*

Cá Rô Cây
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12

Nước Mắm Lá Chuối
1

    


Cá Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối

9

Về cái sự lão hoá của văn học hải ngoại.

Đầu năm, Hai Lúa bỗng đâm lo cho tương lai văn học hải ngoại, nhân đọc bài Tạp Ghi mới tinh Khai Bút Đầu Năm của Nguyễn Mạnh Trinh trên Người Việt online, và nhân phong trào đua nhau đưa "rác" phẩm về trong nước, xin VC đóng dấu "kiểm nhận", và "kiểm dịch".

Và bỗng nhiên, Hai Lúa hiểu ra tình trạng lão hóa của văn học hải ngoại là do không có... kiểm duyệt. Cứ giả sử, tác phẩm của bạn in ra, được nhà văn Võ Phiến đóng dấu, ký tên, kiểm nhận, đây đúng là tác phẩm văn học, thế là ăn tiền!
Nhưng nhớ là chỉ chứng nhận "tác phẩm văn học" thôi, nói theo Hoàng Ngọc Hiến. [Theo ông này, nhà văn là đủ rồi, xin xem bài viết Văn Học Hải Ngoại].
Đừng có thêm cái đuôi "chống cộng", để còn mang về trong nước, xin thêm một cái dấu nữa của VC, thành tác phẩm hai dấu, hai triện, hai mộc!

Nhắc đến Võ Phiến ở đây, là cũng có chút 'cơ duyên'. Hồi Hai Lúa chân ướt chân ráo bước vô Miền Đất Thiên Đàng [tên một tác phẩm của một nhà văn Việt Nam ca ngợi xứ Canada], gặp một ông bạn cũ, ông báo tin vui: Bạn được vô văn học sử rồi!
Hai Lúa quá đỗi ngạc nhiên. Ông giải thích, trong cuốn Văn Học Miền Nam, Võ Phiến có nhắc tới Hai Lúa. Rồi ông cho coi. Quả thế thực. Những lời phán của Võ Phiến về Hai Lúa, coi bộ thật nhẹ nhàng, so với những lời ông phán về đám Sáng Tạo.

Và như vậy, Hai Lúa là nhà văn "bốn con dấu": Nhà văn Miền Nam trước 1975. Nhà văn phản động đồi trụy sau 1975. Nhà văn hải ngoại từ 1994. Và nhà văn hải ngoại hồi chánh, nếu mang 'rác' về trong nước xin đóng dấu kiểm nhận!
*

Sự thực, Hai Lúa không còn là nhà văn, từ trước 1975. Sau khi đứa em trai mất, thêm một cú, thì cứ gọi là thảm kịch gia đình, Hai Lúa đi xuống địa ngục, và ở luôn dưới đó. Tất cả những gì, nếu có liên quan tới chữ, là dịch sách Tây, để kiếm tiền, cung ứng cho nhu cầu cá nhân, chứ không phải nhu cầu gia đình.

Hai Lúa trở thành dịch giả, là nhờ một ông, trong số hai ông mà Hai Lúa có tí giúp đỡ, lúc khởi nghiệp văn, như đã nói trong một kỳ trước. Một ông, sau làm cho tay Nhàn, vốn chủ sự phòng kiểm duyệt thuộc Bộ Thông Tin, sau ra làm nhà xuất bản Vàng Son, đồng thời làm tờ báo thiếu nhi. Nghe ông Nhàn cần một tay dịch thuật, đồng thời phụ trách một phần công việc bài vở cho tờ báo, có ông Từ Kế Tường làm trùm, nhớ "ơn" xưa, ông này bèn ới Hai Lúa.
Làm việc ngay gần nhà, gần sở. Nhà xb Vàng Son, trụ sở là nhà in của Linh mục Cao Văn Luận, 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhà Hai Lúa ở số 29. Sở Hai Lúa, Đài Liên Lạc VTĐ thoại quốc tế số 5 Phan Đình Phùng cũng kế ngay bên nhà in Cha Luận.
Còn "ông kia", là tác giả danh sách mười hai nhà văn phản động đồi trụy của Miền Nam.
Đây là bản danh sách đầu tiên, xuất hiện gần như liền tù tì sau ngày 30 Tháng Tư. Sau có nhiều danh sách khác, với rất nhiều người, không chỉ viết văn, mà còn làm thơ, viết kịch, làm công tác nghệ thuật...
Bạn cứ tưởng tượng, khi ở Trại Tị Nạn, Hai Lúa đã thèm có được bản danh sách trên như thế nào: Chỉ cần danh sách đó thôi, là chuyện đậu thanh lọc, được công nhận là tị nạn chính trị, được tái định cư nơi xứ người, được thoát kiếp tù VC, là trăm phần trăm, là chắc củ, chứ còn oong đơ gì nữa!

Ra đến hải ngoại, thay vì rửa tay gác kiếm, lại bầy đặt tái xuất giang hồ, bao nhiêu ân oán ngày nào bùng nổ, và Hai Lúa mới hiểu ra, là thằng khốn nạn là Hai Lúa này đã làm cho rất nhiều "bạn văn" ngứa mắt.
Trong những người đó, có thể chia làm hai phe. Một phe đại diện bằng cái ông tác giả bản danh sách khốn kiếp, nực Hai Lúa, vì bầy đặt trí thức, nói toàn chuyện bên Tây, chuyện hiện sinh, tiểu thuyết mới...  Còn phe thứ hai, là đám mũi tẹt nhưng học trường Tây, đúng ra là phải tụi tao làm cái việc đó, được cái "danh" đó, "đại diện tiểu thuyết mới", chứ tại sao lại là một thằng Mít học trường Mít?
Này bầy đặt đọc Xạc Xiệc, Cà Mụt, Cà Miệc, có hiểu không đấy? Trong phe trên còn có mấy tay khoa bảng, nực cái chuyện thằng Hai Lúa đâu có học triết, đâu có bằng cử nhân triết, mà dám nói chuyện... hiện sinh?

Ba cái chuyện tởm lợm đó, nói lại làm gì. Bạn đọc Tin Văn có thể sẽ khuyên thằng Hai Lúa này như thế. Bao lâu nay, Hai Lúa cũng nghĩ như thế. Nhưng chợt nhận ra, là mình sắp ngỏm đến nơi rồi, nếu không kịp dọn ba cái cứt đái đó, thì sẽ chẳng có ai dọn!
Thì cũng "mô phỏng" Đức Phật. Ngài nói: Phi tao ra, thằng nào dám vô địa ngục?, Hai Luá nói: Phi thằng khốn nạn Hai Lúa, thằng nào dám dọn...  cứt?

Hơn nữa, trong ba cái chuyện yêu ghét, chửi bới lẫn nhau đó, có một điều rất ư quan trọng, liên quan tới chuyện đọc, dịch, giới thiệu văn học thế giới đến độc giả người Việt.
*
Trong một kỳ trước, Hai Lúa có bàn về hiện tượng "mới", đem tác phẩm về trong nuớc xin VC đóng dấu kiểm nhận, và đưa ra ý kiến: Một khi VC đóng dấu, là tác phẩm biến thành... cứt!
Một độc giả Tin Văn bực quá, nói, chẳng lẽ một tác phẩm thật hay, không có vấn đề, không liên quan đến chính trị... đem về trong nước in, cũng là... cứt?
Hai Lúa tin rằng, đúng như vậy. Cái tác phẩm hay tốt đó, được viết ở hải ngoại, chẳng ai dám thiến, dù chỉ một chữ, ngoài ông bà tác giả của nó, một khi đem về trong nước, cho VC mân mê, sờ mó, đánh giá... là nó mất mẹ nó cái gọi là integrity, toàn vẹn, còn nguyên, trinh tiết, hào khí, chất văn... của nó, và một khi đã bị VC... xài rồi, là vứt đi!

Xin đừng nghĩ là Hai Lúa quá khích. Đây là một vấn đề sinh tử liên quan tới đạo đức văn học. Liên quan tới cái gọi là nhà văn, người đứng đầu trong thiên hạ, [nhất sĩ nhì nông mà lị!]. Nó liên quan tới vấn đề thỏa hiệp. Một khi bạn tặc lưỡi, đâu có sao, là tiêu rồi!
Có hai cách theo Hai Lúa đem tác phẩm về trong nước. Một, là viết lên trời xanh. Hai, là mang chui, cho nó được truyền tay ở trong nước.
Cho dù đó là một tác phẩm không có vấn đề!
Bạn không thể nào đem tác phẩm "đăng ký, xin được kiểm duyệt". Bạn biết như thế, chắc chắn như vậy, nhưng có thể bạn cho rằng, nếu không chịu khuất tất một chút, qua sông lụy đò, thì làm sao tác phẩm tới độc giả trong nước?

Hai Lúa là người đi tiên phong trong cái việc đưa tác phẩm về trong nước, có thể nói như vậy, nhưng chẳng đi đến đâu. Trước hết, cái việc in đó, không phải do Hai Lúa, mà do bạn văn trong nước đề xuất, đề nghị Hai Lúa chuyển bản thảo về. Họ đều đã đọc chúng trên net. Hai Lúa chuyển về, hai lần, mà sau cùng, im re luôn. Ấy là vì, chính mấy người trong nước đó biết rằng, những bài viết này, một khi in, là phải qua kiểm duyệt, và kiểm duyệt sẽ cắt, cắt rất nhiều. Và cũng chính họ, Hai Lúa đoán, biết ra một điều rằng, những bài viết đó, nếu cắt, là chẳng còn gì hết!
Bởi vì độc giả sẽ so sánh chúng với những bài trên net, và biết ngay, đồ in là đồ dởm, đồ net mới là đồ thực.

Theo nghĩa đó, chính net đã tiêu huỷ quyền uy của kiểm duyệt, ở cả trong lẫn ngoài nước.
Để bảo vệ sự toàn thể của văn bản, để tránh cái nhục kiểm duyệt, hãy đưa bài cho net!
Cho Tin Văn!

Cho phép Tin Văn khoa trương một chút:

Hiện đứng thứ 66, 432 trên toàn thế giới, theo Alexa Ranking [Jan 8, 2006]. Có độc giả trên khắp năm châu bốn bể, theo như bản phân tích, thống kê của server. Thuờng xuyên, Mẽo đứng số 1, tiếp đó là Việt Nam, Canada, hoặc Canada, Việt Nam. Số độc giả trung bình hàng tháng:
Unique Visitors: 3,000
Number of visits: 6,000 [2visits /1visitor]

Bạn đừng lo, đồng bào trong nước không có cơ hội đọc bạn!
*

Một khi mang tác phẩm hải ngoại về trong nước, đăng ký kiểm duyệt, rồi chạy chọt, điếu đóm đầu nậu, xuất bản, không sai một chữ, y chang tác phẩm hải ngoại, bạn nghĩ tác phẩm vẫn nó? Thì vẫn nó, nhưng không phải nó!

Vẫn là thằng K. Nhưng không phải thằng K. 
Câu này, là của ông thầy cũ của Hai Lúa, khi học trường Quốc Gia Bưu Điện. Kỹ sư viễn thông Nguyễn Văn Điều. Còn là Tổng Giám Đốc Bưu Điện, sau khi ông Diệm bị làm thịt.
Đây là ông nói về hai đứa tụi tôi, sau khi ăn mìn claymore của VC ở nhà hàng Mỹ Cảnh, vào năm 1965.
Hai Lúa đã kể vụ này rồi, trong Những Ngày Ở Sài Gòn.
Đi bốn người, hai chuyên viên Phi Luật Tân, ông trưởng đài VTĐ thoại quốc tế, và Hai Lúa.
Khi đó Hai Lúa còn độc thân, thành thử cứ cám ơn ông Trời hoài, rằng, tuy bị thương nặng, suýt đi theo ông Diệm, nhưng may mắn thoát chết, và đi sao về vậy, chỉ có thêm vài vết sẹo!
Còn ông K. trưởng đài, bị mìn VC thiến mất khẩu súng!
Thành thử, ông Điều mới nói đùa, khi ông xếp trực tiếp của tôi ra khỏi nhà thương Grall, về sở làm việc lại: Vẫn thằng K, nhưng không phải thằng K.
Ông nói bằng tiếng Tây.
Dzậy mà không phải dzậy, là dzậy!
*
Chúng ta chẳng những biết một cơn khủng hoảng văn hoá, mà còn biết từ khước cả lý trí. Lời hứa của Thời Ánh Sáng đã không giữ được. Những thư viện, những viện bảo tàng, những rạp hát, những đại học vẫn có thể nở rộ dưới bóng mát của những trại cải tạo. Bây giờ chúng ta mới hiểu ra: văn hoá không làm tăng tính người. Văn hoá còn có có thể làm người ta trở nên vô cảm trước sự khốn cùng của con người.
G. Steiner: Văn hóa không làm tăng tính người

Cái văn hóa không làm tăng tính người đó, trong đó có tác phẩm của bạn, nhất là một khi nó được mang về trong nước, xin được nhà nước VC đóng dấu kiểm nhận.

Giáo sư Steiner, vì là "Viện Sĩ Kiệt Xuất", "Viện Sĩ Ưu Việt", nên không thể và chẳng thể, nhưng Hai Lúa thì chẳng có gì mà phải tỏ ra lịch sự, và gọi nó là... cứt, cái tác phẩm không làm tăng tính người kia, sau khi được đóng dấu kiểm nhận, và được đọc dưới bóng mát của cây đa Tân Trào, cái nôi của Cách Mạng Mùa Thu, sau được cải biên thành nhà tù.

... "hắn ngồi nép vào một góc quán, tay ôm cái bọc, nhìn trời, nhìn nắng và sốt ruột. Mặt trời đã chếch chếch trên đầu cây đa Tân Trào xa xa rồi."
Chuyện Kể Năm 2000
[Đoạn người tù được tha, trang 82, ấn bản của nhà xuất bản Thời Mới, Canada]
Cái Đẹp và Con Thú: Đọc Chuyện Kể Năm 2000