*
























Trang Thơ TV mỗi ngày


Seamus Heaney wins £10k Forward poetry prize for Human Chain
Collection of poems inspired by Heaney's experiences after a stroke recognized by Britain's most valuable poetry prize

Seamus Heaney tonight won Britain's most valuable poetry prize – for a volume of verse inspired by his experiences after a stroke.
The £10,000 Forward award for best collection went to his Human Chain poems, his first since his stroke in 2006.
Ruth Padel, chair of the judges, said the work, published by Faber & Faber, was informed by being "on the brink", and called it "a collection of painful, honest, and delicately weighted poems", and "a wonderful and humane achievement".
Heaney, 71, suffered the stroke in 2006 in County Donegal in an episode that, he has said, left him "babyish".
One of the poems in his 12th collection, Chanson d'Aventure, is set during an ambulance journey on the way to hospital in which, he said, he was crying for his father. 

Seamus Heaney, 71 tuổi thắng giải ‘Forward poetry prize’ nhờ tập thơ ‘Human Chain’, làm sau khi xém bị tim quật ngã, và tay chủ khảo gật gù, đúng là một ‘tuyển tập những bài thơ đau nhức, chân thật và có trọng lượng một cách thật là thanh lịch’, một ‘thành tựu nhân văn tuyệt vời’

Colm Tóibín, trong bài điểm tập thơ viết:
Heaney saw poetry itself, no matter what its content or tone, standing against the dull thought of life as a great emptiness. "When a poem rhymes," Heaney wrote, "when a form generates itself, when a metre provokes consciousness into new postures, it is already on the side of life. When a rhyme surprises and extends the fixed relations between words that in itself protests against necessity. When language does more than enough, as it does in all achieved poetry, it opts for the condition of overlife, and rebels at limit."

Heaney nhìn thơ - tự thân nó, dù nội dung, dù giọng điệu - đứng sừng sững, nhằm chống lại cái tư tưởng cù lần về cuộc đời, như là một Cõi Trống Rỗng to tổ bố. Khi vóc thơ hiện ra, khi một khúc thơ tạo dáng, bằng cách hục hặc, gây hấn với ý thức, thì nó bèn ở về phía của cuộc đời. Khi một nhịp thơ gây kinh ngạc, và đẩy những liên hệ cố định giữa những từ, thì tự thân, là đã phản ứng chống lại sự cần thiết. Khi ngôn ngữ làm quá cái đủ rồi, đòi cái hơn cả cái đủ rồi, như nó từng làm trong mọi cõi thơ đã hoàn tất, nó chọn điều kiện về một cõi ‘trên đời’, và nổi loạn ở cõi biên cương giới hạn nó.

*

*

*

Lục bát Viên Linh


Bài thơ không đề

Tặng Anh Trần 

Có được mấy người
Đọc những dòng phân ưu trên tờ báo chợ
Hay chỉ có một mình ta
Và những giọt nước mắt
Những giọt nước mắt nóng,
Khóc cho ai ?
Cho người đi hay người còn ở lại,
Chắc là cho cả hai. 

Nhỏ ơi! Cả một khung trời thơ dại,
Vẫn còn nguyên vẹn ở đâu đây
Trong hồn ta, trong dòng chảy của con sông miền quê ngoại.
Sông ơi, sông đục ngầu  phù sa,
Ta thương sông như thương người bạn tình vắng mặt ở đâu xa.

Nhỏ ơi!
Cả một cuộc đời thăng trầm
Như sóng biển ngoài khơi.
Sinh ly tử biệt,
Người đi thanh thản,
Người ở lại đau thương.

Nhỏ ơi!
Hãy lấy khăn che phủ những tấm gương,
Để người đi không đau lòng khi còn ở lại,
Để chỉ một mình ta nhìn thấy ta.
Trong nỗi sầu miên viễn.
Thu 2010
Thảo Trần

Thơ mỗi ngày

*

Love in a mist
Yêu trong sương mù

In May 1904, Guillaume Apollinaire crossed the Channel in pursuit of Annie Playden, an English governess (see right). He stayed with an Albanian friend in the London suburb of Chingford, near Epping Forest. He had first come to woo Annie the previous autumn, staying at 3 Oakley Crescent, off the City Road, not far from Angel, Islington. The house still stands, though it is known only to devoted Apollinaireans. Last week, we went for the first time to look at the even more obscure Chingford residence, 36 Garfield Road. Would it be a worthwhile monument to the first great avant-garde poet of the twentieth century? According to Leonard Davis of the Chingford Historical Society, a plaque was proposed in 1980 but never materialized.
    We regret to say it is just as well. Garfield Road - named after the American president James Garfield, assassinated in 1881 - is a dismal assortment of small ugly houses, with a huge vacant lot in the centre. No 36, modernized out of recognition, had blinds drawn, preventing us peeping into Apollinaire's living room. The expedition's sole mo1hent of cheer occurred as we returned to the railway station, where we spotted an oblong Victorian pillar box built into the wall. It was surely used by Apollinaire to post letters to Annie. His vain courting became the subject of one of his most famous poems, "La Chanson du mal-aimé" (Song of the poorly loved):

One foggy night in London town
A hoodlum who resembled so
My love came marching up to me -
The look he threw me caused my eyes
To drop and made me blush with shame.

Annie is also memorialized, kaleidoscopically, in "LeӃmigrant du Landor Road". Of Chingford, however, the poet left hardly anything besides his pleasure in watching the golfers on the nearby Links.
    A single publication is dedicated to the English adventure: One Evening of Light Mist in London by John Adlard, little more than a pamphlet, published by Tragara Press in an edition of l45. We located a copy at the Fortune Green Bookshop, a mysterious operation which has a shop front in West Hampstead but is closed to the public. On request, however, the proprietor kindly agreed to open up for us, and one evening of light mist we made our way there to take possession of the book: mint, numbered 26, a steal at £10.
*

Trên TV, độc giả đã từng 'chứng kiến' 'anh cu Gấu' chạy theo BHD nơi cổng trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn.
Chưa ghê bằng Apollinaire, tác giả câu thơ mà GNV thuổng, "Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant", còn là tác giả Mùa Thu Chết, và còn là tác giả của cái cú chạy theo em nữ quản gia, suốt con kênh nối liền Pháp và Anh, để năn nỉ.
Thua, và bèn làm bài thơ trên, nguyên tác tiếng Tây, GNV sẽ lục tìm, và dịch sau…
[Hình, TLS Oct 1, 2010]


La Chanson du Mal-Aimé

A Paul Léautaud.

Et je chantais cette romance
En 1903 sans savoir
Que mon amour à là semblance
Du beau Phenix s'il meurt un soir
Le matin voit sa renaissance.


Un soir de demi-brume à Londres
Un voyou qui ressemblait à
Mon amour vint a ma rencontre
Et le regard qu'il me jeta
Me fit baisser les yeux de honte

[Bài thơ dài, đây là khổ đầu]


[Bài thơ dài, đây là khổ đầu]


Thơ mỗi ngày

11.10.2010

Chỗ ngồi của nhà giáo thời chiến
Cao Thoại Châu

Tuổi hai mươi bước vào nghề giáo
Dẫm lên chông gai những lối mòn
Thầy nhủ thầm mình làm nhân chứng
Cho sự chán chường chạy khắp châu thân

Quê các em có núi có sông
Có máu chảy loang từng cánh đồng
Có trận tuyến trên nhiều cây số
Các em đào dần khoảng trống trong tim 

Thầy dạy các em tình yêu sông núi
Yêu đồng bào tổ quốc quê hương
Nhưng trót giấu đi bề ngang bề rộng
Và trọn bề sâu của nỗi cô đơn

Các em say mê con người sáng tạo
Mê áo cơm và Thượng đế trên trời
Thầy dậy các em về lòng dũng cảm
Làm người chân thành mãi mãi không thôi

Rồi một đêm khoác áo ra đường
Với nỗi sầu với phẫn nộ như điên
Đạn vẫn nổ ầm phá tung đêm lạnh
Máu vẫn chảy hoài trên mỗi bản tin 

Bảng với phấn và Thầy tự nhiên vô dụng
Và bơ vơ giữa bóng tối xây thành
Các em sau này lớn lên mỗi đứa
Đứng nơi nào trong cuộc chiến tranh ?

Châu Đốc 1963 

Bài thơ trên đây mở ra cõi văn của GNV.
Gấu đọc nó, trên tờ Văn.
Nhưng phải đến khi, đọc 2 câu thơ của CTC, "Xin lấy máu làm dầu soi sáng, Cho con cháu mình soi tỏ mặt nhau", hình như trên Nghệ Thuật thì phải, sau khi ăn mìn VC tại nhà hàng Mỹ Cảnh, khi ở nhà thương Grall, hoặc khi nằm dưỡng thương tại Đài Liên Lạc VTD Quốc Tế, số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn, thế là bèn lôi cái bản thảo Những ngày ở Sài Gòn ra sửa, rồi nhờ 1 anh bạn trong Thất Hiền, là Trần Công Quốc, khi đến thăm Gấu, đưa cho TTT. Ông đọc, thú quá, bèn cho đăng liền trên tuần báo Nghệ Thuật, Gấu còn nhớ, số 9.
Số báo đó, có tới 2 truyện ngắn gây chấn động giang hồ, trong giới nhà văn Mít, tại Quán Chùa. Truyện ngắn kia, là Ngoại Ô Dĩ An và Linh Hồn Tôi, của Cung Tích Biền. 

Đó là sự thực. Vào thời gian đó, bạn chỉ cần tấm hộ chiếu, là 1 cái truyện ngắn 'tới chỉ', là có chỗ ngồi trong… văn học sử. Cái ông 'nhà văn lính', hay 'lính nhà văn', THT, cho tới bây giờ còn lầu bầu, đám Sài Gòn ém tài ông, nhưng ngay tới tận bây giờ, ông cũng chưa có nổi 1 cái truyện ngắn, hay 1 bài thơ, làm tấm hộ chiếu chứng nhận là nhà văn nhà thơ, thì sao lại nghĩ quẩn là hồi đó đó, tụi nó đố kỵ đám nhà văn Miền Trung trong có ông?

Ngay TTT, hậu thế sau này, nếu quá nghiêm khắc, hoặc quá khắt khe, thì chắc cũng chỉ giữ lại, 1 hoặc 2 truyện ngắn, trong có Dọc Đường.

Thơ CTC hồi đầu, thật là tuyệt. Sau này, trong thơ anh không còn cái ám ảnh chiến tranh nữa, mà chỉ còn những bóng hồng, những giai nhân.
Thì vẫn hay, có thể còn hay hơn, nhiều, tất nhiên!
Bài thơ này, sau đây, mà chẳng thần sầu, sao?

Để nhớ lúc Trâm xa
Cao Thoại Châu 

Hình như tôi vừa tiễn một người
có điều gì mất đi trong tôi
lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế
lệ có bào mòn núi cũng không nguôi

Pleiku 11-05-1969