*

Cá Rô Cây
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12

Nước Mắm Lá Chuối
1


Cá Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
hay là
Cái Giả Sẽ Cứu Chuộc Thế Giới.

2

Trở lại với Những lời hứa phải giữ.
Đó là một trong những cuốn sách tiếng Anh đầu tiên Hai Lúa gặp ở trại tị nạn Thái Lan, những ngày đầu tới. Không phải tự nhiên gặp mà là cố tình. Hai Lúa muốn học lại tiếng Anh. Học hành đàng hoàng, không phải như đã học tiếng Tây hồi mới lớn, mà lờ mờ trong trí tưởng, hiện lên giấc mộng lớn về văn chương: Lần này, sẽ viết văn bằng tiếng Anh. Tiếng Mẽo!
Trước 1975, tuy làm cho UPI, nhưng chuyên về kỹ thuật, chẳng phải nói tiếng Mẽo nhiều, ngoài mấy tiếng yes, no. Hơn thế nữa, cái đám phóng viên đầu đó, có nhiều người biết tiếng Tây, và họ đều bảo HL, mày nói tiếng Tây với tụi tao đi, nghe thú lắm. Đừng nói tiếng Mẽo!
Lại Tây. Cũng hồi ở Trại, khi đã có kết quả thanh lọc, được công nhận là tị nạn chính trị, được thoát ra khỏi trại cấm Sikiew chuyển về lại trại Panat Nikhom chờ gặp phái đoàn các nước phỏng vấn, nhận người, HL vẫn không bỏ được nó, cùng giấc mộng lớn "Cho anh một tí Paris để anh làm thi sĩ" [mô phỏng thơ TTT], bèn lân la làm quen mấy cô giáo thiện nguyện dậy môn tiếng Tây, cho phái đoàn Tây, tại ngôi trường Tây ở trong Trại. Bèn nhờ một cô về tận thư viện Bangkok mượn giùm cho mấy cuốn tiếng Tây, trong có cuốn Pour Marx [lại Marx]. Cô mang về, kèm câu, cuốn này, cô thư ký thư viện cho biết, từ hồi mua về chưa có ai mượn!
Lại Tây: ông thầy dậy hàm thụ tiếng Tây của Gấu, là thân sinh của Bông Hồng Đen!
Qua bộ sách nổi tiếng của ông.
Lại Tây, HL đọc mấy cuốn nổi tiếng, Tình Yêu Thời Thổ Tả, của Garcia Marquez, Ký Ức Để Dưới Da, La Mémoire dans la peau [de Robert Ludlum], nguyên tác The Bourne identity, từ Thư Viện Pháp tại Trại Panat Nikhom, và đều là sách của mấy ông Tây Ba Lô quẳng lại.

Viết tới đây tự nhiên nhớ ông bạn Huỳnh Phan Anh, và lần gặp lại tại Sàigòn, lần đầu trở về thăm thành phố vào năm 2000-1. Ngủ trên lầu, 'nhớ ngày nào' chỉ là cái gác xép, cũng hai thằng, 'nhớ ngày nào' còn trẻ măng.  Giữa đống sách. Anh đang dịch trối chết. Để kịp đóng hụi chết. Cười hỏi, vẫn chủ nợ cũ? Anh cũng cười, thì vẫn nó.

Nó ở đây là Nguyễn Nhật Duật. HPA là con nợ dài dài của bà xã Duật.

Cầm một cuốn sách Tây lên coi, thấy mới toanh. Ở đâu ra thứ này? Anh lại cười, nói, Tây Ba Lô quẳng lại, tao lượm!
Buổi sáng, xuống nhà, thấy một sạp bán sách cũ ngay trước cửa. Anh giải thích, bà xã bầy bán, cho gọn nhà cửa.
Cũng một trong những cái sạp như vậy, cũng con đường này, hai thằng 'nhớ ngày nào' lục lọi những số nrf, những tờ Mystery [Queen's] Magazine, những cuốn Sci-fi...

Ôi "choa", 'nhớ ngày nào', ngồi quán cà phê Tầu, cũng ngay đầu đường này, chờ Bông Hồng Đen.
Thì trường Kiến Thiết ở khúc trên một tị, nơi ngày xưa BHĐ học, rồi tới lượt em cô học.

Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: Cô đang học Y Khoa, ở tít mãi Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "Chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Hà Nội và Gấu

Nhưng mà này, có biết tiếng Tây không đấy, cha nội?
Đó là câu me-xừ KT hỏi HL, vào năm 1998, khi HL sang thăm Tiểu Sài Gòn lần đầu tiên, tiện thể ra mắt sách, cũng cuốn đầu tiên ở hải ngoại, Lần Cuối Sài Gòn.

Lần đó, có cả ông bạn VHQ cùng nghe.
Khi ra về, VHQ nói, thằng khốn lịn, nó hỏi mày như thế để khỏi phải đưa mớ sách tiếng Tây đã lỡ hứa đưa cho mày! 
Hai Lúa đột nhiên nhớ "giai thoại" trên nhân đọc giai thoại, trên tờ TLS, số 25 Nov, 2005.
"Ở Trinidad nói tiếng La Tinh".
[We speak Latin in Trinidad].
Đó là câu trả lời của vị thủ tướng tương lai của xứ sở này, là Eric Williams, với một ông bạn sinh viên ở Oxford, khi ông bạn này tỏ ra nghi ngờ bản dịch Ovid của ông.
Lần đó, ông bạn KT khoe mấy cuốn tiếng Tây, trong có bản dịch truyện ngắn Em Yêu Anh Không của Người [viết hoa!] ra tiếng nước Đại Pháp, của cái tay "Ê, Khánh Trường!" Hai Lúa nói, đưa cho tao về đọc, và nếu tiện, sẽ đi một đường giới thiệu trên Hợp Lưu cho. Chàng mừng lắm, nhưng sau lại tiếc mớ sách, tuy không đọc được, nhưng cần bầy làm cảnh tại tòa báo!
Hai Lúa suy nghĩ hoài, tại sao một thằng không biết một nửa chữ tiếng Tây, mà lại bầy đặt hỏi một câu hách xì xằng như vậy?
Mãi sau này, nhân một vụ việc khác, HL mới hiểu ra rằng thì là, KT lập lại một câu của một tay khác. Cũng văn hữu, cũng nổi danh từ thập niên 1960. Cũng chuyên môn dịch tiếng Tây. Xừ luý dân trường Tây!
Thảo nào chê HL, mày học trường Mít mà bầy đặt đọc Xạc Xiệc, Cà Mụt Cà Miệt? Có hiểu không đấy?
Y chang tay "gì gì" đó, khi HL được một "văn hữu" phong cho chức con hoang của Sartre, bèn lên tiếng, thằng đó đâu có bằng cử nhân triết như tao đây, làm sao làm con hoang của Sartre được?
Nhân đây cũng xin thưa, Hai Lúa đọc sách tiếng Tây, tiếng U, không phải để hiểu mấy ông Tây, ông U, mà là để hiểu tiếng Việt, theo cái kiểu me-xừ thủ tướng Trinidad phạng ông bạn học Oxford.
Ở xứ Mít nói tiếng La Tinh!