nqt
  

  TIN VĂN TRÊN ART2ALL 




*

Elegy 1969

You slave away into your old age
and nothing you do adds up to much.
Day after day you go through the same motions,
you shiver in bed, you get hungry, you want a woman.

Heroes standing for lives of sacrifice and obedience
fill the parks through which you walk.
At night in the fog they open their bronze umbrellas
or else withdraw to the empty lobbies of movie houses.

You love the night for its power of annihilating,
but while you sleep, your problems will not let you die.
Waking only proves the existence of The Great Machine
and the hard light falls on your shoulders.

You walk among the dead and talk
about times to come and matters of the spirit.
Literature wasted your best hours of lovemaking.
Weekends were lost, cleaning your apartment.

You are quick to confess your failure and to postpone
collective joy to the next century. You accept
rain, war, unemployment and the unjust distribution of wealth
because you can't, all by yourself, blow up Manhattan Island.

                                (AFTER CARLOS DRUMMOND DE ANDRADE)


BI KHÚC 1969

Mi trầy trật già
Dù cựa quậy cách mấy
Xêm xêm, ngày tiếp ngày
Khi ở trên giường
Khi đói
Khi thèm đờn bà

Những vì anh hùng,
Với những cuộc đời
Hi sinh và tuân phục
Đứng đầy công viên
Khi mi bước qua
Và khi đêm tới
Trong sương mù
Họ mở những cây dù đồng
Hay rút về những hành lang trống trơn
Của những rạp hát, rạp chiếu bóng

Mi yêu đêm, vì cái quyền năng hư vô, hủy diệt của nó
Nhưng khi mi ngủ
Những vấn đề của mi đếch cho mi “đai”
Đi bộ chỉ chúng tỏ sự hiện hữu của Bộ Máy Lớn
Và ánh sáng đè lên đôi vai mi

Mi đi bộ giữa những người đã chết
Và chuyện trò về những ngày những giờ sẽ tới
Và những mắc mớ linh tinh về tinh thần
Văn chương làm phí thời gian mần tình đẹp nhất của mi
Những cuối tuần mất, lau chùi, quét tước, dọn dẹp nhà cửa, vườn tược

Mi vội vàng xưng tội, về thất bại đời mi
Và di đời niềm vui tập thể tới thế kỷ sau
Mi chấp nhận mưa, chiến tranh, thất nghiệp và sự phân chia không đồng đều của cải, vật chất
Bởi là vì mi
Không thể thổi phù 1 phát,
Bằng tất cả, chính mi,
Hòn Đảo Manhattan Island
Quoc Tru Nguyen

I Am Becoming
My Mother

Yellow/brown woman
fingers smelling always of onions

Image may contain: indoor
*

Bà cụ Gấu @ 29/8D NBK St. Saigon cc 1960

I Am Becoming
My Mother

Yellow/brown woman
fingers smelling always of onions

My mother raises rare blooms
and waters them with tea
her birth waters sang like rivers
my mother is now me

My mother had a linen dress
the colour of the sky
and stored lace and damask
tablecloths
to pull shame out of her eye.

I am becoming my mother
brown/yellow woman
fingers smelling always of onions.

Lorna Goodison

Tôi đang trở thành má tôi

Người đàn bà /vàng/nâu
Mấy ngón tay lúc nào cũng có mùi hành

Má tôi trồng bông lạ
Tưới chúng bằng nước trà
Ngày sinh của bà nuớc reo như sông
Má tôi bây giờ là tôi

Má tôi có chiếc áo dài bằng lanh
Màu trời
Bà trữ dây vải, lụa
tạp dề
Để lấy nỗi tủi hổ khỏi mắt

Tôi trở thành má tôi
người đàn bà/vàng/nâu
Ngón tay sặc mùi hành

Handbag

My mother's old leather handbag,
crowded with letters she carried
all through the war. The smell
of my mother's handbag: mints
and lipstick and Coty powder.
The look of those letters, softened
and worn at the edges, opened,
read, and refolded so often.
Letters from my father. Odour
of leather and powder, which ever
since then has meant womanliness,
and love, and anguish, and war.

Poems on the Underground

Ruth Fainlight

Túi xách tay

Cũ, bằng da, của má tôi
Chất chứa trong đó là
Những lá thư bà mang theo cùng với bà
Suốt cuộc chiến
Mùi bạc hà, mùi dầu cù là, mùi mồ hôi
Những lá thư, góc quăn, mở gấp nhiều lần,
Chữ bạc dần
Thư của ba tôi
Túi da, kể từ đó, nặng mùi nhất,
Là mùi đàn bà, tình yêu, thống khổ và sợ hãi.


Anna Akhmatova:

 

Lot's Wife
 

Vợ Lot

 

‘Và vợ Lot ngoái nhìn lại
và trở thành tượng muối’


Và người công chính đi theo sứ giả của Thượng Đế tới đây
Cái bóng rộng và sáng của anh bèn xực luôn ngọn đồi đen
Nhưng một cú báo động, hay, 1 sự âu lo phủ lên bà vợ Lot
Và nói lớn vô tai bà:
“Chưa trễ, muộn đâu, mi vẫn có thể ngoái nhìn lại
Ở những tháp đỏ Sodom, nơi mi sinh ra
Ở quảng trường nơi mi hát, ngồi quay tơ
Ở nơi cửa sổ của những ngôi nhà cao, đìu hiu, trống vắng
Nơi mi hạ sinh những đứa con hạnh phúc, với người chồng thương yêu của mi”
Đôi mắt của bà vẫn đang nhìn ngoái lại
Khi một cú đau quất toàn thân, và, bèn mù
Và toàn thân biến thành tượng muối
Đôi chân thì cắm chặt, như đóng rễ, vào đất.
Ai, tên “Mít” nào, khóc thương con vợ “Ngụy này”, ở “Lò Cải Tạo”
[Hà, hà! THNM nặng quá rồi!]

Hẳn nhiên rồi, cái chết của Bà đâu có ý nghĩa chi?
Nhưng trong trái tim của tên Gấu Cà Chớn này
Bà sẽ chẳng bao giờ mất
Bà, Người đã từ bỏ đời mình
Chỉ để chôm 1 cú nhìn lại


Anna Akhmatova
1922-24


Bản còn lại, của D.M. Thomas, trong Everyman’s Library, do ông dịch và biên tập.

 


"Лотова жена"
Анна Ахматова

И праведник шел за посланником Бога,
Огромный и светлый, по черной горе.
Но громко жене говорила тревога:
Не поздно, ты можешь еще посмотреть
На красные башни родного Содома,
На площадь, где пела, на двор, где пряла,
На окна пустые высокого дома,
Где милому мужу детей родила.
Взглянула - и, скованы смертною болью,
Глаза ее больше смотреть не могли;
И сделалось тело прозрачною солью,
И быстрые ноги к земле приросли.

Кто женщину эту оплакивать будет?
Не меньшей ли мнится она из утрат?
Лишь сердце мое никогда не забудет
Отдавшую жизнь за единственный взгляд.


"Lot's Wife"
Anna Akhmatova

And the just man trailed God's messenger
His huge, light shape devoured the black hill.
But uneasiness shadowed his wife and spoke to her:
"It's not too late, you can look back still

At the red towers of Sodom, the place that bore you,
The square in which you sang, the spinning-shed,
At the empty windows of that upper storey
Where children blessed your happy marriage-bed."

Her eyes that were still turning when a bolt
Of pain shot through them, were instantly blind;
Her body turned into transparent salt,
And her swift legs were rooted to the ground.

Who mourns one woman in a holocaust?
Surely her death has no significance?
Yet in my heart she will never be lost
She who gave up her life to steal one glance.

 

translated from the original Russian

D.M. Thomas

----------------------

 

 


Quoc Tru Nguyen
2 mins

http://www.gio-o.com/TranThiLaiHong/PhanTanHaiVoDinh.htm

Mới đọc Gió-O, tưởng niệm Võ Đình, nhà văn hàng đầu của hải ngoại 1 thời. Thì cũng OK. Tuy nhiên, GCC thật ngỡ ngàng, khi đọc bài viết của thiền sư Phan Tấn Hải, anh ca ngợi VD thấu trời. Và điều này, Gấu không chỉ ngạc nhiên, và, hơn thế nữa, bực mình.

VD bỏ nước ra đi rất sớm, và suốt cuộc đời lưu vong của ông, ông sống như 1 ngọn đỉnh trời, chẳng hề nhìn xuống xứ Mít khốn nạn mà ông đã từng bỏ chạy. Quái hơn nữa, ông chẳng hề biết tới thảm kịch Nazi, Lò Thiêu, chưa từng đau cái đau, lớn, của nhân loại, và nhỏ, của xứ Mít. Lần Gấu viết về Adorno, trên tờ Văn Học của NMG, và câu phán khủng khiếp của ông, VD bực quá, vặc, thằng khốn này là thằng nào, mà vung tay quá trán! Sau Lò Thiêu vẫn có thơ, và thơ, của Mít, sau Lò Thiêu vẫn có, chứng tỏ, Mít coi Cái Ác của cái giống người như.. pha!
Chứng cớ, là đám đệ tử hải ngoại của VD, như nhà thơ kiêm y sĩ Nguyễn Đức Tùng, khi vinh danh nhà thơ Nobel Mít Trần Dạ Từ, hay, 1 số tác giả khác, khi vinh danh nhà thơ Khánh Minh!
NDT kể lại kỷ niệm, trên talawas, khi Miền Nam mất nước, nghe Thiệu đọc ai điếu trên TV, lọc ra được mấy cái lỗi văn phạm. Mới nhất, làm tuyển tập 40 năm thơ Mít lưu vong chào mừng Cách Mạng Tháng Tám của Vẹm. Bạn thân của Võ Đình, là nhà tu phản chiến Nhất Hạnh. Về họa, Gấu mù tịt, nhưng về văn, văn Võ Đình có gì là ghê gớm. Ông gần như mù tịt về những tác giả mà xứ Mít rất cần được đọc. Đó là sự thực.





Tôi có một vài ký ức về họa sĩ Võ Đình. Gặp nhau thực sự không nhiều, nhưng hình ảnh về anh vẫn khắc sâu trong trí nhớ.
gio-o.com

Trong trí tôi, họa sĩ Võ Đình luôn luôn là một ngọn núi. Anh ở hải ngoại nhiều thập niên, triển lãm khắp thế giới, viết sách tiếng Anh, dịch và minh họa sách Thầy Nhất Hạnh qua tiếng Anh. Tôi nghiệm ra một điều, giới họa sĩ Việt Nam ít chịu đọc sách tiếng Anh, ít chịu viết tiếng Anh. Có ngoại lệ trong những họa sĩ tôi có cơ duyên quen biết là họa sĩ Võ Đình và họa sĩ Nguyễn Quỳnh, hai người đều đọc nhiều, và viết tiếng Anh tuyệt vời. Dĩ nhiên, không nói tới giới trẻ làm chi.

Thời ở Virginia, tiếng Anh của tôi còn kém lắm. Có lần, ngồi trong lớp, nghe bà giáo nói liên tục nửa giờ mà không nhận ra được một câu, tôi gục đầu xuống bàn và khóc. Mình học hoài sao dở quá, tôi nghĩ như thế, lại nhớ tới họa sĩ Võ Đình viết sách tiếng Anh mà lòng cứ thôi thúc, tự xấu hổ vì sẽ không làm gì được cho đất nước. Nhưng tự rầy mình, cũng đâu có làm cho mình giỏi được, và tôi liên tục học ngày, học đêm, đọc đủ thứ sách, và hễ nghĩ tới nhu cầu học tiếng Anh là tự nhắc về GS Nguyễn Ngọc Bích và họa sĩ Võ Đình – hai đỉnh cao về ngôn ngữ.


PTH viết về mình, về những bậc đàn anh rành tiếng Anh của mình.
Cái giấc mơ giỏi tiếng Anh để giúp đất nước này, cũng là của Gấu, khi mới ra hải ngoại, và bèn dzục vô thùng rác, khi cầm lên cuốn Ngôn Ngữ và Câm Lặng của Steiner, và tự nhủ thầm, đây mới là cái tiếng của lũ mũi lõ mà lũ mũi tẹt Mít cần đọc.

Võ Đình, Nhất Hạnh, Trương Vũ... đâu có rành thứ tiếng của lũ mũi lõ đó?

Một đấng bỏ chạy quê hương, ngay từ khi còn trứng nước, sống đầy ứ cuộc đời lạc thú ở nơi xứ người, chưa từng đau nỗi đau làm người, và làm 1 tên Mít "cái gì gì nhược tiểu da vàng, nỗi bơ vơ của bầy ngựa hoang".... liệu chúng ta hy vọng chi ở 1 đấng như…. Võ Đình?

Hay 1 tên nghe Thiệu đọc ai điếu Miền Nam mà nhặt ra được vô số lỗi văn phạm?

http://www.tanvien.net/Tap/diem_xau.html

Tôi nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 75, ngồi bên radio nghe Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi rằng (thì là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng thống có vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha tôi nhìn tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút lụi tàn bao giờ cũng có những biểu hiện như thế.


Khi “Shoah” ra lò vào năm 1958, nó lập tức biến thành lịch sử. Tông tông Pháp lúc đó, Francois Mitterrand đi coi ngày đầu chiếu. Nhà cầm quyền Ba Lan đề nghị cấm. Gorbachev ra lệnh, chỉ một vài lần chiếu cho công chúng coi, ở Liên Xô, vào năm 1989. Vaclav Havel coi ở trong nhà tù Czechoslovak.
Lần thứ nhất được chiếu trên màn hình TV, là ở Thổ Nhĩ Kỳ.
“Shoah”, tiếng Hebrew có nghĩa là "tai ương, thảm họa", và, kể từ khi có nó, thì nó “vượt” cái từ “Lò Thiêu”.
Lanzmann gọi "Shoah", một “giả tưởng về sự thực” và nói, ông tưởng tượng ra mình, như là cái đầu và như là linh hồn, của cả hai đấng, kẻ giết người và nạn nhân.
Ông cũng ơn ớn những rủi ro về mặt đạo đức, nhưng tin rằng, ông tuân theo cả hai: một, “ta ra lệnh cho mi tìm cho được cái gọi là sự thực”, và một, “làm ra một tác phẩm của ‘cái đẹp’”. Vào lúc trình làng cuốn phim, ông phán, “Tôi cực kỳ tin nghệ thuật và đạo đức đồng nhất, là một. Tôi không làm phim tài liệu mà là một phim thực, và tôi muốn phim thực này thì tuyệt là đẹp”, và làm bật ra cái gọi là “cái đếch chịu được thì chịu được”: "make the unbearable bearable."
Cuốn phim như là 1 đáp ứng, phản pháo, đúng hơn, cho câu phán khủng khiếp của Adorno: "Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man".

WATCHING SHOAH IN A
HOTEL ROOM IN AMERICA

There are nights as soft as fur on a foal
but we prefer chess or card playing. Here,
some hotel guests sing "Happy Birthday"
as the one-eyed TV nonchalantly shuffles its images.
The trees of my childhood have crossed an ocean
to greet me coolly from the screen.
Polish peasants engage with a Jesuitical zest
in theological disputes: only the Jews are silent,
exhausted by their long dying.
The rivers of the voyages of my youth flow
cautiously over the distant, unfamiliar continent.
Hay wagons haul not hay, but hair,
their axles squeaking under the feathery weight.
We are innocent, the pines claim.
The SS officers are haggard and old,
doctors struggle to save them their hearts, lives, consciences.
It's late, the insinuations of drowsiness have me.
I'd sleep but my neighbors
choir "Happy Birthday" still louder:
louder than the dying Jews.
Huge trucks transport stars from the firmament,
gloomy trains go by in the rain.
I am innocent, Mozart repents;
only the aspen, as usual, trembles,
prepared to confess all its crimes.
The Czech Jews sing the national anthem: "Where is my home ... "
There is no home, houses burn, the cold gas whistles within.
I grow more and more innocent, sleepy.
The TV reassures me: both of us
are beyond suspicion.
The birthday is noisier.
The shoes of Auschwitz, in pyramids
high as the sky, groan faintly:
Alas, we outlived mankind, now
let us sleep, sleep:
we have nowhere to go.


Coi phim Shoah
tại một phòng khách sạn ở Mẽo


Ðêm mượt như lông ngựa non
Nhưng chúng ta thích chơi cờ, chơi bài. Ở đây,
một vài vị khách hát “Chúc Mừng Sinh Nhật”
trong khi chiếc TV một mắt chán chường xào đi xào lại mớ hình ảnh của nó.
Những cây cối từ thuở còn con nít của tôi vượt qua một đại dương để chào đón tôi từ màn hình.
Mấy người nhà quê Ba Lan hăm hở bàn về
có Ông Giời hay không có Ông Giời,
trong khi đám Do Thái thì lại câm lặng, mệt nhoài, hết hơi, do cái chết dài của họ.
Những con sông của những chuyến du ngoạn của thời trẻ của tôi chảy
một cách thận trọng qua đại lục xa vời, không thân quen.
Những toa tầu chở cỏ khô, không, không phải cỏ khô mà là tóc,
Những cái trục của nó thì kêu ken két do chở nặng quá.
Chúng tôi thì vô tội, những cây thông kèo nài.
Những tên SS thì hốc hác, và già,
Những vị y sĩ chiến đấu cố cứu tim, gan, và luơng tâm cho họ.
Khuya rồi, cơn buồn ngủ thấm vào tôi
Tôi tính chơi một giấc nhưng mấy ông hàng xóm
vẫn ong ỏng, “Chúc Mừng Sinh Nhật”:
Họ la lớn còn hơn cả mấy người Do Thái đang chết.
Những xe tải thật bự chuyên chở những ngôi sao, từ bầu trời
Những chuyến xe lửa ảm đạm đi trong mưa
Tôi thì vô tội, Mozart ăn năn;
Chỉ cây dương, như thường lệ, run rẩy,
sửa soạn thú mọi tội lỗi của nó.
Ðám Do Thái Czech hát quốc ca: “Nhà tôi đâu…”
Làm gì có nhà; nhà cháy rồi, quyện trong lửa có tiếng huýt của hơi ga lạnh
Tôi mỗi lúc một thêm vô tội, và buồn ngủ.
Cái TV trấn an tôi: Ta và mi thì đều quá cả sự nghi ngờ.
Sinh nhật ồn, ồn quá.
Những chiếc giầy của Lò Thiêu, chất thành kim tự tháp, cao như bầu trời, rên rỉ nhè nhẹ:
Than ôi, chúng ta thì sống dai hơn cả nhân loại, bây giờ, hãy để cho chúng ta ngủ, ngủ;
Chúng ta chẳng có nơi nào để mà đi

AZ

http://tanvien.net/TG_TP/witness_shoah.html


Image may contain: one or more people


Image may contain: 1 person, eating, sitting, food and indoor

Đôi khi, thi thoảng, trái tim buồn bã của Gấu biết, 1 tí ti dịu ngọt

Đã trở lại với nó vào lúc này: Ở 1 quán ăn ở Viên Chăn!

The Sweetness

... See More



Image may contain: 1 person, sitting



I Am Becoming
My Mother

Yellow/brown woman
fingers smelling always of onions

... See More
Image may contain: indoor
*

Bà cụ Gấu @ 29/8D NBK St. Saigon cc 1960

I Am Becoming
My Mother

Yellow/brown woman
fingers smelling always of onions

My mother raises rare blooms
and waters them with tea
her birth waters sang like rivers
my mother is now me

My mother had a linen dress
the colour of the sky
and stored lace and damask
tablecloths
to pull shame out of her eye.

I am becoming my mother
brown/yellow woman
fingers smelling always of onions.

Lorna Goodison

Tôi đang trở thành má tôi

Người đàn bà /vàng/nâu
Mấy ngón tay lúc nào cũng có mùi hành

Má tôi trồng bông lạ
Tưới chúng bằng nước trà
Ngày sinh của bà nuớc reo như sông
Má tôi bây giờ là tôi

Má tôi có chiếc áo dài bằng lanh
Màu trời
Bà trữ dây vải, lụa
tạp dề
Để lấy nỗi tủi hổ khỏi mắt

Tôi trở thành má tôi
người đàn bà/vàng/nâu
Ngón tay sặc mùi hành

Em tôi nằm xuống với một viên đạn ở trong đầu. Mấy người lính kể lại, chuẩn uý không kịp đau đớn. Lời trối trăng nghe như gió thoảng lại: "Chắc tao chết mất..." Trung đội vi hành tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng. Khi nghe tiếng súng, theo phản xạ, em tôi chúi đầu về phía trước. Chiếc nón sắt quên không buộc rớt xuống và một viên đạn trong tràng AK từ bên sông bắn hú họa xuống mặt sông, dội lên, xớt qua vai rồi hết đà nằm luôn trong ót. Viên bác sĩ quân y nói với tôi, ông đã không lấy viên đạn ra vì sợ làm nát khuôn mặt. "Chuẩn ý Sĩ không kịp ghi địa chỉ cấp báo. Chúng tôi phải nhờ Bưu Điện liên lạc với Sài-gòn. Ngoài mấy bức hình chụp lúc tẩm niệm, chuẩn uý không để lại gì cả. Quần áo, đồ dùng cá nhân, poncho... đều đi theo với chuẩn uý."

Có, có , chuẩn uý Sĩ có để lại một bà mẹ đau khổ như bất cứ một bà mẹ nào có con trai tử trận, một người anh trai để mang xác em về nghĩa trang quân đội Gò Vấp mai táng, một đứa cháu còn nằm trong viện bảo sanh, người chú vô thăm lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, như để tìm dấu vết thân thương, ruột thịt, trước đi vĩnh viễn bỏ đi...

Em tôi còn để lại một thành phố Sài-gòn trong đó có tuổi trẻ của tôi, của em tôi, thấp thoáng đâu đó nơi đầu đường, cuối chợ Vườn Chuối, ngày nào ba mẹ con dắt díu nhau rời con tầu khổng lồ Marine Serpent, miệng còn dư vị hột vịt lộn, người dân Sài-gòn trên những ghe nhỏ bám quanh con tầu, chuyền lên boong, trong những chiếc giỏ lủng lẳng ở đầu những cây sào dài. Hai anh em mồ côi cha vừa mới mất Hà-nội, ngơ ngác nhìn thành phố qua những đống rác khổng lồ nơi đại lộ Hàm Nghi, qua ánh điện chói chang, sáng lòa trên mặt sông, trên những con tầu đậu nối đuôi nhau suốt hai bên bờ vùng Khánh Hội, và đổ dài trên những con lộ thẳng băng. Qua những lần đổi vai đòn gánh của bà mẹ, từ cháo gà, miến gà, tới cháo lòng, bún riêu, bánh cuốn... Qua ánh mắt thất vọng của Người. Bốn anh chị em, bây giờ chỉ còn hai đứa, vậy mà cũng không nuôi nổi. Cuối cùng cả ba mẹ con đành lạc lối giữa những con hẻm chi chít, chằng chịt vùng Bàn Cờ. Tôi đi làm bồi bàn cho tiệm chả cá Thăng Long, làm trợ giáo, cố gắng tiếp tục học. Em tôi điếu đóm, hầu hạ một ông cử già, bà con với anh Hoạt, chồng người chị họ. Anh Nguyễn Hoạt, tức Hiếu Chân, bị bắt chung với Doãn Quốc Sĩ, sau mất ở trong khám Chí Hòa, chính quyền CS bắt phải hủy xác thành tro, trước khi mang ra khỏi nhà tù.

Một Sài-gòn trong có quán cà phê Thái Chi ở đầu đường Nguyễn Phi Khanh, góc Đa Kao. Bà chủ quán khó tính, chỉ bằng lòng với một dúm khách quen ngồi dai dẳng như muốn dính vào tuờng, với dăm ba tờ báo Paris Match, với mớ bàn ghế lùn tịt. Trên tường treo một chiếc dĩa tráng men, in hình một cậu bé mếu máo, tay ôm cặp, với hàng chữ Pháp ở bên dưới: "Đi học hả? Hôm qua đi rồi mà!"
Đó là nơi em tôi thường ngồi lỳ, trong khi chờ đợi Tình Yêu và Cái Chết. Cuối cùng Thần Chết lẹ tay hơn, không để cho nạn nhân có đủ thì giờ đọc nốt mấy trang Lục Mạch Thần Kiếm, tiểu thuyết chưởng đăng hàng kỳ trên nhật báo Sài-gòn, để biết kết cục bi thảm của mối tình Kiều Phong-A Tỷ, như một an ủi mang theo, thay cho những mối tình tưởng tượng với một cô Mai, cô Kim nào đó, như một nhắn nhủ với bạn bè còn sống: "Đừng yêu sớm quá, nếu nuốn chết trẻ." Chỉ có bà chủ quán là không quên cậu khách quen. Ngày giỗ đầu của em tôi, bà cho người gửi tới, vàng hương, những lời chia buồn, và bộ bình trà "ngày xưa cậu Sĩ vẫn thường dùng."

Handbag

My mother's old leather handbag,
crowded with letters she carried
all through the war. The smell
of my mother's handbag: mints
and lipstick and Coty powder.
The look of those letters, softened
and worn at the edges, opened,
read, and refolded so often.
Letters from my father. Odour
of leather and powder, which ever
since then has meant womanliness,
and love, and anguish, and war.

Poems on the Underground

Ruth Fainlight

Túi xách tay

Cũ, bằng da, của má tôi
Chất chứa trong đó là
Những lá thư bà mang theo cùng với bà
Suốt cuộc chiến
Mùi bạc hà, mùi dầu cù là, mùi mồ hôi
Những lá thư, góc quăn, mở gấp nhiều lần,
Chữ bạc dần
Thư của ba tôi
Túi da, kể từ đó, nặng mùi nhất,
Là mùi đàn bà, tình yêu, thống khổ và sợ hãi.




*

By Richie
To U, my Mom, with Love.
Mother's Day, 2010

Nóng

Me chồng và nàng dâu sống cùng nhà với nhau thời này đã hiếm, nàng dâu và mẹ chồng thân nhau như mẹ con ruột lại còn hiếm hơn. Tôi may mắn có được cả hai thứ hiếm hoi ấy. Thành ra, tôi luôn bỏ chữ “chồng” đi liền sau chữ “mẹ”, kể cả khi kể chuyện…
Cuối tuần trước, mẹ gọi tôi ra góc vườn, nơi có chiếc xích đu dưới bóng mát cây bàng, ngọt ngào:
- Ngồi xuống đây con, mẹ con mình tâm sự…
Tôi ngồi xuống, nắm lấy tay mẹ, nheo mắt cười:
- Mẹ lại muốn kể chuyện thời oanh liệt phải không?
Mẹ cười hiền, bẹo má tôi:
- Bao nhiêu oanh liệt thời quá khứ mẹ kể cho con nghe hết rồi còn gì. Hôm nay mẹ muốn nói chuyện tương lai kia.
Tương lai có gì mà đáng nói? Chồng tôi là con một, là người thừa kế duy nhất căn biệt thự này. Thằng cu Beo sau này cũng sẽ là người thừa kế duy nhất khi hết đời vợ chồng tôi. Tương lai của cái nhà này xem ra có thể đoán trước được rồi. Nhưng có vẻ như mẹ đang muốn nói về cái tương lai khác. Mẹ thở dài, nhìn xa xăm:
- Từ ngày về hưu, ba mày sinh ra đổ đốn!
Điều này tôi biết và cứ ngỡ là giấu được mẹ để bà ấy khỏi buồn. Tôi nắm chặt tay mẹ hơn:
- Thôi mẹ ạ, ba sinh tật vài bữa rồi lại chán thôi.
Mẹ lắc đầu:
- Không đâu con, càng ngày càng hư đốn. Chuyện ông ấy đi bia ôm bia iếc với bạn mẹ không thèm để ý. Nhưng hôm rồi mẹ mới phát hiện ra ông ấy đang cặp bồ với một con bé còn nhỏ hơn cả tuổi của con…
Tội nghiệp mẹ, tôi an ủi:
- Dù sao ba mẹ cũng có đến mấy chục năm hạnh phúc!
Mẹ cười, giọng vui vẻ hơn:
- Thì vậy! Thiệt ra bây giờ mẹ chỉ lo nhiều hơn buồn.
Tôi trấn an với tư cách chủ tài khoản gia đình:
- Mẹ khỏi lo, ba toàn cho gái… à, không, toàn xài bằng tiền lương hưu và quỹ đen giấu giếm lâu, không ảnh hưởng đến kinh tế gia đình đâu ạ.
Mẹ nhếch mép:
- Không phải mẹ lo chuyện tiền bạc. Mẹ lo sau này con dâu của mẹ cũng lâm vào hoàn cảnh như mẹ bây giờ. Con biết đó, thằng chồng con, con trai mẹ… nó là thằng đào hoa có tiếng. Hồi chưa cưới con nó đã “quậy” có tiếng rồi.
Chuyện này tôi cũng biết, nhưng tôi ngạc nhiên:
- Nhưng như thế thì có liên quan gì đâu hả mẹ?
Mẹ nhìn tôi thương hại:
- Sao lại không? Cha nào con nấy! Ba nó trước kia đàng hoàng biết bao nhiêu mà giờ còn hư hỏng vậy huống chi là nó. Mai kia nó mà… già thì con sẽ khổ gấp nhiều lần so với mẹ bây giờ, con dâu ạ!
Tôi giật mình, không phải là không có lý!
Tối hôm ấy, tôi nói hết những băn khoăn sau buổi trò chuyện với mẹ cho chồng nghe. Anh ấy bật cười, ung dung đứng dậy đi lấy cho tôi một cuốn… tiểu thuyết và nhẹ nhàng:
- Đúng là cha nào thì con nấy. Anh ví dụ như anh và ba cùng đọc cuốn tiểu thuyết có phần đầu đầy trắc trở và phần kết rất có hậu này. Nhưng anh đọc xuôi từ đầu đến cuối, còn ba thì đọc ngược lại, em hiểu không?
Tôi lắc đầu, ngơ ngác. Chồng tôi thở dài rồi nói như hét vào mặt tôi:
- Nghĩa là anh bắt đầu “quậy” ngay từ thời trẻ, “quậy” chán rồi nên càng về già anh càng đàng hoàng. Còn ba, ông ấy trẻ không chơi nên già sinh đổ đốn, em hiểu chưa?
Lần này thì tôi hiểu nhưng vẫn gắt chồng:
- Anh làm gì mà hét lên vậy, khong sợ thằng cu Beo nó nghe thấy à?
Tôi bực bội mở cửa ra ngoài. Thấy cu Beo đang ngồi đọc truyện, tôi lại gần, ôm vai con:
- Con đọc xuôi hay đọc ngược vậy con?
Beo trố mắt nhìn tôi:
- Đọc xuôi chứ, sao mẹ lại hỏi vậy?
Tôi thở phào:
- Tốt, đọc xuôi là tốt con à. À, mà này... con đã thích bạn gái nào trong lớp chưa?
Con trai tôi trợn mắt:
- Dạ chưa, mà sao mẹ lại hỏi vậy?
Tôi ấp úng:
- Thì nếu có, mẹ… mẹ sẽ cho con tiền dẫn bạn gái đi ăn kem và xem phim!
Quý tử của tôi há hốc miệng nhìn mẹ lắc đầu rồi cúi xuống lẩm bẩm:
- Chắc tại mấy hôm nay trời nóng quá…
Nguồn: Blog Cô Gái Đồ Long.

Còn cái này thì thuổng trong số báo Granta, Winter, 2004, về Mẹ, Mothers.

Bác sĩ: Báo tin buồn cho cô biết, bà mẹ chồng của cô chết vì đau tim.
Cô con dâu của bà mẹ chồng Bắc Kít trợn mắt, hét:
Vô lý!
Đến lượt ông bác sĩ trợn mắt:
Sao?
Bả đâu có tim!
[To O., from K/GNV]

*

GRANTA 88: MOTHERS
Ma, mummy, mom, mere, mataji, madre, mutter, mamma, mia!

'What made her uncertain were the proper boundaries between children and adults, love and sex, work and play. What bewildered her were her children.'
Edmund White on Delilah Mae White
'My mother spoke to me of heaven as concretely and with as much love as she named the wild flowers. It was her prayer and fervent hope that we would all live there together in happiness with God for all eternity.'
John McGahern on Susan McGahern

Hai bà mẹ lôi một đấng con trai tới gặp Vua Solomon.                                                            
-Thằng khốn kiếp này hứa lấy con gái tôi. Bà thứ nhất nói.
-Không, nó hứa lấy con gái tôi. Bà thứ nhì nói.
Nhà vua ra lệnh:
Đem cho ta cây gươm, xả thằng này ra làm đôi, chia cho mỗi bà một nửa.
-Vâng, đúng như vậy đó, thưa Hoàng thượng [Sounds good to me]. Bà thứ nhất nói.
-Thôi, nếu thế, cho nó lấy con gái bà đó đi. Bà thứ nhì nói.
Vua phán:
-Bắt nó lấy cô con gái bà thứ nhất.
Nhưng bà này muốn xẻ nó ra làm đôi?
Vua cười khà:
-Thì đúng như thế. Thế mới đúng là bà mẹ vợ!


Nhân Ngày Của Mẹ

Một trong những hình ảnh thần sầu của cái làng Bắc Kít, quê nội của lũ “Gấu của Gấu”, làng Thanh Trì, huyện Thanh Lạng, phủ Quốc Oai, Sơn Tây, là về… bướm, mà, chỉ đến đọc Mishima, kể câu chuyện 1 người lính, hấp hối, không làm sao đi được, và cứ nhìn mấy bà đàn bà cứu thương - hẳn thế - ra vẻ nài nỉ, khẩn cầu, chỉ đến khi, 1 bà hiểu ra, bèn vạch vú, cố nặn ra 1 giọt sữa, nhỏ vô miệng anh ta, thì đấng đàn ông “tượng trưng cho mọi tên đàn ông”, mới thanh thản mà siêu thăng, siêu thoát về cõi cực lạc, y chang thằng cha Gấu Cà Chớn, vào đúng lúc đó, mặc khải ra cái hình ảnh thần bí của làng quê của nó.
Số là, ngày còn nhỏ, ở trong làng, thằng bé đã từng đi theo 1 đám tang. Suốt đường đi, từ trong làng ra đến ngoài đồng, đến cái huyệt, mấy người đàn bà lẩm lẩm đọc 1 bài giống như bài kệ, dành ra hồn người chết. Như thể họ rất rành con đường của linh hồn người chết sẽ trải qua, nào là đi qua con sông ngăn cách hai cõi âm dương thì phải làm gì, đi qua bến đò gió, thì làm sao, và nhất là, đừng quên chén/bát cháo lú… … tất cả nhằm chủ ý, làm sao quên cuộc đời đã qua, làm sao tái sinh, đại khái như thế, như trong trí óc non nót của Gấu còn nhớ, hay, tưởng tượng ra được.
Nhưng hình ảnh sau đây, mới thực sự quái dị: Trong khi cái quan tài từ từ nằm xuống đáy huyệt, thì những người đàn bà cứ thế, cứ thế, từng người, từng người, đến phiên của mình, thì đều tốc váy, nhảy qua miệng huyệt, 1 cách nào đó, y chang hình ảnh người đàn bà nhỏ giọt sữa vô miệng dũng sĩ diệt Mỹ Nguỵ - hà, hà – nghĩa là, họ đều muốn người đàn ông “hết số trời cho”, được thưởng thức lần chót, hình ảnh cái cửa “âm u và ẩm ướt, nơi Thượng Đế thường xuyên ẩn khuất… cái cửa mở ra mọi cánh cửa siêu hình, và tôn giáo”!

Trong cuốn tự thuật 'Sống để kể chuyện', Garcia Marquez kể, lần đầu ông viết "Bão Lá", và đưa bản thảo cho một người bạn, anh bạn liếc qua, rồi trề cái môi, thuổng Antigone của Sophocles. Ngớ người, GM đọc lại bản thảo, vừa sướng như điên vì tự hào, vậy là ta đâu có thua gì Sophocles, vừa đau khổ vì cái chuyện thuổng mà không biết là mình thuổng đó, và trước khi đưa in, chàng o bế ‘tút tít’ lại nó, sao cho bớt mùi Sophocles, và đi thêm một đường đề từ, nhắc tới món nợ này.

Nhưng đâu phải chỉ có Sophocles. Những bản văn đầu tay của ông đầy mùi Faulkner, đến nỗi, có thể nói, ông là tên đệ tử y bát của Faulkner!
Trong trường hợp Nhớ Bướm Buồn, món nợ Kawabata thật dễ nhận.

Vào năm 1882 Garcia Marquez viết Người đẹp ngủ trên máy bay, trong đó ông có nhắc tới Kawabata. Ngồi ghế hạng nhất trên chiếc phản lực jet bay qua Atlantic bế bên một em đẹp ơi là đẹp, ngủ suốt chuyến bay, “nàng ngủ đẹp đến nỗi có những lúc tôi nghĩ, nàng chơi mấy viên thuốc không phải để ngủ mà để chết”, [ J'ai toujours cru qu'il n'y a rien de plus beau dans la nature qu'une femme belle. De sorte qu'il me fut impossible d'échapper même un instant à l'envoûtement de cette créature fabuleuse qui dormait à mon côté. C'était un sommeil si égal qu'à un certain moment je craignis que les pastilles qu'elle avait prises ne soient pas pour dormir, mais pour mourir].

Và trong lúc ngắm người đẹp ngủ, nhân vật kể chuyện của ông nhớ tới Những người đẹp ngủ của Kawabata, câu chuyện những anh già, giầu, mất nết, trả tiền cho một má mì, để được nhìn ngắm mấy em nhái bén khoả thân, bị thuốc, ngủ nằm phơi chim còn dzin, suốt đêm.
Nhân vật chính trong Những người đẹp ngủ, của Kawabata, là một anh già chỉ rình dịp phá luật chơi, [chỉ được quyền ngắm mà không được quyền sờ hàng,] anh già muốn làm thịt một em, làm cho em có bầu, hoặc ngạt thở rồi ngất đi vì bị trấn lột cái nguyên sơ trinh trắng, hoặc chính mình được nằm chết trong vòng tay trinh nữ!
*
Nhớ Bướm Buồn được mặc khải từ Những Người Đẹp Ngủ của Kawabata. Nhưng trước khi viết nó, GM thử tay nghề của mình bằng truyện ngắn sau đây: Người đẹp ngủ trên phi cơ.

Câu này thật tuyệt: Tôi luôn luôn tin rằng, trong thiên nhiên chẳng gì đẹp bằng người đẹp.[ J'ai toujours cru qu'il n'y a rien de plus beau dans la nature qu'une femme belle].

Gấu đã trải qua cái thú y chang GM, nhưng tục hơn nhiều, và do đó, sướng hơn nhiều. Gấu đã kể chuyện này một lần rồi, để thủng thẳng kiếm, trình cho độc giả Tin Văn đọc chơi!
Khác với GM, người đẹp ngủ trên phi cơ, với Gấu thì là người đẹp ngủ trên xe đò suốt chặng đường từ Mỹ Tho về Sài Gòn.
*
Chuyến đi từ Tiểu Sài Gòn lên San Jose thăm gia đình bạn C, khi nghe tin ông anh mất, không ngờ làm nhớ tới một chuyến đi, ngày nảo ngày nào, từ Sài Gòn về Vĩnh Long
Lần đó, Gấu Cái đang học trường nữ sư phạm. Kêu Gấu xuống đóng học phí nội trú, hình như vậy.
Thường, Gấu chạy xe tới nhà HPA, ở khu Chợ Đũi. Gửi xe tại đó, lấy xích lô ra bến xe đò Miền Tây.
Lần về, ngồi cạnh một em nhà quê lên thành phố. Hỏi, cô nói, muốn lên khu Xóm Dệt Hoà Hưng, để tìm cô bạn.
Trên đường, cô để cái nón lên che đùi, và khi Gấu ‘vô tình’ đưa tay xuống bên dưới cái nón, thì cô lại để yên, thế là Gấu hiểu liền, cô để cái nón, để cho Gấu dễ bề làm ăn!
Và trong suốt chuyến xe, cô nằm lim dim ngủ, mặc cho bàn tay thằng cha kế bên muốn làm gì thì làm, ở bên dưới cái nón lá.
Tới bến xe, cô biểu, chiều rồi, lên Hoà Hưng chắc cũng không đủ thì giờ tìm địa chỉ người bạn, hay là anh cho về nhà anh ngủ đỡ một đêm, sáng mai anh đưa em lên trên đó.
Thế thì còn gì bằng. Thế là Gấu dặn cô đứng chờ ngay tại bến xe, rồi lấy cái xích lô, tới nhà HPA, lôi xe Honda ra, chạy ra bến xe đò lấy hàng, đưa về nhà, ở chung cư Bưu Điện số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.
Sáng hôm sau, cô nói, thôi, anh cho em ở đây thêm vài bữa nữa.
Nhưng anh phải đi làm.
Thì anh cứ đi làm. Anh khóa cửa lại, nhốt em ở trong nhà, trưa về nhớ mang cho em cái gì ăn nhé!

Chuyến đi San Jose, Gấu cũng gặp một cô gái như vậy.
Chán nhất, là, tới bến xe gặp bạn C. đứng đợi, Gấu chẳng làm ăn gì được.
Hơn nữa, cô gái có cô em đem xe tới rước. Gấu chỉ hỏi vội được số phôn.
Khi Gấu phôn, tính gặp lại, kiếm tí cháo, số phôn dởm!

Cái cô gái đi cùng chuyến xe đò ở nhà Gấu đến cả chừng tuần lễ. Có vẻ như cô không vội rời Gấu, còn Gấu thì hoảng quá, nhất là những lần mang đồ ăn trưa về cho cô, mi một cái, rồi bye bye, khoá cửa, đi làm, nhìn quanh, cảm thấy hình như hàng xóm bắt đầu nghi Gấu có chuyện mờ ám gì đó!
Thế là một buổi sáng Thứ Bẩy đẹp trời, lấy Honda đưa nàng lên Hòa Hưng, Ngã Tư Bẩy Hiền, nơi em nói có cô bạn cùng quê đang làm nghề dệt vải, và trong khi em đang ngơ ngác tìm số nhà, Gấu phóng xe chạy như bay, chẳng hề nhìn ngoái lại!
Khốn nạn thật!

Cái tay nhà văn Nhật, Mishima, sau tự sát theo kiểu kiếm sĩ, cũng có một xen, tả một anh lính bị thương nặng, muốn đi mà không làm sao đi được, mắt cứ ngước nhìn mấy bà, khẩn khoản cầu xin một điều gì đó, và một bà hiểu ra, bèn vạch vú, cố nặn ra một giọt sữa nhỏ vô miệng liệt sĩ, và thế là liệt sĩ mỉm cười thanh thản ra đi!
Sến cô nương kể huyền sử Chống Mỹ Cứu Nước, về những chàng trai Bắc Kít, sau khi nhỏ máu viết huyết thư tình nguyện vô Nam, thì, đúng vào buổi tối, sáng hôm sau xuất quân, được Đảng cho gặp một 'thánh nữ', chuyên giữ nhang khói ngôi đền thờ của Đảng, và được “khai sáng”!
Thành thử một đấng đàn ông, khi ra đi, là chỉ muốn nhớ lại, hoặc là cái vú của bà mẹ, hoặc là cái bướm của một em!

Bạn chọn thứ nào? (a)

Note: Bức hình nuy, dưới đây, FB yêu cầu removed


Image may contain: 1 person, smiling, outdoor

Lúc này vưỡn còn cờ VNCH (a)

Commemoration is always the adaptation of memory to the needs of today.
Tsvetan Todorov

... See More
Image may contain: outdoor


Image may contain: 1 person, sunglasses
Joseph Huỳnh Văn kể, lần đầu hai thằng gặp.... suốt ngày đeo kinh đen, ngồi một mình ở 1 cái bàn ở góc Quán Chùa…

Tên này, đệ tử của Lữ Phương, là tácgiả danh sách nhà văn Ngụy phản động đầu tiên, đăng trên tờ Tin Sáng. Danh sách gồm 12 tên, tất cả đám Sáng Tạo có ở trong đó, như Gấu còn nhớ, và GCC, tức NQT, đứng hàng thứ 7. Bài phỏng vấn tên này, đăng trên tờ Văn Học của Nguyễn Mộng Giác.
Trong khi đó, Mai Thảo, trong cuốn chân dung 15 nhà văn, viết về Vũ Hoàng Chương, phịa ra giai thoại Hoàng Trinh cái con mẹ gì đó

Chân Dung Nhà Văn

Note: Bài viết về Vũ Hoàng Chương, trong có nhắc tới cái danh sách đầu tiên, những nhà văn đồi trụy, gồm 16 tên…

Tôi đọc những người có tên trong bản danh sách được gọi là danh sách Hoàng Trinh cho ông nghe. Hoàng Trinh là thông gia với Trường Chinh. Y vào Nam sớm nhất và được Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Ủy cho toàn quyền xử lý vụ "Văn Học Nghệ Thuật Miền Nam". Sau này thêm bớt con số người bị bắt, có nhiều danh sách khác. Như danh sách 21, danh sách 44. Nhưng danh sách Hoàng Trinh, 16 người được lập ra sớm nhất và tôi được biết ngay nhờ sự tiết lộ của một cán bộ đảng quen biết ngày trước, hắn đi theo Hoàng Trinh lên Đà Lạt, và được cho xem bản án tử hình này

theo GCC, không đúng.

Danh sách này, gồm 12 tên, có GCC, thứ 7, trong 12 tên, là do 1 tên đàn em của Lữ Phương làm. Tên này, hiện ở Pháp.

V/v DNM, cũng sai, chính DNM cho biết, khi được hỏi, trên blog NL có cái note về vụ này.
V/v TTT, cũng sai. Sai như thế nào, thì GCC cũng đã lèm bèm rồi.

V/v NDT. MT coi NDT thuộc tiểu thuyết mới. Và chỉ có NDT là thành công trong cú “mới” này, sai.

Đọc, thì hiểu ra câu của Todorov, hồi nhớ là 1 cách nhớ quá khứ sao cho hợp với hiện tại. MT viết về bạn, sao cho có mình ở trong đó, trong 1 vị trí thích hợp nhất.
Nhưng Brodsky phán, mới thú, đây là những bài ai điếu của MT dành cho bạn, mà dưới mắt ông, thì đều đã chết rồi!

Trở lại với tiểu thuyết mới. Me-xừ Mít Butor, có phán, đâu đó, khi được hỏi, không có cái gọi là TTM ở Việt Nam. Sai. Có, mà có chỉ ở Mít Butor: Cách viết của Hoàng Ngọc Biên, tức Mít Butor, là từ Butor, mà ra, và đúng là nằm trong “trường phái của cái nhìn”, như MT viết.
Nhưng TTM không phải chỉ có vậy. Cả đám này, mỗi người viết 1 kiểu, được gọi chung là TTM. Robbe-Grillet mới cho ra lò 1 cuốn, và đám phê bình phát sốt vì những cái nhìn bịnh hoạn ở trỏng. Bà vợ của ông là con gái của ông, một nữ tài tử nổi tiếng.

Văn MT thú thực Gấu không mặn. Ông cũng chẳng ưa gì Gấu. Có thể, vì cả đám Gấu hồi đó, chỉ mê TTT!
Đám GCC được gọi chung là TTM Mít, theo Gấu, có cái lý của nó. Mỗi thằng viết mỗi kiểu, chơi với nhau, hay ngồi nhà hàng La Pagode…

Steiner có 1 từ để gọi MT, 1 tay chơi trong cõi văn chương. Tuyệt.

Một cách nào đó, đây cũng là dáng dấp của rất nhiều nhà văn Mít, kéo cái cổ áo lên 1 chút, khoác cái mưa vô, đi lãng đãng dưới mưa... đại khái thế!
Nhưng câu của Camus, mới thú, chúng ta luôn có dáng điệu của 1 kẻ sắp sửa ra đi….

Hà, hà!

Nhớ Em quá.
Yêu… người quá!

Note: Tên này, là 1 trong hai người đã gửi bài viết cho trang VHNT cuối tuần của tờ nhật báo Tiền Tuyến, do TTT phụ trách, sau giao lại cho GCC. Gấu bèn kêu bạn quí HPA cùng phụ trách, sau anh rãn ra, còn mình Gấu. Khi giao trang báo, ông giao luôn số bài vở còn tồn đọng, và biểu thằng em, coi, nếu cần thì sửa, rồi đăng cho họ.
Cả hai đều chưa từng có mặt trên chốn giang hồ.
Gấu bèn sửa, và bèn đăng. Nguyễn Mai mừng quá, ơn quá, sau đó trả ơn, bằng cách giới thiệu Gấu làm chân phụ tá cho Từ Kế Tường, làm tờ Mây Hồng, báo thiếu nhi, lo mảng ngoại ngữ, đồng thời dịch cho nhà xb Vàng Son của ông Nhàn, chủ báo. Lúc đó, Gấu ghiền quá, rất cần tiền.
Nhưng nhờ dịch dọt mà Gấu sống sót sau 1975, khi bị tù VC ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè.
Một trong những tay quản giáo, là TNXP, chuyên nghề xét những lần thân nhân thăm nuôi tù. Anh ta rất mê Cronin, 1 tác giả người Anh, qua những bản dịch của Gấu. Và anh ta cứu Gấu. Nhờ anh ta không lấy món tiền Gấu Cái giấu trong bị gạo, và Gấu dùng số tiền đó, qua trung gian của anh, mua chức Y Tế Đội 3, nhờ đó qua được hai năm tù.

Image may contain: text

Đây là bức hình, Gấu gửi, khi là Radiophoto-Operator cho UPI, và đã từng viết về nó, trong truyện ngắn Cõi Khác:
… Bị nặng nhất là trong Mậu Thân đợt hai. Khoảng gần nửa đêm, UPI vớ được hình đặc biệt, bằng mọi giá phải chuyển ngay đi Tokyo: Chừng trên dưới một chục ký giả, phóng viên ngoại quốc, ngồi xe díp lùn có gắn bảng báo chí, Press, ở kính trước, không may bị Việt Cộng tóm được tại khu chợ Thiếc. Sau cùng là thảm sát. Người gục chết trên vô lăng, kẻ vắt nửa khúc đầu trên sàn xe, nửa khúc đuôi trên mặt lộ. Sau này, khi cuộc chiến nghiêng về phía Miền Bắc, dư luận thế giới hình như chỉ còn nhớ cảnh tướng Loan xử bắn tù binh ngay trên đường phố.
Theo như GCC còn nhớ được, thì không phải phục kích, mà đi lạc vô khu vực VC kiểm soát. Chúng giữ lâu lắm, giống như cú Mậu Thân ở Huế, có thể tính đem về Bắc, về Hà Nội, có thể, để phục vụ yêu cầu tuyên truyền, bắt từng tên viết tự kiểm, lên án Mỹ Ngụy cái con mẹ gì đó, chỉ đến phút chót mới bị giết, ai ra lệnh giết, thì chỉ có Trời biết, như bất cứ 1 cú giết người của Vẹm, trừ Văn Cao ra, dám nhận tội Hitman!

http://www.tanvien.net/sangtac/sa05_coi_khac.html

Bao lâu nay, search net, kiếm nó, bây giờ mới gặp!

Tks All!

Cái vụ gửi hình trong giờ giới nghiêm này, cũng thực sự lý thú. Kể hết ra đây, vì cũng thật là ly kỳ.
Vào lúc đó, chưa có cái trò You Tube, và gửi 1 cái hình, bằng phương pháp radiophoto, như vậy, là mất 15 phút, chưa kể thời gian sửa soạn, nghĩa là, trước khi gửi hình, là phải gửi tín hiệu pulse, để chỉnh máy, nghĩa là làm cho hai cái máy, gửi và nhận “đồng bộ” – synchronizer – Và, nếu vì 1 lý do nào đó, mất tín hiệu, là mất đồng bộ, là phải gửi lại từ đầu!
Gấu nhớ là, lần đó, máy phát tín của Bưu Điện, đặt ở Chí Hòa, gặp sự cố, đúng như thế: Tần số phát, mất, chỉ chừng 1 giây, chắc thế, trong 15 phút gửi đó, rồi lại có lại.

Gấu không nhớ, phải chuyển tấm hình, trong bao nhiêu lần. Hình có được, chắc khoảng 8 giờ tối. Vậy mà phải tới quá giờ giới nghiêm Tokyo thông báo, qua mạch viễn ấn UPI, nhận OK rồi!

Tks God!


Hình, share từ Nhật Ký Yêu Nước

Nhật ký yêu nước
4 hrs

Ngày 5 tháng Năm 1968, ngay sau khi cộng quân bắt đầu tấn công đợt hai vào đô thành Sài Gòn, bốn ký giả John Cantwell, Ronald Laramy, Michael Birch và Bruce Piggot chạy xuống Chợ Lớn để săn tin. Chiếc xe của họ có ghi rõ bằng tiếng Anh và tiếng Việt Press – Báo Chí. Tuy vậy, bọn giặc cộng vẫn phục kích và bắn chết họ. Có người bị đến 27 phát đạn.

Ngay sau khi được tin, một đơn vị Biệt Động Quân đã tức tốc đến nơi truy lùng bọn khủng bố đồng thời bảo vệ an ninh khu vực này cho các đồng nghiệp của nạn nhân đến đem tử thi của họ đi.

Vì hai trong số 4 nạn nhân là người Úc nên năm 1988 có một phái đoàn Úc sang Việt Nam chất vấn Việt Cộng.

Bọn chúng không dám cho người ra trả lời mà chỉ cho một cựu sĩ quan đã giải ngũ ra gặp phái đoàn và cầu hoà, trước sau chỉ nói rằng “Giữa người Úc và người Việt Nam đâu có thù oán gì.”

Các bạn có thể vào Google, gõ tên bốn nạn nhân này thì sẽ thấy có rất nhiều bài tường thuật rất đầy đủ.

(Fb Khiet Nguyen)

[B]


RIP

May 14, 2018

Gérard Genette

Tôi mới được tin Gérard Genette qua đời tuần trước.

Cuốn sách Palimpsestes của Genette, tôi đã dịch từ lâu và để đó cũng từ lâu, lẽ ra tôi nên nghĩ đến việc in nó sớm.

Đối với tôi, Genette có tầm quan trọng vô biên. Những ai khiến được tôi đọc thêm ít nhất ba người khác, đối với tôi đều hết sức quan trọng. Genette là một trong số những người ấy (một trong các nhân vật mà Genette làm tôi đọc là Ambrose Bierce). Một trong hai luận án mà tôi từng làm chính là, ở một phương diện không nhỏ, lần theo dấu vết của Genette: hồi ấy, tôi muốn trả lời câu hỏi, tại sao lại lý thuyết? và Genette gây cho tôi một niềm kinh ngạc rất lớn, trong địa hạt ấy. Không chỉ vậy, chính cái hồi làm luận án, tôi bắt đầu thấy các tờ báo và tạp chí có tầm quan trọng như thế nào - kể từ đó, các tờ tạp chí mới là mối quan tâm chính yếu của tôi; tờ Poétique (hiện nay chắc hẳn vẫn tồn tại: cho đến cách đây chừng mười năm, nó vẫn còn) bắt đầu ra vào năm 1970 (song song với tủ sách cùng tên bên nhà xuất bản Seuil) trở thành nguồn cảm hứng lớn của tôi; hai yếu nhân của tờ tạp chí lý thuyết này là cặp bạn thân Gérard Genette và Tzvetan Todorov (Todorov đã qua đời cách đây chưa lâu: Todorov ít tuổi hơn Genette nhiều nhưng lại qua đời trước), họ cũng sẽ sớm từ bỏ lý thuyết (theo kiểu thiết chế) sau chỉ vài năm, đấy là vì họ đã thấy những con đường khác (không hẳn là quá xa so với lý thuyết).

Genette là một người đọc vô biên, và rất nhiều lần, khi đọc Genette, nhất là những cuốn sách cuối cùng, tôi bắt gặp cái mà tôi sẽ gọi là sự thông thái của đọc. Đó là một nguồn cảm hứng rất lớn (và lâu dài) của riêng tôi.

Cách đây chừng chục năm (xem ở kia) là Lévi-Strauss.

Một nhân vật cũng rất có ý nghĩa đối với tôi qua đời cách đây không lâu, chắc khoảng hai tháng: Clément Rosset. Rosset là tác giả cuốn sách dưới đây:


Chắc tôi sẽ đọc lại cuốn sách của Rosset. Ai đọc Schopenhauer bằng tiếng Pháp có khả năng lớn là sẽ có Clément Rosset là người ở bên cạnh, một người hướng dẫn vô hình. Chọn được người đi cùng trong các cuộc đọc là rất quan trọng; chẳng hạn đối với tôi, cùng Kant và Hegel là Éric Weil, cùng Malebranche là Merleau-Ponty, cùng Martin Heidegger là Lukács, cùng Pascal và Leibniz là Jean Guitton. Ta sẽ mang ơn một số người, ta sẽ hiểu nếu không có họ, rất có khả năng ta còn chẳng thực sự bắt đầu nổi một số sự đọc.

Thêm một người khác nữa qua đời gần đây: Bernard de Fallois. Đó là một nhà xuất bản, một nhân vật mà tất tật proustien trên đời đều phải nhờ cậy, vì nếu không có de Fallois thì đã không có Contre Sainte-BeuveJean Santeuil. Về sau này de Fallois in rất lắm sách dở, nhưng thôi, kệ. De Fallois cũng sống lâu ngang mức với một editor huyền hoặc: José Corti.


Về Gérard Genette:

Postscript
Màu mắt
Foucault, Barthes, Genette: một câu chuyện Pháp
Antoine Compagnon nói về Roland Barthes
Stendhal viết tiểu thuyết (trích từ Palimpsestes)
Hai người trò chuyện (Genette và Compagnon)
"Genette người ưa bi ca" (bài của Antoine Compagnon)
(Lại) nhìn lại lý thuyết
Nhìn lại lý thuyết
Genette trả lời phỏng vấn về lý thuyết văn học (rất gay cấn)

Note: Gérard Genette. Một cách nào đó, ông là 1 trong vị thầy của Gấu, khi vừa bước chân vào đời văn, và tên Mít đầu tiên, nhắc tới tên ông, là GCC, tất nhiên. Gấu đã từng chôm 1 ý của ông, trong Figures I, để vinh danh bạn quí NXH, khi giới thiệu cuốn Mù Sương của anh: NXH, 1 tay thủ thư, tìm 1 cuốn sách, đếch thấy, thế là bèn viết nó, Mù Sương!


*

http://www.tanvien.net/Notes_2/figures_1.html

Hình Tượng I
Figures I
Gérard Genette

*


Chúng ta biết theo quan niệm của Ferdinand de Saussure, ngôn ngữ chỉ là một hệ thống ký hiệu, ở đó, mỗi đơn vị ký hiệu đều có hai mặt: cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified). Cái biểu đạt là âm hoặc chữ viết. Cái được biểu đạt là ý niệm do âm hoặc chữ viết ấy gợi lên trong đầu chúng ta. Ví dụ: nghe âm 'chó' (cái biểu đạt), chúng ta nghĩ ngay đến giống vật thường được nuôi trong nhà (cái được biểu đạt).
NHQ viết về Bùi Giáng.

Đoạn trên, Gấu trích từ blog của tay Gôn Mùn Goldmund và, gốc của nó, trên talawas.
Ở đây, trích lại, như là một cái cớ, để viết về Giàng Búi!

Hệ thống ký hiệu học, trong đó, từ cánh buồm có thể được sử dụng để chỉ con tầu, thì là một hình tượng; hệ thống ký hiệu học bậc hai, trong đó, một hình tượng, như là sử dụng từ cánh buồm để chỉ con tầu, có thể được sử dụng để chỉ thơ, thì đó là Tu từ pháp.

Hay thật tàn nhẫn: 

[(voile = navivre) = Poésie ] = Rhétorique
[(cánh buồm = con tầu) = Thơ] = Tư từ pháp 

[Bạn nghe âm "buồm", thì nghĩ ngay đến "tầu", hay nghĩ ngay đến... "bướm"?]

Ba cái 'nhảm nhí' này, Gấu đọc, ngay từ khi mới lớn, chán thế, qua Gérard Genette, trong cuốn Hình Tượng I, Figures I.
Ông này, cũng lại một ông thầy của Gấu.
Gấu đọc Roland Barthes, rồi nhờ đó, mò ra ông.
Những bài viết trong Figures I, bài nào cũng thật bảnh. 

[Từ từ TV sẽ đi vài đường về Thơ, trong khi chờ đi luôn!]

Đành phải giới thiệu Genette, rồi mới viết tiếp về Bùi Giáng được.
Trong một bài viết về ông bạn quí của Gấu, thời đó đó, Gấu có chôm một ý của Genette, về một anh chàng vô thư viện kiếm một cuốn sách, không thấy, bèn viết một cuốn khác.
Ý này của Genette, nhưng có thể ông lấy từ Borges, và nó liên quan tới tác giả, tác phẩm, đạo văn, đạo viếc:
“Tất cả những tác phẩm thì là tác phẩm của chỉ một tác giả, vĩnh hằng, và, vô danh”
[On a établi que toutes les oeuvres sont l’oeuvre d’un seul auteur, qui est intemporel et anonyme]

Lần, mấy ông Trời con tố cáo một tay trong nước đạo văn dịch của mấy ổng, Gấu đã tính lôi ra lèm bèm, nhưng thấy chẳng đáng! 



http://www.tanvien.net/thu_tin/hien_sinh_vs_co_cau.html

Thư tín

Bác GCC,
Tìm hiểu về structuralisme, cơ cấu luận, hồi miền Nam thì nên tìm theo các tác giả chính yếu nào. Tôi nghĩ đến Trần Ngọc Ninh, Trần Đỗ Dũng.
How?
Trong văn học, nhà phê bình nào, ngoài Đỗ Long Vân, có thể coi là nhà phê bình cơ cấu luận?
Nhà văn thì có ai, ảnh hưởng cơ cấu luận?
Nhìn chung thì cơ cấu luận hẳn là không có nhiều “impact” bằng existentialisme, hiện sinh, phải không?
Tks
Một vị độc giả ở trong nước

Phúc đáp:

Chỉ có 1 người quan tâm tới cơ cấu luận là Đỗ Long Vân, mấy người khác, tôi không rành, và họ cũng không có tác phẩm để mà nhận xét.
Tôi đọc cơ cấu luận, rồi viết lai rai về nó, và sau này, khi giới thiệu Đỗ Long Vân, và cuốn ông viết về Kim Dung, "Vô Kỵ giữa chúng ta".

Regards
NQT

Note: Có 1 tay rất rành về cơ cấu luận, là Ngô Trọng Anh, kỹ sư, đã từng làm Bộ Trưởng chính phủ của VNCH. Ông có 1 số bài viết tuyệt cú mèo, về chuyện Tam Tạng thỉnh kinh, nhớ đại khái cái tít, "Câu chuyện của dòng sông hay Dòng sông của câu chuyện".
Ông này Phật học thuộc loại thượng thừa. Có lần qua Cali, GCC được 1 thằng em, [1 đứa bạn của thằng em đã tử trận], biết số phôn của ông], và GCC có được nói chuyện với ông một lần.  Sau lại biết 1 anh, con của 1 bà bạn của Gấu Cái, biết rất rành về ông, hình như ở k
ế bên nhà, quen với con của ông.

Cơ cấu luận không nổi, so với hiện sinh, vì vài duyên do.
Cơ cấu luận có tính chuyên môn, cần tới kiến thức, so với hiện sinh.
Ai thì cũng có thể “buồn nôn”, “phi lý”, “xuống thuyền”, “dấn thân”, được hết, như là 1 phản ứng trước đời sống, trước cuộc chiến, còn cơ cấu luận, một tác giả như Roland Barthes, thí dụ, đâu có dễ đọc?
Hay Claude Lévi-Strauss.

Thầy Cuốc, trước đây, lúc nào cũng nhắc tới Roland Barthes, áp dụng cả Barthes vô… Võ Phiến, nhảm thế, bây giờ hết rồi, vì bị “chúng” khui ra là Người… bịp.
Chứng cớ, chỉ có 1 câu trong bài viết Cái Chết Của Tác Giả, [bản dịch tiếng Anh], mà Người đếch dịch nổi, đếch dám "khoe hàng" [nguyên tác], mà đi 1 đường tiểu chú, trong rừng tiểu chú, trang mấy, dòng mấy, cuốn mấy….!
Đâu chỉ Roland Barthes mà còn Genette, còn....
Họ đều là những chuyên gia về phê bình, khác thứ phê bình ở xứ Mít, đếch viết nổi sáng tác, thì bèn xoa đầu/nâng bi/đội dĩa thiên hạ.

Hà, hà!

*

Bài viết đầu tiên về cơ cấu luận, của GCC, là bài điểm cuốn Nguồn nước ẩn trong thơ Hồ Xuân Hương (?), của Đỗ Long Vân trên trang VHNT của nhật báo Tiền Tuyến, do GCC phụ trách.
Liền sau đó, gặp DLV, lần đầu tiên, khi ông ghé Quán Chùa, chắc cũng lần đầu tiên. Và trong khi đấu láo giữa mấy người cùng bàn, có 1 đấng nhắc tới bài viết của GCC, và nói, ông thổi ghê quá, đại khái thế, thì DLV bèn cười và phán, ông đâu khen tôi, mà khen Roland Barthes!
DLV ít ngồi Quán Chùa, nhưng bà xã của ông, thì rất hay ngồi Quán Chùa, và thường ngồi một mình. Thường vào lúc xế trưa.
Hai người hình như cũng không được hạnh phúc cho lắm. GCC đoán thế.

Trong Hình Tượng I, Figures I, Genette có 1 bài về cơ cấu luận tuyệt lắm, TV sẽ post và giới thiệu.
Trong Figures I, có tới mấy bài, bài nào cũng tới chỉ, chín nút, về CCL, [cơ cấu luận]. GCC nhớ là, khi thổi bạn quí, qua cuốn Mù Sương, GCC đã chôm 1 ý của Genette, nhà văn là 1 độc giả, hắn vô thư viện kiếm 1 cuốn để đọc, đếch thấy, bèn phịa ra 1 cuốn, thế chỗ!
Còn cái ý, bạn quí của GCC viết văn không thua ai, tất nhiên; tuy nhiên, thi thoảng, cũng có môtt, hai chi tiết “faux”, nhưng faux của bạn quí, thì cũng chỉ những đấng thiên tài mới faux được, ý này thuổng Joyce.
Có thể nói, thuổng... Tây Thi.
Tây Thi, mỗi lần đau bụng, nhăn nhó, thì đẹp hơn lúc không nhăn nhó rất nhiều!

Hà, hà!

*

Note: Mới tậu. Hàng quái. GCC thú thực, chưa từng biết đến cuốn này, của Malaparte. Dù đã từng dịch La Peau, và cuốn tiếp theo, của ông, cho ông Nhàn, nhà xb Vàng Son. Cuốn sau, chưa kịp in ấn thì đứt phim

Image may contain: one or more people


Quoc Tru Nguyen
2 mins

http://www.gio-o.com/TranThiLaiHong/PhanTanHaiVoDinh.htm

Mới đọc Gió-O, tưởng niệm Võ Đình, nhà văn hàng đầu của hải ngoại 1 thời. Thì cũng OK. Tuy nhiên, GCC thật ngỡ ngàng, khi đọc bài viết của thiền sư Phan Tấn Hải, anh ca ngợi VD thấu trời. Và điều này, Gấu không chỉ ngạc nhiên, và, hơn thế nữa, bực mình.

VD bỏ nước ra đi rất sớm, và suốt cuộc đời lưu vong của ông, ông sống như 1 ngọn đỉnh trời, chẳng hề nhìn xuống xứ Mít khốn nạn mà ông đã từng bỏ chạy. Quái hơn nữa, ông chẳng hề biết tới thảm kịch Nazi, Lò Thiêu, chưa từng đau cái đau, lớn, của nhân loại, và nhỏ, của xứ Mít. Lần Gấu viết về Adorno, trên tờ Văn Học của NMG, và câu phán khủng khiếp của ông, VD bực quá, vặc, thằng khốn này là thằng nào, mà vung tay quá trán! Sau Lò Thiêu vẫn có thơ, và thơ, của Mít, sau Lò Thiêu vẫn có, chứng tỏ, Mít coi Cái Ác của cái giống người như.. pha!
Chứng cớ, là đám đệ tử hải ngoại của VD, như nhà thơ kiêm y sĩ Nguyễn Đức Tùng, khi vinh danh nhà thơ Nobel Mít Trần Dạ Từ, hay, 1 số tác giả khác, khi vinh danh nhà thơ Khánh Minh!
NDT kể lại kỷ niệm, trên talawas, khi Miền Nam mất nước, nghe Thiệu đọc ai điếu trên TV, lọc ra được mấy cái lỗi văn phạm. Mới nhất, làm tuyển tập 40 năm thơ Mít lưu vong chào mừng Cách Mạng Tháng Tám của Vẹm. Bạn thân của Võ Đình, là nhà tu phản chiến Nhất Hạnh. Về họa, Gấu mù tịt, nhưng về văn, văn Võ Đình có gì là ghê gớm. Ông gần như mù tịt về những tác giả mà xứ Mít rất cần được đọc. Đó là sự thực.





Tôi có một vài ký ức về họa sĩ Võ Đình. Gặp nhau thực sự không nhiều, nhưng hình ảnh về anh vẫn khắc sâu trong trí nhớ.
gio-o.com


































Trang NQT

art2all.net

Istanbul


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây