|
12.3.2013
Bếp Lửa
Ottawa
Romania
Herodotus
once said that
Our
ancestors, the Tracs
Might have
become all-powerful
If each did
not against the other fight.
But for
them, there was never
a desire for
unity.
Gods in vain
have told them to relent.
They have
fought, and fight again.
We,
descendants of their blood,
Have walked
their roads for centuries.
But never,
and nowhere
Have we
found the healing flowers.
To argue is
our way
as their
cursed schemes remain.
We are
wedded to the conflicts
That
Herodotus knew well.
ALEXANDRU
CETATEANU
Asia Literary Review. Winter 2009
ALEXANDRU
CETATEANU was
born in Romania, which he escaped during the Ceausescu regime to
Canada where he now lives.
He edits Destine Literare and runs Scricorii
Romani, an association of expatriate Romanian writers. Cerateanus
published
works include A Romanian in Canada
(Helios, 1995), Canada- Country of Hyperboreans (Amim
Ivireanul/Edition Langues et Cultures
Européennes, 2004), and A Foreigner in America
(Junimea, 2007).
ALEXANDRU
CETATEANU gốc Romania, bỏ chạy quê hương, chuồn qua Canada.
Xứ Mít
Sử gia Ngô
Sĩ Liên có lần phán
Giống Mít
đúng ra là
Đả Biến
Thiên Hạ Vô Địch Thủ
Nếu chúng đừng
đâm chém lẫn nhau
Nhưng với lũ
Mít
Chẳng hề có
chuyện kết hợp thành 1 khối
Thần Thánh
năn nỉ chúng hoài
Hãy tha thứ
cho nhau, hãy thư thả,
Đừng giết
nhau dữ quá,
Ít ít thì
còn được!
Chúng đâu có
chịu nghe.
Chúng ta, lũ
hậu duệ của Con Rồng Cháu Tiên,
Không thể ở
với nhau đời đời được
Có cái máu
làm thịt lẫn nhau từ thời dựng nước
Và cứ tiếp tục
con đường máu của tổ tiên để lại hoài
Tìm hoài,
tìm hoài,
Chẳng bao giờ,
và chẳng nơi đâu,
Những bông
hoa chữa lành
Vết thương
hình chữ S
Cái Xứ mình
nó thế
Sử gia họ
Ngô biết rất rành điều này
Hà, hà!
In the
Library
For Octavio
There’s a
book called
”A
Dictionary of Angels.”
No one has
opened it in fifty years,
I know,
because when I did,
The covers
creaked, the pages
Crumbled.
There I discovered
The angels
were once as plentiful
As species
of flies.
The sky at
dusk
Used to be
thick with them.
You had to
wave both arms
Just to keep
them away.
Now the sun
is shining
Through the
tall windows.
The library
is a quiet place.
Angels and
gods huddled
In dark
unopened books.
The great
secret lies
On some
shelf Miss Jones
Passes every
day on her rounds.
She’s very
tall, so she keeps
Her head
tipped as if listening.
The books
are whispering.
I hear
nothing, but she does.
Trong thư viện
Gửi Octavio
Có 1 cuốn sách
kêu là
Từ điển thiên
thần
Năm muơi năm
không có ai đụng vô
Gấu biết, ấy
là vì khi mở ra
Cái bìa kêu “cục”
1 phát,
Những trang
giấy bở ra.
Và Gấu khám
phá
Thiên thần
ngày xưa nhiều lắm
Như muỗi rừng
Cà Mâu thời Miền Nam Sâu Thẳm
Vào buổi chiều,
chúng bay đặc trời
Bạn phải lấy
cả hai tay xua
Để chúng bỏ đi
Bây giờ, mặt
trời chói chang
Qua những khung
cửa sổ cao
Thư viện lặng
lẽ
Thiên thần, thánh
thần
Bèn chui vô
những cuốn sách đóng kín, tối thui
Niềm bí ẩn lớn
nằm
Trong kệ sách
nào đó
Miss Jones mỗi
ngày
Đi vòng vòng
Em cao ơi là cao
Em
bèn cúi cái đầu
Như thể đang
lắng nghe
Những cuốn sách
thì thầm
Gấu chẳng
nghe thấy cái chó gì hết!
Nhưng Em,
nghe.
ARS POETICA
To look at
the river made of time and water
And remember
that time is another river,
To know that
we are lost like the river
And that
faces dissolve like water.
To be aware
that waking dreams it is not asleep
While it is
another dream, and that the death
That our
flesh goes in fear of is that death
Which comes
every night and is called sleep.
To see in
the day or in the year a symbol
Of the days
of man and of his years,
To transmute
the outrage of the years
Into a
music, a murmur of voices, and a symbol,
To see in
death sleep, and in the sunset
A sad
gold-such is poetry,
Which is
immortal and poor. Poetry
Returns like
the dawn and the sunset.
At times in
the evenings a face
Looks at us
out of the depths of a mirror;
Art should
be like that mirror
Which
reveals to us our own face.
They say
that Ulysses, sated with marvels,
Wept tears
of love at the sight of his Ithaca,
Green and
humble. Art is that Ithaca
Of green
eternity, not of marvels.
It is also
like the river with no end
That flows
and remains and is the mirror of one same
Inconstant
Heraclitus, who is the same
And is
another, like the river with no end.
-W.S.M.
J.L. Borges
ARS POETICA
Nhìn dòng sông
dệt bằng thời gian và nước
Bèn ngộ ra
thời gian là 1 dòng sông khác.
Và ngộ thêm ra
rằng chúng mình thì cũng sẽ mất nhau, như dòng
sông
Và khuôn mặt
đôi ta rã ra như là nước
Và để ý rằng
thì là, những giấc mộng thức, thì không phải là ngủ
Nó là một
giấc mộng khác,
Rằng cái chết,
Cái chết mà
xác thịt chúng ta sợ hãi nó,
Là cái chết hàng
đêm chúng ta quen gọi là giấc ngủ.
Là nhìn ra,
trong ngày, hoặc trong năm, một biểu tượng
Của những ngày của người, và những năm của nó
Thế là bèn
chuyển hóa cơn giận dữ của những năm
Vào âm nhạc,
vào tiếng thì thầm, vào một biểu tượng
Để nhìn ra
trong giấc ngủ sâu như cái chết, trong hoàng hôn,
Một nỗi buồn
vàng – và cái đó gọi là thơ ca của Miền Nam, là nhạc sến
Nó thì mới bất
tử, và nghèo nàn làm sao. Thơ
Trở lại như
rạng đông và hoàng hôn.
Có những lúc
vào buổi chiều, một khuôn mặt
Nhìn chúng
ta từ những chiều sâu thăm thẳm của 1 chiếc gương
Nghệ thuật
thì như thế đấy,
Như tấm gương
đó
Nó vén lên,
như 1 em vén váy, làm lộ ra cho chúng ta,
Bộ mặt riêng của chúng ta
Một bướm đẹp
tuyệt trần
Người ta nói
là Anh Cu Gấu,
Chán chường những điều huyền diệu của tụi mũi lõ,
Và quá tởm Lò Thiêu
Khóc những
giọt nước mắt thương yêu khi nhìn thấy Xề Gòn
Xanh vô cùng, khiêm tốn vô cùng
Nghệ thuật là
Xề Gòn đó
Xề Gòn của
Niềm Xanh Vĩnh Cửu.
Đếch phải những huyền diệu, kỳ tích.
Nó cũng là dòng
sông chẳng tận cùng
Trôi đi và ở
lại và là tấm gương của vẫn một
Heraclitus
không hằng hằng,
Kẻ vẫn thế,
Và kẻ khác,
Như dòng sông
không tận cùng.
ELEGY
Three very
ancient faces stay with me:
one is the
Ocean, which would talk with Claudius,
another the
North, with its unfeeling temper,
savage both
at sunrise and at sunset;
the third is
Death, that other name we give
to passing
time, which wears us all away.
The secular
burden of those yesterdays
from history
which happened or was dreamed,
oppresses me
as personally as guilt.
I think of
the proud ship, carrying back
to sea the
body of Scyld Sceaving,
who ruled in
Denmark underneath the sky;
I think of
the great wolf, whose reins were serpents,
who lent the
burning boat the purity
and
whiteness of the beautiful dead god;
I think of
pirates too, whose human flesh
is scattered
through the slime beneath the weight
of waters
which were ground for their adventures;
I think of
mausoleums which the sailors
saw in the
course of Northern odysseys.
I think of
my own death, my perfect death,
without a
funeral urn, without a tear.
-A.R.
J.L. Borges
Bi Khúc
Có những khuôn
mặt từ đời nào đời nảo
Ở hoài với tôi:
Một là Đại Dương,
lèm bèm hoài với Claudius
Cái nữa, là
Miền Bắc, với cái tính khí cà chớn của nó,
hung dữ, man rợ, cả vào rạng đông cũng
như hoàng hôn
Cái nữa, là,
Thần Chết,
Một cái tên
khác mà chúng ta ban cho
Thời gian,
Nó
lẵng nhẳng như đỉa đói, có bao giờ tha làm phiền chúng ta đâu?
[Kiếp trước
mi đúng là con đỉa
Như 1 nữ thi
sĩ mắng Gấu Cà Chớn
Nên kiếp này
mi làm phiền ta hoài,
Ta bận chồng,
bận con
Bận làm thơ,
Đâu có thì
giờ dành cho mi]
Cái gánh nặng
trường kỳ của những ngày hôm qua
của lịch sử,
xẩy ra, hoặc, mơ xẩy ra.
Chúng đè dí
tôi xuống, riêng tư, cá nhân, như là tội lỗi.
Beckett,
portrait
"THE
USES OF POETRY"
by Anne Atik
FOR S.B. (13
APRIL 1906-22 DECEMBER 1989)
I
A
Bible-reading man, he came and left
between two
holy days he didn't much observe:
the Good
Friday of his birth, near the Christmas of his death.
His life
between, a pilgrim's progress with a smile
for what he
saw along the way and wrote of,
oversleeping,
age and hope and sloth.
Then saw,
and wrote of, wrenched along the way,
age and hope
and helpless weeping. But
he would
have, reading those two states, rejected both
as most
remotely holding but one part
or more than
minute dose
of the
inexpressible, whole truth
of how it
is, it was.
II
He showed
the shortest way to get across
a line like
this:
crossed out
such words as these to get to
speechlessness.
He crossed
out rivers to get to their stones.
To get to
the bottom, when the crisis is reached
and
truth-telling begins.
Whatever he
knew he knew to music.
He found the
pace for misery,
matched
distress to syncope, and joke
to a
Beethoven stop at the punch line.
But thought
that he'd failed to find failure's pulse.
What that
says about failure,
music and
us.
Orwell
Tay này, Gấu
mới đọc đây thôi, nhân chuyến đi Mẽo thăm bạn, vớ vội 1 cuốn của ông ở
quầy,
trong khi chờ lên máy bay, không ngờ đọc được quá. Trước, cứ đinh ninh,
"dưới
trung bình", như những thi sĩ Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, "dưới
trung bình",
so với đại thi sĩ, đại nhạc sĩ, đại biên khảo…. Nguyễn Tôn Hịt!
Mua, còn 1
phần vì hai bài trong đó, đọc loáng thoáng lúc ở tiệm sách.
Một, viết về Trại
Loài Vật, và một, Hội Chứng
Mít [thay vì đọc Bên Thắng
Nhục!]
Ui chao, về
nhà đọc, mới thú. Bài về Greene, "đúng y chang" của Gấu!
Hitchens lôi đúng cái bài viết của Greene mà Gấu đã từng xuýt xoa, trên
Tin Văn, liên quan đến “vấn nạn”, có mấy NQT.
Hà, hà!
Còn nhiều bài
tuyệt lắm!
Regis
Debray, có thời mê Che qua làm quân sư quạt mo cho xừ lủy. Đã từng sáng
lập triết
lý bi đát, la philosophie tragique, thời kỳ Gấu mới lớn. PCT giới thiệu
triết lý
bi đát cho Mít đọc, Chu Tử bèn mượn luôn, vờ PCT!
Nhớ, bạn quí lắc đầu than,
ông CT này nhảm quá!
Trăm Năm
Camus
Koestler
Văn chương lạnh
Vấn đề là,
chiến tranh tiếp nối chiến tranh, cách mạng tiếp nối cách mạng, phong
trào, lực
lượng chính trị, xung đột giữa họ trên đất TQ hàng
trăm năm qua đã ảnh hưởng lên mọi tầng lớp trí
thức. Tiếng nói ly khai không được khoan thứ, nhà văn bắt buộc phải
trở thành
chiến sĩ, họ không có một cách nào khác để tạo một cuộc sống. Họ thất
bại trong
việc cứu vớt đất nước, hay dân tộc, và thường là phải hy sinh tài sản,
mạng sống.
Văn chương lạnh chỉ có thể khả hữu một khi những áp lực chính trị không
còn,
có thể tránh được, và cuộc sống được bảo đảm. Chính vì thế mà khó khăn
vô cùng
cho văn chương Tẫu có thể có thứ "lạnh" này.
Từ đó, có thể
nói, văn chương lạnh xúi người ta bỏ chạy để sống sót; đó là thứ văn
chương từ
chối bị bịt miệng để tìm sự cứu chuộc. Tôi tin rằng, 1 sắc dân đếch làm
sao ban
cho người dân da mùi của nó – da trắng chúng đâu cần, chúng muốn viết
gì thì viết
- thứ văn chương "đếch có ích" 1 tí gì,
như
là văn chương lạnh, thì điều này không chỉ là bất hạnh cho nhà văn, mà
còn là
dấu chỉ đích danh sắc dân này quá cà chớn, nếu không muốn nói là, quá
nghèo nàn,
về tinh thần, về tinh anh, về đỉnh cao chói lọi.
Chính vì những
lý do đó mà tôi đề nghị: Văn Chương Lạnh.
Interview: Gao
... on exile.
Exile is
salvation. Exile is a writer's salvation. The goal is not exile. The
goal is to
write. There have been so many writers who have been forced to flee in
order to
write. Sometimes the oppression isn't even that extreme, but they still
leave.
Like James Joyce. It wasn't political oppression. But Joyce and
Beckett, they
never went back. It was psychological oppression in Ireland; the
Catholic
Church made them exile themselves. No, a writer cannot defeat a
society. But he
can save himself, which has been the case from ancient times until
today.After Mao
died [1976J, after the Cultural Revolution, Chinese society had a
relative
period of liberalization and I could travel and look at things. Lingshan was about seeking a
starting point
for consciousness, looking for an entry point on a spiritual level. It
was
mostly written in China and finished in France, but I had to wait until
after
Mao died and even then I couldn't think of having it published. I began
writing Lingshan in 1982.
Về lưu vong
Lưu vong là
cứu rỗi. Lưu vong là cứu rỗi của nhà văn. Mục đích không phải là lưu
vong. Mục
đích là viết. Có rất nhiều nhà văn bị ép buộc phải bỏ chạy để viết. Đôi
khi sự
đàn áp không đến nỗi tới chỉ khiến họ phải bỏ đi, nhưng vẫn phải bỏ đi.
Thí dụ
James Joyce. Nhưng Joyce và Beckett, cả hai chẳng hề quay trở lại. Có
một sự
đàn áp về tâm lý ở Ái nhĩ lan: Nhà thờ Ky tô khiến họ tự lưu vong.
Không, một
nhà văn không thể đánh bại một xã hội. Nhưng anh ta có thể tự cứu mình,
đây là
một trường hợp từ cổ xưa cho mãi tới ngày này. Sau khi Mao
chết [1976], sau Cách Mạng Văn Hóa, xã hội TQ có một thời kỳ tương đối
cởi mở,
và tôi có thể đi du lịch, nhìn tới nhìn lui những sự vật, con người. Lingshan, Linh Sơn, là về sự tìm
kiếm một khởi điểm cho tâm thức, kiếm điểm nhập tầng tâm linh. Nó
hầu hết được viết ở TQ và xuất bản ở Pháp, nhưng tôi phải đợi sau khi
Mao chết,
vậy mà khi đó vẫn không nghĩ có thể in nó ra. Tôi bắt đầu viết nó vào
năm 1982.
Ghi
chú
trong ngày
Nhà văn X
Phản ứng của PMH về Nhà Văn X
Ghi
chú bên lề của Gấu Cà Chớn
Truyện Nhà văn X của ND, gốc của nó, là 1 truyện của Alphonse Daudet,
trong loạt
truyện Tartarin de Tarascon, Gấu đọc hồi mới lớn, mê quá.
Daudet có cái truyện "Những Vì Sao" mà chẳng thần sầu ư?
Truyện của Daudet, là về 1 anh chàng nói phét tổ sư, lên xe đò, tự nhận
mình là
1 tay thợ săn số 1 chuyên săn sư tử. Thế rồi có 1 tay trên xe mới hỏi,
có quen
tay tổ sư chuyên săn sư tử tên là… X, không. Anh ND này mới “ui dào”,
ông ta là
bạn quí, bạn thân tui, và nhân đó, chê bạn quí, bạn thân đủ đường, thua
tui xa,
về cái tài thiện xạ!
Thế
rồi, tới 1 chỗ xe ngưng, ông khách xuống xe, chào tất cả… Ông ta đi
rồi, ND mới
quay hỏi mọi người trên xe, ông nào đấy.
Thì bạn quí của ông chứ ai nữa. Nhà săn sư tử số 1 đó.
Nội dung
đúng bài viết của ND.
Không ngờ là anh lại còn nhắm ý khác nữa.
Chán thiệt!
Coetzee: Notes
on a Voice
THE SAVAGE
THRIFT OF J.M. COETZEE
Tính tằn tiện
dã man của J.M. Coetzee
Ghi chú về 1
giọng văn: Simon Willis khui ra 1 giọng văn gầy còm, không có tí mỡ, và
đe dọa.
Đọc Coetzee
thì như bơi trong 1 biển, mặt biển phẳng lặng, và sóng dội từ bờ, mới
hung bạo
làm sao. Những câu văn của ông thì còm cõi, những đề tài, đe dọa [Trên
tờ TLS Gấu
mới đọc, kiếm hoài không thấy trong mớ sách báo, 1 bài viết về ông,
theo đó,
hai đề tài chủ yếu của ông là race and rape, sắc dân và hiếp dâm]:
quyền lực, sắc
dân, quyền của thú vật, và thú tội. Trong những tác phẩm sau này, có
sợi chỉ
tôn giáo và cứu chuộc. Cuốn tiểu thuyết mới có tên “Tuổi thơ của Chúa
Ky Tô”.
Sinh tại Nam
Phi, 1940, ông trải qua tuổi đôi mươi, đau nỗi đau nôn mửa, khi đối
diện trang
sách trống rỗng – Mít kêu là trang giấy trắng tinh – Cơn bịnh bớt đi,
khi, vào
năm 1974, ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay, “Dusklands”. Kể từ
đó, ông
viết những tác phẩm thấm thiá về thời kỳ phân biệt, và hậu phân biệt
chủng tộc –
bao gồm “Đời và Thời của Michael K” (1983) và Ô Nhục, Disgrace (1999),
cả hai đều
đợp Booker Prize, cũng như là những tiểu thuyết quá tiểu thuyết đến trở
thành
những tiểu luận, và những hồi ức, memoirs, quá memoir đến trở thành
tiểu
thuyết.
Ông đợp Nobel năm 2003.
Trước khi là
tiểu thuyết gia, thì là 1 nhà toán học, nhà khoa bảng, và câu văn của
ông sáng
lên nhờ cái sự khắc khổ và rõ ràng, trong sáng. Vài “Thầy Cuốc” phê là
cứng quá,
cằn cỗi
quá. Nhưng, như là 1 văn phong, như Michael Wood chỉ ra, nó đưa bạn
“qua 1 xứ sở
còi cọc, nhưng tới một miền của nỗi chán chường, tuyệt vọng”.
Quyết định
Chìa Khoá.
Đi Mẽo
[Austin, Texas]. Vào năm 1965, Coetzee tới đó, làm cái luận án Tiến sĩ.
Ở thư viện đại học, ông vớ được những bản thảo đầu của cuốn tiểu thuyết
“Watt” của Samuel Beckett. Ông la lên, “ơ rơ ka”, kiếm thấy rồi!
Beckett đem đến
cho Coetzee một “sound” [âm, vọng, tiếng, giọng…]. Bạn có thể nghe thấy
nó, rõ
ràng nhất, mạnh mẽ nhất, khỏe nhất, ở trong những độc thoại "xa rồi
diễm
ơi, nhạt nhòa như mưa", của “Dusklands”, và “Ở Trái Tim của Xứ Xở”
(1977).
Bài học quan trọng nhất của tất cả, là, sự kiềm chế, cố nén. “Tư tưởng
thì như
con chó thèm cục kít," [Em như cục kít trôi sông/Anh như con chó chạy
rông
ven bờ], Coetzee viết, “văn xuôi thì như sợi dây [kìm con chó].
Viết
bên lề
"Bên Thắng Nhục"
Gulag của
Solz, cơ bản khác hẳn những cuốn trước - những hồi ức cá nhân, trong có
những
phát hiện có tính xã hội - không chỉ vì trong đó là hàng hàng chứng
tích, từ những
hàng hàng lớp lang con người, với những cuộc sống khác nhau, từ đó phản
chiếu cả
một xã hội, cả một dân tộc; ấn tưọng hơn nữa, là, Solz đặt để tác phẩm,
với
kinh nghiệm của bao nhiêu con người trong có của riêng ông, vào trong
nội dung
của lịch sử dân tộc, tôn giáo, ý hệ của nó, từ đó, làm bật ra cả một hệ
thống
kìm kẹp từ đỉnh đến đáy, sự đồng lõa của toàn thể dân chúng, của toàn
thể một
dân tộc, cùng tham dự vào tội ác, với tất cả những chiều hướng ngang
dọc, cao
thấp mà chỉ chế độ Nazi mới tương xứng với nó.
Sự
đồng lõa của toàn thể dân chúng, chỉ có Nazi mới tương xứng....: Có
Thái Dúi,
tà lọt Osin... trong số ‘dân chúng’đó không? Chắc là còn bé quá, khi
Bắc Kít
ăn cướp Miền Nam, nên đếch có tội?
Foreword to
the Abridgment
If it were
possible for any nation to fathom another people's bitter experience
through a
book, how much easier its future fate would become and how many
calamities and
mistakes it could avoid. But it is very difficult. There always is this
fallacious belief: "It would not be the same here; here such things are
impossible."
Alas, all
the evil of the twentieth century is possible everywhere on earth.
Yet I have
not given up all hope that human beings and nations may be able, in
spite of
all, to learn from the experience of other people without having to
live
through it personally. Therefore, I gratefully accepted Professor
Ericson's
suggestion to create a one-volume abridgment of my three-volume work,
The Gulag
Archipelago, in order to facilitate its reading for those who do not
have much
time in this hectic century of ours. I thank Professor Ericson for his
generous
initiative as well as for the tactfulness, the literary taste, and the
understanding of Western readers which he displayed during the work on
the
abridgment.
ALEKSANDR I.
SOLZHENITSYN
Cavendish,
Vermont December, 1983
Lời nói đầu
cho bản Bản Rút Gọn
Nếu khả hữu
cái chuyện, bất cứ một dân tộc nào cũng có thể cưu mang kinh nghiệm bi
thương
cay đắng của 1 dân tộc khác, tương lai của nó mới dễ dàng làm sao, và
chỉ còn có
cái may mắn, mọi khuyết điểm lầm lẫn chẳng
hề xẩy ra.
Những đúng là chuyện cực nhảm, khó bằng trời. Luôn luôn có niềm tin
cà chớn: “Ở xứ Mít, thí dụ, làm sao có chuyện đó xẩy ra. Nước Việt Nam
là một, vậy
mà tụi Mỹ, Ngụy dám nói xưng xưng là Bắc Kít là đồ ăn cướp, đồ xâm
lăng!”
Than ôi, Con
Quỉ Gulag của thế kỷ thứ 20, chỗ nào mà chẳng có.
“Oan ức” gì cái chuyện được đi
tù Cải Tạo?
Tuy nhiên, tôi
không hề buông xuôi mọi hy vọng rằng con người và những quốc gia có
thể, mặc dù
mọi chuyện, học được kinh nghiệm của dân tộc khác mà, 1 cách cá nhân,
không phải
sống nó.
Vì thế, tôi cám ơn giáo sư và chấp nhận đề nghị tạo bản rút gọn
bộ sách gồm ba cuốn của tôi, Quần
Đảo Gulag, để tạo sự dễ dàng khi đọc
nó, đối
với những độc giả không có nhiều thời giờ dành cho cái thế kỷ sôi nổi,
[đầy máu và
nước mắt]
của chúng ta….
Ghiền
Bondage
In
1975, at the age of twenty-three, Ian
Fleming’s only child, heir to the Bond millions, ended his life with a
deliberate overdose.
Vào năm 1975,
đứa con trai độc nhất của Ian Fleming, kẻ thừa kế gia tài hàng triệu
triệu, của
kẻ sinh ra nhân vật giả tưởng Bond, chấm dứt đời mình bằng một liều ken quá liều
Đại Lục Kim Dung
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Thời gian
anh Mẽo Johnson chụp mấy bức hình này, cũng là thời gian Gấu gửi hình
Bope Hope
vừa tới phi trường Biên Hòa vừa bị VC pháo kích, và anh hề phán, Ui
chao sẵn mấy
cái hố, làm cái sân golf thì thật là tuyệt.
Giấc mộng
thanh bình của anh, phải chờ Râu Kẽm mang tiền về, làm tên tội đồ sám
hối, xin
được xây dựng quê hương, xây cái nhà Mít bằng trăm bằng muời cái nhà
cũ, thì mới trở
thành hiện thực.
Cũng là thời
gian Sếp UPI đầu tiên của Gấu tới Sài Gòn nhận nhiệm sở, Dirck
Halstead. Nhìn những
bức hình Gấu gửi đi, như bức của Bope Hope, trên nhật báo Mẽo, anh mang
lên
Đài cho Gấu coi, Dirck phán, hình trên báo còn bảnh hơn hình original.
Một lời
khen thật tuyệt dành cho anh bồi Mít.
Một năm sau
khi Gấu ăn mìn VC, 1965.
Cũng là thời
gian BHD đậu xong Trung Học, vô Đại Học Y Khoa, đang học năm thứ nhất,
tại Đại
Học Khoa Học.
Tức là thời
gian viết Khu Rừng Trong Đêm,
1 trong tứ tấu khúc về BHD và Sài Gòn.
Trên trang
web của anh, TheDigitalJournalist, Dirck viết, chiến tranh
Mít xực hết cả tuổi trẻ của anh và đồng bọn.
Anh vờ 1 điều thật là đau thương, nó xực luôn cô vợ xinh đẹp của anh,
hai vợ chồng
bỏ nhau vì cuộc chiến Mít.
Gấu may hơn,
có thể nói như vậy, chăng?
Vì Gấu cũng
mất BHD đúng vào những ngày đó!
Cũng năm đó, bệ Gấu Cái từ Cai Lậy về Sài Gòn, trên con thuyền Noé!
Hà, hà!
Khu
Rừng Trong Đêm
Ngày 28
tháng 3, tôi gặp lại H. lần cuối cùng. Trời bữa đó mưa. Trận mưa mở đầu
mùa. Thời
tiết thay đổi, khí hậu ẩm ướt làm cánh tay trái của tôi trở nên đau
nhức, khó
chịu. Tôi ra Sài Gòn, tìm một quán nước, vừa uống cà phê vừa ngó mưa.
Quán này,
ngày trước tôi và H. thỉnh thoảng có ghé. Tôi còn nhớ, một lần ngồi
đây, cũng tại
bàn này, tôi uống bia, và chợt có ý định muốn hôn nàng. Lúc đó buổi
trưa, trong
quán chỉ có một hai người ngoại quốc đang dùng bữa. Họ vừa ăn vừa cắm
cúi đọc
báo. Ngày hôm sau, nàng bảo tôi, nàng biết ý định của tôi lúc đó, và
phải quay
đi, để che giấu nụ cười.
Đang ngồi, đột
nhiên nhớ đến nàng, đột nhiên tôi có ý định phải gặp nàng, và chỉ cần
nhìn mặt
nàng lúc này, là tôi biết rõ, nàng có còn yêu tôi hay không. Tôi đến
Đại Học Khoa
Học, và ngồi ở hiên ngoài, cũng là nơi tôi vẫn thường ngồi với bạn bè,
hoặc ngồi
một mình đọc sách, thay vì ngồi bên trong giảng đường nghe giáo sư
giảng bài.
Tôi ngồi chờ
nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong
trường tìm
nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám
bạn, và
hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói
nhạt thếch.
Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một
ngả đường.
Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy
theo, chạy
thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không.
Nàng lắc đầu.
Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là
gì. Tôi mệt
và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng
chiếc xe
hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng
khòng,
nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt
thảm hại của
tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết
mối tình.
Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi
đối với
nàng đã hết.
*
Nhờ mấy tấm
hình, thì Gấu mới suy ra được là, 28.3, là 28.3.1966
Trung tâm
USO, nhà IH của Mẽo ở Nguyễn Huệ, được thành lập sau cú Mỹ Cảnh.
Bưu Điện lúc
đó, qua đề xuất của ông trường đài, không cho Mẽo tới Đài nữa.
Và cũng do sự bành
trướng, leo thang của cuộc chiến, thành ra mới có những USO, IH, Press
Center dành cho ký giả Mẽo.
Trước họ kéo nhau lên Đài.
Trúc Chi, phóng viên làm
cho BBC, có lên Đài, đã từng gặp Gấu, chuyên viên của Đài. Nhưng ra đến
hải ngoại,
thì mới thực sự quen nhau. Gấu viết về anh, về TCDT... trong Một chuyến đi.
Bài viết cũng là
1 cú adieu băng Văn Học của NMG
Betsy
Halstead, nữ ký giả UPI, 23 tuổi, trẻ nhất trong số ký giả, vợ Dirck
Halstead,
sếp UPI của GCC
Gấu lấy vợ,
chỉ có Betsy & Dirck & Sawada là có quà mừng. Sawada, khi
nghe Gấu
nói, mới lấy vợ, anh hỏi, sao không mời tao. Gấu nói đám cưới mãi tít
Cai Lay, many
VC there. Anh cười kéo Gấu băng qua đường Catinat, đến khách sạn
Majestic, bấm
thang máy, lên sân thượng khách sạn, đãi 1 chầu ăn sáng, về văn phòng
nói với
Dirck, anh đưa tiền mua quà mừng, ký tên chung ba người.
Ngoài ra là chấm hết. Đám bạn quí vờ, chẳng thằng nào chúc mừng. Thư
Trung, tức
TPG, đi 1 đường trên Văn,
như để cảnh báo mấy nữ độc giả. Gấu nhớ là Xìn Phóng cũng đếch thèm
chúc mừng,
mà là, “nên vợ nên chồng”!
Khốn nạn nhất là cái ông bạn quí đến nhà chơi xì tẩy, thua, mượn tiền
Gấu Cái,
em đâu có tiền, lắc đầu, thế là ông bạn quí nhìn thằng nhóc đang ngủ
trong nôi
gần bàn xì, hất hàm hỏi Gấu, sao tao thấy nó chẳng giống mày tí nào?
Dã man thật!
Về già, nhớ
lại, hình như chưa thằng nào khen GCC, bài này, bài nọ… mày viết
được đấy.
Chỉ độc nhất 1 lần, khi đọc TSVC, bạn quí thấy bài dịch James
Joyce, ký
Lý Thương Ẩn, được quá, chắc thế, tính khen, nhưng nghi sao, hỏi Gấu,
mày hả,
thấy gật đầu, mặt 1 đống!
Khi Gấu
bắt đầu làm cho
UPI, chưa có sếp. Dirck sau đó đâu chừng
1 hay
2 tháng mới qua, đúng dịp Bobe Hope và cả đám qua trình
điễn giúp
vui GI. Đúng thời gian phi trường Biên Hòa bị VC pháo kích. Bobe Hope
nhìn những
lỗ pháo, phán, làm sân golf thật tuyệt. Nhưng phải đến khi Râu Kẽm hồi
chánh
thì giấc mơ lớn của anh hề Mẽo mới được thực hiện.
Betsy qua
sau, Gấu nhớ là Dirck có đưa lên Đài giới thiệu. Gấu có khen em gì đó,
không nhớ, em ghé tai Gấu nói nhỏ, Dirck “gia trưởng”, và ghen dữ lắm.
Vào
những
ngày Sài Gòn thất thủ, Dirck, khi đó làm Time,
qua làm phóng sự di tản. Anh ở khách sạn Oscar, đường Nguyễn Huệ, Gấu
ghé,
thấy anh
khác hẳn trước, để râu ria xồm xoàm, rất híp pi. Gấu hỏi thăm Betsy,
anh nói,
ly dị rồi. Mới đây, khi liên lạc lại được, gọi phôn, anh cho biết, độc
thân. Cuộc
chiến Mít làm hai người xa nhau, vì có lần Gấu nghe anh than, Betsy nổi
tiếng
hơn anh. Chắc là nhờ nữ ký giả, trẻ, đẹp, đi đâu cũng lọt.
|
|