*

 



Thơ mỗi ngày

Thơ mỗi ngày

Nguyễn Trọng Tấn:

Trong những thi sĩ trước bà, cùng thời với bà và sau này, có vị nào bà cảm thấy mến mộ thi tài của họ? Và thấy thơ của mình có chịu ảnh hưởng của họ?

Nhà thơ Trần Mộng Tú trả lời:

Thưa ông. Những thi sĩ thời tiền chiến và cả những thi sĩ sau này. Mỗi thi sĩ có một số bài tôi thích. Tôi thuộc rất nhiều thơ. Tôi có thể ảnh hưởng cách suy nghĩ của họ nhưng tôi không ảnh hưởng cách dùng chữ. Tôi yêu chữ nghĩa trang trọng của Vũ Hoàng Chương, mỹ miều đài các của Đinh Hùng, hồn nhiên nhưng rất thơ của Bùi Giáng, quê quê của Nguyễn Bính. Những thi sĩ như Du Tử Lê, Nguyên Sa, Đỗ Quý Toàn, Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ v.v mỗi người tôi yêu thích một số bài (không phải tất cả) của họ. Những bài thơ tình của các tác giả trong nước, đôi khi tôi cũng may mắn gặp được một số bài hay rải rác trên những trang mạng. Tôi cũng là người ái mộ Pablo Neruda, Rumi, Khalil Gibran. Nhưng tôi nghĩ, thơ của tôi không bị ảnh hưởng thơ của ai, vì thơ tôi rất tmt.

Blog DTL

Lời bàn ngang như cua của GNV:

Thơ TMT thì rất TMT.

Nhưng rất TMT như thế nào, cái đó mới khổ cho người đọc!

Bữa nay, G thử cắt nghĩa “rất TMT”, là thế nào, coi có nghe lọt tai không.

Theo GNV, thơ TMT có nét thơ Bà Huyện Thanh Quan, ở giọng hoài cổ của nó, thí dụ giọt mưa trời khóc ngàn năm trước.
Đó là nét giống BHTQ.
Cái không giống, là ở dáng vẻ đài các.
Bà Huyện Thanh Quan không có tính đời thường, nét đời thường, không có sự tục lụy, hệ lụy của đời thường. Thơ TMT có.

GNV thường gọi cái nét này, là hồn nhân hậu của văn chương. Bạn đọc thơ TMT, là thấy ngay, nhà thơ có để tâm đến bạn, khi làm thơ. 
Trong thơ TMT có cái gọi là sương mù, bụi bặm của hiện tại, của đời thường.
Ý này G thuổng, trong 1 bài [đang đọc] song song với bài phỏng vấn TMT (1)

GNV có thói quen, đọc, hay viết, nhiều bài, cùng 1 lúc!

(1)

Le brouillard du présent

Mais voyons la face oubliée de cette conception de l'Europe. Dans Les Testaments trahis, Kundera nous reproche d'accuser Maïakovski, Heidegger et Céline d'avoir collaboré avec le communisme ou le nazisme: selon lui, nous ne nous rendons pas compte qu'ils vivaient et agissaient dans le brouillard, sans compter qu'il est facile de les juger aujourd'hui, une fois le brouillard disssipé. De façon surprenante, Kundera reprend ici les illusions de la conception avant-gardiste de la modernité selon laquelle le passage entre passé et présent est perçu comme une libération des ténèbres, du brouillard du passé. Or le brouillard fait tout autant partie du présent et chacun peut contempler, derrière le brouillard de son présent, le brouillard du présent passé, au sens où l'entend saint Augustin: « C'est improprement que l'on dit: il y a trois temps, le passé, le présent, le futur; mais sans doute dirait-on correctement : il y a trois temps, le présent des choses passées, le présent des choses présentes, le présent des choses futures. » Le brouillard est le propre de chaque présent, aucun jugement ne peut être proféré à un moment sans brouillard. Dans le brouillard de notre présent, nous jugeons ceux qui ont agi dans le brouillard du présent passé, et, souvent, nous redoutons les angoisses de « ceux qui agirent jadis ». Le dilemme tragique du président tchécoslovaque Edvard Benes (3) en 1938 est tout aussi voilé par le brouillard aujourd'hui qu'il l'était au moment du traité de Munich. Il est étrange que Kundera ait pu croire à la venue d'un tel « présent sans brouillard ». Quelle naïveté bien peu kunderienne!

Thơ Bà Huyện Thanh Quan không còn chút bụi trần, khác thơ TMT.
Nhưng cả hai có chung niềm hoài cổ.

Có 1 khoảng cách giữa thơ TMT với thơ tiền chiến, với thơ của những thi sĩ cùng thời với bà, nhưng lại có 1 mối nối giữa thơ của TMT với thơ của Bà Huyện Thanh Quan.
Mối nối này khiến G liên tưởng tới đoạn tiếng Tây ở trên, nhất là đoạn nói về ý niệm thời gian, được gạch dưới:

Thật không đúng, khi cho rằng có 3 thời, quá khứ, hiện tại, tương lai. Đúng ra phải nói: có 3 thời, hiện tại của những điều quá khứ, hiện tại của những điều hiện tại, và hiện tại của những điều tương lai.
Giọt mưa [giọt lệ trời] ngàn năm trước mà ướt đẫm bàn tay người bây giờ, là vậy.

[Steiner cũng có ý đó, khi viết "vết gỉ của giọt sương trên lưỡi dao sáng ngời", nhưng ông nói về kịch Shakespeare, Macbeth, thí dụ, tức là nói về “người làm thịt người”. Hình ảnh này, nói lên sự vô thường của cõi người, đúng hơn. NQT]

Trong những câu hỏi của độc giả trang DTL, có 1 câu, giả như không có biến cố 30 Tháng Tư, liệu bà có làm thơ, viết văn; TMT trả lời, tất nhiên, ‘nòi tình’ mà, [ông bà mình thường nói…], nhưng nội dung chắc là khác đi.
Có thể như thế, nhưng đẩy câu hỏi/câu trả lời đến tận cùng, có thể nói, bụi thời gian trong thơ của TMT, là từ tro than của cuộc chiến. Chính cái “being versed" in war things [mượn hình ảnh của Brodsky viết về thơ Robert Frost: "being versed" in country things] làm nên nội dung thơ của TMT.

Thật là buồn khi phải phán rằng, nếu có cái gì tốt về lưu vong, thì đó là, nó dậy chúng ta bài học về khiêm nhường. Brodsky viết, trong bài nói chuyện Phận Lưu Vong, The Condition We Call Exile. Ông viết tiếp, đẩy thêm một bước nữa, có thể nói, cái bài học tối hậu lưu vong dậy một nhà văn nhà thơ, là bài học về đạo hạnh.
Và nó là vô giá, priceless, bởi vì nó đem đến cho anh ta/chị ta, một viễn tượng lâu dài nhất có thể khả hữu. Như Keats nói, “And thou art far in humanity”
Bị thất lạc, "bỏ đi" (viết như vào hư vô) giữa nhân loại, giữa đám đông, (đám đông: người Việt ở hải ngoại?), giữa cả tỉ người (thế giới tự do?); trở thành cái kim đáy bể, nhưng lại là cái kim mà một người nào đó đang tìm kiếm: đó là tất cả cái gì được gọi tên là lưu vong. Vô thường thôi, bạn là gì, may ra chỉ là hạt cát trong sa mạc. Vinh quang và cũng là bất hạnh: Hãy đo lường chính bạn, không phải đối với những bạn văn, nhưng với cái vô cùng của trời đất con người.
Source

Vẫn Brodsky, vẫn bài viết, “Có lẽ một ẩn dụ sẽ giúp đỡ chúng ta ở đây: Là 1 nhà văn lưu vong thì như là bị ném vào không gian trong cái phi thuyền, mà phi thuyền ở đây, là ngôn ngữ của anh ta. Thật lâu ơi là lâu, thì anh ta mới khám phá ra rằng, phi thuyền không hướng về trái đất, mà cứ thế đi mãi vào hư vô [it graviates not earthward but outward].
Cũng ý đó, GNV, ngay những ngày mới ra hải ngoại, phán, người tình của TMT là tiếng Việt.

Đêm Từng Miếng

Saturday, May 21, 2011 

trần mộng tú 

Đêm như miếng thạch đen
cắt ra từng miếng nhỏ
mở cả hai bàn tay
miếng đêm soi không tỏ 

đêm như một dòng tóc
sổ tung xuống cuộc tình
một giải tình đen mướt
len vào giữa giấc mơ 

đêm như một lọ mực
đổ nghiêng xuống bài thơ
tình như trang giấy thấm
xoá đi rất tình cờ 

em một mình trong đêm
đi quanh nghe đêm thở
dưới hai gót chân em
đêm thắp hồng ngọn lửa 

 em đi và thơ đi
đêm tan từng miếng nhỏ
suốt hành lang cuộc đời
đêm đốt thơ cháy đỏ

tmt

5/2011 

Note:

1.

"Xổ tung". Không phải "sổ tung". “Cái này” tay biên tập Diễn Đàn Thế Kỷ đúng ra phải sửa!

2.

đêm như một lọ mực
đổ xuống thành bài thơ

How?

Sửa đi như vậy, thì lại thấy câu thơ của Ngân Giang vọng về:

Đêm khuya lệ nến rơi thành chữ.

3.

Cả bài thơ, có thể đọc, như 1 ứng tác, une improvisation, 1 giai điệu lên xuống, gia giảm, une variation… [của] 1 lời nhạc của TCS, 1 lời thơ của Byron, và của Baudelaire (1)

NQT

(1)

She walks in beauty, like the night
Byron: Hebrew Melodies (1815):
Nàng bước trong cái đẹp, như đêm 

Borges phán:
Để chấp nhận dòng trên, người đọc phải tưởng tượng ra một em, cao, tối, tall, dark, bước đi như Đêm, và Đêm, đến lượt nó, là 1 người đàn bà cao, tối, và cứ thế, cứ thế. 

Tưởng tượng đẩy tưởng tượng, câu "hót" BHD, thần sầu, "không phải của GNV", làm nhớ đến lời nhạc thần sầu của TCS, trong Phôi Pha:

Từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa.

BHD ở ngoài đời, cao, đen, nhập vào với đêm, y chang lời nhạc của TCS mô tả, những lần "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa!"
*
Ui chao, GNV bữa nay, lôi bài viết của Borges đọc lại, mới khám phá ra 1 cái lỗi trầm trọng, là bỏ qua cái ‘tiểu chú’ của ông:

Baudelaire writes, in "Recueillement":
"Entends, ma chère, entends, la douce Nuit qui marche"
[Hear, my darling, hear, the sweet Night who walks]. The silent walking of the night should not be heard.
Soure

*

The Gift

"Thiên tài" Brodsky: Những hạnh của bất hạnh
Joseph Brodsky and the fortunes of misfortune.


IN THE BEAUTY CREATED BY OTHERS

Only in the beauty created
by others is there consolation,
in the music of others and in others' poems.
Only others save us,
even though solitude tastes like opium.
The others are not hell,
if you see them early, with their
foreheads pure, cleansed by dreams.
That is why I wonder what
word should be used, "he" or "you." Every "he"
 is a betrayal of a certain "you" but
in return someone else's poem
offers the fidelity of a sober dialogue.

Adam Zagajewski: Without End

Trong Cái Đẹp Được tạo Ra Bởi Những Kẻ khác

Chỉ trong cái đẹp được sáng tạo
bởi những người khác thì mới có sự an ủi,
trong nhạc của kẻ khác, và trong những bài thơ của những kẻ khác.
Chỉ Kẻ Khác, [Tầu Lạ, hà, hà], cứu vớt chúng ta
mặc dù cô đơn thì vị của nó giống như của thuốc phiện.
Những kẻ khác thì không phải là địa ngục
nếu bạn nhìn thấy họ, sớm sủa,
với vầng trán trong trắng
được tẩy sạch bằng những giấc mộng.
Chính vì vậy mà tôi tự hỏi, từ nào nên dùng, “anh ấy”, hay “bạn”.
Mọi từ ‘anh ấy” thì là 1 sự phản bội một từ “bạn” nào đó,
nhưng đổi lại,
bài thơ của một người nào đó
dâng hiến sự trung thuỷ của một cuộc đối thoại điềm đạm.


CHILDREN OF OUR AGE

We are children of our age,
it's a political age.

All day long, all through the night,
all affairs-yours, ours, theirs -
are political affairs.

Whether you like it or not,
your genes have a political past,
your skin, a political cast,
your eyes, a political slant.

Whatever you say reverberates,
whatever you don't say speaks for itself
So either way you're talking politics.

Even when you take to the woods,
you're taking political steps
on political grounds.

Apolitical poems are also political,
and above us shines a moon
no longer purely lunar.
To be or not to be, that is the question.
And though it troubles the digestion

it's a question, as always, of politics.
To acquire a political meaning
you don't even have to be human.
Raw material will do,
or protein feed, or crude oil,

or a conference table whose shape
was quarreled over for months:
Should we arbitrate life and death
at a round table or a square one?

Meanwhile, people perished,
animals died,
houses burned,
and the fields ran wild
just as in times immemorial and less political.

Wistawa Szymborska

Những đứa trẻ của thời chúng ta

Chúng ta là những đứa trẻ của thời chúng ta
Và đó là thời chính trị.

Suốt ngày, suốt đêm
Ngày nào đêm nào thì cũng thế
mọi chuyện - của anh, của chúng ta, của chúng nó –
thì đều là chuyện chính trị

Dù thích hay không thích
Cái gen của bạn có một quá khứ chính trị
Da của bạn, có màu chính trị
Con mắt của bạn có cái liếc xéo chính trị

Bạn nói bất cứ cái gì, là bèn có cái gọi là phản biện.
Bất cứ cái gì bạn không nói, thì nó nói cho chính nó
Thành thử tránh trời không khỏi nắng chính trị.

Ngay cả khi bạn đi vô rừng
Thì bước đi của bạn cũng chính trị
Trên nền đất chính trị

Thơ không chính trị thì cũng chính trị
Và trên đầu chúng ta trăng chiếu sáng
Thì cũng không còn là trăng trinh nguyên
Hiện hữu hay không hiện hữu, đó là vấn đề.
Và mặc dù nó làm cho bạn ăn không ngon, nuốt không vô
Thì nó vẫn là 1 câu hỏi, “vũ như cẩn”, về chính trị. 

Để có 1 cái ý nghĩa chính trị
Bạn đếch cần phải là một con người.
Nguyên liệu thô, đủ rồi
Hay tí chất đạm, tí dầu nguyên 

Hay một cái bàn hội họp mà hình dáng của nó
cũng làm mất mẹ nó bao nhiêu ngày tháng:
Liệu chúng ta bàn tại Paris,
Về sự sống và cái chết của xứ Mít,
Trên cái bàn vuông, hay là tròn?

Trong khi đó con người cứ thế mà tàn lụi dần
Loài vật chết
Nhà cháy
Ruộng bỏ hoang
Y hệt như những thời kỳ xa xưa,
Hết ai còn nhớ
Ít chính trị hơn, so với bây giờ.


New poetry
Life in the shadow
Audacity and elegy

May 12th 2011 | from the print edition 

Six Children. By Mark Ford. Faber and Faber; 61 pages; £9.99. Buy from Amazon.co.uk 

The City with Horns. By Tamar Yoseloff. Salt Publishing; 80 pages; £9.99. Buy from Amazon.co.uk
 

WALT WHITMAN casts a long shadow over modern poetry. His work, delighting in slang, cityscapes and the exuberance of being in the middle of a crowd, created a peculiarly American form of epic verse, with long lines stretching—seemingly endlessly—across the page. But, just as the iconic image of him in a wide-brimmed hat and open shirt can appear ridiculously romantic now, so too has his work been successively embraced and ignored by modern writers. 

And so when a British poet and academic, Mark Ford, takes Whitman’s claim that “though unmarried I have had six children” as the starting point for this third collection of poetry, he demonstrates a literary awareness that may not immediately appeal to every reader. Indeed, in “Six Children” Mr Ford, a lecturer at University College London, seems intensely preoccupied not only with the grandfather of American verse, but also with the Mau Mau insurrection and the Münster Anabaptists. Such a wide scope is impressive, and Mr Ford’s enthusiasm for more obscure factual details, such as the decline of the passenger pigeon, shines through. However, when a succession of his poems turn out to be adaptations or loose translations of Petronius, Sappho, Pliny the Elder and Boethius, you may find yourself hankering after an original voice—even one as extravagant as Whitman’s. 

There are certain exceptions to this rule. Born in Kenya in 1962, Mr Ford writes deftly about moving to the London suburb of Surbiton, where the only reminder of his past home was “Red, African dust spilled from the wheels of our toy trucks and cars.” His elegy for a fellow poet, Mick Imlah, shows a directness and clarity that is not always felt in his allusive poetry. These momentary glimpses into Mr Ford’s life are tantalising, edging towards a striking poetic style. And yet when Mr Ford describes how “we hate/to be touched, however/gently, in a slow-moving crowd” we may not think only of the urban claustrophobia he speaks of but also of the experience of reading his poetry, peopled as it is with other poets, only some of whom it is pleasing to come into contact with. 

It is a sensation that Tamar Yoseloff, American-born and now living in London, also writes of in her fifth collection, “The City with Horns”. Ms Yoseloff describes how in a London bus “we are too intimate in this folded space”, the edge-to-edge contact with a stranger’s body momentarily disquieting. Like Mr Ford, Ms Yoseloff prefers the company of ghosts, taking the life of Jackson Pollock as the core of her book. 

Over the course of 13 poems, Ms Yoseloff traces Pollock’s explosive marriage to Lee Krasner, his death in a car crash aged 44, and the life of his mistress, Ruth Kligman, who survived the crash to be nicknamed “Death car girl”. Ms Yoseloff skilfully gives voice to such figures through subtle shifts of tone, revelling in a particular kind of American slang.
 

Using such a well-known life is an audacious move, and Ms Yoseloff rises to the challenge. But the rest of the poems in her collection fail to live up to this drama, too often relying, like Mr Ford, on literary precedent. Both these collections have moments of joy, but their flaws make you want to turn to the writers that overshadow them.


THE FACEBOOK SONNET

Welcome to the endless high-school
Reunion. Welcome to past friends
And lovers, however kind or cruel.
Let's undervalue and unmend 

The present. Why can't we pretend
Every stage of life is the same?
Let's exhume, resume, and extend
Childhood. Let's all play the games

That occupy the young. Let fame
And shame intertwine. Let one's search
For God become public domain.
Let church.com become our church. 

Let's sign up, sign in, and confess
Here at the altar of loneliness. 

-Sherman Alexie

 

Bài sonnet Facebook

Chào mừng bạn tới với cuộc họp mặt
chẳng bao giờ chấm dứt
của đám học sinh trung học.
Chào mừng bạn cũ.
Và người yêu, dù hiền lành, hay hung dữ.
Hãy vờ hiện tại.
Và nếu hiện tại có rách bươm, thì cũng đừng có vá víu,
kệ mẹ nó!

Tại sao chúng ta không thể giả đò
Mọi sàn đời thì… vũ như cẩn?
Vẫn đoạn đời Khu Chợ Đũi
Vẫn quán cà phe hủ tíu Tầu,
Vẫn cơn mưa ngày nào?
Hãy đào nó lên, gom nó lại, rồi nối dài mãi ra

Cái gì vậy cà?
Tuổi thơ! Những ngày ở Sài Gòn!
Hãy chơi mọi trò chơi
Hãy chiếm giữ tuổi trẻ.
Hãy để danh vọng và nhục nhã quấn quít, chằng chịt, bện vào nhau.
Hãy để cuộc tìm kiếm Chúa của ai đó
trở thành Miền Công Cộng
Hãy để cái trang TV [church.com] của anh cu Gấu,
Thành nhà thờ của chúng ta!
Hãy đăng nhập, đăng nhập, và thú nhận, hay xưng tội
Ở đây, ở TV, cái bàn thờ của sự cô đơn, mình ên này.

TURNING

 
Going too fast for myself I missed
more than I think I can remember 

almost everything it seems sometimes
and yet there are chances that come back 

that I did not notice when they stood
where I could have reached out and touched them

this morning the black shepherd dog
still young looking up and saying

Are you ready this time

-W. S. Merwin

THE NEW YORKER, MAY 16, 2011

Điểm Ngoặt

Đi quá nhanh với chính mình,
đôi lúc có vẻ như tôi thấy
mình mất mát hầu như tất cả mọi chuyện

Tuy nhiên vưỡn có những cơ may
Mà tôi không để ý
Khi chúng đứng đâu đó, tôi có thể với tới, hay sờ được,
Và nhắm mắt, mân mê tưởng tượng

Thí dụ như sáng nay,
Con chó chăn cừu
Một con chó đen,
Còn trẻ măng
Ngước mắt nhìn tôi,
Và phán:
Cửa đã mở, (1)
Mi đã sẵn sàng chưa?

(1)

Hãy mở giùm tôi cánh cửa này, tôi đập, và khóc ròng.
Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant.
Thơ Apollinaire

*

Pasternak à Peredelkino en 1946

TO THE MEMORY OF A POET

Like a bird, echo will answer me.
B.P. (Boris Pasternak) 

1.

That singular voice has stopped: silence is complete,
And the one who spoke with forests has left us behind.
He turned himself into a life-giving stalk of wheat
Or the fine rain his songs can call to mind.
And all the flowers that hold this world in debt
Have come into bloom, come forward to meet this death.
But everything stood still on the planet
Which bears the unassuming name. . . the Earth. 

2.

Like the daughter of Oedipus the blind,
Toward death the Muse was leading the seer.
And one linden tree, out of its mind,
Was blooming that mournful May, near
The window where he told me one time
That before him rose a golden hill,
With a winged road that he would climb,
Protected by the highest will.
1960

Akhmatova

Boris Pasternak: 1890-1960, renowned Russian poet and novelist.

* 

1 er juin. [1960]. Un discret entrefilet publié par le Fonds littéraire, l'organisation de secours mutuel des écrivains, annonce la mort de Pasternak dans Literatoum i Jizn et Literatournaia Gazeta, sans préciser l'heure, le jour et le lieu des obsèques. Mais dans les wagons de banlieue, à proximité des guichets de gares, apparaissent des affichettes les annonçant.
2 juin. Pasternak est inhumé au cimetière de Peredelkino, en présence d'une foule nombreuse malgré l'absence de toute annonce officielle. Deux jeunes hommes portent son cercueil: Andreï Siniavski et Jouli Daniel. Le philosophe Valentin Asmus, vieil ami de Pasternak, prononce un éloge. Des étudiants récitent les poèmes de Pasternak sous la surveillance de la police politique.
4 juin. Un dignitaire du KGB tente de s'emparer du manuscrit de la dernière œuvre de Pasternak: La Belle Aveugle. Olga Ivinskaïa réussit à l'en empêcher.
11 juin. De l'hôpital Botkine, Anna Akhmatova écrit à la mémoire de Pasternak:

Oedipe aveuglé guidé par sa fille,
La muse l'a conduit jusqu'à sa mort.
Un tilleul fou, auprès de ma fenêtre
A fleuri seul en ce mai de douleur,
Juste à l'endroit où il m'avait confié
Qu'il voyait serpenter devant ses yeux
Un sentier d'or aux ailes déployées
Où le gardait la volonté des cieux

Traduction Michel Aucouturier. Revue des Belles-Lettres, mars 1996.

Pasternak, ed Quarto Gallimard

ZHIVAGO'S POEMS

HAMLET

The noise is stilled. I come out on the stage.
Leaning against the door-post
I try to guess from the distant echo
What is to happen in my lifetime.

The darkness of night is aimed at me
Along the sights of a thousand opera-glasses.
Abba. Father, if it be possible,
Let this cup pass from me. 

I love your stubborn purpose,
I consent to play my part.
But now a different drama is being acted
For this once let me be.

Yet the order of the acts is planned
And the end of the way inescapable.
I am alone: all drowns in the Pharisee’s hypocrisy.
To live your life is not as simple as to cross a field (1).

(1) The last line is a Russian proverb

HAMLET

Tout se tait. Je suis monté sur scène,
Et j'écoute, adossé au montant
De la porte, la rumeur lointaine
Qui m'annonce tout ce qui m'attend. 

Et je suis la cible des ténèbres
Cent jumelles sont braquées sur moi.
S'il se peut encore, Abba mon père,
Cette coupe, écarte-la de moi!

Ton dessein têtu, pourtant je l'aime,
Et ce rôle, je le prends en gré.
Mais un autre drame est sur la scène:
Donne-moi pour cette fois congé.

Mais on a pesé l'ordre des actes,
Rien ne peut changer le dénouement.
Je suis seul. Les pharisiens sont maîtres.
Vivre, ce n'est pas franchir un champ.           

FOREVER

Drifting outside in a pall of smoke,
I follow a snail's streaked path down
the garden to the garden's stone wall.
Alone at last I squat on my heels, see

what needs to be done, and suddenly
affix myself to the damp stone.
I begin to look around me slowly
and listen, employing

my entire body as the snail
employs its body, relaxed, but alert.
Amazing! Tonight is a milestone
in my life. After tonight

how can I ever go back to that
other life? I keep my eyes
on the stars, wave to them
with my feelers. I hold on

for hours, just resting.
Still later, grief begins to settle
around my heart in tiny drops.
I remember my father is dead,

and I am going away from this
town soon. Forever.
Goodbye, son, my father says.
Toward morning, I climb down

and wander back into the house.
They are still waiting,
fright splashed on their faces,
as they meet my new eyes for the first time. 

À TOUT JAMAIS

 

Je sors enveloppé d'une fumée épaisse
et je suis la piste brillante d'un escargot
jusqu'au petit muret qui borne le jardin.
Enfin seul, je m'accroupis sur les talons, comprends

ce qu'il faut faire, et me colle soudain
contre la pierre humide.
Je me mets à regarder lentement autour de moi
et à écouter, utilisant

tout mon corps comme l'escargot
utilise le sien, calme, mais attentif.
Sidérant! C'est une nuit à marquer
d'une pierre blanche. Après cette nuit 

comment pourrai-je jamais reprendre cette
autre vie? Sans quitter les étoiles
des yeux, je leur fais signe
avec mes cornes. Je reste là

des heures, me reposant, simplement.
Plus tard encore, la peine se dépose
en gouttes minuscules autour de mon cœur.
Je me souviens que mon père est mort,
et que je vais bientôt m'en aller de
cette ville. A tout jamais.
Adieu, fils, dit mon père.
Vers le matin, je redescends

 et je retourne nonchalamment dans la maison.
Ils attendent encore,
le visage barbouillé de peur,
quand leurs yeux pour la première fois rencontrent
                                                     [mes yeux neufs.
Raymond Carver:
Les Feux [Lửa]

Mãi mãi

Chuồn ra bên ngoài, ẩn thân sau lớp khói dầy,
Tôi đi theo vết đi sáng ngời của một ốc sên
Tới bức tường đá ở cuối vườn
Một mình, sau cùng, ngồi chồm hỗm, tôi biết,

sẽ phải làm gì, và bất giác
dán lưng vào bức tường đá ẩm,
Tôi chầm chậm nhìn quanh, lắng nghe, buông xả toàn thân,

như con ốc sên buông xả thân hình của nó, nhưng trong thế báo động.
Quái đản thật! Đêm nay làm đêm dấu ấn
của cuộc đời của tôi. Sau đêm nay,

làm sao tôi có thể trở lại
cái đời khác kia? Không rời mắt khỏi những vì sao, tôi vẫy vẫy chúng
bằng những khoé mắt. Tôi cứ thế
nghỉ ngơi, hàng giờ đồng hồ.
Dần dà, sau đó, nỗi đau bắt đầu đọng
thành giọt nhỏ quanh trái tim của tôi.
Tôi nhớ cha tôi đã chết,

và tôi chẳng mấy chốc sẽ rời
thành phố này. Mãi mãi.
Giã biệt, con tôi, cha tôi nói.
Gần sáng, tôi trèo xuống,

và lang bang trở về nhà.
Họ vẫn đợi, mặt mày ai nấy đều tỏ ra sợ hãi
Khi họ nhìn thấy cặp mắt mới của tôi lần đầu tiên.


NGUYỄN LƯƠNG VỴ

CHUYỆN VÃN

Gửi NQT

Có những bài thơ viết muộn
Vì không thể viết sớm hơn
Ngặt nỗi thương thầm gió ruộng
Vẫn còn vuốt mắt sương thôn

Vì đâu núi xương sông máu?!
Cơ tâm bặt tiếng lâu rồi
Cơ trí gầm gừ cơ khí
Ba trăm năm…? Hỏi mà chơi!

Hỏi ông trời - Ổng cắc cớ
Hỏi Như Lai - Ngài mím chi
Hỏi Giê-Su - Cây thập giá
Thi sĩ! Cứ mần thơ đi

Thật sự là thơ đã ngủm
Nên mần thơ là đám ma
Đám ma đám người một bụm
Đứng trông thiên cổ khóc òa…

2/2005

 NLV

Simic: The Invisible

Trong vương quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Hát ở đâu đâu...

2

Don't the shadows know something about it?
The way they, too, come and go
As if paying a visit to that other world
Where they do what they do
Before hurrying back to us.

Just today I was admiring the one I cast
As I walked alone in the street
And was about to engage it in conversation
On this very topic
When it took leave of me suddenly. 

Shadow, I said, what message
Will you bring back to me,
And will it be full of dark ambiguities
I can't even begin to imagine
As I make my slow way in the midday sun?

Charles Simic

Liệu những bóng đen biết gì về nó?
Cái cách mà chúng, cũng thế, tới và đi
Như làm 1 cú viếng thăm vương quốc của những người đã chết
Nơi chúng làm điều chúng làm
Trước khi vội vã trở lại với chúng ta

Đúng ngày hôm nay Gấu trầm trồ chiêm ngưỡng một cái bóng đen mà Gấu tóm được
Trong khi đi một mình trên con phố Nguyễn Du tưởng tượng
Và Gấu vừa mới mon men gạ chuyện
Thì bóng đen này đã bất thình lình rời bỏ Gấu

BHD đó ư, Gấu gọi theo?
Thông điệp nào em mang về cho anh cu Gấu?
Liệu nó thì đầy những hàm hồ u tối
Gấu không thể nào mà biết được, dù tưởng tượng cách mấy,
Trong khi lừ đà lừ đừ giữa trưa, một ngày nắng ấm Sài Gòn?
 

Search

I returned to the town where
I was a child
and a teenager and an old man of thirty.
The town greeted me indifferently
but the streets' loudspeakers whispered:
don't you see the fire is still burning, don't you hear the flame's roar?
Get out.
Find another place.
Search for it.
Search for your true homeland.

Adam Zagajewski”: Mysticism for Beginners

Tìm

Gấu trở về Hà Lội
Nơi Gấu còn là 1 chú nhóc tì
Và một thằng bé mới lớn, và một anh già 30 tuổi.
Thành phố đón Gấu lạnh nhạt
Nhưng mấy cái loa ở đầu đường thì thầm:
Mi không thấy lửa vưỡn còn cháy,
Mi không thấy ngọn lửa còn reo?
Đi chỗ khác chơi, thằng vừa lùn, vừa lé, và ngu!
Tìm một chỗ khác
Tìm một quê khác Gấu ơi là Gấu!


Ui chao, hồi này già quá, cơ thể rệu rạo,
hệ thống miễn nhiễm hết còn OK,
thành thử con vai rớt Bắc Kít hoành hành, đáng sợ thực! (1)
NQT

(1) Xạo!
Một độc giả TV

Những con phố sau của Hà Nội

Nhà trại thui thủi, chẳng cần Gấu
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu tôi không có thể về nhà được nữa.

Gấu thì yêu đến khốn khổ khốn nạn cái thành phố quá chớn này.
Nó thì mới dơ dáy, bệ rạc làm sao.
Và làm Gấu nhớ đến những câu chuyện cổ tích ru giấc ngủ ngày nào
Và những âm thanh của con phố làm tim Gấu đau nhói.

Quá nửa đêm, Gấu đi ra ngoài kiếm một cái gì đó cho đỡ khổ
Và cái mà Gấu kiếm đó, là danh vọng.
Thế là Gấu đi đến một quán rượu ở những con phố sau.
Nơi ai cũng biết tên Gấu.

Ồn, dơ, say, và, xỉn.
Nhưng chẳng ai độc ẩm ở đó.
Ở những con phố sau của Hà Nội.
Mấy tay bồi riệu mua cuốc lủi cho Gấu,
Mấy chị em ta khóc ròng khi nghe đọc thơ của Gấu

Tim Gấu đập, mỗi lúc một nhanh thêm
Và Gấu nói với tên say gần bên cửa –
“Ta thì cũng như mi thôi, đời ta là một thảm họa
Và ta không thể trở về nhà được nữa.”

Nhà trại thui thủi, chẳng cần Gấu, cũng thui thủi
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu không có thể về nhà được nữa.


READING MILOSZ

I read your poetry once more,
poems written by a rich man, understanding all,
and by a pauper, homeless, an emigrant, alone.
You always want to say more
than we can, to transcend poetry, take flight,
but also to descend, to penetrate the place
where our timid, modest realm begins.
Your voice at times persuades us,
if only for a moment,
that every day is holy
and that poetry, how to put it, rounds our life,
completes it, makes it proud
and unafraid of perfect form
I lay the book aside
at night and only then the city's normal tumult starts again,
somebody coughs or cries, somebody curses. 

-Adam Zagajewski (Translated from the Polish by Clare Cavanagh)

The New York Review, 1 March, 2007.
 

Đọc Milosz

Tôi đọc thơ ông, thêm một lần nữa,
những bài thơ viết bởi một người giầu có, thông tuệ,
và bởi một người nghèo mạt hạng, không nhà cửa, di dân, cô độc.
Ông luôn muốn nói nhiều hơn
chúng tôi có thể nói,
để chuyển hóa thơ, để cất cánh,
nhưng cũng để hạ cánh, dấn sâu vào khoảng đất
nơi cõi đời của chúng ta, dụt dè, chơn chất, bắt đầu.
Tiếng nói của ông, nhiều lần, chỉ trong một khoảnh khắc,
khiến chúng tôi ngộ ra một điều là,
mỗi ngày, một ngày, mọi ngày, thì thiêng liêng.
và rằng, thơ, thể hiện điều đó, bằng cách,
 quanh quẩn bên đời ta,
hoàn tất nó, làm cho nó tự hào, hãnh diện,
và, đâu cần một dạng hoàn hảo nào, cho thơ.
Tôi để cuốn sách qua một bên.
Đêm, và chỉ tới lúc đó, cái xô bồ, thường lệ, của thành phố lại khởi động,
một người nào đó ho, hay la, một người nào đó, nguyền rủa.

nqt chuyển dịch

Nguyên tác tiếng Ba Lan Clare Cavanagh dịch qua tiếng Anh.

Coetzee nói về Brodsky:  Ông chẳng hề loay hoay hì hục làm cho mình được yêu, thí dụ, như Pasternak, rất được yêu. Venclova cho rằng, người Nga tìm chẳng thấy, ở trong thơ của ông sự "ấm áp", "tha thứ tất cả", "sướt mướt", "nức nở con tim", hay sự "vui tươi, nhí nhảnh". Nhà thơ Viktor Krivulin nghi ngờ tính hài hước, rất ư là không giống Nga, very un-Russian, vốn trở thành thói quen trong thơ Brodsky. Ông trau giồi hài hước, Krivulin nói, để bảo vệ mình, từ những ý nghĩ, tư tưởng, hay hoàn cảnh mà ông cảm thấy không thoải mái. "Một sự sợ hãi phải phơi lòng mình ra, hay có thể, chỉ là một ước muốn đừng phơi mở...".
*

Thực sự, trước 1975, TTT không phải là một nhà thơ được nhiều người yêu mến.
Chính vì vậy, sự bàng hoàng, cơn chấn động ở hải ngoại, khi nghe tin ông mất, chỉ có thể giải thích: Chính sự tiết tháo, cương trực, không khoan nhượng với cả chính mình không kiếm cách làm cho mình được yêu mến... hay ngắn gọn, chính cái sự quá sạch của ông, lại trở thành niềm tin cho tất cả mọi người!
Và như thế, ông lại giống...  Solzhenitsyn, ông này suốt một đời khổ hạnh, làm việc như trâu, không cho mình bất cứ một cơ hội nào bị sa ngã, bị dụ dỗ... bởi cái ác.
Solz cho rằng, chỉ có cách đó, để không bao giờ phản bội những người bạn tù của ông.
*

Về câu hỏi, tại sao đầy tù cải tạo lên phía Bắc, đã có một lần Gấu đưa ra một câu trả lời, khi đọc một số Granta.
Nay có câu trả lời đơn giản hơn của Shalamov:

Nature simplifies itself as it heads toward the poles (and we head north now because so many scores of thousands were doing so, as Stalin's rule developed, and as the camps crazily multiplied). Nature simplifies itself, and so does human discourse.

Thiên nhiên tự giản tiện chính nó khi hướng về phía cực, (và chúng tôi, bây giờ hướng bắc, ấy là vì hàng hàng lớp lớp đã đang làm như thế, khi chế độ Stalin phát triển, khi nhà tù cứ khùng điên nở rộ, tăng trưởng lên mãi). Thiên nhiên tự giản tiện, và cũng vậy, cách ăn nói của con người cứ thế co lại.

Kolyma Tales [Chuyện trại tù Kolyma]

*

Varlam Chalamov

L'ancien Zek rend visite à Pasternak dès sa sortie du Goulag en 1953.
"La porte s'ouvrit aussitôt, Pasternak était sur le seuil. Des cheveux gris, un teint mat, de grands yeux brillants, une mâchoire lourde, des mouvements vifs et harmonieux. Un petit vestibule, un porte-manteau, à droite la porte de son cabinet de travail, et au fond, une pièce avec un piano jonché de pommes, un profond divan contre le mur, des chaises. Aux murs, des aquarelles de son père.”

*

Coetzee nói về Brodsky:  Ông chẳng hề loay hoay hì hục làm cho mình được yêu, thí dụ, như Pasternak, rất được yêu. Venclova cho rằng, người Nga tìm chẳng thấy, ở trong thơ của ông sự "ấm áp", "tha thứ tất cả", "sướt mướt", "nức nở con tim", hay sự "vui tươi, nhí nhảnh". Nhà thơ Viktor Krivulin nghi ngờ tính hài hước, rất ư là không giống Nga, very un-Russian, vốn trở thành thói quen trong thơ Brodsky. Ông trau giồi hài hước, Krivulin nói, để bảo vệ mình, từ những ý nghĩ, tư tưởng, hay hoàn cảnh mà ông cảm thấy không thoải mái. "Một sự sợ hãi phải phơi lòng mình ra, hay có thể, chỉ là một ước muốn đừng phơi mở...".

Ui chao, liệu có thể bệ cả đoạn trên sang bài tưởng niệm ông anh nhà thơ?

Why not?

5 năm rồi không gặp...

5 năm rồi TTT đã ra đi, nhưng hẳn là ai cũng còn nhớ, khi ông sắp đi, ra lệnh cho vợ con, đừng làm phiền bè bạn, đừng thông báo thông biếc, sống ta đã chẳng làm cho họ vui, cớ sao ta chết, lại làm cho họ buồn?

Gấu phải mãi sau này, mới hiểu ra tại làm sao mà Milosz thèm được cái số phận bảnh tỏng của Brodsky: được lọc ra giữa những thi sĩ của thời đại của ông, của thành phố của ông, để nhân dân ban cho cái án cải tạo, rồi được Đảng tha cho về, được Đảng bắt phải lưu vong, và sau đó, khăn đóng áo dài bước lên Đài cao nhận Nobel. Trong khi cái số phần của Milosz, chính là cái mà ông miêu tả trong bài viết Rửa, To Wash, 1 thi sĩ bửn của thời đại của ông.

To Wash

At the end of his life, a poet thinks: I have plunged  into so many of the obsessions and stupid ideas of my epoch! It would be necessary to put me in a bathtub and scrub me still all that dirt was washed away. And yet only because of that dirt could I be a poet of the twentieth century, and perhaps the Good Lord wanted it, so that I was of use to Him.

Một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả" đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta.

Gấu tin là trong bài thơ tự trào về mình, TTT cho biết, chưa từng bắn một phát súng, bảo là tự hào, thì thật nhảm (1): thi sĩ cũng muốn có tí bùn dơ ở trên người, và sau 30 Tháng Tư, phải cám ơn VC đã cho ông đi tù, cùng bạn bè,“cùng hội cùng thuyền”, nhờ cú đi tù mà lại làm được thơ, như những ngày đầu đời, “nụ hôn đầu Ga Hàng Cỏ”, bẽn la bẽn lẽn giấu các bạn tù!

(1) Một chủ nhật khác, một cách nào đó, là một bản văn giải thích hành động không rút súng bắn VC một lần nào!

Nên nhớ, TTT đã từng nhập thân vào bạn của ông, là anh chàng sĩ quan VNCH, Đạo, anh này đã từng nằm suốt đêm ở bên ngoài, chờ cho tên VC nằm vùng, một “serial killer”, chuyên xử tử những tên Ngụy trong vùng, đêm đó lén về nhà, hú hí với vợ con, sáng trở về rừng, mới ra lệnh cho lính dưới quyền nổ súng!

TTT có mấy cuốn tiểu thuyết viết bỏ dở, chưa kể Ung Thư, hoàn tất nhưng không cho xb. Trong mấy cuốn đó, cuốn nào cũng thật là tuyệt, ở những đoạn mở.

Uổng thật!
Tiếc quá!

Giấu mặt, viết về 1 em mới nhơn nhớn, khung cảnh Đà Lạt.
Truyện anh chàng sĩ quan VCNH tên Đạo.

Một cú tự thuật, TTT vô Quang Trung, giữa đám con nít mới lớn, chúng gọi ông là Cụ, hay Bố gì đó.
Còn ông, qua nhân vật kể chuyện, xưng là Ông Già.

Nhân nói chuyện... Bố: Cả trại tù Đỗ Hòa, đám học viên, không chỉ Đội Ba, mà Gấu là Y Tế Đội, đều gọi Gấu là Bố!

Bà Cụ Gấu tự hào lắm, vì “chi tiết là Thượng Đế” thần sầu này!


Thủ Thiêm

Gấu có những kỷ niệm khủng khiếp về cái đói, khi còn là 1 thằng bé nhà quê Bắc Kít. Có những kỷ niệm, là của ông bố của Gấu. Thí dụ cái chuyện bà nội của Gấu, chồng chết sớm, nuôi đàn con, có nồi thịt, bắt con ăn dè ăn xẻn thế nào không biết, nồi thịt biến thành nồi ròi.

Vô Nam, phải đến sau 30 Tháng Tư, Gấu mới được tái ngộ với cái đói, những ngày đi tù VC.
Thê lương nhất, và cũng tiếu lâm nhất, có lẽ là lần Gấu Cái đi thăm nuôi, lần đầu, sau mấy tháng mất tiêu mọi liên lạc với gia đình.
Cái tật viết tí tí, không bao giờ dám viết ra hết, kỷ niệm, hồi nhớ, tình cảm… nhất là thứ kỷ niệm tuyệt vời, nhức nhối.... là do cái đói gây nên!

Nhân Gió-O 10 năm

Sư Tử Hà Đông

Charles Simic đọc Vợ Hổ, Tiger's Wife:

The Weird Beauty of the Well-Told Tale

Cái đẹp thật là kỳ cục của một câu chuyện được kể thật là ngon lành

Bữa trước Blogger HH có vẻ ngạc nhiên, vì cái sự ghét đọc những bài điểm sách của GNV. Sự thực, Gấu chỉ ghét cái kiểu đọc sách của Mít ta, ở cả hai phía, người điểm sách, và độc giả, thường chỉ cần đọc bài điểm, là kể như biết về cuốn sách, tha hồ vung vít, nếu có ai hỏi tới, hoặc cũng chẳng cần có ai hỏi tới, thì cũng giơ đôi giầy mới lên khoe, tớ mới tậu nè. Ngưồi điểm sách Mít thường là không học qua cái nghề này, viết tuỳ hứng, hoặc tuỳ tác giả có phải phe ta hay không. Cả 1 dòng văn học Miền Trung, trong thời kỳ chiến tranh, ở một số tác giả làng nhàng, được in ấn lại, chỉ dành cho những độc giả mê đoc sách, và được những nhà phê bình phe ta đưa lên tận mây xanh!

Mớ sách quí đó, phải được đọc đúng, hiểu đúng, về chúng, về những tác giả viết ra chúng, không thể viết “khơi khơi” như thế được.
Hình như HH có 1 bài viết về Lê Văn Thiện, được lắm, theo cái nghĩa, lần đầu đọc nó, và ở cách xa cuộc chiến...
Để check lại, rồi viết tiếp. NQT

Chúng ta chưa có thói quen đọc những bài điểm sách đúng đắn, nghiêm túc, về một tác giả.

G rất mê đọc sách, để kiếm sách đọc!

Nhờ những bài điểm sách trên Partisan Review, thời mới ra được hải ngoại mà G khám phá ra cái mỏ Đông Âu, và biết ơn tờ báo, đúng cái kiểu biết ơn mà Âu châu đang bày tỏ, trước một tác giả như Kundera, thí dụ, qua bài viết trên blog của tay PA [không phải Phan An, hay Phan Anh, nhe!]

Ce que l’Europe centrale doit à Kundera

(1) Bài trên tờ Books, về K, đọc thú hơn. NQT

Bài viết của tay này chôm hình từ bài viết của Gấu, chôm từ một số báo Granta, có bài viết Cuộc Trở Về Vĩ Đại, của K.
Chàng về Hà Nội [Prague], khóc ròng khi thấy dấu vết của tụi thực dân trên thân thể 1 em Bắc Kít, qua biểu tượng của nó là... Hà Lội!
Thằng khốn kiếp để lại hai cú thật là nặng nề trên thân thể em!
Súng lớn mà!

Dzui thôi mà!


*
.

1968: Bạn tưởng tượng, con phố Lê Lợi, Mậu Thân, và Cao Bồi, PXA, bạn GNV, đứng trên terrace, phía bên dưới là tổng hành dinh của Tướng Givral, coi đồng hồ, ra lệnh Tổng Tấn Công!


Hơn 240.000 dân Thanh Hóa thiếu đói

Mấy anh Tẩy mũi tẹt bợ đít VC này quả là giỏi tiếng Việt!
Thiếu đói, nghĩa là... dư no?

Quả là bợ đít thực, cái tít là của tờ Tuổi Trẻ.
Đói đã sợ rồi, bây giờ lại sợ thiếu đói nữa, làm sao sống?



Notes About Brodsky

Milosz

Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa. Brodsky chính ông, cũng là 1 thi sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do này, ông tạo sự hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị đe dọa mất mẹ cái giống người, khám phá ra quá khứ như là một mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê cung, chúng ta khám phá ra cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý phân biệt dựa trên đẳng cấp. Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới đống rác tìm đồ ăn, [ui chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự băng hoại thoái hoá bị kết án phải tuyệt diệt. Mandelstam đọc thơ cho vài bạn tù là khoảnh khoắc thần tiên còn hoài hoài

Bài viết Sự quan trọng của Simone Weil cũng quá tuyệt.
Bài nào đọc cũng tuyệt, khiến Gấu tự hỏi, tại làm sao cũng CS, mà ở đó lại có những bậc như Brodsky, như Milosz, thí dụ.

Bắc Kít, chỉ có thứ nhà văn nhà thơ viết dưới ánh sáng của Đảng!

Cái vụ Tố Hữu khóc Stalin thảm thiết, phải mãi gần đây Gấu mới giải ra được, sau khi đọc một số bài viết của những Hoàng Cầm, Trần Dần, những tự thú, tự kiểm, sổ ghi sổ ghiếc, hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh... Sự hèn nhát của sĩ phu Bắc Hà, không phải là trước Đảng, mà là trước cá nhân Tố Hữu. Cả xứ Bắc Kít bao nhiêu đời Tổng Bí Thư không có một tay nào như xứng với Xì Ta Lin. Mà, Xì, như chúng ta biết, suốt đời mê văn chương, nhưng không có tài, tài văn cũng không, mà tài phê bình như Thầy Cuốc, lại càng không, nên đành đóng vai ngự sử văn đàn, ban phán giải thưởng, ra ơn mưa móc đối với đám nhà văn, nhà thơ. Ngay cả cái sự thù ghét của ông, đối với những thiên tài văn học Nga như Osip Mandelstam, Anna Akhmatova… bây giờ Gấu cũng giải ra được, chỉ là vì những người này dám đối đầu với Stalin, không hề chịu khuất phục, hay "vấp ngã"!

Gấu tin là, Tố Hữu tự coi ông như là Xì của xứ Bắc Kít. Ông còn bảnh hơn cả Xì, vì là một thi sĩ thứ thực, nếu chúng ta đọc dòng thơ cách mạng hồi ông còn trẻ. Tất cả các văn nghệ sĩ Bắc Kít sở dĩ sợ Tố Hữu đến như thế, chính là vì với họ, Tố Hữu là…. Xì Ta Lin mũi tẹt, Bắc Kít! 

ON PASTERNAK SOBERLY

**

*

Boris Pasternak 

Pasternak's poems are like the flash of a strobe light-for an instant they reveal a corner of the universe not visible to the naked eye. I fell in love with these poems as a child. They were magical, fragments of the natural world captured in words that I did not always understand. Pasternak was my father's favorite poet. In the evenings he often recited his poems aloud, as did Marina Tsvetayeva, a friend of the family who often came to our house in those years before the war.
Long afterwards, George Plimpton and Harold Humes brought the live Pasternak into my life. A year or so after the resounding success of Doctor Zhivago, when the dust had begun to settle on the scandal of his being forced to give up the Nobel Prize, they sent me on a mission to Moscow to interview the poet for The Paris Review.
I'll never forget that sunny day at Peredelkino in the winter of 1959-1960, a few months before Pasternak died. The sparkling snow, the fir trees, the half torn note pinned to the door on the veranda at the side of the house: "I am working now. I cannot receive anybody. Please go away." On an impulse, thinking of the small gifts I was bringing the poet from admirers in the West, I did knock. The door opened.
Pasternak stood there, wearing an astrakhan hat. When I introduced myself he welcomed me cordially as my father's daughter- they had met in Berlin in the twenties. Pasternak's intonations were those of his poems. In an instant the warm, slightly nasal singsong voice assured me that my parents' country still existed and that it had a future as real as that sunny day. Today, no matter how harsh life in Russia is, that flash of feeling is proven true. Russia has survived, and the natural world around us which Pasternak celebrated is as wondrous as ever.

- Olga Carlisle

16-17 mai [1933]. Ossip Mandelstam est arrêté dans la nuit pour avoir écrit en novembre 1933 un poème sur Staline: «Ses doigts épais sont gras comme des asticots / Et ses mots tombent comme des poids de cent kilos. / Il rit dans sa moustache énorme de cafard, / Et ses bottes luisent, accrochant le regard. / [ ... ] Et chaque exécution est un régal, / Dont se pourlèche l'Ossète au large poitrail." Il avait lu son poème à Pasternak dans la rue au début de l'année.
Mandelstam est envoyé en relégation à Voronej. Il pourra regagner Moscou le 16 mai 1937.
Nadejda Mandelstam racontera: Il [Pasternak] vint chez nous avec Akhmatova et me demanda où il fallait s'adresser. Je lui conseillai d'aller chez Nikolaï Ivanovitch Boukharine - car je savais déjà ce qu'il pensait de l'arrestation de Mandelstam - et chez Demian Biedny. [ ]
Boris Leonidovitch lui [Biedny] téléphona le jour-même .
- "Ni vous ni moi ne devons nous mêler de cette affaire ... ", dit-il à Pasternak ... "
22 mai. Pasternak est admis à l'Union des écrivains. Juin. Pasternak reçoit un appel téléphonique de Staline qui lui annonce que l'affaire Mandelstam est en cours de révision ... Nadejda Mandelstam, dans ses Mémoires, raconte que Staline reprocha à Pasternak de ne pas s'être adressé à lui, puis demanda si Mandelstam était « un maître". «Pasternak répondit: "Là n'est pas la question". - "Mais quelle est la question?" demanda Staline.
Pasternak répondit qu'il aimerait rencontrer Staline pour parler. "Parler de quoi?" - "De la vie et de la mort", répondit Pasternak. Staline raccrocha.»
Plus de vingt ans plus tard, Anna Akhmatova précisera que cette conversation téléphonique «a suscité une multitude de légendes. Une minable Triolet, même, eut l'audace d'écrire (au moment où Pasternak était attaqué évidemment) que Boris avait causé la perte d'Ossip Mandelstam. Nadia et moi considérons que Pasternak s'est conduit honorahlement».
Pasternak, ed Quarto, Galliamard

Trong The Noise of Time, Tiếng động của thời gian, lời giới thiệu, có một giai thoại thật thú vị liên quan tới Pasternak, vụ bắt nhà thơ Osip Mandelstam và một cú phôn của Bác Xì, từ Điện Cẩm Linh.

Liền sau khi Osip bị bắt, nhà thơ được Stalin đích thân hỏi tội. Đây là một đặc ân chưa từng một nhà thơ nào được hưởng, do quyền uy của nhà thơ [perhaps the profoundest tribute ever paid by the Soviet regime to the power of Mandelstam’s pen]. Do chính Boris Parternak kể lại.
Một bữa bà vợ Mandelstam đến gặp ông năn nỉ xin can thiệp để Osip được thả. Đó là lần đầu tiên ông biết Osip bị bắt. Cả hai không hề là bạn thân. [Ngay cả về thơ, thì hai ông cũng đếch chịu nhau, theo như Pasternak nhận xét, thơ Osip từ trong sáng qua hũ nút, còn Pasternak, từ rắc rối qua giản dị]. Tuy nhiên, do bà vợ M. năn nỉ quá, P. hứa sẽ làm hết sức mình. Đúng vào thời gian đó, có một ông to lắm ở trong BCT lăn cổ ra chết, và theo đúng nghi thức, xác của ông ta phải chường ra tại Nhà Hội [the Columned Hall of the House of Unions], cho những quan Xô Viết đến thăm lần chót. P. đến, và nhận thấy trong đám này có Bukharin, và bèn tới năn nỉ giùm bà vợ Osip. B. nói, khó đấy, nhưng sẽ cố. Vài đêm sau đó, một đêm, trong bữa tụ tập tại nhà P. giữa đám Bọ L.,  Bọ PXN… [?], thì điện thoại reo. Giọng người bên đầu kia hỏi, có đồng chí Pạt tẹc nặc đó không; đồng chí Xì muốn nói chuyện, từ điện Cảm Linh. Một lát sau, có giọng nhừa nhựa nghe ra dân Georgian:

-Phải Pạt đó không? Đây là Xì ta lìn.
-Good Evening, Comrade Stalin. By the way, this is not a leg-pull, is it? [Này đừng có bịp tụi này nhé]
-No, no, this is Stalin, all right.
Nghe tên Stalin cả phòng im ắng. Pạt nói:
-Hiện trong phòng có 26 người. và họ đều đang nghe. Có được không? [Does that make any difference?]
Xì nói, OK, này, về Mandelstam, thì sao?
-Tôi muốn làm điều gì đề giúp anh ấy.
-Anh có nghĩ, anh ta là một nhà thơ bảnh, a very good poet?
-Đồng chí Xì. Đồng chí cũng biết là chẳng nên hỏi một nhà thơ, anh ta nghĩ gì, về một nhà thơ khác. Cũng như chẳng ai hỏi một người đàn bà đẹp, về một người đàn bà đẹp khác.
-Đồng chí nói như vậy, có nghĩa là, đồng chí không khoái thằng chả đó? [Then am I to take it you don’t think much of him?]
-Không, không, đồng chí lầm rồi. Tôi là một nhà thơ thật khác ông ta. Chỉ có vậy. Tôi nghĩ, ông ta là người viết bảnh, a good writer.
-“Tốt lắm, cám ơn”. Ngưng. “Tại sao không ghé tôi chơi?”
-Cái này thì hơi bị kẹt. Đúng ra, ở địa vị đồng chí, thì đồng chí phải mời, thì tôi mới dám tới.
Xì cười lớn và chúc Pạt một buổi tối ra trò. Ngày hôm sau Mandelstam được thả. [Nhưng chẳng được lâu].
*

Chói lọi mới chẳng trói lại!
Này đừng có bịp tụi này đấy nhé!

Source

*

Contemporary trends conceived art as a fountain, though it is a sponge. They decided it should spring forth, though it should absorb and become saturated. In their estimation it can be decomposed into inventive procedures, though it is made of the organs of reception. Art should always be among the spectators and should look in a purer, more receptive, truer way than any spectator does; yet in our days art got acquainted with powder and the dressing room; it showed itself upon the stage as if there were in the world two arts, and one of them, since the other was always in reserve, could afford the luxury of self distortion, equal to a suicide. It shows itself off, though it should hide itself up in the gallery, in anonymity.
Pasternak
Milosz trích dẫn, trong bài viết về Pasternak, trên.

Đương thời coi thơ như dòng suối. Không phải vậy, thơ là miếng bọt biển.
Đương thời cho vọt thơ ra như vãi linh hồn.
Đúng ra, phải thẩm thấu, hút sạch, nuốt sạch...  và trở nên bão hòa..

Bùi Giáng (hay Nguyễn Đức Sơn ?): Em chưa vãi mà hồn anh đã ướt, là cũng ý đó.

*


Người trong chốn giang hồ, thân không làm chủ.

Ôi chao, Gấu lại nghe ông bạn văn VC than, tại sao anh cứ nhắc mãi đến Lò Thiêu?
Nó liên can gì tới Việt Nam?
*

"Tại sao anh cứ cay đắng mãi như thế?"
SCN
*

D. M. Thomas, trong “Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta”, chương “Cái chết của một thi sĩ”, đã nhận xét, về cuốn Dr. Zhivago:
Bác sĩ  Zhivago không chính trị một cách lộ liễu, như nhiều người tại Tây Phương hô hoán, một cuốn tiểu thuyết nhằm lên án, tố cáo... Nhưng nhà cầm quyền Xô Viết nhận ra, đây đúng là một kẻ thù chết người đối với chế độ. Bất cứ một trang là một sự chơn chất, nhiệt thành, cho một điều gì hết sức lớn lao, thực hơn nhiều, so với bất cứ  một chế độ chính trị nào, đâu phải chỉ cái thứ chính quyền toàn trị, xây dựng bằng hàng triệu người chết, lao động khổ sai, và một thứ ngôn ngữ vô nghĩa.
[Every page asserted a fidelity to something infinitely greater and more truthful than any political system, let alone a creed built on millions of deaths, slave labor, and a dead and a meaningless language].

Giả như áp dụng nhận định trên cho Thơ Ở Đâu Xa, những vần thơ làm ở một nơi chốn không thể làm thơ, liệu có khiêm cưỡng chăng?
Không! Chúng còn bảnh hơn cả Dr. Zhivago, theo nghĩa, thơ bảnh hơn văn, càng bảnh hơn tiểu thuyết, thứ văn chương bình dân. Người ta chẳng kể, về một nhà văn nữ hàng đầu thế giới, vừa nhặt gạo, vừa trông ông bố nằm bệnh, vừa viết tiểu thuyết, khi được in ra, mấy dấu chấm trên mấy chữ i, toàn là sạn gạo!
Nhà văn nữ Tuý Hồng chẳng đã, vừa nấu cơm, vừa [Tôi] nhìn tôi trên vách  [bếp]?

Nên nhớ, khi Pasternak được tin, Nobel trao cho ông vì Dr. Zhivago, ông rất bực. Ông nghĩ ông phải được Nobel như là nhà thơ.
Pasternak mất ngày 30 Tháng Năm 1960 [sau 30 Tháng Tư một ngày!] Đám tang của ông là một sự kiện khác thường, và, hầu như bí ẩn: Có lẽ đây là dấu báo đầu tiên, chỉ cho thấy, cái nhà nước uy quyền tột bực, hiển hiện ở khắp mọi nơi như thế đó vậy mà không thể lấn lướt thơ ca, … simply could not overcome poetry.

Thông báo giải thưởng Nobel, tháng 10, 1958, tiếp theo sự ra mắt Dr. Zhivago tại Tây Phương đã bùng ra chiến dịch tố cáo, bôi nhọ Pasternak, bắt đầu từ tờ Sự Thật. Tiếp theo, Hội Nhà Văn trục xuất ông. Bí thư Thành Đoàn gọi Pasternak là một con heo ỉa đái vào cái máng ăn của nó. Pasternak từ chối giải thưởng, nhưng cũng không yên thân. Ông gần 70, sức khỏe tồi tệ, chiến dịch làm nhục làm ông hoàn toàn suy sụp. Người tình, Olga Ivinskaya, sợ ông bị tim quật chết, và căng hơn, có thể tự sát, bèn năn nỉ ông viết thư cho Khrushchev, xin cho ở lại nước Nga, vì nếu rời nước Nga, là chết.

Ông mất ngày 30 Tháng Năm 1960. Thông báo chính thức, nhỏ nhoi, và, cáo thị độc nhất về đám tang, là một bản viết tay, dán ở kế bên quầy bán vé đi Kiev Station, ở Moscow, từ đó đi tới Peredelkino, một 'colony' ở ngoại vi thành phố Moscow, là nơi nhà văn cư ngụ:
“Vào 4 giờ chiều ngày Thứ Năm, 2 Tháng Sáu, linh cữu Boris Leonidovich Pasternak, nhà thơ vĩ đại nhất của Liên Xô hiện nay, sẽ được đưa về lòng đất”.
Cáo thị bị bóc, lại dán tiếp, nhiều lần, bởi một bàn tay vô danh.
Nghi lễ Chính Thống giáo đã được cử hành tại nhà riêng, một cách êm ả, vào buổi chiều hôm trước đám tang.
Sáng hôm sau, bốn danh thủ dương cầm – Stanislav Neigauz, Andrei Volkosky, Marya Yudia [bà đã từng nói với Stalin, ông là một kẻ tội lỗi lớn lao, a great sinner] và Sviatoslav Richter đã chơi nhạc vài tiếng đồng hồ tại nhà.
Trong số những người khiêng quan tài, có Andrei Sinyavsky và Yuli Daniel [sau bị truy bức, bách hại vì những bài viết chống đối, ly khai của họ], và Lev Koplev [Solz đưa ông này vô, làm một nhân vật trong Tầng Đầu]. Họ nhập vô một biển cả, những khuôn mặt rầu rĩ, tiếc thương: bạn bè, sinh viên, học sinh, công nhân, và dân quê. Một viên chức Hội Nhà Văn bước ra từ một chiếc limousine lớn, mầu đen, tính ké tí vai, khiêng quan tài nhà thơ, nhưng đám sinh viên la to, đi chỗ khác chơi.

Giỗ đầu

Gấu đọc Dr. Zhivago thời mới lớn, thời gian thường qua nhà ông anh nhà thơ, đói ăn đói cả đọc. Cùng đọc với bà cụ. Hai bà cháu cùng mê đọc. Và cùng mê Dr Zhivago. Em Lara ở trong truyện đẹp hơn nhiều so với Lara khi được chuyển thể thành phim, nhưng bắt buộc phải như vậy thôi.

Trên VN thư quán có cuốn này.


Carlos Fuentes: Women

on
Sister Benedicta & Anna Akhmatova & Simone Weil

Triết gia Đức gốc Do Thái Simone Weil là đệ tử của Alain. Và lời phán của ông thầy xuống đệ tử, là suy đi nghĩ lại mọi điều, dựa vào việc đọc, mỗi năm, một triết gia hay một nhà thơ, như Plato và Homer. Alain không nghĩ ông là Cộng Sản hay xã hội. “Tôi thuộc phe Tả đời đời, một phe Tả chẳng bao giờ hành xử quyền lực, như bản chất của nó, thể nào cũng đưa đến lạm dụng.”
Simone Weil chẳng những suy đi nghĩ lại mọi chuyện mà còn quyết định biến tư tưởng của bà thành hành động, đưa chúng vào thử nghiệm ở trên đường phố, ở xưởng thợ, ở mặt trận. Khi còn là sinh viên, bà có biệt danh là “Thánh Nữ Đỏ”, và bà biểu lộ khuynh hướng tả phái của bà bằng cách đi tới nhà máy, xưởng thợ cùng làm việc với công nhân, chiến đấu chống phát xít tại Tây Ban Nha, và sau đó, dục bỏ “chủ nghĩa ái quốc của Nhà Thờ”, và luôn cả những tiếng nói của Ky Tô Giáo Pháp, hô hào: “Thà Hitler còn hơn là Mặt Trận Bình Dân”. Nhưng Simone Weil cũng dục bỏ Liên Xô Cộng Sản, khi bà biết về những vụ thanh trừng của Stalin.




NMG có cái hình ảnh thú vị lắm: Mọi đồng hồ Mít ngưng chạy đúng vào ngày 30 Tháng Tư 1975.

 
THE CLOCKS OF THE DEAD

One night I went to keep the clock company.
It had a loud tick after midnight
As if it were uncommonly afraid.
It's like whistling past a graveyard,
I explained
In any case, I told him I understood

Once there were clocks like that
In every kitchen in America.
Now the factory's windows are all broken.
The old men on night shift are in Charon's boat.
The day you stop, I said to the clock,
The little wheels they keep in reserve
Will have rolled away
Into many hard-to-find places.

Just thinking about it, I forgot to wind the clock.
We woke up in the dark.
How quiet the city is, I said.
Like the clocks of the dead, my wife replied.
Grandmother on the wall,
I heard the snows of your childhood
Begin to fall.

Charles Simic
 

Những chiếc đồng hồ của những người đã chết

Một đêm Gấu đi ra đường kiếm bạn đồng hành là chiếc đồng hồ
Nó kêu một tiếng “tích” thật bự sau nửa đêm
Như thể nó sợ, một cái sợ không giống ai
Như tiếng huýt sáo khi đi qua nghĩa địa
Tôi giải thích
Trong bất cứ trường hợp, tôi bảo nó, tôi hiểu 

Đã có 1 lần, có nhiều đồng hồ như thế
Ở mọi nhà bếp của lũ Ngụy
Bây giờ mọi cửa sổ nhà máy sản xuất đồng hồ Chợ Lớn,
Đồng hồ một cửa sổ, hai cửa sổ, không người lái...
thì đều tan hoang, đổ vỡ.
Những người già của những ca trực đêm thì đều lên con thuyền của Charon
Ngày mi ngưng, tôi biểu cái đồng hồ,
Những bánh xe dự trữ thì đều bỏ đi
Tới rất nhiều nơi thật khó mà tìm được

Mải nghĩ về những chuyện đó, tôi quên mẹ lên giây cót đồng hồ
Chúng tôi thức dậy trong bóng tối
Sao thành phố im ắng như thế này, tôi nói.
Như những đồng hồ của người chết, Gấu Cái trả lời
Bà cụ ở trên tường,
Con nghe tiếng tuyết của thời thơ ấu của bà
Bắt đầu rơi 

EMPIRES

My grandmother prophesied the end
Of your empires, O fools!
She was ironing. The radio was on.
The earth trembled beneath our feet. 

One of your heroes was giving a speech.
"Monster," she called him.
There were cheers and gun salutes for the monster.
"I could kill him with my bare hands,"
She announced to me.

There was no need to. They were all
Going to the devil any day now
"Don't go blabbering about this to anyone."
She warned me.
And pulled my ear to make sure 1 understood.

Charles Simic

 

Đế Quốc [Đỏ]

Bà tôi tiên đoán ngày tàn của đế quốc [VC].
Ôi, lũ khùng, điên, vô lại, bất nhân…
Bà đang ủi đồ. Đài phát thanh thì đang ra rả, "Nối Vòng Tay Nhớn".
Mặt đất rung chuyển dưới chân chúng tôi.

Một trong những anh hùng, Sáu Dân, đang diễn thuyết.
“Tên Quỉ Đỏ,” bà tôi la lên.
Có những tiếng vỗ tay, tiếng súng hoan hô chào mừng Sáu Dân.
"Ta có thể giết nó, bằng đôi tay trần của ta".
Bà tôi tuyên bố với thằng cháu của bà. 

Bà ui, đâu cần làm dzậy.
Tất cả bọn chúng thành Quỉ thành Ma thành Bọ liền tức thì mà Bà.
“Đừng có mà rỉ tai cho bất cứ ai nghe Tin Mừng đó!”
Bà tui cảnh cáo.
Và kéo tai tôi đến đỏ ửng, để tin chắc thằng cháu của bà đã hiểu.

The Invisible

Những kẻ vô hình

1

It was always here.
Its vast terrors concealed
By this costume party
Of flowers and birds
And children playing in the garden. 

Only the leaves tell the truth.
They rustle darkly,
Then fall silent as if listening
To a dragonfly
Who may know a lot more of the invisible, 

Or why else would its wings be
So translucent in the light,
So swift to take flight,
One barely notices
It's been here and gone. 

1

Nó luôn luôn ở đó.
Những nỗi ghê rợn rộng lớn của nó thì được giấu kín
Bằng bữa tiệc đại tiệc bận đồ lớn này:
Ba muơi năm mới có ngày hôm nay, vui sao nước mắt lại trào?
Nào hoa, nào chim
Và những đứa trẻ chơi ở công viên Lê Văn Tám 

Chỉ những chiếc lá nói sự thực
Chúng rì rào âm u
Rồi buông mình xuống
Như lắng nghe một con chuồn chuồn
Có thể biết khá nhiều về những kẻ vô hình,
Hay là tại sao cánh của nó lại trong mờ như thế, dưới ánh sáng
Nhanh như thế, mỗi khi cất cánh
Vừa mới thấy nó, mà đã bay đi mất rồi:

Chuồn chuồn có cánh thì bay
Có thằng VC đang rình mày đây nè!

4 

The moment you shut off the lamp,
Here they are again,
The two dead people
You called your parents. 

You'd hoped you'd see tonight
The girl you loved once,
And that other one who let you
Slip a hand under her skirt. 

Instead, here's that key in a saucer of small change
That wouldn't open any lock,
The used condom you found in church,
The lame crow your neighbor kept. 

Here's the fly you once tortured,
A rock you threw at your best friend,
The pig that let out a scream
As the knife touched its throat.

Đúng vào lúc bạn tắt đèn
Họ trở lại
Hai người đã mất
Bạn gọi họ là hai đấng sinh thành.

Bạn sẽ mơ đêm nay
Bạn gặp lại cô bạn gái ngày nào
Cô gái đã từng yêu bạn
Và một cô khác nữa
Đã từng cho phép
Bàn tay của bạn lùa bên dưới
Chiếc áo bà ba của cô.

Thay vì vậy, thì đây là chiếc chìa khóa,
trên cái dĩa đựng ba thứ lặt vặt,
chẳng thể mở bất cứ 1 cái cửa
Cái áo mưa đã xài rồi bạn kiếm thấy ở nhà thờ
[và ở blog của hòa thượng THT],
Con quạ què mà người hàng xóm của bạn giữ

Đây là con ruồi mà bạn đã tra tấn
Cục đá bạn ném vào người bạn tốt nhất của bạn
Con heo ré lên một tiếng rùng rợn
Khi mũi dao thọc vô cổ của nó

Sự thực câu của NMG ám chỉ đám “Chống Cộng Điên Cuồng”, không thể nào vờ đi được ngày 30 Tháng Tư. Có 1 thời gian đồng hồ của NMG cũng ngưng, nhưng chạy lại rồi! Người về, đi tour văn nghệ, ra Bắc gặp Tố Hữu, và ra lệnh cho ông, biểu đám kiểm duyệt không được bỏ 1 chữ nào tác phẩm Sông Côn Mùa Lũ, và phán, nhà văn nào mà viết về chính trị, thì tác phẩm không đi được xa! Viết dưới ánh sáng của Đảng thì được, chắc thế.



IN THE LIBRARY

for Octavio

 There's a book called
A Dictionary of Angels.
No one had opened it in fifty years,
I know, because when I did,
The covers creaked, the pages
Crumbled. There I discovered 

The angels were once as plentiful
As species of flies.
The sky at dusk
Used to be thick with them.
You had to wave both arms
Just to keep them away. 

Now the sun is shining
Through the tall windows.
The library is a quiet place.
Angels and gods huddled
In dark unopened books.
The great secret lies
On some shelf Miss Jones
Passes every day on her rounds.

She's very tall, so she keeps
Her head tipped as if listening.
The books are whispering.
I hear nothing, but she does.

Charles Simic

Ở thư viện

Gửi Bùi Chát, và thư viện Giấy Vụn

Có một cuốn sách tên là
Từ điển Thiên thần
Chẳng ai mở nó trong 36 năm
Tôi biết, bởi vì khi tôi làm điều này
Góc sách gẫy,
Trang sách
vỡ vụn. Và tôi khám phá 

Thiên thần ngày xưa nhiều
Như ruồi
Bầu trời lúc chạng vạng
Thường chật cứng thiên thần.
Bạn phải lấy cả hai tay xua chúng đi.

Bây giờ mặt trời đang chiếu sáng.
Qua cửa sổ cao
Thư viện là một nơi yên tĩnh.
Thiên thần và những thần thánh hầm bà làng
trong những cuốn sách tối thui, không được mở ra.
Bí mật lớn thì nằm ở trên một cái giá sách nào đó
Miss Jones ngày nào cũng đẩy đi lòng dòng.

Cô ta dáng người cao, bởi vậy cô bịt cái đầu của cô,
làm như đang lắng nghe.
Những cuốn sách thì thầm
Tôi chẳng nghe thấy gì hết, nhưng cô thì nghe.



Nhân Gió-O 10 năm

Bữa trước, bạn Đoàn Nhã Văn có nhã ý đề nghị phỏng vấn NQT, về sự ra đời của trang TV, nhưng do bạn thòng theo 1 câu, thiên hạ có vẻ nực Gấu lắm, vì thái độ chẳng có tí hoà nhã, ít chịu khen ai, và nếu có khen, thì khen những người đâu đâu [thí dụ thơ lục bát của Đá], chưa từng xoa đầu/nâng bi những đấng “đời văn dài hơn đời người” dù còn trẻ măng, hay trẻ hơn Gấu nhiều, phê bình gia dốt như.. chó, [ui chao Gấu Chó có khác], chuyên phát ngôn khủng chẳng cần chứng minh, hay mỗi lần viết phê bình là vãi linh hồn, hay, hay.. thành thử Gấu cũng ngại, sợ DNV trúng miểng lây.
Nhưng nhân lần này, qua cuộc phỏng vấn LTH, biết đâu, có thể dấy lại một cuộc phỏng vấn chết từ khi còn trứng nước.
Trong những kỳ tới, Gấu sẽ lèm bèm tiếp về những câu hỏi và trả lời của cuộc phỏng vấn Gió O của DNV.
NQT

Chứ tài hoa của Joseph Brodsky cũng ngang ngửa cỡ tài hoa Nguyễn Thế Hoàng Linh thôi mà.
LTH

BỨC THƯ GỬI TỚI NHÂN LOẠI
hoặc
KHÔNG CẦN ĐẶT TÊN

riêng hôm nay
tôi sắp đi qua đường Nguyễn Du
không một chút ảm ảnh hay tự hào về một thời lửa đạn
hồ Thuyền Quang đẹp
phố phường rộng và lòng tôi không hẹp
thế thôi...

NTHL

Cái tít bài thơ, chứng tỏ nhà thơ không rành tiếng Việt.
Ðúng hơn, chưa sạch văn phạm.
Chữ “hoặc”dùng sai. "Hoặc", “or”, là để nối hai cụm từ tương đương.
Phải viết, thí dụ:
Bức thư gửi tới nhân loại và không được đặt tên
Hoặc,
Bức thư không tên gửi nhân loại.

Ám ảnh, không phải “ảm ảnh”.

[Không “ám ảnh”, sướng thật. NQT]

Bài thơ này chắc post lâu lắm rồi. Vậy mà có ai thèm đọc đâu?
Nếu đọc, đã sửa lỗi đánh máy sai, về phía tòa soạn, hoặc đề nghị sửa, từ phía độc giả.
Cả bài thơ, ngây ngô, ngốc nghếch, làm ra vẻ suy tư, như đứa con nít nói ngọng, vậy mà dám so với thơ Brodsky.

Nói có sách mách có chứng, thí dụ bài sau đây, của Brodsky.
Thơ NTHL có được cái giọng nhân hậu, cảm động, và khiêm tốn “thế thôi”, như Brodsky?

Thế thôi!
Mấy lời!
Toàn giọng con nít muốn làm bố nhân loại!

To My Daughter

Give me another life, and I”ll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the  former. 

Cho tôi một đời khác, và tôi vẫn hát
ở Caflè Rafaella. Hay giản dị ngồi
ở đó. Hay đứng ở đó, như cái bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng tiền thân của nó.

Brodsky: Gửi con gái của tôi

Liệu NTHL viết nổi dòng thơ chót, trên?

Mà, tại làm sao bà Huệ lại so ông nhóc này với…. Brodsky?

Một ông bị nhà nước bắt, tống đi lao động cải tạo, lưu đầy nội xứ tại Hắc hải, rồi tống ra khỏi quê hương, mày không đi là ‘nóng’ lắm đấy. Một ông nhóc [chắc cũng VC con, con một ông VC bự, nếu không phải xin lỗi. NQT], tiếng Việt chưa rành đừng nói rành tiếng Anh, tiếng U, trong khi Brodsky, sống bằng nghề dịch thuật, khi ra hải ngoại viết bằng tiếng Anh, làm giáo sư Ðại Học, không có bằng cử nhân Triết, vì chưa học hết Trung Học!

Quái đản nhất, là, thơ NTHL không có gì mắc mớ đến thơ Brodsky [Bao thơ tôi ít nhiều chi là về thời gian, về thời gian làm gì con người. Brodsky], vậy mà sao bà Huệ lại lôi Brodsky ra, ở đây?

Khó hiểu quá! NQT

GNV này thực sự không hiểu phản ứng của NTHL ra sao, khi được bà Huệ khen như thế này?

*

Brodsky không phải là một nhà thơ dễ đọc, và cái nguồn ‘tài hoa’ của ông, phải một tín hữu Ky Tô thì mới hy vọng nắm bắt được.

“At heart Joseph was a pagan”, ở trái tim của ông, Brodsky là 1 tên… Nam Bộ, một tác giả [Mark Strand] nhận xét về Brodsky, khi phải bàn về chất Ky tô của thơ ông [‘Brodsky’s every poetic breath praises God’, mọi hơi thở thơ của Brodsky thì đều ca ngợi Chúa Ky Tô].

Có hai nhà thơ Ky Tô, cùng từ cái xứ chết tiệt CS, cùng được Nobel, là Brodsky và Czeslaw Milosz, nhưng ngay cả Milosz mà cùng thèm số mệnh của Brodsky, đang "làm 1 nhà thơ, nhà dịch thuật", tự dưng được Đảng tóm đầu ban cho án lưu đầy nội xứ vì ăn bám xã hội [Gấu cũng bị tội này, và đi tù vì nó vài lần], khi được thả về thì lại bị Đảng bắt phải lưu vong, đến nỗi KGB còn phải kiếm cho 1 ông chú nào đó, bà con đang ở hải ngoại, bảo lãnh ông! Thế rồi một ngày đẹp trời, như Bùi Chát sau này, khăn đóng áo dài bước lên đài cao nhận giải Nobel văn chương!

Bởi vì những nền văn minh thì cũng có lúc đi đời nhà ma [Because cilivisations are finite], trong cuộc đời của mỗi một nền văn minh như thế, sẽ xuất hiện một thời điểm mà tâm của nó trở nên bất lực, không trụ nổi, [cease to hold]. Vào những thời điểm như thế đó, cứu vớt nó, cho khỏi bị phân tán, huỷ diệt, không phải những miền, mà là ngôn ngữ.
Đó là trường hợp đã xẩy ra cho nền văn minh La Mã, và trước đó, văn minh Hy La.
Và cái "job", giữ cho nền văn minh, thí dụ Mít, không bị phân hóa, sẽ được làm bởi những con người miệt vườn, từ ngoại vi, chứ không phải mấy tay ở trung tâm, ở Hà Nội.
Trái với niềm tin thông thường, phổ thông, ngoại vi không phải là nơi thế giới chấm dứt mà chính là nơi khởi đầu, mở ra.
Brodsky: Hải Triều Âm [The Sound of the Tide]

[Nhưng] sự hiện diện của Brodsky là một điểm tựa, hay điểm qui chiếu [a buttress or a point of reference] cho rất nhiều thi sĩ bạn bè của ông. Đây là một con người mà tác phẩm và cuộc đời luôn luôn nhắc nhở chúng ra rằng, mặc dù những ra rả về một cõi người đồng hạng, cá mè một lứa, thì nhà thơ của chúng nói, vẫn có đẳng cấp, thứ hạng, trong những ngày như thế này.
Cái đẳng cấp không phải đuợc suy ra, giản trừ từ một tam đoạn luận, cũng không phải được rút ra từ những nghị quyết, những cuộc hội thảo... mà chính chúng ta xác nhận, làm mới nó mỗi ngày, bằng cách sống và viết.
Nó có một cái chi thật gần gụi thân quen với sự phân chia rất ư sơ đẳng, tiểu học, giữa đẹp và xấu, thực và giả, lành và ác, tự do và độc tài. Trên tất cả, đẳng cấp có nghĩa là trân trọng đối với những gì được coi là có học, có văn hóa, so với dè bỉu, khinh khi, tởm lợm, đối với những gì hạ cấp, tầm thường, ti tiện.

Nhãn hiệu "thăng hoa" [sublime] có thể áp dụng cho thơ của Brodsky. Trong phần số của ông, như là một đại diện cho con người, có "một cõi tư duy lừng lững" [that loftiness of thought] mà Pushkin nhận thấy ở Mickiewicz:
"Ông ta nhìn xuống cuộc đời, từ trên ngọn đỉnh trời".
.... [Nhà thơ] Mandelstam, trong Gulag, trở nên rồ dại, tìm kiếm thực phẩm trong đống rác, [hình ảnh này chính] là thực tại về độc tài và thoái hóa bị kết án phải huỷ diệt.
Mandelstam đọc thơ cho một vài người bạn tù, là khoảnh khắc cao cả [lofty moment] mãi mãi tồn tại.

 Milosz: Ghi Chú Về Brodsky

Thành thử cái vụ Bùi Chát này, quá tuyệt, y chang lời tiên tri của Brodsky, về biên cương nổi dậy, báo hiệu sự chấm dứt của nền văn hóa sông Hồng.

Alongside the awe, the respect, and the genuine love, these books contain some of the most penetrating observations ever made about Brodsky, both the poet and the man. About the former, Pyotr Vail observes: "Pushkin was all about how we wanted to be; Brodsky was all about how we really are". About the man, Annelisa Allleva makes some cutting remarks, notably: "He stole other people's love in order to hide his insecurity".
Derek Walcott puts the two together: "Joseph didn't make a distinction between his calling and his life. He was the best example I know of someone being a poet in the professional sense".

Joseph [HV] Brodsky đếch thèm để ý đến sự tách biệt giữa thiên hướng nhà thơ và đời của ông. Ông là thí dụ đẹp nhất mà tôi biết về một người, là một nhà thơ, theo một cái nghĩa nhà nghề của từ này.
"Joseph was a man who realized himself. That for me is the main lesson of his life. What more does a man need?".

Ui chao xin được xách dép cho nữ thi sĩ, mà chẳng... đặng, sao?

NQT

Mon, May 2, 2011 8:17:24 AM

Hi bác chủ trang Tin văn,
Nhiều bận em muốn gửi góp ý cho bác nhưng nghĩ xuề xòa thế nào lại thôi. Lần này em không góp ý không được vì thấy bức bối quá. 

BỨC THƯ GỬI TỚI NHÂN LOẠI
hoặc
KHÔNG CẦN ĐẶT TÊN

Ở đây nên hiểu "BỨC THƯ GỬI TỚI NHÂN LOẠI" và "KHÔNG CẦN ĐẶT TÊN" là hai lựa chọn cho nhan đề. Hoặc nhan đề là cái này, hoặc nhan đề là cái kia, chứ "hoặc" không phải là để kết nối. Ở đây bác có một chút nhầm lẫn trong sự hiểu, chứ không phải NTHL không rành tiếng Việt. Các từ bác dùng "chứng tỏ", "đúng hơn", "phải viết"... giống như kiểu "phán như đúng rồi". 

LTH có thể quá lố khi so sánh Brodsky chỉ ngang cỡ Nguyễn Thế Hoàng Linh, nhưng bác cũng không mấy thuyết phục khi chỉ tương lên một bài của Brodsky rồi phán như đúng rồi. Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh chẳng có mắc mớ gì đến thơ Brodsky, đúng. Nhưng bác cũng đang làm một phép so sánh kệch cỡm đấy thôi.
Vài dòng nhắn gửi, mong bác cố gắng điều tiết ngôn từ để đừng hạ thấp người khác quá như thế. Cảm ơn bác về trang Tin văn.
Thân ái,
J. 

Phúc đáp:
Đa tạ. Sẽ làm theo đúng như yêu cầu, ‘cố gắng điều tiết ngôn từ để đừng hạ thấp người khác quá như thế’.
NQT

Sáng nay, đầu tháng GNV phải đi gặp bác sĩ & pharmacist, viết vội vài hàng, bây giờ mới rảnh, hầu chuyện tiếp vị độc giả.

V/v điều tiết âm thanh cho vừa nghe, đừng làm phiền hàng xóm, thì kể như tạm xong.

V/v từ ‘hoặc’.

Cách giải thích của bạn, thì cũng là thêm 1 cách giải thích, vì thế, bạn không thể ‘phán như đúng rồi được’, và, “ở đây bác có một chút nhầm lẫn trong sự hiểu”.

Nếu đúng như bạn cắt nghĩa, thì cái tít bài thơ thành hai cái tít:

“Bức thư gửi tới nhân loại”
hoặc,
[Bức thư] “không cần đặt tên”

Giả như đúng, đây là ý của NTHL, thì thay vì viết như vậy, các nhà thơ thường viết:

“Bức thư gửi tới nhân loại”
hoặc
“vô đề”

Vô đề, “untitle”, hay untiled, là thói quen thường thấy ở nhiều nhà thơ, hay nhạc sĩ, “Bài không tên….”, thí dụ.

nhưng bác cũng không mấy thuyết phục khi chỉ tương lên một bài của Brodsky rồi phán như đúng rồi.

Một bài thơ của Brodsky để so sánh với một bài thơ của NTHL. Tôi đâu có so sánh hai cõi thơ.

Kính

NQT


Ghé bác sĩ, ghé pharmacist, rồi, tất nhiên, ghé tiệm sách cũ, vớ được cuốn thơ tuyệt vời, có chữ ký của tác giả. Tập thơ này cũng tuyệt lắm. Từ từ Gấu giới thiệu quí độc giả TV.

Mua tờ The New Yorker, May 2, 2011, có bài thơ mới tinh của Zagajewski.

Gấu mết tay này lắm. Tính dịch hết những bài thơ hiện Gấu có được, của ông, và của Charles Simic… 

IN VALLEYS

And the lovely Garonne, which passes
through drowsy villages each night
like a priest with the last sacrament.
Dark clouds grow in the sky.
The Visigoths live on, in certain faces.
In summer the empire of insects spreads.
You consider how not to be yourself:
is it only on journeys, in valleys,
which open others' wounds?
In a bookshop the salesclerk calls
the author of "To the Lighthouse"
Virginia. As if she might
turn up at any minute, on a bicycle,
with her long, sad face.
But Paul Valery (of the Academy) thought
history didn't exist. Perhaps he was right.
Perhaps we've been taken in. When he was dying,
General de Gaulle tried to find him
penicillin. Too late.
-Adam Zagajewski

(Translated, from the Polish, by Clare Cavanagh.)

*  *

*

EITHER/OR

1

My dream after the dream of more war: that for every brain
there exists a devil, a particular devil, hairy, scaly or slimy,
but compact enough to slot between lobes, and evil, implacably evil,
slicing at us from within, causing us to yield to the part
of the soul that argues itself to pieces, then reconstitutes as a club.

When I looked closely, though, at my world, it seemed to me devils
were insufficient to account for such terror, confusion and hatred:
evil must be other than one by one, one at a time, it has to be general,
a palpable something like carbon dioxide or ash that bleeds
over the hemispheres of the world as over the halves of the mind.

But could it really be that overarching? What of love, generosity,
pity? So I concluded there after all would have to be devils,
but mine, when I dug through the furrows to find him, seemed listless,
mostly he spent his time honing his horns-little pronged things
like babies' erections, but sharp, sharp as the blade that guts the goat.
 

2

Just as in the brain are devils, in the world are bees: bees are angels,
angels bees. Each person has his or her bee, and his or her angel,
not "guardian angel," not either one of those with" ... drawn swords ... "
who" ... inflict chastisement ... " but angels of presence, the presence
that flares in the conscience not as philosophers' fire, but bees'. 

Bee-fire is love, angel-fire is too: both angels and bees evolve
from seen to unseen; both as you know from your childhood
have glittering wings but regarded too closely are dragons. Both,
like trappers, have fur on their legs, sticky with lickings of pollen:
for angels the sweetness is maddening; for bees it's part of the job. 

Still, not in their wildest imaginings did the angel-bees reckon
to labor like mules, be trucked from meadow to mountain,
have their compasses fouled so they'd fall on their backs,
like old men, like me, dust to their diamond, dross to their ore,
but wondering as they do who in this cruel strew of matter will save us.