract," and to the extent that his novel offers little
comfort to political polemicists of any school he can be said to have succeeded.
But for that very reason it has not merely outlived its origins as an
allegory of occupied France but has transcended
its era. Looking back on the grim record of the twentieth century we
can see more clearly now that Albert Camus had identified the central
moral dilemmas of the age. Like Hannah Arendt, he saw that "the problem
of evil will be the fundamental question of postwar intellectual life in
Europe-as death became the
fundamental problem after the last war.”
Fifty years after its first appearance, in an age of post-totalitarian
satisfaction with our condition and prospects, when intellectuals pronounce
the End of History and politicians proffer globalization as a universal
palliative, the closing sentence of Camus's great novel rings truer than
ever, a fire-bell in the night of complacency and forgetting:
The plague bacillus never dies or vanishes entirely, ... it can
remain dormant for dozens of years in furniture or clothing, ... it waits
patientlyin bedrooms, cellars, trunks,
handkerchiefs and old papers, and ... perhaps the day will come when
for the instruction or misfortune of mankind,
the plague will rouse its rats and send them to die in some well-contented
city.
Tony Judt: Lessons of Camus’s “Plague”
Khi Camus
bị tử nạn xe cộ cách đây 50 năm, vào ngày 4 tháng
Giêng, ông 46 tuổi, đã được Nobel văn chương và
cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông, Kẻ Xa Lạ, giới thiệu tới độc giả trên
toàn thế giới một thứ triết học về sự phi lý. Tuy nhiên,
vào thời điểm ông mất, Camus thấy mình là
một tên bị xã hội ruồng bỏ, tứ cố vô thân tại
Paris, bị nhạo báng bởi Jean-Paul Sartre và những trí
thức tả phái khác, họ tố cáo thứ suy tư tự do của
ông, là từ chối không chịu hò theo những quan
điểm chính trị đang ăn khách. Như cô con gái
của ông nói: “Bố tôi thì cu ki, chỉ có
mình bố tôi” [“Papa was alone.”]
Lịch sử nhận ra Camus ở về phía của rất nhiều giải pháp
đạo đức của thế kỷ 20. Ông gia nhập Kháng chiến Pháp
chiến đấu chống Nazi, biên tập nhật báo chui Chiến đấu.
Hô hào bãi bỏ án tử hình. Một thời
đã từng theo CS, tác phẩm chống chế độ toàn trị Con người phản kháng, xb năm 1951, có trong
nó những cảm nhận đáng kể về những cái ác của
chủ nghĩa Stalin, và đưa đến cú đoạn tuyệt với Sartre, vào
lúc đó vẫn bảo vệ Liên Xô và từ chối kết
án hệ thống nhà tù Gulag.
Camus bỏ Algeria
về đất liền Pháp quốc, nhưng Algeria không hề bỏ ông.
Khi cuộc nổi dậy chống thực dân thuộc địa nổ ra vào những
năm 1950, sự từ chối gia nhập vào lời kêu gọi hợp lề luật,
bien-pensante, cho một nền độc lập đã bị coi là một hành
vi phản quốc bởi đám tả phái người Pháp. Ngay cả
khi khủng bố tấn công những người Algiers, Camus vẫn đòi hỏi một
cách vô ích một giải pháp liên bang,
cùng với một nơi chốn cho người định cư. Khi ông tuyên
bố thật lẫy lừng, “Tôi tin tưởng ở công lý, nhưng tôi
sẽ bảo vệ mẹ tôi trước công lý”, ông bị tố cáo
là một kẻ biện hộ cho chủ nghĩa thực dân thuộc địa. Gần 40
năm sau, Mr Lenzini kiếm ra tông tích người cựu sinh viên
Algerian đã gây hấn vì lời tuyên bố trên
tại một cuộc họp báo, anh ta thú nhận, vào lúc
đó, anh ta chưa hề đọc bất cứ một tác phẩm nào của
Camus, và sau đó, đã bị ‘sốc’ và cảm thấy
mình chẳng là gì khi đọc Camus viết về sự nghèo
khổ của những người Ả Rập.
*
Nadine Gordimer
chọn Sách Trong Năm 2007: Camus @ Combat:
Non-fiction - Camus at "Combat":
Writing 1944-1947 by Albert Camus, edited by Jacqueline Levi-Valensi
(Princeton): editorials and other texts,
letters, published at high personal risk by Camus in what began as an
underground newspaper during the German of Occupation of France. Every
line totally charged with extraordinary synthesis of passionate conviction
and objectivity in intellecctual force that distinguishes Camus's creative
talent in his novels, The Plague and The Outtsider.
As editor and journalist, he writes on the premiss, good for during the Occupation
and prescient for our present he did not live to see: " ... the end of ideologies
is upon us, that is, the end of absolute utopias that destroy themselves
owing to the heavy price they eventually exact when they seek to become part
of historical reality". After the war, he wrote on Algeria what held good
for other colonial empires as well: "The failure to peacefully put an end
to colonialism in the aftermath of World War II ... a serious, if not the
most serious, failure of French democracy itself'.
… Loại không giả tưởng, tôi
chọn cuốn “Camus tại báo Combat", gồm những bài bình
luận, và những bài viết khác, xuất hiện vào
lúc thật nguy hiểm cho người viết, trên tờ nhật báo
chui tại một nước Pháp bị Nazi chiếm đóng. Mỗi dòng
viết, chứa trong nó, sự tổng hợp kỳ tuyệt, của niềm tin say mê
và của tính khách quan, trong một sức mạnh trí
tuệ, chính nó làm rạch ròi ra cái tài
năng sáng tạo của Camus, ở trong những cuốn tiểu thuyết,
Dịch Hạch và Kẻ Xa Lạ. Vừa là chủ
bút vừa là ký giả, ông viết, về tiền đề, tốt cho
thời kỳ [nước Pháp bị] Chiếm Đóng, và còn là
một dự báo cho thời hiện tại của chúng ta mà ông
chẳng còn sống để chứng nghiệm: “… sự cáo chung của những
ý thức hệ đè lên chúng ta, nói rõ
hơn, sự cáo chung của những không tưởng tuyệt đối, chúng
tự huỷ chúng, và trong khi tự huỷ, chúng còn
đòi cái giá nặng nề khi muốn có phần trong thực
tại lịch sử”. Sau chiến tranh, ông viết về Algeria, điều được coi là
tốt, không chỉ cho cựu xứ sở thực dân thuộc địa này mà
còn cho những đế quốc thực dân thuộc địa khác: “Sự thất
bại không kết thúc một cách hoà bình chủ
nghĩa thực dân thuộc địa, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt… là
một thất bại nghiêm trọng, nếu không muốn nói, tối nghiêm
trọng, cho chính nền dân chủ của nước Pháp”. Nguồn
Camus, Albert
Tôi theo dõi chuyện
xẩy ra cho ông ở Paris, sau khi ông cho xb cuốn Con Người
Nổi Loạn [L’homme Révolté] hay Kẻ Nổi Loạn
[The Rebel]. Ông
viết như một con người tự do, nhưng sự thực hóa ra là,
đếch được phép, bởi vì vào lúc đó
con người tự do là con người chống Mẽo, phò Xô Viết,
nói theo kiểu nhà nước ta, yêu nước là
yêu xã hội chủ nghĩa, thì cũng rứa. Cái
chiến dịch xấu xa, bỉ ổi nhắm vào ông, do Sartre chủ xướng
trên tờ Thời Mới, cùng với sự tiếp tay của
Francis Jeanson, và sau đó, có thêm Simone de
Beauvoir, xẩy ra đúng vào lúc tôi đoạn tình
với Warsaw vào năm 1951. Đó là khi Sartre dậy dỗ Camus:
“Nếu bạn không thích cả hai món, cộng sản lẫn tư bản,
thì chỉ còn có một chỗ cho bạn an trí, đó
là quần đảo Galapagos Islands”.
Camus ban
cho tôi món quà hậu hĩ, là tình bạn
của ông, và thật là quan trọng, khi có một
đồng minh như thế trong nhà xb Gallimard, nơi ông làm
việc. Ông khoái bản tiếng Tây, do Jeanne Hersch dịch,
tác phẩm Thung Lũng Issa
của tôi.
Cuốn tiểu thuyết của tôi làm cho ông nhớ tới những
gì Tolstoi viết, về thời thơ ấu của ông ta, ông nói
với tôi như vậy.
Liên hệ giữa tôi và nhà xb Gallimard không
khá. Như là một hậu quả của Giải thưởng Văn học Âu
châu, họ in Cướp Chính
Quyền [The Seizure of Power], và liền theo đó, Cái
Đầu Bị Cùm,
hay Cầm Tưởng,
The Captive Mind, nhưng cuốn sau, đố bạn thấy nó
được bầy ở tiệm sách, và chẳng có lý do gì
để mà nghi ngờ mấy ông chủ tiệm tẩy chay, vì những
lý do chính trị. Họ in cuốn Thung Lũng
Issa là do
Camus yêu cầu, nhưng theo như ban hạch toán của nhà
xb này, cuốn sách đã chẳng được đem ra khỏi kho
- cùng lúc đó, có người đem cho tôi,
bản in lần thứ tư, của nó, tại Phi Châu. Sau khi
Camus mất, tôi chẳng còn ai nói giùm mình
một tiếng ở đó nữa, và do tờ hợp đồng vẫn còn giá
trị, tôi đề nghị cuốn Cõi
Quê [Native Realm], qua bản dịch của Sédir, nhưng
vào lúc đó, Dinoys Mascolo, một tay Cộng Sản phụ
trách ban ngoại văn [foreign division] đã thỉnh ý
kiến của Jerzy Liowski [đảng viên Đảng Cộng Sản Ba Lan, lúc
đó ở Paris] về giá trị cuốn sách, với chủ ý
làm thịt nó, y hệt như thế kỷ 19 toà đại sứ của Nga
Hoàng được hỏi ý kiến về thái độ chính trị
của những di dân Nga. Tay này viết một bài điểm, khen
ngợi cuốn sách. Họ bèn in. Nhưng sau đó, là
rã đám.
Tôi
nhớ một lần trò chuyện với Camus. Ông hỏi, theo quan niệm
của bạn, một tên vô thần như tớ [Camus] có nên
cho con đi làm lễ thông công. Cuộc trò chuyện
xẩy ra, chỉ ít lâu sau khi tôi ghé thăm Karl Jasper
[một triết gia], ở Basel, và tôi hỏi ông, về chuyện [một
thằng cựu CS như tôi - Hai Luá thêm vô], có
nên dậy dỗ con cái như những tín đồ Ca Tô. Jasper
trả lời, là một người theo Protestant, ông ta không khoái
lắm cái đạo Ca Tô, nhưng trẻ con, theo ông, là
phải được dậy dỗ theo đúng như niềm tin của chính chúng
nó, và nếu như vậy, cứ để chúng tiếp cận truyền thống
thánh kinh, và sau đó, chúng sẽ tự chọn cho chúng
một tín ngưỡng. Thế là
tôi bèn trả lời Camus, đại khái như trên.
Nhà cô bạn lúc
này đã dời vô Chợ Lớn. Căn nhà cũ, khu chung
cư Nguyễn Thiện Thuật, tuy không bị thiêu rụi trong biến cố
Mậu Thân nhưng cũng không còn có thể ở được. Phần
hồn của nó đã chết theo cả khu, còn chút nào
cô gái đem theo cùng với cô về cuộc đời mới,
một buổi tối làm như tình cờ ghé qua, thấy tất cả đều
lạ mặt.
Bức
hình, do cô bạn, từ phía trong nhà, chụp,
những ngày trước Mậu Thân. Lần đầu nhìn, NKL [anh bạn học
từ thời trung học] gật gù, thằng cha nào mà đẹp trai
thế?
Le 03 février
2016 | Mise à jour le 04 février 2016 Par Charlotte
Anfray, Elodie Vaillant, Romain Clergeat et Jérôme Huffer
C’est la deuxième puissance économique du monde
mais le premier pollueur de la planète. Aujourd’hui, le smog
de Pékin est autant associé à la capitale chinoise
que la Cité interdite et les problèmes écologiques
dont la pollution sont devenus les premiers motifs de soulèvements
populaires. Face au désastre, le pouvoir se donne les moyens d’agir.
La Chine vient de signer avec les États-Unis un accord sur le
climat et veut désormais être aussi efficace en matière
environnementale qu’elle l’a été sur le plan économique.
Số 2 trên thế giới, về kinh tế, nhưng số 1, trên
hành tinh, về ô nhiễm.
Editor’s Picks
February 4th 2016
This week we use the cover to set out our plan for Europe’s
refugee crisis. If the European Union fails to control the wave
of migrants overrunning its borders, frontiers will close and right-wing
nationalism will flourish. The EU needs to act all along the migrant
trail, from Syria and Turkey to Greece and Germany
Từ Hà Nội,
luật sư Lê Thị Công Nhân cho biết, chiều nay khoảng
16:00 chồng chị là anh Ngô Duy Quyền (1974) - một người
đấu tranh dân chủ và là thành viên
của hội Bầu Bí Tương Thân, đã bị bắt giữ khi đang
trên đường đi bán gà. Lúc 18:00, cơ quan
An ninh đã tiến hành lục soát nhà hai vợ
chồng Lê Thị Công Nhân tịch thu máy tính,
đồ đạc mà không có lệnh khám xét. Chị
Công Nhân được thông báo, anh Quyền bị tạm giữ
điều tra theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Note: Đây là
cú ra quân đầu tiên chào mừng "Trò
ma nớp của lũ bó sát" - chữ của tờ Người Kinh Tế - thành công.
Sẽ còn dài dài, theo GCC.
Tên Trọng Lú cay lắm, nhịn nhục "thù
trong giặc ngoài", sau khi khử được cái nhọt "y tá
dạo", chúng mày biết tay "ông" chưa!
Tác phẩm "Nỗi buồn chiến tranh"
tạo nên một thách thức khó vượt qua của
giải thưởng văn
Note: Bài viết dởm,
nhưng vấn nạn, thực: Tại sao, sau Nỗi Buồn Chiến Tranh Bảo Ninh
tịt ngòi?
Đây là câu hỏi của tờ Observer
Thấy gì ở mùa
giải 2015?
Cần phải nói ngay rằng, tôi không
quan tâm đến giải thưởng dành cho thơ. Thứ nhất,
đơn giản bởi tôi không phải là chuyên
gia. Thứ hai, trong đời sống văn chương hiện thời, ở Việt Nam cũng
như trên thế giới, thơ trữ tình không còn
là thể loại mang tính đại diện cho đời sống văn chương.
Thơ vẫn cứ sống, người ta vẫn cứ làm
thơ và vẫn có nhóm đọc thơ nhưng hãy
thử hỏi, công chúng của thơ chiếm bao nhiêu
phần công chúng văn học? Thơ sẽ thành thú
vui của một thiểu số. Hãy nhìn vào giải Nobel
văn chương. Bao năm rồi không có nhà thơ? Tôi
cũng không quá quan tâm đến truyện ngắn. Nó
sẽ mãi mãi là những mảnh vụn ở lưng chừng của
một sự nghiệp văn học. Cái đáng quan tâm là
tiểu thuyết, lý luận, phê bình, nghiên cứu
văn học.
Nhảm. Tomas Transtromer, thi sĩ, Munro chuyên
về truyện
ngắn, được Nobel cũng mới đây thôi.
Mỗi lần Nobel về tay 1 nhà thơ là 1
biến cố trọng đại.
Truyện ngắn mà được giải Nobel mà
không.... "viết nhỏ" sao?
27-10-2015, họp
mặt tại Đại học Cornell. Trưa, nói chuyện về “Mourning Headband for
Hue” Chiều, chiếu phim Land of Sorrows dựng lại cảnh Mậu Thân tại
Huế. Sau khi xem phim, Vũ Minh Hoàng của chương trình “Voices
on Vietnam” giới thiệu Nhã Ca trả lời các câu
hỏi.
Tôi tuyên bố với nó,
hôm nào cô rảnh sẽ kể chuyện ba cháu. Rồi
từ hôm đó đến nay tôi nghĩ mãi mà không
biết kể cái gì.
Nó là cháu, con
của anh tôi. Gọi là nó thì nghe kỳ, bởi
vì dù là cháu gọi bằng cô, năm nay
cháu cũng đã có hai con vào đại học. Cô
ỷ mình già muốn nói sao cũng được. :-)
Tôi sợ, thay vì mình
nói về ba cháu và cháu, thì mình
chỉ nói về cái tôi của mình. Thật tình
tôi không thể kể chu...
VũNguyệt TrầnHe he, mấy ông sư trẻ này nhìn
không biết ra sao mà bạn Bà Tám mình
sém... Đoc bài nào cũng phì
cười, tỷ như vụ ông Tám không chịu dùng
máy cắt tuyết vậy đó!
Quoc Tru NguyenBài viết này, là để xin
lỗi độc giả, không dám xeo phi như những Mợ Mít
nhà văn. Tks
Đọc cái "tiểu bút"
này, quái làm sao GCC nhớ đến 1 phim trinh thám,
coi hồi mới lớn, une page arrachée, trang giấy bị xé ra từ
1 cuốn sách.
Chỉ là 1 câu văn, thiếu mất 1 mẩu.
Khi kiếm ra trang sách nguyên, tay thám
tử biểu thuộc hạ, khoan nói, đứa nào là thủ phạm,
hãy đọc hết cái câu văn cho ta nghe coi!
GCC sợ rằng thì là độc giả của Bà Tám,
bây giờ cũng khổ như viên thám tử!
Note: Loạt bài
Ngu Yên đi trên… Văn Vịt, hoá ra là
dịch bài phỏng vấn trên The Paris Review. Xưa quá
rồi, theo GCC.
Về Borges, cuốn Trò Chuyện này
là mới nhất. Cuốn II cũng đã xb, nhưng GCC đọc
[cọp] loáng thoáng bài điểm, trên
1 tờ chuyên về phê bình, thời gian này,
Borges yếu quá rồi, sắp đi xa rồi, nên không bảnh
bằng Cuốn I, trong đó, phần lèm bèm về Kafka, GCC
đã thuổng, để vinh danh ông anh nhà thơ.
Nhưng khủng nhất, theo GCC, là đoạn lèm
bèm về đạo hạnh và văn hóa, đã post
trên TV, nhưng chưa dịch, và nó xoáy vào
Cái Ác Bắc Kít, đúng như thế, đại khái,
những người tốt thì khùng, còn những kẻ thông
minh thì quỉ quái. Đây đúng là
đề tài ruột của TV, khi phán, đâu có tên
Bắc Kít nào ngu đâu, và tên nào
cực kỳ thông minh, thì thể nào óc cũng bị
thiến một mẩu, trong đó có “cái gọi là” lương
tri con người.
Post lại ở đây, và đi 1 đường dịch
thuật liền tù tì
OSVALDO FERRARI. Today we will
talk about beauty. But before we do so, we will transcribe
your views about the place of art and literature in our times
as discussed in an earlier conversation.
JORGE LUIS BORGES. Art and literature ... should
try and free themselves from time. Often, I have been told that
art depends on politics or on history. I think that's untrue. It
escapes, in some way, from the organized causality of history. Whether
art happens or doesn't, either depend on the artist.
FERRARI. Another matter not usually talked or
thought about, apart from the spiritual life, is beauty. It's
odd that, these days, artists or writers do not talk about what
is supposedly always their inspiration or objective, that is, beauty.
BORGES. Perhaps the word has been worn out but
not the concept- because what purpose does art have other than
beauty? Perhaps the word 'beauty' is not beautiful though the fact
is, of course.
FERRARI. Certainly, but in your writing, your
poems, your stories ...
BORGES. I try to avoid what's called 'ugly art'-
sounds horrible, doesn't it? But there have been so many literary
movements with horrible names. In Mexico, for example, there was
a literary movement frighteningly called Stridentism. It finally
shut up, which was the best thing it could do. To aspire to be strident-how
awkward, isn't it!
My friend Manuel Maples Arce led that movement
against the great poet Ramon Lopez Velarde. I remember his first
book-without any hint of beauty, it was called 'Inner Scaffolding'.
That's very awkward isn't it? (Laughs) To possess
inner scaffolding? I remember one line of a poem, if it was a poem
at all: 'A man with tuberculosis has committed suicide in all the newspapers'.
It's the only line I recall. Perhaps my forgetfulness is kind-if that
was the best line in the book, on shouldn't expect much from the rest
of it. I saw him many years later in Japan. I think he was the Mexican
ambassador there and that had made him forget not only literature but
his literature. But he has remained in the histories of literature, which
collects everything, as the founder of the Stridentist movement (both laugh). Wanting to be strident-one of the most awkward
of literary desires.
FERRARI. As we are talking about beauty, I would
like to consult you about something that has caught my attention.
Plato said that of all the archetypal and supernatural entities,
the only visible one on earth the only manifest one, is beauty.
BORGES. Yes, made manifest through other things.
FERRARI. Caught by our senses.
BORGES. I'm not sure about that.
FERRARI. That's what Plato said.
BORGES. Well, of course, I suppose that the
beauty of a poem has to appeal to our ears and the beauty of
a sculpture has to pass through touch and sight. But these are
mediums and nothing more. I don't know if we see beauty or if beauty
reaches us through forms which could be verbal or sensual or, as in
the case of music, auditory. Walter Pater said that all the arts aspire
to the condition of music. I think that is because form and content
fuse in music. That is, one can tell the plot of a story, perhaps even
give it away, or that of a novel, but one cannot tell the story of a
melody, however straightforward it may be. Stevenson said, though I
think he was mistaken, that a literary character is nothing but a string
of words. Well, it is true, but at the same time it's necessary that
we perceive it as more than a string of words.
We must believe in it.
FERRARI. It must, in some way, be real.
BORGES. Yes. Because if we sense that a character
is only a string of words, then that character has not been well
created. For example, reading a novel, we must believe that its
characters live beyond what the author tells us about them. If we
think about any character in a novel or a play, we have to think that
this character, in the moment that we see him, sleeps, dreams and
carries out diverse functions. Because if we don't, then he would
be completely unreal.
FERRARI. Yes. There's a sentence by Dostoyevsky
that caught my eye as much as one by Plato. About beauty, he
said, 'In beauty, God and the devil fight and the battlefield
is man's heart.'
BORGES. That's very similar to one by Ibsen,
'That life is a battle with the devil in the grottoes and caverns
of the brain and that poetry is the fact of celebrating the final
judgment about oneself.' It's quite similar, isn't it?
FERRARI. It is. Plato attributes beauty to a
destiny, a mission. And among us, Murena has said that he considers
beauty capable of transmitting an other-worldly truth.
BORGES. If it's not transmitted, if we do not
receive it as a revelation beyond what's given by our senses,
then it's useless. I believe that feeling is common. I have noticed
that people are constantly capable of uttering poetic phrases
they do not appreciate. For example, my mother commented on the
death of a very young cousin to our cook from Cordoba. And the cook
said, quite unaware that it was literary, 'But Senora, in order to
die, you only need to be alive.' You only need to be alive! She was
unaware that she had uttered a memorable sentence. I used it later in
a story: 'You only need to be alive'-you do not require any other conditions
to die, that's the sole one. I think people are always uttering memorable
phrases without realizing it. Perhaps the artist's role is to gather
such phrases and retain them. George Bernard Shaw says that all his
clever expressions are the ones he had casually overheard. But that
could be another clever feature of Shaw's modesty.
FERRARI. A writer would be, in that case, a
great coordinator of other people's wit.
BORGES. Yes, let's say, everyone's secretary-a
secretary for so many masters that perhaps what matters is to
be a secretary and not the inventor of the sayings.
FERRARI. An individual memory of a collective.
BORGES. Yes, exactly that.
Bạn chỉ cần còn sống,
và nếu may mắn hơn Y Uyên, bạn sẽ đụng 1 cuộc chiến
khác, khủng khiếp cũng chẳng kém: Văn Chương.
Note: Mới tậu. Đi liền cú, Borges
lèm bèm về Kafka, nhân TV đang dịch Trước Pháp Luật:
Kafka Could Be Part of Human
Memory Kafka có thể [có,
là] phần hồi ức lịch sử
"Phần hồi ức con người" của Kafka, thì
cũng giống như 1954 của TTT, với hồi ức Mít: Chúng
ta không thể nào hiểu được 1954 nếu thiếu "Bếp Lửa",
thí dụ vậy,
Ferrari hỏi Borges, nghe người ta nói
là, chúng ta không thể hiểu được lịch sử của
thời chúng ta, nếu thiếu sự giúp đỡ của Kafka, Borges
bèn trả lời, thì đúng như thế, nhưng quá
thế nữa, Kafka quan trọng hơn lịch sử của chúng ta!
Ui chao em của GCC, HA, trách
Gấu, mi viết hoài về TTT, ở trên net, rồi mi chết,
thì mất liêu luôn, sao không chịu in
ra giấy, vì TTT còn quan trọng hơn cả hồi ức Mít!
Hà, hà!
FERRARI. But we are told that
we cannot make a faithful interpretation of our times without
Kafka's help.
BORGES. Yes, but Kafka is more important than
our times....
FERRARI. Borges, in your serenity,
you can possibly enlighten me, given that we have talked about
ethics and culture, about the importance of an ethical attitude
to culture.
BORGES. I do not believe that
culture can be understood without ethics. It seems to me that
an educated person has to be ethical. For example, it's commonly
supposed that good people are fools and intelligent ones are wicked.
But I do not believe that-indeed, I believe the opposite. Wicked
people are usually also naive. Someone acts in an evil way because
he cannot imagine how his behaviour might affect another. So I think
that there's some innocence in evil and some intelligence in goodness.
Further, goodness, to be perfect-though I do not believe that anyone
attains perfect goodness- has to be intelligent. For example, a good
and not-too-intelligent person can say disagreeable things to others
because he realizes that they are disagreeable. On the other hand,
a person, in order to be good, must be intelligent-if not, his intelligence
would be ... imperfect, he would be saying disagreeable things to others
without realizing it.
Cuốn
này mua xon, 9 tì, Oct 97, hồi mới ra hải ngoại,
ở Vancouver, giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học của NMG. Ở 1 cái
building toàn dân xì ke. Một lần chúng
mở được hộp thư chôm mẹ cái ngân phiếu, NMG
đành phải gửi cái khác, bù. Sau đó,
phải đến Bưu Điện nhận thư, cho chắc ăn. Bài phỏng vấn Borges,
July 1966, theo Gấu chẳng có gì đặc biệt, ngoài
chi tiết, Borges nghĩ mình là nhà thơ, khi bắt
đầu viết, nhưng sau đó, bị tai nạn, tưởng đi luôn....
If I may change
the subject to your own fiction, I would like to ask about
your having said that you were very timid about beginning to write
stories.
BORGES
Yes, I was very
timid because when I was young I thought of myself as a poet.
So I thought, “If I write a story, everybody will know I'm an
outsider, that I am intruding in forbidden ground.” Then I had
an accident. You can feel the scar. If you touch my head here, you
will see. Feel all those mountains, bumps? Then I spent a fortnight
in a hospital. I had nightmares and sleeplessness—insomnia. After
that they told me that I had been in danger, well, of dying, that
it was really a wonderful thing that the operation had been successful.
I began to fear for my mental integrity—I said, “Maybe I can't write
anymore.” Then my life would have been practically over because literature
is very important to me. Not because I think my own stuff particularly
good, but because I know that I can't get along without writing. If
I don't write, I feel, well, a kind of remorse, no? Then I thought I
would try my hand at writing an article or a poem. But I thought, “I
have written hundreds of articles and poems. If I can't do it, then I'll
know at once that I am done for, that everything is over with me.” So
I thought I'd try my hand at something I hadn't done: If I couldn't do
it, there would be nothing strange about it because why should I write
short stories? It would prepare me for the final overwhelming blow: knowing
that I was at the end of my tether. I wrote a story called, let me see,
I think, “Hombre de la esquina rosada,”* and everyone enjoyed it very much.
It was a great relief to me. If it hadn't been for that particular knock
on the head I got, perhaps I would never have written short stories.
Hiện thực huyền
ảo, theo Ngu Yên, là do Borges phịa ra. Thì cũng
được đi, nhưng từ hiện thực huyền ảo, ông phán “tưới” thêm,
Borges là người “ảo hóa hiện thực”. Ui chao chữ mới chả
nghĩa. Viết như thế, thì 1 thằng viết lách lăng nhăng
như Gấu, mất mẹ mất cái chỗ đội nón rồi.
Bởi là vì bất cứ 1 tên viết nào,
thì cũng làm, chỉ có mỗi 1 công chuyện, là…
ảo hóa hiện thực hết. Viết, là tưởng tượng, là tưởng
tượng là gì, nếu không phải là phịa ra 1 đời
khác, khác với đời thực?
Quái nhất là, mấy đấng thi sĩ Mít bi giờ
đều nhảy ra viết phê bình thơ, thế mới ghê!
Bạn Cà của GCC thì lầm "kinh điển" với.... "kinh
nguyệt", còn Ngu Yên thì biến hiện thực huyền ảo
thành ảo hóa hiện thực!
ai từng trải qua những năm tháng
mài mông học như con vẹt tiếng Pháp hồi
còn bé, ắt hẳn sẽ sâu xa căm ghét
hai nhân vật: Alphonse Daudet và Albert Camus; điều
này là chắc chắn :p
nhưng nói cho đúng, Camus
tôi ghét hơn nhiều, vì Daudet ít
ra còn có Aventures prodigieuses de Tartarin
de Tarascon, chứ Camus thì, đúng như Cioran
từng nói, và nói rất sớm, văn chương tỉnh
lẻ buồn cười bỏ xừ và hơn thế nữa, Daudet lại có
Le Petit Chose:
TV post bài viết của Bolano,
về Daudet, và sau đó, bài viết, cũng của
ông, về Sa Đọa của Camus, đã kíu tử ông,
như thế nào.
ALPHONSE DAUDET
Time passes at dizzying speed.
When I was an adolescent and I lived in the south of Chile, I discovered
Daudet, Alfonso Daudet, as he was called then, his name Hispanicized
to make it more familiar, though I've never heard of Charles Baudelaire
or Paul Verlaine being called Carlos Baudelaire or Pablo Verlaine.
Reading Daudet back then
was (and still is) a pleasure and a luxury that only an adolescent
lost at the end of the world could fully appreciate, with the happy
sense of license that comes after a perfect theft and the feeling
of freedom derived from smoking one's first cigarettes, outside under
a tree on a rainy afternoon. His books have accompanied me ever since,
especially Tartarin of Tarascon, a treatise
on the joy of living which can be ridiculous at times, though it
isn't unusual to come upon the truth, hidden beneath the ridiculous,
a brave, relative truth containing great doses of epicureanism; and
also Letters from my Mill, a collection
of cameos and miscellaneous prose to which the early work of Arreola
is much indebted; or the Memoirs, a melancholy
book in which Daudet, so well sketched by Jules Renard in his
Journal, doesn't lecture on the human and the divine
but rather glides, like a sleepwalker, from the human to the divine,
from Cartesian clarity to pure song, from the useful to the useless,
and even from the useless to the useless, this last a feat worthy of real
writers; or The Nabob, a reflection on the figure of
a politician; or L'Arlesienne, which Bizet set to music; not to
forget the sequels to the unforgettable Tartarin: Tartarin
on the Alps and Port Tarascon.
Daudet was a friend of
Victor Hugo, whose work he admired, and yet he didn't allow Hugo's
titantic force to negatively influence his own work, which is
much lighter, more delicate, approaching at moments the naturalism
of Zola and Maupassant. Despite his prestige and success, he always
saw himself as a lesser writer, easy to like. In other words, he never
took himself too seriously. He was generous and, according to his
contemporaries, lacking in envy, a sentiment all too common in the
backbiting world of letters (which pretends to be so civilized). He
loved his children. One of them, Leon Daudet, born in 1867, when his
father was twenty-seven, became a writer, and his works rank among the
worst of French literature, though it would've hurt his father more
to know that in 1907, his crooked offspring would found, with Maurras,
the Action Francaise, organ of the far right and seed of French fascism.
But Alfonso Daudet didn't live to see it. He died in 1897, after suffering
from a nervous complaint for many years. Today, in the south of Chile,
almost no one reads Daudet. Not even writers, to whom Daudet sounds vaguely
like the name of a pop singer or balladeer.
Bolano: Trong ngoặc [Between parentheses]
Cuốn này, cuốn tủ của
thầy Roch Cường, năm Đệ Tứ Trung Học.
Còn Camus, đọc ở hành lang
trường Đại Học Khoa Học, Sài Gòn, sau khi bị
nó đánh
văng ra khỏi giảng đường.
Hai cuốn quá khác nhau, 1 của
ấu thời, 1 của Kuốc Kộng phân tranh, làm sao lại
để kế bên nhau cho được?
Cioran đêm đen Âu Châu,
Camus mặt trời Địa Trung
Hải, làm sao ưa nhau?
Cuốn đầu tay của Camus, nhà
xb nhỏ ở Alger, 1937, đúng năm GCC ra đời.
Bài Préface thần sầu.
Mua khi còn tiệm sách Tẩy,
Champlain, 02/10/2003.
Về cuối đời, Camus nhận ra trong cuốn sách
đầu tay của mình, nguồn cảm hứng đẻ ra toàn bộ
tác phẩm sau đó… và cái đề tài
tủ này: sự câm lặng đáng mến của 1 bà
mẹ và sự cố gắng của 1 người đàn ông, để
tìm một công lý, hay một tình yêu,
cân bằng sự câm lặng.
“Nhưng những hoàn cảnh
giúp tôi. Để sửa chữa một dửng dưng tự nhiên,
tôi bị đặt để ở giữa sự khốn cùng và mặt
trời. Sự khốn cùng ngăn cản tôi tin rằng, tất cả
thì tốt lành dưới ánh mặt trời và
trong lịch sử; mặt trời dạy tôi rằng lịch sử không phải
là tất cả."
Người tóm lược bảnh nhất
về Camus, là Faulkner: "Camus phán rằng, vai
trò thực sự độc nhất của 1 con người, sống trong 1 thế
giới phi lý, là sống, ý thức về cuộc sống,
cuộc nổi loạn, và tự do của mình."
"Camus disait que le seul véritable
rôle de l'homme, né dans un monde absurde, était
de vivre, d'avoir conscience de sa vie, de sa révolte,
de sa liberté."
*
Gấu
này, ngay từ khi còn nhỏ xíu ở đất Bắc, mỗi lần đói
quá, rét quá, lạnh quá, đau đớn nhục nhã
quá vì bị khinh khi là đứa trẻ mồ côi ăn nhờ ở
đậu hết ông chú bà bác lại đến bên nội bên
ngoại, và vì đọc Tô Hoài viết về cái thời
ông lang bạt vào Đàng Trong, thế là bèn
mơ tưởng có ngày vô được xứ Nam Kỳ!
* Nhà văn là
một cái phong vũ biểu của thời của mình. Hình
như có một nhà văn mũi lõ phán như vậy.
“Gấu nhà văn”, tuy đã về nhà
hai lần, và được đón tiếp cũng hậu hĩ ra trò,
nhưng lần thứ ba, sắp sửa về, ngửi ra mùi khói
ở nơi quê nhà có gì không thơm,
thế là bèn đi một cái mail, và được
phúc đáp, thời tiết bi giờ không được đẹp như
là hai lần về vừa rồi! Đừng có vác cái
mặt mo về mà khổ cái thân già, còn
khổ lây đến tụi này!
Thế là bèn đếch về nữa!
Khi thằng cu Gấu lên tầu há
mồm vô Nam, bỏ chạy quê hương Bắc Kít của
nó, ngoài hai cái rương [cái hòm]
bằng gỗ nhỏ, có thể để mỗi cái lên một bên
vai, trong đựng mấy cuốn sách, thằng bé còn
thủ theo, toàn là những kỷ niệm về cái đói.
Và nửa thế kỷ sau trở về, cũng mang
về đầy đủ những kỷ niệm đó, và trên đường
về, tự hỏi, không hiểu bà chị mình có
còn giữ được chúng…
Bà giữ đủ cả, chẳng thiếu
một, nhưng, chị giữ một kiểu, em giữ một kiểu.
Nói rõ hơn, cũng những kỷ niệm
về cái đói đó, ở nơi Gấu, được thời tiết
Miền Nam làm cho dịu hết cả đi, và đều như những
vết sẹo thân thương của một miền đất ở nơi Gấu.
Ui chao, chỉ nội kể về hai chuyến
trở về, cũng đủ vài trăm trang, dư dả một cuốn tiểu
thuyết, "có đầu, có đuôi", làm mọi người
hài lòng, nhất là "Bác Gái"!
Mais les circonstances m'ont aidé.
Pour corriger une indifférence naturelle, je fus placé
à mi-distance de la misère et du soleil. La misère
m'empêcha de croire que tout est bien sous le soleil et
dans l' histoire; le soleil m'apprit que l'histoire n'est pas
tout. Changer la vie, oui, mais non le monde dont je faisais ma divinité.
C'est ainsi, sans doute, que j'abordai cette carrière inconfortable
où je suis, m'engageant avec innocence sur un fil d'équilibre
où j'avance péniblement, sans être sûr
d'atteindre le but. Autrement dit, je devins un artiste, s'il est
vrai qu'il n'est pas d'art sans refus ni sans consentement.
Albert Camus: L’Envers et l’Endroit.
Préface.
Nhưng hoàn cảnh đã
giúp tôi. Để sửa chữa một sự dửng dưng tự nhiên,
tôi để mình ở giữa sự khốn cùng và mặt
trời. Sự khốn cùng ngăn cản tôi tin rằng mọi chuyện
đều tốt đẹp dưới ánh mặt trời và trong lịch sử, mặt trời
làm cho tôi hiểu rằng lịch sử không phải là
tất cả.
Đúng là tâm
trạng của Gấu, Bắc Kỳ di cư, bỏ chạy sự khốn cùng để
tìm mặt trời! (1)
Sự kiện Cioran và Beckett
thân thiết, và cả hai đều có mùi hư
vô, không có nghĩa là họ giống nhau.
Cioran đã từng mê Nazi, trong khi Beckett
gia nhập kháng chiến Pháp, ngay ngày đầu
tháng Chín, 1941:
He had followed the rise of Nazism in the 1930s
with fascination, growing disgust, and, finally, horror. He had
dipped with revulsion into Hitler's Mein Kampf and
recognized the racial hatred that lay at the roots of national socialism.
During his extended visit to Germany in 1936-37, he had witnessed at
first hand the impact of anti-Semitism on individual painters whom he
had met in Hamburg, persecuted simply because they were "non-Aryan."
James Knowlson: Damned to Fame
Trong khi đó, Cioran, như Simic viết:
Who reads E.M. Cioran nowadays? Someone
must, since most of his books have been translated and are in
print. At universities where graduate students and professors are
familiar with every recent French philosopher and literary theorist,
he’s practically unknown, though he was a much finer thinker and
wrote far better prose than a whole lot of them. Much of the neglect
of Cioran is unquestionably due to his uncompromisingly dark vision
of the human condition; his denunciations of both Christianity and
philosophy read at times like the ravings of a madman. To make it even
more confusing, he had two lives and two identities: the Romanian Cioran
of the 1930s who wrote in Romanian and the later, better-known French
Cioran who wrote in French.
Sự kiện Cioran không đọc được Simone Weil
cũng là 1 chi tiết cho thấy ông khác Camus,
vì cả hai, Camus và Czeslaw Milosz đều chịu ảnh hưởng
của Weil.
TTT chẳng đã từng phán
thật nghiệt ngã về Camus, cái chết nhốt chặt ông
ta vào dĩ vãng, trong khi ngược hẳn lại, càng
ngày Camus càng được đọc
Thời phải chọn lựa giữa Camus, hay là Sartre,
1 cách nào đó, qua rồi. Grass chẳng đã
mừng quá sá quà xa, là mình chọn
đúng, và nhân vật mà ông mê,
và muốn nhập vô, là Sisyphus. Vargas Llosa chọn
Sartre, sau đổi ý, khi khủng bố giáng trúng đầu
ông, và vinh danh Camus bằng 1 bài viết thật cảm
động, TV đã từng dịch. TTT không chọn Camus, hay Sartre,
nhưng mà là Malraux… Cái chuyện không làm
sao chịu nổi Camus của bạn NL có gì khó hiểu, hay
là ghen… sắc, vì Camus được gái mê quá,
chăng?
Hà, hà!
Trong bài viết “Who would dare?” Bolano kể,
cuốn sách cứu tử ông, là The Fall, tức La Chute,
mà ông Tẩy mũi tẹt TTD đã từng dịch, gửi đăng
từng kỳ trên tờ Văn, là Sa Đọa - chính vì
thế mà GCC lầm về ông ta, cũng như đã lầm về
Sến, do một vì Thiên Sứ của Ẻn, hay lầm bạn Khờ, với
1 trung uý Kiệt, chạy thoát rồi vậy mà bò
về để kịp… chết - TV post tiếp ở đây, để cho thấy Camus đáng
yêu biết là chừng nào!
Bài viết của Simic, về Cioran,
cho chúng ta thấy 1 điều, ông cực kỳ ngược ngạo. Do
tờ NYRB không cho đọc toàn bài viết, TV sẽ scan
và post, vì GCC, nói thiệt, cũng rất mê
Cioran.
Ông phán, câu này, mà
chẳng thú sao, người là 1 con thú bất hạnh, bị
đá đít ra khỏi thiên đàng, với 1 tý
tưởng tượng, đủ cho hắn khốn khổ khốn nạn.
Bạn đọc TV, đọc câu trên, làm sao
không thông cảm cho Gấu Cà Chớn cho được, khi
BHD đá GCC ra khỏi cuộc đời của em?
Simic cho thấy, mặc dù
thực sự chẳng mê gì Hitler, nhưng chính vì
thế mà Cioran phò Hitler, chỉ là vì ông
tự nhủ mình, chỉ những thứ quỉ dữ như thế mới đưa đất nước tới
vinh quang lớn lao!
Re:
Weil & Cioran
Mới nhận được từ NL:
gửi chú cioran nói về simone trong Ecartelement
(hai dòng cuối) :p
Il y
a chez Simone Weil un côté Antigone, qui l'a préservée
du scepticisme et l'a rapprochée de la sainteté.
Simone Weil - cette femme extraordinaire, d'un orgueil sans
précédent, et qui se croyait sincèrement modeste.
Une telle méconnaissance de soi chez un être aussi exceptionnel
est confondant. En fait de volonté, d'ambition, et d'illusion (Je dis bien, illusion) elle aurait pu rivaliser
avec n'importe quel grand délirant de l'histoire contemporaine.
De la génération Sartre-Bataille, il n'est guère
que Simone Weil qui m'intéresse. Elle est juste l'observation
de Simone Weil, selon laquelle le christianisme était au judaïsme
ce que le catharisme devait être à l'égard du christianisme
...
Je lis, entre l'admiration et l'exaspération, une vie
de Simone Weil. Son immense orgueil me frappe encore plus que son intelligence.
Je viens de lire l'étude de Simone Weil sur l'Iliade. Vision fausse. Comment peut-elle dire que le monde
grec commence par l'épopée et finit par l'Evangile? Qu'y
a-t-il de commun entre Achille et le reste, et les pêcheurs de
Judée?
Mon intérêt profond pour les Juifs et pour tout
ce qui est juif. Des cas, tous. Simone Weil,
Kafka. Des figures d'un autre monde. Eux seuls
ont du mystère. Les non-Juifs sont trop évidents.
Longue discussion, hier soir, avec un poète hongrois
(Pildusky) sur Simone Weil, qu'il considère comme une sainte. Je
lui dis que je l’admire également mais qu'elle n'était pas
une sainte, qu'elle avait en elle trop de cette passion et intolérance
qu'elle détestait dans l'Ancien Testament dont elle est sortie
et auquel elle ressemble malgré le mépris où elle le
tenait. C'est un Ezéchiel ou un Isaïe féminin. Sans la
foi, et les réserves que celle-ci implique et impose, elle aurait
été d'une ambition effrénée. Ce qui ressort
chez elle, c'est la volonté de faire accepter à tout prix son
point de vue, en brusquant, en violentant même l'interlocuteur. J'ai
dit encore au poète magyar qu'elle avait en elle autant d'énergie,
de volonté et d'acharnement qu'un Hitler ... Là-dessus, mon
poète ouvrit de grands yeux et me regarda intensément, comme
s'il venait d'avoir une illumination, A mon étonnement, il me dit:
“Vous avez raison ... ».
Ces deux Juives extraordinaires: Édith Stein et Simone
Weil. J'aime leur soif, et leur dureté envers
elles-mêmes.
Ce qui manque à Simone Weil, c'est l'humour. Mais si
elle en eût été pourvue, elle n'aurait pas fait de
tels progrès dans la vie spirituelle. Car l'humour fait manquer
l'expérience de l'absolu. Mystique et humour ne vont pas ensemble.
Ở S. Weil có khía cạnh
Antigone, và điều này tránh cho bà trở
nên hoài nghi, và tới gần sự thánh thiện.
Simone Weil, người đàn bà lạ thường, một sự kiêu
ngạo chưa từng có, và thành thật tin mình
là một người khiêm tốn. Một sự không biết gì
về chính mình như thế, ở một con người hết sức đặc biệt
như thế, quả là lạ. Về mặt thiện chí, tham vọng, và
ảo vọng (Tôi nói rõ, ảo
vọng], bà chẳng thua bất cứ một địch thủ khủng điên, phát
rồ nào, trong số những đại gia của lịch sử đương thời.
Ở trào lưu Sartre-Bataille, chỉ Weil làm tôi
quan tâm.
Nhận xét của bà đúng,
theo đó, Ky tô giáo đối với Do thái giáo
thì cũng chẳng khác gì catharisme đối đầu Ky tô.
Tôi đọc, với ngưỡng mộ, và nản quá nản
quá, cuộc đời Weil. Sự kiêu ngạo của bà đánh
tôi đau hơn là sự thông minh của bà!
Tôi vừa đọc Weil viết về Iliade, Viễn tưởng dởm. Làm
sao mà bà có thể viết, thế giới Hy lạp bắt đầu
bằng hùng ca và chấm dứt bằng Phúc Âm? Có
gì là chung, giữa Achille và phần còn lại,
và những ngư phủ Judée?
Sự quan tâm sâu xa của
tôi đối với những người Do thái, và tất cả những
gì liên quan tới Do thái. Những trường hợp. Tất cả.
Simone Weil. Kafka. Những hình tượng của một thế giới
khác, Chỉ có họ
có sự bí ẩn. Những người không phải là Do
Thái, thi đều quá hiển
nhiên.
Tks.
NQT
Sự kiện
Cioran không đọc được Weil, theo GCC, là do ông không
có niềm tin Ky Tô, và hơn thế nữa, còn báng
bổ Ky Tô giáo. Thí dụ, ông viết, cái
may mắn lớn lao nhất Jesus có được, là ông ta chết
trẻ. Nếu ông sống được sáu bó, chắc là ông
sẽ để lại cho hậu thế những hồi ký, thay vì cây thập
tự.
Đây là 1 nhận xét của riêng Gấu, do đọc
Weil không thấu, vì thiếu phần tu tập Ky Tô giáo
mà ra.
Chính trị xứ Mít
VC
Politics in Vietnam Reptilian manoeuvres
Trò ma nớp của loài bò
sát
A colourful prime minister goes, as the grey
men stay
Một vì thủ tướng màu mè
ra đi, một lũ muối tiêu ở lại
Note:
Bảnh thật, đám lề trái cũng không
nghĩ ra nổi, hình ảnh 1 lũ bò sát ở Đại
Hội Bịp, và cái chết của vị đại cha già dân
tộc, là con rùa vàng, biểu tượng của bốn ngàn năm văn minh Sông
Hồng, nằm chết lều bều trên mặt Hồ Gươm!
Carry on, Nguyen Phu Trong
Cố lên, Trọng Lú, đừng
để chết lâm sàng!
Nhiệm vụ Đảng giao, cố mà
mang, dù sắp xuống lỗ rồi!
Khi vị Đại Cha Già, hậu duệ Thần Kim Qui,
“Thiên Sứ…. Rùa” của xứ Mít, được phát
giác ngỏm, nằm lềnh bềnh 1 đống trên mặt Hồ Gươm,
đúng vào đêm “trừ tịch”, sáng ngày
hôm sau Đại Hụi Bịp lần thứ 12, rất nhiều người Mít tin
rằng đây là điềm gở giáng xuống chế độ toàn
trị VC.
Thiên Sứ Rùa, theo truyền thuyết, đã
từng hiện thân, trên mặt Hồ Gươm, để lấy lại thanh thần
kiếm, trước đó, cho Vua Mít mượn, để đánh đuổi
giặc Tẫu, thế kỷ 15.
By Richie
To U, my Mom, with Love.
Mother's Day, 2010
Nóng
Mẹ chồng
và nàng dâu sống cùng nhà với nhau
thời này đã hiếm, nàng dâu và mẹ chồng
thân nhau như mẹ con ruột lại còn hiếm hơn. Tôi
may mắn có được cả hai thứ hiếm hoi ấy. Thành ra, tôi
luôn bỏ chữ “chồng” đi liền sau chữ “mẹ”, kể cả khi kể chuyện…
Cuối tuần trước, mẹ gọi tôi ra góc vườn, nơi
có chiếc xích đu dưới bóng mát cây
bàng, ngọt ngào:
- Ngồi xuống đây con, mẹ con mình tâm sự…
Tôi ngồi xuống, nắm lấy tay mẹ, nheo mắt cười:
- Mẹ lại muốn kể chuyện thời oanh liệt phải không?
Mẹ cười hiền, bẹo má tôi:
- Bao nhiêu oanh liệt thời quá khứ mẹ kể cho
con nghe hết rồi còn gì. Hôm nay mẹ muốn nói
chuyện tương lai kia.
Tương lai có gì mà đáng nói?
Chồng tôi là con một, là người thừa kế duy nhất
căn biệt thự này. Thằng cu Beo sau này cũng sẽ là
người thừa kế duy nhất khi hết đời vợ chồng tôi. Tương lai của
cái nhà này xem ra có thể đoán trước
được rồi. Nhưng có vẻ như mẹ đang muốn nói về cái
tương lai khác. Mẹ thở dài, nhìn xa xăm:
- Từ ngày về hưu, ba mày sinh ra đổ đốn!
Điều này tôi biết và cứ ngỡ là
giấu được mẹ để bà ấy khỏi buồn. Tôi nắm chặt tay mẹ hơn:
- Thôi mẹ ạ, ba sinh tật vài bữa rồi lại chán
thôi.
Mẹ lắc đầu:
- Không đâu con, càng ngày càng
hư đốn. Chuyện ông ấy đi bia ôm bia iếc với bạn mẹ không
thèm để ý. Nhưng hôm rồi mẹ mới phát hiện
ra ông ấy đang cặp bồ với một con bé còn nhỏ hơn
cả tuổi của con…
Tội nghiệp mẹ, tôi an ủi:
- Dù sao ba mẹ cũng có đến mấy chục năm hạnh
phúc!
Mẹ cười, giọng vui vẻ hơn:
- Thì vậy! Thiệt ra bây giờ mẹ chỉ lo nhiều hơn
buồn.
Tôi trấn an với tư cách chủ tài khoản
gia đình:
- Mẹ khỏi lo, ba toàn cho gái… à, không,
toàn xài bằng tiền lương hưu và quỹ đen giấu giếm
lâu, không ảnh hưởng đến kinh tế gia đình đâu
ạ.
Mẹ nhếch mép:
- Không phải mẹ lo chuyện tiền bạc. Mẹ lo sau này
con dâu của mẹ cũng lâm vào hoàn cảnh như mẹ
bây giờ. Con biết đó, thằng chồng con, con trai mẹ… nó
là thằng đào hoa có tiếng. Hồi chưa cưới con nó
đã “quậy” có tiếng rồi.
Chuyện này tôi cũng biết, nhưng tôi ngạc
nhiên:
- Nhưng như thế thì có liên quan gì
đâu hả mẹ?
Mẹ nhìn tôi thương hại:
- Sao lại không? Cha nào con nấy! Ba nó
trước kia đàng hoàng biết bao nhiêu mà giờ
còn hư hỏng vậy huống chi là nó. Mai kia nó
mà… già thì con sẽ khổ gấp nhiều lần so với mẹ
bây giờ, con dâu ạ!
Tôi giật mình, không phải là không
có lý!
Tối hôm ấy, tôi nói hết những băn khoăn
sau buổi trò chuyện với mẹ cho chồng nghe. Anh ấy bật cười, ung
dung đứng dậy đi lấy cho tôi một cuốn… tiểu thuyết và nhẹ
nhàng:
- Đúng là cha nào thì con nấy.
Anh ví dụ như anh và ba cùng đọc cuốn tiểu thuyết
có phần đầu đầy trắc trở và phần kết rất có hậu này.
Nhưng anh đọc xuôi từ đầu đến cuối, còn ba thì đọc
ngược lại, em hiểu không?
Tôi lắc đầu, ngơ ngác. Chồng tôi thở dài
rồi nói như hét vào mặt tôi:
- Nghĩa là anh bắt đầu “quậy” ngay từ thời trẻ, “quậy”
chán rồi nên càng về già anh càng
đàng hoàng. Còn ba, ông ấy trẻ không
chơi nên già sinh đổ đốn, em hiểu chưa?
Lần này thì tôi hiểu nhưng vẫn gắt chồng:
- Anh làm gì mà hét lên
vậy, không sợ thằng cu Beo nó nghe thấy à?
Tôi bực bội mở cửa ra ngoài. Thấy cu Beo đang
ngồi đọc truyện, tôi lại gần, ôm vai con:
- Con đọc xuôi hay đọc ngược vậy con?
Beo trố mắt nhìn tôi:
- Đọc xuôi chứ, sao mẹ lại hỏi vậy?
Tôi thở phào:
- Tốt, đọc xuôi là tốt con à. À,
mà này... con đã thích bạn gái nào
trong lớp chưa?
Con trai tôi trợn mắt:
- Dạ chưa, mà sao mẹ lại hỏi vậy?
Tôi ấp úng:
- Thì nếu có, mẹ… mẹ sẽ cho con tiền dẫn bạn
gái đi ăn kem và xem phim!
Quý tử của tôi há hốc miệng nhìn
mẹ lắc đầu rồi cúi xuống lẩm bẩm:
- Chắc tại mấy hôm nay trời nóng quá…
Nguồn: Blog Cô Gái Đồ Long.
Còn
cái này thì thuổng trong số báo Granta, Winter, 2004, về
Mẹ, Mothers.
Bác sĩ: Báo tin
buồn cho cô biết, bà mẹ chồng của cô chết vì
đau tim.
Cô con dâu của bà mẹ chồng Bắc Kít
trợn mắt, hét: Vô lý!
Đến lượt ông bác sĩ trợn mắt: Sao?
Mới đây, dưới một status của
tôi bàn về thủ tướng, một bạn đã vào bình
luận, “chị cứ thử về làm thủ tướng đi, xem chị có
làm được không”. Tôi ở vào 'tình
cảnh' không về được, chứ đừng nói tới chuyện 'làm
thủ tướng'.
Kiểu 'khích tướng' này
không phải là hiếm gặp trong các bình
luận trên các trang mạng xã hội, hay trong đời
sống hàng ngày. Một lần khác, khi viết bài
về vấn nạn cần sa trong cộng đồng, một vị trong cộng đồng cũng độp vào
mặt tôi là, cho chị giải quyết chuyện trồng cần sa, chị
có giải quyết được không? Tất nhiên là không.
Văn minh như thế nước Anh, 'đành hanh' như thể Ba Lan cũng ch...
Note: Tuyệt. Tks both of U
Nói ra thì xấu hổ, nhưng đọc đoạn sau
đây, GCC bèn nghĩ ngay đến... Thầy Cuốc, chán
thế:
Ở Tây có một nghề khá phổ biến
đó là critic/ krytyk. Nói một cách nôm
na dễ hiểu, đó là nghề 'cá trê'.
'Cá trê' hành nghề
ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Với văn học người ta có
các nhà phê bình văn học; với sân
khấu, có các nhà phê bình sân
khấu; với hội họa, có phê bình hội họa... Và
đặc biệt, nghề phê bình chính trị rất đắt giá
và luôn được công chúng sát sao theo
dõi. Mỗi khi có sự thay đổi trên chính trường,
những nhà phê bình chính trị lại được dịp
'khua môi, múa mép'. Họ được báo giới phỏng
vấn, mời lên truyền hình, mổ xẻ vấn đề, phân tích
đúng/ sai, phải/ trái, đưa ra ý kiến, nhận xét...
Trong nhiều trường hợp, các nhà hoạch định chính
sách phải tham khảo ý kiến của họ. Ba Lan có hẳn
chuyên trang về phê bình chính trị.
Những nhà 'cá trê'
học thường có học hàm, học vị và nhận được sự
kính trọng trong xã hội, nhưng hoàn cảnh của
họ nhiều khi lại giống y chang anh chàng ngồi xổm ở quán
bia kia. Nhà phê bình văn học cả đời chẳng viết
được cuốn tiểu thuyết nào. Nhà phê bình hội
họa hóa ra không biết vẽ. Nhà phê bình
chính trị suốt đời chỉ là chuyên viên với mớ
lý thuyết bùng nhùng, chẳng được nắm giữ chức vụ
gì; và người ta không chắc, nếu cho làm thủ
tướng, ông ấy có làm nổi hay không.
Borges:
Cha đẻ chủ nghĩa hiện thực thần kỳ?
Đọc, trên…. Văn Vịt, thi sĩ Ngu Yên
đi 1 xê ri bài về Borges, qua đó, ông
coi Borges là cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực thần kỳ.
Không đúng.
Hiện thực thần kỳ là từ chủ nghĩa siêu
thực mà ra, đúng như Rushdie nhận xét, khi
viết về Garcia Marquez:
Trong một bài viết về tác giả Trăm Năm
Cô Đơn (được in lại trong Quê Hương Tưởng Tượng), S. Rushdie
cho rằng, sức tưởng tượng của Garcia Marquez phần lớn là từ
kỷ niệm về bà nội ông. Ngoài ra còn những
nguồn khác nữa. Tác giả đã từng xác nhận,
ông ảnh hưởng Faulkner, và thế giới kỳ ảo Macondo là
một phần bất động sản Yoknapatawpha của Faulkner được dời tới một khu
rừng ở Colombia. Ngoài ra còn có Borges, và
sau lưng vị khổng lồ này, nhiều người khác. Thời gian ông
viết cho điện ảnh đã cho ông ý tưởng, người Mỹ đã
bắt một nhà độc tài Mỹ châu La tinh phải đem biển
cả trả cho họ, thay cho những món nợ còn thiếu, trong Mùa
Thu của Trưởng Lão (L'Automne du Patriarche).
Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là người bà
của ông. Trong một cuộc phỏng vấn, ông thừa nhận ông
thừa hưởng ngôn ngữ của bà. "Chính giọng kể
là của bà. Bà là một người kể chuyện tuyệt
vời". Trong những gia đình thuộc sắc dân da đỏ, người
đàn bà giữ gìn kho tàng chuyện kể, và
Nam Mỹ cũng có truyền thống này. Garcia Marquez được ông
bà nuôi nấng và ông chỉ gặp mẹ lần đầu tiên
vào lúc 7, hoặc 8 tuổi. Sau 8 tuổi, chẳng có chuyện
chi là "hay ho, khác thường" đối với ông. Ông
nói về ông bà của mình: "Họ có một
căn nhà thật lớn, đầy những ma. Họ cũng rất mê tín.
Trong mỗi góc nhà là những bộ xương, và
những kỷ niệm, và sau 6 giờ tối là không ai dám
ra khỏi phòng". Từ những kỷ niệm về căn nhà, mượn thêm
giọng kể của người bà như cục nam châm, ông xây
dựng thế giới Macondo.
Nhưng rõ ràng ông còn có
nhiều hơn thế nữa. Ông rời Aracataca, ngôi làng
thơ ấu khi ông còn quá trẻ, và thực tại
phố phường khác xa, nhiều khi trái ngược với vùng
núi rừng. Trong Trăm Năm Cô
Đơn, Người Đẹp Remedios bay lên trời là một biến cố
được đợi chờ, nhưng khi chuyến xe lửa đầu tiên tới Macondo, một
người đàn bà chạy ra giữa mặt lộ, la lớn: " Nó tới
rồi. Cái gì giống như một cái bếp kéo theo
sau nó cả một làng." Garcia Marquez đã quyết định
để viễn ảnh thế giới của dân quê ở bên trên cái
của kẻ tỉnh; đó là nguồn gốc sự diệu kỳ ở nơi ông.
Ở Mỹ Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính
trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực được bưng bít
đến nỗi không còn biết đâu là sự thực.
Cuối cùng chỉ còn một sự thực độc nhất, đó là
lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác
phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp
tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng
bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là
một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một
chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của
Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành
"có một nửa", trong đó, cái cũ có vẻ như không
thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó
sự tham nhũng, thối nát "công cộng" của đám cầm quyền
và nỗi khiếp sợ "riêng tư" của từng người dân, tất cả
đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia
Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy
ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt.
Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là
một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được
viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính
là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và
đó tính nhiệm mầu của ông.
Xứ Mít mê Garcia Marquez, theo GCC, trong
bài viết “Mác Két ở xứ Mít”, chính
cũng là từ cái ẩn ức “một nửa” mà ra!
Người rành nhất về Borges, theo GCC, là
Vargas Llosa. Khi được Nobel, ông có đi 1 đường vinh
danh những vị thầy của ông, trong có Borges, trong
cuốn Wellsprings, “Giả tưởng của Borges”.
Bài viết sự thực đã từng in trong A
Writer’s Reality.
Bài viết này rất
thú. Tin Văn tính đi, nhưng lu bu hoài, quên
hoài.
Ảnh hưởng của Borges lên văn chương của xứ ông,
ở 1 số người viết, rất sâu đậm. Nhưng ông không
phải là cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực thần kỳ, và cõi văn
của ông, cũng đếch thuộc "trường phái thần ký, hay
thần kỳ". Hơn thế nữa,
"nhân dân" không ưa ông, do mê tụi mũi lõ,
quá rành tụi mũi lõ [Âu Châu] hơn mũi tẹt,
có thể nói như vậy.
Trong bài viết "Giả tưởng của Borges", Vargas Llosa
giải thích lý do tại sao Borges không được Nobel,
trong 1 tiểu chú:
… I saw Borges very few times. The first time was in Paris,
when I was a journalist. I went to interview him and was so impressed
I could not speak. I remember one of the questions I asked him was
"What do you think of politics?" He gave me an answer I have always
remembered. He told me it was una de las formas del tedio (one
of the forms of tedium). Initially, he was a very courteous, very shy man;
but his personality changed when he became a celebrity. He adopted a public
personality, very different from what he was before. He always repeated
the same jokes. He made provocative remarks to épater le bourgeois (to shock
the old fogeys). (1) But in spite of his remarks that sometimes seemed
arrogant, he was one of the really modest writers I have met-modest
about his achievements as a writer and about his genius. He did not
believe that he was a genius. Until his fifties, he was an unknown man
in his country. It was only when France and the rest of the world discovered
him that he became a celebrity in Argentina and the rest of Latin America
and that his life changed completely.
(1)
I think the reason Borges never received the Nobel Prize
is because of his political statements, because he made rightest
statements when it was unacceptable to be a rightest, to " épater
le bourgeois." In fact, I do not think he was a rightest. He was
a very courageous man; for instance, during the Peronist regime. He
despised politics, but he opposed Peronism with great clarity and
courage.
I'm in Geneva and I'm looking
for the cemetery where Borges is buried. It's a cold autumn morning,
although to the east there's a glimpse of sun, a few rays that cheer
the citizens of Geneva, a stubborn people of great democratic tradition.
The Plainpalais, the cemetery where Borges is buried, is the perfect
cemetery: the kind of place to come every afternoon read a book, sitting
across from the grave of some government minister. It's really more
like a park than a cemetery, all extremely manicured park, every inch
well-tended. When I the keeper about Borges's grave, he looks down
at the ground, nods, and tells me how to find it, not a word wasted.
There’s no way to get lost. From what he says it's clear that visitors
always coming and going. But this morning the cemetery is literally empty.
And when I finally reach Borges's grave there’s no one nearby. I think
about Calderon, I think about the English and German Romantics, I think
how strange life is or, rather: I don't think anything at all. I just
look at the grave the stone inscribed with the name Jorge Luis Borges,
the date of his birth, the date of his death, and a line of Old English
verse. And then I sit on a bench facing the grave and a raven says something
in a croak, a few steps from me. A raven! As if instead of being in Geneva
I were in a poem by Poe. Only then do I realize that the cemetery is full
of ravens, enormous black ravens that hop up on the gravestones or the
branches of the old trees or run through the clipped grass of the Plainpalais.
And then I feel like walking, looking at more graves, maybe if I'm lucky
I'll find Calvin's, and that's what I do, growing more and more uneasy,
with the ravens following me, always keeping within the bounds of the cemetery,
although I suppose that one occasionally flies off and goes to stand on
the banks of the Rhone or the shores of the lake to watch the swans and
ducks, somewhat disdainfully, of course.
Roberto Bolano: Between
parentheses
Note: Tay Bolano này,
đọc, thấy có cái gì đó, giống PCT, tếu
thế, nhưng một PCT thực, trong khi PCT Mít thì lại là
đồ dởm!
Có vẻ như nhà văn Mít, nói
chung, thì đều như thế.
Bi giờ thì mới thấm câu của Hoàng
Ngọc Hiến, cái nước mình nó thế!
GCC hình như cũng mới mê Bolano đây
thôi, có thể là từ lần đọc bài thơ của ông
viết về… BHD, hà hà!
Borges và
những con quạ
Tôi ở Geneva và
kiếm nghĩa địa Borges nằm nghỉ. Đó là một buổi sáng
mùa thu, trời lạnh, mặc dù phía đông thấy
có tí mặt trời, và một vài tia nắng làm
cư dân Geneva, một giống dân ương ngạnh
có truyền thống dân chủ, sướng điên lên.
Plainpalais, nghĩa địa Borges nằm nghỉ dài hạn,
thực đúng là một công viên tuyệt hảo, thứ
công viên mà Gấu Cà Chớn cực mê, vì
nó làm nhớ tới công viên Tao Đàn ở
Xề Gòn (1), nơi, cứ xế trưa là người ta bèn tới
đó, kiếm 1 chỗ để đọc sách, thí dụ, từ ngôi
mộ của một đấng, khi còn sống làm bộ trưởng nhà
nước [Ngụy, tất nhiên].
Quả đúng là 1 công viên hơn
là một nghĩa địa, một công viên được tỉa tiếc
tới chỉ, một mẩu đất cũng được chăm sóc. Khi tôi hỏi người
coi coi giữ về ngôi mộ của Borges, người đó bèn
ngó xuống đất, gật gật cái đầu và chỉ dẫn, không
một lời thừa. Chẳng thể nào lạc. Từ những điều ông ta
nói, thì rõ là nghĩa địa có nhiều
khách thăm viếng. Nhưng buổi sáng hôm đó,
quái làm sao, trần mình tôi. Và khi
tôi tới mộ Borges, tất nhiên là chẳng có ai
lảng vảng quanh đó. Tôi bèn nghĩ về Calderón,
nghĩ về những người Romantics Hồng Mao và Đức. Tôi bèn
nghĩ rằng là đời thì lạ làm sao, hay, đúng
hơn: Tôi đếch nghĩ cái mẹ gì hết!
Tôi nhìn ngôi mộ, tôi nhìn
cái bia đá có tên Jorge Luis Borges, ngày
ông sinh ra, ngày ông mất, và 1 dòng
thơ tiếng Anh Cổ. Thế rồi tôi ngồi cái băng ghế đối diện
ngôi mộ và, một con quạ bèn nói một điều gì
đó, bằng thứ ngôn ngữ quoạc quoạc của nó, cách
tôi vài bước chân. Một con quạ!
Cứ như thể, thay vì ở Geneva, thì tôi
ở trong một bài thơ của Poe.
Chỉ tới lúc đó tôi nhận ra, nghĩa
địa đầy quạ, những con quạ đen khổng lồ, lò cò giữa
những ngôi mộ đá, trên cành cổ thụ, hay chạy
trên những thảm cỏ. Và tôi cảm thấy mình
như đang lang thang tản bộ, nhìn thêm nhiều ngôi
mộ, và, nếu may mắn, tôi có thể thấy ngôi mộ
của Calvin, và đúng là điều tôi đang làm,
mỗi lúc một thêm bừng bực, vì đàn quạ lẵng
nhẵng theo sau, luôn giữ giới hạn, như trong nghĩa địa, và,
như tôi giả dụ, thi thoảng, có vài đấng, bỏ cuộc
vui, bèn làm 1 chuyến bay tới đậu ở bờ sông Rhone,
hay những bờ hồ, để ngắm thiên nga, vịt, với cái vẻ dè
bỉu, khinh khi, tất nhiên!
Cũng sách xôn. Một thứ
"chuyện nghề" của Vargas Llosa. Có bài, “Làm
thế nào để biến 1 lời nói dối thành sự
thực”, đọc cũng thú. Vargas Llosa, lúc đầu cũng
rất chịu Steiner, nhất là cuốn “Ngôn ngữ và
Câm Lặng.” Sau chán, chê nổ quá, cũng
1 thứ “enfant terrible” của thế kỷ. Rushdie thì kể như không
đọc nổi Steiner. Chê rầm trời. Nhưng, đa số những người
chê Steiner, theo GCC, đều không có nỗi đau Lò
Thiêu, như 1 thứ bịnh kín, mort dans l'âme.
Và thiếu nội lực, về tôn giáo Do Thái, thí
dụ. Nhưng khi Oz chửi Steiner, khi ông này chọn thái
độ vô tổ quốc, [bằng giá nào tớ, Oz, đếch bỏ
cái chất Bắc Kít (căn cước Do Thái)], là
không đọc tới ông.
Note: GCC có gửi Radiophotos những tấm hình tương
tự, và có viết đâu đó, trên TV.
Nghe nói toàn đệ tử của Râu Kẽm, và
Râu Kẽm thoát chết, vì đến trễ, do mải rút
xì phé, hoặc mê coi chọi gà!
Và vẫn nghe nói, đòn độc của Thiệu!
Con phố ngắn này, có tên là
Nguyễn Hậu thì phải, là nơi Bưu Điện có
1 block sử dụng làm Hộp Thư, Boite Postale. Thư Lưu Trữ.
Có thời gian, lúc sắp sửa đứt
phim, khi Bưu Điện tách làm đôi, một Bưu
Chính, vẫn thuộc Bưu Điện, một Viễn Thông, thuộc…
Mẽo, Gấu làm dưới quyền 1 ông sếp mới, nghe nói
Xịa, và có 1 căn phòng của riêng Gấu,
là cả một tầng lầu phía bên trên mấy sạp
sách.
Buồn buồn ngó đầu ra ngoài thở
hơi me, phi xì ke, tuyệt cú... me.
Gấu nhớ có viết về vụ này, đâu
đó trên Tin Văn (1)
Tính kiếm 1 cái hình
của thời cũ, trên manhhai, nhưng không thấy.
Tôi biết Lộc, và J. Huỳnh Văn,
là qua Tập san Văn chương. Không biết ai là
người đầu tiên đưa ra việc làm báo. Khi có
tôi, mọi chuyện đã được quyết định. Tôi nhận
lời, phần lớn là vì hai người bạn mới. Nhất
là J. Huỳnh Văn. Như một hậu quả tất nhiên của những
buổi bỏ sở ra ngồi quán cà phê gốc me đường
Nguyễn Du, hoặc bên đường Hai Bà Trưng, quãng
gần ngã tư Gia Long, khi bên kia quá ồn.
Số là lúc này, Bưu Điện đã phân
đôi, thành Bưu Vụ, và Viễn Thông; tôi
chuyển về Trung Ương, chuyên lo việc lên đồ biểu điện
đàm/ điện tín, dưới quyền của ông T. nghe nói
người của Mỹ. Vào những ngày cuối cùng, trong
lúc Đà Nẵng đang trong cơn hỗn loạn, tôi còn
cố liên lạc với Phòng Điện Toán, xin con số điện
đàm/ điện tín ... "Anh có biết Đà Nẵng
sắp sửa đi đoong không..." tôi nghe tiếng người bạn
bên kia đường dây hốt hoảng. Quay qua phòng sếp,
một đống hồ sơ vẫn y nguyên. Đã hơn tuần, ông chưa
vô sở: người Mỹ đã đưa ông và gia đình
đi từ mấy ngày trước.
Huỳnh Văn là linh hồn của cả bọn, là
tinh thần, và Tổng thư ký, của tờ báo. Không
có anh, chắc tờ báo không ra quá
số hai. Sài-gòn nhỏ xíu: chiến tranh, nỗi sợ
hãi, đời sống riêng tư của mỗi con người... làm
người ta co cụm lại. Đám bạn bè tuy biết nhau, nhưng
chỉ chịu ngồi bên nhau, khi có anh. Anh nói, anh
biết tôi từ hồi Nghệ Thuật, từ những ngày, thỉnh thoảng
ghé quán Cái Chùa, thấy một gã
lúc nào cũng đeo kính đen, ngồi trơ một mình
tại một chiếc bàn ở góc quán. Nếu không
có Tập san Văn chương, chúng tôi chẳng bao giờ
có dịp quen nhau. Và có thể chẳng bao giờ người
đọc biết anh là một thi sĩ. Cũng chẳng mấy người biết anh dậy
học, cho một trường tư ở Biên hòa. Có thể những
dòng Cầm Dương Xanh đã rong ruổi cùng với anh,
suốt quãng đường Sài-gòn - Biên-hòa,
và ngược lại. Chúng xuất hiện lần đầu tiên, và
cũng là cuối cùng trên Tập san Văn chương.
Trần Vũ viết bóng bẩy, hung bạo, cố gắng rắc rối nhưng thiếu nội lực. Nên chỉ hấp dẫn dân Việt Nam dốt. Sách Trần Vũ đã được dịch sang Pháp Văn, nếu khá thì bà con thế giới đã nhận ra. (BBP)
Reply