|
Tuyển
tập phỏng vấn của The
Paris Review, tập IV
Murakami trả lời, có câu này, tặng đám hậu hiện đại Mít
Phỏng
vấn viên: Có vẻ như ông
chỉ khoái dịch mấy tay nhà văn hiện thực, realists – Carver,
Fitzgerald, Irving.
Điều này cho thấy
khiếu thưởng ngoạn của ông, như một độc giả? Hay nó có ích cho ông,
trong việc
viết?
Murakami: Những
tác giả mà tôi
dịch, viết toàn những cuốn mà tôi có thể học được một điều gì. Đó là
chính. Tôi
học được nhiều từ những nhà văn hiện thực. Tác phẩm của họ đòi hỏi phải
dí mắt
thật sát chúng thì mới dịch được và mới có thể nhìn thấy những bí mật
của chúng.
Nếu tôi dịch những tác giả hậu hiện đại như Don DeLillo, John Barth,
hay Thomas
Pynchon, thì sẽ chỉ có một đống... kít, a crash - sự khùng điên của tôi
chống
sự khùng điên của họ, my insanity against their insanity. Tôi thích,
admire, những
tác phẩm của họ, lẽ dĩ nhiên, nhưng khi dịch, tôi chọn những nhà văn
hiện thực.
Hầu hết
những tác phẩm của
những nhà văn ngoại xuất hiện trên TV, nhìn dưới ánh sáng của câu trên,
đều có một điều gì đó mà Mít – GNV đúng hơn - cần đọc, và cần học!
*
Tập 4 này gồm nhiều nhà văn hiện
đang còn sống. Có bài phỏng vấn Pound, cũng thú, phải ngưng nửa chừng
vì tình
trạng sức khỏe.
Hỏi, khi lên đài phát thanh Ý lèm bèm trong thời gian chiến
tranh, ông có nghĩ là ông vi phạm luật Mẽo không, Pound trả lời:
-Không. Tôi hoàn toàn ngạc
nhiên. Ông biết đấy, tôi có sự hứa hẹn đó. Tôi được tự do sử dụng cái
micro hai lần một tuần. “Mi được yêu cầu không được nói điều gì ngược
lại luơng
tâm của mi, hay ngược lại bổn phận của mi, như là một công dân Mẽo”.
Tôi nghĩ
tôi làm đúng như thế.
Ông không biết là luật phản
quốc nói về điều “đem sự trợ giúp và sự thoải mái đến cho kẻ thù, và kẻ
thù không
phải là xứ sở mà chúng ta đang có chiến tranh vói họ ư?
-Tôi nghĩ là tôi chiến đấu vì
một điểm liên quan tới hiến pháp. Có thể đúng là tôi khùng, nhưng rõ
ràng là tôi cảm thấy mình không phạm tội phản quốc.
Tuyệt
thật. Vậy mà điên, phản quốc cái
quái gì cơ chứ!
*
Tập IV này, quả là thật tuyệt
vời, một phần vì những tác giả được phỏng vấn còn sống và rất gần gụi
với chúng
ta - như những độc giả, và nhất là, như những
nhà văn nhà thơ - bởi
vì những
quan tâm về văn học giữa đôi bên. Đọc những câu trả lời của Murakami,
của
Naipaul, thật tuyệt.
Thí dụ câu này, của Murakami.
Người phỏng vấn:
Ông nói đâu đó, khi nhắc tới Ký sự
chim văn dây thiều,
rằng, ông quan tâm tới cha ông, tới chuyện xẩy ra cho
cha ông, và toàn thế hệ của cha ông. Nhưng chẳng thấy một ông cha nào ở
trong
tiểu thuyết, hay nói rõ hơn, trong bất cứ một giả tưởng của ông. Làm
sao kiếm
cho ra, ở trong chính cuốn sách, nhân vật ‘biểu tượng’ này?
Murakami: Hầu như tất cả những
tiểu thuyết của tôi đều được viết bằng nhân vật thứ nhất [nhân vật xưng
tôi]. Mục
tiêu chính của nhân vật của tôi là quan sát những sự vật xẩy ra chung
quanh
anh ta.
Anh ta nhìn cái anh ta phải nhìn, hay điều anh ta đúng ra cần phải
nhìn, trong
thời gian của ngày, actual time. Tôi có thể nói, anh ta giống như Nick
Carraway
ở trong The Great Gatsby. Anh
ta thì vô tư, neutral, và để giữ cho được sự vô tư
đó, anh ta phải tự do thoát ra khỏi mọi quan hệ, mọi liên hệ tới cái hệ
thống
gia đình theo chiều thẳng đứng.
Vấn đề là như thế này: sự kiện
‘gia đình’ đã đóng một vai trò hơi bị ý nghĩa hóa, hay nói một cách
khác, bị quá
tải về ý nghĩa, trong văn học truyền thống Nhật bản. [Gấu nhớ đến ông
bố Bắc Kít
của văn chương Bắc Kít!] Tôi muốn miêu tả nhân vật chính của tôi như là
một cá
nhân độc lập, tuyệt đối cá nhân.
*
Trên TV đã có bài phỏng vấn
Murakami của Trần Minh Huy, một fan của tác giả, và còn là phó tổng
biên tập của
tờ Le Magazine Littéraire. Bài
này có trùng lập một số ý, tuy nhiên, cũng cần đọc.
Paris Review 4
David Grossman
Nghệ thuật giả tưởng
Năm 1987, để đánh dấu 20 năm
Israel chiếm
đóng West Bank và Gaza Trip, mấy tay chủ bút, chủ biên của tờ tuần báo
Do Thái
Koteret Rashit phái tiểu thuyết gia trẻ David Grossman tới West
Bank, 7 tuần,
“đi thực tế”.
Grossman, thông thạo tiếng Ả Rập, bèn làm những chuyến tham quan dân
Palestine
ở trại tị nạn, thành phố, vườn trẻ, đại học, cũng như đám định cư Do
Thái ở
trong những pháo đài chung quanh có giây kẽm gai [chắc cũng giống những
khu
định cư, kinh tế mới của đám Bắc Kít, sau 30 Tháng Tư 1975, Nam Tiến,
tới những
vùng đất cao nguyên Trung Phần, nơi chúng phá rừng trồng cà phê, hay
trồng bất
cứ cái khỉ gió gì miễn ra tiền và vô phúc cho một người bản địa nghèo
đói nào
lén vô là chúng thả chó ra, không chỉ cắn chết, mà còn xé xác ăn
thịt!], và đám
sĩ quan, binh lính Do Thái tuần tra những khu vực dành cho người
Palestine. Thu
hoạch của chuyến đi thực tế chiếm trọn một số báo, và gây chấn động
trong đám
Bắc Kít, ấy chết xin lỗi, Do Thái.
Grossman rất rành mạch, rõ ràng, trong
những bài viết, về điều này:
"Dân Palestine hết còn chịu nổi rồi, hết còn ngoan ngoãn như lũ cừu
rồi" [nguyên văn: "Người Palestine, ngày ngày đau đớn khổ sở vì những
sự tàn ác dã man của đám chiếm đóng hàng thế hệ, sẽ không còn hiền
lành, dễ bảo
nữa, would be docile no more".]
“Đúng là một cú sốc”, Tom Segev, một trong
những tay biên tập nói. “Cho đến lúc đó chúng tôi không hề biết họ thù
ghét
chúng tôi tới mức như vậy”
Năm tiếp theo năm đó, khi báo
cáo của Grossman
được xb bằng tiếng Anh, với cái tít trận Hoàng Phong, the Yelllow Wind, thì cuộc
nổi dậy, intifada, của người Palestine đang tưng bừng hoa lá. Những gì
Grossman
viết trở thành tiên tri, “sấm Trạng Trình”, biến ông trở thành một tác
giả tầm
vóc thế giới.
*
Phỏng vấn viên:
Trong Nụ
Cười của Cừu Non, The Smile of the Lamb, Uri
[nhân vật chính] nói, “Nhà ở đâu, nói cho cùng?”, và Abner trả lời, nhà
là khoảng
trống rỗng giữa đầu cây viết và tờ giấy, home is the empty space
between the
tip of his pen and the paper. Đó là điều ông cảm nhận ư?
Grossman:
Nhà là nơi mà những người tôi
yêu thương ở đó, home is where the people I love are. Càng về già, thế
giới đó
càng lạ lẫm, alien, và hơn thế nữa, tỏ ra thù nghịch đối với tôi. Câu
chuyện mà tôi đang viết là một cái nhà khác, cho dù phải mất từ hai cho
đến
ba năm nó
mới trở thành nhà. Tôi chẳng bao giờ cảm thấy cô đơn, trơ cu lơ một
mình, khi tôi
có câu chuyện của tôi, khi tôi biết giọng điệu, the tonus, của mọi nhân
vật và ngôn
ngữ.
Giọng
điệu?
Giọng điệu, sức
căng của bắp
thịt, the tension of the muscles. Liền lập tức tôi cảm thấy mình được
nối kết,
connected, với những xao động, the emotional vibrations, của những con
người ở Israel,
điều mà
tôi không thể cảm thấy khi ra nước ngoài.
Tuy
nhiên, có vẻ như ông rất bị ảnh hưởng bởi những nhà
văn của thế hệ Do Thái Lưu Vong [Jewish Diaspora]?
-Khi bạn sắp
sửa
ló dạng ra, như là một nhà văn, mọi người sẽ nói cho bạn biết, văn của
bạn
giống, hay, thôi thì nói đại, chôm của ai. Khi còn trẻ, tôi ngoan ngoãn
lắm, và
đồng ý với bất cứ điều gì mà người ta bảo tôi. Một tay làm việc cho đài
truyền
hình Do Thái, một người mới tới, a newcomer, từ Ba Lan, một bữa gọi
điện thoại
cho tôi, và cho biết, cuốn The Smile of the Lamb của tôi hiển
nhiên là
chịu ảnh hưởng của Bruno Schulz. Tôi nói, có thể. Tôi chưa từng đọc
Bruno
Schulz, và chẳng lẽ nói với tay đó, là mình dốt ư?
Ngay từ phút đầu tiên đọc Schulz, tôi cảm thấy như bị điện giật! Mỗi
đoạn văn
là một sự bùng nổ của những thực tại khác nhau - mộng, mị, ác mộng,
tưởng
tượng, quái tưởng, fantasy. Đọc ông ta khiến tôi muốn sống hơn, sống
nữa, reading
him made me want to live more.
Rồi
tôi đọc những câu chuyện về cái chết của ông. Ông ta được một sĩ quan
Đức bảo bọc.
Ông này đã từng giết một nha sĩ Do Thái của một viên sĩ quan Đức khác.
Viên sĩ
quan này bèn đi kiếm Schulz và bắn ông ta chết ngay trên đường phố. Bạn
giết tên
Do Thái của tớ thì tớ giết tên Do Thái của bạn.
[Trên TV có một ấn bản khác nữa, nhưng cả
hai đều
xác nhận chuyện Schulz bị một viên sĩ quan Đức khác giết, và khi anh
này nói với
tay sĩ quan bảo trợ Schulz, hắn ta xua tay, nhằm nhò chi, để kiếm thằng
Do Thái
khác thay thế].
Khi đọc điều này, tôi cảm thấy quá đỗi thê lương. Tôi chẳng còn
muốn sống trong một thế giới, nơi một chuyện như thế có thể xẩy ra, khi
con người có thể thay thế, có sẵn đó, tùy nghi sử dụng, replaceable,
disposable.
Tôi cảm thấy tôi phải làm cái gì đó để cứu chuộc cái chết không cần
thiết, và tàn
nhẫn của ông ta [I must redeem his needless, brutal death]. Thế là tôi
viết See Under: Love.
Tôi có thể nói cho bạn
biết, trong hầu hết ngôn ngữ cuốn sách của tôi được dịch – chừng 14 thứ
tiếng- trong vòng chừng 1 năm hay cỡ đó, là có một lần tái bản câu
chuyện về Schulz.
Ui chao
thật là ngọt ngào, thật là dễ thương đối với tôi, khi biết rằng cuốn
sách của mình
đã làm được một điều gì đó cho ông ta, sau khi ông ta làm điều cho tôi.
Ai, ngoài Sshulz ra, ảnh
hưởng
tới ông?
Kafka, tuy nhiên, thật khó mà
kiếm thấy một nhà văn không bị ảnh hưởng bởi Kafka, ngay cả khi người
này không
viết cùng một cái văn phong như của Kafka. Kafka là một giai đoạn văn
học
mà bạn bắt buộc phải vuợt qua [Kafka is a literary stage you have to go
through]. Tôi luôn luôn tưởng tượng ra cái xen, Kafka đứng, hai tay
trên bờ
cửa sổ, nhìn bên trong vào cuộc đời [looking inside into life]. Như thể
ông nhìn ra
phía bên ngoài từ cái chết, ngay cả khi ông đang còn sống. Tôi chưa tìm
ra điều
này, ở bất cứ nhà văn nào khác.
David Grossman
Nghệ thuật giả tưởng
Grossman sinh năm 1954 tại Jerusalem. Bà mẹ
sinh tại Palestine, ông bố di dân, từ
Ba Lan, vùng Galicia.
Khi còn
là một đứa trẻ, ông bắt đầu làm việc như là diễn viên, và một phóng
viên cho đài
phát thanh nhà nước Kal Israel.
Ông làm hơn hai chục năm tại đó, rồi đi quân dịch mất 4 năm, làm nghề
ký giả nhà
binh, và new anchor, rồi lại trở về làm tiếp. Ông bắt đầu viết giả
tưởng đầu những
năm 20 của mình, và cho xb một tập truyện ngắn, hai cuốn tiểu thuyết,
trong khi
làm việc toàn thời gian tại đài phát thanh.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, The Smile of the Lamb,
1983, là cuốn tiểu
thuyết Israel đầu
tiên lấy bối
cảnh West Bank. Câu chuyện một người
lính trẻ,
Uri, làm quen và sau bị bắt giữ như là một con tin bởi Khilmi, một ông
già chuyên
kể chuyện, mù dở, người Palestine. Những câu chuyện kể của ông già
Khilmi thì
giống như một dòng thơ xuôi, lừ đừ, nóng hổi, trộn trong đó là dòng ý
thức và
những câu đoạn réo rắt âm thanh của chuyện kể dân gian Ả Rập. Cuốn thứ
nhì, See Under: Love (1986), là, và vẫn luôn
luôn là một tuyệt tác. Đây là một tác phẩm tái tưởng tượng lịch sử đầy
tính sáng
tạo hoang dại, a wildly inventive work of historical re-imagination,
gồm 4 phần,
nhà phê bình người Mẽo Edmond White so sánh nó với Âm Thanh và Cuồng Nộ
của
Faulkner, Cái Trống Thiếc của Grass, và Trăm Năm Cô Đơn của Garcia
Marquez. Còn
Steiner thì coi đây giản dị chỉ là ‘một trong những bữa tiệc lớn lao
của giả tưởng
hiện đại’.
*
Người phỏng vấn:
Trong Chết như
là Cách Sống, Death as a Way of
Life,
ông phán: “Tôi không thuộc về số người coi Lò Thiêu là một sự kiện đặc
thù Do
Thái”.
Grossman:
Tôi không nghĩ, người
ta có thể tách "tính Do Thái", the Jewishness, ra khỏi Lò Thiêu, the
Shoah, nhưng đây
là một sự kiện mắc mớ đến toàn nhân loại. Mọi người, bất cứ một người,
ai cũng
nên đặt ta cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu.
Một
trong những câu như vậy,
là:
Đối diện với chủ nghĩa mặc kệ
nó toàn diện như thế đó, làm sao tôi có thể khăng khăng nghĩ mình, như
là một
con người?
Điều gì, cái gì, cái phần nào, trong tôi, không thể nào
thiến bỏ được?
Ui
chao, đọc một cái là biết liền
tù, cái phần đếch thể nào thiến bỏ được của anh cu Gấu, là tật cù lần,
quá mê
BHD, mỗi
lần gặp em là há hốc mồm, mặt thộn ra!
Hà, hà!
Mi
đừng
có lôi ta ra làm trò
hề, nhất là ở một chuyện nghiêm túc như Lò Thiêu!
Bữa nay
đẹp trời, nắng như nắng
Sài Gòn, [làm sao mà như được!], Gấu đi lang thang, vớ được số The
Paris Review,
Winter 2009, ngỡ ngàng, vì cứ nghĩ ba thứ này tuyệt bản ở Toronto,
do
cái vụ suy thoái kinh tế.
Hồi Gấu mới qua, 1994, thành
phố hiển hách với một vài tiệm sách cực kỳ lâu đời của nó, sách báo cỡ
gì cũng có, rồi cứ thế
mất dần,
như nó muốn biểu Gấu, mi già rồi, sách mới báo làm gì nữa!
Hay là nó muốn nói, như cô bạn
đã từng nói, cũng những ngày tháng mới gặp lại đó, đọc như vậy đủ rồi,
viết về tôi đi!
Ui chao có mấy kỷ niệm về cô
bạn, thật tuyệt cú mèo, mà cứ không dám viết, vì sợ uổng!
Trong
số báo có hai bài phỏng
vấn thật tuyệt, một, Ha Jin, the Art of the Fiction, và một, Mary Karr,
the Art
of the Memoir.
I am
profoundly
devoid of cool. I remember a poem about a suicidal dog, which began,
‘Don’t do
it, dog.’
[Cái này là dịch ẩu:
Tôi chẳng còn tí ‘cool’(nghĩa đen: mát mẻ) nào.Tôi nhớ tới một bài thơ
về một
con chó tự tử, bắt đầu bằng, “Đừng làm thế, chó". Nếu thực tình mày
muốn như vậy,
thì chờ tao kiếm tí lá mơ đã!]
Mary Karr
The Art of the Memoir
Winter 2009
Interview
Ha Jin
Ha
Jin khởi sự nghề văn [viết
một cách nghiêm túc] sau cú Thiên An Môn, 1989, mà ông gọi là sự bắt
đầu cuộc đời
của ông như là một nhà văn, ‘nguồn của mọi nhiễu nhương’ [‘source of
all
the trouble’]. Tác phẩm đầu tay bằng tiếng Anh của ông là một bài thơ,
“The
Dead
Soldier’s Talk”, cuộc nói của người lính chết, cho một xưởng thơ,
poetry
workshop, ở Brandeis. Ông thầy, thi sĩ Frank Bidart, đưa bài thơ cho
Jonathan
Galassi, lúc đó là tay chủ biên thơ của tờ The Paris Review. Ông này vồ
ngay lấy,
in liền tút suỵt! Với sự hối thúc của Bidart, Jin xin gia nhập chương
trình
MFA, học viết giả tưởng, của Đại học Boston.
Tốt nghiệp, đi dậy ở Emory University ở Atlanta, vừa dậy học vừa viết
truyện ngắn,
tiểu thuyết, được mấy cái giải thưởng, PEN/Faulkner Award, the Flannery
O’Connor
Award dành cho truyện ngắn, một cái Guggenheim fellowship, và The
National Book
Award.
Vào cái
thời ông sống dưới chế
độ CS, ông có cảm thấy ngột ngạt không?
Không. Tôi cũng bị tẩy não vậy.
Làm thế nào mà trở
thành không còn bị tẩy não?
[How did you become un-brainwashed?]
Đó là một tiến trình dài. Thoạt
đầu, tôi không thể tưởng tượng thế giới quá biên giới TQ: như hầu hết
những người
TQ trẻ, tôi trở thành rất ái quốc và tin tưởng ở cái phải, cái đúng của
cách mạng
và của đảng. Nhưng, trong khi tôi theo học tại Đại học Shandong, tôi
bắt đầu đọc
một lố văn học Mỹ từ nguyên tác, và dần dần nhận ra có rất nhiều đường
hướng
giao tiếp, thông cảm, và có những dân tộc sống khác hẳn [người TQ]. Và,
viết bằng
một ngôn ngữ khác thay đổi tôi.
Tại sao những cuốn sách
của ông
lại bị biếm [banned]?
Tôi viết về những đề tài cấm
kỵ: Tibet,
Cuộc Chiến Korean, Cách Mạng Văn Hóa, cú Thiên An Môn. Sau cú TAM, tôi
trở thành
một gã lớn họng, a outspoken…. Tôi chẳng hề muốn dính đến chính trị,
nhưng những
nhân vật của tôi chạy trời không khỏi nắng [my characters exist in the
fabric
of politics]. Nói vậy để thấy rằng, thật vô phương tránh né chính trị,
nhất là ở
TQ.
*
Sự thực mà nói, Gấu chưa hề đọc
được bất cứ một nhà văn Mít, Bắc Kít, trong nước cũng như hải ngoại,
dám nhìn lại
chính họ, như những Đại Hán, thí dụ, Ha Jin, Ma Jian… và
nhất là Cao Hành Kiện.
Có lần Gấu đành phải
phán thật khốn nạn, miệng họ đều có mùi chiến lợi phẩm ["phẩn" cũng
được!], thành thử không làm sao
cất lên tiếng nói, hay viết ra như những đấng Đại Hán trên, là vậy!
*
Giấc mơ giải
phóng Miền Nam thống nhất đất
nước là giấc mơ tuyệt vời nhất của Miền Bắc, và nó càng thêm tuyệt vời
khi rong
ruổi với giấc mơ Mác Xít về một con người hoàn toàn, l’homme total, con
người
mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nằm dưới đáy sâu lịch sử của một miền đất,
nằm nơi
đáy sâu của bất cứ một con người Miền Bắc, vừa đẻ ra là đã có rồi, kể
từ khi có
Đàng Trong, còn là con thú săn mồi sống mà nhân loại có từ thời ăn lông
ở lỗ,
và cùng với con thú đó, là cơn đói khát, ao ước được thoả mãn, thành
thử
rong ruổi với cái tốt, còn là cái xấu, cái đại ác của một miền đất, quá
cằn cỗi
vì thiên nhiên khắc nghiệt ảnh hưởng tới lòng người hà khắc, chai đá.
Tới thời điểm 30 Tháng Tư, thì
cái tốt mất hết, chỉ còn cái xấu, con thú xổ
chuồng, khi đẩy được Miền Nam vào thế bại trận, biến cả một miền đất
thành
chiến lợi phẩm. Đó là sự thực về cuộc chiến, theo Gấu.
Câu nói của DVM, chúng tôi chờ
mấy ông để bàn giao, và hành động trước
đó, đuổi
Mỹ ra khỏi Miền Nam trong vòng 24 tiếng, bắt VNCH bỏ súng, nói lên tấm
lòng của
người Miền Nam, nhưng câu nói của Bùi Tín, cũng nói lên "tấm lòng"
của người Miền Bắc. Sự thực của cuộc chiến, chỉ cần hai câu nói, là quá
đầy đủ!
Gấu này tin rằng, ngay trong
đám tinh anh
của sĩ phu Bắc Hà cũng không nhận ra cái phần đẹp nhất của giấc mơ giải
phóng
Miền Nam của Yankee mũi tẹt, chính vì vậy mà DTH cho rằng, đây là cuộc
chiến
ngu xuẩn nhất của dân Mít.
Bạn phải nhìn ra cái phần đẹp nhất của nó, thì mới có thể tưởng niệm
những liệt
sĩ của Miền Bắc, như nữ thi sĩ Xuân Quí, như Đặng Thùy Trâm được. Và, ở
bên kia
thế giới, họ mới bớt đau lòng.
Giấc mơ đẹp biến thành hiện thực khủng khiếp, chính là do Cái Độc Cái
Ác của
một miền đất mà ra.
Chính Cái Độc, Cái Ác này đã đẩy họ vô chiến trường, như chính họ thú
nhận
trong nhật ký. Họ quá tởm nó, mà bỏ Đất Bắc, một phần.
Sở dĩ Lời Dối Trá được muôn người một một tin theo, ấy chính là vì nó
hợp với
giấc mơ của muôn người
Gấu đã mường tượng điều này, khi viết về bài
thơ Điện Biên của Tố Hữu:
"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó" (3). Đằng sau
những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật
trong
tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta
phải hiểu
như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất
Điện
Biên.
Như chúng ta đều biết, giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là
những cay
đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.
PXA, đến giờ chót, đi không
được, là cũng vì giấc mơ thất bại đó, chắc hẳn?
Đỉnh
Cao Chói Lọi
Sao ghét talawas
Cái sự bành
trướng về phía Nam
là số phần của giống dân quần tụ tại đồng bằng sông Hồng, lúc nào cũng
nơm nớp
hai hiểm họa, giặc Bắc và lũ lụt. An Nam nhất thốn thổ, mảnh đất sông
Hồng nhỏ
quá, người cứ đẻ mãi ra, đất thì chỉ có thế, ruộng thì càng ngày càng
co lại vì
bờ nhiều hơn ruộng, ruộng thì ngày càng cằn cỗi vì con đê sông Hồng
chặn hết
mọi phù sa mầu mỡ, nước sông ngày càng đục ngầu, mầu như mầu máu. Kể từ
khi có
Đàng Trong, là toàn thể cộng đồng Bắc Hà nhìn về nó, như là Miền Đất
Hứa. Thành
ra giải phóng Miền Nam
thống nhất đất nước, hai miền chan hòa, là giấc mơ đẹp nhất của xứ Bắc
Kít.
Nhưng
không ai có thể ngờ được, nằm bên dưới giấc mơ đẹp nhất, là Cái
Độc, Cái
Ác của một miền đất.
Chỉ
đến khi lấy được Miền Nam
thì Cái Ác mới lộ diện.
Phải
đầu hàng, không có bàn giao bàn giếc mẹ cái gì hết! Bố khỉ!
Mày
phải đầu hàng, vì tao là kẻ chiến thắng, đất đai của mày, nhà của
mày, vợ
con của mày, của cải của mày, căn cước của mày… tất tất của tao, của
chúng ông,
tất tất đều chiến lợi phẩm. Hiểu chưa, chú gà tồ Big Minh!
*
Ha Jin khởi sự nghề văn [viết một cách nghiêm
túc] sau
cú Thiên An Môn, 1989, mà ông gọi là sự bắt đầu cuộc đời của ông như là
một nhà
văn, ‘nguồn của mọi nhiễu nhương’ [‘source of all the trouble’]. Tác
phẩm đầu
tay bằng tiếng Anh của ông là một bài thơ, “The Dead Soldier’s Talk”,
cuộc nói
của người lính chết, cho một xưởng thơ, poetry workshop, ở Brandeis.
Ông thầy,
thi sĩ Frank Bidart, đưa bài thơ cho Jonathan Galassi, lúc đó là tay
chủ biên
thơ của tờ The Paris Review. Ông này vồ ngay lấy, in liền tút
suỵt! Với
sự hối thúc của Bidart, Jin xin gia nhập chương trình MFA, học viết giả
tưởng,
của Đại học Boston.
Tốt nghiệp, đi dậy ở Emory University ở Atlanta, vừa dậy học vừa viết
truyện
ngắn, tiểu thuyết, được mấy cái giải thưởng, PEN/Faulkner Award, the
Flannery
O’Connor Award dành cho truyện ngắn, một cái Guggenheim fellowship, và
The
National Book Award.
The
Paris
Review:
Vào
cái
thời ông sống dưới chế độ CS, ông có cảm
thấy ngột ngạt không?
Không. Tôi
cũng bị tẩy não vậy.
Làm thế
nào mà trở thành không còn bị tẩy não?
[How did
you become un-brainwashed?]
Đó là một
tiến trình dài. Thoạt đầu, tôi không thể tưởng tượng thế giới quá
biên giới TQ: như hầu hết những người TQ trẻ, tôi trở thành rất ái quốc
và tin
tưởng ở cái phải, cái đúng của cách mạng và của đảng. Nhưng, trong khi
tôi theo
học tại Đại học Shandong, tôi bắt đầu đọc một lố văn học Mỹ từ nguyên
tác, và
dần dần nhận ra có rất nhiều đường hướng giao tiếp, thông cảm, và có
những dân
tộc sống khác hẳn [người TQ]. Và, viết bằng một ngôn ngữ khác thay đổi
tôi.
Ông về
lần nào chưa?
Ha
Jin:
Chưa.
Không bao
giờ về ư?
Chưa
về đất liền, nhưng Đài
Loan, Hồng Kông thì có. Lúc đầu hăm hở về lắm, để thăm gia đình, bạn
bè. Tôi kiếm
đủ mọi cách, nhưng 7 năm qua tôi không làm sao gia hạn, renew, thông
hành, không
làm sao đi ra khỏi Mẽo. Rồi tôi trở thành công dân Mẽo, và tôi chán
ngấy cái
chuyện trở về. Bạn thử nghĩ coi, sách của bạn thì bị biếm - bạn có thể
trở về,
nhưng sách của bạn thì không được phép. Tôi không sao chấp nhận cái trò
đó.
Tại sao sách của
ông bị biếm [banned]?
Tôi
viết toàn đề tài cấm kỵ:
Tây tạng, chiến tranh Triều tiên, Cách mạng Văn hóa. Sau cú Thiên An
Môn, tôi còn
la dữ. Những cuốn sách của tôi làm nhà nước bực. Tôi không hề có ý định
những gì
tôi viết ra có tính chính trị. Nhưng những nhân vật của tôi thì chạy
trời không
khỏi nắng. Nói vậy để cho thấy, vô phương tránh né chính trị, nhất là ở
TQ. Và,
lẽ dĩ nhiên, nhà cấm quyền TQ sợ những câu chuyện thực được kể từ quan
điểm của
cá nhân. Còn vấn đề nữa, tôi là một thứ misfit, không thích hợp. Tôi
lại còn to
tiếng nữa, outspoken. Tôi viết bằng tiếng Anh, và như thế là bị coi như
một kẻ
phản bội tiếng mẹ đẻ. Tôi đi Mẽo, vờ phục vụ nghĩa cả, nhiệm vụ của
Đảng giao
cho. Đối với họ, tôi đúng là một con sâu làm rầu nồi canh, một thí dụ
xấu, a negative
example.
|
|