|
Saigon ngày
nào của GCC
THE POET AS A HERO
Yuri Zhivago is a poet, a successor
to the Western European bohemian, torn asunder by two contradictory urges:
withdrawal into himself, the only receptacle or creator of value; movement
toward society, which has to be saved. He is also a successor to the Russian
"superfluous man." As for virtues, he cannot be said to possess much initiative
and manliness. Nevertheless the reader is in deep sympathy with Yuri since
he, the author affirms, is a bearer of charisma, a defender of vegetal
"inner freedom." A passive witness of bloodshed, of lies and debasement,
Yuri must do something to deny the utter insignificance of the individual.
Two ways are offered to him: either the way of Eastern Christianity or
the way of Hamlet.
Pity and respect for the yurodivy-a half-wit in tatters, a being at the very bottom
of the social scale-has ancient roots in Russia. The yurodivy,
protected by his madness, spoke truth in the teeth of the powerful and
wealthy. He was outside society and denounced it in the name of God's ideal
order. Possibly in many cases his madness was only a mask. In some respects
he recalls Shakespeare's fool; in fact Pushkin merges the two figures in
his Boris Godunov, where the half-wit Nikolka is the only man bold enough
to shout the ruler's crimes in the streets.
Yuri Zhivago in the years following
the civil war makes a plunge to the bottom of the social pyramid. He forgets
his medical diploma and leads a shady existence as the husband of the
daughter of his former janitor, doing menial jobs, provided with what
in the political slang of Eastern Europe are called "madman’s papers."
His refusal to become a member of the "new intelligentsia" implies that
withdrawal from the world is the only way to preserve integrity in a city
ruled by falsehood. Yet in Yuri Zhivago there is another trait. He writes
poems on Hamlet and sees himself as Hamlet. Yes, but Hamlet is basically
a man with a goal, and action is inseparable from understanding the game.
Yuri has an intuitive grasp of good and evil, but is no more able to understand
what is going on in Russia than a bee can analyze chemically the glass of
a windowpane against which it is beating. Thus the only act left to Yuri
is a poetic act, equated with the defense of the language menaced by the
totalitarian double-talk or, in other words, with the defense of authenticity.
The circle closes; a poet who rushed out of his tower is back in his tower.
Yuri's difficulty is that
of Pasternak and of his Soviet contemporaries. Pasternak solved it a little
better than his hero by writing not poems but a novel, his Hamletic act;
the difficulty persists, though, throughout the book. It is engendered
by the acceptance of a view of history so widespread in the Soviet Union
that it is a part of the air one breathes. According to this view history
proceeds along preordained tracks, it moves forward by "jumps," and the
Russian Revolution (together with what followed) was such a jump of cosmic
dimension. To be for or against an explosion of historical forces is as ridiculous
as to be for or against a tempest or the rotation of the seasons. The human
will does not count in such a cataclysm, since even the leaders are but tools
of mighty "processes." As many pages of his work testify, Pasternak did
not question that view. Did he not say in one of his poems that everything
by which this century will live is in Moscow? He seemed to be interpreting
Marxism in a religious way. And is not Marxism a secularized biblical
faith in the final accomplishment, implying a providential plan? No wonder
Pasternak, as he says in his letter to Jacqueline de Proyart, liked the writings
of Teilhard de Chardin so much. The French Jesuit also believed in the
Christological character of lay history, and curiously combined Christianity
with the Bergson an "creative evolution" as well as with the Hegelian ascending
movement.
Let us note that Pasternak was
probably the first to read Teillhard de Chardin in Russia. One may be
justly puzzled by the influence of that poet-anthropologist, growing in
the last decade both in the West and in the countries of the Soviet bloc.
Perhaps man in our century is longing for solace at any price, even at
the price of sheer Romanticism in theology. Teilhard de Chardin has predecessors, to mention only
Alexander Blok's "music of history" or some pages of Berdyaev. The latent
"Teilhardism" of Doctor Zhivago makes it a Soviet novel
in the sense that one might read into it an esoteric interpretation of
the Revolution as opposed to the exoteric interpretation offered by official
pronouncements. The historical tragedy is endowed with all the trappings
of necessity working toward the ultimate good. Perhaps the novel is a tale
about the individual versus Caesar, but with a difference: the new Caesar's
might has its source not only in his legions.
What could poor Yuri Zhivago
do in the face of a system blessed by history and yet repugnant to his
notions of good and evil? Intellectually, he was paralyzed. He could only
rely on his subliminal self, descend deeper than state-monopolized thought.
Being a poet, he clutches at his belief in communion with ever reborn life.
Life will take care of itself. Persephone always comes back from the underground,
winter's ice is dissolved, dark eras are necessary as stages of preparations,
life and history have a hidden Christian meaning. And suffering purifies.
Pasternak overcame his isolation
by listening to the silent complaint of the Russian people; we respond
strongly to the atmosphere of hope pervading Doctor Zhivago.
Not without some doubts, however. Life rarely takes care of itself unless
human beings decide to take care of themselves. Suffering can either purify
or corrupt, and too great a suffering too often corrupts. Of course hope
itself, if it is shared by all the nation, may be a powerful factor for
change. Yet, when at the end of the novel, friends of the long-dead Yuri
Zhivago console themselves with timid expectations, they are counting upon
an indefinite something (death of the tyrant?) and their political thinking
is not far from the grim Soviet joke about the best constitution in the
world being one that grants to every citizen the right to a postmortem
rehabilitation.
But Pasternak's weaknesses are
dialectically bound up with his great discovery. He conceded so much to
his adversary, specuu1ative thought, that what remained was to make a jump
into a completely different dimension. Doctor Zhivago is
not a novel of social criticism, it does not advocate a return to Lenin
or to the young Marx. It is profoundly revisionist. Its message summarizes
the experience of Pasternak the poet: whoever engages in a polemic with
the thought embodied in the state will destroy himself, for he will become
a hollow man. It is impossible to talk to the new Caesar, for then you choose
the encounter on his ground. What is needed is a new beginning, new in
the present conditions but not new in Russia marked as it is by centuries
of Christianity. The literature of Socialist Realism should be shelved
and forgottten; the new dimension is that of every man's mysterious destiny,
of compassion and faith. In this Pasternak revived the best tradition of
Russian literature, and he will have successors. He already has one in Solzhenitsyn.
The paradox of Pasternak
lies in his narcissistic art leading him beyond the confines of his ego.
Also in his reed like pliability, so that he often absorbed les idees recues without examining them thoroughly as ideas but
without being crushed by them either. Probably no reader of Russian poets
resists a temptation to juxtapose the two fates: Pasternak's and Mandelstam's.
The survival of the first and the death in a concentration camp of the second
may be ascribed to various factors, to good luck and bad luck. And yet there
is something in Mandelstam's poetry, intellectually structured, that doomed
him in advance. From what I have said about my generation's quarrel with
worshippers of "Life," it should be obvious that Mandelstam, not Pasternak,
is for me the ideal of a modern classical poet. But he had too few weaknesses,
was crystalline, resistant, and therefore fragile. Pasternak-more exuberant,
less exacting, uneven-was called to write a novel that, in spite and because
of its contradictions, is a great book.
Cezlaw Milosz
Note: Bài viết của Milosz về Pat cũng quá tuyệt. Cái
khó của nhân vật Bác sĩ Zhi Và Gồ- Yuri - là
của Pat và đám đồng thời của ông. Pat giải quyết nó,
bảnh hơn nhân vật của ông, bằng cách, thay vì
làm thơ, thì viết 1 cuốn tiểu thuyết, 1 hành động Hâm
Liệt!
Pat muốn giải thích Mạc Xịt bằng Ky Tô Giáo, in
a religious way, đúng hơn!
Những dòng chót mới ghê. Pat vs Mandelstam!
Note: Cái phần thiếu của GCC, trong khi đọc, khi... sống, chính
là cái phần những vị như Brodsky, như Milosz có thừa:
Tôn giáo, và nhất là Ky Tô Giáo.
Nguyễn Khải đau hơn Gấu. Ông than, đếch có Đảng, ông
trở thành Thầy Tu, tu sĩ.
Khi Chúa bỏ chạy vào Nam, ông bèn trả thù
Chúa cực kỳ thậm tệ!
Greene thì viện tới Chúa, để cho Con Quỉ ở trong ông
đánh vật với Ngài.
Chúa của Simic, thì bị VC giam vào Hoả Lò,
sáng sáng tranh thủ dậy sớm, làm lễ cho đám
vợ con của Quỉ Đỏ, rồi trở lại Hoà Lò!
Obscurely
Occupied
You are the Lord of the maimed,
The one bled and crucified
In a
cellar of some prison
Over which the day is breaking.
You inspect the latest refinements
Of cruelty. You may even kneel
Down in wonder. They know
Their business, these grim fellows
Whose wives and mothers rise
For the early Mass. You, yourself,
Must hurry back through the snow
Before they find your rightful
Place on the cross vacated,
The few candles burning higher
In your terrifying absence
Under the darkly magnified dome.
Charles Simic
U tối bận rộn
Người là Chúa
Tể của những kẻ bị thương tật
Người chảy máu, bị đóng đinh trên cây thập
tự
Ở nơi tầng hầm một nhà tù nào đó
Bên trên ngày ló dạng
Người kiểm tra những trau truốt
sau cùng
Của sự độc ác.
Người có thể quỳ xuống, ngạc nhiên lẩm lẩm
Chúng quả là quá rành nghề của chúng,
Những tên nhẫn tâm, ác nghiệt này
Vợ của chúng, mẹ của chúng
Dậy sớm, cho Lễ Sớm
Người, chính Người
Phải vội vã trở lại, băng qua tuyết
Trước khi họ tìm sự công bằng chính trực của Người
Hãy
để trước cây thập tự bỏ trống
Vài
cây đèn cầy, cháy thật cao
Cao hơn
cả sự vắng mặt khủng khiếp của Người
Dưới
vòm trời phóng lớn tối thui.
Note: Bài thơ này
cực kỳ… u tối. Chỉ bằng mấy dòng thơ
Simic bèn dẫn ra 1 Ông Trời “bỏ chạy, vắng mặt, ẩn giấu" [Dieu
caché], khi xẩy ra Lò Thiêu, Lò Cải Tạo!
Đọc Simic, GCC cứ sờ sợ, là vậy!
Rạp Cao Đồng Hưng, gần hẻm Đỗ Thành
Nhân, nhà Bạn Chất
Văn xuôi Akhmatova: Nửa Thế Kỷ Của Tôi
Trong Nửa
Thế Kỷ Của Tôi, tuyển tập văn xuôi của Anna Akhmatova,
có trích mấy đoạn, trong Nhật Ký, bà
viết về thành phố của bà.
Post lên đây như “chim mồi”, lấy
hứng, viết về Sài Gòn Của Gấu ngày nào.
Nữ văn sĩ Bắc Kít, Lờ Mờ Hờ, khi mới viết,
cũng có những dòng thật đẹp về Hà Nội.
Nhưng Hà Nội của Gấu khác, và
Sài Gòn, thì tất nhiên, khác,
vì bà này làm gì có!
"Suốt khoảng phố gần trường
toàn nhà một tầng cửa gỗ lùa, lọt vào
một nhà cửa sổ chấn song sắt luôn mở rộng. Có
một lồng chim ngày nào đi học tôi cũng thấy treo
phía ngoài. Chim gì chẳng đẹp. Trông
như mớ cỏ rối. Nhưng tiếng hót thì trong veo. Trong.
Và phấp phỏng như nắng thu đang do dự rây qua ngàn
vạn lá xuống phố. Nhà ấy không bán hàng.
Có những đứa trẻ ăn mặc đẹp hơn tôi, chân đi dép
nhựa ra vào. Chúng đến đó học đàn. Chúng
làm tôi tủi thân nhiều hơn là thẹn. Có
một lần tôi bị tụt quai dép cao su và tôi
chẳng còn cách nào hơn là lếch thếch
xách cả dép lẫn cặp nhón nhén đi bộ trên
hè phố trước mặt chúng nó.
Từ ngôi nhà chúng ra vào
bay ra những hợp âm thô kệch, lập cập. Thua tiếng
hót của con chim giống như nùi cỏ rối (....) Nhưng
không hiểu sao tôi cứ buồn buồn khi nghe tiếng dương
cầm vang lên lập cà lập cập dưới ngón tay bọn
trẻ con không quen biết..."
"Có lần tôi nhìn thấy cô
chơi đàn. Tôi không biết đó là
bản gì. Nhưng tiếng pi-a-nô buổi tối thành
phố lên đèn ấy tôi nhớ lập tức. Tiếng đàn
mới cao sang làm sao. Trong vắt. Róc rách. Dường
như những thân sao đen cao vút đang từ từ vướn lên,
vòm lá mở ra để lộ một bầu trời đen thẫm, mịn màng
như một đĩa thạch và chi chít sao."
"Chiến tranh đánh phá lần thứ hai.
Có vẻ ác liệt hơn lần trước. Cũng có thể
là vì tôi lớn hơn và biết sợ nhiều hơn
trước. Chúng tôi lại đi sơ tán. Để lại Hà
Nội những hầm công cộng dài rộng mênh mông,
những hố tăng xê ngập nước ngày mưa. Để lại tiếng loa
truyền thanh và tiếng còi báo động nghe hết hồn
hết vía rú lên từ phía Nhà Hát
Lớn..."
".... Hồi ức chiến tranh thường chỉ quẫy cựa
khi đi qua Phố Huế. Một đứa lớp tôi chết ở đó.
Vệt bom liếm hết nhà nó thì dừng và
hôm đó là hôm nó về lấy gạo nuôi
em."
(Những giọt trầm, truyện ngắn Lê Minh Hà)
Và phấp phỏng như nắng thu đang
do dự rây qua ngàn vạn lá xuống phố.
Tuyệt!
|
|
Saigon ngày
nào của GCC
V/v NS. Trên Blog Ðoàn
Nhã Văn có 1 bài viết về ông. Post lại ở
đây.
Nhà văn và những chuyện liên
quan (3)
Một người bạn vừa email hỏi:
"Ông biết câu này trong bài thơ nào
không?" và viết tiếp "Bia lên tìm chỗ ta nằm
/ Non cao duỗi cẳng, em còn thấy đâu", là sao?...
Anh bạn cho biết: câu thơ đọc được trong 1 bài
báo của 1 tờ báo "chợ" tại địa phương. Báo "chợ"
là báo tặng miễn phí, thường phát hành
tại các chợ người Việt tại Mỹ. Đây là những tờ báo
địa phương, sống bằng quảng cáo của các cơ sở thương mại
trong vùng.
Trở lại câu hỏi của người bạn. 'Bia' trong câu
này không phải là bia ... uống, bia hơi. "Bia lên"
không hề là nâng bia lên để cùng uống.
Và, "bia lên" càng không hề là bia ...ôm.
Bia, ở đây, là tấm bia nơi trường bắn. Là
mục tiêu tác xạ của những người lính mới.
Câu thơ trên là 1 câu trong bài
thơ "Sân bắn" của nhà thơ Nguyên Sa, mà câu
kết là 1 câu thơ đẹp:
"Hầm bia buồn đến mộ sâu
ngàn cây nến thắp trên đầu đạn bay..."
Tôi nghĩ, đây có
thể là bài khởi đầu trong mạch lục bát của Nguyên
Sa. Và cũng nên nói thẳng rằng: Nguyên Sa
làm rất ít lục bát, ngay cả những năm tháng
sống ngoài nước. Và cũng nói luôn, theo
tôi, lục bát không phải là điểm mạnh của
ông, dù rằng trong số những bài lục bát ấy,
có nhiều câu thơ đẹp.
Xin chép lại bài
"Sân Bắn"
Bia lên ta thấy thân
người
Thấy ta thấy địch thấy đời lãng du,
Thấy tay dư, thấy thân thừa,
Thấy tai nghễnh ngãng, mắt mù óc không...
Một đời phơ phất hình nhân
Thấy còn thấy hết, sau cùng thấy đau,
Bia lên thấy mẹ u sầu
Giấy bồi tơi tả cúi đầu trong ta...
Trời cao ngó xuống thịt da
Bia lên trông cũng vật vờ cỏ xanh,
Bia lên tìm chỗ ta nằm
Non cao duỗi cẳng, em còn thấy đâu...
Hầm bia buồn đến mộ sâu
Nghìn cây nến thắp trên đầu đạn bay...
Bài này ông
làm năm 1966, thời kỳ ông bị động viên theo học
khóa 24 Thủ Đức. Chuyện bị động viên của ông cũng
rất .. hài hước. Ba mươi mấy tuổi, đang dạy học ngon lành,
ông nhận giấy lên đường. Lúc đó, Tổng Trưởng
giáo dục là ông Bùi Tường Huân. Nhưng
NS tin rằng: sau ông Huân phải có "đại ca thủ lãnh".
Đại ca mượn ông BTH mà xuống tay với ông. Dĩ nhiên,
trước khi vào Thủ Đức NS cũng đã nhờ những tên tuổi
khác, chống lưng một thời gian, để sắp xếp công việc nhà.
Và khi mọi việc đã sắp xếp xong, ông "phơi phới lên
đường".
Và ở quân trường
Thủ Đức, "Sân Bắn" đã ra đời. Nó ra đời từ những
mệnh lệnh:
- Hầm bia chuẩn bị
-Xạ thủ chuẩn bị!
-Mở khóa an toàn!
-Bia lên
-Bắn
Và thi sĩ (chứ không
phải xạ thủ) đã bật ra:
"Hầm bia buồn đến mộ sâu
Nghìn cây nến thắp trên đầu đạn bay..."
Note: Chuyện động viên
thì ai cũng dính hết, khó mà… “hài
hước” được. Sở dĩ NS "ba muơi mấy tuổi đang dạy học ngon lành",
bị gọi động viên, theo như Gấu suy nghĩ, trước đó, ông
đã được ai đó vờ đi. Và BTH đã làm
đúng việc của ông, nghĩa là hỏi thăm sức khoẻ của
NS.
Ðây là 1 cái
may lớn của NS, thực sự là vậy. Về già ông phải
cám ơn BTH. Nhờ đi lính, ông làm thơ, bài
thơ trên, viết văn, không phải thứ “dễ dãi và
sung sướng”, mà là thứ có mùi người chết
[những ngày ông phục vụ ở chung sự vụ).
Mấy thằng bỏ chạy cuộc chiến bợ đít VC làm sao
có được cái may như NS. Bị gọi, ông sợ lắm, phải
đưa đi nhà thương tâm thần, TPG nhân đó,
đi một đường vấn an thật xỏ lá, để đáp lễ cái cú
NS đánh ông, khiến 1 phần nào làm ông
mất job!
Trên TV có cái Tin Văn Vắn ký tên
Thư Trung, tức TPG nhưng không làm sao kiếm ra.
Trong đời viết văn cũng cả nửa thế kỷ đâu có ít, Gấu chưa
từng có ý nghĩ nhìn lại những trang viết cũ, và
cũng chẳng hề mong có ai viết về mình, theo cái
kiểu nhà văn của thế kỷ, như Thầy Cuốc phán về VP. Gấu
thực sự mong có người viết về mình, như "tri
âm tri kỷ", kẻ thù càng tốt, như trong Ngư Ông và Biển Cả.
Một nhà phê bình,
khi đưa ra 1 nhận xét "chìa khoá" về 1 tác
phẩm, hay 1 tác giả, thì chẳng khác gì 1
anh học trò phải chứng minh một định lý, hay giải 1 bài
toán. Giải 1 bài toán thì phải dựa vào
những giả thiết, ở đầu bài. Bài toán phán,
cho 1 tam giác cân, lập tức anh học trò biết ngay,
anh ta có 1 tam giác, tam giác đó có
1 đỉnh, hai đáy, hai cạnh bằng nhau, hai góc đáy bằng
nhau. Và anh ta sẽ phải dựa vào đó để chứng minh.
Giả thiết không thể thừa, không thể thiếu. Thiếu, không
giải được. Thừa vô nghĩa, bài toán ra trật.
Với nhà phê bình, khi phán, là
phải dựa vào những giả thiết như thế. Nhưng với anh ta, giả
thiết do anh ta tìm ra, không ai cho, và có
thể, càng nhiều giả thiết, thì càng dễ thuyết phục
người đọc. Câu phán cũng chỉ có tính thuyết
phục thôi, chứ không phải là chân lý.
Chúng ta lấy câu phán của Thầy Cuốc về
Võ Phiến, nhà văn của thế kỷ 20, để bàn thử.
Bất cứ nhà văn nào
sống cùng thời với VP, đều có thể nói ta là
nhà văn của thế kỷ 20 được.
Một độc giả sau khi đọc câu phán, nếu như quan
tâm, thì bèn tìm hiểu, thế kỷ 20 có
cái gì, và VP có mắc mớ tới cái gì
đó không, thì sẽ nảy sinh 1 số vấn đề, thế kỷ 20
là thế kỷ của bạo lực, của cái ác ngự trị, của Lò
Thiêu, Trại Cải Tạo, Gulag…
VP có mắc mớ tới những
thứ đó không?
“Hình như” không.
Nói ông là
nhà văn của thế kỷ 20 do chống Cộng cũng sai, vì tác
phẩm của VP không chống Cộng. Ðặt ông vào cái
thế đó là hạ thấp tác phẩm của ông. Tụi VC
đã làm như thế, thành ra chúng đếch cho
ông về, phong cho ông là Tổ Sư Chống Cộng cả trước
1975, và sau đó, ở hải ngoại. Bữa trước, Gấu đọc đâu
đó 1 bài về ông, hình như của PLT thì
phải, ông này về trong nước và có hỏi ý
VC, liệu VP có về được không, VC lắc đầu, và PLT rất
lấy làm buồn cho VP.
Quá nhảm.
Một người như VP mà phải
năn nỉ xin về ư?
Nếu sự thực VP ướm lời, thì VC phải sướng điên
lên, trải thảm đỏ mời ông về thì mới đúng
chứ, sao lại lắc đầu.
Bởi thế, chúng đâu có thực sự hoà
giải. Coi trường hợp PD, Kỳ Râu Kẽm là biết. Chúng
tìm đủ cách dụ hai ông này về. PD thì
dùng tiền nhử. Nửa triệu đô chứ đâu có ít.
Kỳ Râu Kẽm, thì chỉ mong nắm xương tàn sẽ được nằm
ở xứ Ðoài mây trắng lắm, sau khi hoàn tất cái
công trình của thế kỷ ở Vịnh Hạ Long! Về, là chúng
chửi như chửi chó. PD thì bị chính 1 ông
nhạc sĩ, bố của ông ta bị VC làm thịt, chửi. Kỳ bị một
đấng cùng quê Sơn Tây. Tên khốn này chửi
xong, phán, thôi tha cho tên tội đồ!
Cô con gái đâu thấy đau, lại quay qua chửi
đám hải ngoại, mấy ông thầy chùa ở Cali đã
nhận tiền tụng kinh cho Râu Kẽm, sau lắc đầu!
Khốn nạn thế.
Monday, October 10, 2011 2:23
PM
Hà Nội 1954
Không biết mày đã
từng xuống tàu này để vào Nam năm 1954 hay không.
Không được thư mày trả lời thư tao thăm hỏi sức
khỏe mày. Tuy nhiên, tao cứ cho rằng mày vẫn
an lành mọi mặt. Nhân tiện, tao nêu mấy chi tiết
không quan trọng đọc thấy trong 'Nơi Người Chết Mỉm Cười' mà
thư trước tao quên không nói tới. Vụ biểu tình
chống Văn Tiến Dũng năm xưa, mày và tao có tham dự,
xảy ra ở khách sạn Galie'ni (?) chứ không phải Majestic. Trường
của ông Nguyễn Khắc Kham ở đường Ngô Tùng Châu có
tên là Văn Hóa, không phải Văn Lang của ông
Ngô Duy Cầu. Ngoài ra, về chữ dịch, mày dịch Hope abandoned
là Hi vọng rã rời thì không biết có phải
mày định nói 'hi vọng đã rời xa hay hi vọng xa rời
hay không. Một ý khác, .....vấn đề có liên
quan đến đất cát (Câu này tao muốn trích nguyên
văn nhưng tìm thoáng qua lại không thấy. Có
phải mày định nói ... có liên quan đến nơi
sinh, sống?)
Lủng
Tao trả lời mày liền rồi,
cả ở trên Tin Văn.
Tao và mày biểu tình ở cả hai khách
sạn.
Ở Galliéni trước, sau quay qua Majestic. Ở Majestic,
mày phá cửa phòng của 1 em đầm, nó khóc
thảm thiết, sợ bị giết. Tao nhớ rõ lắm, làm sao quên
được?
Có tí mùi
đầm, ngay đầu đời nữa, làm sao quên?
Tao đi tầu Marine Serpent, Rắn Biển của Ðệ Thất
Hạm Ðội. Ðúng chuyến có Ðức Hồng Y Spellman
lên tầu thăm dân di cư.
V/v tên trường Văn Hóa.
Tks. NQT
Hope abandoned: Hy vọng tan
hoang, rã rời, tao dịch theo ý của tao, không theo nguyên
ý của câu tiếng Anh, hope abandoned, hy vọng bị bỏ rơi.
V/v Hình di cư xin coi
Blog Tin Văn. NQT
Một trong
những Chợ Giời như thế này, mở ra ngay trước nhà của Gấu, villa
số 60 đường Nguyễn Du, Hà Nội, vòng quanh 1 phần bờ hồ Hallais.
Trộm cắp như rươi. Gấu thủ một khúc gậy, đêm nằm ngay hành
lang căn trộm. Trộm vô thật. Nhè khúc bờ tường thấp,
đúng nơi Gấu, những lần đi ciné về muộn, cổng đóng,
leo tường vô nhà. Nhưng, vì bên nhà Gấu
đâu có gì ngoài hai cái bếp, và
1 hồ nước, nhà trên thì khoá, thế là
chúng leo qua nhà hàng xóm, một bảo sanh
viện, dinh đâu mớ quần áo, tã lót, bàn
ủi, mấy cái phích đựng nước sôi cho con nít.
Nghe động, mấy bà đẻ thức giấc, chúng bỏ chạy. Gấu nghe tiếng
hô hoán, bật dậy, vác gậy đuổi theo, chúng
leo tường thoát ra ngoài, đánh rớt lại 1 cái
bàn ủi. Gấu đứng dưới bờ tường với đưa lên cho 1 mụ đàn
bà. Bà này lại nghĩ Gấu là đồng bọn, mở cổng
cho chúng vô nhà Gấu, rồi theo đường đó leo
qua nhà bảo sanh, vì có cái thang lộ thiên
kế bên tường.
Sáng hôm sau, lũ đàn bà đẻ lào
xào sao đó tới tai bà cô Gấu. Buổi chiều,
bà đứng ngay sân chửi cho một trận thật tàn khốc.
Ui chao ơi, tới khi đó, Gấu mới biết tài chửi của bà
cô của mình. Mấy đứa nhỏ, con tay bác
sĩ chủ nhà bảo sanh hình như cũng học Nguyễn Trãi.
Chúng nói với bố. Hôm sau đích thân ông
bác sĩ sang gặp bà cô của Gấu xin lỗi.
Không
phải bà chỉ chửi mấy con mụ đàn bà mà
chửi luôn cả Gấu. Sao mà mày ngu đến như thế, may
mà không mất mạng!
Nhìn cái
hình DTH đứng giữa Paris, trong 1 số báo ML, thì lại nhớ đến bà cô của
Gấu, đứng giữa sân nhà xỉa xói qua nhà kế bên.
May có thằng cháu kế đó, không thì
bà cũng dám vỗ đồm độp như
SCN một lần mất vịt!
GCC & Nguyễn Đông
Ngạc, nhà xb Sóng @ Niagara Falls cc 1996
Những truyện ngắn hay nhất của quê hương
chúng ta.
Gấu “sống
sót” cuộc chiến, và có được cuộc đời thứ nhì
ở hải ngoại là nhờ cuốn này. Bức hình độc nhất của
suốt 1 thời trẻ tuổi, viết văn viết viếc, xì ke xì kiếc, cùng
tí tiểu sử, trong có ghi "phê bình, điểm sách",
trở thành bùa cứu mạng, Gấu lèm bèm về nó
nhiều lần rồi, nhân 30 Tháng Tư bèn tự sướng thêm
1 cú!
3.4.2008
@ Little Sàigon
30.4.1975
with Đỗ Khờ
Trong quân đội miền Nam,
sĩ quan gốc Võ bị Quốc gia Đà Lạt là thành
phần ưu tú, không bao giờ để bị nhầm lẫn với lại sĩ quan xuất
thân từ trường Bộ binh trừ bị Thủ Đức, Long Thành. Vì
vậy mà những bút ký của Phan Nhật Nam (Mùa
Hè Đỏ Lửa, Dọc Đường Số 1...) mặc dù tác giả không
ý thức hay là chủ ý, không phải là những
bút ký về "người lính Việt Nam Cộng hòa" mà
là về sĩ quan Võ bị.
DK
Theo GCC, nhận xét này
sai.
Gấu đọc PNN, không thấy cái gọi là không
ý thức hay chủ ý, mà chỉ thấy anh chọn nghề binh,
chọn cả chuyện chống cộng ở trong đó. Chứng cớ, là, khi
đi tù cũng không thay đổi, đếch thèm nhận quà
thăm nuôi của phía thắng trận, đếch thèm tiếp phần
“họ” của mình, ở ngoài Bắc.
Võ Bị Đà Lạt là của đám chọn binh
nghiệp, khác hẳn Thủ Đức, là của những người bị động viên,
phải vô lính. PNN có những dòng thổi Võ
Bị Đà Lạt, tất nhiên, là cái nôi của
anh, làm sao không. Nhưng đâu có dòng nào
coi khinh đám Thủ Đức.
Nhận xét về văn nghiệp của PNN như thế, thì cũng
cho phép GCC nhận xét về văn của DK, cũng y thế, một thứ
văn chương Thủ Đức, đếch phải văn chương thứ thiệt của Đà Lạt,
như của PNN!
Viết tiếng Việt còn thấy đỡ đỡ, bày đặt viết tiếng
Tây, ai đọc?
Thú thực, đọc đám Mít viết tiếng Tây,
GCC thấy buồn cười.
Tởm, đúng hơn.
Đó là thứ tiếng Tây viết đúng văn
phạm, nhưng đếch phải văn chương.
Văn chương, là thể nào cũng có cái
gì đó, có tính u hoài, gọi đại như
vầy, về 1 xứ Mít đã mất. Linda Lê có bao giờ
nhận bà là người Mít đâu, vậy mà đọc,
vẫn cảm thấy cái đó, dù bà phán, tôi
viết văn như kẻ giảng đạo ở giữa sa mạc.
NQT
Phạm Duy Khiêm, xưa chê
đám Mít viết văn bằng tiếng Mít, là tụi
“ratés”, thất bại.
Có thể, vì tiếng Mít hồi đó còn
hoang dại lắm.
Nhưng ratés, bi giờ là để chỉ đám viết văn
bằng tiếng Tây, nhất là đám con cháu VC!
Chúng đếch biết viết, bằng thứ tiếng gì nữa, mặt
trái/theo kiểu Kafka phán, tớ nói tất cả ngôn
ngữ, nhưng bằng tiếng Do Thái
Với Kafka, là hãnh diện, còn đối với đám
CCCC/VC này, là nhục nhã, mặt phải/theo kiểu Malaparte
chửi Đồng Minh:
Thắng trận nhục nhã lắm!
Bạn DK này, ở Mẽo, nhưng
đọc, thấy có vẻ rất ghét Mẽo!
Y chang đám Bắc Kít!
Hà, hà!
Ngô Khánh Lãng
& Vũ Bạch Tuyến & Nguyễn Hải Hà
Trụ ơi !
Tớ
còn nhớ là Hải chở tớ đến nhà Trụ khoảng hè
1972, Trụ còn rủ bọn này đi "bát phố Bonnard" như
ngày nào năm xưa mà.
Hơn cả nửa năm 1956, ngày nào Trụ cũng đòi ngồi
trên sườn xe đạp của tớ từ nhà anh Nguyễn Hoạt (Hiếu Chân)
ở căn gác sau BV Bình Dân đến trường Thành
Công của Ô. Chu Tử trên đường Lê Văn Duyệt, Trụ còn
nhớ Ngô Tùng Lam, Đoàn Đức Long, Mai Ngọc Liên,
Vũ Ngọc Hải ...ngày ấy không ? (tất cả đều không còn
nữa!)
Hình ngồi trong tiệm phở, tay to con, Nguyễn Hà Trỵ
đó. (1)
Rất tiếc là Chánh Biện Lý Phạm Văn Hàm
đi Úc đến 18/9 mới về nên không gặp và hẹn Lãng
sáng hôm sau gặp mặt Nguyễn Trọng Văn và Quyên
Hải quân nữa....nhưng Lãng có chuyện đột xuất ....đành
hẹn kỳ sau vậy.
Nghe Lãng nói có thể Trụ sẽ có dịp về
nam Cali. khoảng tháng 10 này, phải không ?
Nếu nhất định được ngày gìờ thì cho Tuyến biết, có
thể chúng mình sẽ gặp lại nhau sau 40 năm đó.
Giữ gìn sức khỏe để còn gặp lại nhau nhé
Thân,
Tuyến
Ngô Tùng Lam thì
nhớ quá chứ, còn mấy bạn kia quên sạch.
Mai Ngọc Liên?
Có phải anh bạn ở bên Thủ Thiêm, rớt Tú
Tài I, đi Đà Lạt ngay khóa đầu?
Tớ chơi xì ke chừng vài
chục năm [cc 1970-1989, cỡ đó] khi “hồi phục”, mất hẳn 1 khoảng
thời gian, không làm sao nhớ lại được.
May là còn ngờ ngợ ra bạn!
Tháng tới, tớ qua Cali, sẽ gặp nhau
Gửi lời chúc tới gia đình và tất cả bè
bạn
NQT
Đây là Phà
Thủ Thiêm, nhưng trong hình, không có con phà,
mà chỉ có những con đò.
Thời gian trọ học bên
Thủ Thiêm, gần ngay bờ phía bên kia, hàng ngày
đi học, Gấu dùng phà, vì có giá đặc biệt
cho học sinh. Chỉ tới sau 1975, thì mới qua lại bằng bến đò
Thủ Thiêm, nơi cột cờ Thủ Ngữ, vì phiá bên kia
là khu xóm chích.
Quen Phạm Văn Hàm ở bên đó, vì cùng
trọ học. Hàm dân Hố Nai, sau học Luật, ra trường làm
lớn, ở Tòa Sài Gòn. Anh nhớ nhiều về thời gian trọ học,
Gấu gần như quên sạch.
Đầu tiên người chủ trọ
là 1 ông đàn ông, sau ông ngày nhường
mối cho 1 người bà con, có chồng, nhưng chồng mất, có
mấy đứa con, hình như đều là con trai.
Để căn chừng người đàn bà có con không
có chồng, là ông bố chồng. Hàm còn nhớ
tên tất cả, có lần qua Cali, Gấu hỏi, anh trả lời, nhưng lúc
này, Gấu chẳng nhớ.
Nhưng nhớ cái kỷ niệm thật đáng nhớ về bà chủ
trọ, kiêm nấu cơm trọ, cho 1 đám thanh niên mới lớn.
Gấu nhớ là, đứa con trai
của bà rất thông minh, và hay quấn quýt với
Gấu. Một lần, bế thằng bé, Gấu chỉ trái bầu trên giàn,
hỏi trái gì, nó nói, trái bầu, hỏi tiếp
trái bầu giống cái gì, nó nghĩ và trả
lời, giống cái chai, hỏi nữa, nữa, sau cùng trở lại với trái
bầu, và khi Gấu hỏi trái bầu giống cái gì, nó
khóa họng Gấu bằng câu trả lời:
-Giống 1 trái bầu khác!
Tuyệt!
Gấu xoa đầu thằng bé
khen um lên, bà mẹ cũng mừng quá, cười quá
là cuời, cái cảnh Gấu bế thằng bé, tung lên
trời rồi ôm vào lòng, và hình như là
bắt đầu thương.... Gấu, đúng vào lúc đó!
Hà, hà!
Phải đến chót đời, thì
Gấu mới hiểu được người đàn bà có chồng một mình
nuôi con này thương… Gấu, khi nhớ lại một buổi trưa, nhà
chẳng có ai, Gấu và thằng bé đang nô đùa,
người đàn bà nói, ông cụ nhà tôi
chửi tôi mê trai, Gấu ngạc nhiên, hỏi mê trai, mà
mê ai chứ, người đàn bà mặt đỏ ửng, bẽn lẽn nói,
mê... cậu.
Gấu khi đó, thực sự không
biết ba cái chuyện này, ngu thế.
Thành thử nghe xong, cũng… bỏ qua, chán thế!
Về già, tiếc hùi hụi!
Thủ
Thiêm
Nhìn hình, và
đều già cằn, nhưng làm sao quên được kỷ niệm nhưng
ngày mới vô Sài Gòn, mà, nếu không
có bạn Tuyến, không làm sao đi học được tại trường
Thành Công, và nếu có đi được, thì cũng
trần ai, vì phải đi bộ. Suốt thời gian học Thành Công,
bạn Tuyến ngày nào cũng phải chở Gấu đi học.
Cũng thế, thời gian trọ học Thủ Thiêm, bạn Hàm cho
mượn chiếc xe đạp. Chỉ đến khi đậu cái bằng Tú Tài
1, được Bà Trẻ lôi về nuôi, thì mới lấy lại
cái xe.
Bạn Tuyến có thể quên, nhưng Gấu gặp lại bạn 1 lần,
ở 1 con hẻm, nơi Cổng Xe Lửa Số 6, nơi nhà ông Hiếu Chân,
sau khi dời Chợ Vườn Chuối, mua cái nhà ở đó. Bà
chị họ, vợ ông HC tiếp tục cái nghề bán bún chả,
ở chợ Trương Minh Giảng. Chắc là bạn đến chơi gia đình 1
ngươi quen, kêu Gấu.
Gấu "hi" 1 phát, rồi chuồn.
Lúc đó ghiền nặng quá, ngượng, chẳng muốn gặp
lại bạn cũ.
http://huyvespa.blogspot.com/2015/11/thanh-tam-tuyen-tren-khoi-hanh-series.html
Giấc Mơ BHD
Tuổi thơ là một cơn
mộng không biết là cơn mộng.
Trong nhiều năm nhiều năm, một giấc mơ
trở đi trở lại hoài trong đầu tôi, giấc mơ này
đưa tôi tới một cái sân lớn của con phố Rosellon,
thành phố Barcelone, ở đó, đứa trẻ là tôi
chơi đá banh một mình sau ngày học dài,
trở về nhà, và trong khi chờ cơm, tôi bịa ra
những trận banh. Cái sân đó, bao bọc chung quanh
là những nhà cửa xám xịt, buồn thỉu buồn thiu,
nét đặc biệt của thời kỳ đó, những năm dài cực
nhọc tại Tây Ban Nha thời hậu chiến. Trong trí tưởng
tượng của tôi, tôi là cả hai muơi hai cầu thủ cùng
một lúc, một phần thân thể của tôi - gồm mười
một cầu thủ - nhập vai tấn công, cứ như thể nó là
Brésil tại Cúp Thế Giới ở Thụy Điển, trong khi phần
còn lại, lo phản công. Tôi quên không
tưởng tượng ra trọng tài, và mỗi một đội như thế
- mỗi một phần của cơ thể của tôi như thế đó – có
thể thắng, hay bại, tuỳ thuộc vào thiên tài
mà mỗi đội phô ra, Được hỗ trợ bởi thiên tài
tuổi thơ, tôi bịa ra những cú mơ mộng thần sầu, làm
dựng tóc gáy cầu trường tưởng tượng, mà những
khán giả của nó, là những cư dân ở trong
những căn nhà xám xịt xỉn xìn xin, thỉnh thoảng
họ còn thò đầu ra khỏi cửa sổ, chăm chú theo
dõi một cách buồn bã, thằng nhỏ khốn khổ khốn nạn,
một mình chơi với quả banh tồi tàn kết bằng rơm.
Trong giấc mơ trở đi trở lại đó,
mọi chuyện y như nhau, tôi chơi đá banh một
mình, cái sân vẫn cái sân,
vẫn cái cảnh hoang tàn sau chiến tranh. Có
một thay đổi: trong giấc mơ của tôi, những nhà cửa
bao quanh tôi, là những ngôi nhà chọc
trời ở Nữu Ước, và điều này cho tôi cảm tưởng,
mình là trung tâm của thế giới, và
lạ lùng thay, tuyệt vời thay, thần sầu thay, đại gia thay
[cái này thì thuổng me-xừ TL], tôi cảm
thấy thật là hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc.
Một thứ cảm giác thanh thản, viên mãn, tuyệt vời,
siêu nhiên, như chưa từng có trên cõi
đời này.
Ui chao, mơ mãi như thế, thì
cũng có ngày tỉnh ra, ngộ ra được rằng, giá
mà có ngày được đặt trên lên
Nữu Ước, thì còn gì thú cho bằng,
nhỉ!
Cứ nghĩ đến cái ngày mình
tới Nữu Ước, giữa những tòa nhà chọc trời,
giữa cuộc sống thực, cuộc đời thực, và đồng thời, giữa
giấc đại mộng, thì cái cảm giác lúc
đó mới ‘đại gia’ làm sao!
Một ngày, khi đó 41 tuổi,
tôi được mời tới Nữu Ước để đọc diễn văn tại một cuộc
họp. Tắc xi đưa tôi đến một khách sạn, và
trong căn phòng tại Mã Nhật Tân, sau khi
lấy đồ đạc ra khỏi va li, tôi bèn đi ra cửa sổ ngắm thành
phố. Xung quanh tôi là những tòa nhà
chọc trời tuyệt vời. Tôi điện thoại cho mấy vị giáo
sư mời tôi, và hai bên ấn định sẽ gặp gỡ vào
ngày hôm sau. Xong xuôi, tôi lại mò
ra cửa sổ. Mình đang ở giữa giấc mơ của mình, tôi
bảo tôi như vậy. Nhưng tôi nhận ra, mọi chuyện vưỡn
vậy, vưỡn thế, vưỡn như cẩn, chẳng có gì khác
xẩy ra. Tôi đang ở trong giấc mơ của tôi, và giấc
mơ là thực. Nhưng, chỉ có vậy. Chấm hết! Trong một
khoảnh khắc tuyệt vời tôi thả mình vào trong
không gian, vào trong khung cảnh, vào trong
bức tranh, cố cảm thấy rằng là mình đang sướng mê
tơi, nhưng vưỡn chẳng có gì xẩy ra, chẳng có
gì đặc biệt xuất hiện. Tôi nhoài ra bên ngoài
cửa sổ, nhìn thật gần những tòa nhà chọc trời của
khu Manhattan… vưỡn thế là vưỡn thế!
Thấm mệt, tôi tự nhủ thầm, thôi
để ngày mai, biết đâu phép lạ xẩy ra.
Tôi lên giường, và chẳng mấy chốc đi vào
giấc ngủ. Tôi nằm mơ mình là đứa trẻ ngày
nào ở Barcelone, chơi đá banh tại một cái
sân ở Nữu Ước. Tôi phải nói ngay tút
xuỵt, đó là giấc mơ đẹp nhất trong đời tôi,
hoàn hảo, tràn đầy, viên mãn, ấn
tượng nhất. Và tôi khám phá ra rằng,
ma thuật, huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ, thì
không phải là Nữu Ước. Huyền thuật, hay thiên
tài của giấc mơ chính là cái cơ sự,
luôn luôn là một đứa trẻ chơi đá banh
một mình, và kệ mẹ cho trí tưởng tượng bay bổng
bát ngát chin phương trời mười phương đất, dẫn dắt
nó. Và tôi nhớ ra rằng thì là Giorgio
Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở
trong chúng ta, sẽ xẩy ra một cái ngày, mà
vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.
“Y hệt như là, bất thình
lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một
băng con nít đi qua cửa sổ của căn phòng của bạn, và
bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm sao, vì nguyên
cớ nào, vị nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ
bỏ bạn”.
Và nàng nói, “Bây
giờ H. hết lãng mạn rồi!”
Hình như, luôn luôn là,
đối với Gấu tôi, khi đến cõi đời này,
là để tìm kiếm trong giây lát, vị
nữ thần của riêng Gấu tôi, vị nữ thần của một đứa con
nít, một thằng bé nhà quê Bắc Kỳ, thằng
bé đó chơi trò chơi phù thuỷ thứ thiệt
của giấc mơ.
Theo Enrique Vila-Matas
Nhưng mà, này,
vẫn thuổng Vila-Matas, liệu có một thánh nữ
có tên là Bông Hồng Đen?
(1)
Béatrice exista-t-elle
vraiment?
AUTOFICTION
Une seule certitude:
l'autofiction est un néologisme inventé par le professeur
et romancier français Serge Doubrovskyen 1977. Il désigne
une variante moderne de l'autobiographie romancée. En anglais,
ce même genre littéraire s'appelle faction, fusion
des mots fact et fiction.
C'est tout ce que je sais sur l'autofiction.
Je me rends tout à coup compte en rougissant
que je dois demander pardon, parce que je sais quelques autres
choses à ce sujet. Vous voyez bien comment je suis. Sans
y songer vraiment, je m'étais déjà mis à
faire de l'autofiction. Oui, je sais certaines choses de plus. Je
sais, par exemple, ce qu'a exactement dit Doubrovsky. Il a dit qu'il
y a autofiction quand « l'auteur devient lui-même sujet
et objet de son récit ». Et je sais aussi ou crois savoir
ce qui distingue l'autobiographie de l'autofiction. C'est tout simple:
l'autofiction, c'est l'autobiographie faisant l'objet d'un soupçon.
Celui qui raconte sa vie la transforme en roman et passe la frontière
qui le mène vers les domaines de la fabulation. Ce qui veut dire
que nous ne devons plus comprendre l'autobiographie uniquement de façon
classique (simple reproduction exacte du moi), mais comme un ensemble
de matériaux utilisés pour la fiction, si bien que l'auteur
auto-invente son autobiographie.
Il n'est pas indispensable d'être comme
les autres veulent nous voir, mais que l'écriture nous
serve à construire notre propre personnalité et notre
biographie. Nous pouvons renoncer aux liens chaotiques avec les
événements de notre vie et essayer de nous autocréer,
de modeler notre propre personnage et notre propre biographie pour
l'usage du lecteur, de notre fiancée, de notre épouse
ou de notre belle-mère.
Ce que fit, par exemple, Gombrowicz dans son
célèbre Journal. À la base, il y a évidemment
des faits réels de la vie de l'auteur, de la vie de Gombrowicz.
Ce sont des faits racontés plus ou moins minutieusement
tandis que, simultanément, des fragments d'essais philosophiques,
de brillantes polémiques, des passages lyriques, des plaisanteries
grotesques, et aussi, ouvertement, de la fiction littéraire
accèdent au même statut.
Cela dit, par bonheur, Gombrowicz n'avait
jamais entendu parler d'autofiction. Pour ma part, j'ai du
mal à m'habituer à ce mot apporté au monde
par Doubrovsky. Bien des annnées avant d'entendre parler
d'autofiction, j'ai écrit, je me souviens, un livre intitulé
“Souvenirs inventés” (1) dans lequel je m'appropriais les
souvenirs d'autres personnes pour consstruire mes souvenirs personnels.
Je ne sais toujours pas si c'était de l'autofiction. Toujours
est-il qu'avec le temps, ces souvenirs sont devenus pour moi tout
à fait vrais. Je dirais même que ce sont mes souvenirs.
Pour ce livre, j'avais volé à
Antonio Tabucchi ses souvenirs de Porto Pim dans les Açores.
Mais Tabucchi ne l'a pas mal pris et a donné un double
tour d'écrou à cette histoire en transformant les
souvenirs que je lui avais volés en souvenirs à lui,
de son invention. Ce double tour d'écrou n'a, pour l'instant,
aucun néologisme qui le désigne, il attend son Doubrovsky,
mais à vrai dire, je préférerais qu'il n'yen
ait pas d'autre, parce qu'il ne me semble pas indispensable de donner
des noms à toutes les variantes du prétendu nouuveau
genre, et si je dis « prétendu nouveau genre », c'est
parce que Dante et Rousseau l'ont déjà pratiqué.
Si l'on s'en tient à ce qu'a dit Borges,
Dante écrivit La Divine Comédie uniquement pour
y inclure, de temps à autre, des scènes de ses
renconntres avec l'irrécupérable Béatrice,
dont le regard le comblait d'une inntolérable béatitude.
Béatrice qui s'habillait en général de rouge.
Béatrice à qui il avait tant pensé qu'il fut
étonné que des pèlerins qu'il vit un matin à
Florence n'eusssent jamais entendu parler d'elle.
Béatrice exista-t-elle vraiment?
L'ombre d'un léger soupçon pèse
sur elle. Et une autre sur Dante. Avait-il, par hasard, des
souvenirs inventés?
Je crains fort que l'autofiction ne soit une
invention de Dante. Lacan disait que la vérité
est structurée comme une fiction. Dante aurait, à
coup sûr, souscrit de son plein gré à cette
phrase .•
Traduit de l'espagnol par André Gabastou
(1) Non disponible en français.
Magazine Littéraire Nov 2005
Tất cả cái gọi là thơ xuôi
thì không thực.
hay,
Làm đếch gì
có cái gọi là thơ xuôi
Điều này chính
xác: tự động giả tưởng là một tân luận lý
được phát minh bởi một vị giáo sư, tiểu thuyết gia
người Pháp, Serge Doubrovskyen, vào
năm 1977, để chỉ 1 thể loại văn học hiện đại qua đó, tự
thuật được tiểu thuyết hóa. Trong tiếng Anh, cũng có
1 thứ tương tự có tên là “faction”, do “fact”
[sự kiện] trộn với giả tưởng [fiction].
Đường Lê
Lợi. 1968
Hình manhhai
Nhà thương Đô
Thành, phía bên phải. GCC ăn mìn VC ở Mỹ
Cảnh, được cảnh sát khiêng ra xe, rồi đưa vô đây.
Khi ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện,
còn là thầy dạy học trường Quốc Gia Bưu Điện, Thầy
Nguyễn Văn Điều, vô thăm, thấy kiến bu vết thương, phán,
cho nó vô Grall - nhà thương Đồn Đất, của Tẩy.
Kế nhà thương, là bót Lê
Văn Ken, GCC cũng đã bị bắt, đưa vô đây, đã
kể rồi, trong Lần Cuối Saigon.
Capstan: Cho anh phát
súng tim anh nát!
Grall là nhà thương
tư, Gấu vô đó, là phải trả tiền. Khi ông
Tổng Giám Đốc phán như thế, là nhà nước
phải trả tiền. Sau đó, trừ vào lương. Phải mất đâu
cả 1, hay 2 năm, Gấu mới thanh toán hết tiền nằm Grall.
Bót Lê Văn Ken. GCC lầm là Bót
Hàng Ken.
Thảo Trường, hồi chưa di xa, mail, chỉ cho cái
sai.
Khi GCC nằm nhà thương Đô
Thành, BHD không dám vô thăm. Đọc báo
Chính Luận, thấy GCC thuộc loại bị thương nặng, khóc,
mà không dám dụi mắt, sợ mắt sẽ đỏ, mọi người trong
nhà sẽ biết. Khi Gấu chuyển vô Grall, ghé thăm
đâu cũng được một, hai lần; một lần, trên đường đi, ghé
1 tiệm sách ở Lê Lợi, mua 1 cuốn của J.H. Chase, Un beau
matin d’été, Một sáng đẹp mùa hè.
Hỏi, đọc chưa. Gấu ngu quá, nói đọc rồi, em, mặt xịu xuống,
H. cũng nghĩ là anh đọc rồi.
Khi về nhà dưỡng thương, ở hẻm Nguyễn Huỳnh Đức,
Phú Nhuận, có ghé, rồi, khi về Đài làm
việc, với cái tay băng bột, cũng ghé.
Khi tháo băng bột, là mối tình chấm
dứt.
Cái đoạn, chạy theo em, nơi cổng trường Đại Học
Khoa Học, Đại lộ Cộng Hòa, xẩy ra đúng như vậy. Gấu
không thêm bớt, tưởng tượng.
Sau này, nghe qua Vy, cô em họ, em nói,
học Y Khoa mấy năm dài, làm sao bắt anh Gấu đợi. Mà
đợi, thì cũng chắc gì đã nên vợ, nên
chồng. Hơn nữa, anh Gấu, có bằng cấp, công chức chánh
ngạch Bưu Điện, có nhà nhà nước cấp, lại viết
văn nữa, thiếu gì người lo cho anh ấy…
Em tính toán y hệt 1 cô gái
Bắc Kít. Thật là chu đáo. Nhưng lý do
chính, là, em không muốn Gấu phải gọi ông
bố của em là bố!
Nhớ, lần đi chơi trong Chợ Lớn, về, ghé hình
như cũng đường Lê Lợi, để em đi bộ về nhà. Ra khỏi xe,
có một bà và 1 cô gái, đứng bên
hè đường đợi tắc xi, hóa ra là cô bạn cùng
lớp, và bà mẹ của cô. Cả hai cùng trố mắt
nhìn. Gấu hoảng quá. Em tỉnh bơ, như người Hà
Nội, chào, và giới thiệu Gấu, không phải bạn trai,
mà là bạn của ông anh.
Thật là chững chạc.
Ui chao, sau đọc MCNK, cũng có 1 cảnh y chang.
Nhưng thê lương hơn nhiều.
Đêm thứ nhì
sau vụ mìn nổ, khi chàng tỉnh táo, nhận ra
những khuôn mặt thân thương trong gia đình, chàng
cố gắng cất tiếng nói nhưng không thể, và chàng
cảm thấy thật rõ ràng một điều, chàng sẽ chết
trong đêm, và trước khi chết, chàng sẽ được gặp
nàng lần cuối cùng. Trước khi chết, chàng sẽ còn
đủ thì giờ để nói với nàng, rằng chàng yêu
nàng vô cùng, và tình yêu đó
chẳng liên can gì đến đời sống hoặc cái chết, rằng
nó phải như vậy, nếu không đã chẳng thể nào
có nàng và chàng ở trên đời, và
điều chàng ân hận, là chàng đã yêu
nàng nhiều quá, như một lần chàng đã viết,
"Chúng ta không sợ chúng ta không yêu
thương nhau mà chỉ sợ chúng ta yêu thương nhau nhiều
quá." Chàng cảm thấy đời chàng sẽ kết thúc
như vậy, và chẳng thể nào khác.
Sáng sớm
hôm sau, khi chàng nhận thấy đã chống cự nổi, và
thắng cả thần chết, đã lừa dối được định mệnh, đồng thời chàng
cũng nhận ra một sự thật thảm thương, là sự sống sót của chàng
như có một điều chi bất thường, giống như một nốt nhạc sai, dư,
thừa, bất toàn, một giọng hát lạc giữa một bài
ca, sự sống sót của chàng là một điều xúc
phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng
vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương
đêm đó.
Trong khi lần hồi
sống lại, trong những lần nàng vào nhà thương
Grall thăm chàng, nghe nàng kể chuyện, khi được tin,
nàng đã khóc và không dám giụi
mắt, vì sợ mắt sẽ đỏ, và người trong nhà sẽ biết.
Chàng nghe kể lại, vừa cảm động vừa hổ thẹn....
Ngày 28 tháng 3, tôi
gặp lại H. lần cuối cùng. Trời bữa đó mưa. Trận mưa mở
đầu mùa. Thời tiết thay đổi, khí hậu ẩm ướt làm
cánh tay trái của tôi trở nên đau nhức, khó
chịu. Tôi ra Sài Gòn, tìm một quán
nước, vừa uống cà phê vừa ngó mưa. Quán này,
ngày trước tôi và H. thỉnh thoảng có ghé.
Tôi còn nhớ, một lần ngồi đây, cũng tại bàn
này, tôi uống bia, và chợt có ý định
muốn hôn nàng. Lúc đó buổi trưa, trong quán
chỉ có một hai người ngoại quốc đang dùng bữa. Họ vừa
ăn vừa cắm cúi đọc báo. Ngày hôm sau, nàng
bảo tôi, nàng biết ý định của tôi lúc
đó, và phải quay đi, để che giấu nụ cười.
Đang ngồi, đột
nhiên nhớ đến nàng, đột nhiên tôi có ý
định phải gặp nàng, và chỉ cần nhìn mặt nàng
lúc này, là tôi biết rõ, nàng có
còn yêu tôi hay không. Tôi đến Đại Học Khoa
Học, và ngồi ở hiên ngoài, cũng là nơi tôi
vẫn thường ngồi với bạn bè, hoặc ngồi một mình đọc sách,
thay vì ngồi bên trong giảng đường nghe giáo sư giảng
bài.
Tôi ngồi chờ nàng thật
lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy
vào bên trong trường tìm nàng. Tôi
gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học.
Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi
vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói
nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào
nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một
quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và
chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và
hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không.
Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng
nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu
tình yêu là gì. Tôi mệt và giận,
muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi,
trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ
rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng,
nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên
nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột
nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã
sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi
bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi
đối với nàng đã hết.
Sơ Dạ Hương
Trong
khi Kiệt bị quấy rầy, Oanh châm thuốc lá hút,
nhấm nháp ly rượu hồng nhạt. Nàng đóng kiểu cách
vênh váo lạ mắt, nghênh nghênh trông
ra cửa sổ làm vẻ không chú ý đến kẻ nhiễu
sự. Thái độ của nàng hơi quá đáng nhưng Kiệt
thích.
Oanh
càng lúc càng vui vẻ, điệu bộ ngôn ngữ
linh hoạt. Nhiều lúc nửa say nửa tỉnh, nàng bộp chộp gấp
gáp khiến Kiệt phì cười. Đó là những
phút vui thê thiết. Những lúc ấy Kiệt nắm tay Oanh,
níu nàng lại, không cho tiến thêm. Chàng
cũng có cảm tưởng hai người đang tựa nhau trong cơn lảo đảo để
khỏi té nhào. Và Oanh cười long lanh nước mắt.
Cuối
bữa ăn, không khí bớt ồn tạp. Oanh bình tĩnh,
thong thả hơn. Kiệt thấm rượu choáng váng. Họ ăn món
tráng miệng đặt trên mặt bàn đã thay khăn
trải, vẻ thật nghiêm chỉnh.
Trong
phòng nổi mấy khúc nhạc tối qua.
Nhà hàng có lẽ chỉ có
vài ba băng nhạc và mở lên theo một trật tự bất
biến. Kiệt lại nghe Hòa Tấu Khúc số 5, nhưng chàng
không hát theo vì còn gặm miếng bánh
ngọt. Oanh khời khời từng muỗng nhỏ trái cây hộp. Hai người
âm thầm ngắm lẫn nhau, cùng ngưng thần sửa soạn vượt chặng
gian nan nhất của cuộc tình ngắn ngủi. Kiệt biết vậy. Và
Kiệt biết, người thiếu nữ lạ lùng vừa sống trọn với mình
một ngày chủ nhật, cũng biết thế.
Tu es vraiment femme.
Gấu thực sự không biết BHD có
đọc Gấu, những ngày còn Saigon. Nhưng cái xen chạy
theo em, trên, về già, Gấu biết, gây “chấn động”, ở
1 vài độc giả. Trong có cô em gái của HPA, cùng
học lớp BHD, thời học trường Kiến Thiết, trên đường Trần Quí
Cáp, phía bên đường, căn nhà của BHD, ở đường
Phan Đình Phùng.
Ấy là có lần HPA chê Gấu viết văn vãi
linh hồn, và cho biết cô em của anh, đọc, khúc trên,
khóc nức nở.
Cô này, thời gian học cùng lớp với BHD,
có lần nhờ Gấu giải giùm 1 bài toán hình
học. Cô ngớ người, và nói với ông anh, Gấu giỏi
toán, còn hơn cả ông thầy của cô!
Saigon_scenes 1967 by
Francois Sully - Đường Yersin. Phía trước là ngã
tư Hồ văn Ngà - Yersin, thẳng lên là Khu Dân
Sinh.
Francois Sully, ký giả Tẩy, chết cùng Đỗ
Cao Trí, khi trực thăng rớt. GCC nhớ là tờ báo
Mẽo mà ông là nhân viên, sau đó,
đi 1 đường điều tra, và kết luận, máy bay để dơ quá,
nên rớt, không phải VC bắn hạ, hình như ở Tây
Ninh.
Chữ & Việc
Note: Thú thực Gấu không
nhớ là đã từng giữ mục “Chữ và Việc” cho “Tập San
Văn Chương”.
Tks. All of U.
NQT
Đọc, bồi hồi, muốn khóc.
Vì có địa chỉ của BHD, có số điện
thoại của BHD nữa!
Hà, hà!
Già rồi, khóc
hoài, con nít nó cười cho!
Người gì mà dai như đỉa thế!
Sorry, NQT
Một thảm kịch vô phương
cứu chữa vẽ nên khuôn mặt nát tan tuyệt vời của
tình yêu:
Đúng là nó vận vào anh cu Gấu
thật!
Số nhà thì không
quên, nhưng số điện thoại, làm sao mà nhớ nổi,
nhưng không quên, cái lần đầu nhờ cô Nga,
nữ điện thoại viên trên Đài gọi giùm, gặp ông
bố hắc ám, tất nhiên. Tra vấn 1 hồi, mới kêu cô
con gái. Nói chuyện cũng lâu lắm. Cô em họ,
cô Vy, dân Đà Lạt, hỏi ai đấy, nghe nói Gấu,
cô chạy qua nhà kế bên, có điện thoại, kêu
đúng số trên, để cùng nghe. BHD cười quá. Hỏi
về boyfriend, biết là có rồi, bạn cùng học, cũng
dân y khoa, sau qua Cali, thôi nhau, có được 1 đấng
con trai.
Qua đây, GCC có mấy cơ hội để có được
số điện thoại, nhưng ngu quá, tự ái nữa, chỉ nhờ 1 anh
bạn nhắn giùm, em trả lời qua anh bạn, để em kêu. Ui chao
GCC chờ hoài, em quên, chắc là chờ đi rồi, sẽ gọi từ
phía bên kia.
Đó cũng là lần em kể chuyện boyfriend nghe
Sài Gòn rục rịch có biểu tình là
khệ nệ vác mấy bao gạo tới nhà trình ông bố
vợ, và phán, Gấu không làm nổi chuyện đó
đâu.
Đúng, không
làm nổi.
Mà có làm nổi thì em cũng cấm
không cho làm.
Bởi là vì, nếu Gấu làm nổi, thì
em đâu cần có thêm 1 thằng vác gạo khác
nữa?
manhhai
Vietnam war Photo - Fall of Saigon, April 1975
Marcus, gmp3157 and 5 more people faved this
ngao5 7h
13-4-1975, trực thăng CH-47 Chinook
di tản binh sĩ Sư đoàn 18 bộ binh và gia đình
ra khỏi Xuân Lộc. Ảnh: Dirck Halstead
GCC biết Dirck Halstead trở lại Việt Nam làm
phóng sự di tản cho Time, quá trễ, qua Nhung, cũng
1 chuyên viên Bưu Điện, cũng làm part time cho
tụi báo chí Mẽo, đúng ngày Dương Văn Minh
ra lệnh Mẽo cút khỏi Miền Nam. Đến khách sạn anh ở,
ở đường Nguyễn Huệ, anh nói, cầm cái camera theo tao,
lên trực thăng, ra hạm đội 7, hết C.130 rồi, Gấu không thể
bỏ gia đình, lắc đầu, anh móc túi lấy hết số tiền
Ngụy còn lại giúi vô tay Gấu, miệng nói bye,
bye. Gấu xuống Ngã Sáu, làm 1 shot, chắc phải 2,
rồi về nhà nằm phê!
Mới nhận mail của Dirck, liền tức
thì:
From:
Date: Thursday, July 21, 2005 11:36:18
PM
To: Nguyen_Quoc_Tru
Subject: Re:
It's wonderful to hear
from you Tru. How are you?
We missed you at the reunion
in Saigon in May.
Cuộc hội ngộ vào
tháng Năm, the reunion in Saigon in May, là vào
năm 1985, khi VC kỷ niệm Mười Năm Đại Thắng Mùa Xuân.
Mời mấy anh ký giả Mẽo tới, trong có Dirck.
Hai Lúa lúc
đó ở trong Trại Bà Bèo, sau chuyến đi Vàm
Láng thất bại, như đã kể sơ sơ trong một bài viết.
Khi về được Sài
Gòn thì lễ lạc đã qua. Tình cờ gặp Tám,
nhân viên phòng tối. Anh nói, thằng Dirck
hỏi thăm mày, nhưng tao với nó phải đứng xa nhau cả
mười mấy thước, ở ngay trước Tòa Đô Chính, chỗ bùng
binh phun nước.
Sợ mấy ảnh, đầy đường lúc
đó.
Tám nói, cũng
là tình cờ tao nhìn thấy thằng Dirck từ đằng xa.
Chính nó kêu tao.
Tám, nhân
viên phòng tối, trốn lính, suốt ngày đêm
đóng đô tại văn phòng UPI. Bữa đó, cuồng
cẳng quá, mò ra ngoài, lang thang mấy snack
bar kế bên văn phòng tại đường Ngô Đức Kế, phía
đi ra Nguyễn Huệ, bị tóm liền.
Bữa sau, Hai Lúa
xuống văn phòng, gặp Tư Râu, người chuyên đưa hình
lên Đài cho HL chuyển đi. Anh nói, mở mấy ngăn
kéo riêng của thằng Tám, thấy toàn xú
chiêng, quần lót của bướm!
Dirck cũng từng đề nghị với
Hai Lúa, mày có muốn đi làm tại văn phòng
UPI Tokyo, tao lo cho. Đó là lúc cuộc chiến
"hứa hẹn những điều khủng khiếp".
Lạ một điều, Hai Lúa
chưa từng có ý định rời bỏ Sài Gòn, chờ
cho cuộc chiến qua đi, rồi lại mò về. Đi tu nghiệp hai năm thì
được. Nhưng do làm UPI, HL từ bỏ một hai cơ hội tu nghiệp Huê
Kỳ. Nhớ lại, lúc đó, chỉ mong được đi Tây.
Cho Gấu tí Paris
Để Gấu làm thi sĩ!
Đại khái vậy!
Chuyến đi "liên
can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của những
người CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo
những danh sách, những bản tin, những tài liệu về miền
Nam sau mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi học tập, tình
cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Bài Surprise là do một độc giả Tin Văn
[ĐLK, cộng tác viên thường trực của Tin Văn, đúng
hơn], chuyển cho. Nhờ vậy, liên lạc được với Dirck. Tks.
Hai Lúa.
Giấc Mơ BHD
Tuổi thơ là một cơn mộng
không biết là cơn mộng.
Trong nhiều năm nhiều năm, một
giấc mơ trở đi trở lại hoài trong đầu tôi, giấc mơ
này đưa tôi tới một cái sân lớn của con
phố Rosellon, thành phố Barcelone, ở đó, đứa trẻ là
tôi chơi đá banh một mình sau ngày học dài,
trở về nhà, và trong khi chờ cơm, tôi bịa ra những
trận banh. Cái sân đó, bao bọc chung quanh là
những nhà cửa xám xịt, buồn thỉu buồn thiu, nét đặc
biệt của thời kỳ đó, những năm dài cực nhọc tại Tây
Ban Nha thời hậu chiến. Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi
là cả hai muơi hai cầu thủ cùng một lúc, một phần
thân thể của tôi - gồm mười một cầu thủ - nhập vai tấn công,
cứ như thể nó là Brésil tại Cúp Thế Giới ở
Thụy Điển, trong khi phần còn lại, lo phản công. Tôi
quên không tưởng tượng ra trọng tài, và mỗi
một đội như thế - mỗi một phần của cơ thể của tôi như thế đó
– có thể thắng, hay bại, tuỳ thuộc vào thiên tài
mà mỗi đội phô ra, Được hỗ trợ bởi thiên tài
tuổi thơ, tôi bịa ra những cú mơ mộng thần sầu, làm
dựng tóc gáy cầu trường tưởng tượng, mà những khán
giả của nó, là những cư dân ở trong những căn nhà
xám xịt xỉn xìn xin, thỉnh thoảng họ còn thò
đầu ra khỏi cửa sổ, chăm chú theo dõi một cách buồn
bã, thằng nhỏ khốn khổ khốn nạn, một mình chơi với quả banh
tồi tàn kết bằng rơm.
Trong giấc mơ trở đi trở lại đó, mọi chuyện y như
nhau, tôi chơi đá banh một mình, cái sân
vẫn cái sân, vẫn cái cảnh hoang tàn sau chiến
tranh. Có một thay đổi: trong giấc mơ của tôi, những nhà
cửa bao quanh tôi, là những ngôi nhà chọc
trời ở Nữu Ước, và điều này cho tôi cảm tưởng,
mình là trung tâm của thế giới, và lạ lùng
thay, tuyệt vời thay, thần sầu thay, đại gia thay [cái này
thì thuổng me-xừ TL], tôi cảm thấy thật là hạnh phúc,
vô cùng hạnh phúc. Một thứ cảm giác thanh
thản, viên mãn, tuyệt vời, siêu nhiên, như chưa
từng có trên cõi đời này.
Ui chao, mơ mãi như thế, thì cũng có
ngày tỉnh ra, ngộ ra được rằng, giá mà có
ngày được đặt trên lên Nữu Ước, thì còn
gì thú cho bằng, nhỉ!
Cứ nghĩ đến cái ngày mình tới Nữu
Ước, giữa những tòa nhà chọc trời, giữa cuộc sống thực,
cuộc đời thực, và đồng thời, giữa giấc đại mộng, thì
cái cảm giác lúc đó mới ‘đại gia’ làm
sao!
Một ngày, khi đó 41 tuổi, tôi được
mời tới Nữu Ước để đọc diễn văn tại một cuộc họp. Tắc xi đưa tôi
đến một khách sạn, và trong căn phòng tại Mã
Nhật Tân, sau khi lấy đồ đạc ra khỏi va li, tôi bèn
đi ra cửa sổ ngắm thành phố. Xung quanh tôi là những
tòa nhà chọc trời tuyệt vời. Tôi điện thoại cho
mấy vị giáo sư mời tôi, và hai bên ấn định
sẽ gặp gỡ vào ngày hôm sau. Xong xuôi, tôi
lại mò ra cửa sổ. Mình đang ở giữa giấc mơ của mình,
tôi bảo tôi như vậy. Nhưng tôi nhận ra, mọi chuyện vưỡn
vậy, vưỡn thế, vưỡn như cẩn, chẳng có gì khác xẩy
ra. Tôi đang ở trong giấc mơ của tôi, và giấc mơ là
thực. Nhưng, chỉ có vậy. Chấm hết!
Trong một khoảnh khắc tuyệt vời tôi thả mình vào
trong không gian, vào trong khung cảnh, vào trong bức
tranh, cố cảm thấy rằng là mình đang sướng mê tơi,
nhưng vưỡn chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì
đặc biệt xuất hiện. Tôi nhoài ra bên ngoài cửa
sổ, nhìn thật gần những tòa nhà chọc trời của khu
Manhattan… vưỡn thế là vưỡn thế!
Thấm mệt, tôi tự nhủ thầm, thôi để ngày
mai, biết đâu phép lạ xẩy ra. Tôi lên giường,
và chẳng mấy chốc đi vào giấc ngủ. Tôi nằm mơ mình
là đứa trẻ ngày nào ở Barcelone, chơi đá banh
tại một cái sân ở Nữu Ước. Tôi phải nói ngay tút
xuỵt, đó là giấc mơ đẹp nhất trong đời tôi, hoàn
hảo, tràn đầy, viên mãn, ấn tượng nhất. Và tôi
khám phá ra rằng, ma thuật, huyền thuật, hay thiên
tài của giấc mơ, thì không phải là Nữu Ước.
Huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ chính là
cái cơ sự, luôn luôn là một đứa trẻ chơi đá
banh một mình, và kệ mẹ cho trí tưởng tượng bay bổng
bát ngát chin phương trời mười phương đất, dẫn dắt nó.
Và tôi nhớ ra rằng thì là Giorgio Agamben đã
từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta,
sẽ xẩy ra một cái ngày, mà vào ngày đó,
Bông Hồng Đen từ bỏ nó.
“Y hệt như là, bất thình
lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít
đi qua cửa sổ của căn phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng
hiểu tại ra làm sao, vì nguyên cớ nào, vị nữ
thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.
Và nàng nói,
“Bây giờ H. hết lãng mạn rồi!”
Hình như, luôn
luôn là, đối với Gấu tôi, khi đến cõi đời này,
là để tìm kiếm trong giây lát, vị nữ thần của
riêng Gấu tôi, vị nữ thần của một đứa con nít, một thằng
bé nhà quê Bắc Kỳ, thằng bé đó chơi trò
chơi phù thuỷ thứ thiệt của giấc mơ.
Theo Enrique Vila-Matas
Trang Vila-Matas
Ui chao, mò ra được
bài viết trên, sướng mê tơi.
Của Người Phước Ta.
Cám ơn ông Vila-Matas một phát!
Tks Both [Hai Bac] of U. NQT
manhhai
SAIGON 1967 - Đường Nguyễn Du, cổng Vườn Tao Đàn
Cổng vô vườn Tao
Đàn, phía đường Nguyễn Du. Lần đầu tiên, Gấu đậu
cái xô lếch bên hè đường, phía bên
trong vườn. Em đi bộ, phía bên kia đường, vô vườn,
Gấu vòng xe hoa, em thản nhiên ngồi lên, đúng như
em viết trong 1 lá thư sau đó.
Nhớ là thời gian đó, cuối năm, lạnh, Gấu dậy sớm,
chắc là do lạnh, nên nhớ Hà Nội, xứ Bắc Kít,
thế rồi bất thình lình, nhớ Em khủng khiếp, và thế
là lấy cái xô lếch phóng 1 mách…
Chiếc xô lếch, là của bạn Chất. Bà cụ Chất
nói, mày lấy cái xe, đi làm, đừng đi xe đạp
nữa, có tiền rồi. Tao mua chiếc xe Nhật cho nó....
1967, đúng thời gian này.
|