*



30.4.2014



The Paris Review

It seems to me that your novel is akin to something like this end of history. It’s written from the vantage point of the early 2000s, yet it captures the moment at the fall of Communism in 1990, a moment at which various currents merge and collide, forming a point of crystallization, and possibly liquidation, for twentieth-century history.

Hình như cuốn tiểu thuyết của ông giống như tận cùng lịch sử. Nó được viết vào khoảng đầu thập niên 2000 [chắc cùng thời gian với Chuyện Kể Năm 2000, của Bùi Ngọc Tấn], tuy nhiên, nó tóm được cái khoảnh khắc CS gục, năm 1990, một thời điểm mà những dòng hợp lưu & xung đột & va chạm…. tạo thành điểm kết tinh, có thể nói, điểm “làm thịt” thế kỷ 20.

KERTÉSZ

Actually, you’re completely right. It’s exactly like that. We’ve got the man who was born in Auschwitz, and then Judit, the woman who experiences Auschwitz through him and who attempts to find a conclusion to her own history. But then she escapes that world and marries a man who is untouched by totalitarianism. She decides to have children, and thus commits herself to life. That was the secret, the gesture—bearing children is the gesture that creates the possibility of continued life. Faced with choosing between life and death, she opts for life.

Đúng quá! Chúng ta có 1 thằng dàn ông sinh ra tại Lò Thiêu, rồi có 1 cô gái kinh nghiệm Lò Thiêu qua anh ta, cô toan tính tìm một kết luận cho chính câu chuyện của riêng cô. Thế rồi cô bỏ chạy thế giới đó, kết hôn với 1 người đàn ông vô can với chế độ toàn trị. Cô bèn quyết định sống, có con. Có con là 1 cử chỉ tiếp tục cuộc đời, chọn cuộc đời thay vì chọn cái chết.

For even there, next to the chimneys, in the intervals between the torments, there was something that resembled happiness. Everyone asks only about the hardships and the "atrocities," whereas for me perhaps it is that experience which will remain the most memorable. Yes, the next time I am asked, I ought to speak about that, the happiness of the concentration camps. If indeed I am asked. And provided I myself don't forget.

Ngay cả ở đó, kế bên những ống khói, trong những giờ nghỉ giữa những thống khổ, có một điều gì đó giống như hạnh phúc. Mọi người chỉ hỏi về những cực nhọc, những “tàn bạo”, trong khi với tôi, có lẽ chỉ cái kinh nghiệm đó đáng nhớ nhất. Vâng, đúng như thế, lần tới, nếu được hỏi, tôi sẽ nói về cái đó, về hạnh phúc ở trại tập trung.
Nếu được hỏi, cầu tôi chẳng quên.

Kertesz: Fateless


Apr 26, 2014

Sài Gòn, 30 tháng Tư 1975 (1)

Ai điếu

Viết cho nạn nhân 4/6

Không phải người sống mà kẻ chết
kết đoàn cùng đi
dưới bầu trời sậm đỏ tận thế
khổ nạn dắt dìu khổ nạn
tận cùng thù hận là hận thù
nước suối cạn khô, lửa cháy triền miên
đường về xa vời vợi. 

Không phải ông trời mà con trẻ
nguyện cầu
giữa tiếng loảng xoảng va đập của nón sắt và nón sắt
mẹ cưu mang ánh sáng
bóng tối cưu mang mẹ
những hòn đá lăn, đồng hồ chạy ngược
nhật thực đã tới

Không phải xác thịt mà linh hồn
các bạn cùng một lứa bên trời lận đận
mỗi năm cùng đón sinh nhật một lần
tình yêu mang đến cho người chết
một đồng minh vĩnh cửu
các bạn ôm chặt lấy nhau
trong danh sách dài thật dài của nỗi chết không lìa.

Bei Dao

Dã Viên [dịch]

REQUIEM

for the victims of June Fourth

Not the living but the dead
under the doomsday-purple sky
go in groups
suffering guides forward suffering
at the end of hatred is hatred
the spring has run dry, the conflagration stretches unbroken
the road back is even further away

Not gods but the children
amid the clashing of helmets
say their prayers
mothers breed light
darkness breeds mothers
the stone rolls, the clock runs backward
the eclipse of the sun has already taken place

Not your bodies but your souls
shall share a common birthday every year
you are all the same age
love has founded for the dead
an everlasting alliance
you embrace each other closely
in the massive register of deaths

*

Bỏ báo

Ai tin tiếng nức nở của những cái mặt nạ?
Ai tin nhà nước khóc?
Nhà nước mất mẹ hồi ức của nó
Hồi ức bỏ đi xa, xa ơi là xa, như buổi sáng ngày hôm nay

Thằng bé giao báo sáng nay lên đường
Cả thành phố rộn tiếng kèn thê lương
Điềm xấu, của VC hay của VNCH?
Rau cỏ rầu rĩ
Dân quê trồng tay mình vô đất
Mong một mùa gặt vàng
Chính trị gia xịt tiêu vô lưỡi
Cứng đơ như gỗ giữa cuộc họp QH:
Chúng mình phải hy sinh chúng mình
Cho nghệ thuật,
Hay cho mấy cánh cửa?

Buổi sáng của nhân dân, sáng nay
Được cậu bé giấy tạo ra
Cách mạng khóc nức nở qua xó xỉnh
Nó buồn ngủ

Bei Dao: The Rose of Time


*

*
 

GCC & Nguyễn Đông Ngạc, nhà xb Sóng @ Niagara Falls cc 1996

Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta.

Gấu “sống sót” cuộc chiến, và có được cuộc đời thứ nhì ở hải ngoại là nhờ cuốn này. Bức hình độc nhất của suốt 1 thời trẻ tuổi, viết văn viết viếc, xì ke xì kiếc, cùng tí tiểu sử, trong có ghi "phê bình, điểm sách", trở thành bùa cứu mạng, Gấu lèm bèm về nó nhiều lần rồi, nhân 30 Tháng Tư bèn tự sướng thêm 1 cú!

*

3.4.2008 @ Little Sàigon

30.4.1975 with Đỗ Khờ

Trong quân đội miền Nam, sĩ quan gốc Võ bị Quốc gia Đà Lạt là thành phần ưu tú, không bao giờ để bị nhầm lẫn với lại sĩ quan xuất thân từ trường Bộ binh trừ bị Thủ Đức, Long Thành. Vì vậy mà những bút ký của Phan Nhật Nam (Mùa Hè Đỏ Lửa, Dọc Đường Số 1...) mặc dù tác giả không ý thức hay là chủ ý, không phải là những bút ký về "người lính Việt Nam Cộng hòa" mà là về sĩ quan Võ bị.

DK

Theo GCC, nhận xét này sai.
Gấu đọc PNN, không thấy cái gọi là không ý thức hay chủ ý, mà chỉ thấy anh chọn nghề binh, chọn cả chuyện chống cộng ở trong đó. Chứng cớ, là, khi đi tù cũng không thay đổi, đếch thèm nhận quà thăm nuôi của phía thắng trận, đếch thèm tiếp phần “họ” của mình, ở ngoài Bắc.
Võ Bị Đà Lạt là của đám chọn binh nghiệp, khác hẳn Thủ Đức, là của những người bị động viên, phải vô lính. PNN có những dòng thổi Võ Bị Đà Lạt, tất nhiên, là cái nôi của anh, làm sao không. Nhưng đâu có dòng nào coi khinh đám Thủ Đức.
Nhận xét về văn nghiệp của PNN như thế, thì cũng cho phép GCC nhận xét về văn của DK, cũng y thế, một thứ văn chương Thủ Đức, đếch phải văn chương thứ thiệt của Đà Lạt, như của PNN!
Viết tiếng Việt còn thấy đỡ đỡ, bày đặt viết tiếng Tây, ai đọc?
Thú thực, đọc đám Mít viết tiếng Tây, GCC thấy buồn cười, tởm, đúng hơn.
Đó là thứ tiếng Tây viết đúng văn phạm, nhưng đếch phải văn chương.
Văn chương, là thể nào cũng có cái gì đó, có tính u hoài, gọi đại như vầy, về 1 xứ Mít đã mất. Linda Lê có bao giờ nhận bà là người Mít đâu, vậy mà đọc, vẫn cảm thấy cái đó, dù bà phán, tôi viết văn như kẻ giảng đạo ở giữa sa mạc.

NQT 

Phạm Duy Khiêm, xưa chê đám Mít viết văn bằng tiếng Mít, là tụi “ratés”, thất bại.
Có thể, vì tiếng Mít hồi đó còn hoang dại lắm.
Nhưng ratés, bi giờ là để chỉ đám viết văn bằng tiếng Tây, nhất là đám con cháu VC!
Chúng đếch biết viết, bằng thứ tiếng gì nữa, mặt trái/theo kiểu Kafka phán, tớ nói tất cả ngôn ngữ, nhưng bằng tiếng Do Thái
Với Kafka, là hãnh diện, còn đối với đám CCCC/VC này, là nhục nhã, mặt phải/theo kiểu Malaparte chửi Đồng Minh:

Thắng trận nhục nhã lắm!

Bạn DK này, ở Mẽo, nhưng đọc, thấy có vẻ rất ghét Mẽo!
Y chang đám Bắc Kít!

Hà, hà!


*

Như Lính Giữa Rừng

*

Đà Lạt 1969
Đà Lạt
[Viết bên lề MCNK]

*

Vợ chồng GCC & Nồi bánh chưng Tết @ Trại tị nạn Thái Lan cc 1990

Thời gian đầu mới tới Trại, Gấu có nhận được tiếp tế của 1 số bạn bè, không phải bạn quí, mà là bạn thường, trong số đó, người lo cho Gấu nhiều nhất là Nguyễn Ðông Ngạc, ở Montreal. Và cái sự có được địa chỉ NDN quả là thật may mắn vô cùng.
Liền sau khi thấy tên người đẹp trên măng sét báo Khiến Chán, mừng quá, GCC bèn viết thư cầu cứu nữ văn sĩ, cũng bạn 1 thời, và được bà viết thư trả lời, [hết mùa vượt biển rồi, đi trễ quá], và cho cái địa chỉ ông chủ tịch PEN hải ngoại, ra ý, mi cầu cứu ông này này.
Đúng ra, là cái thư của vị này, viết cho bà văn sĩ, bà biểu tôi giúp đỡ 1 "ông bạn nào đó" của bà, mà lại không cho tôi biết, ông ta là ai, địa chỉ ở đâu…
Gấu viết thư cho ông ta, theo cái điạ chỉ ở bìa thư, kể rõ hoàn cảnh.
Chuyện có thể ngưng tại đây, nếu không có những diễn biến tiếp theo.
Ðúng lúc đó, có 1 ông ở trong trại, khi biết Gấu viết lách, mới hỏi, ông có quen Nguyễn Ðông Ngạc không. Gấu nói, quen quá, sao không, ông ta bèn cho biết, ông là hàng xóm ở VN, của NDN. Và cho địa chỉ NDN, ở Montreal.
Gấu bèn đi 1 đường cầu cứu bạn ta, nhận ngay được 1 cái money order 50 đô Canada, cùng thư chúc mừng, và thông báo, tao đã gọi điện thoại cho Viên Linh, Ðịnh Nguyên… Yên chí lớn. Thể nào tụi nó cũng ra tay nghĩa hiệp.
Quả đúng như thế. Viên Linh bèn phôn cho ông chủ tịch Văn bút hải ngoại, cùng lúc phôn nhiều nơi. Nhờ những cú phôn liên tiếp như thế, ông chủ tịch PEN mới giở lại cái hồ sơ cũ ra, đi một đường làm giấy chứng nhận, gửi cho Gấu, kèm sách báo, tác phẩm của ông, trong có cuốn bằng tiếng Anh, Ý Trời, The Will of Heaven….
Ui chao, giả như không gặp được cái ông ở trại biết địa chỉ NDN, không biết ra sao!


Story-Bearers

Marina Warner

Je parle toutes les langues, mais en arabe

by Abdelfattah Kilito

 ‘I speak all languages but in Yiddish,’ Kafka remarks in his Diaries; and when it came to writing, he might have chosen any one of them, besides German. We now read him in all languages, receiving glimpses, like faraway signals at sea, of the original German, and beyond the German of the other languages that made up Kafka’s mindscape, with Yiddish beating out a bass line, familiar ground. Echoing Kafka, the Moroccan writer and scholar of Arabic literature Abdelfattah Kilito declares ‘I speak all languages but in Arabic,’ in the title of his recent collection of essays. Kilito is a writer who reads (not all do) – and widely, in several languages. He’s an amphibian creature, living in Arabic and French with equal agility, and ambidextrous with it, continuing to use one language or other at will for his critical studies or his ‘récits’ – his gnomic, often poignant memoirs and fictions. 

Tôi nói tất cả thứ tiếng, bằng tiếng Do Thái, Kafka phán, trong Nhật Ký của ông. Và khi viết, thì bên cạnh tiếng Đức, ông có thể viết bằng bất cứ 1 trong những thứ chữ. Và bây giờ, chúng ta đọc ông, trong tất cả các thứ tiếng, và nhận được, những loáng thoáng, như những ký hiệu xa xa ở mặt biển, của tiếng gốc Đức, và quá nó, của những thứ tiếng khác, chúng làm thành “mindscape” của ông, với tiếng Do Thái, như là tiếng đập giữ nhịp [a bass line, familiar ground].
Lập lại Kafka, nhà văn Ma Rốc và nhà học giả văn học Ả Rập, Abdelfattah Kilito, tuyên bố, tớ nói tất cả tiếng nói, bằng tiếng Ả Rập, trong cái tít của tuyển tập tiểu luận mới ra lò. Ông là 1 nhà văn đọc rộng vài ngôn ngữ, một sinh vật lưỡng cư - vừa ở trên cạn, vừa ở dưới nước, sống thoải mái, lanh lẹ như nhau, ở trong tiếng Ả Rập và tiếng Tẩy, thuận cả hai tay với nó, tiếp tục sử dụng, hoặc tay phải, hoặc tay trái, để đi những đường tiểu luận hay “récits” - những giả tưởng, hồi ức có tính châm ngôn, thường là nhức nhối.



*


*

Two Dogs

by Charles Simic
for Charles and Holly

An old dog afraid of his own shadow
In some Southern town.
The story told me by a woman going blind,
One fine summer evening
As shadows were creeping
Out of the New Hampshire woods,
A long street with just a worried dog
And a couple of dusty chickens,
And all that sun beating down
In that nameless Southern town. 

It made me remember the Germans marching
Past our house in 1944.
The way everybody stood on the sidewalk
Watching them out of the corner of the eye,
The earth trembling, death going by . . .

A little white dog ran into the street
And got entangled with the soldier’s feet.
A kick made him fly as if he had wings.
That’s what I keep seeing!
Night coming down. A dog with wings.

Hai Con Chó

Một con chó già sợ cái bóng của chính nó
Trong 1 thành phố Nam Kít nào đó
Chuyện này tôi nghe qua một bà sắp mù
Vào một buổi chiều tuyệt vời mùa hạ
Khi bóng tối
từ những cánh rừng Sát
Bò ra
Con phố dài Hồng Thập Tự
Với chú chó già rầu rĩ
Và cặp gà bụi bặm
Và cả mặt trời đổ xuống
Một thành phố mất tên Nam Kít

Nó làm tôi nhớ buổi 30 Tháng Tư 1975
Ðám VC Bắc Kít diễu hành qua căn nhà của tôi
Người dân đứng bên lề nhìn chúng bằng một góc con mắt
Mặt đất rung chuyển, và cái chết thì lờ vờ quanh đó..
Một con chó trắng nhỏ chạy ra đường
Làm quẩn chân đám nón cối
Và 1 cú đá làm con chó bay lên trời
Như thể nó có cánh
Ðó là điều mà tôi đã nhìn thấy, và vẫn còn nhìn thấy!
Ðêm xuống thành phố mất tên
Một con chó có cánh.

CHARLES SIMIC

*

Một lần trên đường về, khi chạy xe đến gần khu chợ Bến Thành, từ xa đã nhìn thấy một gói đồ nằm giữa mặt lộ, đường Trần Hưng Đạo, dưới ánh đèn chói lòa. Có tiếng súng nhỏ rồi tiếng còi xe Quân Cảnh thổi dạt xe cộ, người đi đường qua hai bên. Khi cơn báo động hoảng đã qua đi, trong một thoáng bỗng nhận ra vẻ tiều tụy của thành phố. Của mối tình. Ngay cả những giây phút êm đềm ngồi quây quần bên mấy đứa em, mấy cô bạn, vẫn cảm thấy cực kỳ cô đơn, có cảm giác như không còn thương yêu nổi ai, đã tự lừa dối khi nghĩ rằng đã yêu thương cô bạn. Đã lấy mức độ pháo kích làm thước đo tình yêu, đã lầm tiếng hỏa tiễn là tiếng reo hò đắc thắng của mối tình: Nhiều khi quẩn trí còn mong mỏi thành phố bị pháo kích hoài hoài để được sống mãi mãi những giờ phút thê thảm nhất của mối tình. Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...

Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân đến mức độ như hiện nay."
Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital
Câu dịch trên của BBC. (1)

Gấu đọc, không hiểu, bèn mò nguyên bản:

“In my 21 years here I’ve never seen this level of disenchantment with the system among the intelligentsia and entrepreneurs,” said Peter R. Ryder, the chief executive of Indochina Capital, an investment company in Vietnam. (2)

Gấu dịch:

Trong 21 năm ở đây, tôi chưa từng nhìn thấy, sự bất mãn với chế độ, trong giới trí thức và doanh nhân, đến mức này.

Lẽ tất nhiên, câu tiếng Việt, high-lighthed, do cẩu thả, bỏ mất từ “nhìn thấy”, tuy trong bài viết, thì có.
Một diễn đàn “tiếng tăm” như BBC, biến thành “tai tiếng”, đến mức như thế này!

Đây cũng là 1 trong những thành quả của ngày 30 Tháng Tư 1975.

NQT




*

Bắc Bộ Phủ triều kiến Bắc Kinh

CAMEO APPEARANCE

I had a small, nonspeaking part
In a bloody epic. I was one of the
Bombed and fleeing humanity.
In the distance our great leader
Crowed like a rooster from a balcony,
Or was it a great actor
Impersonating our great leader?

That's me there, I said to the kiddies.
I'm squeezed between the man
With two bandaged hands raised
And the old woman with her mouth open
As if she were showing us a tooth

That hurts badly. The hundred times
I rewound the tape, not once
Could they catch sight of me
In that huge gray crowd,
That was like any other gray crowd.

Trot off to bed, I said finally.
I know I was there. One take
Is all they had time for.

We ran, and the planes grazed our hair,
And then they were no more
As we stood dazed in the burning city.
But, of course, they didn't film that.

Charles Simic

Cameo Apperance: Sự xuất hiện của 1 nhân vật nổi tiếng, trong 1 phim….

CAMEO APPEARANCE

Tớ có cái phần nhỏ mọn, không nói
Trong cuốn sử thi đầy máu của dân tộc tớ.
Tớ là một trong cái nhân loại
Bị bom, oanh tạc, pháo kích, và bỏ chạy té đái!
Từ xa, vị lãnh đạo của chúng tớ lúc đó, hình như là Sáu Dân thì phải
Gáy như 1 con gà trống, từ ban công dinh Độc Lập
Hay là thằng khốn nào đóng vai Sáu Dân vĩ đại?

“Tớ đó”, tớ nói với lũ con nít
Tớ bẹp dí, giữa một người đàn ông
Hai tay băng bó, cùng giơ lên
[Sao giống TCS quá, khi chào mừng Sáu Dân,
sau khi ca Nối Vòng Tay Lớn?]
Và một bà già miệng há hốc
Như thể bà muốn chỉ cho coi một cái răng của bả.

Đau thật. Nhức nhối thật.
Hàng trăm lần, tớ coi đi coi lại You tube,
Không chỉ 1 lần
Liệu họ nhận ra tớ không nhỉ,
Trong cái đám đông ở Dinh Độc Lập bữa đó?
Thì cũng như mọi đám đông xám xịt,
Bè lũ Cách Mạng 30 Tháng Tư,
Đứa nào cũng có 1 cái băng đỏ ở cánh tay!

Thôi đi ngủ, tớ sau cùng phán
Tớ biết, có tớ ở đó.
Một cú [cameo appearance]
Họ đâu có thì giờ, 1 cú là đủ rồi.
Chúng tớ chạy, và những chiếc trực thăng thổi tóc chúng tớ,
Như muốn giật chúng ra khỏi đầu.
Và rồi chẳng còn gì hết
Chẳng còn máy bay trực thăng
Khi chúng tớ đứng bàng hoàng trong Sài Gòn bốc cháy.
Nhưng, tất nhiên, lũ khốn VC có bao giờ cho nhân loại coi cảnh này!

Hà, hà!
30.4.2014

.*

Boris Pasternak 

Pasternak's poems are like the flash of a strobe light-for an instant they reveal a corner of the universe not visible to the naked eye. I fell in love with these poems as a child. They were magical, fragments of the natural world captured in words that I did not always understand. Pasternak was my father's favorite poet. In the evenings he often recited his poems aloud, as did Marina Tsvetayeva, a friend of the family who often came to our house in those years before the war.
Long afterwards, George Plimpton and Harold Humes brought the live Pasternak into my life. A year or so after the resounding success of Doctor Zhivago, when the dust had begun to settle on the scandal of his being forced to give up the Nobel Prize, they sent me on a mission to Moscow to interview the poet for The Paris Review.
I'll never forget that sunny day at Peredelkino in the winter of 1959-1960, a few months before Pasternak died. The sparkling snow, the fir trees, the half torn note pinned to the door on the veranda at the side of the house: "I am working now. I cannot receive anybody. Please go away." On an impulse, thinking of the small gifts I was bringing the poet from admirers in the West, I did knock. The door opened.
Pasternak stood there, wearing an astrakhan hat. When I introduced myself he welcomed me cordially as my father's daughter- they had met in Berlin in the twenties. Pasternak's intonations were those of his poems. In an instant the warm, slightly nasal singsong voice assured me that my parents' country still existed and that it had a future as real as that sunny day. Today, no matter how harsh life in Russia is, that flash of feeling is proven true. Russia has survived, and the natural world around us which Pasternak celebrated is as wondrous as ever.

- Olga Carlisle

Thơ của Pasternak thì như “strobe light” – nhoáng 1 phát, nó vén lên một góc vũ trụ, mắt thường, mắt trần không nhìn thấy. Tôi tương tư những bài thơ, ngay từ khi còn  là 1 đứa trẻ. Chúng mới thần kỳ, ma mị làm sao, những mảnh vụn của thế giới tự nhiên, bình thường được tóm bắt vào những từ mà tôi luôn không hiểu.
Pasternak là nhà thơ “favorite” của ông già tôi. Vào những buổi chiều tối, ông thường lớn giọng đọc cho tôi nghe những bài thơ của Pasternak, hay của Marina Tsvetayeva, một nguời bạn trong gia đình, thường tới nhà tôi những năm trước chiến tranh.
Mãi, mãi, sau đó, George Plimpton and Harold Humes mang một Pạt sống vào trong cuộc đời của tôi. Một năm, hay cỡ đó, sau cái không khí sang sảng kêu như chuông, của Dr. Zhivago, khi bụi đã bốc lên xóa mờ xì căng đan - bị bắt buộc không được nhận giải - họ, hai đấng trên, trao cho tôi mission, tới Moscow, gặp nhà thơ, làm 1 cú phỏng vấn cho tờ The Paris Review.

Tôi không bao giờ quên được ngày nắng đó, ở Peredelkino, vào mùa đông 1959-1960, chỉ vài tháng trước khi Pasternak mất. Tuyết long lanh, những cây linh sam, một nửa mẩu giấy găm trên cánh cửa hành lang bên phiá căn nhà: “Lúc này tôi đang bận việc. Tôi không tiếp ai. Làm ơn khi khác.” Nghĩ đến những gói quà nhỏ tôi mang tới cho nhà thơ từ những người mến mộ ông, từ Tây Phương, bất giác tôi giơ tay gõ cửa. Cửa mở.
Pasternak đứng đó, đội 1 cái mũ astrakhan. Khi tôi tự giới thiệu, ông niềm nở đón tiếp, như là cô con gái của ba tôi - cả hai đã từng gặp nhau ở Berlin, vào thập niên 1920. Giọng nói của ông như giọng thơ của ông. Trong một thoáng, cái giọng nói ấm áp, có tí giọng mũi, nghe như hát, bảo đảm cho tôi một điều, là xứ sở của cha mẹ tôi vẫn hiện hữu, và nó đã có 1 tương lai, thực, như ngày nắng này. Bây giờ, dù cuộc sống ở Nga cực nhọc cỡ nào, cái thoáng chốc của cảm giác đó, được chứng thực. Nga xô đã sống sót, và cái thế giới thiên nhiên chung quanh chúng tôi mà Pasternak ăn mừng, thì thần kỳ, tuyệt cú mèo, như vẫn là, như mãi mãi vưỡn là.

*
*

Đọc bài viết 1 phát, thì cái đầu óc bịnh hoạn của Gấu Cà Chớn lại hiện ra cái cảnh 1 nhà thơ hải ngoại, đi cùng, cũng 1 nhà thơ hải ngoại - bạn của GCC, nhưng còn là cựu sĩ quan VNCH, bỏ chạy kịp trước 30 Tháng Tư 1975, không có lấy 1 ngày cải tạo làm thuốc chữa bịnh lưu vong - bèn bò về, xin yết kiến nhà thơ HC, và 1 ông châm cái đóm, hầu thuốc lào nhà thơ số 1 Đất Bắc!

Và nhà thơ HC bèn an ủi hai nhà thơ hải ngoại, quê hương của chúng ta vưỡn còn!
Thơ Mít vưỡn còn!
Lá diêu bông cũng vưỡn còn, nhưng thuộc hàng chiến lược, hàng xuất khẩu quan trọng, qua xứ người nhiều rồi!

30.4.2014

NHÂN CHUYỆN CÙ HUY HÀ VŨ, NGHĨ VỀ LƯU VONG

Đọc bài này, thấy Thầy Kuốc không biết 1 tí gì về 1 số nhân vật được Thầy nêu ra để chứng minh cho lập luận của Thầy.
Chính cũng suy nghĩ như thế mà những nhà nước CS tống họ ra khỏi đất nước quê hương của họ.
Solzhenitsyn, thí dụ, bị tống khỏi Nga đúng như ý của Thầy Kuốc, nhưng mà do Kremlin - tuân lệnh Thầy - thi hành: Tống nó ra hải ngoại, là nó trở thành vô dụng, hết xài.
Pasternak đếch dám ra khỏi Nga đi nhận Nobel, vì CS LX cấm về, nếu đi.
Và cũng nghĩ như Thầy Kuốc, ông không dám đi.

Ngược hẳn Pạt, Solz, Brodsky, đi, và trở thành hữu ích hơn so với ở trong nước.
Solz ở Mẽo, sau khi làm mất lòng chủ nhà, ông lui về ẩn và biến căn nhà ở Vermont, thành pháo đài, tạ từ “loài người”, cả nhà xúm nhau cùng ông trước tác, hoàn thành đại tác phẩm Bánh Xe Đỏ.
Thầy Kuốc có thể đọc những điều này, qua 1 số bài viết của tay David Remnick, ký giả Mẽo, đã từng ghé pháo đài Vermont của gia đình Solz.
DTH cũng thế. Qua Pháp bà viết được rất nhiều. Nổi tiếng hơn nhiều, nhưng không theo kiểu ồn ào như Thầy Kuốc nghĩ.

Trường hợp họ Cù, ông đi Mỹ trước hết, để chữa bịnh. Và đây là kết quả của cả 1 công cuộc dài, nhằm cứu ông khỏi nhà tù, không chỉ ông, mà còn 1 số người nữa. Sau này, giả như ông chìm vào quên lãng, thì may quá, cho ông, đâu có sao.
Ra hải ngoại, chỉ có mỗi 1 cách chiến đấu, là bằng ngòi viết. Băng đảng, tổ chức nào thì cũng vứt đi hết. Người Việt, CS hay QG đều như nhau, theo GCC.
Cái bộ lạc Cờ Lăng sống bằng xác chết của bao nhiêu con người, bằng chiêu bài Chống Cộng, nhưng nuôi Cộng trong nhà: Đám VC ra hải ngoại đều đến đó trú ngụ.
Một trong những ông Trùm của nó, đã từng yết kiến Đại Sứ VC.
Không lẽ Ông Cù gia nhập bộ lạc này?
Hay viết Blog cho VOA, như BT, như NHQ? 

Thầy Kuốc đã từng nhắc tới Solz, trong bài viết “Hộ Chiếu của nhà văn”. Trong bài viết của Thầy, nhắc tới bài viết của Ha Jin, “Phát ngôn viên và Bộ lạc”. Chính trong bài viết này, Ha Jin phân biệt 1 nhà văn như Solz với 1 nhà văn như Mít, hay Tẫu.
Solz, với niềm tin Ky Tô, có thể sống, viết, lẻ loi, một mình, đếch cần bầy đàn:

In fact, I am always moved by Solzhenitsyn's bravery and his acceptance of isolation as the condition of his work. "All my life consists of only one thing-work," he once said. The village of Cavendish didn't even have a doctor at the time, according to his biographer D. M. Thomas,  and, because of sciatica, the aging Solzhenitsyn would stand at a lectern when writing. What made him so tenacious, I believe, was not only his dedication to work but also his Christian faith, which had inculcated in him a sense of continuity beyond this life. The belief in the afterlife can enable one to live this life fearlessly. At an interview before departing for Russia, Solzhenitsyn was asked if he feared death, and he replied with obvious pleasure on his face: "Absolutely not! I t will just be a peaceful transition. As a Christian, I believe there is life after death, and so I understand that this is not the end of life. The soul has a continuation, the soul lives on. Death is only a stage, some would even say a liberation. In any case, I have no fear of death." In another context he said, "The goal of Man's existence is not happiness but spiritual growth." That may account for the spiritual strength with which he completed his work in exile.
    His words remind me of my meeting with a group of Chinese poets in River Falls, Wisconsin, in the summer of 2001. One of them was my former schoolmate. He greatly admired the small Midwestern town because its climate and landscape brought to mind the northeast of China where we were both from. I asked him, "If possible, would you mind living in this town alone so that you can concentrate on writing poetry?" He answered, "I need a friend at least." That was a typical Chinese answer. The Chinese mind does not rely on a power beyond humanity for spiritual sustenance. This explains why very few Chinese exiles in North America have lived in isolation and why most of them have been city dwellers. Gregariousness is only a surface characteristic, and deep down it is the absence of the religious belief that produces a different outlook on life.

Sự thực, tôi luôn thấm thía bởi sự can đảm của Solz, chấp nhận cô đơn như là 1 điều kiện để viết của ông. Cả đời tôi, chỉ có 1 điều, viết, làm việc. Theo nhà viết tiểu sử của ông, D.M. Thomas, làng Cavendish không có bác sĩ, và vì bị bịnh đau thần kinh hông, ông nhà văn già Solz phải đứng để viết.

Điều gì khiến ông kiên cường như thế, theo tôi, không chỉ do ông dâng hết mình cho việc viết, mà còn do niềm tin Ky Tô, niềm tin này khiến ông tin là có sự tiếp tục, quá cả cuộc đời này. Niềm tin vào cõi sau khiến con người sống mà đếch có sợ chết. Trong 1 cuộc phỏng vấn, khi được hỏi, có sợ chết không, ông bật cười, tuyệt đối không….
Lần khác, ông phán, làm người không phải là để hưởng hạnh phúc, mà là tăng trưởng tinh thần.

Ông làm tôi nhớ đến Tẫu của tôi. Tẫu đếch tin có đời sau, và sống thì phải có bầy. (2). Tớ cần có bạn quí, bạn văn, đang ngồi uống cà phê, bỗng nhớ bạn, đếch có bạn là đếch sống được!

(2)

The writer Lin Yutang (1895-1976) discusses the Chinese ideal of life at length in his book My Country and My People (1935). (14). He points out that to the Chinese the essence of the ideal life is the enjoyment of this life. In the absence of a belief in an afterlife, the Chinese hold dearly on to this life and try their hardest to make the best of it. As a result, most Chinese fear death and the isolation that leads to loneliness. Their ideal of life, according to Lin Yutang, is "brilliantly simple" and is a "concentration on earthy happpiness."15 Confucius, the man who has influenced Chinese culture more than anyone else, once replied when asked about death, "I don't know enough about life, how can I know about death?" It is the deliberate focus on this life that makes the Chinese afraid of missing out on the joy this life offers and that makes them believe the best death is inferior to the worst life-a theme, the novelist Yu Hua dramatized eloquently in his novel To Live (1993).

Tay Ha Jin, chắc là không biết tiếng Tẩy, thành ra có ái ngại cho Solz, sợ ông chết mất xác nơi quê người.
Solz bảnh hơn thế nhiều, ông tin là chế độ Liên Xô sẽ sụp đổ, và ông sẽ trở về, sau đó. Ông phán điều này, khi trả lời 1 tay Tẩy, trên Đài Tẩy, nhân đó, còn cho biết Miền Nam xứ Mít sẽ bị Miền Bắc làm thịt.

Nghề Đọc 

Bernard Pivot, em-xi [MC] chương trình văn học D' Apostrophes trên TV Tây, trong cuốn Métier de Lire, đã kể lại với nhà báo Pierre Nora, về những cuộc gặp gỡ giới viết văn thế giới qua chương trình trên.

 - Chương trình nào tới bi giờ vẫn còn gây ấn tượng ở nơi ông?

Hai tay nhà văn, đều là Nga cả, một, Nabokov, một Soljenitsyne, là hai độc chiêu [scoop] đẹp nhất của tôi. Trước ông khổng lồ, một kẻ sống sót ba trận "đại" hồng thuỷ của thế kỷ 20: chiến tranh, ung thư và những trại tù cải tạo, tôi thấy mình nhỏ bé như một chú lùn. Đây là lần đầu tiên tại Pháp, người ta có thể tiếp cận, sờ mó, nhìn, và nghe người chứng tố cáo số một chủ nghĩa cộng sản Stalin, chủ nghĩa cộng sản ngắn gọn.
Cuộc gặp gỡ trên là vào tháng Tư, 1975. Mười lăm năm sau, những người hiện diện trong chương trình còn nhớ, Soljenitsyne đã chống lại việc người Mỹ bỏ của chạy lấy người tại Việt Nam, và ông đã tiên đoán, miền bắc sẽ "nắm lấy" [mainmise] miền nam.

Người ta đã chê trách tôi, là tại sao không mời thêm một tay trí thức cộng sản, nhưng chẳng lẽ lại để một con rệp bên cạnh một người khổng lồ, trước ống kính của Lịch sử?
Thú vị nhất, theo Pivot, là người khổng lồ Soljenitsyne đã tiên đoán, [trong lần gặp sau đó], là ông ta sẽ sống sót, và chứng kiến chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ, và ông sẽ trở về quê hương:
Trong thâm tâm, tôi cảm thấy, tôi tin tưởng, tôi sẽ trở về quê hương, và còn sống nhăn." [J'ai en moi le sentiment, la conviction, que je reviendrai, vivant, dans ma patrie".]
Tôi [Pivot] còn nhớ phản ứng của mình: ngưỡng nể, và không thể nào tin nổi! (b)

Solzhenitsyn bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm 1974 và cư ngụ tại Mỹ đến năm 1994. Năm 1985, ông nộp đơn xin vào quốc tịch Mỹ nhưng đến ngày tuyên thệ, ông lại đổi ý.
NHQ

Không phải như vậy. Đây là do Thầy Kuốc không đọc thủng bài viết của Ha Jin. V và con của ông có xin nhập quốc tịch Mỹ. Còn ông, không. Khi Mẽo làm cái lễ nhỏ phát thẻ công dân, ông không dự là vậy, và khi ký giả hỏi, vợ nói, ông không được khoẻ. Sau đó, bà giải thích:

Years later the mystery surrounding his non-appearance was explained by Alya. Throughout the years of exile, her husband "never wanted to, and did not, become a US citizen, since he could not imagine himself to be a citizen of any country except Russia (not the USSR!)." During the early eighties, at the height of the Afghan war and at a time of failing hopes for short-term change in the USSR, Solzhenitsyn did in fact experience a moment of some doubt, but ultimately he decided to "remain stateless-right up until Russia's liberation from communism, an event for which he had always hoped."

GCC đọc cuốn của Ha Jin cũng lâu rồi. Cái tít của cuốn sách, là đúng cái điều mà tay thư ký Nobel chê Mẽo, ở đó làm gì có nhà văn lưu vong, mà chỉ có di dân, thành ra không có văn chương!
Bài Thầy Kuốc đọc cũng khá lâu, thấy Thầy viết ẩu, nhưng, Thầy dốt, kệ cha Thầy. Lần này, dính tới ông Cù, thành ra nhân tiện khui luôn! NQT

Trong cuốn The Writer as Migrant (The University of Chicago Press, 2008), Ha Jin, nhà văn gốc Hoa viết bằng tiếng Anh tại Mỹ, trích dẫn một quan điểm của Nabokov mà tôi rất tâm đắc: Với một nhà văn, quốc tịch chỉ là điều thứ yếu; trong khi đó chính nghệ thuật mới là hộ chiếu thực sự của hắn.

Ha Jin dẫn ra trường hợp của hai nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường làm ví dụ.

NHQ

Câu phán trứ danh của Nabokov mà Thầy Kuốc tâm đắc, GCC không kiếm thấy, trong cả cuốn sách của Ha Jin. Bài viết của Ha Jin không chỉ về Solz và Lâm Ngữ Đường, mà còn nhắc tới hai ông nữa, là Rushdie và Naipaul. Ha Jin nhắc tới Nabokov, khi so sánh ông với Conrad, liên quan tới vấn đề ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ ngoại, cách sử dụng tiếng Anh của hai người này trong sáng tác. Một bài là về "nhà văn như là phát ngôn viên của bộ lạc của mình", một, về thành tựu văn học, khi đếch viết bằng tiếng mẹ đẻ. Chẳng bài nào mắc mớ đến hộ chiếu nhà văn cả.

Rushdie mới là người nhắc đến hộ chiếu, trong bài viết, cuốn sách quí nhất của tôi là tờ thông hành [hộ chiếu] mà TV đã từng giới thiệu. Ông coi “quê hương mỗi người chỉ có một”, là…  kít. Chính trong bài Thầy Kuốc trích dẫn, Ha Jin có nhắc tới nhân vật kể chuyện trong Shame, của Rushdie. Anh này “phản biện” Thầy Kuốc: Chúng ta biết trọng lực, nhưng đếch biết nguồn gốc của nó, và bèn giải thích cái sự quê hương chỉ có một, khi coi mình là cây, cần có gốc. Nhảm. Nhìn coi có sợi rễ cây nào chui ra khỏi gót giầy của anh không.

"We know the force of gravity, but not its origins; and to explain why we become attached to our birthplaces we pretend that we are trees and speak of roots. Look under your feet. You will not find gnarled growths sprouting through the soles. Roots, I sometimes think, are a conservative myth, designed to keep us in places."

Còn Naipaul, ông trả lời tờ Paris Review, nếu còn ở quê hương, Trinidad, thì ông sẽ tự tử (b)


Ha Jin


Note: Viên Linh viết về Võ Phiến.
Ra hải ngoại, một bữa VL được VP gọi điện thoại, thông báo, tôi có đi đường về anh. VL mừng quá. chờ hoài, đếch thấy. Quê quá, phôn hỏi, ông Trùm cho biết, tính đi rồi, nhưng anh đụng nặng với tụi LV, đăng, không tiện!
Giai thoại này “đích thân” VL kể GCC nghe, lần ghé thăm anh, lần đầu tiên, ở Quận Cam, cc 1998. NQT

30.4.2014



Note: Viên Linh viết về Võ Phiến.
Ra hải ngoại, một bữa VL được VP gọi điện thoại, thông báo, tôi có đi đường về anh. VL mừng quá. chờ hoài, đếch thấy. Quê quá, phôn hỏi, ông Trùm cho biết, tính đi rồi, nhưng anh đụng nặng với tụi LV, đăng, không tiện!
Giai thoại này “đích thân” VL kể GCC nghe, lần ghé thăm anh, lần đầu tiên, ở Quận Cam, cc 1998. NQT


Bệnh tự hào dân tộc của người Nga

Tháng 4 13, 2014
Natalja Kljutcharjova
Phạm Thị Hoài dịch

Tôi là nhà văn, và các liên tưởng tôi thường dính líu tới văn học. Sau các sự kiện ở Krym, cuối cùng tôi đã hiểu ra rằng dân nước tôi và vị Tổng thống do “toàn dân” bầu nên của đất nước này khiến tôi liên tưởng đến ai.
Họ giống các nhân vật của Dostoevsky, ông gọi họ là “những kẻ ở xó hầm”. Đó là những con người sống rất lâu, thường là suốt đời, trong trạng thái bị hạ nhục, khiến tâm lí họ hoàn toàn bị méo mó. Cả cuộc đời họ, toàn bộ những ước mơ và nguyện vọng của họ chỉ rút gọn vào một mục tiêu: trả thù, rửa nhục. Nỗi khao khát trả thù bệnh hoạn ấy phần lớn không nhằm cụ thể vào những kẻ nào đó đã làm nhục họ, mà chĩa vào toàn thế giới. Dostoevsky đã miêu tả nhiều giai đoạn phát triển của căn bệnh mà giới tâm lí học hiện đại chắc sẽ gọi là một “chấn thương bỏ ngỏ” này. Nó đặc biệt ăn sâu ở những người không bao giờ ra khỏi trạng thái bị hạ nhục.
Ở Nga ngày nay cũng hệt như ở thời Dostoevsky, cả cuộc đời người ta thường là sự hạ nhục: từ khi sinh ra trong một bệnh viện bình dân (một chi nhánh thực thụ của địa ngục) đến lúc say xỉn ở góc đường mà chết. Những con người sống một cuộc đời như thế thường hình thành một lòng tự hào bệnh hoạn. Để phục hồi sự cân bằng nội tâm vốn liên tục bị những hoàn cảnh ê chề bên ngoài tàn phá, muốn sống còn thì họ buộc phải có một điều gì đó để tự hào.
Cơ sở để tự hào có thể hoàn toàn ngớ ngẩn và viển vông, nhiều khi đơn giản là bịa đặt và hầu như bao giờ cũng phi lí, khiến người có tư duy bình thường, lành mạnh phải bật cười hoặc nhún vai cho qua. Nhưng những kẻ bị hạ nhục kinh niên thì bám chặt lấy những ảo ảnh ấy, đầy đức tin, cuồng tín, nhiệt thành và trong thâm tâm càng bất mãn thì càng hăng say phụng sự chúng.
Từ góc nhìn này, tôi thấy tất cả những gì đang được bộ máy tuyên truyền ở Nga mệnh danh là “làn sóng yêu nước”, “tinh thần yêu nước” v.v. là biểu hiện của một căn bệnh tâm hồn trầm trọng mà không ai buồn chạy chữa.
Bao giờ cũng vậy: hiện thực ngay trước mắt càng tồi tệ, đất nước càng ngập ngụa những vấn đề không được giải quyết thì những tiếng “Hura” trong các cuộc biểu tình càng to, dân chúng càng cuồng nhiệt hân hoan khi lãnh tụ xuất hiện trên khán đài trước Lăng Lenin.
Nếu không được “xả hơi” đều đặn, một kẻ bị hạ nhục sớm hay muộn sẽ nổ tung, khi đó hắn sẽ giết một bà già và làm một cuộc cách mạng, như nhân vật Raskolnikov của Dostoevsky trong tiểu thuyết Tội ác và Hình phạt. Chế độ Nga hoàng đã không thèm đếm xỉa đến tình cảnh đó và vì thế mà tiêu vong.
Nhà cầm quyền hiện nay biết chọn một đường lối an toàn để dân chúng quy phục, bằng cách đều đặn cấp cho dân chúng những dịp tốt để tự hào và hô “Hura” thật to. Với hệ thống truyền hình do nhà nước triệt để định hướng thì việc đó không khó khăn gì. Điều này khiến tôi nhớ đến những bệnh viện tâm thần ở Nga, tại đó bệnh nhân không được điều trị, mà được bình trị bằng uống thuốc an thần và diệt mọi khả năng nhận thức.
Tất nhiên người dân Nga không nên tự hào về bản thân mình như những cá nhân độc đáo (vì các cá nhân thì khó chăn dắt hơn một bầy đàn), mà tự hào về mình như một bộ phận của cộng đồng, họ thuộc về cộng đồng không nhờ những cống hiến nào đó mà chỉ nhờ huyết thống. Lòng “tự hào dân tộc” thật đắc dụng cho việc này.
Nhưng cứ nghe những tiếng như “lòng yêu nước” và “ý niệm dân tộc” là trong tâm trí tôi hiện lên cảnh sau đây: Tôi còn nhớ một người đàn ông đầu cạo trọc, xăm trổ đầy mình, bẩn thỉu, tuyệt đối méo mó và bệ rạc, chân vòng kiềng, lảo đảo giữa một thành phố tỉnh lẻ buồn thiu. Ông ta mặc một chiếc áo phông mới tinh, có in dòng chữ kiêu hãnh: “Tôi là người Nga!”
Người ta tự hào, chẳng hạn về Thế vận hội Olympic hoành tráng và nhắm mắt trước thực tế là cái sự kiện rùm beng đó đã ngốn một khoản khổng lồ trong ngân sách quốc gia (một phần lớn vì tệ quan chức ăn cắp của công đã đạt tới những kích thước cực đại). Không lâu nữa chúng ta sẽ được ngấm mùi hậu quả của sự phung phí ngân sách khủng khiếp này. Nhưng phần lớn người Nga không nhìn ra tương quan giữa những hình ảnh rực rỡ từ Sochi và những đợt tăng giá, những khoản nợ công và thâm hụt ngân sách sắp tới.
Họ lại ru mình một lúc lâu trong giấc mơ ngọt ngào đẹp đẽ về một “cường quốc”, trong đó đời sống mỗi ngày một “vui tươi và khấm khá”, như Stalin từng nói. Họ quên mất rằng cái gọi là cường quốc ấy không có tiền cho những nhu cầu thiết yếu nhất của người dân. Rằng trường học thì cũ nát, đổ sập và con cái họ sẽ vùi xác ở đó. Rằng người già, cả đời lao động cho nhà nước để rồi phải đi ăn xin vì lương hưu không trả nổi tiền nhà. Có thể kể vô tận những ví dụ như vậy.
Hoặc họ tự hào về một điều mà lẽ ra người ta nên hoảng sợ, chẳng hạn về vụ sáp nhập Krym, khiến nước Nga rơi vào vị trí không mấy hay ho là bị cô lập trên trường quốc tế và dấn sâu vào một cuộc chiến với lân bang… Một chân dung thế lực thù địch, thật dễ dàng và tiện lợi để trút mọi cảm xúc của một dân tộc bị hạ nhục vào đó, như trút xuống cống nước thải.
Hình ảnh đại diện cho thế lực thù địch Chechnya, một kẻ khủng bố đeo bom tự sát, đã quá nhàm chán, cả những người mà truyền hình nói gì đều tin hết cũng không còn tin vào đó nữa. Sau những vụ khủng bố mới đây trong ga tàu điện ngầm ở Moskva, thậm chí cả những người về hưu và các bà nội trợ cũng bảo nhau rằng Chechnya chẳng liên quan gì hết, đó chỉ là trò mở màn cho chiến dịch tranh cử mà thôi.
Một hình ảnh khác của thế lực thù địch, kẻ tranh đấu cho tự do, tham gia các cuộc tuần hành của những phần tử phẫn nộ và mang cách mạng ra đe đất nước, cũng đã hết thời: người ta lấy đó làm ngáo ộp để dọa dân chúng và nhân tiện đả thông luôn, rằng chỉ có Putin mới cứu nổi đất nước này khỏi nguy cơ hỗn loạn. Và vị “cứu tinh” duy nhất ấy lại được nhất trí bầu thêm một nhiệm kì phi pháp nữa, nhiệm kì thứ ba. Bầu xong thì những phần tử phẫn nộ bị vứt luôn, như vứt những quân bài đã hạ, biểu tình bị dẹp, người biểu tình bị tống vào nhà tù, những cơ quan truyền thông độc lập cuối cùng còn sót lại bị đóng cửa.
Bây giờ chúng ta có một chân dung thế lực thù địch mới: những người anh em Ukraine và “bọn Mỹ xấu xa”, khui ra thật nhanh từ kho đạn dược của bộ máy tuyên truyền Xô-viết.
Vậy là những kẻ bị hạ nhục có việc để bận tâm: họ tự hào về đất nước (vì cuối cùng thì “sự công bằng của lịch sử đã được khôi phục”!) và giơ nắm đấm lên dọa thế lực thù địch nóng hổi vừa ra lò. Vậy là họ, những kẻ bị hạ nhục, không nguy hiểm. Trong một thời gian nhất định. Sau đó người ta sẽ dành cho họ một chân dung thế lực thù địch mới. Tất nhiên người ta sẽ lo sao để chiến tranh thực sự không xảy ra (nếu tình hình không đến nỗi mất kiểm soát). Vì chiến tranh, với hậu quả của nó là chết chóc và đau thương, tất yếu khiến dân chúng tỉnh ra và trở về với hiện thực. Nhưng chính quyền cần những cái đầu mụ mị, dễ lái về hướng cần lái hơn.
“Tự hào dân tộc” thật là tiện. Nó chỉ bất tiện ở một điểm: phải liên tục tăng liều lượng, nếu không thì nó hết tác dụng. Hiện tại, chính quyền Nga đã phải dùng đến những chất rất dễ tuột khỏi tầm kiểm soát. Như một kẻ nấu rượu đang tâm dụ cho dân uống, để rồi chính mình rơi dần vào vòng ma men và đánh mất khả năng tỉnh táo trước hiện thực.
Bất kì ai biết tư duy lành mạnh đều thấy không thể cứ như vậy mãi được. Nhưng ở Nga, những người còn có khả năng đánh giá đúng tình hình thật ít ỏi. Phải thắp đuốc lên đi tìm họ. Người thì đã bỏ nước mà đi, trước khi quá muộn. Người thì ngồi trong tù. Người thì đã khiếp nhược, rút về an phận nhà cửa ruộng vườn.
Cả trong hàng ngũ chính quyền lẫn trong dân chúng đều không có những người biết tư duy lành mạnh như vậy. Ở Nga, những nhân vật nêu trên của Dostoevsky cũng có mặt trong chính quyền, những kẻ bị đè nén và vì thế mà méo mó đến vô vọng do mặc cảm. Và khi một kẻ bị đè nén leo được lên đến đỉnh quyền lực thì điều gì sẽ xảy ra? Dostoevsky cũng đã viết rất nhiều về chuyện đó, chẳng hạn trong tiểu thuyết Làng và dân Stepanchikovo. Điều gì sẽ xảy ra? Không có gì là tốt đẹp. Kết quả là một bạo chúa cỡ nhỏ và một nhà độc tài hèn nhát.
________

Natalja Kljutcharjova (1981) sống ở ngoại ô Moskva, là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết Nước Nga – Ga cuối và Làng dân ngu.

Nguồn: Welt, 09-4-2014

Bản tiếng Việt © 2014 pro&contra

Note: Những nhận xét về 1 nước Nga, dân Nga, như trên, thực ra, nhiều người nhận ra rồi, nhưng với những tên Bắc Kít, thì lại thấy thêm một điều, sao quá giống Bắc Kít!
Tuy nhiên Nga còn 1 điều gì hơn thế rất nhiều.
Gấu nhớ là, đã từng đọc ở đâu đó, 1 tay nào đó, phán, giả như Chúa [lại] nhập thế, thì không thể đâu khác, mà phải là ở nước Nga.
Đúng như thế. (1)

Có lẽ bạn phải đọc thêm 1 số bài viết, trên…. Tin Văn, thì mới thấm câu phán của Gấu!
Hà, hà!

(1)

Lịch sử Nga là một lịch sử của đau khổ và nhục nhã gần như không làm sao hiểu được, hay, chấp nhận được. Nhưng cả hai - quằn quại vì đau khổ, và ô nhục vì hèn hạ - nuôi dưỡng những cội rễ một viễn ảnh thiên sứ, một cảm quan về một cái gì độc nhất vô nhị, hay là sự phán quyết sáng ngời. Cảm quan này có thể chuyển dịch vào một thành ngữ “the Orthodox Slavophile”, với niềm tin của nó, là, Nga là một xứ sở thiêng liêng theo một nghĩa thật là cụ thể, chỉ có nó, không thể có 1 xứ nào khác, sẽ nhận được những bước chân đầu tiên của Chúa Ky Tô, khi Người trở lại với trần gian.

Steiner

Russia The Wild East

Một xứ sở rộng lớn nhất: một phần sáu đất đai địa cầu. Nơi máu đổ nhiều nhất: Trước tiên, là cách mạng 1905, bị đè bẹp bằng máu. Tới cách mạng 1917, thành công, cũng bằng máu. Rồi thời đại Stalinism, với hàng triệu mạng người bị giết, bằng tống xuất, diệt chủng, trại tù; địch thủ của nó: cuộc xâm lăng của Nazi, đã lấy đi chừng 20 triệu công dân Xô-viết. Như Anatol Lieven, tác giả cuốn sách vừa xuất bản, viết về cuộc chiến Chechnya: Bia mộ của Quyền lực Nga: Đối với hầu hết cư dân của nó, Liên-bang Xô-viết (là một điều gì) còn hơn cả một nền văn minh. Còn hơn cả một ấn bản méo mó, hư ruỗng của điều gọi là hiện đại tính. Đây thực sự là một thế giới. Thế giới độc nhất mà cư dân của nó hiểu, và có được. Và theo như tiền nhân của họ: Đây là đỉnh cao lịch sử, sự hiểu biết, và thành tựu của nhân loại.


Steiner có hai bài viết trên tờ The New Yorker, [sau in lại trong Steiner @ The New Yorker] về văn học Nga, thật tuyệt. Một, “De Profundis”, về Gulag, và một về Solz và những nhà văn Nga khác: Dưới cái nhìn Ðông phương, Under Eastern Eyes.

Steiner viết, những đòi hỏi của Solz, ở những người Nga đọc lén lút ông [bao nhiêu độc giả?], và khối độc giả bao la ở Tây Phương, thì thật là dữ dằn, nghiệt ngã. Ông biết, và coi khinh sự đáp ứng dễ dãi của người đọc Tây Phương, và cái khiếu thưởng ngoạn về sự khổ đau ở xa, distant suffering, của họ. Ông rành chúng ta, hơn là chúng ta rành ông. Và như thế, ông là một tác giả hướng ngoại, a searcher-out, một thứ chó săn ăn tìm sự yếu ớt về thể xác của con người. Và, vẫn như thế, ông là 1 tác giả gây bực.

Every time a human being is flogged, starved, deprived of self-respect, a specific black hole opens in the fabric of life. It is an additional obscenity to depersonalize inhumanness, to blanket the irreparable fact of individual agony with anonymous categories of statistical analysis, historical theory, or sociological model-building. Consciously or not, anyone who offers a diagnostic explanation, however pious, or even condemnatory, erodes, smoothes toward oblivion, the irremediable concreteness of the death by torture of this man or that woman, of the death by hunger of this child. Solzhenitsyn is obsessed by the holiness of the minute particular. As happens with Dante and Tolstoy, proper names cascade from his pen. He knows that if we are to pray for the tortured dead, we must commit to memory and utter their names, by the million, in an incessant requiem of nomination.

Mỗi một sự sỉ nhục, mỗi một sự tra tấn giáng lên một con người là một trường hợp riêng lẻ không thể giản đơn và không thể đền bù được . Mỗi khi con người bị đánh đập, bị bỏ đói, bị tước đoạt nhân phẩm thì một lỗ hổng đen ngòm lại mở toạc ra trên tấm dệt đời. Đây là một sự bẩn thỉu bồi thêm, làm cho sự phi nhân không còn có tính cá biệt, và phủ lên sự vô phương sửa chữa, về cơn hấp hối của từng cá nhân, bằng đủ thứ phạm trù vô danh về nghiên cứu thống kê, về lý thuyết lịch sử, hay xây dựng mẫu mã xã hội. Cố ý hay không, bất cứ người nào tìm cách đưa ra một lời giải thích chẩn đoán, dù có đầy thiện ý cách nào, hoặc ngay cả chỉ trích đi nữa, cũng làm tiêu hao, bào nhẵn đến gần như quên béng đi tính cách cụ thể không thay đổi được về cái chết do sự tra tấn của ông này, bà kia, hoặc cái chết vì đói khát của em bé nọ. Solz. bị ám ảnh bởi sự linh thiêng của khoảnh khắc đặc biệt, dị thường. Như đã từng xẩy ra với Dante, và Tolstoy, tên riêng của con người trào ra như thác dưới ngòi viết của ông. Ông biết, nếu chúng ta cầu nguyện cho những người chết vì tra tấn, chúng ta phải nhập tâm và thốt lên tên của họ, trong dòng kinh cầu hồn không ngừng, từng tên một, hàng triệu tên.

UNDER EASTERN EYES

Dưới con mắt Đông phương

Có một nghịch lý về thiên tài văn chương Nga. Từ Pushkin đến Pasternak, những sư phụ của thơ ca và giả tưởng Nga thuộc về thế giới, trọn một gói. Ngay cả ở trong những bản dịch què quặt của những vần thơ trữ tình, những cuốn tiểu thuyết và những truyện ngắn, chúng vẫn cho thấy một điều, không có chúng là không xong. Chúng ta không thể sẵn sàng bầy ra cái bảng mục lục những cảm nghĩ của chúng ta và của nhân loại nói chung, nếu không có chúng ở trong đó. Ngắn gọn, khiên cưỡng, theo dòng lịch sử, chỉ có văn học cổ Hy Lạp là có thể so đo kèn cựa được với văn học Nga, nếu nói về tính phổ quát. Tuy nhiên, với một độc giả không phải là người Nga, khi đọc Pushkin, Gogol, Dostoevsky, Mandelstam, họ vẫn luôn luôn là một kẻ đứng bên lề, một tên ngoại đạo. Họ có cảm giác mình đang nghe trộm, đọc lén một bản văn, một cuộc nói chuyện nội tại, rõ ràng thật dễ hiểu, sức truyền đạt cao, sự thích hợp phổ thông, vậy mà giới học giả, phê bình Tây phương, cho dù ở những tay sắc sảo nhất, vẫn không tin rằng họ hiểu đúng vấn đề. Có một cái gì đó mang tính quốc hồn quốc tuý, đặc Nga ở trong đó, và nhất quyết không chịu bỏ nước ra đi. Tất nhiên, đây là một vấn đề liên quan tới ngôn ngữ, hay chính xác hơn, đến những gam, những mảng quai quái, hoang dại của ngôn ngữ, từ tiếng địa phương, của giới quê mùa, cho tới thứ tiếng nói của giới văn học cao và Âu Châu hóa được những nhà văn Nga thi thố. Những trở ngại mà một Pushkin, một Gogol, một Anna Akhmatova bầy ra, nhằm ngăn chặn một bản dịch tròn trịa, giống như một con nhím xù lông ra khi bị đe dọa. Nhưng điều này có thể xẩy ra đối với những tác phẩm cổ điển của rất nhiều ngôn ngữ, và, nói cho cùng, có một mức độ, tới đó, những bản văn lớn lao viết bằng tiếng Nga vượt qua (Hãy tưởng tượng "quang cảnh quê ta" sẽ ra sao nếu thiếu Cha và Con, hay Chiến tranh và Hòa bình, hay Anh em nhà Karamazov, hay Ba chị em). Và nếu có người vẫn nghĩ rằng, không đúng như vậy, rằng Tây phương, khi quá chú tâm vào một bản văn thì đã làm méo mó, sai lạc điều mà một nhà văn Nga tính nói, thì không thể chỉ là do khoảng cách về ngôn ngữ.
Văn học Nga được viết dưới con mắt cú vọ của kiểm duyệt. Người Nga cũng là giống dân đầu tiên đưa ra nhận xét có tính “chuyện thường ngày ở huyện” này. Lấy đơn vị là một năm, thì, chỉ chừng một năm thôi [“là phai rồi thương nhớ”], mọi thứ “sĩ” của Nga, thi sĩ, tiểu thuyết gia, kịch tác gia, người nào người nấy, viết, với con mắt dòm chừng của nhân dân, thay vì với tự do suy tư. Một tuyệt tác của Nga hiện hữu “mặc dù” chế độ. Nói rõ hơn, dưới chế độ độc tài kiểm duyệt, nhìn chỗ nào cũng thấy có cặp mắt của…cớm, vậy mà Nga vưỡn có tuyệt phẩm!
Một tuyệt phẩm như thế, nó chửi bố chế độ, nó mời gọi lật đổ, nó thách đố, hoặc trực tiếp, hoặc với một sự mặc cả hàm hồ nào đó, với chính quyền, hoặc Chuyên Chính Nhà Thờ, hoặc Mác Xít Lê Nin Nít, Xì Ta Lít.
Bởi vậy mà Nga có 1 thật câu thật hách [thật oách, cho đúng tiếng Bắc Kít], nhà văn nhớn là một “nhà nước thay đổi, xen kẽ, đổi chiều”, “the alternative state”. Những cuốn sách của người đó, là một hành động chủ yếu - ở nhiều điểm, độc nhất - của sự chống đối chính trị.
Trong trò chơi mèo chuột khó hiểu như thế đó, và nó gần như không thay đổi, kể từ thế kỷ 18, Viện Cẩm Linh cho phép sáng tạo, và có khi còn cho phát hành, quảng bá những tác phẩm nghệ thuật hiển nhiên mang tính nổi loạn, phản động.
Với dòng đời trôi qua, thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, những tác phẩm như thế đó - của Pushkin, Turgenev, Chekhov - trở thành cổ điển, chúng là những cái van an toàn chuyển vào miền tưởng tượng một số những đòi hỏi thay đổi, đổi mới chính trị, mà thực tại không cho phép. Cuộc truy lùng, săn đuổi những nhà văn-từng người, tống vào tù, cấm đoán sách của họ, là 1 phần của sự mà cả giữa đôi bên.
Một kẻ ở bên ngoài, không phải Nga, chỉ có thể biết đến cỡ đó. Anh ta nhìn vào nỗi đau khổ của Pushkin, sự chán chường của Gogol, hạn tù của Dostoevsky ở Siberia, cuộc chiến đấu thống khổ chống lại kiểm duyệt của Tolstoi, hay nhìn vào bảng mục lục dài những kẻ bị sát hại, mất tích, nó là cái biên nhận về sự thành tựu văn học Nga thế kỷ 20, và anh ta sẽ nắm bắt được “cơ chế”: Nhà văn Nga xục xạo, dính líu vào đủ thứ chuyện. Chỗ nào nhân dân Nga cần, là có nhà văn Nga. Anh ta dí mũi vào đủ thứ, khác hẳn thái độ buồn chán, và dễ dãi của đồng nghiệp Tây phương. Thường xuyên, trọn ý thức Nga được truyền vào ngòi viết của anh ta. Và để đổi lại, là mạng sống của anh ta, nói cách khác, anh ta trải đời mình, len lỏi đời mình, suốt địa ngục. Nhưng cái biện chứng tàn nhẫn này thực sự cũng không nói trọn sự thực, nó vẫn giấu đi ở trong chính nó, một sự thực khác, mà bằng trực giác, nó thì thật là hiển nhiên giữa những đấng nghệ sĩ Nga, nhưng kẻ bên ngoài đừng hòng nắm bắt được.
Lịch sử Nga là một lịch sử của đau khổ và nhục nhã gần như không làm sao hiểu được, hay, chấp nhận được. Nhưng cả hai - quằn quại vì đau khổ, và ô nhục vì hèn hạ - nuôi dưỡng những cội rễ một viễn ảnh thiên sứ, một cảm quan về một cái gì độc nhất vô nhị, hay là sự phán quyết sáng ngời. Cảm quan này có thể chuyển dịch vào một thành ngữ “the Orthodox Slavophile”, với niềm tin của nó, là, Nga là một xứ sở thiêng liêng theo một nghĩa thật là cụ thể, chỉ có nó, không thể có 1 xứ nào khác, sẽ nhận được những bước chân đầu tiên của Chúa Ky Tô, khi Người trở lại với trần gian. Hay, nó cũng có thể được hoá thân vào trong chủ nghĩa thế tục thiên sứ [chúng ông đều là Phù Ðổng Thiên Vương cả đấy nhé, như anh VC Trần Bạch Ðằng đã từng thổi mấy đấng Bộ Ðội Cụ Hồ], với niềm tin, đòi hỏi sắt đá của CS về một xã hội tuyệt hảo, về một rạng đông thiên niên kỷ của một công lý tuyệt đối cho con người, và tất nhiên, tất cả đều bình đẳng, hết còn giai cấp. Một cảm quan chọn lựa thông qua khổ đau, vì khổ đau, là nét chung của cảm tính Nga, với thiên hình vạn trạng dạng thức của nó. Và điều đó còn có nghĩa, có một liên hệ tam giác giữa nhà văn Nga, độc giả của người đó, và sự hiện diện đâu đâu cũng có của nhà nước, cả ba quyện vào nhau, trong một sự đồng lõa quyết định. Lần đầu tiên tôi mơ hồ nhận ra mùi đồng lõa bộ ba này, lần viếng thăm Liên Xô, đâu đó sau khi Stalin chết. Những người mà tôi, hay một ai đó gặp, nói về cái sự sống sót của họ, với một sự ngỡ ngàng chết lặng, không một khách tham quan nào thực sự có thể chia sẻ, nhưng cũng cùng lúc đó, cùng trong giọng ngỡ ngàng câm nín đó, lại ló ra một hoài niệm, tiếc nuối rất ư là kỳ quái, rất ư là tế vi. Dùng cái từ “hoài niệm” này thì quả là quá lầm lẫn! Nhưng quả là như thế, tếu thế! Họ không quên những điều ghê rợn mà họ đã từng trải qua, nhưng họ lại xuýt xoa, ui chao, may quá, những điều ghê rợn đó, chúng tôi được Ðại Ác Nhân ban cho, được một Hùm Xám thứ thiệt ban cho, chứ không phải đồ gà chết! Và họ gợi ý rằng, chỉ cái sự kiện sống sót tại Nga dưới thời Xì Ta Lin, hay dưới thời Ivan Bạo Chúa là một bằng chứng hiển nhiên về nguy nga tận thế hay về lạ kỳ sáng tạo của số mệnh, Cuộc bàn luận giữa chính họ với sự ghê rợn thì mang tính nội tại, riêng tư, cá nhân. Người ngoài, nghe lén được thì chỉ biểu lộ sự rẻ rúng, hay đáp ứng bằng 1 thái độ sẵn sàng, dễ dãi.

Những đại văn hào Nga là như thế đó. Sự kêu gào tự do của họ, sự rất ư bực mình của họ trước cái lương tâm ù lì của Tây Phương, thì rất ư là rền rĩ và rất ư là chân thực. Nhưng họ không chờ đợi được lắng nghe hay được đáp ứng bằng một thái độ thẳng thừng, ngay bong. Những giải pháp thì chỉ có thể có được, từ phía bên trong, theo kiểu nội ứng với những chiều hướng thuần sắc tộc và tiên tri. Nhà thơ Nga sẽ thù ghét tên kiểm duyệt, khinh miệt lũ chó săn, đám côn đồ cảnh sát truy nã anh ta. Nhưng anh ta sẽ chọn thế đứng với chúng, trong 1 liên hệ có tính cần thiết nhức nhối, cho dù đó là do giận dữ, hay là do thông cảm. Cái sự kiêu ngạo nguy hiểm, rằng có một mối giao hảo theo kiểu nam châm hút lẫn nhau giữa kẻ tra tấn và nạn nhân, một quan niệm như thế thì quá tổng quát, để mà xác định tính chất của bàu khí linh văn Nga. Nhưng nó gần gụi hơn, so với sự ngây thơ tự do. Và nó giúp chúng ta giải thích, tại sao cái số mệnh tệ hại nhất giáng xuống đầu một nhà văn Nga, thì không phải là cầm tù, hay, ngay cả cái chết, nhưng mà là lưu vong qua Tây Phương, một chốn u u minh minh rất dễ tiêu trầm, may lắm thì mới có được sự sống sót.

Và cuộc lưu vong, phát vãng xứ người, ra khỏi khối u, hộp đau, cục uất đó, bây giờ ám ảnh Solzhnitsyn. Với con người mãnh liệt bị ám ảnh này, có một cảm quan thực, qua đó, sự nhập thân nơi Gulag đem đến vinh quang và sự miễn nhiễm ở Tây Phương. Solz ghét Tây Phương, và cái sự la làng lên của ông về điều này thì chỉ khiến người ta dửng dưng và… vô tri. Cách đọc lịch sử của ông theo lý thuyết thần học Slavophile thì cực rõ. Cuộc cách mạng Pháp 1789 thăng hoa những ảo tưởng thế tục của con người, cuộc nổi loạn hời hợt của nó chống lại Chúa Ky Tô, và mạt thế luận. Chủ nghĩa Mác là hậu quả tất nhiên không thể nào tránh được, của cái thứ tự do bất khả tri này. Và chính con vai rớt, khuẩn trí thức, “đặc mũi lõ” đó, được đám trí thức mất gốc, phần lớn là Do Thái, cấy vô máu Gấu Mẹ vĩ đại, là nước Nga Thiêng, the Holy Russia. Gấu Mẹ vĩ đại sở dĩ nhiễm độc là do những rất dễ bị tổn thương, và hỗn loạn của hoàn cảnh, điều kiện một nước Nga sau những khủng hoảng quân sự lớn 1914. Chủ nghĩa CS là một nhạo nhại của những lý tưởng thực sự về đau khổ, tình anh em đã làm cho nước Nga được Chúa chọn. Nhưng 1914 chứng kiến một nước Nga nhếch nhác, thảm hại tàn khốc, và vô phương chống lại cơn dịch của chủ nghĩa duy lý vô thần.
Từ đó, chúng ta nhận ra tầm quan trọng khủng mà Solz đánh vào năm đầu của cuộc Thế Chiến, và sự giải quyết của ông, để làm bùng nổ ra mọi khía cạnh vật chất và tinh thần của 1914 [một mùa Thu năm qua cách mạng tiến ra], và của những sự kiện đưa tới [Tôi nói đồng bào nghe rõ không] Tháng Ba, 1917, trong một dẫy những “sự kiện- giả tưởng” khổng lồ.
Nhưng trong cái khoa nghiên cứu quỉ ma này, Lenin đặt ra 1 vấn đề mà Solz cũng đã từ lâu quan tâm tới. Chủ nghĩa Mác có thể là thứ bịnh [quỉ] của Tây Phương và Hê-brơ [Do Thái], nhưng Lenin là một Trùm Nga, và chiến thắng Bôn sê vích chủ yếu là của ông ta. Rõ ràng, trong những bản viết đầu tay của Solz đã có những dấu vết chứng tỏ, một cá nhân con người, như là tác giả những bài viết, chống lại 1 hình tượng như là Lenin.
Trong một nghĩa chỉ có tí phần có tính ám dụ, Solz hình như cảm ra được rằng, ý chí, ước muốn kỳ quặc và viễn ảnh của riêng ông có gì xêm xêm của Lenin, và, cuộc chiến đấu cho linh hồn và tương lai của nước Nga, sẽ là cuộc tử đấu giữa ông và người tạo ra hệ thống Xô Viết: Trời cho mi ra đời là để dựng nên Xô Viết, còn ta, để huỷ diệt nó. Và tiếu lâm thay, đúng như 1 cú của định mệnh, thiên đường không đi, mà cả hai cùng hẹn nhau, không cùng lúc mà là trước sau, lần lượt: Solz thấy mình ở Zurich, cũng trong tình trạng lưu vong, với Lenin, là trước cú tận thế 1914. Solz đã đi 1 chương về Lenin trong “Tháng Tám 1914”, và còn dư chất liệu cho những tập kế tiếp mà ông đặt tên là “Knots". Nhưng cú tính cờ Zurich thì quá giầu có để mà bỏ đi. Từ đó, xuất hiện Lenin ở Zurich (nhà xb Farrar, Strauss & Giroux).

Kết quả thì không tiểu thuyết mà cũng chẳng luận văn chính trị, mà chỉ là một bộ, set, những điểm xuyết nặng ký, in depth. Solz nhắm “lên sơ đồ, hoạch định, tìm ra” những sở đoản, điểm bại, tử huyệt của Lenin. Tin tức về Cách Mạng Nga đến với Lenin trong kinh hoàng, theo nghĩa, ông hoàn toàn ngạc nhiên đến sững sờ. Ðầu óc thiên tài quỉ quyệt với những âm mưu gây loạn của Lenin khi đó chỉ nhắm tạo bất ổn ở Thuỵ Sĩ và đẩy đất nước này vào 1 cuộc chiến.

Ngồi ăn sáng mà Lenin buỗn nẫu ruột. Người quậy tứ lung tung cố moi ra tiền vỗ lớn cái bào thai cách mạng. Người nhức đầu vì một người đàn bà khác trong cuộc đời khổ hạnh của Người, nàng Inessa Armand cực phấn kích, làm rùng mình, và chấp nhận “lệch pha ý hệ” ra khỏi nàng, và điều này có nghĩa là một đệ tử của Thầy bị ăn đòn!
Trên hết, như Solz, đích thị xừ luỷ, Người nhận thấy cái sự khoan thứ, rộng luợng đã đư
ợc khử trùng và trở thành trong suốt của chủ nhà Thụy Sĩ khiến Người trở nên khùng:

Cả Zurich, chừng ¼ triệu con người, dân địa phương , hay từ các phần khác của Âu Châu, xúm xít ở dưới đó, làm việc, trao đổi công chuyện, đổi tiền, bán, mua, ăn nhà hàng, hội họp, đi bộ, lái xe lòng vòng, mỗi người mỗi ngả,   mỗi cái đầu thì đầy những ý nghĩ, tư tưởng chẳng có trật tự, chẳng hướng về đâu. Trong khi đó, đứng trên đỉnh núi, Người biết cách hướng dẫn họ, và thống nhất thành một mối ước muốn của họ.

Ngoại trừ điều này:  Người đếch có tí quyền lực cần thiết. Người có thể đứng trên đỉnh Zurich, hay nằm trong mồ, nhưng không thể thay đổi Zurich. Người đã sống hơn một năm ở đó, mà mọi cố gắng của Người đều vô ích, chẳng có gì thay đổi.

Và, kìa, chúng lại sắp hội hè nữa kìa!

Lenin trở về Nga, trong cái “xe đóng khằn” trứ danh, vi sự đồng lõa của nhà cầm quyền hoàng gia Ðức, và bộ tướng lãnh (họ mong làm sao chiến tranh đừng xẩy ra tại Nga). Nhưng Lenin chẳng hề có tham vọng này. Nó là từ cái đầu của Parvus, alias Dr. Helphand, alias Alexander Israel Lazarevich. Mặc dù cả một cuốn tiểu sử hoành tráng của Z.A. Zeman và W.E. Scharlau, “Tên mại bản cách mạng”, "The Merchant of Revolution", chúng ta chẳng biết chi nhiều, và rõ ràng, về ông này. Một nhà cách mạng a ma tưa, nhưng tầm nhìn đôi khi vượt cả của Lenin. Một tay gây vốn thiên tài cho Bolsheviks, nhưng còn là gián điệp nhị trùng, tam thùng, đi đi lại lại giữa các phần tử, đảng phái Thổ Nhĩ Kỳ, Ðức, và Nga. Ăn diện bảnh bao, dandy, người của muôn phương, cosmopolite, chàng bèn liền lập tức bị mất hồn và sướng điên lên vì chủ nghĩa khổ hạnh đến cuồng tín của những đường hướng của Lenin. Tòa villa sang trọng, giầu sang mà Parvus xây cho chính ông ta ở Berlin, và vào năm 1942, chết ở đó, sau này được Himmler sử dụng để đi một đường “giải pháp chót” [nhổ sạch cỏ] cho giống dân Do Thái.
*
Văn học Nga được viết dưới con mắt cú vọ của kiểm duyệt. Người Nga cũng là giống dân đầu tiên đưa ra nhận xét có tính “chuyện thường ngày ở huyện” này. Lấy đơn vị là một năm, thì, chỉ chừng một năm thôi [“là phai rồi thương nhớ”], mọi thứ “sĩ” của Nga, thi sĩ, tiểu thuyết gia, kịch tác gia, người nào người nấy, viết, với con mắt dòm chừng của nhân dân, thay vì với tự do suy tư. Một tuyệt tá

*

Kỷ Vật Cho Em


Kỷ Vật Cho Em Youtube

Linh Phương FB

*

*

*

Người ở lại Charlie: Đại Tá Nguyễn Đình Bảo

Toumorong, Dakto, Krek, Snoul
Ôi Dambe, Đức Cơ, Krek, Snoul
Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu
Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình,
vừa ở lại một mình
Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.