Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 


Album

Alert:

Trang TV bị hacker tính chôm home page.
Symantec chặn được, khuyên đổi.

31.7.2012


Thơ Mỗi Ngày

CHANG YANG-HAO 1269-1329

Several centuries have passed since Wang Wei was writing his poems. We are now in a different period of Chinese history,
and the reflection on time's passing makes an integral part of this poem-a poem like the Bible's vanity of vanities,
with two magnificent concluding lines.

RECALLING THE PAST AT T'UNG PASS

As if gathered together,

the peaks of the ranges.

As if raging,

the waves on these banks.

Winding along

these mountains & rivers, the road to the T'ung Pass.

I look west

& hesitant I lament here where

opposing armies passed through.

Palaces

of countless rulers

now but dust.

Empires rise:

people suffer.

Empires fall:

people suffer.

"Made new" by C. H. Knock and G. G. Gach

Vài thế kỷ đã qua đi kể từ khi Wang Wei viết những bài thơ của ông. Chúng ta bây giờ ở trong 1 thời kỳ khác của lịch sử TQ, và thời gian qua đi và con người nghĩ về điều này, làm thành cái nền của bài thơ - một bài thơ giống như vô thường của mọi vô thường của Thánh Kinh, với hai dòng thần sầu kết thúc.

Qua Hẻm Tung nhớ quá khứ

Như thể tất cả tụ hội, đỉnh tiếp đỉnh, núi tiếp núi, rặng tiếp rặng
Như thể tất cả cuồng nộ, những ngọn sóng quất túi bụi vào vách đá
Dọc núi dọc sông, là con đường nhắm hướng Hẻm Tung
Tôi nhìn về phía tây & ngập ngừng, than thở
Nơi đây ngày nào bao binh đoàn quân đối nghịch đi qua
Lâu đài của biết bao tên cai trị
Bây giờ chỉ còn bụi
Những đế quốc lên ngôi,
Dân chúng đau khổ
Những đế quốc tàn lụi
Dân chúng đau khổ.
*

Chào bác: Mới lên Tản Viên và đọc mấy bài thơ "mới" , thấy có bài thơ thần sầu “Qua Hẻm Tung nhớ quá khứ”, tra cứu thì được biết thêm, tác giả là Trương Dưỡng Hạo CHANG YANG-HAO 1269-1329 , và nguyên tác là bài Đồng Quan hoài cổ (mà bản tiếng Việt dịch từ tiếng Anh của bác ghi là hẻm Tung ), mời bác [và độc giả TV. NQT] thưởng thức bản phiên âm Hán Việt của bài thơ:

Đồng Quan hoài cổ

Phong loan như tụ, ba đào như nộ, sơn hà biểu lí Đồng Quan lộ.
Vọng tây đô, ý trù trừ, thương tâm Tần Hán kinh hành xứ,
cung khuyết vạn gian đô tố liễu thổ.
Hưng, bách tính khổ;
vong, bách tính khổ.

Bài thơ mini của Zagajewski cũng thật tuyệt
Tks bác
Dã Viên

Đa tạ.
Tôi cũng đang có ý chờ bạn đọc giùm cái tên của ông thi sĩ
NQT 

ADAM  ZAGAJEWSKI
1945-

What follows is probably the shortest poem on the twentieth-century mania of visiting places all over the earth, as tourists.

AUTO MIRROR

In the rear-view mirror suddenly
I saw the bulk of the Beauvais Cathedral;
great things dwell in small ones
for a moment.

Translated from the Polish by Czeslaw Milosz and Robert Hass Czeslaw Milosz: A Book of Luminous Things

Bài thơ sau đây có lẽ là bài thơ ngắn nhất về căn bịnh của thế kỷ 20: mê thăm thú những nơi này chốn nọ trên toàn thế giới, như du khách.

Kính Ô Tô

Trong cái kính chiếu hậu của cái ô tô
Bất thình lình tôi nhìn trọn ngôi nhà thờ Beauvais Cathedral;
Những sự vật lớn nằm trong những sự vật nhỏ
Trong một thoáng chốc.

En Route

Adam Zagajewski
WITHOUT BAGGAGE

To travel without baggage, sleep in the train
on a hard wooden bench,
forget your native land,
emerge from small stations
when a gray sky rises
and fishing boats head to sea.

Không hành lý

Viễn du không hành lý, ngủ trên xe lửa
Trên băng ghế gỗ cứng,
Quên mẹ quê hương đi
Ló ra từ 1 ga nhỏ
Khi bầu trời xám dâng lên,
Và những thuyền đánh cá hướng ra biển

GULLS

Eternity doesn't travel,
eternity waits.
In a fishing port
only the gulls are chatty.

Hải Âu

Vĩnh cửu không du lịch,
Vĩnh cửu đợi
Tại một cảng đánh cá

Chỉ hải âu thích tán gẫu.

[Note: To H/A. NQT & Family]


16 February 2009

The Greeks

I would have liked to live among the Greeks,
talk with Sophocles' disciples,
learn the rites of secret mysteries, 

but when I was born the pockmarked
Georgian still lived and reigned,
with his grim henchmen and theories. 

Those were years of memory and grief,
of sober talks and silence;
there was little joy - 

although a few birds didn't know this,
a few children and trees.
To wit, the apple tree on our street 

blithely opened its white blooms
each April and burst
into ecstatic laughter.

Ai nói cho tớ biết "the pockmarked Georgian" là thằng chó nào?
Xì Ta Lỉn chứ còn ai nữa. Không nhớ bài thơ của Mandelstam, “Người Leo Núi” ư? (1)

NQT 

Người Hy Lạp

Tớ chỉ mong sống giữa những người Hy Lạp,
“chát chiếc, meo miếc” với đám đệ tử của Thầy Sophocles
[Xém 1 tí  là lầm thành Thầy Cuốc]
học những lễ nghi thần bí

Nhưng khi tớ sinh ra thì Bác H. vưỡn còn sống, trị vì,
và vẫn còn sống mãi trong quần [của] chúng ta!
[Hà, hà!]
với những tên đao phủ lầm lì của Người và những lý thuyết,
‘đường ra trận mùa này đẹp lắm’, ‘với sức người sỏi đá cũng thành cơm.’ 

Đó là những năm tháng của hồi nhớ, của đau thương
của những lời nói thầm và sự im lặng
nhưng vưỡn có tí niềm vui - 

Mặc dù mấy chú chim không biết điều này, mấy đứa trẻ, mấy cái cây -
cây đào ở con phố Sinh Từ của chúng ta
ngẫu hứng nở bung những cánh hoa trắng của nó mỗi Tháng Tư,
và bật lên cười sằng sặc.

Adam Zagajewski


**

Nguyễn Quang Thiều: Trở về mái nhà xưa

Lèm bèm về thơ mà bỏ qua thời sự thơ, là cũng thiếu đi 1 tí mùi…. thúi của "nó".
Đọc những bài thổi thi sĩ NQT [không phải GCC nhe], lạ, là không ai nhắc tới sự kiện, ngoài cái chuyện NQT là thi sĩ, ông còn là 1 tên cớm chính hiệu, có ba tăng: Licence To Kill.
Đếch anh nào dám nhắc tới điều này.
Có thể, nếu nhắc tới, thì nó lại đùn ra 1 vấn nạn:

Liệu NQT làm thơ hay như thế, là nhờ đánh người bạo?
Càng đánh người bạo chừng nào, thơ càng hay chừng đó?

Câu Hỏi Lớn, Vấn Nạn Lớn của thế kỷ đấy nhé!
Đã có nhà văn Mít của thế kỷ. Chỉ còn thiếu một nhà thơ.
Một ông hải ngoại, một ông trong nước, tuyệt cú mèo!

Gấu có tí kỷ niệm, có thể nói, ngậm ngùi, với nhà thơ, sẽ kể tiếp để cho nhẹ mùi...  thúi.
Note: Những bài thổi, thúi. Còn thơ NQT, chưa đọc. 
Nhân dịp này sẽ đọc. NQT


— Hừm! Thời nay tục nay như thế rồi đi tới đâu?
— Tới thơ trí tuệ.
— Bạn nghĩ vậy thật đấy à?
— Không nghĩ vậy không xong. Một mặt bạn, chính bạn, bảo rằng thơ dịch bây giờ xuất hiện trên khắp tạp chí văn nghệ các nước; một mặt tôi nhớ ông Nguyễn Hưng Quốc có lần cũng nhận thấy bây giờ nhiều thơ trí tuệ. Người nào cũng đúng cả. Tôi chỉ thêm vào một ý kiến: E giữa hai sự việc có mối liên hệ. Bạn nghĩ coi: Khi bạn sống giữa một thời đại mà các đại danh gia quốc tế, các con đại bàng trên đỉnh Thi Sơn (Parnasse), các thi hào thi bá tiền tiến nhất của thế kỷ đều trao gửi đến ta toàn thơ xương cả thì ai còn lòng nào ngó ngàng tới chất thịt của thơ nữa. Trăm trường hợp như một: thơ các vĩ nhân dịch ra đều chỉ còn trơ cái ý thơ thôi. Thơ như thế đang thành công lớn; họa có điên mới làm khác.

Võ Phiến - Thơ dịch

Reason and Rose

Adam Zagajewski

Nhưng có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất của thái độ chính trị của Milosz thì nằm ở một nơi nào đó; theo gót những bước chân của Simone Weil vĩ đại, ông mở ra cho mình một kiểu suy nghĩ, nối liền đam mê siêu hình với sự nhủ lòng, trước số phận của một con người bình thường.

Tuyệt!

Milosz, giống như Cavafy hay Auden, thuộc dòng những thi sĩ mà thơ ca của họ dậy lên mùi hương của trí tuệ chứ không phải mùi hương của những bông hồng.

Nhưng Milosz hiểu từ trí tuệ, reason, intellect, theo nghĩa thời trung cổ, có thể nói, theo nghĩa “Thomistic” [nói theo kiểu ẩn dụ, lẽ dĩ nhiên]. Điều này có nghĩa là, ông hiểu nó theo một đường hướng trước khi xẩy ra cuộc chia ly đoạn tuyệt lớn, nó cắt ra, một bên là, sự thông minh, trí tuệ của những nhà duy lý, còn bên kia là của sự tưởng tượng, và sự thông minh, trí tuệ của những nghệ sĩ, những người không thường xuyên tìm sự trú ẩn ở trong sự phi lý, irrationality.

Thơ trí tuệ vs Thơ tình cảm

Tháng Mấy 

            gửi một người không quen… 

Tháng Mấy rồi, Em có biết?
tấm lịch sắp đi vào ngõ cụt
ngày không còn dông dài nói chuyện cũ
hàng cây thưa lá cho nắng và gió tự do bông đùa
chiếc xe em về đậu mỗi chiều
con đường dầy thêm với lá
rung rúc còi tàu không tìm được sân ga
những ngôi nhà nhả khói
và đêm về thắp đèn

Tháng Mấy rồi, Em có biết?
chạy luống cuống những buổi sáng muộn
ngày se lạnh no tròn hạt sương sớm
đọng trên mái tóc
nụ hôn sâu trong đêm
những đổ vỡ chảy dài theo cuốn lịch
mất tích

Tháng Mấy rồi, Em có biết?
con sông ngưng chảy
nheo mắt qua những xa lộ
nhịp thở chậm
Rồi buổi chiều cuối năm sẽ đến
ai bấm chuông cửa vào giữa đêm
tuyết chắc chắn sẽ rơi
và trời sẽ lạnh vô cùng
Tháng Mấy rồi sẽ qua
Vẫn còn một người đợi em

Đài Sử

GCC lèm bèm: Gấu mê nhất bài thơ này, của tác giả. Chữ dùng tuyệt. Tình cảm đầy, nhưng giấu thật kín.
Làm nhớ tới ý thơ Lão Tử, thánh [thi cũng được] nhân, thật bất nhân.
Coi loài người như ‘sô cẩu’.
Mặt lạnh như tiền, nhưng trái tim thì nóng bỏng!

Đẩy tới cực điểm ra ý của Kafka:
In the duel between you and the world, back the world.
Trong trận đấu sinh tử tay đôi giữa bạn và thế giới
[tha nhân, như GCC hiểu],
hãy hỗ trợ thế giới
[Hãy đâm vào sau lưng bạn].

Bạn đọc TV bi giờ chắc là hiểu ra tại làm sao, Gấu nằm dưới chân tượng Quan Công, tỉnh dậy, bò xuống sông Mekong tắm 1 phát, thấy cái xác của Gấu trôi qua!
Hà, hà!
Xạo tổ cha!
Già rồi mà nói dóc quá xá!

*

Mé sau Chùa Long Vân, Parsé.
Gấu nằm ngủ trưa dưới tượng Quan Công.
Dậy, xuống mé sông Mekong tắm.

Buổi sáng ra biển
thấy mặt trời
thấy đảo
thấy thuyền
cất một mẻ lưới buồn
rồi đi.

08.2009, Cửa Lò

Cái tay [Zagajewski] vinh danh Milosz, khi ông mất, mới thật tuyệt. Cũng nói về cái chất tôn giáo ở nơi ông, nhưng không chỉ có thế, mà còn lần ra cái gốc trí tuệ ở nơi ông, có liên can tới chất tôn giáo.

Đọc bài này, Gấu mới nhận ra, tại làm sao dòng thơ TTT không có hậu duệ:
Nhà thơ nhà văn Mít của chúng ta quá thiếu chất trí tuệ, và quá dư chất tình cảm, và chẳng có một tí ti, chất tôn giáo. (1)
Trừ một ông, đã chết, vì bịnh cùi.

Thơ Mít, có ông, [có ông con khỉ, cả một lũ] cả 1 đời chỉ làm thơ... tình cảm, nghĩa là, tán gái.
Hoàng Cầm bị Ðảng bắt, sợ quá, [chưa hẳn là sợ chết], viết tự kiểm, xin tha, để được về nhà làm thơ tán gái, đi tìm lá diêu bông cho chị gái, em gái.

Thà rằng thế.

Bởi vì một khi không làm thơ tán gái, thì lại làm thơ cách mạng.
Làm thơ tán gái thịt chỉ 1 em, làm thơ cách mạng thịt cả một dân tộc. 

Về những đạo hạnh của sự không trung thành trong dịch thuật

Borges thực tập nhiều và lên lý thuyết về dịch:
Theo ông, mọi văn chương đều bật ra hoạt động này. Ông đặt lại mối tương quan giữa trung thành [fidélité] và giả nguyên tác [pseudo-original].
Borges viết ba bài “lý thuyết” về dịch thuật. “Hai cách, manière, dịch”,1929, “Những bản dịch Homère”, 1932, và “Những dịch giả Ngàn lẻ một đêm” 1935; cùng lúc ông đi một đường sáng tác để hoành dương lý thuyết dịch của mình, qua tác phẩm, “Pierre Ménard, tác giả của Quichotte
Theo Borges, chỉ có những bản nháp, không thể nào có bản văn chung quyết. Cái gọi là bản chung quyết, nếu có, thì là do tôn giáo, hay mệt mỏi: L’idée de “texte définitif” ne rélève que de la religion ou de la fatigue.
Với Borges, viết, lại viết, récrire, dịch, về mặt thực hành, thì chỉ là một, pratiquement une seule et même chose.


Evil Axis


“Official Inquiry Among Grains of Sand”
“Một cuộc điều tra chính thức giữa những hạt cát”


 Liu Xiaobo

Bi Khúc Bốn Tháng Sáu

Phiên Khúc 17


Une bimbo nommée désir





*


**

Note: Bài điểm này, ký Thư Trung, nhưng NDT viết, trên tờ Văn. Bài của Gấu, trên Văn [phê bình]

*

Bài này đích thị TPG. Cùng với bài viết Bông Hồng hay Bông Cứt Lợn, để trả lời Nguyên Sa viết Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ.
NS & DA thực sự đánh GCC. TPG nhân danh tổng thư ký, trả đòn. Nhưng ông chủ báo NDV bèn ra lệnh, stop. Do đó, Gấu biết, nếu có trả lời NS, cũng khó được đăng.
Bèn nín thinh suốt cả 1 năm trời, được Thương Sinh, tức DA, hàng ngày trên tờ Sống, đánh.
Gấu cũng chẳng thèm đọc. Sự thực là vậy.
Nhưng lần đến thăm 1 em, em này, do Gấu lấy Gấu Cái, nên bực lắm, bèn sưu tầm đủ hết những bài báo [nhà em đọc báo Sống].
Gấu tới, em lôi ra bắt Gấu đọc, thay vì trực tiếp chửi!
Độc thật!


Thế Giới Bốn Thôi

Thế giới truyện ngắn Võ Phiến