|
Cá Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
hay là
Cái Giả Sẽ Cứu Chuộc
Thế Giới.
“Câu chuyện
những gia đình nghèo trong những bữa cơm không
có cá ăn, đã dùng cá gỗ kho với nước màu để chấm rau luộc khiến tôi cứ
mãi thắc
mắc rằng họ dùng cá giả ăn cho đỡ thèm hoặc họ dùng cá giả để khoe
trương với
hàng xóm? Nếu giả vì thèm thì cá thật là điều họ ước muốn. Nếu giả vì
mặc cảm
nghèo hay vì ý khoe khoang, điều họ muốn là một chút danh hời không
phải cá.
Người thường vì một chút hư danh mà quên đi thực chất. Có ăn cá thật
mới biết
cá ngon. Có ăn cá tươi mới biết cá ngọt. Vì bất cứ một lý do gì, ăn cá
giả thì
chỉ biết cá giả chẳng ích lợi gì cho đời sống”.
Ngu Yên: NGHỆ THUẬT, (THƠ) VÀ SỐNG.
Cá. Độc giả và tác giả.
[Trích Gió-O]
Câu chuyện
cá rô cây, cá gỗ, hình như bắt đầu từ xửa từ xưa,
và là những giai thoại về mấy cậu học trò nghèo ngoài Bắc, đi thi Đình,
ở kinh
đô Huế, mỗi lần tới hàng quán, mang cá rô cây ra ăn, nhằm đánh lừa
người chung
quanh. Tôi còn nhớ một câu hát, ở miền nam, có tính chế riễu, đại khái
như sau:
Bắc Kỳ ăn cá rô cây,
Ông Trời quả báo hàm răng đen xì!
Nhưng giả
như có chuyện những gia đình nghèo như Ngu Yên kể,
thì cũng là chuyện thường thôi. Cái Đẹp sẽ cứu rỗi Thế Giới, mà! Đâu có
gì là
lạ? Đâu có gì khiến nhà thơ thắc mắc?
Quê tôi, Bắc Kỳ, những ngày tôi còn nhỏ, ở làng, vẫn thường
được ăn, một thứ nước mắm, gọi là nước mắm lá chuối. Người lớn lấy nước
muối
đun sôi, bỏ vào trong đó một ít lá chuối khô, cho nó ra mầu, giả làm
nước mắm.
Sau này vào Nam,
những lần được ăn một thứ nước mắm thượng hảo hạng nào đó, là tôi lại
cảm thấy,
mình đang nhâm nhi cái thứ nước mắm lá chuối ngày nào.
Nhưng phải là thứ hảo hạng cơ. Chính mùi nước mắt thơm lừng, thượng hảo
hạng đó làm bật cái mùi lá chuối khô kia ra khỏi "tiềm thức" của bạn!
Và tôi nghiệm ra rằng, Cái Giả cũng cứu rỗi thế giới!
Nếu không, mấy nguời tu hành ăn mấy món chay, giả như món
mặn để làm gì cho khổ cái lưỡi?
*
Câu chuyện trên còn làm tôi còn liên tưởng tới một câu chuyện
do KDT kể. Ông ca sĩ luật sư này có cả một kho chuyện tuyệt vời, xin
hẹn lần tới,
sẽ khui ra một trong những câu chuyện này, có vẻ như cũng tương tự với
chuyện
trên.
*
Bạn, có thể
chưa từng đọc Proust, như Hai Lúa, nhưng, cũng như Hai Lúa,
chắc là có nghe nói tới giai thoại cái bánh ngọt madeleine, và mùi vị
của nó, vừa đụng vô lưỡi ông Proust, là bèn làm vỡ ra cả một thế giới,
cả một thời gian, tưởng rằng thì là đã mất. Hai Lúa sợ rằng, vị nước
mắm lá chuối khô kia, cũng vậy, nó không buông tha thằng bé Bắc Kỳ ngày
nào, cho dù bỏ chạy vào nước Nam Kỳ xa lắc. Cái thằng bé đó, mới ngày
nào tưởng
rằng di cư vào Nam thì cũng giống như trốn nhà đi chơi xa, rồi cũng có
ngày bị bắt về, nhưng phải hơn nửa thế kỷ sau, mới có dịp trở về, chỉ
để tìm lại cái mùi vị nước mắm lá chuối khô kia, và tự hỏi, liệu có
còn, và nếu không còn, thì liệu có ai ở mảnh đất đó, còn nhớ nó, và
trong những ai còn nhớ nó, liệu có bà con ruột thịt thân thương của nó,
không?
Bởi vì quên đi cái mùi vị
giả, của nước mắm lá chuối, là một cái quên
vô cùng tai hại, vô cùng khủng khiếp!
Bởi vì, có thể, hiện tượng Chúa Sẩy Thai, thay vì sáng ngủ dậy, thấy có
một con người Việt Nam thương yêu nhau hơn, có một cái nhà Việt Nam to
đẹp hơn, thì chỉ thấy có một con bọ, là do cái vụ việc quên mất mẹ cái
mùi vị nước mắm lá chuối khô, cũng nên!
Nhưng nhớ nó, cũng có đến năm bẩy đường nhớ. Có khi vì nhớ nó quá, mà
xẩy ra hiện tượng Chúa Sẩy Thai, cũng nên!
Chuyến đi thăm Paris, vào
cuối thiên niên kỷ, và cùng với nó, là chuyến đi thăm nước Đức, đất
nước đẻ ra Lò Thiêu, đã quyết định chuyện trở lại đất Bắc sau hơn nửa
thế kỷ xa cách, hành lý mang theo là một số kỷ niệm vẫn còn sót lại ở
Hai Lúa, những kỷ niệm tưởng thằng em trai đã mất đã mang theo đi giùm,
nhưng không thể, và đành phải mang về, trong đó, có mùi nước mắm lá
chuối, mùi sống sít của một con ốc nhồi, nổi lửa ngay bờ ao, sau khi
tóm được nó, ẩn dưới một cánh bèo, của một củ khoai lang đào trộm ngoài
đồng, rửa nước rãnh kế bên, ăn vội ăn vàng, ăn ngấu ăn nghiến để đừng
ai nhìn thấy, đừng ai bắt gặp.
Cuốn sách tiếng Anh đầu tiên tôi được đọc, tại trại tị nạn Thái Lan,
sau khi chạy trốn [và thoát được] quê hương, là một cuốn thuộc loại
dành cho học sinh nước ngoài học tiếng Anh. Nhan đề của nó, lấy ra từ
một dòng thơ "promises to keep", trong bài Dừng
ngựa bên rừng chiều tuyết rụng, của Robert Frost.
Trong cuốn sách, có một số truyện thuộc loại ngụ ngôn, một làm tôi nhớ
đến những "ẩn dụ" như cá rô cây, nước mắm lá chuối.
Câu chuyện này cũng liên quan tới chuối.
Một anh chàng, lần đầu được ăn một trái chuối, thấy thật là tuyệt vời.
Anh ta cứ nhớ hoài cái mùi vị của trái chuối đó, cho tới một ngày, được
gặp lại không chỉ một, mà là cả một rừng chuối. Ăn, anh ta la lên,
không phải chuối! Nói rõ hơn, vẫn là chuối, nhưng không phải chuối!
Đây cũng là kinh nghiệm của Brodsky, khiến ông tin rằng, chính người
Nga, mới là những người Tây Phương thực sự, nhân lần đầu được ăn món ăn
đồ hộp của bọn tư bản!
*
Brodsky, vẫn
Brodsky, trong bài viết Chiến Lợi Phẩm, được in trong tập tiểu luận Về
Khổ Đau và Trí Tuệ, đã viết, bằng một giọng têu tếu - một tiểu luận, cổ
điển về hình thức, nhẹ như bông, như Coetzee khen ngợi - nhưng đôi khi
nhức nhối, về thời trẻ của ông, còn đọng lại qua những hình ảnh của Tây
Phương, những chiến lợi phẩm, thí dụ như những chiếc hộp sắt đựng thịt
bò, những chiếc đài la dô làn sóng ngắn cũng như những phim ảnh và nhạc
jazz. Như những sự kiện lịch sử trở thành những huyền thoại tuyệt vời,
về sự giao lưu giữa các nền văn minh - Con Đường Tơ Lụa, Con Đường Hồ
Tiêu... - chúng, những dấu ấn của văn minh Tây phương kia, lọt qua phía
bên kia Bức Màn Sắt, và đem ý nghĩa về một Phương Tây tới những người
dân Nga. Thú vị hơn, Brosdky nhớ lại, những hộp sắt, sau khi ăn xong
ruột, người dân Nga sử dụng làm bình cắm bông, hoa, chuôi, cán dao...
và, thừa thắng xông lên, Brodsky cho rằng, chính những người dân Nga
thế hệ của ông, mới là những người Tây Phương thực sự, và có lẽ độc
nhất, "the real Westerners, perhaps the only ones".
Bất
hạnh hay không bất hạnh, đó là vấn đề
|