|
The
Paris Review Winter, 2009
Ha
Jin
Ha Jin khởi sự nghề văn [viết
một cách nghiêm túc] sau cú Thiên An
Môn, 1989, mà ông gọi là sự bắt đầu cuộc đời của ông như là một nhà
văn, ‘nguồn
của mọi nhiễu nhương’ [‘source of all the trouble’]. Tác phẩm đầu tay
bằng
tiếng Anh của ông là một bài thơ, “The Dead Soldier’s Talk”, cuộc nói
của người
lính chết, cho một xưởng thơ, poetry workshop, ở Brandeis. Ông thầy,
thi sĩ
Frank Bidart, đưa bài thơ cho Jonathan Galassi, lúc đó là tay chủ biên
thơ của
tờ The Paris Review. Ông này vồ ngay lấy, in liền tút suỵt! Với
sự hối
thúc của Bidart, Jin xin gia nhập chương trình MFA, học viết giả tưởng,
của Đại
học Boston. Tốt nghiệp, đi dậy ở Emory University ở Atlanta, vừa dậy
học vừa
viết truyện ngắn, tiểu thuyết, được mấy cái giải thưởng, PEN/Faulkner
Award,
the Flannery O’Connor Award dành cho truyện ngắn, một cái Guggenheim
fellowship, và The National Book Award.
The Paris
Review:
Vào cái thời ông sống dưới chế độ CS, ông có cảm thấy ngột ngạt
không?
Không. Tôi cũng bị tẩy não vậy.
Làm thế nào mà trở thành không còn bị tẩy não?
[How did you become un-brainwashed?]
Đó là một tiến trình dài. Thoạt đầu, tôi không thể tưởng tượng thế giới
quá
biên giới TQ: như hầu hết những người TQ trẻ, tôi trở thành rất ái quốc
và tin
tưởng ở cái phải, cái đúng của cách mạng và của đảng. Nhưng, trong khi
tôi theo
học tại Đại học Shandong, tôi bắt đầu đọc một lố văn học Mỹ từ nguyên
tác, và
dần dần nhận ra có rất nhiều đường hướng giao tiếp, thông cảm, và có
những dân tộc
sống khác hẳn [người TQ]. Và, viết bằng một ngôn ngữ khác thay đổi tôi.
Ông về lần nào chưa?
Ha Jin:
Chưa.
Không bao giờ về ư?
Chưa về đất liền, nhưng Đài Loan, Hồng Kông thì có. Lúc đầu hăm hở về
lắm, để
thăm gia đình, bạn bè. Tôi kiếm đủ mọi cách, nhưng 7 năm qua tôi không
làm sao
gia hạn, renew, thông hành, không làm sao đi ra khỏi Mẽo. Rồi tôi trở
thành
công dân Mẽo, và tôi chán ngấy cái chuyện trở về. Bạn thử nghĩ coi,
sách của
bạn thì bị biếm - bạn có thể trở về, nhưng sách của bạn thì không được
phép.
Tôi không sao chấp nhận cái trò đó.
Tại sao sách của ông bị biếm [banned]?
Tôi viết toàn đề tài cấm kỵ: Tây tạng, chiến tranh Triều tiên, Cách
mạng Văn
hóa. Sau cú Thiên An Môn, tôi còn la dữ. Những cuốn sách của tôi làm
nhà nước
bực. Tôi không hề có ý định những gì tôi viết ra có tính chính trị.
Nhưng những
nhân vật của tôi thì chạy trời không khỏi nắng. Nói vậy để cho thấy, vô
phương
tránh né chính trị, nhất là ở TQ. Và, lẽ dĩ nhiên, nhà cầm quyền TQ sợ
những
câu chuyện thực được kể từ quan điểm của cá nhân. Còn vấn đề nữa, tôi
là một
thứ misfit, không thích hợp. Tôi lại còn to tiếng nữa, outspoken. Tôi
viết bằng
tiếng Anh, và như thế là bị coi như một kẻ phản bội tiếng mẹ đẻ. Tôi đi
Mẽo, vờ
phục vụ nghĩa cả, nhiệm vụ của Đảng giao cho. Đối với họ, tôi đúng là
một con
sâu làm rầu nồi canh, một thí dụ xấu, a negative example.
Ông có bao
giờ muốn trở về TQ để đọc tác phẩm của ông?
Không. Ở đó
không có cái trò đọc sách trước công chúng. Ở Chợ Sách, tác giả lên đọc
sách của
mình, nhưng cũng chỉ một hai năm gần đây. Trước có truyền thống đọc
thơ, đúng
ta phải nói, hát thơ, nhưng nhiều năm rồi người TQ không thể diễn tả
chính họ
theo kiểu
đó nữa. Khi tôi sống ở đó, tôi chưa nghe thấy bất cứ người nào đọc
trước công
chúng. Tôi sống ngoài TQ nhiều năm và phát triển 1 thứ nhân cách rất
cởi mở và
rất ăn to nói lớn. Nếu bây giờ trở lại TQ là phải tập giữ mồm
giữ miệng.
Ðau thần kinh lắm. Tâm thần, tâm lý mà nói, thật khó trở về, căng hơn
thể chất
nhiều.
Chính trị mà
nói, TQ thực sự là 1 nhà nước công an. Thư từ - mọi thứ - đều bị kiểm
tra. Ðiện thoại
bị đặt máy nghe lén. Hơn chục năm, có thể
15 năm rồi, tôi không thể gửi sách về TQ. Nhà nước nhận hết. Trước, có
lúc tôi
dùng tên vợ, nhưng trò này cũng thua rồi.
Có cuốn nào
của ông được thong dong ở TQ không?
Chỉ có cuốn Ðợi
Chờ. Một dạo tôi cảm thấy vô vọng chuyện được in sách ở TQ. Thế
là tôi bye bye
chuyện này.
Ngay cả cuốn Ðợi Chờ, họ cho
in, nhưng rồi ngưng, và khi cho in, thì họ bèn thiến.
Nếu ông ở
TQ, thì sẽ làm gì?
Chắc sẽ trở
thành một gã dịch giả. Rõ ràng là như thế thôi. Có thể, tôi cố trở
thành 1 ông
giáo sư tiếng Anh
Nhưng có tính
viết viếc gì không?
Không, không, không.
INTERVIEWER
Are you more
influenced by American poetry than Chinese poetry?
[HA] JIN
British
poets have had the greatest influence on me. Some American poets too. I
love
Frost. His action, his sense of his surroundings, the dark parts of
them on the
surface. His poetry is pastoral, but there is always a dark serenity in
his
poems. But because I worked on British poetry for my graduate work, I
was
influenced by poets like George Herbert and Thomas Hardy.
For my
doctorate, I worked on Yeats and Auden and Pound and Eliot but
basically I
focused on the Chinese materials they use in their poetry. I thought it
would
be more valuable when I returned to China. Pound borrowed so much from
Confucianism, and I do feel there might be a connection between his
fascism and
Confucianism. He talks so much about the ratification of words-to keep
names,
words right. Words must name things. There should be as few abstract
words as
possible in the language. But I don't think he was aware of the dark
history of
that in Chinese politics.
Ông chịu ảnh
hưởng thơ Mẽo nhiều hơn, so với thơ Tầu?
Thi sĩ Hồng
Mao mới gây ảnh hưởng lớn lao, vĩ đại nhất ở tôi. Vài ông thi sĩ Mẽo
nữa. Tôi mê thơ Frost. Hành
động của ông, cảm quan của ông về những
gì vây quanh ông, cái phần u tối của họ, ở bề mặt. Thơ của ông là thơ
đồng quê,
nhưng luôn có vẻ thanh thản u tối ở trong đó. Nhưng do tôi làm việc về
thơ Anh, để lấy cái bằng, tôi bị ảnh hưởng bởi những thi sĩ như George
Herbert và
Thomas Hardy.
Ðể lấy cái bằng
doctorate, tiến sĩ, tôi làm việc trên những ông Yeats, Auden, và Pound,
và Eliot,
nhưng cơ bản tôi xoáy vào những chất liệu Tầu mà họ sử dụng trong thơ
của họ. Tôi
nghĩ như vậy thì mới có giá, so với chuyện, nếu tôi trở về TQ. Pound
chôm rất
nhiều từ Khổng học, và tôi tin rằng có 1 mối nối giữa tính phát xít của
ông ta
và Khổng học. Ông ta lèm bèm rất nhiều về “chính danh”, làm sao cho
những từ trở nên
đúng tên, đúng nghĩa. Từ phải dùng để gọi tên sự vật. Thành thử càng ít
từ trừu
tượng càng tốt, trong ngôn ngữ. Nhưng tôi không tin ông ta để ý, dòm
chừng, cảnh giác đến
cái phần lịch sử u tối của điều đó trên chính trị TQ.
INTERVIEWER
Do you do
any translations of Chinese literature?
JIN
Recently, I
have begun to translate my own work into Chinese. It took me a long
time to
decide to do so. I went back and forth. Eventually I decided that it's
dangerous to completely sever my work from the Chinese language, to cut
myself
off from my roots. Sometimes the past should be abandoned, yes. Life is
a
journey, and you can't carry everything with you. Only the usable
baggage. But
if I didn't keep any connection, that would have been suicidal in the
long run.
And I firmly believe that my work means more to Chinese readers-that's
why the
books are banned in mainland China but well received in Taiwan and Hong
Kong.
Time will prove that I've been doing a significant service for China.
INTERVIEWER
Do you think
of yourself as a Chinese writer, or a Chinese American writer?
JIN
A Chinese
American writer-I'm more comfortable with that. I don't think of myself
as a
dissident, and I'm more of an immigrant than an exile. An exile has a
significant past: he often lives in the past, and has to define himself
within
the context of political power. But an immigrant gets to start from
scratch.
The past is not essential. He formulates his own frame of reference.
INTERVIEWER
Do you
regret anything about coming to the United States?
JIN
No, it's
hard to uproot yourself and really become yourself in another soil, but
it's
also an opportunity, another kind of growth. The United States is a
great
country. I've been able to survive as an individual and live as a
relatively
free man. I've been left alone to do my own work, to live my own life.
But I live
in the margin as a writer-between two languages, two cultures, two
literatures,
two countries. This is treacherous territory. If I’d written War Trash or even Ocean of Words in
Chinese and published them in Chinese originally,
those books might be embraced as genuine literature in China. But
because I
wrote them in English they were banned. A writer in my situation has to
have a
body of work, not just one or two books, to become significant. And in
every
book I have to find a new style. I would feel more at home if I wrote
in
Chinese, that's clear. But I've been doing it in English for so long I
can't
switch. Life's just too short for that.
GCC không nhớ
PD, suốt thời gian được Mẽo cho tá túc, đã từng ngỏ lời cám ơn, trước
khi "di tản"
về lại nước VC ?
Ðoạn trên đây,
trích phỏng vấn nhà văn TQ Ha Jin. Ðược hỏi, có ân hận gì không khi “di
tản”
qua Mẽo, ông trả lời:
Không. Thật
căng, khi nhổ mình lên và cắm mình trở lại, trên mảnh đất khác. Nhưng
đó là 1 cơ
hội, một thứ nẩy nở, trưởng thành khác. Mẽo là 1 xứ sở lớn. Tôi có thể
sống sót
như là 1 cá thể, và sống như là một con người tương đối tự do. Không ai
làm phiền
tôi, nhà nước Mẽo mặc mẹ tôi làm việc riêng của tôi, sống đời riêng của
tôi. Nhưng
tôi sống ở ven biên như là một nhà văn – giữa hai ngôn ngữ, hai văn
hóa, hai văn
chương, hai xứ sở. Ðó là một miền đất tráo trở, bội bạc. Nếu tôi viết War Trash
[Rác rến chiến tranh] hay ngay cả Ocean
of
Words [Biển chữ] bằng tiếng TQ và in chúng, trong nguyên tác chữ
TQ, những cuốn
này sẽ được vồ vập như là văn chương TQ thứ thiệt, ở TQ. Nhưng, bởi vì
tôi viết
bằng tiếng Anh, nên chúng bị biếm. Một nhà văn ở trong hoàn cảnh tôi
phải
có cả một
“bộ tác phẩm”, không chỉ một, hay hai cuốn, thì mới trở nên có ý nghĩa.
Và trong
mỗi, mọi cuốn như thế, tôi phải kiếm ra 1 văn phong. Rõ ràng là tôi sẽ
cảm thấy
“ở nhà” hơn, nếu tôi viết bằng tiếng TQ. Nhưng do viết bằng tiếng Anh
trong 1 thời
gian dài, tôi khó mà chuyển đổi được. Ðời người quá ngắn để làm việc đó.
Ha Jin
Ngôn ngữ của
sự phản bội.
The Language
of Betrayal
Trong
lần ông thăm viếng Ba Lan vào năm 1914 sau 21 năm vắng mặt, Conrad lo
bấn xúc
xích, mặc dù tiếng tăm quốc tế của ông: ông chỉ sợ quê hương làm mặt
lạnh với
mình! Khi ở Anh, ông luôn cảm thấy mình là một “khúc ruột ngàn dặm”,
tức, một kẻ
ngoại quốc, và được coi là như vậy. Đó có lẽ là một trong những lý do
ông từ chối
những bằng cấp vinh danh, the honorary degrees, của Oxford, Cambridge,
và những
đại học khác, luôn cả tước Hiệp sĩ của nhà nước Anh (1924). Điều ông
thực sự
mong muốn, là giải Nobel văn chương , nhưng chẳng bao giờ được đề cử.
Về một mặt,
những từ chối vinh danh của nước Anh có vẻ như cho thấy quyết tâm của
ông được ở
cái thế độc lập, về mặt khác, những từ chối như thế còn đề xuất một
điều là ông
muốn trở thành một nhà văn Âu Châu, như vậy sẽ bao gồm luôn cả hai căn
cước Anh
và Ba Lan. Nói một cách khác, ông muốn một giải thưởng quốc tế, để khâu
dính liền
lại thành một, sự phân chia ở bên trong cái gọi là căn cước của ông.
Một giải
thưởng Nobel còn đem vinh quang tới cho những người Ba Lan, và như thế,
nó còn
đem sự cứu chuộc đến cho chính ông, khúc ruột ngàn dặm, kẻ bỏ chạy, tên
đào
ngũ, [tên bồi Mẽo nữa chứ, nếu là trường hợp GNV!]
Sự thực, khó
mà nói Conrad đào ngũ, bởi vì nếu ông ở lại, ông sẽ bắt buộc phải
thi hành nghĩa vụ quân sự trong đội quân xâm lược Nga.
Cái sự hăm hở chờ Nobel của Conrad xem ra có vẻ ngây thơ. Ông lèm bèm
với đệ tử
của mình là Jean-Aubry: “Yeats đã được Nobel. Theo Thầy, cho như thế
cũng là một
cách gián tiếp thừa nhận nhà nước mới Ái nhĩ lan tự do, the new Irish
Free
State, nhưng thế nào cũng sẽ đến lượt Thầy, trong một, hoặc hai năm
tới”. Và
Conrad tẽn tò khi giải về tay một nhà văn Ba Lan xoàng hơn ông,
Wladyslaw
Reymond, vào năm 1924.
Conrad không
nhận ra, ông chẳng thuộc một xứ sở nào.
Nhưng, thời
gian quả là quá tốt đối với ông. Sau khi chết, Conrad trở thành nhà
văn được biết nhiều đến nhất ở Ba Lan. Tác phẩm của ông được đưa vô
sách giáo
khoa, và ông trở thành một huyền tượng, a mystical figure, trong văn
hóa Ba
Lan, được vinh danh như là một trong những vị anh hùng của nó, và, có
lẽ đây là
một trong những vị anh hùng cô đơn và bị hiểu lầm nhiều nhất của quê mẹ
Ba Lan!
Ui chao, đọc đến đây, Gấu không thể không nhớ đến trường hợp nhà thơ
TTT “lừng
lững khốc liệt” [chữ của ông, trong Một Chủ Nhật Khác] đi vô
Văn Miếu
Mít, ngay giỗ đầu của ông!
Những nhà thơ Ba Lan bị hớp hồn bởi Conrad, lý do là, theo Ha Jin, ông
gợi lên
trong họ sự mê hoặc tội lỗi của lưu vong.
[Với TTT, sự
kiện ông vô Văn Miếu ngồi, mà chẳng hách sao: Sự trở về của
đứa con tư sinh của một miền đất, tên sĩ quan Ngụy, tên tù cải tạo, vân
vân, và
vân vân!]
[Nguyên văn,
Ha Jin viết: Polish poets have been fascinated by him, perhaps
because he evokes in them the guilty glamour of exile].
Tiếu lâm
nhất là, người cố gắng đem ông vô Văn Miếu, bị lũ ngu si và đố kỵ
ở hải ngoại xúm lại xỉ vả, trong có cả bà chị thân thương
của cô
|